1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan hệ an ninh chính trị nhật bản mỹ ( 2001 2014)

114 513 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Các nghiên cứu trong nước Có thể kể đến một số tác phẩm như: “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh” của tác giả Ngô Xuân Bình, xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1995 đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

HOÀNG QUỐC CA

QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (2001 - 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

HOÀNG QUỐC CA

QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (2001 - 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

MÃ SỐ: 60310201

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG MINH

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Phạm Quang Minh PGS.TS Hoàng Khắc Nam

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (2001 - 2014) 9

1.1 Nhân tố pháp lý 9

1.2 Nhân tố thực tiễn 13

1.2.1 Bối cảnh quốc tế 13

1.2.2 Bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương 16

1.2.2.1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc 18

1.2.2.2 Chính sách hướng Đông của Nga 20

1.2.2.3 Tình hình an ninh khu vực Đông Á 23

1.2.3 Bối cảnh nội tại 25

1.2.3.1 Chiến lược của Nhật Bản 25

1.2.3.2 Chiến lược của Mỹ 31

1.3 Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản Mỹ giai đoạn trước

năm 2001 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 43

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ NHẬT BẢN - MỸ TRÊN LĨNH VỰC

AN NINH - CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2001 - 2014 44

2.1 Khái quát quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 2001 - 2014 44

2.2 Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ trên một số lĩnh vực

cụ thể giai đoạn 2001 - 2014 51

2.2.1 Vấn đề tranh chấp biển đảo ở Đông Á 51

2.2.2 Vấn đề hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa 63

2.2.3 Vấn đề các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

Trang 4

CHƯƠNG 3 AN HỆ AN NINH - CH NH TRỊ NHẬT ẢN - MỸ:

TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG TỚI NĂM 2020 73

3.1 Những điều chỉnh quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

trong Định hướng hợp tác quốc phòng mới 2015 73

3.2 T động a quan hệ an ninh - hính trị Nhật ản - Mỹ đối với hu vự Ch u Á - Th i nh ư ng 80

Đối i n hệ hậ Bản - ỹ 80

Đối i ình hình h Á - Thái Bình Dương 82

Đối i iệ 84

3.3 Triển vọng a li n minh Mỹ - Nhật đ n năm 2020 87

h ng h ận ợi h hăn ch iệc há iển n hệ

an ninh - chính t ị hậ Bản - ỹ đến nă 0 0 88

3.3.1.1 Về thuận lợi 88

3.3.1.2 Về thách th c 89

Dự á iển ng n hệ củ n hệ n ninh - chính ị

hậ Bản - ỹ đến nă 0 0 93

TIỂ KẾT CHƯƠNG 3 97

KẾT L ẬN 98

ANH MỤC TÀI LIỆ THAM KHẢO 100

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á

ADIZ : Vùng nhận dạng phòng không

ADMM + : n tr n qu p n n n m m r n AIIB : ân àn ầu t Cơ s hạ tầng Châu Á

ANZUS : Kh i hiệp c quân sự Australia - New Zealand - Mỹ

APEC : Diễn đàn ợp tác Kinh tế châu Á - T Bìn D ơn

CHDCND : C ng hòa dân chủ nhân dân

CLCS : Ủy ban ranh gi i thềm lụ đ a của Liên Hợp Qu c

COC : B quy tắc ứng xử Biển n

DOC : Tuyên b của các bên về ứng xử trên Biển n

DPJ : ảng Dân chủ Nhật Bản

EU : Liên minh châu Âu

EAS : H i ngh cấp o n

EEZ : Vùn đặc quyền kinh tế

EAMF : Diễn đàn àn ải các qu n m m r ng

GDP : Tổng sản phẩm qu c n i

G7 : Nhóm 7 qu c gia có nền công nghiệp àn đầu thế gi i

G8 : Nhóm 7 qu c gia có nền công nghiệp àn đầu thế gi i và Nga GSDF : Lự l ợng phòng vệ trên b Nhật Bản

RCEP : Hiệp đ n i tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

SSC : Tiểu ban an ninh Mỹ - Nhật

SACO : Ủy n àn đ n đặc biệt về Okinawa

TPP : Hiệp đ n t xuyên T Bìn D ơn

TIFA : Hiệp đ nh khung về t ơn mạ và ầu t

UNCLOS : C n c Liên Hiệp Qu c về Luật biển

Trang 6

Về lịch sử, liên minh an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ là di sản của Chiến tranh lạnh và đang được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới Trước đây, có thời kỳ Liên Xô và Trung Quốc liên minh chống lại Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản; hoặc Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cân bằng sức mạnh chống lại ảnh hưởng của Liên Xô Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, một số liên minh quân sự đã bị giải thể Những liên minh còn lại, vì lý do này hay lý

do khác, vẫn tồn tại nhưng thay vì đối đầu hoặc liên kết với nước này chống nước kia trong bối cảnh mới chuyển sang vừa hợp tác vừa đấu tranh trong điều kiện cùng tồn tại hòa bình, xây dựng các khuôn khổ quan hệ đối tác mang tính chất chiến lược Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ là một trong những mối quan hệ đang dịch chuyển dần theo xu hướng như vậy đã và đang đóng một vai trò cốt yếu đối với môi trường an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 2001 - 2015 tiếp cận từ khía cạnh an ninh và chính trị là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc:

1 Liên minh Nhật Bản - Mỹ ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 với trụ cột là Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ (1951) Trong Hiệp ước này, Nhật Bản thông qua việc liên minh với Mỹ để giữ môi trường hòa bình, đối phó với các nguy cơ về an ninh, thu hút các nguồn vốn và đầu tư thúc đẩy sự phát triển quốc gia Về phía Mỹ, đây là một trong những lựa chọn để duy trì ảnh

Trang 7

2

hưởng của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô đối với khu vực này Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Xô Viết sụp đổ, sự đe dọa đó không còn, Nhật Bản cũng lớn mạnh trở thành đối thủ trực tiếp của Mỹ trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bất chấp nhiều quan điểm từ 2 nước, liên minh này vẫn tồn tại và phát triển Như vậy, nghiên cứu mối quan hệ Nhật Bản - Mỹ đương đại giúp thấy rõ lợi ích cốt lõi mà hai quốc gia theo đuổi trong phương thức hợp tác đặc biệt này

2 Những chuyển dịch sâu sắc, chưa từng có trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua đã khẳng định, trong thế kỷ XXI, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tàu trong liên kết kinh tế thế giới Đây là khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất, với tỉ trọng thương mại xuyên Thái Bình Dương hiện đã chiếm 2/3 thương mại toàn cầu, đóng góp gần 40% tăng trưởng toàn cầu Tuy nhiên ở khu vực này còn tồn tại nhiều vấn đề bất ổn, chưa có một cơ chế an ninh để nhằm duy trì sự ổn định “Sự trỗi dậy” của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động ngang ngược của quốc gia này trong những tranh chấp chủ quyền tại các khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông… đang làm dấy lên những

lo ngại cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam Hiện nay, các quốc gia này đang hi vọng quan hệ liên minh Nhật Bản - Mỹ sẽ được duy trì chặt chẽ để cân bằng với “sự trỗi dậy” của Trung Quốc Nghiên cứu vấn đề này giúp Việt Nam có được sự đánh giá khách quan về những chuyển biến của cán cân quyền lực trong khu vực, từ đó có những điều chỉnh chính sách đối ngoại phù hợp

3 Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trên đường tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa để phát triển,

do đó rất cần môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác có hiệu quả với tất cả các nước, đặc biệt là các cường quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai đối tác quan trọng của Việt Nam, là hai cường quốc có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn đến

Trang 8

3

các vấn đề trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, tìm hiểu được mối quan hệ giữa hai cường quốc này ta có thể hiểu rõ thêm được chủ trương, chính sách của họ, từ đó rút ra được những kinh nghiệm và có chính sách phù hợp đảm bảo yêu cầu an ninh và phát triển

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định

chọn vấn đề “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (2001 - 2014)” làm

đề tài Luận văn thạc sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - Mỹ nói chung và phạm vi quan hệ

an ninh - chính trị giữa hai đối tác trên nói riêng đã được nhiều học giả trong

và ngoài nước quan tâm từ rất sớm và có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, về cơ bản có thể khái quát như sau:

2.1 Các nghiên cứu trong nước

Có thể kể đến một số tác phẩm như: “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh” của tác giả Ngô Xuân Bình, xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1995 đã phân tích mối quan hệ giữa hai nước trên các phương diện chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đưa ra những đánh giá, nhận xét về những thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản tỏ ra ít phụ thuộc hơn và có mong muốn đóng vai trò chính trị chủ động hơn trong các vấn đề của khu vực và thế giới; Trong cuốn “Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ - EU - Nhật Bản thế kỷ XXI” của PGS, TS Lê Văn Sang, xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm

2002 lại tập trung phân tích chiến lược của từng quốc gia và đề cập đến mối quan hệ về thương mại, tài chính và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản - Mỹ Hay trong cuốn “Quan hệ giữa ba trung tâm tư bản (Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản) sau Chiến tranh lạnh”, tác giả TS Phạm Thành Dung, xuất bản bởi Nhà xuất bản

Lý luận Chính trị năm 2004, đề cập đến sự chuyển hướng chiến lược của các

Trang 9

Á - Thái Bình Dương có những thay đổi vượt bậc về cả kinh tế lẫn vai trò chính trị của một số nước tác động tới đời sống quốc tế

Trong bài viết “Những bất đồng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật?” của tác giả Nguyễn Ngọc Ánh đăng trên tạp chí Quan hệ Quốc phòng - An ninh số 2 năm 2010 đã chỉ ra một số dấu hiệu bất đồng cũng như nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng trong liên minh Mỹ - Nhật và đưa ra giả thiết liệu hai nước có thể tách rời nhau không? Tác giả cũng đưa ra những lý do chứng minh sự cần thiết phải phát triển mối quan hệ đồng minh mặc dù vẫn có một vài yếu tố kìm hãm sự phát triển tốt đẹp của cặp quan hệ này

Bài viết “Quan hệ Mỹ - Nhật Bản đến 2020” trong cuốn “Cục diện thế giới đến năm 2020” xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2010, tác giả Lê Chí Dũng đã khái quát quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2010, đưa ra những yếu tố tác động tới sự phát triển quan hệ và một vài

dự báo mối quan hệ sẽ phát triển và liên kết chặt chẽ hơn bởi các yếu tố nội tại hai nước cũng như các yếu tố bên ngoài,…

2.2 Các nghiên cứu quốc tế

Ở phạm vi quốc tế, có một số ấn phẩm, bài viết được công bố liên quan đến quan hệ Mỹ - Nhật Bản, có thể kể đến: “U.S - Japan Relations for the 21th Century” của trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt M.Campbell viết vào 27 tháng 6 năm 2010 đã khẳng định Nhật Bản và Mỹ sẽ cùng nhau đối phó với

Trang 10

5

những thách thức mà thế giới hiện nay đang đối mặt, khẳng định mối quan hệ

Mỹ - Nhật Bản là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc

tế, những lợi ích chiến lược chung sẽ là động lực để hai nước phát triển tốt đẹp mối quan hệ trong thời gian tới; “The U.S - Japan Security Alliance in the

21st Century” của tác giả Michael J.Green và Mike M Mochizuki đưa ra ba kịch bản cho liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong thế kỷ 21, kịch bản thứ nhất liên quan đến quân sự, kịch bản thứ hai về chủ nghĩa kinh tế và kịch bản thứ

ba là sự bất đồng Trong phần kết luận, tác giả cho rằng các kịch bản đưa ra đều dựa trên những yếu tố tác động bên trong và bên ngoài, nhưng tất cả đều khó xác định một cách chính xác Trong ba kịch bản trên, tác giả nghiêng về khả năng diễn ra kịch bản thứ ba - sự bất đồng là rõ ràng và dễ diễn ra hơn trong bối cảnh lợi ích quốc gia và tham vọng của từng nước

Bên cạnh đó còn nhiều tác phẩm khác như “Cultural Norms and National Security: Police and Military in Postwar Japan” của Peter J Katzenstein, viết năm 1996, “The US - Japan Alliance : Past, Present, and Future” của Green, Michael J Cronin, Patrick M viết năm 1999, “U.S - Japan

- China Relations: Trilateral Coopration in the 21th Century” của tác giả Brad Glosserman viết năm 2005, “A Strategy for the U.S - Japan Alliance” của tác giả Sheila A Smith viết năm 2012…

Nhìn chung các bài viết này cung cấp nhiều thông tin phong phú và được cập nhật, tuy nhiên chưa phân tích sâu về cơ sở và thực trạng phát triển của mối quan hệ này Các bài viết đề cập một cách toàn diện các lĩnh vực chứ không nghiên cứu sâu từ khía cạnh chính trị - an ninh Ngoài ra, các bài viết tập trung nghiên cứu quan hệ này từ khía cạnh Mỹ và những lợi ích của Mỹ chứ chưa làm rõ các lợi ích và sự điều chỉnh từ phía Nhật Bản Từ phân tích các công trình đi trước, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản -

Mỹ từ khía cạnh chính trị - an ninh, đặc biệt là từ quan điểm của Nhật Bản để góp phần làm rõ hơn quan hệ đồng minh chiến lược này

Trang 11

6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của luận văn là phân tích quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 2001 - 2014, từ đó rút ra tác động của quan hệ này đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng của quan hệ này trong tương lai, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn hướng đến giải quyết 3 nhiệm vụ:

- Làm rõ các nhân tố tác động đến mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (2001 - 2014)

- Phân tích mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (2001 - 2014)

- Đánh giá tác động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (2001 - 2014) và dự báo triển vọng của quan hệ này đến năm 2020

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 2001 - 2014

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung, trong khuôn khổ thời lượng cho phép của luận văn tác

giả chỉ tập trung vào phân tích mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

- Về phạm vi thời gian: tập trung vào giai đoạn 2001 - 2014

Giai đoạn 2001 - 2014 là một giai đoạn biến động của chính sách đối ngoại Nhật Bản Sau giai đoạn ổn định của 10 năm cuối thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, những vấn đề phức tạp về an ninh xuất hiện đe dọa đến Nhật Bản Đầu tiên là việc CHDCND Triều Tiên tái khởi động chương trình hạt nhân, thứ hai là Trung Quốc kết thúc thời kỳ “giấu mình chờ thời” đang

Trang 12

7

trỗi dậy mạnh mẽ Bên cạnh đó, những phức tạp về vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực cũng là yếu tố quan trọng khiến Nhật Bản buộc phải tăng cường vai trò an ninh - chính trị của mình Thế kỷ XXI, nước Mỹ cũng đối mặt với nhiều thách thức Khác với vai trò “sen đầm” trước đây, Mỹ phải tập trung vào giải quyết nhiều vấn đề hơn trong bài toán kiểm soát quyền lực và vị thế của mình, Mỹ tìm kiếm sự san sẻ của các đồng minh, đặc biệt là vai trò của Nhật Bản trong chiến lược “tái cân bằng” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương Và sự thay đổi mạnh mẽ của mối quan hệ này dẫn đến điểm mốc

2014, khi 2 bên thống nhất cần phải có sự thay đổi trong hợp tác, mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của Liên minh, để quan hệ Nhật Bản - Mỹ trở thành một Liên minh mạnh mẽ hơn, mang tính toàn cầu

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic - lịch sử và phân tích quốc tế để hoàn thành luận văn

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn kết cấu bao gồm 3 chương với các nội dung chính như sau:

Chương 1 Cơ sở quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 2001 - 2014

Nội dung chương 1 phân tích nhưng cơ sở hình thành mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản Mỹ Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá những thay đổi của liên minh này Bên cạnh đó, tác giả khái quát lại thực trạng quan hệ an ninh - chính trị giữa hai nước giai đoạn trước năm 2001 để làm rõ tính lịch sử của vấn đề, thông qua đó làm rõ những vấn đề lợi ích cốt lõi, xuyên suốt trong quá trình hình thành, phát triển quan hệ

Trang 13

2001 - 2014, nhưng hai bên đều có sự thống nhất về tầm quan trọng của nhau trong chiến lược, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh - chính trị Nhật Bản nhất quán chính sách muốn trở thành “một quốc gia bình thường”, và Mỹ “xoay trục” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương Phân tích sự phát triển mối quan hệ này để thấy được những điểm mới trong quan hệ giữa hai nước, những lợi ích mới mà hai bên theo đuổi trong thế kỷ XXI

Chương 3 Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ: Tác động và triển vọng đến năm 2020

Chương này tập trung đánh giá những tác động, ảnh hưởng của quan hệ này đối với bản thân hai nước cũng như với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam Trên cơ sở tác động đó để dự báo một số nhân tố tác động đến mối quan hệ này và đưa ra các kịch bản dự báo triển vọng quan hệ đến năm 2020

Trang 14

9

CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ (2001 - 2014)

1.1 Nhân tố pháp lý

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là quốc gia bại trận

và buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện ngày 14/8/1945, chấp nhận thi hành những điều kiện của Tuyên bố Potsdam Các điều khoản chủ yếu bao gồm:

1 Vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản;

2 Giới hạn lãnh thổ của Nhật (trong các đảo Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và các đảo nhỏ xung quanh);

3 Quân đội đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật Bản;

4 Giải giáp hoàn toàn quân đội Nhật Bản;

5 Nghiêm trị tội phạm chiến tranh, tôn trọng tự do ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng và những quyền con người căn bản;

6 Bồi thường chiến tranh và cấm phát triển công nghệ chiến tranh [14;

tr 16-17] Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Mỹ là nước chủ yếu đưa quân đội vào chiếm đóng Nhật Bản Mục đích chủ yếu của Mỹ lúc này là trừng trị tội phạm chiến tranh, phá bỏ toàn bộ cơ sở vật chất và tinh thần của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, dân chủ hóa Nhật Bản, không để nước này có điều kiện tái

vũ trang làm mầm mống cho chiến tranh trở lại Với mục tiêu như vậy, Mỹ đã tiến hành cải cách mạnh mẽ kết cấu kinh tế và xã hội Nhật Bản theo hướng dân chủ hóa và biến Nhật Bản trở thành một quốc gia hòa bình

Với lợi thế là nước thắng trận (đất nước hầu như không bị tàn phá, các

cơ sở kinh tế, công nghiệp hầu như nguyên vẹn, thu lợi do bán vũ khí cho các nước, tham gia chiến tranh muộn nhưng lại thu nhiều lợi khi chiến tranh kết thúc), Mỹ trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới Về kinh tế Mỹ chiếm 52% tổng sản phẩm quốc dân của thế giới, là chủ nợ lớn nhất (riêng về vũ khí, các

Trang 15

10

nước Đồng minh châu Âu nợ Mỹ đến 41,751 tỷ USD [15; tr 12]) Mỹ vượt xa các nước khác về sản lượng công nghiệp Về quân sự, Mỹ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối về cả lục quân, hải quân và không quân Mỹ là nước duy nhất có vũ khí nguyên tử và có căn cứ quân sự tại 58 nước [10; tr 105]

Trong khi đó, Nhật Bản ở một hoàn cảnh trái ngược lại Là nước bại trận, Nhật Bản bị kiệt quệ về kinh tế, bị đè bẹp về quân sự, suy sụp về tinh thần, chịu thiệt hại lớn về người và của Tổng số người Nhật Bản chết, bị thương và mất tích trong chiến tranh lên tới 2,53 triệu người Tổng giá trị vật chất bị thiệt hại trong chiến tranh lên tới 64,3 tỷ Yên, chiếm tới 1/3 tổng giá trị tài sản còn lại của đất nước Chiến tranh đã thiêu hủy giá trị tài sản tương đương với toàn bộ của cải mà nước này tích lũy được trong 10 năm từ 1935 đến 1945 [14; tr 24]

Trong hoàn cảnh đó, Nhật Bản buộc phải chấp nhận vô điều kiện sự chỉ đạo của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó là việc chấp nhận bản Hiến pháp

do Mỹ soạn thảo được công bố ngày 3/11/1946 Đây là văn kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản, nó ràng buộc Nhật Bản không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà còn trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản -

Mỹ Một trong những điều khoản quan trọng nhất và có tác động lớn của Hiến pháp 1946 là Điều 9 Điều 9, Hiến pháp Nhật Bản nêu rõ, nước này: “khao khát chân thành cho hòa bình thế giới dựa trên công lý và trật tự Nhân dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như là điều tối cao của quốc gia, từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế Để thực hiện mục đích trên lực lượng hải, lục quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác sẽ không được duy trì; quyền tham chiến của nhà nước không được công nhận” [14; tr 232] Như vậy, Nhật Bản đã từ bỏ quyền tham gia giải quyết xung đột quốc tế bằng vũ lực, không công nhận quyền tham chiến của nhà nước, không xây dựng lực lượng quốc phòng và chỉ có lực lượng phòng vệ

Trang 16

càng trở nên gay gắt Đặc biệt với 2 sự kiện: thứ nhất là việc chế độ Tưởng

Giới Thạch ở Trung Quốc sụp đổ, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời

(1949) và kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác với Liên Xô (tháng 2/1950); thứ

hai là Liên Xô công bố chế tạo thành công bom nguyên tử vào ngày 8/3/1950,

chấm dứt sự độc quyền của Mỹ về vũ khí hạt nhân Với sự tác động của hai sự kiện này, tương quan lực lượng ở châu Á nghiêng theo hướng có lợi cho Liên

Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, Mỹ đã thay đổi tư duy về vai trò của Nhật Bản đối với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mỹ ráo riết

kí kết hòa ước với Nhật Bản nhằm mục đích biến Nhật Bản thành một đồng minh cơ bản, một “pháo đài” chống lại chủ nghĩa cộng sản Mục tiêu của Mỹ là muốn Nhật Bản thành một khâu chủ chốt trong chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời vẫn tiếp tục khống chế Nhật Bản về cả chính trị - kinh tế - quân sự trong quỹ đạo của Mỹ

Về phần Nhật Bản, thất bại từ thế chiến thứ hai, đã rút ra bài học lịch sử cho mình Đó là muốn xây dựng một quốc gia giàu có, hùng mạnh, người Nhật phải lao động bằng “khối óc và đôi bàn tay của mình” chứ không phải bằng những hành động xâm lược, chà đạp lên lợi ích của các quốc gia và dân tộc khác Sự thay đổi nhận thức này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hòa bình bám rễ và ngày càng trở thành trào lưu tư tưởng chủ đạo ở Nhật Từ đây, Nhật Bản thấy rằng chỉ có thể tìm cách mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vai trò của mình thông qua phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại hòa bình, chứ không phải bằng bạo lực chiến tranh Tuy nhiên những thay đổi của tình hình trong nước và khu vực, đặt ra cho Nhật Bản nhiều vấn đề về phát triển an ninh và nhu cầu về các nguồn vốn viện trợ nhằm phục vụ tái thiết nền kinh tế

Trang 17

12

Trong bối cảnh chung đó, tháng 9 năm 1951, Hòa ước San Fransisco được ký kết, theo hòa ước này, hòa bình chưa được khôi phục, quan hệ giữa Nhật Bản với các nước châu Á (Liên Xô và Trung Quốc) vẫn chưa được giải quyết, vấn đề lãnh thổ chưa được xác định rõ ràng Hòa ước cũng phê chuẩn việc ở lại vô thời hạn của quân đội Mỹ

Với Hòa ước này, Mỹ đã đạt được mục đích của mình, mở đường cho

Mỹ và Nhật Bản ký kết một loạt hiệp ước song phương khác, đặc biệt là Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản được ký cùng ngày với Hòa ước San Fransisco và

có hiệu lực từ tháng 4/1952; Hai hòa ước này là cơ sở pháp lý làm nền tảng cho việc thiết lập quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ sau Chiến tranh lạnh đến nay

Nhật Bản cũng có những toan tính riêng trong mối quan hệ này Nếu như sau Hiệp ước an ninh 1951, do chịu sự lệ thuộc vào Mỹ nên tồn tại sự bất bình đẳng Thì với sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là mối quan hệ được cải thiện với Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, vị thế của Nhật

đã được cải thiện, buộc Mỹ phải thay đổi cách nhìn nhận, đi đến đàm phán và

đi đến sự nhượng bộ với Hiệp ước an ninh và hợp tác tương hỗ ngày 19/01/1960 tại Washington (Mỹ) thay thế cho Hiệp ước an ninh năm 1951

Với Hiệp ước mới này, Nhật Bản đã đạt được hai mục đích Thứ nhất, Nhật

tiếp tục được bảo vệ nhờ chiếc “ô an ninh” của Mỹ, coi đó như một sự đảm bảo an ninh từ xa nếu bị tấn công Đây là giải pháp hợp lý trong bối cảnh những nguy cơ từ xa do việc Liên Xô ngày càng tăng cường tiềm lực quốc phòng và sở hữu vũ khí hạt nhân Đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của phần lớn dân chúng Nhật Bản lúc này, đó là đấu tranh ngăn chặn quân sự hóa

Nhật Bản và bảo vệ chế độ dân chủ, chứ không chống Mỹ Thứ hai, thông qua

Hiệp ước này, Nhật Bản sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí quốc phòng lớn

và cho phép Nhật Bản tập trung phát triển kinh tế Đồng thời, thông qua Hiệp ước an ninh mới Nhật Bản có điều kiện tiếp cận các tổ chức quốc tế, nhận được các khoản đầu tư viện trợ, đồng thời tránh được thái độ nghi kỵ của Mỹ

Trang 18

13

Với những sự thay đổi của bối cảnh từng nước, sự thay đổi của xu thế chung, Mỹ và Nhật Bản đã có những sự thay đổi về Hiệp ước an ninh sau này Những sự thay đổi này theo hướng nâng cao vai trò của Nhật Bản trong mối quan hệ liên minh Tuy nhiên, Hiệp ước an ninh 1951 và Hiệp ước an ninh và hợp tác tương hỗ năm 1960 là những tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ

1.2.1 Bối cảnh quốc tế

Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới bước vào một kỷ nguyên mới, quan

hệ quốc tế biến đổi đa dạng và phức tạp hơn Mười năm đầu sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã trải qua nhiều biến chuyển, trật tự thế giới chuyển dần từ thời

kỳ hai “cực” sang “nhất siêu, đa cường” và dần hình thành xu thế “đa cực”

Là siêu cường duy nhất còn lại (trong 2 siêu cường thời kỳ Chiến tranh lạnh),

có sức mạnh tổng hợp vượt trội so với các cường quốc còn lại, tuy nhiên, Mỹ vẫn không đủ khả năng kiểm soát thế giới Những khó khăn trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 hay cuộc chiến ở Kosovo năm 1999 đã cho thấy những hạn chế trong việc áp đặt các giá trị Mỹ trên phạm vi toàn thế giới Bước sang thế kỷ XXI, những thách thức mới, lớn hơn, khó kiểm soát hơn đã xuất hiện, buộc các quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và Nhật Bản này phải đánh giá lại vai trò của các quốc gia khác, các liên minh trong cơ chế chung để

Trang 19

14

kiểm soát sự vận động của thế giới Yếu tố kinh tế được tất cả các quốc gia trên thế giới chú trọng hơn bao giờ hết, là nhân tố quyết định vị thế quốc gia, trở thành nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự của các nước lớn, vừa và nhỏ Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, các vấn đề mang tính toàn cầu ngày càng chi phối lớn hơn đối với các quan hệ quốc tế Có thể khái quát qua một số đặc điểm và xu thế phát triển của thế giới giai đoạn 2001 -

2014 như sau:

Thứ nhất, hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế lớn trên thế

giới, là đòi hỏi ngày càng bức xúc của các dân tộc và các quốc gia trên thế giới Các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước; đồng thời tạo sự ổn định chính trị và mở rộng quan hệ quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa và điều kiện khoa học công nghệ phát triển, mỗi quốc gia không thể sống biệt lập, mà cần phải có chính sách liên kết, hợp tác để phát triển Cùng với việc mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm duy trì và củng cố hòa bình, ổn định, các nước còn thực hiện liên kết kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng… tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới Hội nhập quốc tế làm tăng cường vai trò của các chủ thể phi quốc gia trong quan

hệ quốc tế Các liên kết khu vực, các liên minh như EU, ASEAN, NATO,… đóng vai trò quan trọng, là cầu nối cho sự ổn định và phát triển của các thành viên tham gia Hội nhập cũng khiến tính chất quan hệ của các nước lớn thay đổi, các nước tồn tại hòa bình bên cạnh nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích quốc gia dân tộc, tìm kiếm cho mình một vị trí trong trật tự thế giới mới

Thứ hai, những vấn đề toàn cầu, những nguy cơ an ninh phi truyền

thống như xung đột sắc tộc, tôn giáo, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố… trước kia bị kìm giữ trong Chiến

Trang 20

15

tranh lạnh nay bùng phát Tác động của chúng không chỉ nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia mà có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến an ninh và hòa bình thế giới Trước những vấn đề này, không có một quốc gia nào, dù có

là siêu cường như Mỹ có thể đương đầu giải quyết được Chính vì vậy các nước, đặc biệt là các nước lớn đều muốn hợp tác với nhau để giải quyết, thông qua đó để tập hợp lực lượng, nâng cao vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trong các vấn đề quốc tế Nhật Bản hiện tại là một quốc gia đang tích cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu nhằm nâng cao hơn vai trò của mình trên lĩnh vực an ninh - chính trị, phấn đấu trở thành một quốc gia “bình thường” Ngay cả Mỹ với sức mạnh tổng hợp vượt trội, nhưng cũng không thể bỏ qua cơ hội này, dựa vào đó làm chiêu bài để tập hợp lực lượng, nâng cao vị thế siêu cường của mình trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thế giới

Thứ ba, các quốc gia trên thế giới thay đổi tư duy về đối ngoại, an ninh

- chính trị Sự thay đổi này thể hiện rõ nét ở việc đánh giá vị thế quốc gia Nếu như trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh quân sự được xem như là một yếu

tố then chốt để đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng quốc gia đối với tình hình quốc tế, nhưng hiện nay đã thay đổi Vị thế quốc gia được đánh giá trên cơ sở một sức mạnh tổng hợp, từ chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh… trong đó hai yếu tố được đặc biệt đề cao là sức mạnh kinh tế và trình độ khoa học công nghệ Với sự thay đổi như vậy, Nhật Bản là một quốc gia không có quân đội, nhưng với vị thế là 1 trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, là quốc gia có trình

độ khoa học công nghệ tiên tiến có cơ hội mở rộng vai trò, tầm ảnh hưởng của mình Sự thay đổi thứ hai thể hiện ở cách thức tập hợp lực lượng chính trị trong quan hệ quốc tế Chiến tranh lạnh kết thúc, không còn bị chi phối bởi yếu tố ý thức hệ, các quốc gia đều đặt mục tiêu lợi ích quốc gia dân tộc lên làm yếu tố hàng đầu trong quan hệ quốc tế Chính vì vậy, cách thức tập hợp lực lượng trở nên đa dạng, phức tạp và khó lường hơn Các quốc gia vừa hợp

Trang 21

16

tác, vừa đấu tranh với nhau, lúc là đối tác, lúc là đối tượng đan xen lẫn nhau,

ở đâu có lợi ích thì đấy là đích đến của các mối quan hệ Liên minh Nhật Bản

- Mỹ mặc dù là di sản của Chiến tranh lạnh, nhưng với những lợi ích tương đồng, nên vẫn tiếp tục trở thành trụ cột của hai nước trong thế giới mới

1.2.2 Bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của mô hình Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã có tác động sâu sắc đến tình hình an ninh - chính trị khu vực châu

Á - Thái Bình Dương Không còn đối đầu ý thức hệ giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do Liên Xô và Mỹ đứng đầu, tình hình an ninh - chính trị ở khu vực có chiều hướng ổn định hơn, quan hệ các nước đi vào hòa hoãn, cùng tồn tại hòa bình Chính vì vậy, Mỹ đã có những điều chỉnh nhất định chiến lược an ninh - chính trị từ chỗ coi trọng an ninh quân sự sang coi trọng an ninh kinh tế, tăng cường vai trò của các đồng minh của mình tại khu vực này Liên Xô sụp đổ, nước Nga thay thế, quan hệ Trung Quốc và Nga cũng đã có những cải thiện rõ nét Đây là tiền đề cơ để thúc đẩy khu vực châu

Á - Thái Bình Dương phát triển năng động

Châu Á - Thái Bình Dương với ưu thế là một khu vực địa lý trải dài xuyên lục địa bao gồm nhiều nước châu Mỹ và châu Á ven biển Thái Bình Dương (chiếm 40% tổng diện tích lãnh thổ, 41% dân số - gần 3,6 tỷ người, 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới) Đây là khu vực có vai trò quan trọng và chi phối đối với sự phát triển nhiều mặt của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI; hội tụ hàng loạt cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc với tiềm lực và ảnh hưởng to lớn trên thế giới về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật, dân số Hiện nay, xuất khẩu ở khu vực này chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3, quy mô kinh tế chiếm trên 50% [44; tr 18-22]

Trang 22

17

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng hứa hẹn sự phát triển vượt bậc, tại châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó nổi lên là sự tranh giành ảnh hưởng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong điều kiện tại đây chưa có một cơ chế đa phương thống nhất về an ninh tập thể; hệ thống an ninh, chính trị - quân sự dựa chủ yếu trên các hiệp định và thoả thuận song phương, như: Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn, Thỏa thuận giữa các nước tham gia khối ANZUS (Australia, New Zealand và Mỹ) Do đó, các tổ chức khu vực thường có xu hướng kết hợp các mục đích kinh tế với lợi ích an ninh Châu Á

- Thái Bình Dương hiện đang tồn tại các "điểm nóng" ở eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông, eo biển Malacca ; trong đó, tiềm ẩn nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; tình hình chính trị nội

bộ bất ổn trong từng nước riêng lẻ; nạn khủng bố; cướp biển; buôn lậu vũ khí,

ma tuý và di dân bất hợp pháp Trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, các nước

châu Á - Thái Bình Dương đang tập trung hiện đại hoá quân đội và tăng

cường sức mạnh quốc phòng Tổng chi phí quân sự của các nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu Tại châu Á - Thái Bình Dương tập trung 8 quốc gia có lực lượng quân sự với số quân đông nhất thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc, Pakistan…, chiếm 23% thị trường vũ khí thế giới [38]

Sự thay đổi chính quyền tại Mỹ đầu năm 2009 trong bối cảnh Mỹ giảm sút nội lực và uy tín quốc tế khiến Chính quyền Obama buộc phải tiến hành điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại Nguồn lực bị căng trải khiến Mỹ phải tranh thủ nhiều hơn sự ủng hộ, hỗ trợ của các đồng minh và đặc biệt là đối tác trên toàn cầu Với những diễn biến và triển vọng tình hình tại châu Á - Thái Bình Dương có liên quan chặt chẽ với lợi ích của Mỹ trong thế kỷ XXI, trọng tâm đối ngoại của Mỹ được chuyển dịch và tập trung vào khu vực này Các nỗ lực của Mỹ trong việc triển khai điều chỉnh chiến lược và vận động đồng

Trang 23

18

minh, đối tác can dự sâu hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã dần tạo ra một môi trường có sự hiện diện và cạnh tranh sôi động của các nước lớn trong khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Ấn Độ

1.2.2.1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Sau hơn 30 năm tiến hành mở cửa cải cách, hiện đại hóa đất nước, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu đặt vấn đề về xây dựng “một xã hội khá giả” cho gần 1,4 tỷ dân Những thuật ngữ về “phát triển (một cách) khoa học”, “hài hòa”, “trỗi dậy hòa bình”,… đang được nói tới để xây dựng một nước Trung Quốc ổn định, tự tin

Về kinh tế, trong hơn một thập niên của thế kỷ XXI, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng đầu thế giới (9 - 10%/năm) Năm 2010, trong khi đa phần các nước trên thế giới chìm sâu vào khủng hoảng và trì trệ thì Trung Quốc vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao nhất thế giới với 9,5% Cần phải nhấn mạnh, trong lịch sử loài người cho đến nay chưa, chưa có kỳ tích phát triển nào ngoạn mục như Trung Quốc đã đạt được Chỉ nói riêng 10 năm từ khi gia nhập WTO (2000 - 2010), Trung Quốc đã rút ngắn 5 bậc về khoảng cách phát triển, từ nền kinh tế thứ 7 thế giới năm 2001 (GDP đạt 1.332,24 tỷ USD), đến năm 2010 đã vượt Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 (GDP đạt 6.039,66 tỷ USD) [73], sau Mỹ, và cuộc đua về kinh tế - chiến lược nổi bật nhất giờ đây là giữa Mỹ và Trung Quốc Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, còn Mỹ là con nợ lớn nhất Bằng việc đưa hàng trăm triệu người lao động tham gia vào thị trường thế giới mở đã giúp Trung Quốc khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển lực lượng sản xuất Trung Quốc trở thành trung tâm phát triển năng động nhất châu Á, cuốn hút các nước trên thế giới Sức mạnh kinh tế trong thời đại mới, cùng với mô hình phát triển thần

kỳ của Trung Quốc đang thách thức vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trang 24

19

Bên cạnh đó, chi tiêu dành cho quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng trong hơn một thập niên qua Nếu như năm 2001 chi tiêu dành cho quốc phòng của Trung Quốc chỉ là 27,413 tỷ USD thì đến năm 2014 đã tăng hơn 8 lần đạt 216,371 tỷ USD [95] Hiện nay chi tiêu dành cho quốc phòng của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, điều này thể hiện quyết tâm của chính quyền Bắc Kinh trong việc hiện đại hóa lực lượng quân sự Bên cạnh việc tích cực nhập khẩu công nghệ, vũ khí từ nước ngoài, Trung Quốc tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo vũ khí tối tân, phục vụ đắc lực cho nhu cầu quân sự của nước này Với sức mạnh quân sự ngày càng được củng cố, chính quyền Bắc Kinh cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong hàng loạt tranh chấp liên quan đến lãnh thổ, biển đảo với các nước láng giềng, thể hiện rõ ý định can dự vào khu vực một cách chặt chẽ, bộc lộ tham vọng bá quyền trong khu vực

Bên cạnh việc củng cố sức mạnh kinh tế và quốc phòng, tận dụng cơ hội Mỹ “bỏ quên” khu vực Đông Nam Á, dựa trên những mối quan hệ về kinh

tế - chính trị, đặc biệt là những nét tương đồng về văn hóa, Trung Quốc đã triển khai những chiến lược và chính sách nhằm củng cố địa vị của mình trong khu vực Hiện nay Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Đông Nam Á, cộng đồng người Hoa đóng vai trò quan trọng và có tiềm lực kinh tế vượt trội

ở nhiều quốc gia trong khu vực này Nhờ những yếu tố trên mà Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng ở đây, điều này thể hiện rõ nét ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 khi Campuchia làm chủ tịch luôn phiên, lần đầu tiên sau 45 năm, Hội nghị không thể đưa ra một thông cáo chung, do sự tác động của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp tại biển Đông Cùng với đó, Trung Quốc còn đưa ra chiến lược châu Á [59], ngoài mục đích khẳng định vai trò

và thế chủ động của mình đối với an ninh trong khu vực, cùng với các biện pháp trấn an về quân sự, ngoại giao và kinh tế còn có tác động làm giảm quan ngại của các nước châu Á về sức mạnh của Trung Quốc, Trong chiến lược này Trung Quốc xác định môi trường châu Á ổn định sẽ cho phép tăng cường

Trang 25

20

sức mạnh kinh tế cũng như xây dựng sức mạnh toàn diện và ảnh hưởng của đất nước Ở đây, Trung Quốc chủ trương tránh đối đầu với Mỹ - quốc gia đang giữ sức mạnh thống trị trong hệ thống quốc tế hiện tại Do sự đối đầu có chi phí quá lớn, Bắc Kinh theo đuổi quan hệ ổn định, hợp tác với Washington Tuy nhiên nhiều người trong giới tinh hoa Trung Quốc tin rằng nước Mỹ vẫn mưu cầu lật đổ hệ thống chính trị Trung Quốc và tìm cách kìm hãm tiềm năng kinh tế và quân sự của nước này Do đó Trung Quốc luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tích cực với các cường quốc hiện hữu cũng như tiềm tàng để tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của một trật tự thế giới đa cực và không cho Mỹ có

cơ hội xây dựng một liên minh nhằm kiềm chế Trung Quốc và ngăn chặn sự tiếp tục lớn mạnh của nước này Bằng cách quản lý tốt mối quan hệ với Mỹ, các cường quốc khác, và với các quốc gia đang phát triển, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hi vọng rằng sẽ tận dụng được thời kỳ cơ hội chiến lược trong hai thập kỉ đầu thế kỷ 21 để xây dựng sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc và nâng cao vị trí quốc tế của quốc gia này Tuy nhiên Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn cho việc đối đầu với sự bành trướng của Mỹ, tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng năm 2010 ở Shangri La (Singapore), lần đầu tiên Trung Quốc đã không ngại đối chất trực tiếp về ngoại giao và quân sự với Mỹ khi hai bên đều đề cập đến “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông

Một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn sức mạnh quân sự, hung hăng và quyết liệt hơn trong những tranh chấp về biển đảo, lãnh thổ ở Biển Đông, Hoa Đông… đem lại sự lo ngại lớn cho các nước trong khu vực, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi ích cốt lõi của Mỹ và các đồng minh thân cận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

1.2.2.2 Chính sách hướng Đông của Nga

Nga có quan hệ chặt chẽ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương về mặt địa chính trị Một đặc thù của Nga, một nước ở cả châu Âu và châu Á, phần lớn lãnh thổ Nga nằm trên lục địa châu Á và chỉ 20% nằm ở châu Âu Lục địa

Trang 26

21

châu Á chiếm phần lớn biên giới đất liền của Nga Nhưng vị trí địa - kinh tế như là không gian kết nối giữa các khu vực của châu Âu và sự hội nhập của Đông Á chưa được khai thác hết Trong khi đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày nay, cùng với châu Âu và Bắc Mỹ, đã trở thành một trong những trung tâm hội nhập kinh tế thế giới Mặc dù còn đứng sau các khu vực về các vấn đề liên quan tới chỉ số kinh tế nhưng châu Á đang vượt qua các khu vực

đó về đà tăng trưởng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sản xuất 2/3 GDP toàn cầu, tập trung một lượng lớn vốn đầu tư của thế giới Ở khu vực này, tiến trình hội nhập mạnh mẽ đang tiến triển, tiến trình này chuyển đổi tính bổ sung của các nền kinh tế thành những lợi thế cạnh tranh Nhìn chung, châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng với Nga: khu vực có một hệ thống đa dạng các mối quan hệ kinh tế, đầu tư lớn, nguồn nhân lực và một thị trường

dễ tính, Nga có thể dựa vào đó để có được động lực tích cực cho bản thân nền kinh tế của mình

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St Petersburg tháng 6/2013, Tổng thống V.Putin cho biết Nga sẽ thực hiện chính sách hướng Đông Hiện nay, Chính phủ Nga đang chú trọng thúc đẩy các kế hoạch quân sự, kinh tế khá tham vọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thay vì ở khu vực châu

Âu truyền thống

Về kinh tế Năm 2012, Nga là Chủ tịch luân phiên của APEC, Thủ

tướng Medvedev khẳng định Nga là một phần không thể tách rời cửa châu Á - Thái Bình Dương “Sự hợp tác với các nước khu vực trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, cũng như các quá trình liên kết khu vực là ưu tiên” [36] Nga nhìn nhận khu vực này như một động lực phát triển của thế giới trong tương lai, và vì vậy làm tăng giá trị khu vực với tư cách một đối tác tiềm năng của Nga Việc hợp tác với khu vực này sẽ không chỉ làm sống dậy vùng Siberia, Viễn Đông, bảo đảm an ninh phần phía đông của Nga mà còn khả năng đem lại sức sống mới cho toàn bộ nền kinh tế Nga

Trang 27

22

Nhìn chung, trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ kinh tế của Nga với khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều khởi sắc Chỉ riêng trong 3 năm 2003 - 2006 quan hệ thương mại giữa Nga và 11 nước và lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương (gồm Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Mông Cổ, Việt Nam và Ấn Độ) đạt 13,4%, trong khi đó Mỹ và Australia chỉ chiếm 4,3% Năm 2007 Nga xuất khẩu 5% khí đốt sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng hiện nay tiếp tục tăng, cụ thể đến 2020 dự báo tỷ lệ này sẽ khoảng 25%, tương đương 6,5 tỷ m3 khí đốt [12; tr 12]

Về quân sự: Cuối tháng 12/2010, Nga công bố “Kế hoạch trang bị quốc

gia đến năm 2020”, quyết định chi hơn 600 tỷ USD ttrong 10 năm tới để hiện

đại hóa quân đội, riêng chi cho Hải quân khoảng 160 tỷ USD Ngoài ưu tiên tăng cường tác chiến hạt nhân chiến lược, hiện đại hóa hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa, hệ thống tên lửa đạn đạo, hệ thống vũ khí dẫn đường trên biển, trên không hiện đại mà còn coi trọng đổi mới trang bị cho quân đội ở vùng cực Đông Nga dự định sẽ trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương 2 tàu đổ bộ

lớp Mistral mua từ Pháp và tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borey; trang

bị hệ thống tên lửa đất đối không S - 400 cho vùng cực Đông, đồng thời có kế hoạch hợp nhất tất cả hệ thống phòng không, tên lửa vệ tinh, cảnh bảo tấn công tên lửa vào một Bộ tư lệnh chiến lược Hiện Nga đã hiện đại hóa thành công xe tăng T90, máy bay Tu-160, tên lửa phòng không S300, S400… Với sức mạnh hạt nhân như hiện nay, Nga có thể duy trì mức răn đe cần thiết tới năm 2015 - 2020 trong trần cho phép của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, kể cả trong trường hợp Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia

Bên cạnh đó, Nga không ngừng tăng cường và củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ Nhận thức về tầm quan trọng của Trung Quốc, Nga coi Trung Quốc vừa là đối tác thương mại và nguồn

Trang 28

Á - Thái Bình Dương

Như vậy, trước nguy cơ trở thành “kẻ ngoài cuộc”, bị Trung Quốc, Mỹ

và Nhật Bản gạt ra khỏi công việc chung ở châu Á - Thái Bình Dương và hình thành tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Nhật mà không có Nga, chính quyền Moscow đã thực hiện ngoại giao cân bằng trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của mình, tận dụng tốt quan hệ với các thế lực trong khu vực để đưa ra tiếng nói của mình và tối đa hóa lợi ích quốc gia

1.2.2.3 Tình hình an ninh khu vực Đông Á

Đông Á là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích, là ưu tiên chiến lược của các nước lớn Va chạm lợi ích và cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc diễn ra một cách phức tạp, đặc biệt là khi Trung Quốc vươn lên bằng sức mạnh kinh tế và quân sự Tình hình an ninh khu vực này có nhiều biến chuyển trong thập niên đầu thế kỷ XX

Thứ nhất, nhiều điểm nóng vẫn còn tồn tại, đe dọa đến an ninh chung

trong khu vực Trong số đó nổi lên là vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông, biển Hoa Đông và vấn đề Đài Loan Chẳng hạn, ngày 23/11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, đã châm ngòi cho một sự đáp trả mạnh mẽ ADIZ mới của Trung Quốc bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản hiện đang quản lý và chồng lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía Tây đảo Jeju, đảo Leodo và bãi ngầm Iodo (còn gọi là đá ngầm Socotra) mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền Các chuyến bay của Không quân Trung Quốc đến

Trang 29

24

biên giới Nhật Bản đã diễn ra thường xuyên hơn, và đã bị các máy bay của Nhật Bản ngăn chặn Hay là sự kiện tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh

tế của Việt Nam tạo nên căng thẳng gay gắt trong khu vực Bên cạnh đó, vấn

đề an ninh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến căng thẳng và khó lường do chính sách cứng rắn của chính quyền Triều Tiên, nhất là sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền năm 2011 Ngoài ra, ở khu vực Đông Á, một số mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc vẫn còn tồn tại và kéo dài như ở Thái Lan hay Myanmar, chưa có hướng giải quyết Hiện vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra do các điểm nóng liên quan nhiều bên và nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của các nước trong khu vực

Thứ hai, bên cạnh các vấn đề an ninh truyền thống, ở khu vực Đông Á

từ năm 2001 đến nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng trở nên gay gắt Tất cả các nước Đông Á đều nhận thức rõ những nguy cơ của các vấn đề như chủ nghĩa khủng bố, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng hoảng kinh tế…Thực tế này đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường hợp tác với nhau, tuy nhiên những vấn đề an ninh phi truyền thống đang khiến môi trường an ninh Đông Á căng thẳng, phức tạp hơn

Thứ ba, chủ nghĩa khu vực, theo đó là các cơ chế hợp tác khu vực đang

có những bước phát triển nhanh Chủ nghĩa khu vực ở Đông Á là một hiện tượng mới có từ cuối thập niên 1980 và phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây Hợp tác kinh tế ngày càng được thể chế hóa, nhất là từ sau năm 1997 khi các nước trong khu vực Đông Á cùng nhau hợp tác giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực

Đặc điểm khác biệt là chủ nghĩa khu vực ở đây khác với các mô hình

“siêu quốc gia” như EU Các quốc gia tham gia hợp tác với nhau nhưng vẫn giữ được chủ quyền và độc lập dân tộc, một vấn đề luôn được đề cao trong tư

Trang 30

25

tưởng và chính sách của các nước trong khu vực này [22; tr 5] Với hình thức linh hoạt, cách tiếp cận tiên tiến, xây dựng lòng tin, không đóng cửa, không phân biệt chế độ chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, các cơ chế này ngày càng khẳng định vai trò thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho các quốc gia phát triển kinh tế

Thứ tư, trước tình hình Đông Á phức tạp, căng thẳng và sự trỗi dậy

mạnh mẽ của Trung Quốc, các nước trong khu vực đang có xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự, tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh trang bị cho quân đội, đặc biệt là hải quân Thực tế này đã tạo ra mối lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ta trong khu vực

Như vậy, với sự tập trung lợi ích của các siêu cường, châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục có những chuyển biến phức tạp, đặc biệt khi Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và va chạm lợi ích giữa các cường quốc là không thể tránh khỏi Những thách thức này tạo ra cơ sở thực tiễn quan trọng đối với quá trình hoạch định chính sách của Nhật Bản và Mỹ, cũng như mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ.

1.2.3 Bối cảnh nội tại

Dưới sự tác động của tình hình thế giới và khu vực, chính sách của Nhật Bản và Mỹ cũng có những thay đổi Tuy nhiên trong bối cảnh những thách thức mới vẫn đe dọa lợi ích cốt lõi chung của hai quốc gia, thì trong chiến lược của Nhật Bản và Mỹ đều nhấn mạnh vai trò của liên minh Nhật Bản - Mỹ

1.2.3.1 Chiến lược của Nhật Bản

Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản cũng bước vào thời điểm quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị, tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò ảnh hưởng trên thế giới và

Trang 31

26

khu vực châu Á - Thái Bình Dương Theo đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo năm hướng cơ bản là: i) Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực; ii) Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân; iii) Duy trì phát triển kinh tế thế giới; iv) Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang giai đoạn chuyển đổi kinh tế; v) Giải quyết các vấn đề toàn cầu

Tuy nhiên, với những thách thức về mặt an ninh đang gặp phải Nhật Bản vẫn xác định, liên minh Nhật Bản - Mỹ là “trục chính” để Nhật Bản thực hiện chiến lược đối ngoại Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một “quốc gia bình thường”, Nhật Bản phải triển khai thực hiện từng bước đi cụ thể trên cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại Trong đó việc củng cố và tăng cường quan hệ liên minh với Mỹ là một trong những trọng tâm chiến lược

Những lợi ích của Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ

Trong các quan hệ quốc tế ở Đông Á thì quan hệ hàng đầu, quan trọng nhất của Nhật Bản chính là quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ Nhiều học giả nhận định đây là quan hệ mà Nhật Bản phải phụ thuộc và “lép vế” Tuy nhiên, tình hình khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp và để đối phó thì việc duy trì và tăng cường liên minh này là điều tất yếu Quan hệ liên minh với Mỹ vẫn được coi là cốt lõi trong chính sách an ninh Nhật Bản

Trong bối cảnh mới, Nhật Bản đã có những điều chỉnh để trở nên độc lập hơn là nhờ cậy đến Mỹ Tuy vậy, điều này không có nghĩa là vai trò của

Mỹ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản không còn Thủ tướng Hatoyama cũng đã khẳng định: “Liên minh giữa Nhật Bản và Mỹ là nền tảng đối ngoại của Nhật Bản”, hơn nữa, ông còn nhấn mạnh là “nền tảng cơ bản tuyệt đối” [17; tr 82] Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở khu vực, liên minh với Mỹ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nhật Bản

Thứ nhất, liên minh với Mỹ giúp Nhật Bản đối phó với Trung Quốc và

duy trì hòa bình khu vực Quan hệ Mỹ - Trung luôn được đặt trong các tính toán chiến lược, tuy nhiên lại hay mâu thuẫn và va chạm lợi ích Việc xử lý

Trang 32

27

khéo léo mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ giúp Nhật Bản kiềm chế cả hai “ông lớn” này, đồng thời góp phần định hình kiến trúc khu vực Bên cạnh đó, Nhật Bản cần cả Trung Quốc và Mỹ hợp tác hiệu quả trong việc thúc đẩy các tiến trình giải quyết các vấn đề an ninh ở Đông Á, đảm bảo hòa bình và duy trì môi trường ổn định để cùng nhau phát triển

Thứ hai, liên minh với Mỹ đồng nghĩa với việc cơ hội tham gia vào các

thể chế khu vực và quốc tế do Mỹ đóng vai trò chủ đạo sẽ mở rộng hơn Mỹ tham gia rất tích cực vào các tổ chức khu vực và quốc tế Nhiều tổ chức được coi là “sân chơi” riêng của Mỹ hoặc Mỹ nắm quyền chi phối, quyết định Là đối tác quan trọng và cũng là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật Bản sẽ dễ dàng tham gia vào các tổ chức này hơn, dù có thể phải tuân theo các nguyên tắc do Mỹ áp đặt Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ có thêm cơ hội tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác khác của Mỹ cũng như các thành viên trong tổ chức, nhờ đó nâng cao dần vị thế, trở nên ngày càng độc lập về chính trị

Cuối cùng, tăng cường liên minh với Mỹ, Nhật Bản có thể tiếp cận sâu

hơn đến thị trường lớn nhất thế giới này Không thể phủ nhận rằng Mỹ là một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài Thực tế cho thấy thương mại của Nhật Bản và Mỹ năm 2012 ước đạt 290 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 116 tỷ và nhập khẩu đạt 173 tỷ USD Như vậy lợi ích kinh tế giữa hai nước là rất lớn Nếu Nhật Bản có thể duy trì và thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ không chỉ riêng trong lĩnh vực an ninh quân sự mà trên lĩnh vực kinh tế thì từ

đó Nhật Bản hoàn toàn có thể thúc đẩy phát triển kinh tế và khẳng định được tiềm lực của mình

Vai trò của Mỹ trong chính sách của Nhật Bản, tuy có phần suy giảm

so với trước, song vẫn được coi là “hòn đá tảng” của chính sách đối ngoại Nhật Nhật Bản không còn dưới sự lãnh đạo của Mỹ như thời chiến tranh lạnh, thay vào đó thể hiện vị trí ngày càng bình đẳng hơn Không thể phủ nhận rằng, Liên minh Mỹ - Nhật sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong

Trang 33

28

chính sách của Nhật, nhất là khi Mỹ can dự ngày càng sâu vào khu vực và Nhật Bản muốn vươn ra thế giới

Chính sách của Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang ngày càng khẳng định về tiềm lực kinh tế và quân sự, Nhật Bản cũng đến lúc phải tự khẳng định mình hơn là nhờ đến sự che chở của Mỹ Nền chính trị Nhật Bản có một đặc điểm,

đó là khi thay đổi nội các, chính sách với Mỹ cũng thay đổi theo hướng dựa hay không dựa vào Mỹ

Nhật Bản đang hướng đến một nền chính trị độc lập hơn so với thời

kỳ Chiến tranh lạnh Thủ tướng Hatoyama từng nêu trên tờ NewYork Times:

“Kỷ nguyên của chủ nghĩa toàn cầu do Mỹ lãnh đạo sắp chấm dứt Nhật Bản nên làm thế nào để duy trì sự độc lập chính trị và kinh tế để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình khi đứng giữa Mỹ, nước đang chiến đấu để giữ vững vị trí là cường quốc có ảnh hưởng chi phối thế giới, và Trung Quốc, quốc gia đang tìm kiếm các con đường để có ảnh hưởng mang tính chi phối” [17; tr 81] Mặc dù vẫn khẳng định tầm quan trọng của liên minh với Mỹ, sau thắng lợi của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) vào tháng 8 năm 2009, chính quyền Tokyo đã bắt đầu có những động thái điều chỉnh quan hệ theo hướng độc lập, tránh sự phụ thuộc quá lớn, đặc biệt là đối với các vấn để châu Á Nhật Bản cũng đưa ra đề nghị “đặt liên minh Mỹ - Nhật trên một nền tảng bình đẳng hơn” nhằm giúp Nhật Bản tạo dựng vị thế mới ở châu Á và cạnh tranh với Trung Quốc trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành khu vực có kinh tế phát triển năng động nhất thế giới

Trang 34

29

không thể đưa ra một giải pháp cụ thể Ngày 20/12/2012, Thủ tướng Kan trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại, đã khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh thân cận Nhật - Mỹ và cho biết chính sách đối ngoại của nước này cần được xây dựng dựa trên năm trụ cột, trong đó trụ cột chính là quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật, đặc biệt cần phải làm sâu sắc mối quan hệ này

dù có sự thay đổi trong chính phủ [34] Ông Kan cũng xác nhận tầm quan trọng của sự hiện diện quân đội Mỹ tại Nhật Bản trước những căng thẳng trong khu vực, trong đó có chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các căng thẳng khác liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp trên biển Hoa Đông

Tiếp tục chính sách tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, sau khi lên năm quyền cuối năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe - Thủ lĩnh đảng LDP luôn ưu tiên và coi đây là nền tảng chính sách an ninh của Nhật Bản Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản năm 2013 nêu rõ: “Trong các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Ngoại giao hai nước trước đây, Nhật Bản và Mỹ đã thảo luận sâu hơn các chính sách thắt chặt quan hệ đồng minh trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa” [40] Sách Xanh cũng khẳng định Nhật Bản hoan nghênh chính sách tái cân bằng của Mỹ ở khu vực, đồng thời cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong vai trò lãnh đạo định hình trật tự khu vực thông qua các cơ chế đa phương như EAS hay APEC Hơn nữa Nhật Bản tiếp tục làm việc với Mỹ trên nhiều cấp độ khác nhau, từ vấn đề Afghanistan đến hạt nhân của Iran, cùng chia sẻ vai trò và trách nhiệm

Các chính sách của ông Abe đưa ra với các nước làng giềng kể từ khi nhận chức cũng được đánh giá là cứng rắn hơn so với chính phủ tiền nhiệm, đặc biệt khi theo đuổi kế hoạch sửa đổi Hiến pháp từ năm 2007 [32] Hiện nay, Cục phòng vệ Nhật Bản sẽ được đổi tên thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản Theo đó, Nhật Bản được phép tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình

ở nước ngoài và tham gia phòng vệ tập thể với Mỹ Đầu tháng 4 năm 2014, Nhật Bản đã thông qua chính sách mới, cho phép xuất khẩu vũ khí, tham gia

Trang 35

30

vào việc hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí nếu những thiết bị này phục vụ cho mục đích hòa bình quốc tế và an ninh của chính Nhật Bản [61] Giới học giả đánh giá hành động này của ông Abe nhằm đối phó với các đe dọa an ninh trong khu vực và bảo vệ an ninh của Nhật Bản cũng như là một nỗ lực

để trở thành “quốc gia bình thường” Tuy nhiên AFP, điều này có thể gây căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc và góp phần thúc đẩy chạy đua vũ trang trong khu vực khi các thiết bị quốc phòng của Nhật Bản có thể được chuyển đến các nước quanh Biển Đông - nơi đang diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng

Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2013 cũng đã nêu rõ Nhật Bản đang tiến hành đánh giá các nguyên tắc chỉ đạo về chính sách quốc phòng dài hạn,

sẽ tạo nên chiến lược quốc phòng của nước này trong thập niên tới [1] Những đường lối chỉ đạo này dự kiến sẽ được công bố cuối năm nay, sẽ tăng quy mô các cuộc tập trận quân sự với Mỹ - đồng minh chủ chốt hiện đang duy trì hơn

10 căn cứ quân sự và hàng chục nghìn nhân viên quân sự tại Nhật Bản Sách Trắng đưa ra một số chi tiết về những đường lối chỉ đạo, nhấn mạnh đến hai lĩnh vực mới đang được thảo luận có thể sẽ làm thay đổi căn bản bản chất phòng vệ của quân đội Nhật Bản; phát triển khả năng tấn công phòng ngừa vào các căn cứ của kẻ thù ở nước ngoài và thành lập một lực lượng đổ bộ như lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ

Như vậy, có thể đánh giá rằng, trong nhiệm kỳ thứ hai, Thủ tướng Abe dần khẳng định sức mạnh quân sự của Nhật Bản và quyền tự do hành động đối với những thách thức bên ngoài đất nước, song chắc chắn sẽ duy trì quan

hệ thân thiết với Mỹ

Không chỉ riêng Abe và nội các mà các chính quyền trước đây của Nhật Bản đều theo đuổi chính sách đối ngoại lấy quan hệ với Mỹ làm nền tảng, bên cạnh những hướng đi độc lập mang dấu ấn riêng quốc gia này Tuy nhiên, về lâu dài, Nhật Bản vẫn cần Mỹ ủng hộ trong các tranh chấp với láng

Trang 36

31

giềng, hợp tác tìm ra giải pháp cho các điểm nóng khu vực (Triều Tiên và Đài Loan) cũng như duy trì quân đội ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ Nhật Bản trước những nguy cơ an ninh mới Trong tương lai, chính sách của Nhật Bản với liên minh này sẽ còn có nhiều điều chỉnh, song chắc chắn sẽ vẫn

ưu tiên phát triển quan hệ an ninh - chính trị với Mỹ

1.2.3.2 Chiến lược của Mỹ

Những năm đầu thế kỷ XXI là quãng thời gian biến động với nước Mỹ,

sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 diễn ra ngay tại nước Mỹ đã đánh vào những “biểu tượng” về kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ, gây ra nỗi kinh hoàng trong dư luận Mỹ Những tưởng sự kiện 11/9/2001 sẽ làm nước Mỹ trở nên bớt hung hăng hơn và sẽ có những chiến lược mềm dẻo, hiền lành hơn, những thực tế không diễn ra như vậy Sau sự kiện này, chính quyền Bush

đã tiến hành điều chỉnh chiến lược của Mỹ theo hướng đề cao an ninh nội địa, ngăn chặn, thậm chí “đánh đòn phủ đầu” các đối tượng được cho là sẽ đe dọa nước Mỹ Chủ nghĩa bảo thủ mới có cơ hội lớn để trở thành lực lượng có ảnh hưởng chi phối chính sách

Mỹ đưa ra năm nguyên tắc trong chính sách đối ngoại: i) Đề cao vai trò lãnh đạo của Mỹ; ii) Không để các mối thù hận trong quá khứ cản trở các sáng kiến đa phương; iii) Không thể hy vọng tất cả các nước có một cam kết với mọi liên minh; iv) Coi trọng hợp tác với các nước khác; v) Hành động đơn phương khi cần thiết

Chính sách cường quyền, đơn phương đã mang lại cho Mỹ những thắng lợi quân sự nhanh chóng những cũng là nguyên nhân quan trọng làm xói mòn thế và lực của Mỹ trong giai đoạn sau đó Việc Mỹ sa lầy trong cuộc chiến Afghanistan và đặc biệt tại Iraq đã gây ra bất đồng nghiêm trọng trong nội bộ chính quyền Mỹ Mỹ phải trả giá lớn về gánh nặng quân sự, tài chính và sự rạn nứt chưa từng có trong NATO, thái độ “bài” Mỹ tăng lên tại nhiều khu vực trên thế giới, thậm chí ngay tại những nước đồng minh của Mỹ Các trung

Trang 37

32

tâm quyền lực khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã nổi lên nhanh chóng, thách thức vai trò và lợi ích của Mỹ tại một số khu vực, thậm chí, ngay tại Mỹ Latinh - “sân sau” của Mỹ

Đó là những “di sản” mà chính quyền Bush để lại cho người kế nhiệm của mình Tổng thống người da màu đầu tiên của nước Mỹ - Barack Obama

đã nêu cao khẩu hiệu “Chúng ta phải thay đổi” để thuyết phục được hàng triệu người dân Mỹ Trải qua nhiệm kỳ đầu tiên đầy sóng gió, B.Obama đã bước đầu đạt được những mục tiêu đề ra ngày nhận chức Bước sang nhiệm kỳ thứ hai, mục tiêu tối thượng của chính quyền Obama vẫn là bảo vệ lợi ích và vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, với nguyên tắc là ngoại giao đi trước, sau đó mới là chiến tranh

Để thực hiện mục tiêu tối thượng của mình, Mỹ đã đưa ra rất nhiều chính sách đối với từng đối tượng và từng khu vực trên thế giới Trong đó sự điều chỉnh chính là, sự can dự nhiều hơn - hay còn gọi là chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của Nhật Bản là tối quan trọng trong bước chuyển mình này

Những lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nhật Bản

Trong chính sách của Mỹ, Nhật bản luôn được coi là đồng minh thân cận truyền thống quan trọng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Trong quá khứ, các chính quyền ở Washington đều coi mối quan hệ với Nhật Bản là

“hòn đá tảng” trong việc triên khai chính sách đối ngoại và xử lý mối quan hệ với các quốc gia ở khu vực Đến nay, khi Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ trên

cả phương diện kinh tế và quân sự, đồng thời có những động tháy gây căng thẳng an ninh trong khu vực, Nhật Bản ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược của Mỹ nhằm can dự trở lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Thứ nhất, Nhật Bản - đồng minh chiến lược của Mỹ ở châu Á

Trong chiến lược “tái cân bằng” mà Mỹ đang theo đuổi, quan hệ đồng minh với Nhật Bản được coi là mỗi quan hệ nền tảng của Mỹ ở khu vực Đông

Trang 38

Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2012 cũng nhận định: “chúng ta cần thiết tái cân bằng ở Châu Á - Thái Bình Dương Mối quan hệ của chúng ta với các đồng minh châu Á và đối tác chủ yếu là cấp thiết cho một tương lại ổn định

và phát triền ở khu vực Chúng ta sẽ tăng cường quan hệ với đồng minh hiện

có nhằm đảm bảo nền tảng thiết yếu cho an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời mở rộng hệ thống hợp tác với các quốc gia khu vực vì mục tiêu an ninh chung”

Mặc dù đồng minh thân cận của Mỹ ở kggu vực hiện gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillippines và Thái Lan, song, Mỹ khẳng định Nhật Bản tiếp tục đóng vai trò một trong những trụ cột của chính sách ngoại giao Châu Á - Thái Bình Dương Trong một phát biểu trước Thượng viện và tháng 3/2014, Trợ lý Ngoại trưởng Russel nêu rõ: “Liên minh Mỹ - Nhật là hòn đá tảng cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Chúng ta không thể hoàn thành mục tiêu của Tổng thống mà không có mối quan hệ chặt chẽ ngày càng lớn mạnh giữa hai quốc gia Chúng ta đang phối hợp toàn diện và hợp tác đặc biệt về quân sự và ngoại giao để hiện đại hóa quan hệ đồng minh

Mỹ - Nhật

Trong tháng 4/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã tới thăm Nhật Bản nhằm thảo luận vềcác thỏa thuận an ninh, thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương và tăng cường vai trò của liên minh Nhật - Mỹ Tổng thống Obama cũng lên tiếng ủng hộ Nhật Bản mặc dù Nhà Trắng từng tuyên bố sẽ không đưa ra quan điểm liên quan đến chủ quyền của Senkaku/ Điếu Ngư Điều này cho thấy, Mỹ luôn ủng hộ

Trang 39

đa dạng hóa các căn cứ không quân và các căn cứ đó sẽ được chia sẻ với lực lượng phòng vệ trên khắp lãnh thổ Nhật Bản Điều này có ý nghĩa chiến lược đối với cả Nhật Bản và Mỹ Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, liên minh này có thể chủ động tác chiến trong thời gian ngắn nhất

Thứ hai, Nhật Bản - nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Mỹ

Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng năm 2008 và những tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu, quan

hệ đối tác kinh tế với Nhật Bản và một số nước châu Á có thể trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Mỹ

Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ Đến cuối năm 2011, Nhật Bản là thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa lớp thứ

tư của Mỹ Nhật Bản cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớp thứ hai vào

Mỹ vào cuối năm 2010 Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi rất chậm, với tốc độ 1,9% vào quý I/2012 Vì vậy, việc thắt chặt quan hệ kinh tế với Nhật và các nước châu Á sẽ tại động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển trong những năm gần đây

Nhật Bản là nền kinh tế lớn, mạng lại lợi ích trực tiếp cho Mỹ Đây cũng là thị trường xuất khẩu và đầu tư chủ yếu, cung cấp nguồn lực lớn Việc thắt chặt quan hệ hai nước thông qua phát triển kinh tế sẽ mang lại lợi ích không chỉ trên thị trường dầu mỏ quốc tế mà còn trên lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, đem lại lợi nhận cho các tập đoàn hai nước Do đó, ưu tiên cao nhất

về kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ chính là việc ký kết TPP Ngoại trưởng Kerry đã từng khẳng định, TPP sẽ là nền tảng để xây dựng

Trang 40

35

thương mại và đầu tư tiêu chuẩn cao cho khu vực, thúc đẩy sự minh bạch, cơ chế mở và sáng tạo Cùng với mối quan hệ thương mại gần gũi và tầm quan trọng chiến lược của các đồng minh, Mỹ mong muốn Nhật Bản sẽ tham gia xây dựng TPP

Thứ ba, Nhật Bản - nhân tố giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Một trong những mục tiêu dài hạn của liên minh Nhật - Mỹ là kiềm chế

sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn chặn quốc gia này trở thành cường quốc số một thế giới Sự ràng buộc về lợi ích kinh tế với Trung Quốc là một trong những ngyên nhân dẫn đến sự suy yếu của quan hệ Nhật – Mỹ Do đó, để thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á, trước hết Mỹ cần củng cố liên minh hai nước với tư cách đối tác kinh tế tại khu vực này

Trước những căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Mỹ đánh giá Nhật Bản là đồng minh hết sức quan trọng nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và duy trì an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Dù có nhiều hành động quân sự gây tranh cãi như thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn rất thận trọng trước chính sách quốc phòng có phần cứng rắn của Nhật Bản trong thời gian gần đây Đồng thời, lợi ích kinh tế với Nhật Bản của Trung Quốc rất lớn Trung Quốc

sẽ phải cân nhắc hành động để không gây căng thẳng quân sự nào ảnh hưởng đến quan hệ thương mại đang phát triển giữa hai nước

Như vậy, Mỹ đã khẳng định vị thế then chốt của Nhật Bản trong chiến lược “tái cân bằng”, đặc biệt là chính sách đối ngoại ở vùng Đông Bắc Á Dù chú trọng phát triển quan hệ với các đối tác chiến lược và các đồng minh lâu đời, đặc biệt là quan hệ song phương với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, trong chính sách của Mỹ, Nhật Bản vẫn là đồng minh số một của Mỹ tại khu vực Liên minh Nhật - Mỹ sẽ vẫn được tăng cường nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, đồng thời giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Ngày đăng: 21/02/2017, 16:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thùy Anh, Học giả Ấn Độ nhận định về Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản, Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3591-hoc-gia-an-do-nhan-dinh-ve-sach-trang-quoc-phong-nhat-ban, truy cập ngày 20/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học giả Ấn Độ nhận định về Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản
2. Ngô Xuân Bình (1995), Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Mỹ - Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1995
3. Bộ Ngoại giao (2001), Cục diện chính trị khu vực Đông Bắc Á trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục diện chính trị khu vực Đông Bắc Á trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2001
4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản bàn về an ninh, Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/bo-truong-quoc-phong-my-tham-nhat-ban-ban-ve-an-ninh/247693.vnp, truy cập ngày 16/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản bàn về an ninh
5. Canh bạc ADIZ của Trung Quốc, Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/5131-canh-bac-adiz-cua-trung-quoc, truy cập ngày 21 Tháng 7 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Canh bạc ADIZ của Trung Quốc
6. Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền Obama, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-my/1140-chien-luoc-an-ninh-chau-a-thai-binh-duong-cua-chinh-quyen-obama, truy cập ngày 16/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền Obama
7. Chuyến thăm Mỹ “lịch sử” của ông Abe, Nguồn: http://nld.com.vn/thoi-su- quoc-te/chuyen-tham-my-lich-su-cua-ong-abe-20150424220222547.htm, truy cập ngày 24/04/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyến thăm Mỹ “lịch sử” của ông Abe
8. Đỗ Minh Cao (2012), “Ý nghĩa địa chính trị của biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(130), 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa địa chính trị của biển Đông”", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Đỗ Minh Cao
Năm: 2012
9. Phạm Thành Dung (2004), Quan hệ giữa ba trung tâm tư bản (Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản) sau chiến tranh lạnh, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa ba trung tâm tư bản (Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản) sau chiến tranh lạnh
Tác giả: Phạm Thành Dung
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2004
10. Trần Văn Đào - Phan Doãn Nam (2001), Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 1999, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 1999
Tác giả: Trần Văn Đào - Phan Doãn Nam
Năm: 2001
11. Hà Hậu (2014), “Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về một số vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011- 2020”, Tạp chí Đông Bắc Á (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về một số vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011-2020”, "Tạp chí Đông Bắc Á
Tác giả: Hà Hậu
Năm: 2014
12. Hoàng Minh Hà (2007), “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga đến năm 2020 và vị trí của ASEAN trong chiến lược đó”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6 - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga đến năm 2020 và vị trí của ASEAN trong chiến lược đó”
Tác giả: Hoàng Minh Hà
Năm: 2007
13. Hoàng Minh Hằng (2013), “Điều chỉnh chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình trở thành “quốc gia bình thường” của Nhật Bản trong hai thập niên sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Đông Bắc Á (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình trở thành “quốc gia bình thường” của Nhật Bản trong hai thập niên sau Chiến tranh Lạnh”," Tạp chí Đông Bắc Á
Tác giả: Hoàng Minh Hằng
Năm: 2013
14. Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1951, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945 - 1951
Tác giả: Hoàng Thị Minh Hoa
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1999
15. Hoàng Văn Hiển - Hoàng Viết Thảo (1998), QHQT từ 1945 đến 1995, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QHQT từ 1945 đến 1995
Tác giả: Hoàng Văn Hiển - Hoàng Viết Thảo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
16. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Nhật Bản và vị thế trong trật tự khu vực Đông Á những năm sắp tới, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 82, tr.71-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản và vị thế trong trật tự khu vực Đông Á những năm sắp tới
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng
Năm: 2010
17. Nguyễn Quốc Hùng (2010), “Nhật Bản và vị thế trong trật tự khu vực Đông Á những năm sắp tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 82, tr.71-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản và vị thế trong trật tự khu vực Đông Á những năm sắp tới”, "Tạp chí Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng
Năm: 2010
29. Nhật - Mỹ củng cố liên minh song phương, Nguồn: http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=805, truy cập ngày 27/04/2014 Link
49. Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam, Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-pha-cap-tau-tham-do-cua-viet-nam-2197200.html, truy cập ngày 09/06/2011 Link
60. Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Nguồn:http://www.tuyengiao.vn/Home/Van-de-quan-tam/63910/Ve-viec-Trung-Quoc-dua-gian-khoan-Hai-Duong-981-vao-vung-dac-quyen-kinh-te-va-them-luc-dia-Viet-Nam, truy cập ngày 15/05/2014 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w