Cùng với đó là rất nhiều các bài viết, bài nghiên cứu chi tiết được xuất bản trên các tạp chí lớn về khủng bố, sự kiện 11/9/2001, các sự kiện khủng bố, các quan điểm, các chiến lược và đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THI ̣ THU HIỀN
CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ
CỦA MỸ (2001 – 2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Hà Nội - 2015
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THI ̣ THU HIỀN
CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả đánh dấu quá trình học tập, tìm tòi, nghiên cứu của tôi tại Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội trong thời gian qua Để hoàn thành công trình này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, là sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu của rất nhiều người
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, người đã dành rất nhiều thời gian và công sức tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các Thầy, Cô trong và ngoài trường đã nhiệt tình giảng dạy
và trang bị cho tôi nguồn tri thức quý giá Tôi cũng xin cảm ơn tới các cán bộ của Khoa Đào tạo sau Đại học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ, tạo cho tôi nguồn động lực to lớn trong quá trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ 8
1.1 Yếu tố chủ quan 8
1.1.1 Tình hình nước Mỹ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 8
1.1.2 Phản ứng của công chúng Mỹ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 11
1.1.3 Quan điểm của chính quyền Mỹ về vấn đề an ninh và chống khủng bố 14
1.2 Yếu tố khách quan 18
1.2.1 Quan hê ̣ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo từ sau Chiến tranh la ̣nh 18
1.2.2 Tình hình phát triển của các lực lượng khủng bố quốc tế 21
1.2.3 Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với sự kiện khủng bố 11/9/2001 24
1.2.4 Quan điểm của cô ̣ng đồng quốc tế về vấ n đề hợp tác an ninh và chống khủng bố 27
1.3 Tiểu kết 30
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2014 32
2.1 Chính sách chống khủng bố của Chính quyền G W Bush (2001 - 2008)……….32
2.1.1 Mục tiêu của chính sách 32
2.1.2 Các biện pháp triển khai 33
2.2 Chính sách chống khủng bố của Chính quyền Obama (2009 - 2014) 49 2.2.1 Mục tiêu của chính sách 49
2.2.2 Các biện pháp triển khai 52
2.3 Tiểu kết 61
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ 62
3.1 Đánh giá việc thực thi chính sách chống khủng bố của Mỹ 62
Trang 73.1.1 Những kết quả đa ̣t được 62
3.1.2 Những ha ̣n chế 65
3.2 Tác đô ̣ng của viê ̣c thƣ̣c thi chính sách chống khủng bố đối với quan hê ̣ đối ngoa ̣i của Mỹ 76
3.2.1 Tác động đối với quan hê ̣ của Mỹ với các nước đồng minh của Mỹ 76
3.2.2 Tác động đối với quan hệ của Mỹ với các nước lớn 77
3.2.3 Tác động đối với quan hệ của Mỹ với các nước Hồi Giáo 80
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 8BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CIA Center Intelligence Agency
Cục Tình báo Trung ương
CLANQG The National Security Strategy
Chiến lược An ninh Quốc gia
EBSVERA Enhanced Border Security and Visa Entry Reform Act
Đạo luật Cải cách Visa Nhập cảnh và Tăng cường An ninh Biên giới
FBI Federal Bureau of Investigation
Cục Điều tra Liên bang
GCC Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh
Hội đồng Bảo an
Đạo luật An ninh Nội địa
HSD Homeland Security Department
Bộ An ninh Nội địa
ISIL The Islamic State of Iraq and the Levant
Nhà nước Hồi giáo tự xưng
Liên hợp quốc
Tổ chức khủng bố Maktabal-Khidamat
MENA Middle East and North Africa
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi
MEPI Middle East Partnership Initiative
Sáng kiến Đối tác Trung Đông
Trang 9NATO The North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Đạo luật Yêu nước
Trung tâm Thương mại Thế giới
Trang 10Sau ngày 11/9/2001, chính quyền Mỹ đã điều chỉnh nhiều nội dung quan tro ̣ng trong “Chiến lư ợc an ninh quốc gia” ; tuyên bố viê ̣c “chống khủng bố là ưu tiên số mô ̣t” trong quan hê ̣ với các nước ; lợi du ̣ng sự kiê ̣n 11/9 để triển khai hàng loa ̣t các chính sách trả đũa “đánh đòn phủ đầu” và phát đô ̣ng
mô ̣t “cuô ̣c chiến không biên giới chống chủ nghĩa khủng bố trên pha ̣m vi toàn cầu” Cuộc tấn công vào Afghanistan b ắt đầu từ ngày 7/10/2001 là hành động trả đũa quân sự đầu tiên của chính quyền Mỹ nhằm vào chủ nghĩa khủng bố
và chính phủ các nướ c dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố Cuô ̣c chiến đầy ám ảnh kéo dài hơn một thập kỷ này đã khiến rất nhiều người dân Mỹ mệt mỏi , hoang mang và mong chờ mô ̣t lê ̣nh rút quân chính thức từ chính phủ Ngày 28/5/2014, trong bài phá t biểu ta ̣i Ho ̣c viê ̣n quân sự West Point , Tổng thống Obama đã công bố kế hoa ̣ch cho viê ̣c rút quân đô ̣i Mỹ khỏi chiến trường Afghanistan vào cuối năm 2014 Kể từ khi bước vào Nhà Trắng, với những nỗ lực trong viê ̣c quyết đi ̣nh rút quân khỏi Iraq và sau đó là khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 theo đúng lô ̣ trình đã cam kết với cử tri Mỹ đến việc tiêu diệt trùm khủng bố Bin L aden, hay tuyên bố chiến lược mới chống khủng bố , Chính quyền Obama đã luôn cố gắng trấn an ngườ i dân Mỹ rằng , cuô ̣c chiến chống khủng bố đang dần đi tới hồi kết
Trang 11Mặc dù “chống khủng bố” không phải là việc làm duy nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ hơn 10 năm qua, nhưng những thách thức hoàn toàn mới mà cuộc chiến này mang tới cho an ninh quốc gia Mỹ đã làm thay đổi sâu sắc cục diện an ninh ở “xứ sở cờ hoa” và khắc sâu dấu ấn chống khủng bố trong các mối quan tâm an ninh của các chính quyền M ỹ Chính sách ch ống khủng bố vì vậy đã trở thành ưu tiên chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Mỹ trong hơn một thập kỷ qua Với hy vo ̣ng góp phần làm sáng tỏ chính sách chống khủng bố của Mỹ kể từ sau sự kiện 11/9/2001 đến năm
2014 và để góp phần nghiên cứu về các chính sách an ninh toàn cầu nói chung
và chính sách chống khủng bố của Mỹ nói riêng , tác giả đã chọn đề tài
“Chính sách chống khủng bố của Mỹ (2001 – 2014)” để làm đề tài Luận văn
tốt nghiê ̣p
Sau khi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và những nhiệm vụ đề ra, luận văn sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu một hiện tượng đáng quan tâm trong quan hệ quốc tế - chính sách chống khủng bố và góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu trong nước về chính sách chống khủng bố của Mỹ
3 Tình hình nghiên cứu:
- Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Có nhiều công trình nghiên cứu của cả các học giả trong và ngoài nước Mỹ với nhiều quan điểm khác nhau về chính sách chống khủng bố của Mỹ Chẳng hạn những công trình nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố, học thuyết Bush, chủ nghĩa đơn phương và đa phương, chính sách an ninh nội địa, cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq và Afghanistan Cùng với đó là rất nhiều các bài viết, bài nghiên cứu chi tiết được xuất bản trên các tạp chí lớn về khủng
bố, sự kiện 11/9/2001, các sự kiện khủng bố, các quan điểm, các chiến lược
và động thái của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố Các tác
phẩm như: Decision Points (Cuốn tự truyện của G W Bush), Terrorism and the Bush Doctrine (John Maszka, Publish America, 2008), The War on
Trang 12Congress, Congressional Research Service, The Library of Congress),
American Foreign Policy in a New Era (Robert Jervis, New York Routledge, 2005) Trong đó cuốn hồi ký Decision Points thể hiện những góc nhìn cá nhân của Tổng thống G W Bush trong một số quyết sách quan trọng trong kế
hoạch tấn công Iraq, chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden và những tính toán của Tổng thống Bush trong cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực
Trung Đông Cuốn Terrorism and the Bush Doctrine của John Maszka tập
trung nghiên cứu về chủ nghĩa đơn phương, học thuyết đánh đòn phủ đầu và chủ nghĩa bá quyền dưới thời Chính quyền G W Bush đồng thời đánh giá tác động của học thuyết Bush đối với cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ Cuốn
U.S Power and Strategy After Iraq của Joseph S Nye bàn về sức mạnh quân
sự, chủ nghĩa đa phương và đơn phương, và chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sau cuộc chiến tại Iraq Nhìn chung hầu hết các tác phẩm được viết trước năm 2008, chủ yếu nghiên cứu về học thuyết Bush, cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq mà chưa nghiên cứu tổng thể về nội dung của các chính
sách chống khủng bố của Chính quyền Bush và Chính quyền Obama
- Những nghiên cứu trong nước:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách chống khủng bố của
Mỹ kể từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 Các bộ sách đã xuất bản: Khủng bố và chống khủng bố (Nxb Lao động Hà Nội 2003), 11 tháng 9 Thảm họa nước Mỹ (Nxb Thông tấn xã 2001), Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí (Hồ Thắm, Thành Hồng Phương, Trịnh Lê Nam), Hồ sơ mật về Bin Laden và
Trang 13mạng lưới khủng bố quốc tế (Nxb Thông tấn xã 2001), Trật tự thế giới sau 11/9 (Nxb Thông tấn xã 2001), Về Chiến lược An ninh của Mỹ hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia 2004), Cuộc đời trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden (Nxb Công an Nhân dân 2001), Ai đã làm nổ tung nước Mỹ (Nxb Công an Nhân dân 2008), Chủ nghĩa quốc tế Mỹ (Nxb Thanh niên Hà Nội 2007, Cuộc chiến không cân sức (Đoàn Tử Diễn, 2001, Nxb Thông tấn xã) Các sách này
chủ yếu nghiên cứu về sự kiện 11/9/2001, nội dung Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2002 của Mỹ, tổ chức khủng bố Al-Qaeda, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq và Afghanistan Đa số các bài viết được tập trung dưới dạng tập hợp các
tư liệu tham khảo, các bản tin thời sự về chính trị Ngoài các sách nêu trên
còn có nhiều bài viết đáng chú ý trên các tạp chí nghiên cứu như: Chiến lược
an ninh quốc gia mới của Chính quyền G W Bush sau sự kiện 11/9 và tác động đối với Việt Nam (TS Lê Khương Thùy, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
1, 2004), Điều chỉnh chính sách của Mỹ một năm sau sự kiện 11/9 (Lê Linh Lan, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 48, 2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước và sau vụ khủng bố 11/9 (Đỗ Trọng Quang, Tạp chí Châu Mỹ
và cơ sở chính sách chống khủng bố của chính quyền G W Bush Chính sách của chính quyền G W Bush đối với Iraq sau sự kiện 11/9/2001 (Nguyễn Việt
Cường, 2011, Luận văn thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao Hà Nội) tập trung phân tích chính sách đối ngoại của chính quyền G W Bush
đối với Iraq trước và sau sự kiện 11/9/2001 Ngoại giao công chúng Mỹ từ sau sự kiện 11/9/2001 (Đào Quyền Trưởng, 2012, Luận văn thạc sĩ Quan hệ
Trang 145
Quốc tế, Học viện Ngoại giao Hà Nội) đi sâu vào chính sách và các hoạt động
ngoại giao công chúng của chính quyền G W Bush và Obama Chính sách của Mỹ đối với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông sau sự kiện 11/9/2001
(Trần Thị Thu Hà, 2012, Luận văn thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao Hà Nội) nghiên cứu về sự điều chính chính sách của Mỹ đối với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông sau sự kiện 11/9/2001 dưới thời Tổng thống G
W Bush và Tổng thống Obama
Phần lớn các công trình nghiên cứu được xuất bản đã nghiên cứu lịch
sử chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng bố thế giới, nguyên nhân, diễn biến
và hậu quả của sự kiện 11/9/2001, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Iraq
và Afghanistan Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung vào các sự kiện, chính sách an ninh và đối ngoại nói chung Những bài viết cụ thể về chính sách chống khủng bố chỉ tập trung đơn lẻ về từng chính sách vào từng thời điểm và chủ yếu được nghiên cứu dưới thời Tổng thống G W Bush Các tài liệu liên quan đến chính sách chống khủng bố của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama từ năm 2009 đến 2014 còn hạn chế và chưa có công trình nào đi sâu
về vấn đề này Đa số các công trình được tập trung dưới dạng tập hợp các tư liệu tham khảo, các bản tin thời sự về chính trị Một số ít bài viết đã phân tích chính sách và thực thi chính sách chống khủng bố, đưa ra các quan điểm và
đánh giá như: Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Mỹ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 2010), Chính sách đối ngoại
Mỹ trong những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống G W.Bush (Nguyễn Thái Yên Hương, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2/2007), Tác động của sự kiện 11/9 đến chính sách an ninh nội địa của Mỹ (Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế số 1, 3/2012)
Tóm lại, có thể nói hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện về chính sách chống khủng bố của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2014 và đánh giá tác động của việc thực thi các chính sách này
Trang 154 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ chính sách chống khủng bố của các chính quyền Mỹ kể từ sau sự kiê ̣n 11/9/2001 đến năm 2014, trong đó làm nổi bâ ̣t cơ sở hoa ̣ch đi ̣nh chính sách , nô ̣i dung cơ bản của chính sách, sự triển khai chính sách và đưa ra những đánh giá về kết quả của viê ̣c thực hiê ̣n chính sách
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu, phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc hoạch định chính sách chống khủng bố của Mỹ, qua đó lý giải được cơ sở hình thành của chính sách này
Thứ hai, đi sâu vào phân tích và làm rõ nội dung chính sách chống khủng bố của Mỹ dưới thời kỳ Tổng thống G W Bush từ năm 2001 đến 2008
và Tổng thống Obama từ năm 2009 đến 2014, quá trình triển khai chính sách
Thứ ba, đánh giá về những kết quả đạt được và hạn chế của chính sách chống khủng bố của Mỹ từ năm 2001 đến 2014 và những tác động của việc thực thi chính sách đối với quan hệ đối ngoại của Mỹ
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Chính sách chống khủng bố của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2014, dưới thời Tổng thống G W Bush (2001 đến 2008) và Tổng thống Obama (2009 đến 2014)
Trang 167
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thu thập dữ liệu định tính, phương pháp tổng hợp và phân tích
triển khai chính sách chống khủng bố của Mỹ từ năm 2001 đến 2014 trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, ngoại giao, văn hóa tư tưởng
Chương 3: Đánh giá việc thực thi của chính sách chống khủng bố của Mỹ từ năm 2001 đến năm 2014 và tác động đối với quan hệ đối ngoại của Mỹ: Đánh giá kết quả việc thực thi các chính sách chống khủng bố của
Mỹ bao gồm những mặt thành công và hạn chế đồng thời nghiên cứu tác động của việc thực thi chính sách chống khủng bố đối với một số quan hệ đối ngoại của Mỹ, đưa ra dự báo về chiều hướng chính sách chống khủng bố của Mỹ trong thời gian tới
Trang 17CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA MỸ
1.1 YẾU TỐ CHỦ QUAN
1.1.1 Tình hình nước Mỹ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001
Sáng ngày 11/9/2001, cả nước Mỹ đã bị rung chuyển bởi một loạt vụ khủng bố bằng máy bay xảy ra đồng thời và có hệ thống nhằm vào các trung tâm trọng yếu về thương mại và quốc phòng, vốn là biểu tượng cho sức mạnh
và sự thịnh vượng của nước Mỹ Các lực lượng khủng bố quốc tế gồm 19 tên không tặc đã cướp bốn máy bay dân dụng của các hãng hàng không nội địa Mỹ, tấn công vào một số mục tiêu ở hai thành phố lớn của Mỹ là New York
và Washington D.C Liên tiếp chỉ cách nhau 18 phút, hai trong số bốn chiếc máy bay Boeing chở khách đã lao thẳng vào Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) ở New York, nơi có khoảng 20.000 người đang bắt đầu một ngày làm việc Trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị đánh sập Chiếc phi cơ thứ ba bị bọn khủng bố bắt cóc đã đâm vào Lầu Năm Góc - Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ ở quận Arlington, Virginia, phá hủy một phần tòa nhà này Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng ở phía Tây bang Pennsylvania, sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này Hệ thống an ninh phòng thủ của Mỹ hoàn toàn bị động trước các vụ tấn công trên Cơ quan tình báo Mỹ cũng không hề có thông tin gì về vụ khủng bố Ước tính sự thiệt hại
về kinh tế là khoảng 123 tỉ USD cùng với số người thiệt mạng là 2.977 người1
Rõ ràng, mục tiêu của các cuộc tấn công này là nhằm vào các cơ quan đầu não của Mỹ ở New York và thủ đô Washington D.C, biểu tượng cho sức mạnh kinh tế, chính trị và những giá trị Mỹ nói chung Loạt tấn công khủng
bố này đã gây ra những tổn thương vô cùng to lớn đối với nước Mỹ trên nhiều phương diện như chính trị - xã hội, kinh tế, an ninh Về mặt kinh tế, tổng thiệt
1
September 11th Fast Facts, http://edition.cnn.com/2013/07/27/us/september-11-anniversary-fast-facts/, truy
cập ngày 10/4/2015
Trang 189
hại đối với kinh tế Mỹ được ước tính khoảng 123 tỷ USD (tổng thiệt hại trực tiếp khoảng hơn 40 tỷ USD)2, đồng thời thị trường tài chính Mỹ và thế giới bị chấn động mạnh Ngân sách Liên bang Mỹ đang từ dư thừa 237 USD năm
2000, 127 tỉ USD năm 20013 chuyển sang tình trạng thâm hụt 156 tỉ USD năm 20024 Nhìn từ góc độ tăng trưởng kinh tế, sự kiện bất ngờ xảy ra càng làm căng thẳng và gây khó khăn thêm đối với nền kinh tế Mỹ vốn đang chờ đợi phục hồi sau những bước thăng trầm
Tổng thiệt hại trực tiếp do thảm họa ngày 11/9 gây ra cho nền kinh tế Mỹ có thể ước tính được, song “ảnh hưởng của nó về mặt tinh thần, tâm lý và niềm tin đối với người dân Mỹ cũng như đối với các nhà đầu tư, kinh doanh trong nước và nước ngoài là rất xấu”5
Về mặt tâm lý, uy danh bá quyền của Mỹ bị tổn thương vì WTC được coi là biểu tượng sức mạnh kinh tế Mỹ bị đánh sập Trong khi đó, Lầu Năm Góc được coi là biểu tượng sức mạnh quân
sự của Mỹ cũng bị phá hủy một phần Hơn nữa, sự thành công của các vụ tấn công khủng bố đã giễu cợt sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới của Mỹ Về mặt an ninh và chính trị, đây là lần đầu tiên kể từ sau sự kiện nước Mỹ bị quân đội Nhật Bản ném bom ở Trân Châu Cảng (12/1941) nước Mỹ bị tấn công trực diện Do đó, lỗ hổng về an ninh hàng không nói riêng và hệ thống
an ninh của Mỹ nói chung đã bộc lộ Huyền thoại về sự bất khả xâm phạm trên lãnh thổ Mỹ cũng như niềm tin của người Mỹ rằng đất nước họ đã được miễn trừ khỏi chiến tranh không còn nữa Dư âm của vụ khủng bố vẫn còn là nỗi kinh hoàng trong công chúng Mỹ Thêm vào đó, các vụ đe dọa tấn công bằng vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân càng làm cho tình hình trở nên rất bất
ổn Có thể nói, tình hình an ninh của nước Mỹ từ sau vụ khủng bố luôn luôn ở trong tình trạng báo động cao Thậm chí nước Mỹ từ nay sẽ luôn phải đối mặt với những mối đe dọa của các lực lượng khủng bố quốc tế Một hệ quả khác
2 “Thông tin: Tác động toàn cầu của vụ tấn công khủng bố nước Mỹ và cuộc chiến tranh chống khủng bố”
(2001), Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11 – 12, tr.60-68
3OECD Economic Surveys: United States 2001, OECD Publishing, November 2001
4
OECD Economic Surveys: United States 2002, OECD Publishing, September 2002
511/9 thảm họa nước Mỹ, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2001
Trang 19về mặt xã hội là những người Hồi giáo và người gốc Ả Rập ở Mỹ (khoảng 3,5 triệu người) bị kỳ thị, gây ra nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo Chính phủ Mỹ thắt chặt chính sách nhập cư, điều chỉnh lại Luật Di trú, đẩy mạnh công tác an ninh hàng không và các biện pháp an ninh quốc gia Người dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng Ả Rập và những người Hồi giáo đã bị hạn chế nhiều quyền tự do cá nhân Sau vụ khủng bố 11/9/2001, tâm lý chống Hồi giáo cùng bầu không khí chiến tranh trả đũa bao trùm toàn nước Mỹ Trong ngày 14/9/2001, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua ngân sách bổ sung 40 tỉ USD
và ra nghị quyết cho phép tổng thống Mỹ “được quyền sử dụng mọi lực lượng cần thiết và thích hợp để chống lại những nước, những tổ chức đã giúp đỡ các
tổ chức khủng bố ngày 11/9/2001, kể cả những nước chứa chấp những tổ chức và cá nhân khủng bố này”6 Trong thông điệp Liên bang ngày 29/1/2002, Tổng thống Bush tuyên bố “nước Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh”
So với thời kỳ G W Bush cầm quyền, tình hình thực tiễn của nước Mỹ
và quốc tế khi Tổng thống Obama lên nắm quyền đã có nhiều biến động phức tạp Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ và lan ra toàn thế giới đã khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng sau sáu năm liên tục đình trệ tăng trưởng Đây cũng là thời điểm mà vị Tổng thống thứ 44 của Mỹ - Barack Obama - phải đương đầu với những thách thức rất lớn khi thừa hưởng một di sản nặng nề của vị Tổng thống tiền nhiệm có uy tín thấp kỷ lục trong lịch sử do “thành tích đối ngoại” của mình Theo giới phân tích, “Học thuyết Bush” đã tạo nên một bối cảnh quốc tế khó khăn nhất cho nước Mỹ kể từ thời Richard Nixon lên cầm quyền năm 1968 Tính đến 2008, trong chiến dịch toàn cầu chống khủng bố, Mỹ đang phải tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan Iran ngày càng quyết tâm hơn trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và phát huy ảnh hưởng trong khu vực Quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên còn nhiều yếu tố khó lường Đồng minh của
6
Authorization for Use of Military Force107th Congress (2001-2002), tham khảo tại
https://www.congress.gov/bill/107th-congress/senate-joint-resolution/23, truy cập ngày 21/4/2015
Trang 2011
Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố là Pakistan ngày càng bất ổn nội bộ Quan hệ với Nga rất căng thẳng vì một nước Nga ngày càng mạnh và quyết đoán có khả năng thách thức lớn nhất địa vị siêu cường của Mỹ Trung Quốc đang bùng nổ sức mạnh và quan hệ của Mỹ với Trung Quốc chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ Các nước Mỹ Latinh đẩy mạnh xu hướng chống Mỹ Đồng minh của Mỹ, nhất là ở châu Âu, tuy vẫn rất cần Mỹ nhưng ngày càng độc lập hơn Uy tín toàn cầu của Mỹ sụt giảm nghiêm trọng, nhất là trong thế giới Hồi giáo Các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy tự do hóa thương mại và giải quyết một số vấn đề toàn cầu đang lâm vào bế tắc Trong khi đó, vào thời điểm này, chủ nghĩa khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động từ năm 2001 có những dấu hiệu hạ nhiệt Tuy nhiên đến năm 2014, sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIL7 (The Islamic State of Iraq and the Levant – ISIL) với những vụ hành quyết con tin người Mỹ khiến cho cả nước Mỹ sục sôi thì cuộc chiến chống khủng bố được phát động hơn một thập kỷ dường như được “hâm nóng” trở lại
1.1.2 Phản ứng của công chúng Mỹ sau sự kiện khủng bố 11/9/2001
Vụ tấn công ngày 11/9/2001 không chỉ khiến cho hàng ngàn người thiệt mạng và nhiều gia đình phải mất người thân mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân Mỹ theo những cách khác nhau Một mặt, sự kiện đã tác động lòng yêu nước trong dân chúng Mỹ Mặt khác, vụ tấn công này đã tạo nên một làn sóng căm phẫn, thù ghét và tâm lý sợ hãi những kẻ khủng bố hay những kẻ mà người Mỹ cảm nhận họ là “kẻ thù” Người dân hoang mang, lo
sợ và mang tâm lý e ngại về sự bảo đảm an toàn ngay chính trên đất nước của mình Ngay sau loạt tấn công, một làn sóng yêu nước sục sôi và lan rộng khắp nước Mỹ Người dân xuống đường biểu tình để lên án vụ khủng bố đồng thời bày tỏ sự chia sẻ và lòng thương tiếc đối với gia đình các nạn nhân Cờ Mỹ được treo ở khắp mọi nơi: trong nhà, các khu phố, ngóc ngách và cửa tiệm
7 „ISIS‟ vs „ISIL‟ vs „Islamic State‟: The political importance of a much-debated acronym, January 2015,
importance-of-a-much-debated-acronym-2/, truy cập ngày 21/4/2015
Trang 21https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2015/01/20/isis-vs-isil-vs-islamic-state-the-political-Người dân cảm kích và biết ơn những nhân viên an ninh, đặc biệt là lính cứu hỏa, khi họ phải gánh chịu con số thương vong cao chưa từng có khi thi hành nhiệm vụ Phong trào hiến máu tự nguyện đã dấy lên ngay sau ngày 11/9/2001 để cứu thương những người bị nạn Người dân cũng tổ chức quyên góp để giúp đỡ các nạn nhân nói riêng và đóng góp chung vào quá trình hàn gắn vết thương ở New York và Thủ đô Washington D.C
Cũng ngay sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố, một làn sóng khác cũng lan rộng khắp nước Mỹ - làn sóng chống đối và căm phẫn cộng đồng người gốc Ả Rập và Hồi giáo Những người gốc Ả Rập và Hồi giáo đã nhanh chóng trở thành các mục tiêu bị quấy rối, chửi bới, kỳ thị và thậm chí bị đe dọa tấn công Làn sóng chống đối và căm phẫn tăng vọt trên khắp đất nước và trở nên tiêu cực hơn Bầu không khí chiến tranh trả đũa bao trùm toàn nước Mỹ Chỉ vài ngày sau sự kiện 11/9/2001, đã xảy ra một số vụ quấy nhiễu, ẩu
đả và tấn công chống lại người Trung Đông và những người “trông giống người Trung Đông”, nhất là người Sikh Tổng cộng có 9 người thiệt mạng tại Mỹ được cho là nạn nhân của những hành động trả đũa Các biểu hiện bài xích tiềm tàng căng thẳng đến mức Tổng thống G W Bush phải lên tiếng yêu cầu dân chúng giữ bình tĩnh, không vì tức giận mà “vơ đũa cả nắm”, gắn toàn thể 3,5 triệu công dân Mỹ gốc Ả Rập với các hành động khủng bố Những lời hăm dọa và chửi bới như “Hãy cút khỏi nước Mỹ”, “Lũ giết người”,… là những điều mà người Ả Rập thường xuyên phải nghe Xu hướng Islamphobia – kỳ thị người Hồi giáo – lan rộng khiến cho cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ gặp nhiều khó khăn, bị phân biệt đối xử và không được đối xử công bằng do người Mỹ có cái nhìn không có nhiều thiện cảm về họ Theo cuộc khảo sát thực hiện năm 2003 của Trung tâm khảo sát Pew và Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Cuộc sống công cộng chỉ ra rằng số người Mỹ có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với đạo Hồi là 34%, 2 năm sau con số đó là 35% Cuộc khảo sát thực hiện cùng thời điểm cho thấy 44% người Mỹ nhìn nhận đạo Hồi là tôn giáo liên quan đến bạo lực, đến năm 2005 thì con số đó giảm xuống còn 36% , đến
Trang 2213
năm 2009 con số đó tăng lên 38%8
Mối quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo trong nước trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết Trong một cuộc trưng cầu dân
ý khác, do Washington Post và ABC thực hiện, đưa ra con số đáng sợ: hơn 90% người Mỹ cho biết họ sẵn sàng ủng hộ các hành động của Chính phủ trong tương lai, và 86% cho biết họ sẽ ủng hộ trong bất kỳ tình huống nào, kể
cả việc tiến hành một cuộc chiến tranh trong ngày mai Đó là bức tường hậu thuẫn mạnh mẽ nhất để Tổng thống G W Bush tuyên bố: “Người dân Mỹ đã
bị tấn công Những kẻ tấn công sẽ bị bắt giữ và trừng phạt bởi toàn nước Mỹ”9 Trước những thông điệp thù ghét, nhiều người gốc Ả Rập và Hồi giáo
đã yêu cầu bạn bè và người thân tham gia hiến máu để cứu các nạn nhân bị khủng bố để chứng tỏ rằng họ cũng “gắn bó nước Mỹ như những người Mỹ khác” Và theo họ, “Bin Laden không đại diện cho Hồi giáo và người Hồi giáo không giết người vô tội”10
Như vậy, sự kiện 11/9/2001 đã gây ra tác động kép đối với Mỹ Một mặt, sự kiện này củng cố tình đoàn kết nội bộ, nước Mỹ có 1 mục tiêu lâu dài
mà cả đất nước cùng chia sẻ đó là lòng căm ghét đối với chủ nghĩa khủng bố quốc tế Mặt khác, dân chúng Mỹ có tâm lý sợ hãi, họ yêu cầu chính phủ bảo
vệ khỏi các cuộc tấn công như thế này
Tuy nhiên, trong suốt hơn một thập kỷ trôi qua kể từ sau ngày 11/9/2001, việc theo đuổi một cuộc chiến chống khủng bố không có hồi kết
và đặc biệt là sự sa lầy của quân đội Mỹ tại Iraq và Afghanistan và những hậu quả của cuộc chiến này đã khiến cho một bộ phận lớn trong dân chúng Mỹ phản đối và lên án Từ sự ủng hộ và đồng tình với cuộc chiến do Tổng thống
G W Bush phát động, người dân Mỹ đã công khai chỉ trích, bày tỏ sự bất mãn với cuộc chiến tốn kém tại Iraq và Afghanistan đồng thời yêu cầu chính phủ rút quân khỏi các chiến trường tại Trung Đông Bên cạnh đó, nhiều năm
8Religion and Politics: Contention and Consensus,
http://www.people-press.org/2003/07/24/religion-and-politics-contention-and-consensus/ &Views of Muslim-Americans Hold Steady After London Bombings tại địa
chỉ http://www.pewforum.org/files/2005/07/muslims-survey-2005.pdf, truy cập ngày 21/4/2015
9
Khủng bố và chống khủng bố: Cuộc chiến tranh mới (tập 2), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2001
1011/9 thảm ho ̣a nước Mỹ, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2001
Trang 23kể từ sau sự kiện 11/9/2001, tình hình nước Mỹ và thế giới đã có nhiều biến động phức tạp khiến cho tâm lý chống khủng bố trong dân chúng “hạ nhiệt” hơn so với những ngày đầu của cuộc chiến Những nỗ lực của chính quyền trong việc khắc phục hậu quả của vụ tấn công cũng góp phần khiến cho những ký ức về sự kiện 11/9/2001 “phai nhạt” hơn trong lòng dân chúng
khủng bố
Quan điểm của Chính quyền G W Bush
Trước khi trở thành Tổng thống, khi được hỏi điều gì sẽ là những thách thức cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình, G W Bush trả lời chắc chắn: “Tôi tin rằng những vấn đề lớn là về Trung Quốc và Nga Về lâu dài, an ninh trên thế giới gắn với việc giải quyết như thế nào với Trung Quốc và giải quyết như thế nào với Nga”11 Trước sự kiện 11/9/2001, một trong những vấn
đề an ninh đối ngoại - vấn đề chống khủng bố hầu như không được Chính quyền G W Bush coi trọng Chính quyền G W Bush nhận định rằng chính trị thế giới bị thống trị bởi mối quan hệ giữa các nước (các cường quốc hoặc các quốc gia bất hảo) và chối bỏ vai trò của các chủ thể phi nhà nước Sự kiện 11/9/2001 đã thay đổi tính toán đó và cùng với nó là định hướng của chính sách đối ngoại Mỹ
Một là, chiến đấu chống khủng bố đã trở thành một sự ưu tiên xác định
G W Bush đã xem sự kiện 11/9/2001 không chỉ là một hành động khủng khiếp mà còn là một mối đe dọa hiện hữu xếp ngang hàng với những mối đe dọa từ Đức Quốc Xã và Liên Xô Đây không phải là một xung đột địa chính trị bình thường, mà là một cuộc xung đột giữa thiện và ác đã tác động đến tất
cả các nước trên thế giới Do vậy, nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Mỹ là bảo
vệ an ninh quốc gia, tấn công và tiêu diệt kẻ thù Hai là, sự kiện 11/9/2001 đã
đặt dấu chấm hết cho quan niệm về tính không thể bị tổn thương của nước
11 Dolan, Chris J (2004), The Bush Doctrine and U.S Interventionism, American Diplomacy
http://www.unc.edu/depts/diplomat/archives_roll/2004_04-06/dolan_bush/dolan_bush.html, truy cập ngày 14/7/2015
Trang 2415
Mỹ, và cho thấy nước Mỹ cũng phải đối mặt với những đe dọa như bao nước khác và thật nguy hại nếu như nước Mỹ cố tình “một mình một chiếu” trong một thế giới đầy nguy hiểm Đồng thời, chỉ có bằng cách hợp tác chặt chẽ với bên ngoài, nước Mỹ mới có thể truy đuổi và làm thất bại những mối đe dọa
xuyên quốc gia Ba là, vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 cũng buộc Mỹ phải
nhìn nhận rõ ràng hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình, phải thay đổi nhận thức về cục diện thế giới, đặc biệt là thay đổi về quan niệm an ninh Giờ đây Mỹ cần bảo vệ an ninh của mình ngay từ bên ngoài Tuy nhiên, an ninh không chỉ đơn thuần dựa trên sức mạnh quân sự và do vậy Tổng thống G W Bush và các cố vấn cũng sẽ không loại trừ các biện pháp phi quân sự, bao gồm hợp tác chặt chẽ với đồng minh, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
và sử dụng hiệu quả ngoại giao nhân dân nhằm thúc đẩy tự do thông tin và tự
do tư tưởng Bốn là, quan niệm về bạn thù của Mỹ cũng thay đổi Ủng bộ Mỹ
trong cuộc chiến chống khủng bố sẽ được Mỹ coi là bạn và ngược lại sẽ là kẻ thù của Mỹ12
Ngày 20/9/2002, Mỹ công bố Chiến lược An ninh quốc gia (CLANQG) mới, trong đó xác định rõ khủng bố chính là một trong những kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với nền an ninh của Mỹ bên cạnh các quốc gia “bất hảo” và vũ khí hủy diệt hàng loạt Chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù của Mỹ và tất cả những lực lượng ủng hộ, giúp đỡ và hỗ trợ cho lực lượng khủng bố cũng trở thành kẻ thù của Mỹ
Như vậy, thực tế đã cho thấy, sự kiện 11/9/2001 củng cố niềm tin của Tổng thống G W Bush rằng thế giới đầy rẫy những nguy hiểm và những kẻ khủng bố không thể bị ngăn chặn chỉ bằng thái độ ôn hòa hay cởi mở Người dân Mỹ chỉ có thể được bảo vệ thông qua sức mạnh của chính nước Mỹ Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của học thuyết “đánh đòn phủ đầu” của Tổng thống G W Bush Quan điểm này của G W Bush phản ánh niềm tin của Tổng thống rằng Mỹ sẽ không phản ứng mang tính phòng thủ bằng việc dựa vào việc thực thi pháp luật và các biện pháp bị động như có thêm bảo vệ, súng
12Tham khảo Khủng bố và chống khủng bố, tlđd
Trang 25ống và cánh cửa để tự bảo vệ mình; thay vào đó, phương thức phòng thủ tối
ưu nhất đối với Mỹ là chủ động tấn công bọn khủng bố Điều này đã tất yếu dẫn đến một phương thuốc chính sách: một “cuộc chiến chống khủng bố”
Quan điểm của Chính quyền Obama
Một là, chống khủng bố tiếp tục được coi là thách thức an ninh hàng
đầu của Chính quyền Obama Mục tiêu chống khủng bố được Chính quyền Obama đưa ra trong thời kỳ này là tiêu diệt Al-Qaeda và các chi nhánh bạo lực cực đoan của nó ở Afghanistan, Pakistan và trên thế giới, đồng thời thúc
đẩy hoà bình trong khu vực Hai là, theo quan điểm của Chính quyền Obama,
để đánh bại các nhóm khủng bố, Mỹ phải sử dụng mọi sức mạnh sẵn có, trong
đó có sức mạnh quân sự Tuy nhiên, Mỹ nghiêng mạnh về việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao13 Tổng thống Obama cho rằng, không thể chỉ vì “chúng
ta có trong tay chiếc búa tốt nhất mà coi mọi vấn đề đều chỉ là những cái đinh” Đó chính là nguồn gốc của chiến lược đơn phương và đánh đòn phủ đầu mà Chính quyền G W Bush đã theo đuổi Chính quyền Obama dùng sức mạnh quân sự để đảm bảo các mục tiêu an ninh cốt lõi nhưng sẽ không lạm dụng sức mạnh này để tránh “những sai lầm tốn kém” như cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ sa lầy tại Afghanistan và Iraq14 Ngay trong các phát biểu bàn về chống khủng bố, Tổng thống Obama luôn tránh sử dụng cụm từ nhạy cảm như “chiến tranh chống khủng bố” của Chính quyền G W Bush mà thay bằng “cuộc chiến lâu dài chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan” hay “cuộc
đấu tranh” và “thử thách chiến lược” Ba là, mặc dù vẫn nhất quán với quan
điểm coi chủ nghĩa khủng bố là hiểm họa lớn nhất và chống khủng bố vẫn là
ưu tiên số một trong chiến lược an ninh quốc gia nhưng việc xác định đối tượng khủng bố của Mỹ đã có sự thay đổi Thay vì nhấn mạnh đến đối phó các nguy cơ khủng bố tiềm tàng trên toàn cầu (như trước đây) thì chiến lược
13 Tham khảo Remarks by President Obama in Address to the United Nations General Assembly, United
Nations New York, September 24, 2013
14
Tham khảo Remarks by the President at the United States Military Academy Commencement Ceremony,
U.S Military Academy-West Point West Point, New York, May 28, 2014
Trang 2617
chống khủng bố mới coi trọng đối phó các nguy cơ khủng bố đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng về Chiến lược chống khủng bố, Tổng thống Obama đã tuyên bố, nước Mỹ chỉ chống lại những kẻ khủng bố gây ra mối đe dọa thường xuyên và rõ rệt đối với người dân Mỹ, trong trường hợp các nước khác không thể giải quyết mối đe dọa này một cách hiệu quả15 Từ thay đổi quan niệm về đối tượng khủng bố đã dẫn tới phương thức chống khủng bố trong chiến lược mới cũng có sự điều chỉnh được coi là linh hoạt và “mềm dẻo” hơn Trong khi chiến lược chống khủng bố năm 2001 chỉ nhấn mạnh đến sức mạnh quân sự đơn phương trên quy mô lớn, tiêu diệt khủng bố ở bất kỳ nơi nào trên thế giới thì chiến lược chống khủng bố mới tuy vẫn đề cao sức mạnh quân sự nhưng chú trọng thực hiện các chiến dịch “đột kích bí mật”, nhất là bằng các phương tiện hiện đại, vượt trội nhằm thực hiện các đòn “phẫu thuật ngoại khoa”,
“điểm huyệt” để tiêu diệt đối tượng khủng bố Tuy nhiên, sự ra đời của tổ chức ISIL năm 2014 đã buộc Chính quyền Obama có những điều chỉnh về quan điểm và chiến lược chống khủng bố Trong chiến lược chống ISIL ngày 11/9/2014, Tổng thống Obama đã tuyên bố Mỹ sẽ tiêu diệt ISIL bằng “một chiến thuật chống khủng bố toàn diện và bền vững” và không ngần ngại
“dùng vũ lực đối phó”16
Như vậy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, quan điểm về an ninh và chống khủng bố của Chính quyền Obama đã có những thay đổi so với thời kỳ G W Bush Mặc dù có những thay đổi, nhưng cả hai chính quyền đều xác định chống khủng bố là mục tiêu an ninh quốc gia cốt lõi Chính quyền Obama tuyên bố rằng sẽ ưu tiên sử dụng những giải pháp ngoại giao và đa phương, song trên thực tế, một khi lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng và không thể giải quyết bằng những biện pháp “mềm dẻo”, Washington sẽ buộc phải sử dụng những “biện pháp cứng rắn” hơn
15 Tham khảo the U.S Counterterrorism Strategy, White House, May 23, 2013
16
Obama thề tiêu diệt tận gốc Nhà nước Hồi giáo, 11/9/2014,
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/obama-the-tieu-diet-tan-goc-nha-nuoc-hoi-giao-3077782.html, truy cập ngày 18/10/2015
Trang 271.2 YẾU TỐ KHÁCH QUAN
1.2.1 Quan hê ̣ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo từ sau Chiến tranh lạnh
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ coi Chủ nghĩa Cộng sản là mối uy hiếp lớn nhất, ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản phát triển là mục tiêu chiến lược của Mỹ Việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1979 đã trở thành một thách thức không chỉ đe dọa đến lợi ích của Mỹ mà còn khiến chính quyền Mỹ lo sợ về sự mở rộng ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản trong thế giới Hồi giáo Điều đó đã khiến Mỹ phải áp dụng chính sách thực dụng với các nước Hồi giáo, tức “chỉ cần các nước Hồi giáo ở Trung Đông giữ ổn định, đồng thời ủng hộ chiến lược chống lại chủ nghĩa Cộng sản của Mỹ và đảm bảo nguồn cung về năng lượng Mỹ sẽ ủng hộ duy trì hiện trạng, không thúc đẩy cải cách về kinh tế và chính trị trong nội bộ các nước Hồi giáo”17
Mỹ không những tỏ ra rất dè dặt trong việc giải quyết các hành động chống lại Liên Xô, bao gồm cả các thế lực Hồi giáo lớn, mà còn bắt tay với các lực lượng này để chống lại Liên Xô Để tránh đối đầu trực diện với Liên Xô, chính phủ Mỹ đã tuyển chọn hơn 30.000 chiến binh Hồi giáo xuất thân từ 30 nước khác nhau được huấn luyện trong gần một thập kỷ để tiến hành một cuộc thánh chiến mà nhiều giáo sĩ Hồi giáo của Ả Rập Xê Út, Ai Cập và Yemen coi là “nghĩa vụ bắt buộc” chống lại Liên Xô Bin Laden đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo các chiến binh Hồi giáo trong cuộc chiến chống lại sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Afghanistan Do tầm ảnh hưởng rộng khắp của mình mà Bin Laden được Mỹ rất tín nhiệm: Cục Tình báo Trung ương (CIA) đã tuyển dụng, cung cấp vũ khí đồng thời tài trợ cho những đạo quân của Bin Laden gây sát thương đáng kể cho binh lính Liên Xô Tuy nhiên, đến năm 1989, Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, hoạt động chống phá của Bin Laden không dừng lại18 Chỉ một năm sau khi liên Xô rút quân khỏi Afghanistan, Bin Laden bắt đầu chuyển sang chống Mỹ (năm
17 Trương Minh Long (2009), “Mỹ và thế giới Hồi giáo bao giờ hết mâu thuẫn?”, Hồ sơ sự kiện số 5 – tháng
10/2009
18 Nguyễn Viên Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11/9, Nxb Thông tấn, Hà Nội
Trang 28Tháng 9/2001, tạp chí Le point (Pháp) đã nêu ba lý do dẫn đến việc Hồi
giáo chống lại Mỹ và các nước phương Tây Một là, các nước Hồi giáo tin
tưởng tuyệt đối vào kinh Coran và thực hiện nghiêm ngặt luật lệ Xariat và bài trừ lối sống Âu – Mỹ Trong nhiều năm, rất nhiều người Hồi giáo ở Trung Đông tin rằng xã hội Mỹ thật khác với niềm tin và giá trị tinh thần của tín đồ Đạo Hồi Những hình ảnh họ thường thấy trên phương tiện truyền thông phương Tây: như nghiện rượu, thuốc phiện và phá vỡ những giá trị gia đình truyền thống, tự do tình dục,… những hình ảnh đó làm vấy bẩn xã hội truyền
thống của đạo Hồi Hai là, một số quốc gia sau khi giành được độc lập, mâu
thuẫn nội bộ diễn ra gay gắt khiến Mỹ phải can thiệp, nhưng kết cục lực lượng đối lập chiến thắng Sau khi chiến thắng, họ chống lại đối thủ mà người trợ giúp là Mỹ Sự có mặt của Mỹ và các lực lượng quân sự phương Tây ở Trung Đông gây ra những phản ứng trái ngược nhau giữa người Ả Rập và những người Hồi giáo Từ năm 1991, khi Iraq đem quân vào Cô oét, Mỹ đã duy trì một lực lượng gần 25.000 quân tại vùng Vịnh, với xấp xỉ 5.000 quân ở
Ả Rập Xê Út Nhiều người Hồi giáo liên tưởng sự hiện diện của lực lượng phương Tây không theo đạo Hồi với ký ức trở thành thuộc địa của các nước
đế quốc thực dân phương Tây những năm đầu thế kỷ XX Đặc biệt, sự hiện diện quân Mỹ ở Ả Rập Xê Út, là sự báng bổ tới vùng đất thiêng liêng của đạo Hồi, thánh địa Mecca và Medina, hai vùng đất nằm trên lãnh thổ Ả Rập Xê
Út Những nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út phân vân giữa yêu cầu cần có sự bảo vệ phương Tây trước sự nổi dậy của Iraq và vai trò của họ trong việc bảo vệ những vùng đất thánh, nên rất khó để thảo luận vai trò của mình trong việc
Trang 29triển khai quân của Mỹ19 Ở phạm vi nhỏ hơn, tình trạng đó cũng thường xảy với các nước nhỏ ở vùng Vịnh, cũng rất thận trọng với các ý kiến ở trong nước và ở khu vực từ phía đối thủ về sự có mặt của quân đội Mỹ Kết quả, các nhà lãnh đạo vùng Vịnh rất miễn cưỡng với việc cho phép Mỹ và các quốc gia phương Tây lập căn cứ trên lãnh thổ của họ20
Ba là, sự tức giận của người
Hồi giáo đối với Mỹ vì thái độ thiên vị của Mỹ đối với Israel – cảnh sát khu vực của Mỹ ở Trung Đông trong cuộc xung đột giữa Israel và người Ả Rập Người Ả Rập và Hồi giáo cho rằng Mỹ có tiêu chuẩn kép trong khi xử lý cuộc xung đột có liên quan đến Israel, như sức ép quân sự và kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Iraq để buộc nước này tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) nhưng lại giữ thái độ im lặng đối với Israel khi phải thực hiện các nghị quyết của HĐBA hay các hiệp định liên quan đến định cư, Jerusalem, vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là thái độ im lặng của Mỹ khi Israel dùng vũ khí được Mỹ cung cấp tấn công vào khu vực đông dân cư ở Bờ Tây, Gaza và miền Nam Li Băng21
Những nguyên nhân trên đã hình thành nên tư tưởng chống Mỹ, biến một bộ phận người Hồi giáo trở thành tín đồ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan
và tập hợp thành các lực lượng chính trị Chủ nghĩa Hồi giáo đang có xu hướng liên minh với các nước Hồi giáo hùng mạnh để thực hiện “thập tự chinh” chống Mỹ và phương Tây Sau Chiến tranh Lạnh, một sự biến đổi sâu sắc của cục diện chính trị quốc tế là chủ nghĩa Hồi giáo chính thống đã nhanh chóng phục hưng ở thế giới Hồi giáo Mỹ đã coi sự phục hưng của chủ nghĩa Hồi giáo chính thống là một trong những mối đe dọa lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt sau Chiến tranh Lạnh
19 Alfred B Prados (2001), Middle East Attitudes toward the US, CRS Report for Congress,
http://www.iwar.org,uk/newsarchive/crs/7858.pdf, truy cập ngày 7/4/2015
20 Vernon Loeb and Dana Priest (2001), Saudis Balk at U.S Use of Key Facility, The Washington Post 22/9/2001
21 Richard F Grimment (2001), US Defense articles and services supplied to foreign recipients: restrictions
on their use, CRS Repoert for Congress, http://www.fas.org/sgp/crs/natsec/RL30982.pdf, truy cập ngày
7/4/2015
Trang 301.2.2 Tình hình phát triển của các lực lượng khủng bố quốc tế
kể đến: vụ bắn hạ một chiếc trực thăng của Mỹ làm 18 người chết và 73 người
bị thương vào tháng 10/1993 hay tháng 6/1996 một chiếc xe tải phát nổ bên ngoài khu căn hộ Khobar ở Dhahran, Ả Rập Xê Út, làm 19 quân nhân thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương Hầu hết những vụ khủng bố này đều có liên hệ với tổ chức Al-Qaeda – một trong những tổ chức Hồi giáo cực đoan nguy hiểm nhất Những vụ tấn công khủng bố do tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda tiến hành đã làm hàng trăm người Mỹ thiệt mạng và bị thương
Trang 31Khi mới thành lập năm 1979, tổ chức của Bin Laden có tên là Maktabal-Khidamat (MAK) Năm 1988, MAK đổi tên thành Al-Qaeda Trong thập niên 1980, Al-Qaeda từng được CIA huấn luyện và tài trợ vũ khí và tài chính để chống lại quân đội Liên Xô đóng ở Afghanistan Đến đầu thế kỷ XXI, Al-Qaeda có mạng lưới trên 60 quốc gia, có quan hệ với 34 nước, nhận được sự giúp đỡ công khai và bí mật của một số nước Mục tiêu chính của Al-Qaeda là phát động một cuộc thánh chiến toàn cầu chống Mỹ và lợi ích của Mỹ trên thế giới, xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở thế giới Hồi giáo và chống các chính phủ thân Mỹ Các cơ sở chính của mạng lưới Al-Qadae đóng ở Trung Đông, Nam và Trung Phi Ngoài ra, Al-Qaeda còn có liên hệ mật thiết với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở khu vực Đông Nam Á về huấn luyện, tài chính và buôn lậu ma túy Tháng 2/1998, Bin Laden tuyên bố thánh chiến với nước Mỹ
“giết người Mỹ và đồng minh của chúng được coi là một nhiệm vụ cá nhân của bất cứ người Hồi giáo nào”22 Sau đó liên tục có những cuộc tấn công khủng bố vào các lợi ích của Mỹ ở nước ngoài như vụ đánh bom gần như đồng loạt ở đại sứ quán Mỹ ở Nairobi, Kenya và Dar es Salaam, Tanzania tháng 8/1998 làm 224 người thiệt mạng trong đó có 12 người Mỹ và hàng ngàn người khác bị thương do các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Hồi giáo
Ai Cập Jihad tiến hành Chính quyền Mỹ đã dùng nhiều biện pháp ngoại giao hay đặc vụ CIA nhưng vẫn không ngăn cản được Bin Laden hay phá hủy được sào huyệt của Al-Qaeda
Sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, môi trường an ninh – chính trị quốc tế có nhiều biến động và cũng có tác động lớn tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ Trong đó, thực trạng về sự phát triển các tổ chức khủng bố quốc tế và các vụ tấn công khủng bố là một thách thức lớn mà Mỹ đặc biệt quan ngại Danh sách thống kê các vụ tấn công khủng bố trở nên dày
22
Bill Gertz (2012), Breakdown: How America's Intelligence Failures Led to September 11, Regnery
Publishing
Trang 32bố như nhóm Abu Sayyaf và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) ở Philippines, Jamaah Islamiyah (JI) ở Indonexia, Kumpulan Mujahideen (KMM) ở Malaysia, CPP/NPA ở Philippines Các nhóm này có liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, được Al-Qaeda huấn luyện, hỗ trợ tài chính và buôn lậu ma túy Bốn vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Indonesia
từ năm 2002 đến 2005 đã làm Indonesia thức tỉnh trước thực tế về nạn khủng
bố quốc tế
Sau loạt vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, Mỹ đem quân đánh Afghanistan và Iraq, lật đổ chóng vánh chế độ Taliban và Saddam Hussein Tuy nhiên, sau nhiều năm chiếm đóng và dựng lên chính phủ thân Mỹ ở đây, Mỹ lại tạo ra một khoảng trống nguy hiểm cho cuộc chiến giáo phái tàn khốc cùng tư tưởng bất mãn trong dân chúng địa phương Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIL ở Iraq và Syria mới nổi lên trong năm 2014 tựa như trái đắng của chính sách Mỹ ở Trung Đông Khối u này mọc lên sau sự can thiệp của Mỹ và đang lây lan nhanh chóng ở hai quốc gia này Từng tuyên bố phát động cuộc
“thập tự chinh” chống chủ nghĩa khủng bố và Al-Qaeda, nước Mỹ dường như lại quay về vạch xuất phát Tổ chức ISIL bắt nguồn từ một chi nhánh Al-Qaeda ở Iraq – được thành lập vào năm 2004 sau khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003 Đến năm 2006, tổ chức này phát triển thành “Nhà nước Hồi giáo Iraq” Đến năm 2010, Baghdadi trở thành thủ lĩnh ISIL Dưới trướng
Trang 33Baghdadi, năm 2013, ISIL mở rộng sang Syria đang ngập chìm trong nội chiến Đến tháng 6/2014, ISIL tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo” có phạm vi lãnh thổ cắt qua hai nước Iraq và Syria, và định hướng mở rộng ra các nước Hồi giáo khác Hàng ngũ ISIL bao gồm một số cựu tướng lĩnh dưới chế độ Tổng thống Saddam Hussein Như vậy, sự phát triển của ISIL gắn liền với quá trình can thiệp của Mỹ vào Iraq và Syria
Giới truyền thông và quan sát quốc tế ghi nhận ISIL mạnh hơn hẳn Qaeda Bản thân giới lãnh đạo Mỹ cũng thừa nhận ISIL nguy hiểm hơn rất nhiều Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác ISIL vượt lên trên các nhóm khủng bố thông thường (bao gồm cả Al-Qaeda) khi chủ trương chiếm lĩnh lãnh thổ ISIL có nhiều nét của một quân đội chính quy với hệ thống chỉ huy tập trung và thống nhất, hệ thống liên lạc mạnh, cấu trúc tinh vi, tính kỷ luật cao và sự thiện chiến ISIL tạo ra mối nguy không chỉ tại Iraq và Syria mà trên phạm vi toàn thế giới Chúng đặt mục tiêu trở thành “nhà nước” của tất
Al-cả người Hồi giáo trên toàn cầu
Có thể thấy, từ sau sự kiện 11/9/2001, chủ nghĩa khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng và phát triển cả về chất và lượng Theo thống kê của CIA, hiện nay trên thế giới có khoảng 3.000 tổ chức khủng bố với khoảng 200.000 thành viên23
Với một lực lượng đông đảo và địa bàn rộng lớn ở nhiều khu vực trên thế giới, hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những bất ổn về an ninh cho nhiều nước và khu vực trên thế giới, ảnh hưởng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ Vì vậy, vấn đề chống khủng
bố nằm trong trọng điểm của chính sách đối ngoại của các chính quyền Mỹ
1.2.3 Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với sự kiện khủng bố 11/9/2001
Hầu hết nhân dân trên thế giới đều bàng hoàng và phẫn nộ khi chứng kiến những cảnh tượng tàn phá chết chóc qua kênh truyền hình CNN Ngay
23Roger Z George,Harvey Rishikof (2011), The National Security Enterprise: Navigating the Labyrinth,
Geogetown University Press, Washington D.C
Trang 34cả chúng ta đều đau thương trước tấn bi kịch khủng khiếp này” Tổng thống Nga Vladimir V Putin phát biểu “Chủ nghĩa khủng bố đang là một thách thức đối với nhân loại và Nga sẽ hợp tác với Mỹ để chống chủ nghĩa khủng bố” Thủ tướng Pháp Jacques Chirac cũng cho rằng “Thế giới cần phải chống lại chủ nghĩa khủng bố bằng mọi cách” Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân
đã gửi điện cho Tổng thống Mỹ phản đối vụ khủng bố và cam kết sẽ tham gia hợp tác quốc tế chống khủng bố Các nhà lãnh đạo các nước Cuba, Libi, Iran, Palestine đều kịch liệt lên án vụ khủng bố Các nước đồng minh của Mỹ đều bày tỏ tình đoàn kết với Mỹ Thủ tướng Đức nói “Vụ khủng bố là một lời tuyên chiến đối với thế giới văn minh”, Thủ tướng Anh Tony Blair thì cam kết “nhân dân Anh sẽ sát cánh cùng nhân dân Mỹ trong thời khắc khó khăn này” Công luận trên khắp thế giới đều gay gắt lên án hành động đẫm máu này Nhật báo Pháp Le Monde đã bày tỏ thái độ đồng cảm của quốc tế “Ngày hôm nay tất cả chúng ta đều là người Mỹ”24 Đồng thời, hàng triệu người trên thế giới đã tổ chức thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố
Trước những dự đoán về một hành động trả đũa bằng sức mạnh quân
sự của Mỹ nhằm vào nghi can số 1 là Bin Laden và chính quyền Taliban chứa chấp ở Afghanistan, các quốc gia Hồi giáo – nhất là Hồi giáo Ả Rập đều lo ngại trước làn sóng tâm lý chống Ả Rập và Hồi giáo đang lan rộng và dâng cao từng ngày tại các quốc gia phát triển Trước tình hình trên, một số chính giới và các tổ chức Ả Rập đã bày tỏ thái độ Thái tử Abdallah – Phó Thủ tướng kiêm Tư lệnh cảnh vệ quốc gia Ả Rập Xê Út đã điện đàm với Tổng
24Nous sommes tous Américains, Sept 13, 2001, tham khảo tại
http://www.lemonde.fr/idees/article/2007/05/23/nous-sommes-tous-americains_913706_3232.html
Trang 35thống G W Bush kêu gọi “Người Ả Rập và Hồi giáo không phải chịu trách nhiệm về những hành động mà bất cứ tín đồ nào có đức tin ở Thánh Allah và
sứ mạng Hồi giáo cũng không bao giờ làm” Đồng thời, Thái tử Abdallah cũng cam kết “hoàn toàn hợp tác” với Mỹ “để tìm ra kẻ đã gây tội ác và trừng phạt chúng”25 Ngày 23/9/2001, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã họp kín tại Ả Rập Xê Út để đánh giá tình hình sau các vụ tấn công 11/9/2001, khẳng định GCC ủng hộ chống khủng bố, đồng thời kêu gọi Mỹ thận trọng nhằm tránh sự đối đầu giữa phương Tây với các nước Hồi giáo Tại Cairo, hai mươi tổ chức phi chính phủ Ả Rập đã ra tuyên
bố bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước “làn sóng kích động chống Ả Rập và Hồi giáo” ngày càng dâng cao ở châu Âu và Mỹ Họ yêu cầu chấm dứt tình trạng
có tính chất “phân biệt chủng tộc” này Các đại sứ quán các nước Ả Rập tại Mỹ đã nhắc nhở các sinh viên du học của họ phải thận trọng, tránh bị khiêu khích và khủng bố trả thù Chính quyền các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tích cực phối hợp với Mỹ điều tra những nghi can tham gia chiến dịch khủng bố ngày 11/9/2001 Trong một cuộc hội đàm, Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Amusa đã cảnh báo rằng cuộc tiến công trả đũa của Mỹ chống bất kỳ quốc gia Ả Rập nào đều là “không thể chấp nhận” và chỉ làm tăng sự mất ổn định trong khu vực Hãng Thông tấn Iran đưa tin, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Iran Khatamin và Tổng thống Syria, hai bên cho rằng cuộc tiến công chống khủng bố nên đặt trong khuôn khổ của LHQ Mặc dù thể hiện
sự bất bình và phẫn nộ trước thảm họa khủng bố ngày 11/9/2001 song dư luận nhiều nước cũng bày tỏ lo ngại Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể nấp dưới chiêu bài săn đuổi, trả thù thủ phạm gây ra cuộc khủng bố để phát động những cuộc tấn công không thể lường hết hậu quả vào một hay nhiều quốc gia có chủ quyền
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng tác động đến dư luận thế giới là sự hoành hành của chủ nghĩa khủng bố Những vụ tấn công khủng bố đặc biệt
2511/9 thảm họa nước Mỹ, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2001
Trang 3627
gia tăng trong những năm vừa qua với mức độ và quy mô ngày càng nghiêm trọng Hơn mười năm sau sự kiện 11/9/2001, nhân dân nhiều nước đã trở thành nạn nhân của những kẻ khủng bố như loạt vụ khủng bố đẫm máu ở Indonesia (2002 -2005), khủng bố nhà hát Moskva (10/2002) và chiếm giữ trường học tại Beslan ở Nga (9/2004), đánh bom các đoàn tàu hỏa ở Madrid, Tây Ban Nha (3/2004), các vụ đánh bom khủng bố ở Anh (7/2005), khủng bố tại Mumbai, Ấn Độ (11/2008), khủng bố kép ở Na Uy (7/2011),… và đặc biệt
là các vụ khủng bố, bắt giữ và hành quyết con tin của tổ chức ISIL hiện nay
Sự tàn bạo của ISIL đã trở thành tâm điểm truyền thông quốc tế sau khi nhóm này chặt đầu hai nhà báo người Mỹ James Foley và Steven Sotloff, cùng với nhân viên hỗ trợ nhân đạo người Anh David Haines Ngày 3/10/2014, ISIL chặt đầu một nhân viên nhân đạo người Anh khác, Alan Henning Những hành động này đã gây ra phản ứng dữ dội cũng như kéo theo sự chú ý đặc biệt
từ công chúng Những tội ác khủng bố kinh hoàng trên đã khiến cho nhân dân thế giới lên án chủ nghĩa khủng bố đồng thời ở nhiều nước, người dân đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố
1.2.4 Quan điểm cu ̉ a cộng đồng quốc tế về vấn đề hợp tác an ninh và chống khủng bố
Cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 nhằm vào biểu tượng chính trị và kinh tế nước Mỹ, làm người Mỹ thay đổi cách nhìn về an ninh Đồng thời các cường quốc châu Âu và các quốc gia khác cũng phải xem xét lại khái niệm an ninh của mình Theo quan niệm truyền thống, an ninh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới là khi biên giới lãnh thổ, tài nguyên, dân số không bị đe dọa bởi các thế lực bên ngoài Từ sau năm 1980, đặc biệt là sau sự sụp đổ của Liên Xô, khái niệm an ninh được mở rộng: không chỉ là an ninh quân sự mà còn là an ninh chính trị, kinh tế và môi trường Sau Chiến tranh Lạnh, nguy
cơ an ninh truyền thống giảm dần và an ninh phi truyền thống – hay các vấn
đề toàn cầu tăng lên Nhưng các nước trên thế giới lại chậm trễ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách Hầu hết các nước đều theo lối tư duy
Trang 37truyền thống có từ thời Chiến tranh Lạnh, đó là tìm kiếm các đe dọa về an ninh với một quốc gia và mục tiêu cụ thể Sự kiện 11/9/2001 đã buộc các quốc gia và các chủ thể phi nhà nước thay đổi chuẩn mực đánh giá đúng, sai,
hệ giá trị và thay đổi thứ tự ưu tiên
Cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 cho thấy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế và quân sự tạo ra những thách thức liên tục đối với an ninh của loài người Những trung tâm chính trị và kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước lớn, trở nên nhạy cảm và dễ bị tấn công, những phương tiện quân sự truyền thống không thể giải quyết được thách thức an ninh như thế này mà chỉ
có thể dựa vào nhiều lực lượng và phương tiện một cách toàn diện và nhiều mặt, chỉ có như thế thì an ninh mới cơ bản được đảm bảo Liên minh quân sự truyền thống không đủ sức đương đầu với nguy cơ mới này Tất cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối đầu với một tổ chức phi chính phủ chứ không phải là một quốc gia Chúng liên tục thay đổi và tái lập trên cơ sở lợi ích, nguy cơ, có rất ít kẻ thù và đồng minh cố định và khó xác định được mục tiêu
cụ thể
Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ thúc đẩy thành lập “liên minh chống khủng bố toàn cầu” từ đó dẫn tới các nước lớn điều chỉnh chính sách ngoại giao và quan niệm an ninh quốc gia để phối hợp hành động quân sự chống khủng bố cùng Mỹ Trong các chương trình nghị sự của LHQ, vấn đề khủng bố đã được đưa ra bàn thảo với sự ưu tiên hàng đầu Nhiều nghị quyết
đã được LHQ thông qua nhằm ngăn ngừa sự tài trợ, ủng hộ của các chính phủ thành viên của LHQ đối với các tổ chức khủng bố Ví dụ như Nghị quyết
1373 đã được thông qua nhằm yêu cầu tất cả các nước, các tổ chức quốc tế chấm dứt toàn bộ việc tài trợ cho hoạt động của các lực lượng khủng bố Ngoài ra, Ủy ban Chống khủng bố của LHQ đã được thành lập để thực thi và giám sát Nghị quyết 1373 Ngày 20/1/2003, một Hội nghị về chống khủng bố
đã được LHQ tổ chức, qua đó xác định rõ muốn chống được khủng bố thì các nước thành viên LHQ cần tăng cường hợp tác, cùng nhau phối hợp hành động
Trang 3829
trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế Rõ ràng LHQ đã rất nỗ lực thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế Tuy nhiên, quá trình đấu tranh chống khủng bố cũng nảy sinh những bất đồng, chia rẽ xuất phát từ những mục tiêu cũng như lợi ích chính trị rất khác nhau của các quốc gia thành viên Chính phủ các nước trên thế giới cũng nhanh chóng ban hành các đạo luật để nâng cao an ninh quốc gia và khả năng phòng chống khủng bố Ngày 24/4/2001 Mỹ thông qua “Luật yêu nước”; 13/10/2001 Pháp thông qua 13 biện pháp chống khủng bố; Anh ban hành đạo luật Chống khủng bố, Tội phạm và An ninh Hàng loạt các diễn đàn an ninh song phương và đa phương đều đưa vấn đề bảo đảm an ninh, chống khủng bố vào chương trình nghị sự
Trong suốt hơn một thập kỷ chống khủng bố, Mỹ và đồng minh vẫn tiếp tục các hoạt động hợp tác chống khủng bố trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, tình báo và quân sự Mức độ hợp tác và liên kết của các liên minh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có diễn biến tình hình quốc tế và sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố Năm 2014, tổ chức ISIL nổi lên và gây chú ý mạnh mẽ bằng sự tàn bạo của mình Nhiều nước đồng minh của Mỹ, các nước lớn và thậm chí các nước Hồi giáo cũng đã trở thành nạn nhân của ISIL ISIL trở thành một thách thức an ninh toàn cầu Khác với cuộc chiến Iraq và Afghanistan, nhiều nước Hồi giáo ở Trung Đông đã thay đổi quan điểm và đồng ý tham gia vào liên minh chống ISIL ở Iraq và Syria như Ả Rập
Xê Út, Các tiểu Vương Quốc A Rập Thống Nhất,…
Tóm lại, sau sự kiện 11/9/2001, quan điểm của cộng đồng quốc tế về hợp tác anh ninh diễn ra theo nhiều chiều và thể hiện ở một số khuynh hướng
nổi bật như sau Thứ nhất, nhiều nước đã bày tỏ quan điểm kiên quyết chống
khủng bố Nhiều nước không ủng hộ việc sử dụng vũ lực để chống khủng bố
vì nhận thức rằng bạo lực sẽ làm nảy sinh bạo lực mới Sự khác biệt về lợi ích
và quan điểm làm cho cộng đồng quốc tế bị phân hóa trong vấn đề hợp tác chống khủng bố nói riêng và những vấn đề an ninh truyền thống nói chung
Trang 39Thứ hai, mặc dù có những bất đồng, cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát
động nhận được những sự ủng hộ khác nhau của cộng đồng quốc tế do đó hình thành nên lực lượng chống khủng bố quốc tế Hệ quả là nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng khủng bố và chống khủng bố, góp phần làm cho tình hình an ninh chính trị thế giới thêm phức tạp và khó lường Cuộc chiến chống khủng bố làm cho các lực lượng khủng bố ngày càng phiêu lưu và cực đoan
hơn Thứ ba, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu và muốn
thông qua đó để mở rộng ảnh hưởng, thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới Trong cục diện thế giới “nhất siêu đa cường” lúc này, tham vọng này của Mỹ không được nhiều nước chấp nhận do đó nảy sinh mâu thuẫn giữa bá quyền
và chống bá quyền Thứ tư, vai trò của LHQ trong các nỗ lực hợp tác an ninh
quốc tế sẽ được thể hiện như thế nào trong khi Mỹ vẫn không từ bỏ chủ nghĩa
bá quyền nước lớn Nhiều nước lo ngại Mỹ và đồng minh NATO có thể không tham khảo LHQ khi tiến hành các hoạt động quân sự chống khủng bố Trên thực tế, đã có tiền lệ LHQ bị “qua mặt” khi Mỹ và NATO tấn công quân
sự ở Nam Tư trong cuối thập niên 1990 Do đó vấn đề nêu cao vai trò của
LHQ trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc tế được nhiều nước quan tâm Thứ năm, các nước ở những mức độ khác nhau đều phải cân nhắc những lợi ích từ
sự hợp tác an ninh để không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc gia, chẳng hạn như việc tham gia trừng phạt kinh tế đối với một nước nào đó vì những lý
do an ninh chính trị Chính sự cân nhắc đối với lợi ích quốc gia sẽ làm cho mức độ hợp tác chống khủng bố của các nước sẽ khác nhau Những khuynh hướng này xuất phát từ những tình hình thực tế nổi bật về an ninh chính trị quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI
1.3 TIỂU KẾT
Sự kiện khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 đã có những tác động lớn tới tình hình nước Mỹ về nhiều mặt, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, chính trị và kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ, gây ra những hệ quả quan trọng trong tình hình an ninh – chính trị và quan hệ quốc tế cũng như quan hệ
Trang 4031
đối ngoại của Mỹ Một là, vụ khủng bố đã gây ra những thiệt hại sâu sắc về
người và kinh tế, để lại những dư chấn to lớn về mặt tâm lý và tinh thần cho nước Mỹ Vụ tấn công khủng bố đã cho thấy nước Mỹ trên thực tế không còn
ở thế bất khả xâm phạm và nước Mỹ trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết Nước Mỹ, công dân và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới đã trở thành mục
tiêu cho một mạng lưới khủng bố toàn cầu Hai là, vụ khủng bố đã tác động
đến lòng yêu nước và tâm lý chống những kẻ khủng bố Xu hướng Islamphobia ngày càng lan rộng và mang lại những hệ quả tiêu cực trong dân
chúng Mỹ Ba là, quan điểm của chính quyền Mỹ về vấn đề an ninh và chống
khủng bố đã thay đổi, trong đó chống khủng bố đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại Để đảm bảo mục tiêu cốt lõi này, hàng loạt các biện pháp, chính sách và chiến lược chống khủng bố được chính quyền Mỹ
ban hành Bốn là, tư tưởng chống Mỹ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ngày
càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những mối đe dọa
lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt sau Chiến tranh Lạnh Năm là, tình hình gia
tăng của các lực lượng khủng bố quốc tế và hậu quả của những hoạt động khủng bố của các tổ chức này đã trở thành thách thức an ninh mang tính toàn
cầu Sáu là, mặc dù hầu hết các nước trên thế giới đều lên tiếng phản đối hành
động khủng bố và cam kết hợp tác chống khủng bố với Mỹ song dư luận nhiều nước cũng bày tỏ lo ngại những hậu quả của cuộc chiến trả đũa mà Mỹ
phát động Cuối cùng, cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 không chỉ làm
người Mỹ thay đổi cách nhìn về an ninh mà còn khiến các quốc gia khác cũng phải xem xét lại khái niệm an ninh của mình Mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong thế kỷ mới đã trở thành một trong những mối đe dọa an ninh toàn cầu, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải có trách nhiệm và cùng phối hợp hành động Những yếu tố chủ quan và khác quan được nêu trên đã có tác động đến việc hoạch định chính sách chống khủng bố của Mỹ, trong đó tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11/9/2001, sự phát triển của các lực lượng khủng bố quốc tế
và quan điểm của chính quyền Mỹ về an ninh và chống khủng bố là những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất