Về kiến thức: - Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng củađiều kiện tự nhiên và nền
Trang 1Tiết :
PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY,CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
II TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10:
Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp
2 Dẫn dắt vào bài học:
GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch
sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời
kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kì? Xã hội loài người vàloài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bàihọc hôm nay
3 Tổ chức các hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của
dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm
trứng và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài
người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ dâu
mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?
- HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và
đọc SGK trả lời câu hỏi?
GV dẫn dắt tạo không khí tranh luận
1 Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy:
Trang 2- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:
+ Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa
con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình,
song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm
điều đó vào sự thần thánh
+ Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là
khảo cổ học và sinh học đã tìm được bằng cứ
nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ
động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh
cao của quá trình này là sự biến chuyển từ vượn
thành người
- GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra?
CĂn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên
nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến
đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn
ra không? Tại sao?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến
người diễn ra rất dài Bước phát triển trung gian
là người tối cổ (Người thượng cổ)
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là:
+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích người
tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ
thể?
+ Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội
của Người tối cổ
- HS: Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và
thảo luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy
1/2 tờ A0
Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình
GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1:
+ Thời gian tìm dược dấu tích của người tối cổ
bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây
+ Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava
(Indonexia), Bắc Kinh (Trung Quốc) Thanh
Hóa (Việt nam)
+ Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi
tay được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn Cơ thể
có nhiều biến đổi: trán, hộp sọ
Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi
+ Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh
đá hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt
cho sắc và vừa tay cầm → rìu đá (đồ đá cũ - sơ
- Loài người do một loài vượnchuyển biến thành? Chặng đầucủa quá trình hình thành này
có khoảng 6 triệu năm trướcđây
- Bắt đầu khoảng 4 triệu nămtrước đâytìm thấy dấu vết củaNgười tối cổ ở một số nơi nhưĐông Phi, Indonesia, TrungQuốc, Việt Nam
- Đời sống vật chất của ngườinguyên thủy
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đácũ)
Trang 3+ Biết làm ra lửa (phát minh lớn → điều quan
trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống →
ăn chín
+ Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn Chủ
yếu là hái lượm và săn bắt thú
+ Quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng dầu,
có phân công lao động giữa nam - nữ, cùng
chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ
ruột thịt gồm 5 - 7 gia đình Sống trong hang
động hoặc mái đá, lều dựng bằng cành cây
Hợp quần đầu tiên bầy người nguyên thủy
Hoạt động 3: Cả lớp
GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS
hiểu và nắm chắc hơn: Ảnh về Người tối cổ,
ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của
Người tối cổ
- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn
trên người nhưng Người tối cổ đã không còn là
vượn
- Người tối cổ là Người vì dã chế tác và sử
dụng công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch
đơn giản)
- Thời gian:
- Hòn đá ghè đẽo sơ qua
- Hái lượm, săn bắt thú
- Bầy người
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc
sống của con người ngày cành phát triển hơn
Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình
hoàn thiện mình → tạo bước nhảy vọt từ vượn
thành Người tối cổ Ta tìm hiểu bước nhảy vọt
thứ 2 của quá trình này
- GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho
từng nhóm:
+ Nhóm 1: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu
xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện
về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện
Quan hệ xã hội của người tối
cổ được gọi là bầy ngườinguyên thủy
2 Người tinh khôn và óc sáng tạo:
Trang 4trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá.
+ Nhóm 3: Những tiến bộ khác trong cuộc sống
lao động và vật chất
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời
Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống
nhất của nhóm HS nhóm khác bổ sung Cuối
cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1: Đến cuối thời đồ đá cũ, khoảng 4vạn
năm trước đây Người tinh khôn (hay còn gọi là
người hiện đại) xuất hiện Người tinh khôn có
cấu tạo cơ thể như ngày nay: xương cốt nhỏ
nhắn, bàn tay nhỏ khéo léo, ngón tay linh hoạt
Hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt
phẳng, hình dáng gọn và linh hoạt, lớp lông
mỏng trên người không còn nữa đưa đến sự
xuất hiện những màu da khác nhau (3 đại chủng
lớn vàng - đen - trắng)
Nhóm 2: Sự sáng tạo của Người tinh khôn
trong kỹ thuật chế tạo công cụ đá: Người ta biết
ghè 2 cạnh sắc hơn của mảnh đá làm cho nó
gọn và sắc hơn với nhiều kiểu, loại khác nhau
Sau khi được mài nhẵn, được khoan lỗ hay nấc
để tra cán Công cụ đa dạng hơn, phù hợp với
từng công việc lao động, trau chuốt và có hiệu
quả hơn Đồ đá mới
Nhóm 3: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn
chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác: Xương
cá, cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới
đánh cá, làm đồ gốm Cũng từ đó đời sống vật
chất được nâng lên Thức ăn tăng lên đáng kể
Con người rời hang động ra định cư ở địa điểm
thuận lợi hơn Cư trú nhà cửa trở nên phổ biến
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân
GV trình bày: - cuộc cách mạng đá mới - Đây
là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích
hợp với thực tế phát triển của con người Từ khi
Người khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con
người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà
cửa, đã sống ổn định và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu
1m nói lên có thể lâu tới cả nghìn năm)
Như thế cũng phải kéo dài tích lũy kinh nghiệm
tới 3 vạn năm Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm
trước đây mới bắt đầu thời đá mới
GV nêu câu hỏi: - Đá mới là công cụ đá có
- Khoảng 4 vạn năm trước đâyNgười tinh khôn xuất hiện.Hình dáng và cấu tạo cơ thểhoàn thiện như người ngày nay
- Óc sáng tạo là sự sáng tạocủa người trong công việc cảitiến công cụ đồ đá và biết chếtác thêm nhiều công cụ mới.+ Công cụ đá: Đá cũ → đá mới(ghè - mài nhẵn - đục lỗ tracán)
+ Công cụ mới: Lao, cung tên
3 Cuộc cách mạng thời đá mới:
- 1 vạn năm trước đây thời kỳ
đá mới bắt đầu
Trang 5điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?
HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ
sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt lại: Đá
mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn, tra
cán dùng tốt hơn Không những vậy người ta
còn sử dụng cung tên thuần thục
GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống
vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ
sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
- Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người
đã có những thay đổi lớn lao
+ Từ chỗ hái lượm, săn bắn trồng trọt và
chăn nuôi (người ta trồng một số cây lương
thực và thực phẩm như lúa, bầu, bí Đi săn bắn
được thú nhỏ người ta giữ lại nuôi và thuần
dưỡng thành nhiều gia súc nhỏ như chó, lợn,
cừu, bò, )
+ Người ta biết làm sạch những tấm da thú để
che thân cho ấm và "cho có văn hóa" (Tìm thấy
cúc, kim xương)
+ Người ta biết làm đồ trang sức (vòng bằng vỏ
ốc và hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa
tai bằng đá màu)
+ Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương,
đàn đá, )
GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước
con người không ngừng sáng tạo, kiếm được
thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn
Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên
Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh
hơn và ổn định hơn từ thời đá mới
- Cuộc sống con người đã cónhững thay đổi lớn lao, người
ta biết:
+ Trồng trọt, chăn nuôi
+ Làm sạch tấm da thú chethân
+ Làm nhạc cụ
Cuộc sống no đủ hơn, đẹphơn và vui hơn, bớt lệ thuộcvào thiên nhiên
4 Sơ kết bài học:
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa
- Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
- Những tiến bộ về kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
5 Dặn dò - Ra bài tập về nhà:
- Nắm được bài cũ Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Trang 7Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc.
Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại nguyên nhân
-hệ quả của chế độ tư hữu ra đời
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh
- Mẩu truyện ngắn về sing hoạt của thị tộc, bộ lạc
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hóa từ vượn thành
người? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
Câu hỏi 2: Tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người
tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn?
2 Dẫn dắt bài mới:
Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của conngười Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể Sự tiến bộ trong cuộc sốngvật chất Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn Và trong
sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xãhội quá độ Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầyđàn cùng sự tự hoàn thiện của con người Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết
và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn
Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bàihôm nay
3 Tổ chức các hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ,
sự hoàn thiện của con người trong thời đại
Người tinh khôn Điều đó đưa đến xã hội bầy
1 Thị tộc - bộ lạc:
a Thị tộc:
Trang 8người nguyên thủy, một tổ chức hợp quần và
sinh hoạt theo từng gia đình trong hình thức
bầy người cũng khác đi Số dân đã tăng lên
Từng nhóm người cũng đông đúc, mỗi nhóm
có hơn 10 gia đình (đông đúc hơn trước gấp 2
- 3 lần) gồm 2, 3 thế hệ già trẻ có chung dòng
máu Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt
chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn Hình
thức tổ chức ấy gọi là thị tộc - những người
"cùng họ" Đây là tổ chức thực chất và định
hình đầu tiên của loài người
GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan
+ Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức,
chung lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để
tìm kiếm thức ăn Rồi được hưởng thụ bằng
nhau, công bằng Trong thị tộc, con cháu tôn
kính ông bà cha mẹ và ngược lại, ông bà cha
mẹ đều yêu thương, chăm lo, bảo đẩm nuôi
dạy tất cả con cháu của thị tộc
GV phân tích bổ sung dể nhấn mạnh khái niệm
hợp tác lao dộng hưởng thụ bằng nhau
-cộng dồng Công việc lao động hàng đầu và
thường xuyên của thị tộc là kiếm thức ăn để
nuôi sống thị tộc Lúc bấy giờ với công việc
săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy
nhanh, con người không thể lao động riêng rẽ,
buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng
vây, hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên,
dồn thú chỉ còn một con đường chạy duy nhất,
đó là hố bẫy Yêu cầu của công việc và trình
độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều người,
thậm chí của cả thị tộc Việc tìm kiếm thức ăn
không thường xuyên, không nhiều Khi ăn, họ
cùng nhau ăn (kể chuyện Qua bức tranh vẽ
trên vách đá ở hang động, ta thấy: Sau khi đi
săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt rồi ăn thịt
nướng với rau củ đã được chia thành các khẩu
phần đều nhau Hoặc có nơi thức ăn được để
- Thị tộc là nhóm hơn 10 giađình và có chung dòng máu
- Quan hệ trong thị tộc: côngbằng, bình đẳng, cùng làmcùng hưởng Lớp trẻ tôn kínhcha mẹ, ông bà và cha mẹđều yêu thương và chăm sóctất cả con cháu của thị tộc
Trang 9trên tàu lá rộng, từng người bốc ăn từ tốn vì
không có nhiều để người ta ăn tự do thoải
mái) Việc chia khẩu phần ăn, ta thấy ngay
trong thời hiện đại này khi phát hiện thị tộc
Tasaday ở Philippines Tính công bằng cũng
được thể hiện rất rõ GV có thể kể thêm câu
chuyện mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với
thổ dân Nam Mỹ
Qua câu chuyện, GV chốt lại: Nguyên tắc
vàng trong xã hội thị tộc là của chung, việc
chung, làm chung, thậm chí là ở chung một
nhà Tuy nhiên đây là một đại dồng trong thời
kỳ mông muội, khó khăn ngưng trong tương
lai chúng ta vẫn có thể xây dựng đại đồng
trong thời đại văn minh - một đại đồng mà
trong đó con người có trình độ văn minh cao
và quan hệ cộng đồng làm theo năng lực và
hưởng theo nhu cầu Điều đó chúng ta có thể
thực hiện được - một ước mơ chính đáng mà
loài người hướng tới
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
GV nêu câu hỏi: Ta biết đặc điểm của thị tộc
Dựa trên hiểu biết đó, hãy:
+ Điểm giống: Cùng có chung một dòng máu
+ Điểm khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị
tộc)
Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ
nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao động
kiếm ăn
Hoạt động 1: Theo nhóm
GV nêu: Từ chỗ con người biết chế tạo công
cụ đá và ngày càng vải tiến để công cụ gọn
hơn, sắc hơn, sử dụng có hiệu quả hơn Không
dừng lại ở các công cụ đá, xương, tre gỗ mà
người ta phát hiện ra kim loại, dùng kim loại
để chế tạo đồ dùng và công cụ lao động Quá
b Bộ lạc
- Bộ lạc là tập hợp một số thịtộc sống cạnh nhau và cócùng một nguồn gốc tổ tiên
- Quan hệ gữa các thị tộctrong bộ lạc là gắn bó, giúp
đỡ nhau
2 Buổi đầu của thời đại kim khí:
a Quá trình tìm và sử dụng kim loại:
Trang 10trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế
nào và hiệu quả của nó ra sao, chia nhóm để
tìm hiểu
Nhóm 1: Tìm mốc thời gian con người tìm
thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như
thế?
Nhóm 2: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại
có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến Đại
diện nhóm trình bày Các nhóm khác góp ý
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Quá trình con người tìm và sử dụng kim loại
khoảng 5500 năm trước đây, người Tây Á và
Ai Cập sử dụng đồng sớm nhất (đồng đỏ)
Khoảng 4000 năm trước đây, cư dân ở nhiều
nơi đã biết dùng đồng thau
Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và
Nam châu Âu đã biết đúc và dùng đồ sắt
GV có thể phân tích và nhấn mạnh: Con người
tìm thấy các kim loại kim khí cách rất xa nhau
bởi lúc đó điều kiện còn rất khó khăn, việc
phát minh mới về kĩ thuật là điều không dễ
Mặc dầu con người đã bước sang thời đại kim
khí từ 5500 năm trước đây nhưng trong suốt
1500 năm, kim loại (đồng) còn rất ít, quí nên
họ mới dùng chế tạo thành trang sức, vũ khí
mà công cụ lao động chủ yếu vẫn là đồ đá, đồ
gỗ Phải đến thời kỳ đố sắt con người mới chế
tạo phổ biến thành công cụ lao động Đây là
nguyên nhân cơ bản tạo nên một sự biến đổi
lớn lao trong cuộc sống của con người:
+ Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý
nghĩa lớn lao trong cuộc sống lao động: Năng
suất lao động vượt xa thời đại đồ đá, khai thác
những vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ
gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm lâu đài; và đặc biệt
quan trọng là từ chỗ sống bấp bênh, tới chỗ đủ
sống tiến tới con người làm ra một lượng sản
phẩm thừa thường xuyên
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Trước tiên GV gợi nhớ lại quan hệ trong xã
hội nguyên thủy Trong xã hội nguyên thủy, sự
công bằng và bình đẳng là "nguyên tắc vàng"
nhưng lúc ấy, con người trong cộng đồng dựa
- Con người tìm và sử dụngkim loại:
+ Khoảng 5.500 năm trướcđây - đồng đỏ
+ Khoảng 4.000 năm trướcđây - đồng thau
+ Khoảng 3.000 năm trướcđây - sắt
b Hệ quả
- Năng suất lao động tăng
- Khai thác thêm đất đaitrồng trọt
- Thêm nhiều ngành nghềmới
3 Sự xuất hiện tư hữu và
xã hội có giai cấp:
Trang 11vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.
Khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không có
để đem chia đều cho mọi người Chính lượng
sản phẩm thừa được các thành viên có chức
phận nhận (người chỉ huy dân binh, người
chuyên trách lễ nghi, hoặc điều hành các công
việc chung của thị tộc, bộ lạc) quản lý và đem
ra dùng chung, sau lợi dụng chức phận chiếm
một phần sản phẩm thừa khi chi cho các công
+ Trong xã hội có người nhiều, người ít của
cải Của thừa tạo cơ hội cho một số người
dùng thủ động chiếm làm của riêng Tư hữu
xuất hiện trong cộng đồng bình đẳng, không
có của cải bắt đầu bị phá vỡ
+ Trong gia đình cũng thay đổi, đàn ông làm
công việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn
chính và thường xuyên Gia đình phụ hệ xuất
hiện
+ Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng
khác nhau
→ Giàu nghèo giai cấp ra đời
Công xã thị tộc rạng vỡ đưa con người bước
sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại
- Người lợi dụng chức quyềnchiếm của chung tư hữuxuất hiện
- Gia đình phụ hệ hay giađình mẫu hệ
- Xã hội phân chia giai cấp
- Trả lời các câu hỏi:
1 So sánh điểm giống - khác nhau của thị tộc và bộ lạc
2 Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xãhội như thế nào?
- Đọc bài 3:
1 Các quốc gia cổ đại phương Đông
2 Ý nghĩa của bức tranh hình 1 trang 11, hình 2 trang 12
6 Rút kinh nghiệm:
Ngày
Trang 12Tiết :
CHƯƠNG 2
XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 3 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:
1 Về kiến thức:
- Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông
và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng củađiều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu
xã hội, thể chế chính trị, ở khu vực này
- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhànước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực củanhà vua, HS hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại
Những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bản đồ thế giới hiện nay
- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phươngĐông để minh họa (nếu có thể sử dụng phần mềm Encarta 2005, phần giới thiệu
về những thành tựu của Ai Cập cổ đại)
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1, 2 và mục 3; Tiết 2 : mục 4 và 5
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1: Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy? Biểuhiện?
2 Dẫn dắt vào bài mới:
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bàimới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sônglớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biếttới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc Họ đã xây dựng cácquốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu
số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ Quá trình hình thành vàphát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau,
Trang 13nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là ngườinắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
Qua bài học này chúng ta còn biết được phương Đông là cái nôi của văn minhnhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học,nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác
3 Tổ chức hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV treo bản đồ "Các quốc gia cổ đại" trên
bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kiến thức
phần 1 trong SGK trả lời câu hỏi: Các quốc gia
cổ đại phương Đông nằm ở đâu, có những thuận
lợi gì?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ
sung cho bạn
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bên cạnh những thuận
lợi thì có gì khó khăn? Muốn khắc phục khó
khăn cư dân phương Đông đã phải làm gì?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung
cho bạn
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ và mềm nên
công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác và tạo
nên mùa màng bội thu
+ Khó khăn: Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ lụt,
mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của
mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông đã phải
đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi Công việc này đòi
hỏi công sức của nhiều người vừa tạo nên nhu
cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau
trong các tổ chức xã hội
- GV đặt câu hỏi: Nền kinh tế chính của các quốc
gia cổ đại phương Đông?
- GV gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung
- GV chốt lại: Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi
và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa, trong đó
nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính,
chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường
xuyên
1 Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế:
a Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu
mỡ, gần nguồn nước tưới,thuận lợi cho sản xuất và sinhsống
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gâymất mùa, ảnh hưởng đến đờisống của nhân dân
- Do thủy lợi, người ta đãsống quần tụ thành những trungtâm quần cư lớn và gắn bó vớinhau trong tổ chức công xã.Nhờ đó nhà nước sớm hìnhthành nhu cầu sản xuất và trịthủy, làm thủy lợi
b Sự phát triển của các ngành kinh tế:
- Nghề nông nghiệp tưới nước
là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi
là làm thủ công nghiệp
Trang 14Hoạt động 1: Làm việc tập thể và cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ chủ
yếu bằng gỗ và đá, cư dân trên các dòng sông lớn
ở châu Á, châu Phi đã sớm xây dựng nhà nước
của mình?
- Cho HS thảo luận sau đó gọi một HS trả lời,
các em khác bổ sung cho bạn
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát
triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công
cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư
thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội kẻ giàu, người
nghèo, tầng lớp quí tộc và bình dân Trên cơ sở
đó nhà nước đã ra đời
- GV đặt câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương
Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng
thời gian nào?
- GV cho HS đọc SGK và thảo luận, sau đó gọi
một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn
- GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại Ai
Cập hình thành như thế nào, địa bàn của các
quốc gia cổ ngày nay là những nước nào trên
Bản đồ thế giới, và liên hệ ở Việt Nam trên lưu
vực sông Hồng, sông Cả, đã sớm xuất hiện nhà
nước cổ đại (phần này sẽ học ở phần lịch sử Việt
Nam)
- GV cho HS xem sơ đồ sau và nhận xét trong xã
hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào:
Hoạt động theo nhóm:
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông dân
công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?
- Nhóm 2: Nguồn gốc của quí tộc?
- Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò
gì?
2 Sự hình thành các quốc gia
cổ đại
- Cơ sở hình thành: Sự pháttriển của sản xuất dẫn tới sựphân hóa giai cấp, từ đó nhànước ra đời
- Các quốc gia cổ đại đầu tiênxuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà,
Ấn Độ, Trung Quốc, vàokhoảng thiên niên kỷ thứ IV -IIITCN
3 Xã hội có giai cấp đầu tiên:
- Nông dân công xã: Chiếm số
đông trong xã hội, ở họ vừa tồntại "cái cũ", vừa là thành viêncủa xã hội có giai cấp Họ tựnuôi sống bản thân và gia đình,nộp thuế cho nhà nước và làmcác nghĩa vụ khác
Quí tộc Nông dân Công xã
Nô lệ Vua
Trang 15- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các
công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn
bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn Ở họ
tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội
nguyên thủy: cùng lam ruộng chung của công xã
và cùng nhau trị thủy) vừa tồn tại "cái mới" (đã
là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo
gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu, ) họ được gọi
là nông dân công xã Với nghề nông là chính nên
nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, có
vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản
thân cùng gia đình và nộp thuế cho quí tộc, ngoài
ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi
lính, xây dựng các công trình
+ Nhóm 2: Vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu
các thị tộc, họ gồm các quan lại từ TW xuống địa
phương Tầng lớp này sống sung sướng (ở nhà
rộng và xây lăng mộ lớn) dựa trên sự bóc lột
nông dân: họ thu thuế của nông dân dưới quyền
trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng
do thu thuế của nông dân
+ Nhóm 3: Nô lệ, chủ yếu là tù binh hoặc thành
viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội Vai trò
của họ là làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ
quí tộc, họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân
công xã
Hoạt động tập thể và cá nhân:
- GV cho HS đọc SGK thảo luận và trả lời câu
hỏi: Nhà nước phương Đông hình thành như thế
nào? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế
nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở
thành chuyên chế?
- Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho
bạn
- GV nhận xét và chốt ý: Quá trình hình thành
nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu
trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, các
liên minh bộ lạc liên kết với nhau → Nhà nước
ra đời để điều hành, quản lý xã hội Quyền hành
tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên
chế cổ đại
- Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo để bắt
mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua
- Quí tộc: Gồm các quan lại ở
địa phương, các thủ lĩnh quân
sự và những người phụ trách lễnghi tôn giáo Họ sống sungsướng dựa vào sự bóc lột nôngdân
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và
thành viên công xã bị mắc nợhoặc bị phạm tội Họ phải làmviệc nặng nhọc và hầu hạ quítộc Cùng với nông dân công xã
- Chế độ nhà nước do vua đứngđầu, có quyền lực tối cao vàmột bộ máy quan liêu giúp việcthừa hành, thì được gọi là chế
độ chuyên chế cổ đại
Trang 16chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền
lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần
gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết
định mọi chính sách và công việc) và giúp việc
cho vua là một bộ máy quan liêu thì được gọi là
chế độ chuyên chế cổ đại
- GV có thể khai thác thêm kênh hình 2 SGK
tr.12 để thấy được cuộc sống sung sướng của vua
ngay cả khi chết (Quách vàng tạc hình vua),
- Phần văn hóa này GV có thể cho HS sưu tầm
trước và lên bảng trình bày theo nhóm Nếu có
thời gian cho HS xem phần mềm Encarta năm
2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại
Hoạt động theo nhóm:
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương
Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra
đời sớm nhất ở phương Đông?
- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của
chữ viết?
- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học?
Những thành tựu của toán học phương Đông và
tác dụng của nó?
- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến
trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào
còn tồn tại đến ngày nay?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và
thành viên của các nhóm khác có thể bổ sung
cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý:
- Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch là 2 ngành
khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu
sản xuất nông nghiệp Để cày cấy đúng thời vụ,
người nông dân đều phải "trông Trời, trông Đất"
Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt
Trời và từ đó sáng tạo ra lịch - nông lịch (lịch
nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia
làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực
nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa: mùa
mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa
nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo
trồng và thu hoạch cho phù hợp)
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông
lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng
5 Văn hóa cổ đại phương Đông:
a Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
- Thiên văn học và lịch là 2ngành khoa học ra đời sớmnhất, gắn liền với nhu cầu sảnxuất nông nghiệp
- Việc tính lịch chỉ đúng tươngđối, nhưng nông lịch thì cóngay tác dụng đối với việc gieotrồng
Trang 17- Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt
tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng
của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành
thiên văn học và phép tính lịch (trong tay chưa
có nổi công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ
trụ, )
- Nhóm 2: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng
phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng
Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giư
những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời Chữ
viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà
sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà Ban đầu là
chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị),
sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình
thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản
ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn
gọi là chữ tượng ý Chữ tượng ý được ghép với
một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có
âm sắc, thanh điệu của con người Người Ai Cập
viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng),
người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung
khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre,
trúc hoặc trên lụa bạch,
- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách viết chữ
tượng hình của cư dân phương Đông xưa và hiện
nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia viết
chữ tượng hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc,
- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan trọng
nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên
cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của
cư dân cổ đại xưa
- Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng
đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và
kích thước khi xây dựng các công trình xây
dựng, tính các khoảng nợ nần nên toán học sớm
xuất hiện ở phương Đông Người Ai Cập giỏi về
tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình
tam giác, hình thang, họ còn tính được số Pi
bằng 3,16 (tương đối), Người Lưỡng Hà hay đi
buôn xa giỏi về số học, hoc có thể làm các phép
tính nhân, chia cho tới hàng triệu Người Ấn Độ
c Toán học:
- Nguyên nhân ra đời: Do nhucầu tính lại ruộng đất, nhu cầuxây dựng tính toán, mà toánhọc ra đời
- Thành tựu Các công thức sơđẳng về hình học, các bài toánđơn giản về số học, phát minh
ra số 0 của cư dân Ấn Độ
- Tác dụng: Phục vụ cuộc sốnglúc bấy giờ và để lại kinhnghiệm quí cho giai đoạn sau
Trang 18nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc
bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quí
chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn
sau
- Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại: Do uy
quyền của các hoàng đế, do chiến tranh giữa các
nước, do muốn tôn vinh các vương triều của
mình mà các quốc gia cổ đại phương Đông đã
xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Km tự tháp
Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, khu
đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà,
(gv cho HS giới thiệu về các kỳ quan này qua
tranh ảnh, đĩa VCD, )
- Những công trình này là những kì tích về sức
lao động và tài năng sáng tạo của con người
(trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất
chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình
khổng lồ còn lại mãi với thời gian) Hiện nay còn
tồn tại một số công trình như: Kim tự tháp Ai
Cập, Vạn lý trường thành, cổng thành I-sơ-ta
thành Ba-bi-lon (SGK- Hình 3)
- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào giới
thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng Kim tự tháp,
hoặc sự hùng vĩ của Vạn lý trường thành,
d Kiến trúc
- Do uy quyền của các nhà vua
mà hàng loạt các công trìnhkiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp
Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon,Vạn lý trường thành,
- Các công trình này thường đồ
sộ thể hiện cho uy quyền củavua chuyên chế
- Ngày nay còn tồn tại một sốcông trình như Kim tự tháp AiCập, Vạn lý trường thành, cổngI-sơ-ta thành BA-bi-lon, Những công trình này là những
kì tích về sức lao động và tàinăng sáng tạo của con người
4 Sơ kết bài học:
- Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiếnthức cơ bản của bài học: Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đạiphương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò củanông dân công xã? Những thành tựu về văn hóa mà cư dân phương Đông để lạicho loài người (phần này có thể cho HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm tại lớphoặc giao về nhà)
5 Dặn dò, ra bài tập về nhà:
- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK bài 4
6 Rút kinh nghiệm:
Trang 19Tiết :
BÀI 4 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ-MA
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được những vấn đề sau:
1 Về kiến thức:
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô
- Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ - cộng hòa
2 Về tư tưởng:
Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô
Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần cúng nhân dân trong lịch sử
3 Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò cảu điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại
- Phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2 giảng mục 3
1 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1
Câu hỏi 1: Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy điền vào chỗ trống:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở
- Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông
- Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Giai cấp chính trong xã hội
- Thể chế chính trị (Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS diền vào hoặc
in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS)
Câu hỏi 2:
Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2
Tại sao Hy Lạp, Rô-ma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền dân chủ
cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma là gì?
2 Dẫn dắt vào bài mới:
Trang 20GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫndắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Hy Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc ĐịaTrung Hải Địa Tring Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuậnlợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải,ngư nghiệp và thương nghiệp biển Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã pháttriển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hóa rất rực rỡ Đểhiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của cácquốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thànhthể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hóa tiêu biểucủa cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốcgia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để trảlời cho những vấn đề trên
3 Tổ chức hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại
phương Đông hình thành sớm nhờ điều
kiện tự nhiên thuận lợi Còn điều kiện tự
nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung
Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có
thể bổ sung cho bạn
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
GV phân tích cho HS thấy được: Với
công cụ bằng đồng trong điều kiện tự
nhiên như vậy thì chưa thể hình thành xã
hội có giai cấp và nhà nước
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ
bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
GV nhận xét và kết luận:
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa
không chỉ có tác dụng trong canh tác cày
sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng
trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật
cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công
và kinh tế hàng hóa tiền tệ)
1 Thiên nhiên và đời sống của con người:
- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển ĐịaTrung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít
và khô cứng, đã tạo ra những thuậnlợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng,giao thông trên biển dễ dàng, nghềhàng hải sớm phát triển
+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉthích hợp loại cây lâu năm, do đólương thực thiếu luôn phải nhập
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ýnghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sảnxuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền
tệ phát triển
Như vậy cuộc sống ban đầu của cưdân Địa Trung Hải là: Sớm biết buônbán, đi biển và trồng trọt
Trang 21Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm
GV đặt câu hỏi:
Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị
quốc? Nghề chính của thị quốc?
Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
- Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận
với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình
bày và bổ sung cho nhau
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1: Do địa hình chia cắt, đất đai
nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập
trung đông dân cư ở một nơi Hơn nữa
Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm
nào? So với phương Đông?
HS đọc SGK và trả lời, các cá nhân bổ
sung cho nhau
- Không chấp nhận có vua, có Đại hội
công dân, Hội đồng 500 như ở A-ten, tiến
bộ hơn ở phương Đông (quyền lực nằm
trong tay quý tộc mà cao nhất là vua)
GV bổ sung cho HS và phân tích thêm,
lấy ví dụ ở A-ten
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có
phải ai cũng có quyền công dân hay
không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở
đây là gì?
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân
2 Thị quốc Địa Trung Hải:
- Sự ra đời của Thị quốc: tình trạng
đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của
cư dân sống bằng nghề thủ công vàthương nghiệp nên đã hình thành cácthị quốc
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị
hành chính là một nước, trong nướcthành thị là chủ yếu Thành thị có lâuđài, phố xá, sân vận động và bếncảng
- Tính chất dân chủ của thị quốc:
Quyền lực không nằm trong tay quítộc mà nằm trong tay Đại hội côngdân, Hội đồng 500, mọi công dânđều được phát biểu và biểu quyếtnhững công việc lớn của quốc gia
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở
Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ
chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ củachủ nô đối với nô lệ
Trang 22tích và chốt ý:
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy
Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô
rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực
chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột
nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô
lệ)
- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để
hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc,
mối quan hệ giữa các thị quốc
Ngoài ra gợi ý cho HS xem tượng
Pê-ri-clet: Ông là ai? Là người như thế nào?
Tại sao người ta lại tạc tượng ông? (Ông
la người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba
Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng
đẹp đẽ Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình
tượng cao quý nhất là người chiến sĩ bình
thường, gần gũi, thân mật, được đặt ở
quảng trường để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng
mộ)
GV khai thác kênh hình 6 trong SGK và
đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Tại sao nô
lệ lại đấu tranh? Hậu quả của các cuộc
đấu tranh đó? (Câu hỏi này nếu còn thời
gian thì cho HS thảo luận trên lớp, nếu
không còn thời gian, GV cho HS về nhà
suy nghĩ)
Tiết 2 (Dành cho mục văn hóa cổ đại
Hy Lạp và Rô-ma)
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ
dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô
lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm hữu nô
lệ, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm
cho thời cổ đại và chế độ chiếm hữu nô lệ
chấm dứt Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa
vào trình độ phát triển cao về kinh tế
công thương và thể chế dân chủ, cư dân
cổ đại Địa Trung Hải đã để lại cho nhân
loại một nền văn hóa rực rỡ Những
thành tựu đó là gì, tiết học này sẽ giúp
các em thấy được những giá trị văn hóa
đó
Hoạt động theo nhóm
(Tiết 2 của bài )
GV tập trung cho hs nắm được nhữngthành tựu văn hóa mà cư dân cổ đạiHy-La tạo nên, rồi các em tự so sánh
để rút ra trình độ văn hóa củaĐông_Tây cũng như công sức củangười lao động
3 Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
a Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải
đã tính được lịch một năm có 365ngày và 1/4 nên họ định ra một thánglần lượt có 30 và 31 ngày, riêng thánghai có 28 ngày Dù chưa biết thậtchính xác nhưng cũng rất gần với hiểubiết ngày nay
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ
cái A, B, C, lúc đầu có 20 chữ, sauthêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống
Trang 23GV nên cho HS bài học sưu tầm về văn
hóa cổ đại Hy Lạp, Rô-ma ở nhà trước,
tiết này HS trình bày theo nhóm theo yêu
cầu đặt ra của GV
GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư
dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ
viết? So với cư dân cổ đại phương Đông
có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát
minh ra chữ viết?
Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm
khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho
điểm (điều này sẽ động viên được HS)
GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các
nhóm thảo luận và trả lời như: Quan
niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái
đất, mặt trời? Cách tính lịch so với cư
dân cổ đại phương Đông? Chữ viết của
cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết
hơn phương Đông không? Những chữ
trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống
với chúng ta đang sử dụng bây giờ?
GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những
hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực
khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung
Hải? Tại sao nói: "Khoa học đã có từ lâu
nhưng đến Hy Lạp, Rô-ma khoa học mới
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về
văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa
Trung Hải?
Nhóm 3 lên trình bày và các nhóm khác
bổ sung
- Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng
của Hô-me-rơ là I- li- at và Ô- đi- xê;
chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư
dân Địa Trung Hải cho nền văn minhnhân loại
b Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-mamới thực sự trở thành khoa học vì có
độ chính xác của khoa học, đạt tớitrình độ khái quát thành định lý, lýthuyết và nó được thực hiện bởi cácnhà khoa học có tên tuổi, đặt nềnmóng cho ngành khoa học đó
Trang 24Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-lơ với vở
Ơ-đíp làm vua, Ê- sin viết vở Ô- re- xti,
- GV có thể kể cụ thể cho HS nghe một
câu chuyện và cho HS nhận xét về nội
dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái
thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ
trong xã hội, )
- Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về
các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu
tầm được, miêu tả đền Pác- tê- nông, đấu
trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho
HS quan sát tranh: tượng lực sĩ ném đĩa,
tranh tượng nữ thần A- thê- na,
- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ
thuật của Hy Lạp, Rô-ma?
- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung
cho nhau, sau đó GV chốt ý:
Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và
nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần
Tượng mà rất "người", rất sinh động,
thanh khiết Các công trình nghệ thuật
chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng:
"Thanh thoát làm say mê lòng người là
kiệt tác của muôn đời"
5 Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổđại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội)
6 Rút kinh nghiệm:
Trang 25Tiết :
CHƯƠNG 3 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
BÀI 5 TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (2 tiết)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này hs phải nắm được:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội
- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần - Háncho đến thời Minh - Thanh Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng
đế Trung Hoa
- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủyếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng cònyếu ớt
- Văn hóa Trung Quốc phát triển rực rỡ
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận
- Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng
- Nắm vững các khái niệm cơ bản
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ
Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý Trường thành, Cố cung, đồ gốm sứ của TrungQuốc thời phong kiến Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh -Thanh
Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về bộ máynhà nước thời Minh - Thanh
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Tại sao nói "khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy Lạp,
Rô-ma khoa họa mới trở thành khoa học"?
2 Dẫn dắt vào bài mới:
GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới, nêu nhiệm
vụ nhận thức bài mới như sau:
Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vàonhững thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóagiai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm Nhà Tần đã khởi đầu
Trang 26xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối Kinh tế phongkiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưngthịnh của chính trị Cuối thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sảnxuất TBCN nhưng nó không phát triển được Trên cơ sở những điều kiện kinh tế
xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hóa cổ đại, nhân dân Trung Quốc
đã đạt nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ
Để hiểu được quá trình hình thành phong kiến ra sao? Phát triển qua các triềuđại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị như thế nào? Tại sao
có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các thời đại? Những thành tựu vănhóa rực rỡ của Trung Quốc là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt đượcnhững vấn đề trên
3 Tổ chức hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức
đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông, về
các giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu
hỏi:
+ Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc
vào thế kỷ thứ V TCN có tác dụng gì?
Cho HS cả lớp xem sơ đồ treo trên bảng và gọi
một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn
HS dựa vào những kiến thức đã học ở những bài
trước và dựa vào sơ đồ để trả lời
GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ:
+ Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất
hiện, xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai
cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh từ đây
hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là
quan hệ bóc lột giữa địa chủ là nông dân lĩnh canh
thay thế cho quan hệ bóc lột quí tộc và nông dân
ND tựcanhNDnghèo
Trang 27+ Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào?
Tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?
Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em
khác bổ sung
GV củng cố và chốt ý: Trên lưu vực Hoàng Hà và
Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ
thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm
thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc Đến
thế kỷ IV - TCN, nhà Tần có tiềm lực kinh tế,
quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt tiêu diệt các đối
thủ Đến năm 221 - TCN, đã thống nhất Trung
Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng, chế
độ phong kiến Trung Quốc hình thành Nhà Tần
tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc khởi nghĩa của
Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho sụp đổ
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 TCN - 220 Đến
đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác
lập
- GV cho HS quan sát
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa
của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà
Tần, nhà Hán? (gợi ý: VD cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta chống quân Tần TCN, cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Hán năm 40, )
a Sự hình thành nhà Tần - Hán:
- Năm 221 - TCN, nhà Tần
đã thống nhất Trung Quốc,vua Tần tự xưng là TầnThủy Hoàng
- Lưu Bang lập ra nhà Hán
206 - 220 TCN
Đến đây chế độ phong kiếnTrung Quốc đã được xáclập
b Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:
- Ở TW: Hoàng đế có quyền
tuyệt đối, bên dưới có thừatướng, thái úy cùng cácquan văn, võ
- Ở địa phương: Quan thái
thú và Huyện lệnh(tuyển dụng quan lại chủyếu là hình thức tiến cử)
- Chính sách xâm lược củanhà Tần - Hán: xâm lượccác vùng xung quanh, xâmlược Triều Tiên và đất đaicủa người Việt cổ
văn
Các quan võ
Các chức quan khác
Quận
Huyện Huyện
QuậnHuyện Huyện
Trang 28Hoạt động 2: Hoạt động theo từng nhóm
- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế
nào? Kinh tế thời Đường so với các triều đại
trước? Nội dung của chính sách Quân điền?
+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì
khác so với các triều đại trước?
+ Nhóm 3: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa
nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?
HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận
với nhau
Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm
khác nghe và bổ sung
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: Sau nhà Hán, Trung Quốc lâm vào
tình trạnh loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được
loạn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường (618
-907)
- Kinh tế nhà Đường phát triển hơn các triều đại
trước đặc biệt trong nông nghiệp có chính sách
quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ
hoang chia cho nông dân Khi nhận ruộng nông
dân phải nộp thuế cho nhà nước theo chế độ tô,
dung, điệu, nộp bằng lúa, ngày công lao dịch và
bằng vải) Ngoài ra thủ công nghiệp và thương
nghiệp thịnh đạt dưới thời Đường
+ Nhóm 2: Bộ máy nhà Đường tiếp tục được củng
cố từ TW đến địa phương làm cho bộ máy cai trị
phong kiến ngày càng hoàn chỉnh Có thêm chức
Tiết độ sứ Chọn quan lại bên cạnh việc cử con
em quan lại cai quản ở địa phương còn có chế độ
thi tuyển chon người làm quan
- Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược láng
giềng, mở rộng lãnh thổ Nhà Đường đã từng đặt
ách thống trị lên đất nước ta và đã bị nhân dân ta
vùng lên khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu của Mai Thúc Loan (năm 722), chống lại
sự đô hộ của nha Đường
+ Nhóm 3: Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn
xã hội giữa nông dân với địa chủ quan lại ngày
càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nông dân và nhà
Đường sụp đổ
2 Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường:
a Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: chính sáchquân điền, áp dụng kỹ thuậtcanh tác mới, chọn giống, dẫn tới năng suất tăng
+ Thủ công nghiệp vàthương nghiệp phát triểnthịnh đạt: có các xưởng thủcông (tác phường) luyện sắt,đóng thuyền
Kinh tế thời Đường pháttriển cao hơn so với cáctriều đại trước
b Về chính trị:
- Từng bước hoàn thiệnchính quyền từ TW xuốngđịa phương, có chức Tiết độsứ
- Tuyển dụng quan lại bằngthi cử (bên cạnh cử con emthân tín xuống các địaphương)
- Mâu thuẫn xã hội dẫn đếnkhởi nghĩa nông dân thế kỷ
X khiến cho nhà Đường sụpđổ
Trang 29Hoạt động 3: Hoạt động tập thể và cá nhân
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Nhà Minh, nhà Thanh
được thành lập như thế nào?
- Cho HS tìm hiểu SGK và trả lời, gọi một HS trả
lời, HS khác bổ sung
- GV nhận xét và chốt ý: Sau nhà Đường đến nhà
Tống, nhà Nguyên
- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu
Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh (1638
-1644) Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà
Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở
phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành
lập ra nhà Thanh (1644 - 1911)
- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế có điểm
gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện?
- GV cho cả lớp thảo luận và gọi một HS trả lời,
các HS khác có thể bổ sung cho bạn
- GV nhận xét và chốt lại: Các vua triều Minh đã
thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát
triển kinh tế Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất
TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện
trong các ngành nông nghiệp, thủ công, thương
nghiệp Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn
thịnh Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung
tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn
- GV có thể giải thích thêm: Sự thịnh trị của nhà
Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ
khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây
dựng chế đô quân chủ chuyên chế TW tập quyền
(quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua,
bỏ chức thừa tướng, thái úy, giúp việc cho vua là
6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực
tiếp chỉ huy quân đội)
GV đặt câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế
và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ?
- Gọi HS trả lời và GV nhận xét và phân tích cho
HS thấy: Cũng như các triều đại phong kiến trước
đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung
vào tay giai cấp quí tộc, địa chủ còn nông dân
ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng
cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến
tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều
vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân
của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ
3 Trung Quốc thời Minh – Thanh:
a Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:
- Nhà Minh thành lập (1638
- 1644), người sáng lập làChu Nguyên Chương
- Nhà Thanh thành lập 1644
- 1911
b Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh:
Từ thế kỷ XVI đã xuất hiệnmầm mống kinh tế TBCN:+ Thủ công nghiệp: xuấthiện công trường thủ công,quan hệ chủ - người làmthuê
+ Thương nghiệp phát triển,thành thị mở rộng và phồnthịnh
c Về chính trị: Bộ máy nhà
nước phong kiến ngày càngtập quyền Quyền lực ngàycàng tập trung trong tay nhàvua
- Mở rộng bành trướng rabên ngoài trong đó có sangxâm lược Đại Việt nhưng đãthất bại nặng nề
Trang 30GV đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà
Thanh?
Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung sau đó
GV nhận xét, chốt ý: Người Mãn Thanh khi vào
Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính
sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn
mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa
chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng
mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa
nông dân khắp nơi
- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa
cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản
phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong
kiến Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho
nhà Thanh sụp đổ
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm
GV chia cả lớp làm 2 nhóm chính và giao nhiệm
vụ cho mỗi nhóm:
- Nhóm 1: những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng
của chế độ phong kiến Trung Quốc:
- Nhóm 2: Những thành tựu trên các lĩnh vực sử
học, văn học, khoa học kỹ thuật?
GV cho đại diện các nhóm trình bày, và bổ sung
cho nhau, sau đó gV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong
lĩnh vực tư tưởng Người khởi xướng nho học là
Khổng Tử Từ thời Hán Nho giáo đã trở thành
công cụ thống trị tinh thần với quan niệm về vua
-tôi, cha - con, chồng - vợ, nhưng về sau Nho giáo
càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát
triển của xã hội
- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời
Đường.Thời Đường, vua Đường đã cử các nhà sư
sang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình
đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền
Trang
+ Nhóm 2: Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở
thành lĩnh vực độc lập, Người đặt nền móng là Tư
Mã Thiên với bộ sử ký
Văn học: Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
với những tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch,
Bạch Cư Dị Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời
Minh - Thanh với các bộ tiểu thuyết nổi tiếng như
Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa
d Chính sách của nhà Thanh:
- Đối nội: Áp bức dân tộc,mua chuộc địa chủ ngườiHán
- Đối ngoại: Thi hành chínhsách "bế quan tỏa cảng"
Chế độ phong kiến nhàThanh sụp đổ năm 1911
4 Văn hóa Trung Quốc:
a Tư tưởng:
- Nho giáo giữ vai trò quantrọng trong hệ tư tưởngphong kiến là công cụ tinhthần bảo vệ chế độ phongkiến, về sau Nho giáo càngtrở nên bảo thủ, lỗi thời vàkìm hãm sự phát triển của
xã hội
- Phật giáo cũng thịnh hànhnhất là thời Đường
b Sử học: Tư Mã Thiên với
Trang 31của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa
Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần Các tiểu
thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự
kiện có thật và hư cấu thêm "7 thực, 3 hư", nó
phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung
Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến
(nếu còn thời gian GV có thể kể ngắn gọn nội
dung của một tác phẩm, )
Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải
như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp
Nghề in , làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, khai thác
khí đốt, cũng được người Trung Quốc biết đến
khá sớm (GV có thể cho HS quan sát các tranh
sưu tầm về đồ gốm, sứ, hành dệt, cho HS nhận xét
và GV phân tích cho HS thấy trình độ cao của
người Trung Quốc trong việc sản xuất ra những
sản phẩm này)
- GV cho HS xem tranh Cố cung Bắc Kinh và yêu
cầu HS nhận xét Sau đó GV có thể phân tích cho
HS thấy: Cố cung nó biểu tượng cho uy quyền
của chế độ phong kiến, nhưng đồng thời nó cũng
biểu hiện tài năng và nghệ thuật trong xây dựng
của nhân dân Trung Quốc
d Khoa học kỹ thuật: Đạt
được nhiều thành tựu tronglĩnh vực hàng hải, nghề in,làm giấy, gốm, dệt, luyệnsắt, và kỹ thuật xây dựngcác cung điện phục vụ chochế độ phong kiến
4 Sơ kết bài học:
Gv kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS nêu lại sự hìnhthành xã hội phong kiến Trung Quốc, sự phát triển của chế độ phong kiến TrungQuốc qua các triều đại, điểm nổi bật của mỗi triều đại: Vì sao cuối các triều đạiđều có khởi nghĩa nông dân? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của TrungQuốc thời phong kiến?
2 Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?
Tìm hiểu tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên
6 Rút kinh nghiệm:
Trang 32I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Về kiến thức:
- Qua bài học giúp HS nhận thức được:
+ Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng vớiTrung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới
+ Thời Gúp- ta định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ
+ Nội dung của văn hóa truyền thống
2 Về tư tưởng:
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan
hệ kinh tế và văn hóa mật thiết giữa hai nước
3 Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Lược đồ Ấn Độ trong SGK phóng to
- Bản đồ Ấn Độ ngày nay
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật của Ấn Độ
Chuẩn bị đoạn băng video về văn hóa Ấn Độ (đã phát trên VTV2 vào tháng 6 2003)
-III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Hãy nêu những nét cơ bản trong bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần
- Hán và Đường?
- Câu 2: Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện ở Trung Quốc khi nào? Biểu hiện?
Tại sao nó không được tiếp tục phát triển?
2 Dẫn dắt vào bài mới:
GV khái phần kiểm tra bài cũ , dẫn dắt vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thứcbài mới cho HS như sau:
- Ấn Độ là một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn minh lâuđời khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền văn minh dôngHằng, bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông Hằng nằm ởvùng đông bắc, là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, quê hương , nơi sinh trưởngcủa nền văn hóa truyền thống và văn minh Ấn Độ Để hiểu được văn hóa truyềnthống Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thếnào? Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như thế nào? Bài học hômnay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên
3 Tổ chức hoạt động trên lớp:
Trang 33Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV đặt câu hỏi: Vì sao một số nhà
nước đầu tiên lại hình thành bên lưu
vực sông Hằng?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi, các HS
khác bổ sung
Gv nhận xét và chốt ý: Khoảng 1500
năm TCN, vùng lưu vực sông Hằng ở
phía Đông Bắc đã có điều kiện tự
nhiên thuận lợi, các bộ lạc đã đến đây
sinh sống và hình thành các nhà nước,
đứng đầu là các tiểu vương quốc lớn
mạnh và tranh giành ảnh hưởng lẫn
nhau
GV đặt câu hỏi: Quá trình hình thành
và phát triển của nước Ma-ga-đa?
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Vai trò của
vua Asôca?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác
bổ sung, sau đó GV chốt ý:
+ A-sô-ca là vua thứ 11 của nước
Magađa, lên ngôi vào đầu thế kỷ III
TCN Ông đã xây dựng đất nước, đem
quân đi đánh các nước nhỏ, thống
nhất Ấn Độ (thống nhất gần hết bán
đảo Ấn Độ, chỉ trừ cực nam
(Pan-đi-a) GV chỉ trên lược đồ trong SGK
phóng to treo trên bảng, đồng thời cho
HS thấy lãnh thổ Ấn Độ cổ đại rộng
lớn so với Ấn Độ ngày nay (chỉ trên
bản đồ thế giới Ấn Độ ngày nay)
- Sau khi thống nhất Ấn Độ, chán
cảnh binh đao, ông một lòng theo đạo
phật và tạo điều kiện cho đạo phật
truyền bá sâu rộng khắp Ấn Độ đến
tận Xri-lan-ca Ông còn cho khắc chữ
lên cột sắt "cột A-sô-ca" nói lên chiến
công và lòng sùng kính của ông
- A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III
TCN, Ấn Độ lại rơi vào giai đoạn
khủng hoảng
1 Thời kỳ các quốc gia đầu tiên:
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằngsông Hằng đã hình thành một số nước,thường xảy ra tranh giành ảnh hưởngnhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa
- Vua mở nước là Bim-bi-sa-ra, nhưngkiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca(thế kỷ III TCN)
+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhấtlãnh thổ
+ Theo đạo phật và có công tạo điềukiện cho đạo phật truyền bá rộngkhắp Ông cho dựng nhiều "cột A-sô-ca"
2 Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự
Trang 34Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm
Nhóm 1: Quá trình hình thành vương
triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai
trò về mặt chính trị của vương triều
này?
Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hóa
Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ
thể?
Nhóm 3: Văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta
ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ
giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên
ngoài như thế nào? Việt Nam ảnh
hưởng văn hóa Ấn Độ ở những lĩnh
vực nào?
- Gv gọi đại diện các nhóm lên trình
bày và các nhóm khác bổ sung cho
bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: - Đầu công nguyên, miền
Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật
vương triều Gúp-ta (319 - 467),
vương triều này đã tổ chức kháng cự
không cho người Tây Á xâm lấn từ
phía tây bắc, thống nhất miền bắc Ấn
Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền
trung Ấn Độ Sự phát triển và nét đặc
sắc của vương triều Gúp-ta còn giữ
được ở thời Hác-sa giai đoạn sau (606
+ Đạo phật được tiếp tục phát triển
sau hàng năm ra đời ở Ấn Độ đến thời
Gúp-ta được truyền bá khắp Ấn Độ và
truyền ra nhiều nơi Cùng với đạo
phật phát triển kiến trúc ảnh hưởng
của đạo, như chùa Hang mọc ở nhiều
nơi và những pho tượng phật điêu
khắc bằng đá, trên đá (giới thiệu chua
Hang Át-gian-ta, )
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu vốn là
đạo cổ xưa của người Ấn cũng ra đời
phát triển của văn hóa truyền thống
Ấn Độ:
Quá trình hình thành và vai trò về mặtchính trị:
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độđược thống nhất - nổi bật vương triềuGúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thốngnhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gầnnhư toàn bộ miền trung Ấn Độ
- Về văn hóa dưới thời Gúp-ta:
+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triểntruyền bá khắp Ấn Độ và truyền ranhiều nơi Kiến trúc phật giáo pháttriển (chùa Hang, tượng phật bằngđá)
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời
và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thầnSáng tạo, Thần thiện, Thần ác Cáccông trình kiến trúc thờ thần cũngđược xây dựng
Trang 35và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần
Sáng tạo, thần thiện, thần ác và nhiều
vị thần khác Cùng với đạo Hin-đu
phát triển thì các công trình kiến trúc
thờ thần cũng được xây dựng Các
ngôi đền được xây bằng đá cao đồ sộ,
hình chóp núi, là nơi ngự trị của các
thần và nơi tạc nhiều tượng thần thánh
bằng đá, (giới thiệu cho HS xem đền
tháp hình núi Meenu, lăng mộ hình
bán cầu, hình bát úp, )
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã
nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ
chữ Sanskrit (chữ Phạn) là chữ viết
phổ biến ỏ Ấn Độ thời bấy giờ và là
cơ sở hình thành chữ viết Ấn Độ ngày
nay Chữ viết phát triển đã tạo điều
kiện cho nền văn học viết của Ấn Độ
phát triển rực rỡ với các tác giả và tác
phẩm tiêu biểu như Sơ kun ta la của
Ka li đa sa
+ Nhóm 3: Văn hóa thời Gúp-ta đã
phát triển khắp Ấn Độ, nó còn rực rỡ
sang cả thời Hác-sa Ngày nay dân số
Ấn Độ đa số theo đạo Ấn Độ, chữ viết
ngày nay của Ấn Độ dựa trên chữ
Sanskrit Trong quá trình buôn bán
với các quốc gia Đông Nam Á, văn
hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng sang các
nước này chủ yếu là tôn giáo đạo
phật, đạo Hin-đu và chữ Sankrít Việt
Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ (chữ Chăm cổ là dựa trên chữ
Sanskrit, đạo Bà-la-môn của người
Chăm và kiến trúc tháp Chàm, đạo
phật và các công trình chùa mang kiến
trúc ảnh hưởng của phật giáo Ấn
Độ, )
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã
nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệchữ sanskrit Văn học cổ điển Ấn Độ -văn học Hin-đu, mang tinh thần vàtriết lý Hin-đu giáo rất phát triển Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình vănhóa truyền thống Ấn Độ với nhữngtôn giáo lớn và những công trình kiếntrúc, tượng, những tác phẩm văn họctuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyềnthống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnhcửu
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặcbiệt là văn hóa truyền thống truyền bá
ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnhhưởng rõ nét nhất Việt Nam cũng ảnhhưởng của văn hóa Ấn Độ (thápChàm, đạo phật, đạo Hin-đu)
(PHầN 2 TIếT 2 bài này cho HS vềnhà đọc trã lời các câu hỏi sau:
+ Nêu sự phát triển của văn hóatruyền thống Ấn Độ?
+ Những nét chính của Vương triềuHồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn?
+ Vị trí của vương triều Hồi giáo
Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử
Ấn Độ?)
V Rút kinh nghiệm:
Ngày
Trang 36- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
II THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến
- Lược đồ về Ấn Độ
- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của vương triêu Mô-gôn?
Câu hỏi 2: Vị trí vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
Câu hỏi 3: Hãy cho biết sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở
Ấn Độ?
Câu hỏi 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bênngoài như thế nào và những nơi nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ?
2 Dẫn dắt vào bài mới:
Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, lànơi khởi nguồn của Ấn Độ Hin-đu giáo Lịch sử phát triển của Ấn Độ có nhữngbước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau Để hiểuđược sự phát triển của lịch sử văn hóa truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ
đã trải qua các vương triều nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên
3 Tổ chức hoạt động trên lớp:
Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình Ấn
Độ sau thời kỳ Gúp-ta và Hác-sa?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV trình bày và phân tích: Đến thế kỷ VII,
Ấn Độ lại rơi vào tình trạnh chia rẽ, phân
1 Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ:
Trang 37tán Nguyên nhân là do chính quyền Trung
ương suy yếu, mặt khác trải qua 6 - 7 thế kỷ
trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau,
mỗi vùng lãnh thỗ lại có những điều kiện và
sắc thái của riêng mình, đất nước lại chia
thành hai miền Bắc và Nam, mỗi miền lại
tách thành ba vùng, ba nước riêng, thành sáu
nước, trong đó nước Pa-la ở vùng Đông Bắc
và nước Pa-la-va ở miền Nam là có vai trò
nổi trôi hơn
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Việc đất nước bị
phân chia như vậy thì văn hóa phát triển như
thế nào?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và
SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Mỗi nước
lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa
của riêng mình trên cơ sở văn hóa truyền
thống Ấn Độ, chữ viết, văn học nghệ thuật
Hin-đu
- Đồng thời nhấn mạnh thêm sự phân liệt
không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy
thoái mà lại phản ánh sự phát triển tự cường
của các vùng, các địa phương
- Cuối cùng GV trình bày nước Pa-la-va ở
miền Nam có vai trò tích cực trong việc phổ
biến văn hóa Ấn Độ
- GV nêu câu hỏi: Tại sao nước Pa-la-va
đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn
hóa truyền thống Ấn Độ?
- HS dựa vao SGK trả lời câu hỏi
- GV chốt ý: Pa-la-va thuận lợi về bến cảng
và đường biển
- GV sơ kết mục 1 khẳng định: Văn hóa Ấn
Độ thế kỷ VII- XII phát triển sâu rộng trên
toàn lãnh thỗ và có ảnh hưởng ra bên ngoài
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của
vương triều Hồi giáo Đê-li?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi HS khác bổ
sung cho bạn
- GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân tán đã
không đem lại sức mạnh thống nhất để
người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơivào tình trạng chia rẽ, phân tán.Nổi lên vai trò của Pa-la ở vùngĐông Bắc và nước Pa-la-va ởmiền Nam
- Về văn hóa, mỗi nước lại tiếptục phát triển sâu rộng nền vănhóa riêng của mình trên cơ sởvăn hóa truyền thống Ấn Độ -chữ viết văn học nghệ thuậtHin-đu
Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII XVII phát triển sâu rộng trêntoàn lãnh thổ và có ảnh hưởng
-ra bên ngoài
2 Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phântán đã không đem lại sức mạnhthống nhất để chống lại cuộctấn công bên ngoài của ngườiHồi giáo gốc Thổ
Trang 38bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình người Thổ đánh
chiếm Ấn Độ thiết lập vương triều Đê-li
diễn ra như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời
- GV trình bày và phân tích:
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa
lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng
Hà Đạo Hồi được truyền bá đến I- ran và
Trung Á, lập nên vương quốc Hồi giáo nữa
trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành
chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập lên vương
quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li (đóng
đô ở Đê-li bắc Ấn Độ) tồn tại hơn 300 năm
từ 1206 - 1526
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm
vụ cụ thể của các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của
vương quốc Hồi giáo Đê-li
Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo
Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hóa
Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu kiến trúc
- HS đọc SGK thảo luận và cử đại diện
nhóm trình bày HS khác có thể bổ sung cho
bạn
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Nhóm 1: Vương quốc Hồi giáo Đê-li đã
truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân đã
có Phật giáo và đang theo Hin-đu giáo, tự
dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa
vị trong bộ máy quan lại Người không theo
đạo Hồi ngoài thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch
còn phải nộp thuế ngoại đạo
+ Nhóm 2: Về tôn giáo, thi hành chính sách
mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã
dẫn đến sự bất bình của nhân dân
+ Nhóm 3: Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo
được du nhập vào Ấn Độ
+ Nhóm 4: Về kiến trúc, xây dựng một số
công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo,
xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành
phố lớn nhất thế giới
- Quá trình hình thành: 1206
người Hồi giáo chiếm vào đất
Ấn Độ, lập nên vương quốcHồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li
- Chính sách thống trị: truyền
bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành chomình quyền ưu tiên ruộng đất,địa vị trong bộ máy quan lại
- Về tôn giáo, thi hành chính
sách mềm mỏng, song xuấthiện sự phân biệt tôn giáo
- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáođược du nhập vào Ấn Độ
- Về kiến trúc, xây dựng một
số công trình mang dấu ấn kiếntrúc Hồi giáo, xây dựng kinh đôĐê-li trở thành một thành phốlớn nhất thế giới
Trang 39GV nêu câu hỏi: Vị trí của vương triều Đê-li
trong lịch sử Ấn Độ?
- GV gợi ý: Có sự giao lưu giữa hai nền văn
hóa hay là triệt tiêu; quan hệ giao lưu về
buôn bán, truyền bá văn hóa
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV chốt ý:
+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh
đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo
A-ráp, bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa
Đông-Tây
+ Dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li đạo
Hồi được truyền bá đến một số nước trong
khu vực Đông Nam Á
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích: Thế
kỷ XV vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu,
1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua Leng theo dòng
dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm
1526 mới chiếm được Đê-li, lập ra Vương
triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ)
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về
Vương triều Mô-gôn?
- GV gợi ý: Vương triều Mô-gôn có phải là
chế độ phong kiến cuối cùng không? Chính
sách củng cố đất nước theo hướng nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Vương triều Mô-gôn là thời kỳ cuối cùng
của chế độ phong kiến Ấn Độ, song không
phải đã suy thoái và tan rã
+ Các ông vua đều ra sức củng cố theo
hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước,
đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời
vua A-cơ-ba (1556 - 1605)
- HS đọc nhanh những chính sách tích cực
của vua A-cơ-ba trong SGK
- GV kết hợp giới thiệu hình 17 "Cổng lăng
A-cơ-ba ở Xi-can-dra" trong SGK
- GV nêu câu hỏi: Tác động của những
chính sách của vua A-cơ-ba đối với sự phát
triển của Ấn Độ?
- HS dựa vào hiểu biết của mình và SGK trả
lời câu hỏi
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưuvăn hóa Đông - Tây
+ Đạo Hồi được truyền bá đếnmột số nước trong khu vựcĐông Nam Á
3 Vương triều Mô-gôn
- Năm 1398 thủ lĩnh - vua mua theo dòng dõi Mông Cổtấn công Ấn Độ, đến năm 1526lập ra vương triều Mô-gôn
Ti Các ông vua đều ra sức củng
cố theo hướng Ấn Độ hóa vàxây dựng đất nước, đưa Ấn Độbước phát triển mới dưới thờivua A-cơ-ba (1556 - 1605)
Trang 40- GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã hội Ấn
Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có
nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Hầu hết các ông
vua còn lại của vương triều đều dùng quyền
chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước,
một số còn dùng những biện pháp đàn áp
quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt,
- GV giới thiệu về hình 18 "Lăng
Ta-giơ-Ma-han" trong SGK
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những chính
sách thống trị hà khắc đó?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý: Đất nước lâm vào
tinhd trạng chia rẽ và khủng hoảng
- GV trình bày rõ: Sự suy yếu đó, đặt Ấn Độ
trước sự xâm lược của thực dân phương Tây
(Bồ Đào Nha và Anh)
- Giai đoạn cuối do nhữngchính sách thống trị hà khắccủa giai cấp thống trị, Ấn Độlâm vào khủng hoảng
- Ấn Độ đứng trước thách thứcxâm lược của thực dân phươngTây (Bồ Đào Nha và Anh)
4 Sơ kết bài học
Kiểm tra nhận thức của HS bằng các câu hỏi:
+ Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?
+ Những nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn?+ Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và VT Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
5 Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK
- Bài tập:
+ Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ
+So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li với vương triều Mô-gôn
6 Rút kinh nghiệm:
Ngày