TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN – TINHỌC GVHD: LÊ MINH TRIẾT. NHÓM SV THỰC HIỆN: 1. MAI THANH BẰNG MSSV: 33.103.370 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc 2. HOÀNG XUÂN LÃNG MSSV: 33.103.379 LỚPTIN4 LONG AN KIÊN GIANG. BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN(tiết 1) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh cần nắm vững khái niệm bài toán, các yếu tố cấu thành bài toán. - Hiểu khái niệm thuật toán, các tính chất của thuật toán, vai trò của việc xây dựng thuật toán trong việc giải quyết bài toán trong thực tế. - Biểu diễn được thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng các bước liệt kê. 2. Kỹ năng. - Phân tích, xác định Input, Output của một bài toán. - Phân tích, thiết kế thuật toán. - Biểu diễn bài toán rõ ràng, mạch lạc. 3. Tư duy. - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích bài toán, thiết kế được một thuật toán. 4. Thái độ và tình cảm. - Tạo niềm say mê tìm tòi học hỏi, tính kiên nhẫn, thói quen tự kiểm tra, đánh giá. - Phát huy khả năng tư duy độc lập, logic, sáng tạo của học sinh. II. Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Sách giáo khoa Tinhọclớp10. - Sách giáo viên Tinhọclớp10. - Giáo án. - Tài liệu tham khảo, phiếu học tập. - Máy tính, máy chiếu, phấn bảng. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa Tinhọclớp10. - Tài liệu tham khảo. III. Phương pháp và tổ chức hoạt động. 1. Phương pháp. - Dùng phương pháp chủ đạo là thuyết trình. - Và một số phương pháp bổ trợ khác như: vấn đáp, minh họa trực quan, liên hệ thực tiễn. 2. Tổ chức hoạt động. - Hoạt động 1: khái niệm về bài toán và ví dụ. + Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa về bài toán. + Yêu cầu: Học sinh phải chăm chú lắng nghe, thảo luận khi giáo viên đưa ra câu hỏi là lấy ví dụ về bài toán và xác định Input và Output. Trang 2 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc - Hoạt động 2: khái niệm về thuật toán các ví dụ và tính chất của thuật toán. + Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa về thuật toán, biết được thuật toán có thể biểu diễn bằng hai cách: liệt kê và sơ đồ khối. + Yêu cầu: Học sinh phải chăm chú lắng nghe khí giáo viên giảng bài, hiểu và nắm vững được tính chất và cách biểu diễn của thuật toán, IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định lớp.(1 phút) - Giáo viên vào lớp. - Học sinh đứng lên chào. - Giáo viên yêu cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới. a. Kiểm tra bài cũ.(4’) Câu hỏi: Hãy nêu khái niệm thiết bị vào và thiết bị ra của máy tính. Cho một vài ví dụ minh họa. Trả lời: - Thiết bị vào là thiết bị cho phép đưa thông tin vào máy tính. Ví dụ như: bàn phím, chuột, camera… - Thiết bị ra là thiết bị cho phép xuất thông tin từ máy tính ra ngoài. Ví dụ như: màn hình, máy in, loa… - Có những thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra vì chúng tích hợp hai khả năng. Ví dụ: màn hình cảm ứng . b. Dẫn dắt vào bài mới.(2’) - Câu hỏi: Theo các em thì nhiệm vụ của ngành khoa học máy tính là gì? - Đáp án: Nhiệm vụ của ngành khoa học máy tính là nghiên cứu và phát triển máy tính ( bao gồm cả phần cứng và phần mềm) để máy tính ngày càng thông minh hơn, song song với quá trình đó là việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn nhằm giải quyết chúng trên máy tính. Khi khoa học máy tính phát triển thì máy tính càng giải quyết được nhiều các bài toán thực tế phức tạp. Để bước đầu cho các em làm quen với việc giải quyết bài toán, các vấn đề thực tiễn trên máy tính, hôm nay chúng ta cùng nhau đi vào bài mới BÀI TOÁN & THUẬT TOÁN. 3. Bài mới. Nội dung Hoạt động của GV và HS Thời gian Hoạt động 1: Khái niệm về bài toán và ví dụ. Dẫn dắt vào vấn đề. GV hỏi: Em hãy cho biết một số ví dụ về bài toán trong toán học. HS trả lời: cho ví dụ. GV hỏi: vậy em có nhận xét gì về bài toán trong toán học. 15’ Trang 3 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc a. Khái niệm: Là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện để từ thông tin đưa vào (Input) tìm được thông tin ra (Output). Thông tin, dữ liệu vào: Input. Thông tin, kết quả: Output. b. Ví dụ. Xác định thông tin đưa vào(Input) và xuất ra(Output) của bài toán tìm ước số chung lớn nhất của hai số nguyên dương. Ví dụ 2: xác định Input và Output của bài toán tìm nghiệm của phương trình bậc hai ax 2 + bx + c = 0 HS trả lời: Cho giả thiết và tìm kết luận. Giáo viên nhận xét khái niệm bài toán trong tinhọc cũng tương tự như vậy. GV nêu khái niệm. HS ghi bài vào vở. HS làm bài. GV: gọi học sinh lên làm bài, nhận xét và đưa ra đáp án. Input: hai số nguyên M và N. Output: UCLN của M và N. HS nhận xét. HS làm bài GV gọi HS lên bảng làm bài và kiểm tra đáp án của HS. Input: ba số thực a, b, c (a ≠ 0). Output: tất cả các số thực x thỏa mãn: ax 2 + bx + c = 0. Hoạt động 2: Khái niệm thuật toán, các ví dụ và các tính chất của thuật toán. a. Khái niệm. Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. b. Ví dụ. GV dẫn dắt HS vào vấn đề. GV: để giải quyết một vấn đề trong thực tế chúng ta cần có phương pháp và đường đi để đạt được kết quả mong muốn. Vậy trong toán học từ giả thiết làm thế nào để tìm ra kết luận. HS trả lời: tìm ra cách giải của bài toán. GV: cách giải của bài toán trong tinhọc đươc chúng ta gọi là thuật toán. GV nêu khái niệm của thuật toán. Hs ghi bài. 20’ Trang 4 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc Cách giải phương trình: ax + b = 0. - Nếu a=0 và b=0 thì phương trình có vô số nghiệm. - Nếu a=0 và b≠0 thì phương trình vô nghiệm. - Nếu a≠0 thì phương trình có nghiệm x=-b/a. c. Các tính chất. - Tính dừng: thuật toán phải được kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác. - Tính xác định: các bước giải phải rõ ràng không gây ra sự lẫn lộn hoặc nhập nhằng. - Tính đúng đắn: kết quả sau khi thực hiện thuật giải là một kết quả đúng dựa trên một định nghĩa hoặc một số kết quả cho trước. - Tính hiệu quả: + Phải sử dụng dung lượng bộ nhớ là nhỏ nhất. + Số phép toán là ít nhất. + Thuật toán dễ hiểu không. + Dễ khai báo trên máy tính. d. Các cách biểu diễn thuật toán. Cách 1: Liệt kê các bước. GV đưa ra bài toán. HS làm bài. GV nhận xét và đánh giá. GV: yêu cầu HS nêu một số tính chất của thuật toán. HS trả lời. GV nhận xét và phân tích các tính chất. HS ghi bài. GV: đưa ra ví dụ. Ví dụ về các bước của thuật toán nấu cơm. B1: chuẩn bị gạo. B2: vo gạo, đổ gạo và nước vào nồi. B3: đun sôi tới khi cạn nước. B4: giữ nhỏ lửa. B5: sau 5 phút kiểm tra cơm chín chưa. Nếu chưa chín thì quay lại bước 5. Nếu chín thì chuyển sang bước 6. HS ghi bài và nhận xét. B6: tắt lửa và bắt nồi cơm xuống. GV đưa ví dụ mới cho học sinh về nhà làm. Trang 5 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc Cách 2: Bằng sơ đồ khối. : Bắt đầu hoặc kết thúc. : Thể hiện phép tính toán. : Thao tác so sánh. : Quy trình thực hiên các thao tác. Ví dụ: liệt kê các bước của thuật toán tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên. B1: Nhập n và dãy số nguyên a 1 , a n ; B2: Max ← a 1 , i ← 2. B3: Nếu i > n thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc. B4: B4.1: Nếu a i > Max thì Max ← a i ; B4.2: i ← i + 1; Quay lại B3. Dẫn dắt: GV: Ngoài cách biểu diễn thuật toán bằng liệt kê các bước còn một cách khác nữa là biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối. GV nêu khái niệm về các hình biểu diễn trong thuật toán. HS ghi bài. GV cho HS làm bài tập ở trên bằng phương pháp biểu diễn sơ khối. HS ghi bài. Trang 6 GiáoÁnTin10 Chương 1: Một số khái niệm cơ bản của TinHọc V. Củng cố và dặn dò. 1. Củng cố.(2’) Khái quát lại các khái niệm bài toán, thuật toán, cách thức biểu diễn thuật toán bằng hai cách liệt kê và sơ đồ khối. Yêu cầu học sinh nắm vững các khái niệm trên. 2. Dặn dò.(1’) Dặn học sinh về nhà xem trước phần 3. Một số ví dụ về thuật toán. Dặn học sinh về nhà làm bài tập biểu diễn thuật toán tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên theo hai cách liệt kê và biểu diễn bằng sơ đồ khối và làm bài tập 2, 4, 5 sách giáo khoa trang 44. VI. Rút kinh nghiệm. Nhóm đăng ký thi nhưng không được thi. Trang 7 . logic, sáng tạo của học sinh. II. Đồ dùng dạy học. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Sách giáo khoa Tin học lớp 10. - Sách giáo viên Tin học lớp 10. - Giáo án. . bản của Tin Học 2. HOÀNG XUÂN LÃNG MSSV: 33 .103 .379 LỚP TIN 4 LONG AN KIÊN GIANG. BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN(tiết 1) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh