Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà NộiTạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ KIM VIỆT
HÀ NỘI – 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sỹ quản lý công “Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Lê Kim Việt
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được công bố trong bất kỳ một luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy PGS.TS
Lê Kim Việt người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc học viện, các thầy giáo, cô giáo khoa Sau Đại học – Học viện hành chính quốc gia, đặc biệt những thầy,
cô giáo đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập tại trường
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các khoa, phòng Bệnh viện đa khoa Đông Anh, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, vì còn hạn chế về nhận thức và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên chắc hẳn bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ thầy, cô giáo cũng như các bạn bè và đồng nghiệp để bài luận văn của tôi thêm hoàn thiện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Phương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu đến đề tài luận văn 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5
5.1 Phương pháp luận 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 6
Chương NH NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ ẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VI N CHỨC 7
1.1 Một số khái niệm liên quan 7
1.1.1 Động lực làm việc 7
1.1.2 Các biểu hiện của động lực làm việc 8
1.1.3 Tạo động lực làm việc 9
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động 13
1.2.1 Các yếu tố thuộc bản thân người lao động 13
1.2.2 Các yếu tố thuộc về công việc 15
1.2.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức 16
1.2.4 Các yếu tố khác 18
1.3 Một số học thuyết phổ biến về tạo động lực làm việc 19
1.3.1 Thuyết nhu cầu của Maslow 19
1.3.2 Thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg 20
Trang 61.3.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 25
1.4 Động lực và tạo động lực cho viên chức 26
1.4.1 Khái niệm viên chức 26
1.4.2 Sự cần thiết phải tạo động lực cho viên chức 26
Tiểu kết Chương 1 29
Chương 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC ỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
2.1 Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội 30
2.1.1 Khái quát chung 30
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy và nhân sự 32
2.2 Tình hình động lực làm việc của viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay 38
2.2.1 Những ưu điểm chủ yếu 39
2.2.2 Những nhược điểm 43
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh 46
2.3 Tình hình tạo động lực làm việc cho viên chức Bệnh viện đa khoa Đông Anh 52 2.3.1 Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua biện pháp tài chính 52
2.3.2 Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua biện pháp phi tài chính 59
2.4 Đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh 65
2.4.1 Những kết quả đã đạt được 65
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 66
Tiểu kết Chương 2 69
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PH P CHỦ U TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH,THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NA 70
3.1 Định hướng phát triển bệnh viện đa khoa Đông Anh trong thời gian tới và những vấn đề đặt ra đối với việc tạo động lực cho viên chức bệnh viện 70
3.1.1 Định hướng phát triển bệnh viện đa khoa Đông Anh trong thời gian tới 70 3.1.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện 71
Trang 73.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo động lực làm việc cho viên chức Bệnh viện
Đa khoa Đông Anh giai đoạn hiện nay 72
3.2.1 Nhóm giải pháp đối với tập thể lãnh đạo bệnh viện 72
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân viên chức hứng thú làm việc và gắn bó với tập thể 74
3.2.3 Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc thân thiện 81
3.2.4 Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định nhằm kế hoạch hóa, công khai hóa, dân chủ hóa trong hoạt động của bệnh viện 83
Tiểu kết Chương 3 87
K T LUẬN 88
KI N NGHỊ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 8DANH MỤC ẢNG, IỂU
ẢNG:
Bảng 1.1 Các yếu tố duy trì và động viên theo quan điểm của F Herzberg 21
Bảng 1.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc 24
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện công tác chuyên môn từ năm 2013-2015 35
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự theo giới tính 37
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 37
Bảng 2.4 Thời gian làm việc của viên chức 40
Bảng 2.5 Đánh giá khối lượng công việc 40
Bảng 2.6 Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của viên chức 41
Bảng 2.7 Dự định của viên chức đối với công việc 43
Bảng 2.8 Mức độ hài lòng của viên chức đối với tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi 44
Bảng 2.9 Bảng thu nhập tăng thêm bình quân từ năm 2013 - 2015 55
Bảng 2.10 Mức độ hài lòng của viên chức về công tác khen, thưởng 58
IỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động viên chức Bệnh viện đa khoa Đông Anh từ năm 2013-2015 34
Biểu đồ 2.2 Trình độ chuyên môn của CBVC bệnh viện ĐK Đông Anh 36
Trang 10MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài luận văn
Ở mỗi quốc gia nguồn nhân lực luôn được coi là nguồn lực đặc biệt, không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, quyết định tới sự thành bại, tăng trưởng và phát triển của quốc gia đó Một nước cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không
có những con người có trình độ, đủ khả năng khai thác nguồn lực đó thì khó có thể hoàn thành được những mục đích đã đặt ra Vì vậy, việc làm thế nào để người lao động phát huy được những khả năng, tinh thần, thái độ làm việc của bản thân vì mục tiêu chung của tổ chức là điều không phải dễ Đây được coi là một vấn đề phức tạp và trừu tượng vì liên quan trực tiếp đến tâm lý con người Việc tạo ra sự thống nhất tâm lý của những con người khác nhau trong tổ chức đòi hỏi người quản lý cần có những phương pháp và cách thức thật khéo léo, tác động vào những nhu cầu của người lao động từ đó kích thích họ làm việc và cống hiến cho tổ chức – đây là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý
Thực tiễn cho thấy, cải cách hành chính nói chung và cải cách chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm, diễn ra ở mọi cấp và trên bình diện quốc gia Để thực hiện được các mục tiêu cải cách đòi hỏi bản thân người lao động phải có động lực làm việc để họ chủ động giải quyết công việc và chủ động đón nhận những thay đổi của môi trường
Trong thời gian qua, tình trạng viên chức y tế có những cư xử chưa đúng mực với người bệnh như: thái độ hững hờ, lạnh nhạt, thiếu trách nhiệm trong công việc….đã được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Một trong những nguyên nhân để xảy ra hiện tượng như vậy không thể không nhắc đến nguyên nhân thiếu động lực làm việc của viên chức ngành y tế Bên cạnh đó, trong thực tế tỷ lệ viên chức thực
sự quan tâm đến nghề nghiệp còn thấp, viên chức không say mê, tâm huyết
Trang 11với công việc, lãng phí thời gian công sở và nghiêm trọng hơn tình trạng bỏ nghề, thay đổi công việc với tần suất cao đang diễn ra phổ biến, đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức và cá nhân
Xuất phát từ những lý do trên, việc quan tâm tới động lực làm việc của người lao động nói chung và viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh nói riêng là một yêu cầu cấp bách Là một viên chức đang làm việc tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh với mong muốn vận dụng những kiến thức Quản
lý công đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm luận thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công
2 Tình hình nghiên cứu đến đề tài luận văn
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vấn
đề động lực, tạo động lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy tích cực của nhân
tố con người được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Đồng thời, đây cũng là chủ đề cho nhiều tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải đã đưa ra những nội dung chung nhất về động lực làm việc; ảnh hưởng của động lực làm việc của cán bộ công chức đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước; tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức và qua đó đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức Với bốn nội dung, tác giả đã đưa
ra cái nhìn tổng thế về động lực làm việc, ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tạo động lực cho cán bộ công chức
Bài viết “ Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay” của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Tuyên giáo 3 –
2012 có đưa ra các chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức gồm đãi ngộ vật chất và khuyến khích tinh thần; phân tích tình hình thực tế để thấy được
Trang 12tầm quan trọng của từng chính sách và tiến trình cải cách tiền lương góp phần hoàn thiện các chính sách từ đó chỉ ra những yêu cầu cần phải làm và năm giải pháp cụ thể để thực hiện yêu cầu đó trong thời gian tới
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Vũ Thị Uyên (2007) “Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” đã phân tích thực trạng của tạo động lực làm việc, đưa
ra những đánh giá về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người quản lý trên một số khía cạnh: mục đích lựa chọn công việc và nhu cầu của lao động quản lý; mức độ hài lòng trong công việc của lao động quản lý; mức độ đáp ứng nhu cầu của cấp trên đối với cấp dưới trong doanh nghiệp Bài viết có chỉ ra các nguyên nhân làm hạn chế động lực của người quản lý như: cơ cấu doanh nghiệp còn cồng kềnh; cách thức làm việc quan liêu và cửa quyền; lương thấp chưa thoả mãn nhu cầu của người quản lý và chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường; tổ chức nơi làm việc chưa hợp lý, hay tính đơn điệu, nhàm chán của công việc…Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp dựa trên ba chủ thể: nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người quản lý
Luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Lê Thị Trâm Oanh (2009): “Tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước” đã phân tích động lực làm việc của công chức hành chính Việt Nam, từ đó đưa
ra những đánh giá và giải pháp dựa trên những đặc thù của công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức hành chính nhà nước Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được một cách cụ thể những thách thức, điều kiện để thực hiện giải pháp
Luận văn Thạc sĩ “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công
ty Dệt may 29/3” của tác giả Vô Thị Hà Quyên (2013) đã phân tích thực trạng tạo động lực làm việc tại công ty Dệt may 29/3, đưa ra những đánh giá ưu điểm và nhược điểm của vấn đề tạo động lực làm việc tại công ty
Trang 13Để xây dựng những giải pháp, tác giả đã căn cứ vào: xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh; thách thức từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng trên địa bàn; căn cứ vào mục tiêu, định hướng và chiến lược của công ty Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận chung về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, cho công chức cơ quan hành chính nhà nước nói riêng Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các động lực làm việc cho từng tổ chức trong phạm vi nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu về tạo động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp nói chung, viên chức tại bệnh viện Đa khoa nói riêng Vì vậy, đề tài nghiên cứu tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa Đông Anh sẽ xây dựng những giải pháp mới về tạo động lực làm việc tại cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc; các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
- Phân tích thực trạng động lực làm việc của viên chức tại bệnh viện
đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội; đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân
Trang 14- Đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động lực làm việc của viên chức làm công tác khám, chữa bệnh (điều dưỡng, bác sỹ) tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu viên chức bệnh viện Đa
khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2013- 2015; các giải pháp có giá trị tham khảo đến năm 2020
- Về khách thể nghiên cứu: viên chức làm công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu
có sẵn về tạo động lực làm việc
- Phương pháp điều tra, bảng hỏi: Tiến hành nghiên cứu định lượng với số lượng 296 phiếu điều tra dành cho các đối tượng là viên chức làm công tác khám chữa bệnh (điều dưỡng, bác sỹ) tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh Các phiếu khảo sát được đánh giá khách quan, chi tiết, đúng nội dung
đề tài đề cập
Trang 15- Phương pháp phân tích, thống kê: đề tài đã tiến hành thu thập thông tin về động lực làm việc của viên chức làm công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Đông Anh do phòng Tổ chức hành chính và một số phòng chức năng khác cung cấp; đồng thời thu thập thông tin thông qua khảo sát đánh giá của chính viên chức về động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về động lực, động lực làm việc
và tạo động lực làm việc của viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh, nội dung luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo của bệnh viện
đa khoa Đông Anh, lãnh đạo các phòng, ban ở huyện Đông Anh và một số địa phương khác
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về động lực làm việc
Chương 2: Thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc của viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh
Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp chủ yếu tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
Trang 16Chương
NH NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ ẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC
Một số khái niệm liên quan
Theo Guay, F và các cộng sự (2010) thì cho rằng “Động lực là lý do
để thực hiện hành vi”1
Một số tác giả khác như Greenberg và Baron (2003) 2
quan niệm động lực là một quá trình phản ứng tâm lý tạo ra sự mong muốn, định hướng và duy trì một hành vi nhằm đạt một mục tiêu nào đó
Ở Việt Nam, động lực cũng được tiếp cận ở nhiều góc độ Từ góc độ tâm lý, động lực được hiểu là “cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định đúng xu hướng của nó.” 3
Từ góc độ quản lý nguồn nhân lực, “động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện của cá nhân nhằm phát huy và hướng nỗ lực của bản thân để đạt được các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức.” 4
Trang 17Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về động lực làm việc tuy nhiên có thể hiểu cơ bản nhất về động lực làm việc như sau: Động lực làm việc là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con người thực hiện hành vi để đạt được mục tiêu của mình Động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người, tùy vào tâm lý và hoàn cảnh, điều kiện khác nhau mà mỗi người cần có những biện pháp tạo động lực khác nhau
để hành động
1.1.2 C c bi u hiện c a động lực làm việc
Động lực là yếu tố thuộc về tinh thần, ở bên trong mỗi cá nhân và được biểu hiện ra bên ngoài thông qua thái độ, hoạt động trong một hoàn cảnh và môi trường cụ thể Trong đơn vị sự nghiệp công lập, để đánh giá viên chức có động lực làm việc hay không chúng ta cần quan tâm đến các biểu hiện sau:
1.1.2 1 ng t , s y m v i ng vi gi o
Sự hứng thú, say mê là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng và sở thích nhằm mang lại niềm hạnh phúc và sinh lực để hoàn thành các công việc, mục tiêu đề ra Người lao động hiểu rõ yêu cầu vị trí công việc của mình; luôn
tự hào công việc của mình khi bày tỏ với đồng nghiệp, bạn bè, với đối tác; luôn nỗ lực giải quyết mọi rắc rối trong công việc; có tinh thần làm việc hết mình, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và thử thách, có nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa trách nhiệm đối với công việc được giao
1.1.2 2 ộ oàn t àn n i m v gi o
Mức độ hoàn thành công việc được đo lường bằng kết quả thực hiện công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra, hay còn gọi là hiệu quả công việc, được biểu hiện qua những tiêu chí sau:
- Tiêu chí về số lượng: thời gian lao động, số lượng đầu việc thực
hiện, số lượng công việc được đảm trách, số lượng sáng kiến và sáng tạo
Trang 18- Tiêu chí về chất lượng: giải quyết công việc ở mức độ nào: chưa
hoàn thành, hoàn thành, hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc công việc được giao…
1.1.2 3 ộ ài ng, g n v i t p t , v i ng i n o
Khảo sát sự hài lòng của nhân viên là một trong những công cụ giúp cho người quản lý đánh giá được phần nào mức độ thỏa mãn nhân viên với công việc hiện tại của họ, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên Đây chính là cách để gây dựng lòng trung thành của họ đối với tổ chức, làm cho nhân viên yêu thích công việc, gắn bó với đồng nghiệp và phát huy tối đa năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của họ
Mối quan hệ giữa những đồng nghiệp trong tổ chức luôn hòa hợp, đoàn kết Nhân viên cấp dưới và lãnh đạo quản lý luôn có sự tương tác, trao đổi, lãnh đạo luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên
Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực được tổ chức thường xuyên hướng đến nhu cầu phát triển của viên chức; chế độ lương thưởng và các chế độ phúc lợi đối với viên chức…
1.1.3 Tạo động lực làm việc
Tạo động lực làm việc là tất cả các biện pháp, chính sách và cách ứng
xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát, tự nguyện của người lao động trong thực thi công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Tạo động lực vừa là trách nhiệm, vừa là mục tiêu của nhà quản lý; nhằm sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người để không ngừng nâng cao năng suất lao động của tổ chức
- Đối với cá nhân người lao động: tạo động lực làm việc giúp họ làm việc với nhiều nỗ lực, cố gắng, cường độ làm việc cao, có mục đích định hướng trong hoàn thành mục tiêu, đồng thời họ luôn luôn thấy hài lòng với công việc và có ý thức phát triển hoàn thiện bản thân
Trang 19- Đối với tổ chức:
a Giúp tổ chức sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả
b Gia tăng hiệu suất làm việc của tổ chức
c Giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra
d Thu hút, giữ chân nhân viên, tạo nên một lực lượng lao động ổn định và nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức trên thị trường lao động cũng như trong xã hội
e Đem lại sự sáng tạo trong tổ chức
g Giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức
Tạo động lực làm việc thông qua các biện pháp tài chính và phi tài chính, cụ thể như sau:
3 Tạo động lực bằng biện pháp tài chính:
- Tiền ơng:
Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động, tiền lương này được xác định trên cơ sở số lượng và chất lượng sức lao động, trên cơ sở quan hệ cung cầu và quy định của nhà nước
Tiền lương có vai trò quan trọng trong việc duy trì, kích thích nỗ lực làm việc của người lao động để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức Tiền lương phải gắn với kết quả thực thi công việc, đảm bảo nguyên tắc công bằng, tạo sự thỏa mãn, sự tin tưởng gắn bó của người lao động với tổ chức
- K en t ởng và p i:
Khen thưởng cũng được coi là một công cụ góp phần thúc đẩy hơn nữa khả năng làm việc của người lao động, tạo ra động lực để họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn
Trong quá trình tạo động lực, người quản lý cần chú ý giữa khen và thưởng, cần phân loại những hành vi tích cực thành các mức độ khác nhau
và tùy mức độ sẽ sử dụng hình thức khen hay thưởng Điều này tạo ra sự
Trang 20phấn đấu của người lao động đồng thời tạo sự cân bằng và không làm mất
đi sự ý nghĩa của khen thưởng
Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do tổ chức trả mà người lao động được nhận một cách gián tiếp, đó là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hưu trí; tiền trả cho những ngày nghỉ; trợ cấp cho những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn; tiền chi cho nhân viên vào những dịp sinh nhật, đám hỉ, hiếu của cha mẹ nhân viên… Phát triển các chương trình phúc lợi cũng là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong
tổ chức Các chương trình phúc lợi tốt sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của
tổ chức và tạo động lực cho nhân viên Do vậy, phúc lợi là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nơi làm việc của người lao động
3.2 Tạo động lực bằng biện pháp phi tài chính:
- T o ộng t ng qu ng tá ố trí, s p xếp, p ân ng ng
vi :
Muốn tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần dựa vào những đặc điểm tâm lý cá nhân, tính cách của người lao động để sắp xếp công việc cho phù hợp với họ
Phân công công việc phải phù hợp với kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động; tạo nền tảng cho họ phát huy khả năng và sự sáng tạo của bản thân
Phân công công việc phải gắn liền với kết quả thiết kế và phân tích công việc
- T o ộng t ng qu án giá án ộ, vi n :
Đánh giá thực hiện công việc giúp người lao động thấy được những thiếu sót cần sửa chữa, đồng thời là căn cứ để nhà quản lý trả lương, thưởng phù hợp
Muốn tạo công bằng khách quan trong đánh giá, nhà quản lý cần: Xây dựng được các tiêu chí rõ ràng và có thể định lượng được Hệ thống các tiêu chí đánh giá cần phải được phổ biến rộng rãi đến mọi người trong tổ
Trang 21chức Đồng thời các tiêu chí phải được sử dụng thống nhất trong các bộ phận của tổ chức Quy trình đánh giá phải rõ ràng, công khai, minh bạch
Tổ chức cần sử dụng kết quả đánh giá một cách hợp lý vào các chính sách quản lý nguồn nhân lực, làm căn cứ để đánh giá đúng người đúng việc nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động
- T o ộng t ng qu ào t o, p át tri n nguồn n ân :
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong mọi tổ chức, được coi là một trong những biện pháp tạo động lực cho người lao động bởi:
Giúp trang bị, bổ sung, cập nhật thêm kiến thức kỹ năng cần thiết để
có thể hoàn thành công việc
Là một phần thưởng hữu hiệu đối với người lao động
Tạo cơ hội cho cấp dưới thăng tiến
Tạo bầu không khí học tập trong tổ chức
- T o ộng àm vi t ng qu t o m i tr ng và iều ki n àm
vi t u n i:
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn giúp họ thoải mái về tinh thần để tập trung cho công việc, đạt năng suất và hiệu quả cao trong công việc Để xây dựng được môi trường và điều kiện làm việc tốt, tổ chức cần:
Cung cấp, đầu tư trang thiết bị cần thiết cho người lao động
Đảm bảo vệ sinh lao động, an toàn lao động: hạn chế khói bụi, tiếng
ồn, đảm bảo ánh sáng, không khí trong lành…bên cạnh đó tổ chức cần phải xây dựng các quy định về an toàn lao động và phổ biến, hướng dẫn cho người lao động
Tổ chức cần chú ý đến chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động để tránh sự mệt mỏi, căng thẳng trong làm việc, lấy lại tinh thần để có thể tiếp tục hoàn thành tốt các công việc
Trang 222 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động
Trong bất cứ tổ chức nào cũng vậy vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng là vấn đề cốt lõi Do vậy, các nhà quản lý luôn phải tìm ra những chính sách, những cách thức khác nhau để tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình Để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn nhà quản lý cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Để đánh giá các yếu tố tác động đến động lực thì có nhiều cách phân chia khác nhau tuỳ thuộc vào góc độ nhìn nhận vấn đề của từng người vào từng hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, dù xét ở khía cạnh nào đi nữa thì cũng không thể
bỏ qua những yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng đến động lực làm việc:
Bản thân người LĐ
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
Tổ chức
Các yếu tố khác Công
việc
Trang 23thăng tiến, được nể trọng hay nhằm thỏa mãn sự đam mê của bản thân Tùy vào mục đích làm việc để các nhà quản lý xây dựng các chính sách tạo động lực sao cho phù hợp với người lao động Khi người lao động làm việc
vì lương thì nhà quản lý nên chú trọng vào các chính sách lương, thưởng, các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của người lao đông; còn khi người lao động làm việc vì được nể trọng thì các nhà quản lý cần có những biện pháp thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao uy tín và sự kính trọng của
tổ chức đối với họ
(2) Nhu cầu của người lao động
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp, mỗi người lao động sẽ
có những nhu cầu khác nhau Những nhu cầu đó sẽ không bao giờ có giới hạn, nhu cầu này được thỏa mãn, sẽ xuất hiện nhu cầu khác cần đáp ứng, chính vì vậy khi người lao động làm việc nhằm thỏa mãn những nhu cầu của chính bản thân mình sẽ giúp họ có thêm động lực làm việc, tạo năng suất làm việc hiệu quả hơn
(3) Các quan niệm của người lao động về công việc
Quan niệm này cũng rất khác nhau giữa những người lao động, cùng một công việc nhưng có người coi đó là thích thú, tuy nhiên cũng có nhiều người cho đó là nhàm chán Nếu người lao động làm việc và cảm thấy hứng khởi với công việc đó, chắc chắn công việc đó sẽ được hoàn thành hiệu quả hơn, ngược lại khi người lao động chán ghét công việc, không có hứng thú làm việc thì tự họ đã dập tắt các động lực làm việc và kết quả công việc không thể hoàn thành tốt
(4) Năng lực của người lao động
Kết quả làm việc thể hiện năng lực của người lao động như thế nào Nếu tổ chức giao việc quá phức tạp cho cá nhân có năng lực thấp sẽ khiến
họ rơi vào tình trạng chán nản, tự ti, tâm lý hoang mang cho rằng mình không làm được việc Ngược lại khi người có năng lực cao lại được giao
Trang 24việc đơn giản cũng sẽ khiến họ thấy công việc nhàm chán từ đó dẫn đến mất động lực làm việc.
1.2.2 C c yếu tố thuộc về công việc
(1) Điều kiện làm việc
Điều kiện và môi trường làm việc tác động trực tiếp đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động Điều kiện làm việc bao gồm: an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, khi họ làm việc trong môi trường an toàn họ sẽ đem lại cho họ cảm giác yên tâm, từ đó kết quả công việc sẽ đạt hiệu quả cao
(2) Tính chất công việc
Tính chất công việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực làm việc cho người lao động Những công việc có tính chất ổn định, lặp đi lặp lại thường là các công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ, thủ tục hành chính…những công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với người lao động Do đó, khả năng thu hút lao động rất hạn chế, và động lực làm việc của người lao động làm những công việc này thường thấp Ngược lại, những công việc mang tính chất phức tạp, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nỗ lực như công việc nhân viên kinh doanh, bán hàng, quản lý…bản thân những công việc này đã tạo sự thu hút, hứng thu cho người lao động nên thường tạo động lực nhiều cho người lao động
(3) Vị trí công việc
Vị trí công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì chắc chắn không thể tạo động lực cho người lao động Ngược lại, công việc hấp dẫn, tạo nhiều cơ hội cho người lao động phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, được mọi người coi trọng, xã hội đề cao thì chắc chắn bản thân người lao động sẽ buộc phải nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc
Trang 25(4) Cơ hội thăng tiến
Trong điều kiện hiện nay, người lao động làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội Những công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của người lao động
1.2.3 C c yếu tố thuộc về tổ chức
(1) Môi trường làm việc
Môi trường làm việc bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm
lý Môi trường vật chất được hiểu là cơ sở vật chất của tổ chức như vị trí làm việc, không gian, trang thiết bị, sự bố trí sắp xếp đồ đạc, máy móc…Cách bài trí máy móc, thiết bị, màu sắc, ánh sáng, vệ sinh nơi làm việc…có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng làm việc của người lao động Môi trường vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện lớn để người lao động tăng cường động lực lao đông, cũng như tăng sự an toàn khi làm việc Môi trường tâm lý bao gồm những áp lực công việc, bầu không khí làm việc…Một không khí làm việc thân thiện, vui vẻ, hòa đồng chắc chắn sẽ khiến họ làm việc hăng say và hiệu quả hơn rất nhiều
(2) Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức là toàn bộ các giá trị niềm tin mà tổ chức tạo ra, đó là
uy tin, vị thế của tổ chức, cách làm việc, giao tiếp giữa những thành viên trong tổ chức Khi được làm việc trong một đơn vị có vị thế, môi trường làm việc thân thiện, năng động, chuyên nghiệp sẽ giúp người lao động tự hào về nơi mình làm từ đó họ sẽ nỗ lực cống hiến, có nhiều động lực làm việc hơn Ngược lại, nếu tổ chức quá khắt khe, thiếu tính chuyên nghiệp sẽ kéo theo tinh thần làm việc của mọi người giảm sút
(3) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được hiểu là tập hợp các bộ phận được chuyên môn hóa, có quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, được bố trí theo một cách thức
Trang 26nhất định và có mối liên hệ qua lại với nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ đã đặt ra
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:
- Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của con người trong
tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, góp phần tăng cường hoạt động chung của tổ chức
- Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức
- Linh hoạt giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của môi trường bên ngoài
- Khuyến khích sự tham gia của người lao động vào hoạt động chung của
tổ chức và tạo động lực cho người lao động trong tổ chức
Như vậy, khi cơ cấu tổ chức được thiết kế thỏa mãn các điều kiện trên thì tổ chức đó sẽ thu hút được nhiều nguồn lao động dồi dào, tạo nhiều động lực cho người lao động làm việc
(4) Hệ thống chính sách của tổ chức
Hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách liên quan đến tuyển dụng và sử dụng nhân sự Hệ thống phải được xây dựng chặt chẽ, công bằng và rành mạch đảm bảo các quyền và lợi ích của người lao động Việc thực hiện và áp dụng tốt các chính sách luôn
là yếu tố thúc đẩy người lao động tích cực làm việc
(5) Phong cách lãnh đạo
Đây chính là phương thức, cách thức mà người quản lý tác động đến nhân viên cấp dưới của mình để đạt được những mục tiêu đã đặt ra Họ sẽ chọn những hình thức lãnh đạo khác nhau để tác động lên nhân viên của mình, điều này tùy thuộc vào phong cách, cá tính, năng lực và hoàn cảnh của từng người và từng tổ chức
Trang 27Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí và động lực làm việc của nhân viên Một lãnh đạo giỏi và nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách làm việc hiệu quả với nhiều nhóm nhân viên khác nhau, từ đó tạo ra
sự cân bằng hài hòa trong môi trường làm việc và thúc đẩy mọi người trong tổ chức nỗ lực làm việc tạo năng suất lao động nhiều hơn Nếu nhà quản lý chọn hình thức lãnh đạo độc đoán sẽ tạo sự áp lực cho cấp dưới của mình khiến họ chán nản trong công việc, không thể phát triển sự sáng tạo các ý tưởng
1.2.4 C c yếu tố kh c
- Đặc điểm, cơ cấu thị trường lao động: cơ cấu thị trường ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc tạo động lực lao động Nếu thị trường lao động
dư thừa một loại lao động nào đó, thì người lao động trong ngành nghề đó
sẽ có cảm giác thiếu an toàn do lo sợ mất việc, từ đó họ cũng sẽ nỗ lực cố gắng làm việc và động lực được tạo ra Ngược lại khi nguồn lao động khan hiếm, tức là người lao động có nhiều cơ hội làm việc trong môi trường tốt hơn thì tổ chức cần xây dựng các chính sách nhân sự phù hợp để thu hút và giữ chân người tài
- Vị thế của ngành: vị thế của ngành rất quan trọng trong vấn đề tạo động lực cho người lao động Đối với một ngành có vị thế cao trên thị trường, người lao động trong ngành đó sẽ cố gắng làm việc để giữ được công việc của mình bởi họ nhận thấy rằng việc mình đang làm là sự mong đợi và kỳ vọng của nhiều người trong xã hội
- Tiền công, tiền lương: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường Khi người lao động được trả công xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra, thì bản thân người lao động sẽ có động lực cống hiến để duy trì công việc lâu dài Trái lại khi họ bị đối xử không công bằng, tiền lương không phù hợp với sức
Trang 28lao động của họ, dù ít hơn hay nhiều hơn đều tác động đến động lực của người lao động, phần lớn đều có xu hướng giảm sút
3 Một số học thuyết phổ biến về tạo động lực làm việc
1.3.1 Thuyết nhu cầu c a Maslow
A.Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu Hành
vi của con người chịu sự chi phối của các nhu cầu chưa được thỏa mãn và con người luôn đòi hỏi nhiều hơn Khi một nhu cầu được thỏa mãn, con người lại khát khao nhu cầu cao hơn
Lý thuyết của ông đã chỉ ra các nhu cầu khác nhau của con người, căn
cứ vào mức độ đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh của chúng để quy về 5 loại sắp xếp theo thang bậc từ thấp đến cao
Hình 1.2 Tháp nhu cầu của Maslow
(1) Nhu cầu sinh lý: đó là những nhu cầu cơ bản của con người bao gồm những đòi hỏi về ăn, uống, mặc, ở, đi lại Đây là những nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho con người có thể tồn tại
(2) Nhu cầu an toàn, an ninh: là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm thân thể, sự đe dọa mất việc, mất tài sản, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế
(5)
(4) (3)
(2) Nhu cầu an toàn, an ninh (1) Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu
b c cao
Nhu cầu
b c thấp
Trang 29(3) Nhu cầu xã hội: bao gồm sự mong muốn được quan hệ giao lưu gắn kết với những người khác, sự quan tâm, trao và nhận tình cảm và sự phối hợp hoạt động
(4) Nhu cầu về sự tôn trọng: bao gồm giá trị bản thân, sự độc lập thành quả, sự công nhận và tôn trọng từ người khác Nhu cầu về sự tôn trọng dẫn tới sự thỏa mãn quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin
(5) Nhu cầu tự khẳng định mình: đó là những mong muốn tiến bộ và
tự hoàn thiện, phát triển mình, phát huy các tiềm năng của bản thân
Bên cạnh đó, ông cũng chia 5 tầng nhu cầu thành 2 cấp bậc:
- Nhu cầu bậc thấp gồm tầng (1) và tầng (2): đây là những nhu cầu được thỏa mãn từ bên ngoài đó là nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn/an ninh
- Nhu cầu bậc cao gồm tầng (3), tầng (4) và tầng (5): là những nhu cầu được thỏa mãn chủ yếu từ nội tại con người gồm: nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu khẳng định mình
Học thuyết nhu cầu của Maslow đã khai thác tối đa các tiềm năng của người lao động và đi đến một kết luận rằng: động lực có nguồn gốc từ những nhu cầu cơ bản của con người, nếu những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn sẽ tạo ra những động lực trong mỗi người Những nhu cầu cơ bản chi phối rất lớn tới hành vi của con người, tới thành quả của họ và tới những hiệu quả chung của toàn tổ chức
Học thuyết này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý Muốn động viên người lao động, nhà quản lý cần hiểu họ đang ở cấp bậc nhu cầu nào Sự hiểu biết đó giúp nhà quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp với việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động, đồng thời đảm bảo đạt đến các mục tiêu tổ chức
1.3.2 Thuyết hai yếu tố c a Frederick Herzberg
Thuyết Hai yếu tố được đưa ra vào những năm 1959 bởi Frederick Herzberg (1923-2000), nhà tâm lý học người Mỹ Thuyết được xây dựng
Trang 30chủ yếu dựa trên các kết quả điều tra và phân tích điều tra được thực hiện ở Pittsburgh, Pennsylvania Trên thực tiễn, thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi
Herzberg đã nhóm các yếu tố liên quan với nhau thành hai nhóm đó là:
- Nhóm các yếu tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là yếu tố động viên (Motivator)
- Nhóm các yếu tối liên quan đến bất mãn được gọi là các yếu tố duy trì (Hygiene Factors)
Các yếu tố này được ông liệt kê như sau:
ảng 1 Các yếu tố duy trì và động viên theo quan điểm
của F Herzberg Các yếu tố duy trì Các yếu tố động viên
1 Phương pháp giám sát
2 Hệ thống phân phối thu nhập
3 Quan hệ với đồng nghiệp
4 Điều kiện làm việc
5 Chính sách của tổ chức
6 Cuộc sống cá nhân
7 Địa vị
8 Quan hệ qua lại giữa các cá nhân
1 Sự thách thức của công việc
2 Các cơ hội thăng tiến
3 Ý nghĩa của các thành tựu
4 Sự thừa nhận khi thực hiện các công việc
5 Ý nghĩa của các trách nhiệm
a Các yếu tố động viên
Đây là những yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực
và sự thỏa mãn trong công việc
- Bản chất bên trong công việc
Công việc là tập hợp các nhiệm vụ được thực hiện bởi người lao động hay những nhiệm vụ tương tự nhau được thực hiện bởi một số người lao động để hoàn thành những mục tiêu của tổ chức
Trang 31Yếu tố bản chất bên trong của công việc là những ảnh hưởng tích cực
từ công việc lên mỗi người Chẳng hạn, một số công việc thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức sẽ kích thích, thúc đẩy con người phấn đấu
- Sự thăng tiến
Là những cơ hội phát triển, hoàn thiện bản thân cá nhân trong tổ chức;
có vai trò thúc đẩy người lao động nỗ lực phấn đấu hơn trong công việc để thăng tiến nhanh hơn, nhận được những khoản tiền lương lớn hơn, địa vị cao hơn và nhận được những điều kiện làm việc tốt hơn
- Sự thừa nhận thành tích
Sự thừa nhận thành tích là sự ghi nhận việc hoàn thành tốt một công việc Điều này có thể nhận được tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc sự đánh giá của mọi người và đặc biệt là lãnh đạo tổ chức Con người được kích thích mỗi khi kết quả công việc của họ được đánh giá đúng thông qua những lời khen ngợi khi có những kết quả tốt hoặc xử phạt khi không đạt yêu cầu
- Sự thành đạt
Đó là sự thỏa mãn của bản thân người lao động khi hoàn thành một công việc, giải quyết một vấn đề và nhìn thấy những thành quả từ nỗ lực của mình
- Trách nhiệm lao động
Là mức độ ảnh hưởng của một người đối với công việc Mức độ kiểm soát của một công việc đối với công việc có thể bị ảnh hưởng phần nào bởi quyền hạn và trách nhiệm đi kèm với nó
b Các yếu tố duy trì
Các yếu tố này không phải là phần vốn có bên trong công việc mà chúng liên quan tới điều kiện trong đó công việc được thực hiện Những yếu tố này không tạo ra sự tăng năng suất của người lao động Tuy nhiên, nếu chúng mang
Trang 32tính tích cực thì có thể ngăn ngừa những tổn thất do những hạn chế của công việc gây ra khi người lao động thực hiện công việc
- Sự giám sát công việc
Sự lãnh đạo của người quản lý trong công việc tạo động lực cho nhân viên là rất quan trọng Tuy nhiên, thông thường nhân viên sẽ không dành nhiều thời gian để quan tâm đến cấp trên của mình, mà chỉ nghĩ đến cấp trên khi nào cần hoặc khi cấp trên gây áp lực cho họ
- Tiền lương
Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường lao động
và phù hợp với quy định của pháp luật về tiền lương
Ông đưa ra một nhận định đáng ngạc nhiên khi cho rằng tiền lương nhìn chung không có tác dụng tạo động lực cho nhân viên mặc dù việc chậm trả lương có thể khiến mọi người bất mãn
- Các mối quan hệ trong tổ chức
Herzberg cho rằng khi các mối quan hệ của các thành viên trong tập thể xấu đi, nó có thể cản trở công việc Tuy nhiên, các mối quan hệ này tốt đẹp thì nó cũng không gây ra sự khác biệt đáng kể nào
- Các điều kiện làm việc
Ông cho rằng, điều kiện làm việc không ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm, miễn là nó khá tốt Ngược lại, nếu điều kiện làm việc trở nên tồi tệ hơn thì công việc sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực Khi điều kiện làm việc vượt qua mức khá tốt thì nó chỉ khiến cho công việc khá hơn đôi chút
- Các chính sách của tổ chức
Các chính sách do tổ chức ban hành nhằm thực hiện việc quản lý mọi hoạt động của tổ chức Nếu các chính sách của doanh nghiệp mẫu thuận
Trang 33với mục đích của các bộ phận và cá nhân thì nó sẽ mang lại hậu quả xấu Việc nhân viên phản đối hay cảm thấy tức giận với một số chính sách hoặc quyết định được đưa ra từ một phòng , ban nào đó trong tổ chức khá là phổ biến Quan điểm này của Herzberg là hoàn toàn chính xác bởi chính sách
và các quy định quan lý của tổ chức có thể cản trở thành vật cản đường, nhưng khi nhân viên không bị ảnh hưởng của những điều này thì họ sẽ chẳng nghĩ đến chúng
- Các yếu tố động viên được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn từ đó động viên người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ hơn Nhưng các yếu
tố này nếu không được giải quyết tốt thì sẽ tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã gây ra sự bất mãn
- Các yếu tố duy trì không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nếu tốt sẽ tạo tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thỏa mãn
Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc được trình bảy như sau:
ảng 2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc
Các yếu tố duy trì Các yếu tố động viên
Ảnh hưởng của các yếu tố
Trang 34Đây là học thuyết tạo động lực dựa trên cơ sở các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn của con người trong công việc Theo Herzberg con người có hai loại nhu cầu, về cơ bản thì chúng độc lập với nhau và ảnh hưởng tới hành vi theo những cách khác nhau Học thuyết này được sử dụng rộng rãi vì đã chỉ ra những hướng tác động quan trọng của nhà quản lý đối với người lao động để tăng động lực làm việc của họ
1.3.3 Thuyết kỳ vọng c a Victor Vroom
Victor Vroom cho rằng, hành vi và động cơ làm việc của con người không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai
Thuyết kỳ vọng của Vroom được xây dựng theo công thức:
Tính hấp dẫn của phần thưởng
- Kỳ vọng: là niềm tin của người lao động cho rằng khi họ nỗ lực làm việc thì sẽ đem lại kết quả tốt trong công việc
- Phương tiện: là niềm tin rằng kết quả công việc tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng; nhận được đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ
- Tính hấp dẫn của phần thưởng: phản ánh mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc; được thể hiện qua mối quan hệ giữa phần thưởng và mục tiêu cá nhân Tính hấp dẫn của phần thưởng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
a Sự quan tâm đến những kết quả/ phần thưởng mà cá nhân nhận được
b Nỗ lực khuyến khích làm việc
c Hiệu quả công việc đạt được tương xứng với phần thưởng nhận được
- Sự động viên: là thành quả của 3 yếu tố trên
Như vậy, học thuyết kì vọng của Victor Vroom chỉ ra rằng, các cá nhân sẽ có động lực làm việc nếu họ tin vào:
Trang 35- Mối quan hệ xác thực giữa các cố gắng và thành tích đạt được
- Thành tích tốt sẽ đem lại cho người lao động phần thưởng xứng đáng
- Phần thưởng mà họ nhận được sẽ làm thỏa mãn những nhu cầu của họ
- Sự mong muốn thỏa mãn của các nhu cầu đủ mạnh để người lao động có những cố gắng cần thiết
4 Động lực và tạo động lực cho viên chức
1.4.1 Kh i niệm viên chức
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Từ đó, cách hiểu về viên chức làm công tác khám chữa bệnh trong các
cơ sở y tế công lập có thế khái quát với những đặc điểm như sau:
- Là công dân Việt Nam
- Tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo chế độ hợp đồng
- Được hưởng lương từ quỹ lương của bệnh viện theo các quy định của pháp luật
1.4.2 Sự cần thiết phải tạo động lực cho viên chức
Viên chức là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…Đây là những hoạt động quan trọng mà Nhà nước phải đứng ra thực hiện vì khu vực tư không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, chính vì vậy kết quả hoạt động của viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội
Trang 36Viên chức có động lực làm việc sẽ giúp đơn vị hoàn thành mục tiêu hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc và phát triển ngày càng vững mạnh, có sức mạnh đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của đời sống xã hội Do vậy, tạo động làm việc cho viên chức trong sự nghiệp công lập là việc làm hết sức có ý nghĩa để nâng cao chất lượng làm việc của viên chức cũng như hoạt động của tổ chức
Ngoài những đặc điểm như viên chức nói chung, thì viên chức y tế có một số đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của ngành
- Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe của con người và tính mạng của người bệnh Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh Là lao động liên tục cả ngày cả đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân viên y tế, trực đêm ngủ ngày và ngược lại Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hóa chất, chất thải bệnh viện Là lao động cực nhọc căng thẳng (đứng mổ nhiều giờ, tiếp xúc với các bệnh nhân lây nhiễm…) Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thỏa mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được
- Là loại hình lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thưởng Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình
Vì vậy, họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mực với thầy thuốc Khi trong gia đình có người bị bệnh
cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và
Trang 37bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh
Xuất phát từ những đặc điểm đó mà việc các nhà quản lý xây dựng những biện pháp và chính sách tạo động lực cho viên chức y tế càng trở nên quan trọng và cần thiết
Trang 38Tiểu kết Chương
Tại chương 1 tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận về động lực, tạo động lực làm việc và các học thuyết phổ biến về tạo động lực làm việc
Tạo động lực làm việc là tất cả các biện pháp, chính sách và cách ứng
xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát, tự nguyện của người lao động trong thực thi công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, giúp tổ chức duy trì và phát triển bền vững trong các điều kiện, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay
Động lực làm việc chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố cơ bản đó là: yếu tố thuộc bản thân người lao động, yếu tố thuộc tổ chức và yếu tố thuộc công việc
Có rất nhiều các thuyết và quan điểm về vấn đề động lực và tạo động lực làm việc, tiêu biểu là: Học thuyết nhu cầu của Maslow; Học thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg; Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung lý luận liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại chương 2 và đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VI N CHỨC ỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2 Khái quát về ệnh viện Đa khoa Đ ng Anh, thành phố Hà Nội
2.1.1 Khái quát chung
Bệnh viện đa khoa Đông Anh là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện được thành lập theo Quyết định 5694/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Ủy bản nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở tách ra
từ bộ phận khám chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện Đông Anh, có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
(1) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các
cơ sở y tế khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong và ngoài huyện
- Tổ chức khám giám định sức khỏe, giám định pháp y khi Hội đồng giám định Y khoa Thành phố hoặc cơ quan bảo vệ Pháp luật yêu cầu
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
Trang 40(3) Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác các nghiên cứu các đề tài y học ở cấp
cơ sở
- Kết hợp với bệnh viện trên và các bệnh viện khác để phát triển kỹ thuật của bệnh viện
(4) Chỉ đạo tuyến dưới
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới theo đề án 1816 và theo sự phân công của Sở Y tế Hà Nội
(5) Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
(6) Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước
Trải qua các thời kỳ, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng với tấm lòng
và y đức của mình, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
đã luôn luôn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra Ban lãnh đạo Bệnh viện thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tổ chức bình bệnh án, đơn thuốc, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, tổ chức cho cán bộ Trong công tác chuyên môn, Bệnh viện đã rất chú trọng chỉ đạo việc ứng dụng triển khai kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị như siêu âm màu, 3D, Doppler, tuyến giáp Nội soi: dạ dày, trực tràng, Tai Mũi Họng…