Bài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 22 tháng 05 năm 2013
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Kim Việt
Phản biện 1:………
………
Phản biện 2:………
………
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp … , Nhà - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường……… - Quận……… - TP………
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Ở mỗi quốc gia nguồn nhân lực luôn được coi là nguồn lực đặc biệt, không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, quyết định tới sự thành bại, tăng trưởng và phát triển của quốc gia đó Một nước cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, đủ khả năng khai thác nguồn lực đó thì khó có thể hoàn thành được những mục đích đã đặt ra Vì vậy, việc làm thế nào
để người lao động phát huy được những khả năng, tinh thần, thái độ làm việc của bản thân
vì mục tiêu chung của tổ chức là điều không phải dễ Đây được coi là một vấn đề phức tạp
và trừu tượng vì liên quan trực tiếp đến tâm lý con người Việc tạo ra sự thống nhất tâm lý của những con người khác nhau trong tổ chức đòi hỏi người quản lý cần có những phương pháp và cách thức thật khéo léo, tác động vào những nhu cầu của người lao động từ đó kích thích họ làm việc và cống hiến cho tổ chức – đây là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý
Thực tiễn cho thấy, cải cách hành chính nói chung và cải cách chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm, diễn ra ở mọi cấp và trên bình diện quốc gia Để thực hiện được các mục tiêu cải cách đòi hỏi bản thân người lao động phải có động lực làm việc để họ chủ động giải quyết công việc và chủ động đón nhận những thay đổi của môi trường
Trong thời gian qua, tình trạng viên chức y tế có những cư xử chưa đúng mực với người bệnh như: thái độ hững hờ, lạnh nhạt, thiếu trách nhiệm trong công việc….đã được phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng Một trong những nguyên nhân để xảy ra hiện tượng như vậy không thể không nhắc đến nguyên nhân thiếu động lực làm việc của viên chức ngành y tế Bên cạnh đó, trong thực tế tỷ lệ viên chức thực sự quan tâm đến nghề nghiệp còn thấp, viên chức không say mê, tâm huyết với công việc, lãng phí thời gian công sở và nghiêm trọng hơn tình trạng bỏ nghề, thay đổi công việc với tần suất cao đang diễn ra phổ biến, đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức và
cá nhân
Xuất phát từ những lý do trên, việc quan tâm tới động lực làm việc của người lao động nói chung và viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh nói riêng là một yêu cầu cấp bách Là một viên chức đang làm việc tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh với mong muốn
vận dụng những kiến thức Quản lý công đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công
Trang 42 Tình hình nghiên cứu đến đề tài luận văn
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vấn đề động lực, tạo động lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy tích cực của nhân tố con người được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Đồng thời, đây cũng là chủ đề cho nhiều tác giả lựa chọn để làm
đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 22 tháng 05 năm 2013 của TS.Nguyễn Thị Hồng Hải đã đưa ra những nội dung chung nhất về động lực làm việc; ảnh hưởng của động lực làm việc của cán bộ công chức đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước; tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức và qua đó đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức Với bốn nội dung, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng thế về động lực làm việc, ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tạo động lực cho cán bộ công chức Bài viết “Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay” của Tiến
sĩ Nguyễn Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Tuyên giáo 3 – 2012 có đưa ra các chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức gồm đãi ngộ vật chất và khuyến khích tinh thần; phân tích tình hình thực tế để thấy được tầm quan trọng của từng chính sách và tiến trình cải cách tiền lương góp phần hoàn thiện các chính sách từ đó chỉ ra những yêu cầu cần phải làm và năm giải pháp cụ thể để thực hiện yêu cầu đó trong thời gian tới
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Vũ Thị Uyên (2007) “Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước triên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” đã phân tích thực trạng của tạo động lực làm việc, đưa ra những đánh giá về động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho người quản lý trên một số khía cạnh: mục đích lựa chọn công việc và nhu cầu của lao động quản lý; mức độ hài lòng trong công việc của lao động quản lý; mức độ đáp ứng nhu cầu của cấp trên đối với cấp dưới trong doanh nghiệp Bài viết có chỉ ra các nguyên nhân làm hạn chế động lực của người quản lý như: cơ cấu doanh nghiệp còn cồng kềnh; cách thức làm việc quan liêu và cửa quyền; lương thấp chưa thoản mãn thu cầu của người quản lý và chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường; tổ chức nơi làm việc chưa hợp lý, hay tính đơn điệu, nhàm chán của công việc…Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp dựa trên ba chủ thể: nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người quản lý Luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Lê Thị Trâm Oanh (2009): “Tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước” đã phân tích động lực làm việc của công chức hành chính Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp dựa trên những đặc thù của công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức hành chính nhà nước Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được một cách cụ thể những thách thức, điều kiện để thực hiện giải pháp
Trang 5Luận văn Thạc sĩ “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Dệt may 29/3” của tác giả Vô Thị Hà Quyên (2013) đã phân tích thực trạng tạo động lực làm việc tại công ty Dệt may 29/3, đưa ra những đánh giá ưu điểm và nhược điểm của vấn đề tạo động lực làm việc tại công ty Để xây dựng những giải pháp, tác giả đã căn cứ vào: xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh; thách thức từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng trên địa bàn; căn cứ vào mục tiêu, định hướng và chiến lược của công ty
Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận chung về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, cho công chức cơ quan hành chính nhà nước nói riêng Đồng thời, các tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các động lực làm việc cho từng tổ chức trong phạm vi nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu về tạo động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp nói chung, viên chức tại bệnh viện Đa khoa nói riêng Vì vậy, đề tài nghiên cứu tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa Đông Anh sẽ xây dựng những giải pháp mới về tạo động lực làm việc tại cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho người lao động nói chung, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc; các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
- Phân tích thực trạng động lực làm việc làm việc của viên chức tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội; đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động lực làm việc của viên chức làm công tác khám, chữa bệnh (điều dưỡng, bác sỹ) tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh
Trang 65 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có sẵn về tạo động lực làm việc
- Phương pháp điều tra, bảng hỏi: Tiến hành nghiên cứu định lượng với số lượng 296 phiếu điều tra dành cho các đối tượng là viên chức làm công tác khám chữa bệnh (điều dưỡng, bác sỹ) tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh Các phiếu khảo sát được đánh giá khách quan, chi tiết, đúng nội dung đề tài đề cập
- Phương pháp phân tích, thống kê: đề tài đã tiến hành thu thập thông tin về động lực làm việc của viên chức làm công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Đông Anh do phòng Tổ chức hành chính và một số phòng chức năng khác cung cấp; đồng thời thu thập thông tin thông qua khảo sát đánh giá của chính viên chức về dộng lực và tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về động lực làm việc
Chương 2: Thực trạng động lực làm việc và tạo động lực làm việc của viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh
Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp chủ yếu tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
Trang 7Mặc dù các nhiều cách tiếp cận khác nhau về động lực làm việc tuy nhiên có thể hiểu
cơ bản nhất về động lực làm việc như sau: Động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con người thực hiện hành vi để đạt được mục tiêu của mình Đông lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người, tùy vào tâm lý và hoàn cảnh, điều kiện khác nhau mà mỗi người cần có những biện pháp tạo động lực khác nhau để hành động
Tạo động lực vừa là trách nhiệm, vừa là mục tiêu của nhà quản lý; nhằm sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người để không ngừng nâng cao năng suất lao động của tổ chức
1.1.3.1 Tạo động lực bằng biện pháp tài chính:
- T ề ơ :
Tiền lương là giá cả hàng hóa sức lao động, tiền lương này được xác định trên cơ sở
số lượng và chất lượng sức lao động, trên cơ sở quan hệ cung cầu và quy định của nhà nước Tiền lương có vai trò quan trọng trong việc duy trì, kích thích nỗ lực làm việc của người lao động để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và cải thiện hiệu quả làm việc của tổ chức
Trang 8trình phúc lợi cũng là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức
1.1.3.2 Tạo động lực bằng biện pháp phi tài chính:
- T t qu t át tr uồ â :
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong mọi tổ chức, được coi
là một trong những biện pháp tạo động lực cho người lao động
- T v t qu t tr v ều k v t u :
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn giúp họ thoải mái về tinh thần để tập trung cho
công việc, đạt năng suất và hiệu quả cao trong công việc
1.2 Các ếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức
1 .1 c yếu tố thuộc bản thân người lao động
(1) Mục đích lao động
(2) Nhu cầu của người lao động
(3) Các quan niệm của người lao động về công việc
(4) Năng lực của người lao động
1 c yếu tố thuộc về công việc
(1) Điều kiện làm việc (2) Tính chất công việc
(3) Vị trí công việc (4) Cơ hội thăng tiến
1 .3 c yếu tố thuộc về tổ chức
(1) Môi trường làm việc (2) Văn hóa tổ chức
(3) Cơ cấu tổ chức (4) Hệ thống chính sách của tổ chức
(5) Phong cách lãnh đạo
1 .4 c yếu tố kh c
Trang 91.3 Một số học thu ết phổ biến về tạo động lực làm việc
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”
Từ đó, cách hiểu về viên chức làm công tác khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập có thế khái quát với những đặc điểm như sau: Là công dân Việt Nam; được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ quỹ lương của bệnh viện theo các quy định của pháp luật
1.4 Sự cần thiết phải tạo động lực cho viên chức
Viên chức là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…chính
vì vậy kết quả hoạt động của viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống
xã hội
Do vậy, tạo động làm việc cho viên chức trong sự nghiệp công lập là việc làm hết sức có ý nghĩa để nâng cao chất lượng làm việc của viên chức cũng như hoạt động của tổ chức
Ngoài những đặc điểm như viên chức nói chung, thì viên chức y tế có một số đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của ngành
- Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe của con người và tính mạng của người bệnh Là lao động liên tục cả ngày cả đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân viên y tế Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hóa chất, chất thải bệnh viện Là lao động cực nhọc căng thẳng Chịu sức ép nặng nề của dư luận
xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thỏa mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được
- Là loại hình lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thưởng Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn
lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình Vì vậy, họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì
họ sẽ có những hành vi không đúng mực với thầy thuốc
Trang 10Xuất phát từ những đặc điểm đó mà việc các nhà quản lý xây dựng những biện pháp và chính sách tạo động lực cho viên chức y tế càng trở nên quan trọng và cần thiết
Tạo động lực làm việc chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố cơ bản đó là: yếu tố thuộc bản thân người lao động, yếu tố thuộc tổ chức và yếu tố thuộc công việc
Có rất nhiều các học thuyết và quan điểm về vấn đề động lực và tạo động lực làm việc, tiêu biểu là: Học thuyết nhu cầu của Maslow; Học thuyết hai yếu tố của Frederick Herzberg; Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung lý luận liên quan đến động lực
và tạo động lực làm việc là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại chương 2 và đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn
Trang 11Chương 2 THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Bệnh viện Đa khoa Đ ng Anh, thành phố Hà Nội
2.1.1 Khái quát chung
Bệnh viện đa khoa Đông Anh là Bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội Bệnh viện được thành lập theo Quyết định 5694/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Ủy bản nhân dân Thành phố Hà Nội trên cơ sở tách ra từ bộ phận khám chữa bệnh của Trung tâm
Y tế huyện Đông Anh, có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh - Đào tạo cán bộ y tế
- Quản lý kinh tế y tế
Trải qua các thời kỳ, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng với tấm lòng và y đức của mình, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đông Anh đã luôn luôn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt so với kế hoạch
đề ra Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm chỉ đạo, vì vậy chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, một số cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng mới Trang thiết bị được đầu tư phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả và điều trị cho nhân dân
Bệnh viện đã đạt được nhiều thành tích như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2005; Bằng khen của Chính phủ tặng năm 2002; Bộ Y tế công nhận là bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2009; Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn đạt tiên tiên xuất sắc…
Từ những kết quả đó, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh luôn luôn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân địa phương và trong khu vực, luôn là địa chỉ được nhân dân tin tưởng
2.1.2 Đ c điểm về tổ chức bộ má và nh n sự
2.1.2.1 Đ c điểm tổ chức bộ má
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí, được Sở y tế Hà Nội trực tiếp quản lý
Bệnh viện có tổng số 19 khoa, phòng, bao gồm khối chuyên môn (trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh) và khối hành chính Năm 2016 được giao 330 giường bệnh, biên chế được giao 378 người
2.1.2.2 Đ c điểm nh n sự:
Đội ngũ viên chức của bệnh viện luôn có sự biến động theo các năm Trong những năm
Trang 12Thạc sỹ và tương đương
Cử nhân Đại học Cao đẳng, trung cấp Còn lại
qua đơn vị đã tạo lập được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, là một nhân tố giúp cho đơn vị tạo lập uy tín trong xã hội, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ
Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động viên chức Bệnh viện đa khoa
Đông Anh từ năm 2013-2015
Phân tích số liệu ở biểu đồ 2.1 cho thấy số lượng viên chức có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:
b ơ cấu nhân sự theo giới tính
Bảng 2.2 Cơ cấu nhân sự theo giới tính
Trang 13c ơ cấu nhân sự theo độ tuổi
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi
TT
Khối
≤ 30 tuổi (%)
31 – 40 tuổi (%)
41 – 50 tuổi (%)
22 (53,7%)
3 (7,3%)
11 (26,8%)
(296 người)
120 (40,5%)
131 (44,2%)
18 (6,1%)
27 (9,2%)
Tổng số (337 người)
125 (37,1%)
153 (45,4%)
21 (6,2%)
38 (11,3%)
2.2.1 Nh ng ưu điểm chủ ếu
Sự hứng thú, sa mê với c ng việc được giao
Về nguồn nhân lực: Bệnh viện đa khoa Đông Anh có một tập thể các viên chức trẻ, năng động, luôn sáng tạo và ham học hỏi trong công việc
Về vị trí công việc đang đảm nhận của viên chức: khi được hỏi “Vị trí công việc hiện tại của anh/chị có phù hợp với trình độ chuyên môn của anh/chị không ?”, kết quả thu được là 23,6% viên chức cho rằng rất phù hợp, 64,3% thấy phù hợp và 12,1% không phù hợp Như vậy, gần 90% viên chức cho rằng công việc đang đảm nhận rất phù hợp và phù hợp với chuyên môn được đào tạo
Tìm hiểu sở thích của viên chức đối với công việc hiện tại với câu hỏi “Anh/chị có yêu thích công việc hiện tại không ?” kết quả cho thấy trên 80% viên chức nhận thấy khá yêu thích công việc hiện tại
Mức độ hoàn thành c ng việc
Về thời gian làm việc của viên chức: có 36,8% viên chức sử dụng đủ 8 giờ/ngày để làm việc và có tới 63,2% viên chức sử dụng trên 8 giờ/ngày
Tuổi