NỘI DUNG TÓM TẮT HUỲNH THỊ MỸ NHÂN. Tháng 06 năm 2009. “Kế Toán Thuế và Tình Hình Khai Nộp Thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (STelecom) Thành phố Hồ Chí Minh”. HUYNH THI MY NHAN. June 2009. “Tax Accounting and the Declaration and Payment for Tax at CDMA Mobile Phone Center (STelecom) Ho Chi Minh City”. Khóa luận tìm hiểu về kế toán thuế và tình hình khai nộp thuế tại Trung tâm Điện Thoại Di Động CDMA Thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung chính sau: Quá trình lưu chuyển chứng từ thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân. Hạch toán các loại thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân. Khai nộp thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân. Dựa trên cơ sở lý luận, tiến hành mô tả, phân tích những kết quả thu thập được từ quá trình thực tập tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (STelecom) TP.HCM. Đồng thời, đưa ra các ví dụ nhằm làm nổi bật những nội dung của khóa luận. Từ đó, nêu ra những nhận xét và một số kiến nghị về công tác kế toán và khai nộp thuế tại Trung tâm.v MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng ix Danh mục các hình x Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2 1.4. Cấu trúc của khóa luận 2 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 3 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (STelecom) TP.HCM 3 2.1.1. Công Ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn 3 2.1.2. Công Ty SK Telecom 3 2.1.3. Trung tâm Điện Thoại Di Động CDMA (STelecom) 3 2.2. Ngành nghề kinh doanh 4 2.3. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Trung tâm 4 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ 4 2.3.2. Mục tiêu chính của Trung tâm 4 2.4. Cơ cấu nhân sự 5 2.5. Đặc điểm công tác kế toán của Trung tâm STelecom 6 2.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm 6 2.5.2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận kế toán văn phòng chính 6 2.6. Hình thức kế toán được áp dụng tại Trung tâm 8 2.6.1. Hình thức ghi sổ kế toán bằng máy vi tính 8 2.6.2. Mô hình phần mềm kế toán đang sử dụng tại Trung tâm 8 2.6.3. Sổ chi tiết các tài khoản Trung tâm đăng ký sử dụng với Cục thuế9 2.7. Các chính sách kế toán áp dụng tại Trung tâm 10vi 2.8. Tình hình hoạt động của Trung tâm 11 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Nội dung nghiên cứu 15 3.1.1. Thuế Môn bài 15 3.1.2. Thuế GTGT 17 3.1.3. Thuế TNDN 29 3.1.4. Thuế thu nhập cá nhân 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu 34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Tình hình khai nộp thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA TP.HCM 35 4.2. Thuế Môn bài 36 4.2.1. Quá trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ 36 4.2.2. Phương pháp hạch toán 36 4.2.3. Khai nộp thuế Môn bài 36 4.3. Thuế GTGT 37 4.3.1. Thuế GTGT đầu vào 37 4.3.2. Thuế GTGT đầu ra 41 4.3.3. Kế toán bán hàng vãng lai ngoại tỉnh 47 4.3.4. Kế toán thuế GTGT khấu trừ 49 4.3.5. Khai nộp thuế GTGT 50 4.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 57 4.4.1. Thuế TNDN tạm tính 57 4.4.2. Thuế TNDN 58 4.5. Thuế thu nhập cá nhân 62 4.5.1. Đăng ký Mã số thuế cho cán bộ công nhân viên 62 4.5.2. Hạch toán 62 4.5.3. Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân 65 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.1.1. Thuận lợi 68vii 5.1.2. Khó khăn 68 5.2. Kiến nghị 69 5.2.1. Tình hình kinh doanh 69 5.2.2. Công tác kế toán 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 CÁC KÝ HIỆU LƯU ĐỒ PHỤ LỤC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KẾ TOÁN THUẾ VÀ TÌNH HÌNH KHAI NỘP THUẾ TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CDMA (S-TELECOM) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Thuế và Tình Hình Khai Nộp Thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) Thành
Phố Hồ Chí Minh” do Huỳnh Thị Mỹ Nhân, sinh viên khóa 31, ngành Kế Toán, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TRẦN VĂN MÙA Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc!
Con xin gửi đến cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người lời biết ơn sâu sắc
Xin ghi nhớ và gửi lời cảm ơn tha thiết đến các thầy cô, những người đã cho em hành trang kiến thức để em vững bước vào đời Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em suốt 4 năm trên giảng đường trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Mùa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt thời gian em làm khóa luận
Xin chân thành cảm ơn chị Vân, chị Giang, chị Thanh cùng toàn thể các anh, chị làm việc tại Trung tâm Điện thoại Di Động CDMA (S-Telecom) Thành Phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập
Xin cảm ơn các bạn, những người đã luôn động viên, ủng hộ em trong những năm tháng xa nhà
Dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận nhưng do thời gian thực tập và trình độ nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06, năm 2009 Sinh viên Huỳnh Thị Mỹ Nhân
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ MỸ NHÂN Tháng 06 năm 2009 “Kế Toán Thuế và Tình Hình Khai Nộp Thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) Thành phố Hồ Chí Minh”
HUYNH THI MY NHAN June 2009 “Tax Accounting and the Declaration and Payment for Tax at CDMA Mobile Phone Center (S-Telecom) Ho Chi Minh City”
Khóa luận tìm hiểu về kế toán thuế và tình hình khai nộp thuế tại Trung tâm Điện Thoại Di Động CDMA Thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung chính sau:
- Quá trình lưu chuyển chứng từ thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân
- Hạch toán các loại thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân
- Khai nộp thuế Môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân
Dựa trên cơ sở lý luận, tiến hành mô tả, phân tích những kết quả thu thập được
từ quá trình thực tập tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) TP.HCM Đồng thời, đưa ra các ví dụ nhằm làm nổi bật những nội dung của khóa luận
Từ đó, nêu ra những nhận xét và một số kiến nghị về công tác kế toán và khai nộp thuế tại Trung tâm
Trang 52.5 Đặc điểm công tác kế toán của Trung tâm S-Telecom 6
2.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm 6 2.5.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận kế toán văn phòng chính 6 2.6 Hình thức kế toán được áp dụng tại Trung tâm 8
2.6.1 Hình thức ghi sổ kế toán bằng máy vi tính 8 2.6.2 Mô hình phần mềm kế toán đang sử dụng tại Trung tâm 8 2.6.3 Sổ chi tiết các tài khoản Trung tâm đăng ký sử dụng với Cục thuế 9 2.7 Các chính sách kế toán áp dụng tại Trung tâm 10
Trang 62.8 Tình hình hoạt động của Trung tâm 11
4.1 Tình hình khai nộp thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA
4.2.1 Quá trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ 36
4.3.3 Kế toán bán hàng vãng lai ngoại tỉnh 47
4.5.1 Đăng ký Mã số thuế cho cán bộ công nhân viên 62
4.5.3 Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân 65
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCC Business Cooperation Contract (Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh)
CDMA Code Division Multiple Access (Đa truy cập phân chia theo mã số Đó là
hệ thống vô tuyến di động kỹ thuật số tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay)
CSKD Cơ sở kinh doanh
GTGT Giá trị gia tăng
HO Head Office (Văn phòng chính)
NSNN Ngân sách Nhà nước
SPT Saigon Postel Corp (Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài
Gòn) SXKD Sản xuất kinh doanh
TGNH Tiền gửi Ngân hàng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Trung Tâm Năm 2008 11
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Trung Tâm 6
Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Văn Phòng Chính 7
Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Đầu Vào được Khấu Trừ 23
Hình 4.1 Lưu Đồ Luân Chuyển Hóa Đơn GTGT Đầu Vào 37
Hình 4.3 Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Khấu Trừ Tháng 01 Năm 2009 50
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Giấy báo tiền điện, Hóa đơn GTGT số 0120194 và số 0120195, Ủy nhiệm
thu của Công ty Điện Lực TP.HCM, và Nhật ký chứng từ số 4568
Phụ lục 2 Hóa đơn GTGT số 0104048 của Doanh Nghiệp Tư Nhân Văn Phòng phẩm
Linh Sa
Phụ lục 3 Hóa đơn GTGT số 00513 của Công ty Cổ phần Thông Minh MK
Phụ lục 4 Hóa đơn GTGT số 0000491 của Công ty Cổ phần Viễn Thông VTC
Phụ lục 5 Hóa đơn GTGT số 0091350 của Chi nhánh Công ty Cổ phần Điện tử Biên
Hòa, và Nhật ký chứng từ số 587
Phụ lục 6 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 4615, Phiếu nhập kho số 2009-2302-006,
Phiếu đề nghị thanh toán, Phiếu chi số 3002926, Giấy nộp tiền vào NSNN Phụ lục 7 Hóa đơn GTGT số 0066393 của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ
Thể Dục Thể Thao Thành Long
Phụ lục 8 Hóa đơn GTGT số 0141062 của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quảng cáo
Ong Sáng Tạo, và Nhật ký chứng từ số 1334, Phiếu đề nghị thanh toán, Phiếu chi số 3003355
Phụ lục 9 Hóa đơn GTGT số 0024902 lập cho hàng khuyến mãi không thu tiền
Phụ lục 10 Hóa đơn GTGT số 0024925 lập cho hàng khuyến mãi không thu tiền Phu lục 11 Hóa đơn GTGT số 0024929 xuất cho Công ty Cổ phần Thanh Toán Trực
Tuyến Mùa Xuân, và Đơn đặt hàng
Phụ lục 12 Hóa đơn GTGT số 0024932 xuất cho Công ty Cổ phần Công Nghệ Thanh
Toán Việt Nam, và Đơn đặt hàng
Phụ lục 13 Hóa đơn GTGT số 0024946 lập cho doanh số bán hàng của đại lý là Ngân
hàng Thương Mại Cổ phần Đông Á
Phụ lục 14 Hóa đơn GTGT số 0024939 xuất cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một
Thành viên TIGER KOVI MOBILE
Phụ lục 15 Biên bản hủy hóa đơn
Phụ lục 16 Tờ khai thuế Môn bài
Trang 12Phụ lục 17 Hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01 năm 2009 gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu 01-1/GTGT + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT + Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ theo mẫu 01-4A/GTGT
+ Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 01 năm 2009
Phụ lục 18 Hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai tỉnh Cần Thơ tháng 01 năm 2009 gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT (Tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh) theo mẫu 06/GTGT
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu 01-1/GTGT + Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 01 năm 2009
Phụ lục 19 Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm 2008 mẫu 01A/TNDN
Phụ lục 20 Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008 theo mẫu 03/TNDN
Phụ lục 21 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 mẫu 03-1A/TNDN Phụ lục 22 Tờ khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn tháng 12 năm 2008 mẫu 01/TNCN Phụ lục 23 Tờ khai quyết toán thuế đối với người có thu nhập cao năm 2008 mẫu
04/TNCN
Phụ lục 24 Tờ khai khấu trừ thuế TNCN tháng 01 năm 2009 mẫu số 02/KK-TNCN Phụ lục 25 Mẫu Giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01/KHBS)
Phụ lục 26 Mẫu Đề nghị hoàn thuế/phí (mẫu số 01/HTBT)
Phụ lục 27 Mẫu Bảng kê xác định số thuế GTGT được hoàn (mẫu số 01-1/HTBT) Phụ lục 28 Mẫu quyết định hoàn thuế (mẫu số 04/HTBT)
Phụ lục 29 Mẫu Tờ khai đăng ký thuế TNCN (mẫu số 01/ĐK-TNCN)
Phụ lục 30 Mẫu Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (mẫu số 16/ĐK-TNCN)
Trang 13Tất cả mọi cá nhân và tổ chức đều phải thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ khi nộp thuế cho Nhà nước, vì mục đích cuối cùng của nguồn thu này sẽ phục vụ ngược lại cho người dân thông qua các dịch vụ công cộng
Chúng ta biết, kế toán là điều kiện đảm bảo cho các luật thuế được thực hiện có hiệu quả Kế toán thuế là cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp, có tầm quan trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đối với Nhà nước
Trong thực tế việc áp dụng những quy định, chính sách của Nhà Nước về thuế còn nhiều vướng mắc Thuế là vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào cũng quan tâm Vì vậy, một đề tài nghiên cứu thuế nhằm phản ánh tình hình khai nộp thuế trong thực tiễn là sự cần thiết cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này Đó là
lý do, tôi chọn vấn đề nghiên cứu là “Kế Toán Thuế và Tình Hình Khai Nộp Thuế tại Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) Thành Phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về trình tự hạch toán, kê khai và nộp thuế của kế toán thuế
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong công tác kế toán cũng như kế toán thuế và tình hình khai nộp thuế tại Trung tâm
- Học hỏi những kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán
Trang 141.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
a) Về không gian
Nghiên cứu về tình hình hạch toán, kê khai và nộp thuế tại Trung Tâm Điện
Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) trụ sở 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
b) Về thời gian
Thời gian thực tập từ ngày 19/02/2009 đến ngày 19/05/2009
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu: Nêu lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của khóa luận Chương 2: Tổng quan: Trình bày tổng quan về Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) TP.HCM
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận Chương 4: Kết quả và thảo luận: Trình bày kết quả nghiên cứu đạt được trong thực tế và những thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết luận của khóa luận và những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán cũng như kế toán thuế tại Trung tâm
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom) TP.HCM
2.1.1 Công Ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel Corp – tên viết tắt là SPT) được thành lập bởi nhiều doanh nghhiệp nhà nước, các doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh dịch vụ xuất khẩu, địa ốc, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị điện tử, tin học, viễn thông và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông
SPT là công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông Công ty thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày 8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng Công ty chính thức được UBND TP.HCM cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995
2.1.2 Công Ty SK Telecom
SK Telecom là tập đoàn viễn thông lớn nhất Hàn Quốc, được biết đến là nhà tiên phong mở đường cho sự phát triển của công nghệ di động CDMA và những ứng dụng hiện đại của công nghệ viễn thông di động phục vụ đời sống
Tháng 09 năm 2001, SK Telecom đã thành lập Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với SPT một công ty có giấy phép mạng CDMA tại Việt Nam
2.1.3 Trung tâm Điện Thoại Di Động CDMA (S-Telecom)
Trung tâm Điện Thoại Di Động CDMA TP.HCM (tên viết tắt là S-Telecom) là đơn vị trực thuộc của SPT, được hình thành từ dự án hợp tác giữa SPT với công ty SK Telecom theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô tuyến cố định và các dịch vụ gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000-1x trên phạm vi toàn quốc
Trang 16Trung tâm hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số
03005683 CN 41 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 28/09/2001
Trung tâm là nhà cung cấp mạng viễn thông di động CDMA đầu tiên tại Việt Nam, đã được khai trương và đưa vào thương mãi thành công vào tháng 07 năm 2003
là tên thương hiệu Trung Tâm Điện Thoại Di Động CDMA Địa chỉ: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.4040079 Fax: 08.9254288
Mã số thuế: 0300849034-013
Website: www.stelecom.com
2.2 Ngành nghề kinh doanh
- Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ thông tin di động
- Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ Giá Trị Gia Tăng trên hệ thống mạng CDMA 2000-1x
- Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các thiết bị đầu cuối
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Trung tâm
2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam Phát triển dịch vụ Giá Trị Gia Tăng trên nền công nghệ vượt trội, biến chiếc điện thoại thành công cụ đa năng như chơi game, chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, radio, ti vi, máy vi tính
Giúp khách hàng thu hẹp khoảng cách không gian, tiếp cận và tận hưởng những công nghệ tiên tiến của thế giới
2.3.2 Mục tiêu chính của Trung tâm
- Phổ biến công nghệ CDMA: Xây dựng hệ thống mạng thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA tiên tiến trên toàn quốc
- Lấy khách hàng làm trọng tâm: Mọi hoạt động của Trung tâm đều hướng tới
sự hài lòng và lợi ích thiết thực của người tiêu dùng
- Thu hút và phát triển nguồn nhân lực: Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo để cùng xây dựng Trung tâm vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho các bên góp vốn
Trang 172.4 Cơ cấu nhân sự
- Giám đốc điều hành: Là cơ quan cao nhất, đứng đầu, điều hành và quyết định mọi hoạt động của Trung tâm
- Khối tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý, luân chuyển và lưu trữ chứng từ
- Khối hỗ trợ chiến lựơc: Gồm có các phòng nhân sự thực hiện việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên, phòng kế hoạch chiến lược đề ra các phương hướng hoạt động kinh doanh, tăng lượng khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh…
- Khối tiếp thị bán hàng: Thực hiện các hình thức quảng cáo đưa các dịch vụ kết nối của Trung tâm gần gũi với khách hàng hơn
- Khối quản lý mạng: Có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện những sai sót, sửa chữa
và đảm bảo về mặt kỹ thuật
- Trung tâm công nghệ thông tin: Theo dõi cơ sở hạ tầng và ứng dụng các công nghệ thông tin
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Trung Tâm
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Khối Tài
Chính Kế Toán
BAN QUẢN LÝ Giám đốc điều hành Giám đốc Khối
Khối hỗ trợ chiến lược
Khối tiếp thị bán hàng
Khối quản lý mạng
Trung tâm công nghệ thông tin
Phòng Nhân
sự Phòng Tài
Chính
Phòng Kế
Toán
Phòng Kỹ thuật
Phòng Bán hàng Phòng Tiếp thị
Phòng quản
lý dự án
Kế hoạch chiến lược Phòng Đầu
tư mua sắm
Phòng Đầu
tư phát triển Phòng Vận hành
Phòng dịch
vụ GTGT Phòng Phân Phối
Phòng cơ sở
hạ tầng
Phòng Ứng dụng CNTT
Trang 182.5 Đặc điểm công tác kế toán của Trung tâm S-Telecom
2.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Trung tâm
Trung tâm áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Bộ máy kế toán của Trung tâm có 3 zone: Zone 1 (Hà Nội), Zone 2 (TP.Hồ Chí Minh), Zone 3 (Đà Nẵng) Trong đó Zone 2 (TP Hồ Chí Minh) giữ vai trò là trụ sở chính
- Mỗi Zone đều có phòng kế toán gồm 3 bộ phận: Kế toán thanh toán, Kế toán phải thu và Kế toán tổng hợp Cuối tháng, các Zone lập báo cáo gửi về phòng Kế toán văn phòng chính
- Riêng Zone 2 (TP.HCM), ngoài việc phụ trách Zone 2, còn có phòng kế toán văn phòng chính (HO) là nơi hướng dẫn, kiểm tra, lưu trữ, tổng hợp các nghiệp vụ và báo cáo của các Zone
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Trung Tâm
Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán
2.5.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận kế toán văn phòng chính
- Kế toán trưởng
+ Tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của toàn Trung tâm
+ Kiểm tra tình hình chấp hành các quy định về việc ghi chép kế toán và báo cáo của các Zone, đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của Trung tâm và quy định quản lý tài chính
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê tiền mặt, hàng hóa, tài sản vào cuối năm tài chính hoặc giữa kỳ kế toán, và công tác kiểm toán, quyết toán thuế hàng năm
+ Đóng góp ý kiến xây dựng về các quy định, quy trình cũng như các lĩnh vực
về chuyên môn trước Ban Giám Đốc
Văn phòng kế toán chính (Head Office) – Zone 2
Zone 1
Hà Nội
Zone 3
Đà Nẵng
Trang 19- Bộ phận kế toán phải thu
+ Lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc cập nhật ghi chép toàn
bộ các nghiệp vụ kế toán phải thu của toàn Trung tâm theo đúng quy định của Trung tâm và quy định quản lý tài chính, thuế của Nhà nước
+ Lưu giữ đầy đủ các chứng từ thanh toán của toàn Trung tâm
- Bộ phận kế toán thanh toán:
+ Lập kế hoạch thanh toán, hướng dẫn thực hiện và kiểm soát việc thanh toán của toàn Trung tâm theo đúng các quy định chung của Trung tâm và quy định quản lý
tài chính, thuế của Nhà nứơc
+ Lưu giữ và bảo quản hệ thống sổ sách kế toán, các chứng từ thanh toán của
toàn Trung tâm
- Bộ phận kế toán tổng hợp:
+ Kiểm tra đối chiếu việc ghi nhận đầy đủ toàn bộ nghiệp vụ hạch toán toàn Trung tâm đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đúng chế độ quy định
+ Theo dõi tình hình xuất nhập hàng tồn kho, đồng thời ghi nhận đầy đủ chi phí
và các nghiệp vụ về kế toán hàng tồn kho của toàn Trung tâm
+ Tổng hợp và lập báo cáo tài chính của toàn Trung tâm
+ Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế của toàn Trung tâm
+ Xây dựng, cập nhật, kiểm tra việc sử dụng ngân sách phân bổ cho các Zone
Hình 2.3 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Văn Phòng Chính
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Kế toán tổng hợp (GL-General Ledger)
Kế toán phải thu
(AR-Accounts Receivable)
Khối Tài chính – Kế toán
Kế toán thanh toán (AP-Accounts Payable)
Trang 202.6 Hình thức kế toán được áp dụng tại Trung tâm
2.6.1 Hình thức ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đã được thiết kế sẵn và in các Nhật ký Chứng Từ theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các số liệu, thông tin được tự động cập nhật vào Nhật Ký Chứng Từ và các Sổ chi tiết liên quan
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo các thông tin được nhập trong kỳ
- Thực hiện các thao tác để in các báo cáo theo quy định
- Cuối tháng, cuối năm, Sổ Chi Tiết Số Dư Tài Khoản được in ra giấy đóng thành tập, thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán tay
Hình 2.4 Hình Thức Ghi Sổ bằng Máy Vi Tính
2.6.2 Mô hình phần mềm kế toán đang sử dụng tại Trung tâm
- Trung tâm áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Chứng từ ghi sổ
- Tên phần mềm: ERP ORACLE Đơn vị cung cấp: Pythis
Chứng từ kế toán
MÁY VI TÍNH
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Sổ chi tiết phát sinh trong kỳ
Bảng tổng hợp
chính
Nhập liệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra
In báo cáo cuối tháng Ghi chú:
Trang 21- Đặc trưng của phần mềm: Phần mềm có cấu trúc phân hệ là tập hợp nhiều
phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có cấu trúc riêng Từng phân hệ có hoạt động độc lập nhưng chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn Các phân hệ trong hệ thống phần mềm này gồm
+ Truy cập Internet để lấy thông tin và xem các báo cáo
+ Chức năng truy cập ngược từ Báo cáo tổng hợp -> chi tiết -> chứng từ
+ Chức năng lưu vết: Lưu vết mọi dữ liệu với các thông tin người tạo, ngày tạo, người sửa và ngày, giờ sửa
- Đối tượng, phạm vi ứng dụng của hệ thống:
+ Đối tượng của hệ thống: Tất cả các bút toán hạch toán kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, Các Báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính, Báo cáo thống
kê và phân tích về doanh thu và lãi lỗ theo yêu cầu và khoản mục
+ Phạm vi ứng dụng của hệ thống: Hệ thống phần mềm ERP ORACLE được lắp đặt tại Văn phòng Kế toán chính (HO), các Zone và các cửa hàng chi nhánh của Trung tâm Các nghiệp vụ kinh tế nhập hàng tháng được chuyển tới kho dữ liệu Trung tâm và được tổng hợp đưa vào các tài khoản tổng hợp của Trung tâm
2.6.3 Sổ chi tiết các tài khoản Trung tâm đăng ký sử dụng với Cục thuế
Hệ thống TK sử dụng tại Trung tâm là hệ thống TK kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính
Trang 22Trung tâm mở TK chi tiết cấp 2 cho tất cả các TK để dễ dàng quản lý theo từng đối tượng
Các loại sổ Trung tâm đang sử dụng:
- Nhật Ký Chứng Từ
+ Là một tờ rời được đánh số thứ tự liên tục trong năm
+ Phán ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Trung tâm không mở Sổ Cái mà mở Sổ Chi Tiết Số Dư Tài Khoản của tất cả các tài khoản có số dư
2.7 Các chính sách kế toán áp dụng tại Trung tâm
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
- Hệ thống Tài khoản công ty đang áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
- Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Bình quân gia quyền
Trang 232.8 Tình hình hoạt động của Trung tâm
Bảng 2.1 Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Trung Tâm Năm 2008
Đơn vị báo cáo: Trung Tâm Điện
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2008 Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU
Mã
số Thuyết minh
Số năm nay
Số năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 11.539.134.595 24.598.148.372
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 625.470.920.332 443.357.942.622
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 2.790.539.582 1.452.616.115
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 52.190.325.924 45.345.816.554
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
Trang 24Nhận xét:
- Qua Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, ta thấy doanh thu năm 2008 cao hơn năm 2007 là 259.359.918.141 đồng, lợi nhuận gộp năm 2008 cũng cao hơn năm 2007 là 90.305.954.207 đồng Doanh thu hoạt động tài chính năm
2008 tăng 1.337.923.467 đồng so với năm 2007 Lợi nhuận khác năm 2008 cao hơn năm 2007 là 6.928.750.633 đồng Doanh thu tăng, đồng thời chi phí cũng tăng theo, nhưng tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn chi phí so với năm 2007 Dó đó, Trung tâm đã giảm được lỗ so với năm 2007 là 17.022.524.830 đồng
- Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên tốn nhiều chi phí để đầu tư, xây dựng mạng lưới viễn thông và cơ sở hạ tầng Trung tâm thành lập năm 2001, nên lợi nhuận chưa đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra Nhưng Trung tâm hoạt động có hiệu quả, lỗ qua các năm đã giảm dần Và trong tương lai không xa, hoạt động kinh doanh của Trung tâm sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư
Trang 25Diễn giải/ Description:………
Loại tiền/ Curency:…………
Chứng từ gốc/ Original Document:………… Ngày/ Date:……
Account number Account name Rate VND Foreign
currency VND
Foreign currency
Tong so/Total
Người lập/ Prepared Người kiểm tra/ Reviewed Cố vấn/Advisor Kế toán trưởng/ Approved
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trang 26Hình 2.6 Mẫu Sổ Chi Tiết Số Dư Tài Khoản
CHI TIẾT SỐ DƯ TÀI KHOẢN/ DETAILS BALANCE
OF ACCOUNT
Tháng/ Month:………
Tên tài khoản/ Account Name:………
Số hiệu tài khoản/ Account Code……… Ngày/ Date:………
currency
Tong so/ Total
Người lập/Prepared Người kiểm tra/ Reviewed Cố vấn/ Advisor Kế toán trưởng/ Approved
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trang 27CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Thuế Môn bài
a) Nội dung cơ bản của thuế Môn bài
- Khái niệm: Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm
vào các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế
- Đối tượng nộp thuế Môn bài: Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất
kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng… trực thuộc
đơn vị chính) đều thuộc đối tượng nộp thuế Môn bài
- Căn cứ tính thuế Môn bài: Đối với các tổ chức kinh tế, căn cứ vào vốn đăng
ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư Hiện nay,
thuế Môn bài áp dụng cho các tổ chức kinh tế có 4 bậc, được thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1 Bậc Thuế Môn Bài
Đơn vị tính: đồng Bậc thuế Môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương
của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế môn bài theo mức thống nhất
2.000.000 đồng/năm Các doanh nghiệp thành viên trên nếu có các Chi nhánh tại các
quận, huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế môn bài theo mức thống
nhất 1.000.000 đồng/năm
Trang 28- Các CSKD là Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế khác không có Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc có Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh nhưng trên đăng ký không ghi vốn đăng ký thì thống nhất thu thuế Môn bài theo mức 1.000.000 đồng/năm
c) Kê khai và nộp thuế Môn bài:
- Khai thuế Môn bài: Là loại khai thuế theo năm
Theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính, trường hợp đang kinh doanh, thời hạn nộp Tờ khai thuế Môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng
01 của năm đó
- Hồ sơ khai thuế Môn bài: Là Tờ khai thuế Môn bài theo mẫu số 01/MBAI + Người nộp thuế Môn bài nộp Tờ khai thuế Môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
+ Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng ) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế
+ Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc
- Nộp thuế môn bài: CSKD nộp thuế Môn bài vào NSNN theo số thuế đã kê
khai với cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế Môn bài chậm nhất không quá ngày 30 tháng
01 năm dương lịch
Trang 293.1.2 Thuế GTGT
3.1.2.1 Nội dung của thuế GTGT
a) Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất,
kinh doanh, lưu thông đến tiêu dùng
b) Đối tượng nộp thuế GTGT: Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam (gọi chung là CSKD), và các tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu)
c) Đối tượng chịu thuế GTGT: Là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ tại Việt Nam
d) Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
- Giá tính thuế GTGT
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã
có thuế tiêu đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập khẩu tại cửa khẩu được xác đinh theo qui định về giá tính thuế hàng nhập khẩu
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các họat động này
+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, trả chậm
+ Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT
+ Đối với hoạt động đại lý môi giới mua bán hàng hóa, dịch vụ hưởng hoa hồng
là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT
- Thuế suất thuế GTGT:
+ Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
và hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu
Trang 30+ Thuế suất 5%: Áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống như: vận tải, bốc xếp, nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt…
+ Thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT theo thuế suất 0% và 5%
e) Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Hóa đơn, chứng từ đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
+ CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ
phải sử dụng hóa đơn GTGT Khi lập hóa đơn, CSKD phải ghi đầy đủ, đúng các yếu
tố quy định trên hóa đơn Đối với hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã
có thuế GTGT
+ Trường hợp không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng
Trang 31+ CSKD thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT Trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT, hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền, dòng thuế GTGT không ghi, gạch chéo
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng
+ Hàng hóa, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT
3.1.2.2 Phương pháp hạch toán
a) Thuế GTGT đầu vào
- Kế toán sử dụng TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”
TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ kỳ trước
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng trả lại, được giảm giá
- Số dư cuối kỳ: Số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ, hoàn lại
- Số dư đầu kỳ: Số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ, hoàn lại
TK 133
Trang 32+ Khi mua vật tư, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111, 112, 331
Trang 33+ Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu Số thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ Đối với
số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh như sau:
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 133 (1331, 1332)
Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi
có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường, ghi:
Trang 34Nợ TK 111, 334, _Số thu bồi thường
Nợ TK 632_Nếu được tính vào chi phí
- Đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của Luật thuế Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi:
Nợ TK 111, 112
- Một số lưu ý khi hạch toán TK 133
Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với CSKD thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
và hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT CSKD phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ Trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh
số của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ
Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ
Trang 35Hình 3.1 Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Đầu Vào được Khấu Trừ
b) Thuế GTGT đầu ra
- Kế toán sử dụng TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra”
- Xuất hóa đơn GTGT: Nhân viên xuất hóa đơn cần viết đầy đủ các thông tin
trên hóa đơn: tên, địa chỉ, mã số thuế người mua hàng Đặc biệt, phải ghi rõ giá trị
hàng hóa, dịch vụ, thuế GTGT, tổng thanh toán
- Hóa đơn GTGT gồm 3 liên: + Liên 1: (màu tím), giữ tại cuốn hóa đơn
+ Liên 2: (màu đỏ), giao cho khách hàng
+ Liên 3: (màu xanh), lưu nội bộ
không được khấu trừ
TK 111,112 Thuế GTGT đã được hoàn
TK 152,153,156…
TK 152,153,156, 211,621,641,642…
Trang 36- Phương pháp hạch toán:
+ Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng thanh toán:
Có TK 511_Doanh thu theo giá bán trả ngay
Có TK 333 (3331)_Số thuế GTGT theo giá bán trả ngay
Nợ TK 621, 627, 641, 642
Có TK 512 + Trường hợp CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho sản phẩm hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT để biếu, tặng các đơn vị, cá nhân bên ngoài được chi bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, trả thay lương:
Nợ TK 431, 334
Có TK 3331
Có TK 512 + Đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi phát sinh các khoản doanh thu của hoạt động tài chính và thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Trang 37Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3331
Có TK 515
Có TK 711 + Đối với CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sản phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người mua, doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán:
TK 133
Thuế GTGT được khấu trừ
TK 111,112,131
Thuế GTGT của hàng
bán trả lại, giảm giá,
chiết khấu thương mại
TK 111,112
Trang 38c) Kế toán bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
- Bán hàng vãng lai ngoại tỉnh: Bán hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính mà không tổ chức hạch toán kế toán thì được xem là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
d) Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
- Thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ kết chuyển trừ vào thuế GTGT phải nộp:
Trang 393.1.2.3 Kê khai và nộp thuế GTGT
Theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 và Thông tư BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính Người nộp thuế kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ có CSKD hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có CSKD phụ thuộc và địa phương nơi đóng trụ sở chính
129/2008/TT Trường hợp CSKD phụ thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế tại trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%), hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT
+ Trụ sở chính phải lập Hồ sơ khai thuế GTGT (Tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh) và nộp tiền thuế GTGT này vào Kho bạc Nhà Nước tại các tỉnh kinh doanh vãng lai
+ Số thuế GTGT trụ sở chính đã nộp cho Cục thuế (hoặc Chi Cục thuế) ở tỉnh kinh doanh vãng lai được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính tại địa phương nơi đóng trụ sở chính
a) Khai nộp thuế GTGT đối với bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
- Căn cứ lập Tờ khai thuế GTGT mẫu 06/GTGT (Tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh) là doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong kỳ
- Hồ sơ khai thuế GTGT đối với bán hàng vãng lai ngoại tỉnh:
+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 06/GTGT theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT (đối với doanh số bán hàng vãng lai ngoại tỉnh)
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Thời gian nộp hồ sơ khai thuế GTGT (Tạm nộp trên doanh số đối với kinh doanh ngoại tỉnh) cho Cục thuế (Chi Cục thuế) tỉnh chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo
- Thời gian nộp tiền thuế GTGT đối với kinh doanh ngoại tỉnh cho Kho bạc Nhà Nước tại các tỉnh kinh doanh vãng lai chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo
Trang 40b) Kê khai và nộp thuế GTGT
- Hàng hóa, dịch vụ mua vào tháng nào thì CSKD kê khai và khấu trừ hết trong tháng đó, trường hợp CSKD phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa 6 tháng kể từ thời điểm phát sinh sai
sót Hàng hóa, dịch vụ bán ra tháng nào cũng phải kê khai ngay tháng đó
- CSKD khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế phải lập và gửi cho
cơ quan thuế Hồ sơ khai thuế GTGT tháng gồm:
+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu 01/GTGT
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT + Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh theo mẫu số 01-3/GTGT (áp dụng đối với trường hợp tại kỳ khai thuế người nộp thuế có khai bổ sung, điều chỉnh cho hồ sơ khai thuế của các kỳ khai thuế trước) (nếu có)
+ Bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ theo mẫu số 01-4A/GTGT (áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế phân
bổ số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ theo tỷ lệ (%) doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra của kỳ tính thuế)
+ Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT (nếu có)
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT Mẫu 26-BC/HĐ theo Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2002
- Thời gian gửi Hồ sơ khai thuế GTGT của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo
- Trường hợp CSKD phát hiện Hồ sơ khai thuế GTGT đã nộp cho cơ quan thuế
có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp thì lập Giải trình khai
bổ sung, điều chỉnh theo mẫu 01/KHBS Mẫu 01/KHBS được lập căn cứ vào Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT của tháng kê khai sai sót, nhầm lẫn, mà kết quả dẫn đến tăng thuế GTGT phải nộp, giảm thuế GTGT được khấu trừ thì CSKD phải tự tính
ra số tiền phạt chậm nộp cộng với thuế chậm nộp để nộp tiền vào NSNN
Sồ tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp * Số ngày chậm nộp * 0,05%