1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Án Phân Cấp, Xã Hội Hóa Công Tác Duy Tu, Bảo Dưỡng Kết Cấu Hạ Tầng Hàng Hải

42 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

* Nhu cầu vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải Tổng nhu cầu vốn bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải cho 1 năm - Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng các cầu, bến cảng Cục Hàng hải Vi

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

ĐỀ ÁN

PHÂN CẤP, XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC DUY TU, BẢO

DƯỠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI

Hà Nội năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

ĐỀ ÁN PHÂN CẤP, XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC DUY TU, BẢO DƯỠNG KẾT

cả nước là hết sức cần thiết Bên cạnh đó, công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạtầng hàng hải hàng năm là việc rất quan trọng, cấp thiết nhằm đảm bảo chuẩntắc theo thiết kế đã được phê duyệt của dự án ban đầu

Hiện nay, việc duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải phần lớn phảithực hiện trong điều kiện tại khu vực cửa sông, ven biển, chịu ảnh hưởng rất lớncủa thời tiết khắc nghiệt (sóng, gió, dòng chảy, bão ) và phần lớn kết cấu hạtầng cần thực hiện khẩn trương trong khoảng thời gian nhất định trong năm nêntrong quá trình triển khai thủ tục để tiến hành thường phát sinh rất nhiều khókhăn dẫn tới việc làm chậm tiến độ thực hiện Từ những khó khăn nêu trên việcxây dựng đề án phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầnghàng hải là việc cần thiết nhằm đảm bảo duy trì ở trạng thái hoạt động tốt

1 KCHT Hàng hải bao gồm

- Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ,

hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và cáccông trình phụ trợ khác

- Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biểnneo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác

- Vùng quay trở của tàu thuyền là phần giới hạn thuộc vùng nước cảngbiển được thiết lập và công bố để tàu thuyền quay trở

Trang 4

- Luồng hàng hải công cộng là luồng cảng biển được đầu tư xây dựng vàquản lý, khai thác phục vụ hoạt động chung của cảng biển.

- Luồng hàng hải chuyên dùng là luồng nhánh cảng biển và luồng hànghải khác được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảngchuyên dùng

- Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báohiệu hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉdẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trícủa tàu thuyền

- Công trình hàng hải bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao,khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đàithông tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hànghải, được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùngbiển Việt Nam

2 Tầm quan trọng của KCHT hàng hải

Hiện nay, nước ta đã đầu tư xây dựng được 49 cảng biển bao gồm gần 350bến cảng, cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 45-50km; 41 luồng vào cảng quốcgia công cộng và 10 luồng vào cảng chuyên dùng; 32 đài thông tin duyên hải từMóng Cái đến Kiên Giang; các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn (Hà Hội, HảiPhòng, Nha Trang, Vũng Tàu, Trường Sa) Kết cấu hạ tầng hàng hải ngày càngkhẳng định là một trong những hạ tầng kinh tế quan trọng đối với phát triển kinh

tế xã hội của Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế Lượng hàng thông qua cảngbiển những năm qua liên tục có mức tăng trưởng cao, năm 2012, xếp dỡ được

294 triệu tấn hàng hoá bằng trên 3,7 lần so với năm 2001 Hệ thống cảng biểnkhông những đã đáp ứng kịp thời nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của ViệtNam (cảng biển thông qua tới 90% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu cả nước) màcòn góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của của các vùngmiền ven biển và cả nước và tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế,công nghiệp liên quan đến cảng biển, vận tải biển cùng phát triển

Sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch, chúng ta đã phát triển được số métdài cầu bến gấp trên 2,5 lần so với thời điểm bắt đầu thực hiện quy hoạch Trong

đó hạ tầng cảng biển được đầu tư tập trung tại Nhóm cảng biển số 5 – chiếmkhoảng 57,6%, Nhóm cảng biển số 1 chiếm 16,6% và mỗi Nhóm cảng còn lại(nhóm cảng biển số 2,3,4 và 6) chiếm khoảng 5-7% tổng số mét dài cầu cảngtrong cả nước Cảng biển Việt Nam bước đầu hình thành một hệ thống trên toànquốc với các loại cảng có chức năng khác nhau Trong đó các cảng, bến cảngtổng hợp container điển hình như: Bến cảng Cái Lân – Quảng Ninh; bến cảngĐình Vũ, Chùa Vẽ Hải Phòng; cảng Tiên Sa Đà Nẵng; Cảng Quy Nhơn; bếncảng Sài Gòn, Tân Cảng Cát Lái, Container trung tâm Sài Gòn tại thành phố

Hồ Chí Minh và các bến cảng CMIT, SP-PSA, Tân cảng Cái Mép, SITV tại BàRịa – Vũng Tàu; Cảng Cái Cui - Cần Thơ Các cảng, bến cảng chuyên dùngđiển hình như: Bến cảng than Cẩm Phả, bến cảng xăng dầu B12 - Quảng Ninh;bến cảng Nhà máy lọc Dầu Dung Quất và các bến cảng chuyên dung cho các

Trang 5

trung tâm nhiệt điện Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay có thể tiếp nhậntàu tổng hợp, container có trọng tải đến 80.000DWT và đã thử nghiệm cập cảngcác tàu có trọng tải đến trên 150.000DWT, tàu chuyên dụng chở dầu thô đến300.000DWT và các tàu chuyên chở sản phẩm dầu trọng tải 30.000-50.000DWT, các tàu chở than, quặng đến 100.000DWT.

Từ năm 2009 đến nay, cảng biển Vũng Tàu đã tiếp nhận thành công hàngtrăm chuyến tàu container trọng tải trên 100.000DWT, đây là tiền đề để cáchãng tàu mở các tuyến vận tải biển thẳng từ Việt Nam đến các nước châu Âu,châu Mỹ, không phải trung chuyển tại các cảng khác như Hồng Kông, Singaporetạo một bước ngoặt lớn đối với ngành hàng hải cũng như nền kinh tế Việt Nam,tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường toàn cầu

Do yếu tố lịch sử để lại, hệ thống cảng biển Việt Nam được hình thành vàphát triển gắn với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, đặc biệt là vùng Kinh

tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thực tế những nămqua, sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam chủ yếu vẫn làcác cảng biển truyền thống thành phố Hồ Chí Minh – chiếm khoảng 28% vàcảng Hải Phòng – chiếm khoảng 16% tổng sản lượng cả nước

3 Công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải và nhu cầu vốn cho duy

tu, bảo dưỡng

* Bảo dưỡng duy tu KCHT hàng hải

- Bảo dưỡng duy tu KCHT hàng hải là tập hợp các công việc nhằm bảođảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của KCHT hàng hải theo quyđịnh của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng

- Sửa chữa lớn là công việc nhằm kéo dài thời gian hữu dụng của tài sảnhơn thời gian ước tính ban đầu

Như vậy, bảo dưỡng duy tu KCHT hàng hải là công tác sửa chữa thường xuyên nhằm duy trì trạng thái bình thường cho KCHT.

* Nhu cầu vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải

Tổng nhu cầu vốn bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải cho 1 năm

- Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng các cầu, bến cảng Cục Hàng hải ViệtNam đang và sẽ quản lý cho thuê tương đương 3% so với tổng giá trị đầu tư(theo tính toán của OCDI về cho thuê cảng Cái Mép – Thị Vải tỷ lệ này là 3%):

+ Cảng Cái Lân: khoảng 4 tỷ đồng

+ Cảng An Thới: khoảng 2 tỷ đồng

+ Cảng Cái Mép – Thị Vải: khoảng 30 tỷ đồng

- Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng báo hiệu đèn biển, luồng hàng hải

+ Công tác bảo dưỡng duy tu kết cấu hạ tầng hệ thống đèn biển, hệ thốngbáo hiệu hàng hải (gồm 98 đèn biển và đăng tiêu, 41 tuyến luồng hàng hải) ướctính cho 01 năm: khoảng 150 tỷ đồng (thực hiện bảo dưỡng duy tu đối với các

Trang 6

+ Công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải (41 tuyến luồng) ướctính cho 01 năm: khoảng 3-4 triệu m3, với kinh phí khoảng 1.100 tỷ đồng;

- Đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đài thông tin duyên hải ước tính cho 01năm: khoảng 40 tỷ đồng (gồm 31 đài và 01 Trung tâm xử lý thông tin tại HàNội)

- Đối với KCHT tìm kiếm cứu nạn hàng hải ước tính cho 01 năm: khoảng

30 tỷ đồng (gồm Trung tâm tìm kiếm cứu nạn tại Hà Nội, Trung tâm tìm kiếmcứu nạn tại Hải Phòng, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn tại Đà Nẵng, Trung tâm tìmkiếm cứu nạn tại Nha Trang, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn tại Vũng Tàu): ướctính khoảng 30 tỷ đồng/năm

Như vậy, tổng kinh phí duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải (chưa bao gồm KCHT của đơn vị thuộc các Bộ Ngành, địa phương khác ngoài Bộ GTVT) ước tính cho 01 năm: 1.356 tỷ đồng.

4 Phân cấp, xã hội hóa, xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

- Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệmgiữa các cấp trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩmquyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chấtlượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước

- Khái niệm về xã hội hóa: là quá trình chuyển giao để khu vực dân sự(ngoài nhà nước) "gánh đỡ" những công việc trước đây do Nhà nước làm hoặc

"quán tính" của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng ra Nhà nước phải làm"

- Khái niệm về xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải: làquá trình chuyển giao để khu vực dân sự (ngoài nhà nước) thực hiện bảo dưỡng,duy tu KCHT hàng hải trước đây do Nhà nước làm hoặc phải bố trí NSNN đểthực hiện

5 Sự cần thiết phải xây dựng đề án phân cấp, xã hội hóa, xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

- Việt Nam là một quốc gia có biển với chiều dài bờ biển trên 3.260km vàmột vùng lãnh hải rộng lớn nằm gần kề các tuyến hành hải quốc tế quan trọngnối liền với các trung tâm kinh tế sôi động nhất hiện nay, đó là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Với vị thế chiến lược và là cửa ngõ giao lưu quốc tế vì vậyĐảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo các ngành kinh tế biển tận dụng tối

đa và phát huy mọi lợi thế sẵn có từ biển để phát triển toàn diện các ngành, nghềbiển với cơ cấu phong phú và hiện đại tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững,hiệu quả cao

- Tổng lượng hàng qua cảng có mức tăng bình quân 12%/năm (2002 ÷nay) nên số lượt tàu cũng tăng hàng năm dẫn đến yêu cầu duy trì KCHT hànghải rất cần thiết

- Hàng năm riêng việc duy trì đảm bảo độ sâu thiết kế cho các tuyếnluồng hàng hải cần hàng nghìn tỷ đồng để duy tu, nạo vét nhưng Nhà nước chỉ

Trang 7

có thể bố trí ngân sách nhà nước được khoảng 500 tỷ đồng duy tu nạo vét 7-10tuyến luồng trọng điểm, các bến cảng, cầu cảng khác ít được bố trí kinh phí bảotrì hàng năm, các tuyến luồng khác vẫn phải tận dụng thủy triều trong tiếp nhậntàu vào cảng, hệ thống công trình phụ trợ thiếu đồng bộ và phần lớn đã xuốngcấp.

- Các cảng biển được nhà nước giao vốn, tài sản: phần thu của ngân sáchnhà nước thông qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hàngnăm Vì vậy, Nhà Nước đã bị thất thoát phần lớn các loại phí do các doanhnghiệp này thu tính vào doanh thu của doanh nghiệp chứ không nộp lại cho ngânsách nhà nước

- Trong những năm qua Nhà nước đã cho phép tiến hành xã hội quá côngtác đầu tư, quản lý khai thác KCHT hàng hải như: cho thuê khai thác KCHTcảng biển Cái Lân, Vũng Áng (chuẩn bị cho thuê bến cảng Thị Vải, An Thới ),thực hiện nạo vét tận thu sản phẩm nhiều tuyến luồng như: Lệ Môn, Sông Lam,

Ba Ngòi, Thuận An, Cửa Gianh, Nhật Lệ… và đang kêu gọi thực hiện theo hìnhthức tận thu, BOT, BT, PPP các tuyến khác Quá trình thực hiện thuận lợi, hiệuquả, đáp ứng tốt yêu cầu khai thác, không phát sinh vướng mắc, góp phần giảmgánh nặng ngân sách nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực,công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải đã bộc lộ một sốkhó khăn, bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì KCHT hànghải, đó là các bất cập sau :

- Hệ thống KCHT hàng hải chưa đồng bộ với quy mô, công suất cầu bến, chưa đáp ứng yêu cầu vận tải cho các tàu lớn ngày càng gia tăng Nguyên nhân

là do công tác duy tu, bảo dưỡng còn chưa thường xuyên, kịp thời, vướng các quy định hiện hành, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí tượng thủy hải văn… chưa theo kịp nhu cầu phát triển của ngành và công tác duy tu, bảo đảm chuẩn tắc thiết kế ban đầu chưa liên tục dẫn đến KCHT hàng hải, đặc biệt công tác nạo vét duy tu sau khi đưa vào khai thác nhanh bị bồi lấp.

- Quy định về quản lý, duy tu KCHT hàng hải chưa đáp ứng thường xuyên kịp thời trong quá trình thực hiện; tiêu chuẩn và định mức trong bảo trì còn chưa cập nhật kịp thực tế đòi hỏi.

- Vốn dành cho quản lý bảo dưỡng, duy tu chưa tương xứng với nhu cầu bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải hiện nay.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và nhằm phát huy những lợiích, hiệu quả đã đạt được, từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hảiđồng bộ, hiện đại, rất cần thiết phải tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án phâncấp xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải nhằm tậptrung huy động các nguồn lực của xã hội trong đầu tư xây dựng và quản lý khaithác, bảo trì, duy tu nạo vét cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và cáccông trình phụ trợ có liên quan

Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 của nước ta đã xác

định “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình

Trang 8

phá Hội nghị lần Thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã ban hànhNghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020 Trong Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ duyệt tại Quyết định số

35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 đã quy định “coi trọng công tác bảo trì, đảm

bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có”.

Những chủ trương trên thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong pháttriển KCHT giao thông, trong đó có KCHTHH và công tác quản lý, bảo trìKCHTHH

Xuất phát từ yêu cầu về xây dựng hệ thống KCHT, trong đó có KCHThàng hải nhằm thực hiện Chiến lược phát triển KTXH đất nước trong thời giantới và những bất cập hiện nay trong công tác quản lý KCHT hàng hải, đòi hỏiphải nhanh chóng đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống KCHThàng hải, trước nhất là đổi mới toàn diện công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ

thống luồng hàng hải Bộ Giao thông vận tải đã giao và duyệt Đề cương Đề án

phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam (Văn bản số 1971/BGTVT-KCHT ngày 21/3/2012).

II Căn cứ xây dựng Đề án

- Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ

4 Ban chấp hành TW Đảng khóa 10 (Nghị quyết số 09 – NQ/TW ngày09/02/2007)

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại vào năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường biển đến năm

2020, định hướng đến 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến 2030;

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

- Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi bổ sung một số điềuliên quan đến đầu tư XDCB;

- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 31/3/2012 về quản lý cảng biển vàluồng hàng hải;

- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 14/12/2010 của Chính phủ về bảotrì công trình xây dựng;

Trang 9

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình;

- Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất vàcung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Văn bản số 4716/VPCP-KTN ngày 27/6/2012 thông báo ý kiến chỉ đạocủa Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, trong đó giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm

tổ chức “xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn vốn và triển khai thựchiện các dự án nạo vét duy tu các tuyến luồng theo quy định của pháp luật, phùhợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và quy hoạch phát triển cáctuyến đường thủy nội địa ”, “tăng cường tổ chức giám sát toàn bộ quá trìnhthực hiện các dự án nạo vét duy tu các tuyến luồng”

- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác

III Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải công cộng thờigian qua từ đó đề xuất phân cấp, xã hội hóa công tác này nhằm nâng cao hiệuquả khai thác KCHT hàng hải và các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho nạo vét,duy tu luồng hàng hải

- Hệ thống đê biển: gồm 04 đê biển (Phụ lục 5 kèm theo)

- Kết cấu hạ tầng tìm kiếm cứu nạn: KCHT tại các Trung tâm tìm kiếmcứu nạn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu

2 Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến 2015:

- Đối với luồng vào cảng: Luồng Hải Phòng; Cái Mép – Thị Vải vào cảngVũng Tàu, Đồng Nai; sông Soài Rạp vào cảng TP Hồ Chí Minh; cửa sông Hậuvào ĐBSCL

- Đối với cảng tổng hợp: Giai đoạn khởi động cảng cửa ngõ quốc tế HảiPhòng; khu bến Cái Mép, Phú Mỹ Thị Vải cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu; khubến Hiệp Phước cảng TP Hồ Chí Minh; khu bến Cái Cui cảng Cần Thơ

Trang 10

- Đối với cảng chuyên dùng: khu bến chuyên dùng Nhà máy lọc dầu NghiSơn – Thanh Hóa; Long Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu; khu bến chuyên dùng của cácliên hợp luyện kim Sơn Dương – Hà Tĩnh, Cà Ná – Ninh Thuận Các đầu mốitiếp nhận than phục vụ nhà máy nhiệt điện tại Nghi Sơn – Thanh Hóa, SơnDương Vũng Áng – Hà Tĩnh, Vĩnh Tân – Bình Thuận, Đông và Tây ĐBSCL.

- Các đèn biển, Đài Thông tin duyên hải trên quần đảo Trường Sa

Hơn nữa, theo các quy hoạch về cảng biển và vận tải đường biển đến năm

2020 còn rất nhiều KCHT sẽ được đầu tư xây dựng trong tương lai

3 Hiện trạng quản lý đối với công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải

- Đối với các cảng biển được nhà nước đầu tư xây dựng và giao vốn, tàisản cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡnghàng năm và báo cáo cơ quan chủ quản phê duyệt làm cơ sở thực hiện Cơ quanquản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải chỉ thực hiện quản lý về an toàn hànghải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường chứ không quản lý vềbảo dưỡng duy tu kết cấu hạ tầng của các cảng này (loại hình này rất nhiều nằm

ở phần lớn các Bộ, ngành và địa phương) Hình thức này về cơ bản đang thực

hiện theo hình thức xã hội hóa vì doanh nghiệp được giao vốn, tài sản thực hiện duy tu, bảo dưỡng KCHT.

- Đối với các cảng biển do nhà nước mới đầu tư xây dựng, đang và sẽthực hiện cho thuê khai thác: Thông thường công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT

do doanh nghiệp thuê kinh doanh khai thác thực hiện theo quy định của hợpđồng cho thuê cảng (loại hình này như đối với cảng Vũng Áng trước đây; cảng

Cái Lân, Cái Mép-Thị Vải, An Thới hiện tại, cảng Lạch Huyện sắp tới) Hình

thức này về cơ bản là hình thức xã hội hóa vì việc duy tu, bảo dưỡng KCHT được doanh nghiệp thuê kinh doanh khai thác thực hiện theo hợp đồng cho thuê.

- Đối với hệ thống các đèn biển, luồng hàng hải công cộng thực hiện từnguồn thu phí BĐATHH: Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ quyết định giao hàngnăm của Bộ Giao thông vận tải, thực hiện giao kế hoạch cho các Tổng Công tyBảo đảm an toàn hàng hải tiến hành duy tu, bảo dưỡng và giám sát thực hiện,

hết năm kế hoạch sẽ nghiệm thu kết quả thực hiện Hình thức này về cơ bản

đang ổn định và hiện nay về quản lý vận hành hệ thống đèn biển, luồng tàu chỉ

có hai Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải hoạt động trong lĩnh vực này Những KCHT này là các trạm đèn, trạm luồng đã giao tài sản cho các Tổng công tyBĐATHH, giá trị thực hiện nhỏ Vì vậy, không thực hiện xã hội hóa trong phần KCHT này.

- Đối với các luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp thuộc Bộ,ngành hoặc địa phương quản lý: Công tác duy tu, bảo dưỡng do doanh nghiệp

đó thực hiện hoặc thuê một đơn vị có năng lực thực hiện (nếu không có khả

năng thực hiện) Hình thức này về cơ bản là hình thức xã hội hóa.

- Đối với hệ thống đài thông tin duyên hải (Thực hiện theo Thông tư số81/2010/TT-BTC ngày 31/5/2010 của Bộ Tài chính): Cục Hàng hải Việt Namcăn cứ quyết định giao hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, thực hiện đặt hàng

Trang 11

cho Công ty thông tin điện tử hàng hải tiến hành duy tu, bảo dưỡng, giám sátthực hiện, hết năm kế hoạch sẽ nghiệm thu kết quả thực hiện theo hợp đồng đã

ký Hình thức này về cơ bản đang ổn định và hiện nay về quản lý vận hành hệ

thống Đài Thông tin duyên hải phục vụ mục đích nhân đạo, an ninh và chỉ có Công ty Thông tin điện tử hàng hải hoạt động trong lĩnh vực này, là tài sản đã giao cho Công ty quản lý Đề xuất không thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

- Đối với Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam: căn cứ quyếtđịnh giao hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam thực

hiện giao dự toán và giám sát việc thực hiện Hình thức này về cơ bản đang ổn

định và KCHT là tài sản của các trung tâm, đây là công tác nhân đạo Đề xuất không thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

- Đối với KCHT đê biển hiện nay đang xây dựng 02 đê tại Quảng Trị vàtới đây sẽ tiếp tục xây dựng 02 đê tại Hải Phòng chưa giao chính thức cho cơquan nào thực hiện duy tu, bảo dưỡng Đây là KCHT công cộng và giá trị đầu tưlớn không thể đưa vào KCHT cho thuê trong hợp đồng cho thuê khai thác cảng

được Vì vậy, thực hiện xã hội hóa việc duy tu, bảo dưỡng đối với đê biển là phù

Thực hiện theo hình thức này cho thấy sự bất cập rất lớn đó là theo Thông tư 119/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định Cục Hàng hải Việt Nam

ký hợp đồng nạo vét, duy tu luồng với các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải để các Tổng Công ty thực hiện Tuy nhiên theo pháp luật về đấu thầu thì đơn

vị thực hiện phải có đủ năng lực (trong khi các Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải không có đủ năng lực thực hiện mà phải đi thuê đơn vị khác thực hiện).

+ Thực hiện nạo vét tận thu sản phẩm: Cục Hàng hải Việt Nam đã thựchiện đối với nhiều tuyến luồng như: Lệ Môn, Sông Lam, Ba Ngòi, Thuận An,Cửa Gianh, Nhật Lệ, nhánh phụ đi Trà Vinh của sông Hậu phục vụ giao thôngđường thủy tại khu vực Quá trình thực hiện cơ bản đạt hiệu quả đề ra và thuận

lợi Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về công tác giám sát thực hiện và thủ tục hành

chính.

4 Những khó khăn, bất cập của công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT

4.1 Tồn tại về quản lý duy tu, bảo dưỡng:

Trang 12

+ Chưa xây dựng tiêu chuẩn duy tu bảo dưỡng đối với hệ thống cácKCHT hàng hải và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật còn chưa đầy đủ, phùhợp.

+ Đối với các cảng biển được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước: có các

mô hình quản lý khác nhau và do nhiều cơ quan thuộc các bộ, ngành, địaphương quản lý nên việc thực hiện duy tu, bảo dưỡng rất khác nhau không theomột cách thức thống nhất

+ Đối với việc duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hệ thống đèn biển, hệthống báo hiệu luồng hàng hải, hệ thống đài thông tin duyên hải, tìm kiếm cứunạn hàng hải: Trên cơ sở dự toán giao của Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Namgiao cho các đơn vị quản lý thực hiện, nhưng công tác quản lý, giám sát của cơquan quản lý nhà nước còn chưa thực hiện thường xuyên, sâu sát

+ Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải vẫn xẩy ra tình trạngthực hiện bị kéo dài do ảnh hưởng của thời tiết và phải thực hiện đủ các thủ tụctheo quy định

+ Định mức về khảo sát không còn phù hợp (hiện nay công tác khảo sáthầu hết thực hiện bằng máy, trong khi định mức áp dụng cho công tác này là thủcông)

+ Đối với công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải quy định tại Thông tư119/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính không pháp luật về đấu thầu (quy định CụcHàng hải Việt Nam ký hợp đồng nạo vét, duy tu luồng với các Tổng Công tyBĐATHH để các Tổng Công ty thực hiện Trong khi các Tổng Công ty Bảođảm an toàn hàng hải không có đủ năng lực thực hiện mà phải đi thuê đơn vịkhác thực hiện)

4.2 Tồn tại về nguồn vốn thực hiện

+ Hiện nay nhu cầu vốn duy tu bảo trì Cơ sở hạ tầng hàng hải được ngânsách nhà nước đầu tư, cân đối trong kế hoạch hàng năm cho Bộ GTVT, CụcHHVN và các Bộ, Ngành khác còn hạn chế, vốn hàng năm chưa đáp ứng đượcnhu cầu duy tu, bảo dưỡng

+ Nhu cầu vốn cho công tác bảo dưỡng, duy tu luồng hàng hải công cộng,

hệ thống đèn biển, Đài thông tin duyên hải của quốc gia phát sinh hàng năm có

xu thế tăng cao, gây áp lực cho ngân sách nhà nước, khó cân đối, bố trí hàngnăm

+ Công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng bến cảng do ngân sách nhànước đầu tư đang do các Doanh nghiệp cảng tự quyết định thiếu tính thống nhất,đồng bộ trong công tác quản lý của Nhà nước dẫn đến việc duy tu, bảo dưỡng,sửa chữa không đạt hiệu quả cao

+ Có quá nhiều loại phí và không đồng bộ thuộc danh mục phí, lệ phí củaNhà nước dẫn đến chi phí đối với tàu cao

+ Phí cầu, bến cảng do các doanh nghiệp cảng biển thu hàng năm thuộcdanh mục phí, lệ phí của Nhà nước được quy định trong Pháp lệnh Phí, lệ phíhiện đang do các doanh nghiệp cảng biển thu và là doanh thu hàng năm của

Trang 13

doanh nghiệp cảng Nhà nước bỏ vốn đầu tư rất lớn cho đầu tư cầu, bến cảng vàphần thu hồi của ngân sách nhà nước từ kinh doanh cảng biển được hình thànhtừ:

Đối với các cảng biển được nhà nước giao vốn, tài sản: phần thu của ngânsách nhà nước thông qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệphàng năm Vì vậy, Nhà Nước đã bị thất thoát phần lớn các loại phí do các doanhnghiệp này thu tính vào doanh thu của doanh nghiệp chứ không nộp lại cho ngânsách nhà nước

Đối với các cảng biển mới đầu tư, đã thực hiện cho thuê khai thác: phầnthu của ngân sách thông qua giá cho thuê hàng năm theo hợp đồng ký giữa Nhànước và đơn vị khai thác Cảng

Phần thu của ngân sách nhà nước chưa tương xứng với mức độ đầu tư,hiệu quả khai thác và sử dụng vốn nhà nước tại các cảng biển chưa đạt như kỳvọng…

Như vậy, có thể xác định đối tượng KCHT trọng tâm, tập chung nghiên cứu để thực hiện duy tu, bảo dưỡng theo hình thức xã hội hoá của Đề án là công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải.

IV Phương pháp nghiên cứu:

Đề án được thực hiện theo các phương pháp: thống kê, so sánh, điều tra

Phần II NỘI DUNG

- Đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác KCHT hàng hải, phục vụ antoàn, anh ninh hàng hải và đảm bảo chuẩn tắc thiết kế và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực cho bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý

2 Mục tiêu cụ thể

- Phân cấp cơ quan quản lý nguồn vốn bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hảinhằm sử dụng hiệu quả, kịp thời, thống nhất nguồn vốn này, đáp ứng yêu cầuphát triển của ngành hàng hải Đồng thời đổi mới phương thức thực hiện, thanhtoán và hợp đồng quản lý

Trang 14

- Tăng nguồn lực để phân cấp, xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu cáctuyến luồng hàng hải.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát và đổi mới công tác xây dựng kếhoạch quản lý bảo dưỡng, duy tu theo hướng xây dựng kế hoạch trung hạn

3 Quan điểm về duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải công cộng

- Trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải công cộng là của Nhànước để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của từng khu vực cảngbiển

- Tùy theo công việc duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải mà đưa ra cáchình thức thực hiện cho phù hợp kịp thời đáp ứng yêu cầu của từng khu vực vàgiảm gánh nặng cho NSNN

III Nội dung của đề án

1 Bối cảnh thực hiện đề án

Đề án được thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn thuận lợi đan xen

- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Hội nghị lần thứ 4 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại vào năm 2020

- Chính phủ cũng đang chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu và cổ phần hóacác doanh nghiệp nhà nước

- Luồng tàu chưa phát triển phù hợp với quy mô cầu bến, nạo vét duy tukhông kịp thời, ảnh hưởng rất lớn tới năng lực chung của hệ thống cảng

- Hiện nay, việc đầu tư xây dựng, kể cả công tác duy tu, bảo dưỡng hệthống cảng biển (bến cảng, cầu cảng) ở Việt Nam đã được đẩy mạnh xã hội hoá.Các cảng biển chủ yếu được quản lý khai thác, sử dụng bởi các nhà đầu tư xâydựng cảng, trong đó bao gồm nhiều thành phần tham gia như: các đơn vị thànhviên của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành,địa phương và các nhà đầu tư liên doanh, tư nhân Việc duy tu, bảo dưỡng hệthống kết cấu cảng biển do các Nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện

- Một số cảng biển đã được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,vốn vay ODA và đối ứng của Việt Nam (như cảng Cái Lân, Vũng Áng, sắp tới

là Cái Mép- Thị vải, An Thới, Lạch Huyện) nhằm tạo tính chất thu hút, khởiđộng Công trình sau khi hoàn thành ĐTXD đã tổ chức lựa chọn, cho thuê khaithác cảng Việc duy tu, bảo dưỡng kết cầu cảng được quy định trong hợp đồngcho thuê, khai thác và thuộc trách nhiệm của nhà thầu được lựa chọn thuê, khaithác cảng

- Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước được tập trungđầu tư, duy tu, bảo dưỡng vào các KCHT cảng biển, hàng hải dùng chung (như:luồng tàu, hệ thống báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hành hải, đê chắnsóng ) Các công trình hạ tầng cảng biển dùng chung, đòi hỏi nguồn vốn đầu

tư lớn để duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, tuy nhiên do nguồn vốn ngân sách

Trang 15

nhà nước hạn chế, khó khăn nên chỉ thực hiện được đối với một số công trình tạinhững khu vực trọng điểm, quan trọng (ví dụ như đối với công tác nạo vét duy

tu luồng hàng hải, hàng năm chỉ thực hiện được từ 7-10 tuyến luồng trong tổng

số 41 tuyến luồng hàng hải trên cả nước)

- Ngoài ra, các địa phương cũng đã cho tiến hành nạo vét tận thu các cửasông, cửa biển theo hình thức tận thu lấy cát xuất khẩu (cửa Liên Hương, SaKỳ )

- Trong thời gian qua các dự án nạo vét, duy tu, nâng cấp luồng hàng hảikết hợp tận thu sản phẩm theo chuẩn tắc thiết kế đã được phê duyệt cơ bản đạthiệu quả đề ra, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội tại các khuvực, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Trong quá trình nạo vét thì toàn

bộ sản phẩm nạo vét (đất, bùn, cát, đá…) được vận chuyển đổ hoặc chôn lấp nênrất tốn chi phí Trong khi đó một số công trình lại có thể tận dùng để san lấp,làm vật liệu… Do vậy, các doanh nghiệp đề xuất tận thu để bù đắp chi phí bỏ ranạo vét, không sử dụng vốn nhà nước

- Mục đích chính của hoạt động nạo vét, duy tu, nâng cấp kết hợp tận thusản phẩm là để đảm bảo tuyến luồng theo chuẩn tắc thiết kế (có chiều rộng, máidốc và chiều sâu nạo vét được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế), phải tận thu,

xử lý toàn bộ sản phẩm nạo vét Điều này hoàn toàn khác biệt với khai tháckhoáng sản chỉ lấy khoáng sản là cát (còn bùn, bùn sét hoặc sản phẩm kháckhông lấy) và độ sâu khai thác là không có giới hạn theo tiêu chuẩn Để đảm bảogiao thông và tiêu thoát lũ thì dù có cho tận thu hay không thì nhu cầu nạo vét,duy tu vẫn phải thực hiện Do vậy việc tận thu không bị hạn chế bởi trình tự, thủtục khai thác khoáng sản mà chỉ đăng ký khối lượng tận thu để thực hiện cácnghĩa vụ về thuế và phí theo quy định tại Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày02/10/2008

- Công tác quản lý giám sát của cơ quan nhà nước còn chưa chặt chẽ,thường xuyên

- Về trình tự thủ tục còn chưa thống nhất

Việc xã hội hóa, tiến hành thực hiện nạo vét, duy tu luồng kết hợp tận thu sản phẩm trên các tuyến luồng hàng hải là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Vì vậy, nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện nạo vét, duy tu, nâng cấp các tuyến luồng hàng hải theo hình thức tận thu Tuy nhiên cần phải tổ chức giám sát bảo đảm thực hiện đúng chuẩn tắc thiết kế đã được phê duyệt.

2 Giải pháp thực hiện

Để giải quyết những khó khăn bất cập hiện nay trong công tác duy tu, bảodưỡng KCHT hàng hải, đề xuất của đề án thực hiện bằng các hình thức sau:

Trang 16

- Phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quản lý nguồnvốn thực hiện duy tu, bảo dưỡng KCHT và quản lý giám sát đối với KCHT thựchiện bằng hình thức xã hội hóa.

- Thực hiện thí điểm đấu thầu khoán gọn kinh phí, thực hiện việc nạo vétduy tu luồng theo hình thức tận thu để bù kinh phí hoặc đấu thầu thực hiện theochuẩn tắc thiết kế tùy theo luồng hàng hải hoặc đê biển

- Thực hiện đặt hàng duy tu, bảo dưỡng đối với KCHT hàng hải cho cácđơn vị đang trực tiếp thực hiện quản lý vận hành

Để thực hiện hiệu quả, cần xây dựng ban hành mẫu hợp đồng để áp dụngcho cả đấu thầu và đặt hàng, gồm:

+ Mẫu hợp đồng duy tu, bảo dưỡng theo phương thức đấu thầu

+ Mẫu hợp đồng duy tu, bảo dưỡng theo phương thức đặt hàng

Nội dung hợp đồng phải đầy đủ, trong đó xác định rõ hình thức hợp đồng, điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng phù hợp với tiến trình đổi mới trong hoạt động xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật được xây dựng cho từng công việc Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng phải được quy định cụ thể để các bên thực hiện, đối với các quy định của Nhà nước phải được ghi cụ thể vào hợp đồng Các điều kiện nghiệm thu, thanh toán, các vi phạm hợp đồng, xử lý vi phạm và thưởng, phạt phải quy định cụ thể trong hợp đồng mẫu

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn quy định đối với công tác duy tu, bảo dưỡngKCHT và chỉnh sửa bổ sung hệ thống định mức KTKT cho phù hợp

- Trong quá trình thực hiện, giao các cảng vụ hàng hải khu vực quản lý,giám sát chất lượng đối với kết cấu hạ tầng do cơ quan quản lý nhà nước chuyênngành đặt hàng với các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành (hệ thống báo hiệuđèn, luồng, đài thông tin duyên hải…) Các trường hợp sửa chữa đột xuất kếtcấu hạ tầng hư hỏng do bão lũ phải có xác nhận của cảng vụ hàng hải khu vực

và phải báo cáo Cục quản lý nhà nước chuyên ngành xem xét, phê duyệt làm cơ

sở thực hiện

- Thuê tư vấn giám sát (TVGS) giám sát đối với kết cấu hạ tầng do cơquan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo hình thức khoán gọn, đấuthầu rộng dãi (phương thức thực hiện xã hội hóa) mà tự giám sát sẽ không hiệuquả

Trường hợp thuê TVGS, thì cơ quan quản lý duy tu bảo dưỡng KCHT hàng hải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc TVGS hoạt động giám sát kiểm tra nhà thầu, đồng thời chủ trì xử lý các vướng mắc tại những kết cấu hạ tầng cụ thể Trường hợp này nhà thầu chịu trách nhiệm về chất lượng trước TVGS, TVGS chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải và cơ quan quản lý duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải chịu trách nhiệm trước Bộ GTVT.

- Từng bước hiện đại hóa công tác duy tu, bảo dưỡng theo hướng:

Trang 17

+ Xây dựng hệ thông tin về KCHT hàng hải trên các khu vực cảng biển,

hệ thông tin và cơ sở dữ liệu về tình hình KCHT hàng hải

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập và quản lý hồ sơ KCHThàng hải

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới, tiêntiến theo hướng: nâng cao chất lượng, bền vững, thân thiện với môi trường,giảm chỉ tiêu sử dụng nhiên liệu năng lượng và có chi phí hợp lý đối với côngtác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải

- Xây dựng Văn bản quy định quy chế phối hợp giữa các lực lượng và quyđịnh trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương, công an, biên phòng cửakhẩu, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và đơn vị trực tiếp quản lý vậnhành KCHT hàng hải Quy chế này liên quan đến các địa phương do đó cần có ýkiến của địa phương, biên phòng cửa khẩu và công an

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ KCHT hàng hải

- Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định chung về quản lý, bảo vệkết cấu hạ tầng hàng hải và bảo dưỡng, duy tu kết cấu hạ tầng hàng hải

Nghị định này sẽ thống nhất quy định về lập và quản lý giá, cơ chế lựa chọn doanh nghiệp duy tu bảo dưỡng, sửa chữa và các hoạt động bảo trì khác theo pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu, nhằm khắc phục tồn tại thiếu thống nhất hiện nay do phải vừa theo luật xây dựng và pháp luật đấu thầu đối với công tác sửa chữa, kiểm định, quan trắc lại vừa theo pháp luật về giá đối với công tác bảo dưỡng.

- Đối với các loại công việc mới chưa có định mức, tổ chức xây dựngtrình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định

- Xây dựng danh mục các công trình khuyến khích xã hội hóa

+ Danh mục các công trình khuyến khích thực hiện theo hình thức hợpđồng khoán gọn

+ Danh mục các công trình khuyến khích thực hiện theo hình thức hợpđồng BOT, BT, PPP…

+ Danh mục các công trình thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi

3 Nhiệm vụ

3.1 Nhiệm vụ trọng tâm của đề án

- Phân cấp cơ quan quản lý nguồn vốn bảo dưỡng, duy tu kết cấu hạ tầngcông cộng

- Xác định KCHT hàng hải xã hội có thể thực hiện được duy tu, bảodưỡng được nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo trì, duy tu, bảo dưỡng trunghạn, hàng năm

3.2 Nhiệm vụ chi tiết

Trang 18

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý đối với phân cấp, xã hội hóa công tác bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

- Các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Xây dựng Nghị định quy định về quản lý bảo dưỡng, duy tu KCHThàng hải

+ Xây dựng Thông tư hướng dẫn về quản lý bảo dưỡng, duy tu KCHThàng hải

+ Xây dựng Thông tư Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thácKCHT hàng hải

+ Xây dựng Tiêu chuẩn bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

+ Xây dựng bổ sung Định mức bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

+ Xây dựng các Thông tư hướng dẫn Quỹ bảo dưỡng, duy tu KCHT hànghải

+ Xây dựng quy định chế độ trách nhiệm trong bảo dưỡng, duy tu KCHThàng hải

+ Mẫu hợp đồng bảo dưỡng, duy tu KCHT hàng hải

3.3 Phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải

3.3.1 Phân cấp quản lý

Công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng do nhànước bố trí vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của Chínhphủ và phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý thực hiện

- Trước mắt vẫn để các đơn vị thuộc các bộ ngành, địa phương (trừ nhữngKCHT thuộc Bộ Giao thông vận tải) tiếp tục thực hiện bảo dưỡng, duy tu kếtcấu hạ tầng hiện đang quản lý

- Giao cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thống nhất quản lý thựchiện bảo dưỡng, duy tu KCHT thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý:

+ Bảo dưỡng, duy tu hệ thống đèn biển quốc gia, hệ thống báo hiệu luồngtàu biển, phù hợp với tình hình thực tiễn theo kế hoạch hàng năm được cơ quanthẩm quyền phê duyệt

+ Bảo dưỡng, duy tu hệ thống cầu, bến cảng được đầu tư bằng ngân sáchnhà nước của các Bộ, Ngành theo kế hoạch hàng năm được cơ quan thẩm quyềnphê duyệt

Trang 19

+ Bảo dưỡng, duy tu thường xuyên hệ thống Đài thông tin duyên hải hàngnăm theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bảo dưỡng, duy tu thường xuyên hệ thống kết cấu hạ tầng tìm kiếm cứunạn hải hàng năm theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

+ Bảo dưỡng, duy tu thường xuyên hệ thống đê chắn sóng, đê chắn cáthàng năm theo kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Để thống nhất trong việc quản lý và duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng trên cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh của ngành Hàng hải, đối với công tác duy tu, bảo dưỡng các loại KCHT hàng hải trên, cần được giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quản lý nguồn vốn và giám sát thực hiện, nghiệm thu chất lượng tiến độ đối với các đơn vị trực tiếp duy tu, bảo dưỡng KCHT và báo cáo các cấp thẩm quyền theo quy định

3.3.2 Xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải

Đối với duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng mà xã hội thực hiện được (nhưcông tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải; duy tu, bảo dưỡng đê biển),khuyến khích các doanh nghiệp tham gia theo hình thức khoán gọn, tận thu hoặcứng trước kinh phí để thực hiện và được thu một phần phí hàng năm theo quyđịnh của Bộ Tài chính để bù đắp chi phí hoặc thực hiện đấu thầu rộng rãi chọnnhà thầu đủ năng lực mà tiết kiệm kinh phí, cụ thể các hình thức như sau:

- Đấu thầu khoán gọn kinh phí nạo vét thực hiện thí điểm đối với côngtrình nạo vét duy tu luồng Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu - Thị Vải đảm bảochuẩn theo thiết kế Theo hình thức này nhà thầu sẽ đảm bảo độ sâu thiết kế cho

cả năm với kinh phí khoán gọn cho các doanh nghiệp có năng lực thực hiện lời

ăn lỗ chịu, tuyệt đối không điều chỉnh khối lượng và tổng mức đầu tư đồng thờiluôn đảm bảo chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng Chuyển sang phương thứcquản lý mới “PHƯƠNG THỨC KHOÁN GỌN ĐẢM BẢO ĐỘ SÂU THIẾT

KẾ THƯỜNG XUYÊN CẢ NĂM” các tồn tại và nhược điểm sẽ được khắcphục cơ bản; Các đơn vị khác có liên quan như: Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng,Tổng Công ty BĐATHH miền Bắc và các cơ quan hữu quan khác sẽ thực hiệnnhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện của nhà thầu, đo đạc khảo sát ra thôngbáo hàng hải, đề nghị nạo vét các đoạn cạn (nếu có); Cục Hàng hải Việt Nam sẽđàm phán kinh phí khoán cụ thể cho tuyến luồng một cách hợp lý, trên cơ sở tiếtkiệm ngân sách để được các cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận và thanhtoán cho doanh nghiệp

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia theo hình thức tận thu hoặcứng trước kinh phí để thực hiện và được thu một phần phí hàng năm theo quyđịnh của Bộ Tài chính để bù đắp chi phí đối với tuyến luồng Thuận An, NhậtLệ…

Danh mục các luồng khuyến khích thực hiện

theo hình thức tận thu sản phẩm

Trang 20

TT Tuyến luồng Thông số cơ bản Địa điểm Ghi chú

1 Luồng Lệ Môn B=80m; H=-5,5m; M=7&10 Thanh Hóa

2 Luồng Cửa Hội B=60m; H=-2,5m; M=15 Nghệ An

3 Luồng Cửa Gianh B=60m; H=-3,3m; M=15 Quảng Bình

4 Luồng Thuận An B=60m; H=-4,0m; M=15 TT - Huế

5 Luồng vào cảng Ba Ngòi H= -10,2m; M=10 Khánh Hòa

6 Luồng Định An B=100m; H=-4,2m; M=20 Cần Thơ

7 Luồng Soài Rạp B=200m;H=-9,5m Tp HCM

8 Luồng sông Tiền B=80-150m; H=-4,8m Tiền Giang

- Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với công tác nạo vét, duy tu cáctuyến luồng hàng hải còn lại và các đê biển

Danh mục các luồng thực hiện đấu thầu duy tu, bảo dưỡng

TT TUYẾN LUỒNG THÔNG SỐ CƠ BẢN ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ

1 Luồng Vạn Gia B=110m;H=-5,7m Quảng Ninh

4 Luồng Hòn Gai - Cái Lân B=130m;H=-10,0m;M=10 Quảng Ninh

Đình Vũ - Bến nổi xi măng B=80m;H=-4,2m;M=10

Bến nổi XM - Sông Giá B=80m;H=-1,6m;M=10

Sông Giá B=80m;H=-1,6m;M=7

5 Luồng Hải Thịnh B=60m;H=-1,0m;M=5 Nam Định

6 Luồng Diêm Điền B=45m;H=-0,1m;M=5 Thái Bình

7 Luồng Nghi Sơn B=85m;H=-8,5m;M=10 Thanh Hóa

8 Luồng vào cảng Cửa Lò 5,5m;M=7&10B=80m;H=- Nghệ An

9 Luồng vào cảng Vũng Áng 9,7m;M=7&10B=150m;H=- Hà Tĩnh

Trang 21

10 Luồng Hòn La Quảng Bình

11 Luồng vào cảng Cửa Việt B=60m;H=-3,5m;M=15 Quảng Trị

12 Luồng vào cảng Thuận An B=60m;H=-4,0m;M=15 TT Huế

13 Luồng vào cảng Chân Mây B=150m;H=-12,0m;M=10 TT Huế

14 Luồng vào cảng Đà Nẵng Đà Nẵng Vũng quay Tiên Sa B=110m;H=-11,0m;M=10

Luồng Sông Hàn

Đoạn luồng cầu 1 – cầu 6 5,7m;M=10&8

B=60m;H=-Đoạn luồng 234 B=44m;H=-3,7m;M=10

15 Luồng vào cảng Kỳ Hà 6,5m;M=10&7B=80m;H=- Quảng Nam

16 Luồng vào cảng Sa Kỳ 3,5m;M=10&7B=50m;H=- Quảng Ngãi

17 Luồng vào Dung Quất B=300m;H=-12,0m;M=10 Quảng Ngãi

18 Luồng vào cảng Quy Nhơn B=110m;H=-10,5m;M=10 Bình Định

19 Luồng Vũng Rô B=300&200m;H=-13,5m&-10,0m Phú Yên

20 Luồng vào cảng N Trang -10,5m;M=10B=200m; H= Khánh Hòa

21 Luồng Đầm Môn H=-16,0m Khánh Hòa

22 Luồng Sông Dừa B=60m;H=-7m

26 Luồng Côn Sơn H=-2 - -7,0m BR-VT

27 Luồng Hà Tiên B= 80m; H=-7,8m Kiên Giang

28 Luồng Năm Căn B= 80m; H=-6,0m Cà Mau

29 Luồng Bến Đầm B= 200m; H=-9,0m Vũng Tàu

Ngày đăng: 16/02/2017, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w