1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận

278 3,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 278
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNTÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Tác giả: NGUYỄN NGỌC BÍCH LỜI NÓI ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, Đảng và Nhà nước rất q

Trang 1

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Tác giả: NGUYỄN NGỌC BÍCH

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta, Đảng và Nhà nước rất quantâm vấn đề con người, đặc biệt nhân cách con người Muốn công nghiệp hóa

và hiện đại hóa đất nước ta thành công thì phải có con người đạo đức và conngười trí tuệ Đó chính là nhân cách

Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, xã hội học, vănhọc, nghệ thuật, kinh tế học, tâm lý học, y học Ở đây trên quan điểm tâm lýhọc, chúng tôi đề cập tới những vấn đề lý luận nhân cách

Do nhu cầu đào tạo học viên cao học tâm lý học và sinh viên học tâm lýhọc, chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách mang tính giáo trình này nhằmphục vụ các đối tượng trên Sách còn có ý đồ phục vụ cho những ai yêu mếntâm lý học và có nhu cầu sử dụng nó vào công tác thực tiễn của mình

Nội dung cuốn sách này có 6 chương

Chương I đề cập tới những tư tưởng phương Đông cổ đại về nhâncách Những tư tưởng ở đây chủ yếu là tư tưởng Trung Hoa cổ đại trong cáchọc thuyết kinh dịch, học thuyết Khổng Mạnh v.v về đạo đức nhân cách

Chương II đề cập đến tâm lí học phương Tây về nhân cách Ở đây,chúng tôi không có điều kiện đề cập đến tất cả các trường phái hiện nay cóquan hệ về nhân cách Chúng tôi chỉ đề cập tới các trường phái chính và một

ít những quan điểm nhân cách nổi bật hiện nay Ví dụ như sự thống hợp nhân

Trang 2

cách của Vitkin; nhân cách hướng nội, hướng ngoại của Eysench; các kiểunhân cách của Rorschach; Thuyết hiện sinh, thuyết tương tác nhận thức củaPiaget; quan niệm nhân cách theo xu hướng Mác xít của Lucien Seve

Chương III, đề cập tới xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô (cũ).Chúng tôi không nêu lên tất cả các xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên

Xô, mà chỉ nêu lên các xu hướng lớn mang tính cách đặc trưng của các tácgiả có tên tuổi ở Liên Xô (cũ)

Chương IV, đề cập tới một số vấn đề về tư tưởng của Mác, Lênin, HồChí Minh về nhân cách - đây cũng là cơ sở phương pháp luận để xây dựngkhoa học này

Chương V, khái niệm và cấu trúc nhân cách và một số thuộc tính nhâncách

Chương này phân loại một số quan niệm về nhân cách, cũng như cácloại cấu trúc nhân cách, trên cơ sở đó xây dựng mô hình nhân cách phù hợp.Đặc biệt trong chương này có đề cập tới một số thuộc tính nhân cách như giátrị và năng lực trong nhân cách Chúng tôi không có ý định nêu tất cả cácthuộc tính nhân cách, chỉ đề cập tới vấn đề Tài (năng lực) Đây cũng là vấn đềcòn ít được bàn đến Đất nước ta đang cần những người có đức có tài đểthực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Vì vậy, vấn đềTài (năng lực) cần phải được quan tâm thích đáng trong tâm lý học nhâncách

Chương VI, bàn về nhân cách trong tâm lý học xã hội

Cá nhân trở thành nhân cách khi cá nhân đó hoạt động trong mối quan

hệ xã hội, trong nhóm xã hội nhất định Vì vậy, nhân cách cũng được tâm lýhọc xã hội coi là đối tượng nghiên cứu của mình Theo đó, tâm lý học xã hộinên quan tâm đến vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội Đó chính là nhữngvấn đề nhân cách trong tâm lý học xã hội

Trang 3

Cuối cùng là những lời tâm đắc của cổ nhân đối với người đời - Âu đócũng là thay lời kết luận của cuốn sách này.

Tập sách này cũng còn nhiều vấn đề để bàn luận, xin được những ýkiến đóng góp chân thành để có thể hoàn thiện hơn trong những năm đến

Nguyễn Ngọc Bích

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHÂN CÁCH THEO QUAN NIỆM PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

I - CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG

1 Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây

Do hai nguồn văn hóa khác nhau nên triết học phương Đông khác biệttriết học phương Tây

- Xét về thế giới quan:

Phương Tây cho rằng người và trời khác biệt lẫn nhau

Phương Đông cho rằng có sự hợp nhất giữa trời và người

+ Lão Tử cho rằng: "Người phỏng theo đất, đất phỏng theo trời, trờiphỏng theo đạo, đạo phỏng theo tự nhiên"

Như vậy trời - đất - người thông nhau bằng một đạo

+ Khổng Tử cho rằng người và trời thống nhất với nhau

+ Triết học Trung Quốc lấy nhân sinh làm hạt nhân, triết học phươngTây dựa vào siêu hình học và nhận thức luận

Khổng Tử nói: "Chưa biết sự sống làm sao biết được cái chết"

Triết học Trung Quốc coi trọng "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"

Trang 4

Xây dựng giá trị đạt được "Thành đức, thành nhân, thành phật, thànhthánh".

- Về tinh thần của triết học:

Trung Quốc lấy đạo đức làm tinh thần, lấy chân thực bên trong làm mụcđích, lấy nghệ thuật làm tinh thần, lấy việc theo đuổi trạng thái làm cảm hứng

Trung Quốc coi trọng chủ thể đạo đức chứ không coi trọng chủ thể lítính Từ đó xem xét nghệ thuật mang màu sắc lãng mạn, chuyển tính và tâmvào vật - giữa người và vật không còn khác biết nhiều nữa mà vật đã thấmđượm tâm người

Nếu như phương Đông người là động vật đạo đức thì phương Tâyngười là động vật duy lí

2 Những tư tưởng triết học phương Đông

2.1 Tư tưởng nhất nguyên lưỡng cực động

Quan niệm cơ bản của nguyên lý nhất nguyên lưỡng cực động là "đạohọc": Hai mà một, một mà hai

Đó là "tư tưởng động" luôn luôn biến đổi từ cực này sang cực khác(không thể nói ra được, không thể dùng một từ nào để định được)

Người phương Tây trắng ra trắng, đen ra đen

Trang 5

Người phương Đông không xác định rõ ràng cái nào tốt cái nào là xấuhẳn: không chịu sự phân tích, không hệ thống hóa, không duy tâm, không duyvật, duy linh duy thực.

a) Thể hiện cách hành văn và lập luận của phương Đông

Cách diễn đạt của người phương Đông mập mờ, hư hư, thực thựcthiếu sự rõ ràng dứt khoát

Khổng Tử trong khi giảng giải đạo lý cho học trò cũng tùy theo từng họctrò từng lúc mà có cách giải thích khác nhau, uyển chuyển vô cùng Đó lànhững tư tưởng siêu hình của Phật và Lão Chính Khổng Tử cũng nhận xétLão Tử như con rồng Có nghĩa là uyển chuyển vô cùng Tư tưởng của Lão

Tử không thể định nghĩa một chiều

- Người phương Đông: "Ý tại ngôn ngoại" (ý ngoài lời), "thư bất tậnngôn" (sách không nói hết lời)

- Hay dùng phương pháp tượng trưng, ngụ ngôn; Thể hiện các nét vẽtrong dịch học vào thi, nhạc, họa

b) Đồng thanh tương ứng

Theo người phương Đông sự hiểu biết do người khác đưa đến là sựhiểu biết không thật - Đọc một cuốn sách, một bài thơ không phải dễ hiểucuốn sách hoặc bài thơ đó, nó gợi lên những ý tưởng đã ấp ủ từ lâu tronglòng Tức là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu Một câu nói cóngười không hiểu gì cả, có người hiểu nhiều vấn đề, có sự rung chuyển lạthường

- Người đệ tử đến tìm thầy để học thì phải biết chờ đợi, nhẫn nại Mìnhđợi thầy và thầy cũng đợi mình Thầy đợi trò đến lúc trò rất cần và đủ độ nhẫnnại mới dạy Sách phương Đông không giải thích rõ ràng Họ chỉ khêu gợichứ không truyền bá tư tưởng

Trang 6

c) Ba giai đoạn trong lịch trình diễn biến của tâm thức theo triết học phương Đông

- Giai đoạn 1: chưa có ta Giai đoạn nhất nguyên

Sống theo thiên tính, ngoại cảnh, lẫn lộn giữa lý và tình, giữa nội tâm vàngoại giới Sống vô tâm, bắt chước người xung quanh Đây là thời kỳ của dântộc bán khai, thần thoại ấu trĩ, giai đoạn trẻ thơ

- Giai đoạn 2: Sự trưởng thành của cái ta Giai đoạn nhị nguyên

Cá tính con người dần dần xuất hiện Tính bắt chước giảm đần Phânbiệt rạch ròi thiện ác, trắng đen, vinh nhục Có tâm hồn độc đáo, sáng kiến vàphê bình sâu sắc Óc khoa học đóng vai trò quan trọng như phương Tây ngàynay

- Giai đoạn 3: Siêu thoát nhị nguyên

Giai đoạn này không cần đến lý trí nữa, cảm thấy mình không còn cáchbiệt với vũ trụ, hợp nhất các mâu thuẫn Đó là giai đoạn thoát cái tiểu ngã đểnhập vào cái toàn thể

Câu chuyện vườn Eden cho ta biết về diễn biến của tâm thức

Lúc ban đầu loài người sống chung với loài vật và thiên nhiên ADAM

và EVA sống trần truồng không phân biệt giới tính Hai người tượng trưng cho

âm - dương

Nhưng EVA ném trái thiện ác rồi đem cho AĐAM ăn Từ khi ăn trái thiện

ác hai người biết xấu hổ và lấy lá che, Chúa trời quở mắng Những muốn trở

về trời thì phải trở về tâm vô sai biệt của ban đầu

2.2 Tư tưởng tam nguyên

Tư tưởng này thể hiện rõ trong thái cực đồ

Trang 7

a) Thái cực đồ

- Phần âm màu đen

- Phần dương màu trắng Bao trong một cái vòng tròn Cái đó gọi làđạo Đây là nguyên lý chỉ huy và điều hòa hai lực lượng mâu thuẫn kia

+ Phần dương không hoàn toàn là dương, phần âm không hoàn toàn là

âm Có điểm nhỏ dương trong âm và điểm âm trong dương Nó là mầm mốngmạnh mẽ Nó là hạt giống, có tiềm lực phi thường Nó là nguyên nhân mâuthuẫn nội tại Không có một vật nào trên đời mà thuần tốt hoặc thuần xấu,thuần hại hoặc thuần lợi Đó là do mâu thuẫn nội tại

+ Được gọi là âm khi âm lấn phần dương, gọi là dương khi nào dươnglấn âm Nếu sự lấn át lên cực độ thì liền biến tức khắc Đó là luật "phảnphục"

+ Âm dương vừa mâu thuẫn vừa tương đồng; không cái nào phụ thuộccái nào

+ Nguyên lý tối cao hợp nhất gọi là đạo điều hòa và chi phối hai lựclượng kia, làm cho âm dương không rời nhau

Con người là một "tiểu kiền khôn" (tức là từng đốt nhỏ) Thực thể conngười là sản vật của nguyên lý âm dương Nhờ cáo đạo mà thấy rõ nguyên lýtích cực và tiêu cực vừa mâu thuẫn vừa đồng đẳng về giá trị; luôn luôn có luậtquân bình trong mọi vật; luật quân bình ấy là đạo hay gọi là thường đạo, trungđạo hay trung dung

Trang 8

- Chuyển hóa lẫn nhau: Cái này biến thành cái kia, âm biến thànhdương và dương biến thành âm.

- Quan hệ ngang nhau: Không cái nào hơn cái nào, không cái nào trọnghơn cái nào

- Các cặp mâu thuẫn bị cái thứ ba khống chế làm cho nó không tách rờinhau mà thống nhất với nhau (tam nguyên)

- Sự tác động hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa

Hai yếu tố mâu thuẫn đùn đẩy nhau tác động lẫn nhau tạo nên sự biến hóa

+ Tối cũng cần mà sáng cũng cần

+ Nắng cũng cần mà mưa cũng cần

+ Mạnh cũng cần mà yếu cũng cần

+ Tội ác, cái xấu cũng cần để cho người ta thấy cái tốt

- Chân lý không thể chứng minh, chỉ có thể khêu gợi mà thôi "Nói làkhông biết, biết thì không nói"

Điều này đã ăn sâu vào lối sống của người phương Đông

Họ sống kín đáo, tế nhị, khêu gợi, thi vị

Uống trà thành "trà đạo", chơi hoa biến thành "hoa đạo"

Những cơ sở triết học này đã chi phối tâm lý người phương Đông Vìvậy, việc nghiên cứu tâm lý người phương Đông phải chú ý đến những quanniệm triết học cổ xưa của người phương Đông đã ảnh hưởng đến ngày naynhư thế nào để chúng ta có quan điểm đúng đắn trong việc nghiên cứu tâm lýngười phương Đông ngày nay, đặc biệt là tâm lý người Việt Nam

Trang 9

II – CÁC TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VỀ NHÂN CÁCH

1 Thiên địa nhân hợp nhất

“Thiên - địa - nhân” hợp nhất là trời, đất, người hợp thành một Về cơbản con người mang những thuộc tính của vũ trụ

Về một sinh học, năng lượng vũ trụ của trời đi xuyên qua luân xa 7(bách hội) rồi xuống tủy sống, còn năng lượng của đất qua luân xa 1 lên phíatrên, theo đường tủy sống

Theo triết học phương Đông trời được xem là dương và đất là âm Nhờ

có năng lượng âm dương của trời đất mà con người có năng lượng để tồn tạiduy trì cuộc sống Như vậy, có sự giao hòa giữa năng lượng của Trời - Người

và Đất, thể hiện nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất

Trong đời sống xã hội người ta luôn nói: thiên thời, địa lợi nhân hòa đểnói lên sự hợp nhất của ba yếu tố trời đất và con người

Về trời ảnh hưởng đến con người và xã hội loài người được thấy mộtcách rõ ràng Trời có các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, nhiều ngôi sao, đặcbiệt 5 ngôi sao: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lýcon người Chính mặt trời, mặt trăng, các hành tinh đã có ảnh hưởng đến thờitiết, nhiệt độ, tâm lý con người

Về đất, người ta hay nói đến địa linh Đó là những vùng đất ảnh hưởngmột phần đến bệnh tật, sức khỏe, trí tuệ, tình cảm, tính cách, năng lực củacon người và cộng đồng người Ở Việt Nam một số người cho rằng nhữngvùng như chùa Hương, Tam Đảo; Núi Tản Viên, Côn Sơn, Ngũ Hành Sơn, núiYên Tử, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây là những địa linh

Tồn tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương

Âm đương giao hoà nhau, biến hóa không cùng trong vũ trụ Từ đó sinh ravạn vật

Trang 10

Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng.

Chúng cùng tồn tại, nhưng độc lập với nhau, tương phản nhưng hòađồng, hòa nhập vào nhau, mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau để sinh hóa

vô cùng

Âm - dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vôhình (tư duy, tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy haykhông nhìn thấy

Triết học phương Đông cho trời là dương và đất là âm, đàn ông làdương, đàn bà là âm Đối với đàn ông mặt trước là âm mặt sau là dương vàđàn bà thì ngược lại Trong cơ thể con người nơi nào cao là dương, nơi nàothấp là âm Trên dương dưới âm, thịt âm, xương dương

Âm dương còn thể hiện trong môi trường Cái gì nhẹ, lỏng, mềm, nhiềunước là âm và trái lại là dương Những lực hướng tâm đi xuống là dương,những lực nhẹ bốc lên, thoát ra, mở rộng là âm

Tất cả mọi vật đều có âm có dương Không có vật nào tuyệt đối dươnghoặc tuyệt đối âm Quả đất so với mặt trời là âm, nhưng so với trăng lại làdương

Những vật có hình thể theo phương thẳng đứng, lực li tâm chiếm ưuthế đều là âm, các hình có phương nằm ngang, lực hướng tâm có ưu thế làdương

Màu nào cho ta cảm giác nóng, ấm áp hơn là dương, mát lạnh là âm.Mùi vị cũng có âm dương Ví dụ: vị chua là cực âm, vị cay là cực dương

Âm dương không những là hai mặt đối lập nhưng dựa vào nhau vàphân loại theo một quy luật nhất định Vạn vật và con người không có cái gì làkhông có âm dương Âm dương vừa dựa vào nhau vừa lợi dụng lẫn nhau.Không có âm thì không có dương Âm dương ở thế cân bằng động, cái nàygiảm thì cái kia tăng; hết ngày lại đêm, hết nóng lại lạnh, âm dương chuyển

Trang 11

hóa cho nhau Âm tiến đến cùng cực sinh dương, dương tiến đến cùng cựcsinh âm.

Con người không chỉ bị chi phối của quy luật âm dương mà còn bị chiphối của quy luật ngũ hành

Học thuyết cổ đại phương Đông cho rằng thế giới là do năm loại vậtchất cơ bản nhất tạo thành: mộc, thổ, hỏa kim, thủy Sự phát triển về biến hóacủa các sự vật và hiện tượng (trong đó có con người) trong tự nhiên đều làkết quả 5 loại vật chất khác nhau vận động và tác động lẫn nhau Học thuyếtngũ hành được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống

Đặc tính của ngũ hành:

Mộc có đặc tính mọc lên và phát triển

Hỏa có đặc tính nóng, hướng lên trên

Thổ có đặc tính nuôi lớn, phát dục

Kim có đặc tính thanh tĩnh, thu sát

Thủy có đặc tính lạnh lẽo, lắng xuống dưới

Sự phối hợp giữa âm dương và ngũ hành tạo ra đặc tính riêng:

- Dương mộc là cây của đại ngàn, cứng rắn làm trụ cột

- Âm mộc là cây cỏ; có vẻ đẹp kiều diễm, tính yếu mềm

- Dương hỏa là hỏa của mặt trời, chiếu sáng muôn nơi, vạn vật, tínhmãnh liệt

- Âm hỏa là lửa của nến, chiếu sáng trong nhà, tính mềm yếu, có đức

hy sinh vì người

Trang 12

- Dương thổ là đất trên thành, cứng, hướng dương, dưỡng dục cho vạnvật có đặc tính là cao thượng.

- Âm thổ là đất của ruộng vườn, có chức năng nuôi dưỡng cây cối vàngăn nước, mềm mại và ẩm ướt, ở thấp, hướng về âm, đưa lại hạnh phúccho mọi người

- Dương kim là kim loại của mũi kiếm, tính cứng khỏe, sát phạt, có đặctính cương trực

- Âm kim là ngọc quý dùng để trang trí, sáng trong, ấm, có đặc tính lànhu nhược

- Dương thủy là nước của sông, hồ, biển chảy khắp nơi không ngừng,tính mạnh mẽ, thông suốt

- Âm thủy là nước mưa có khả năng biến thành khí, yên tĩnh, mềm yếu

có khả năng nuôi nấng vạn vật

Con người là tiểu vũ trụ, là một sinh vật - vô cùng phức tạp vừa đối lậpvừa thống nhất Con người chứa trong nó nhiều thông tin tự có và thu nhận từbên ngoài Và đồng thời có khả năng thu nhận thông tin và phát thông tin.Chức năng này chịu ảnh hưởng của âm dương ngũ hành Giữa người và vũtrụ có sự cảm ứng qua lại Đó là quan hệ giữa khí âm dương ngũ hành củatrời đất tương sinh tương khắc, tương chế, tương hóa với con người

Âm dương ngũ hành là loại vật chất vô cùng tinh vi chúng ta chưa thểbiết về nó Người xưa muốn biết tác dụng của âm dương ngũ hành đã dùngcách sắp xếp thiên can địa chí của giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người -

Nó là thứ giao biến của đời người, chứa chất nhiều kịch tính phong phú,mang tính chất dự báo cho tương lai con người và cộng đồng

Âm dương cũng thể hiện trong tâm lý con người

Trang 13

Người ta chia ra 3 loại người: loại người âm, loại người dương và trungtính Người âm tạng thì các đặc điểm về âm trội hơn, người dương tạng thìcác đặc điểm về dương trội hơn Có thể dựa vào vẻ mặt, hình dáng, giọngnói, dáng điệu, cử chỉ và tính tình để chia ra các loại người đó.

Người ta nhận thấy người dương tạng dễ bị kích thích nhiệt tình sôi nổi.Người âm tạng khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh Ngoài ra có loại người bình tạng,loại người này cân bằng về mặt tâm lý Đó là loại người tối ưu về thể tạngcũng như tâm lý Để nhận biết người dương và người âm thì căn cứ vào thểtạng

Người dương tạng thân hình to khỏe, da nóng, sắc mặt tươi tắn, giọngnói to

Người âm tạng thì ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng đenmắt hướng lên cao

Sở dĩ có người dương tạng hay âm tạng là do chịu ảnh hưởng của ditruyền bố mẹ và sự ăn uống hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày, khí hậu và cáchsống của từng người Tính cách của con người cũng chịu ảnh hưởng của ngũhành Mỗi hành có đặc điểm về tính cách khác nhau Người ta dựa vào 4 tiêuchí: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh để biết ngũ hành của mộtngười

Người mệnh kim ăn nói nghĩa khí, nếu kim vượng thì tính cách cươngtrực

Người mệnh hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, haythích nói lý luận Nhưng nếu hỏa nhiều, hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễhỏng việc

Người mệnh thổ là người trọng chữ tín, nói là làm

Nhưng thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, để bỏ mất thờicơ

Trang 14

Người mệnh mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng bao dung nhưng mộcvượng thì tính cách bất khuất Loại người này thích hợp với nghề nghiệpquân sự và công an.

Người mệnh thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt, nhưnước chảy Người mệnh thủy là người trí tuệ, thông minh ham học Nếu thủyvượng thì tính tình hung bạo, dễ gây ra tai họa

Đặc tính của ngũ hành là tương sinh, tương khắc Trong con ngườicùng có năm chất khí đó nên cũng có tương sinh, tương khắc

Tương sinh:

Kim sinh thủyThủy sinh mộcMộc sinh hỏaHỏa sinh thổThổ sinh kim

Tương khắc:

Kim khắc mộcThủy khắc hỏaMộc khắc thổHỏa khắc kimThổ khắc thủy

Nếu trong đời một người ngũ hành tương sinh nhiều sẽ tốt tương khắcnhiều sẽ xấu Đồng thời dựa vào số lượng hành trong 4 tiêu chí để biết đượctính tình và con đường đời của người đó

Trang 15

Như vậy, để dự đoán được tâm lý con người và hoạt động của conngười sẽ diễn ra như thế nào cần phải xác định cho được thành phần cáchành trong mỗi người.

Ví dụ: Người sinh giờ mão, ngày 7 tháng 3 năm 1964 có thể đối ra canchi: quí mão, đinh dậu, mậu thìn, giáp dần

Từ đó đối ra âm dương ngũ hành:

Giờ - Quý Mão: âm thuỷ + mộc Ngày - Đinh Dậu: âm hỏa + kim Tháng - Mậu Thìn: dương thổ + thổ Năm - Giáp Thìn: dương mộc + thổ

Dựa vào tính chất tương sinh tương khắc của ngũ hành xem xét màbiết sự tương hợp hay không tương hợp tâm lý của vợ chồng, những ngườitrong gia đình hay một nhóm xã hội hay không

Cách biết một phần nhân cách con người của người phương Đông xưadựa vào âm dương ngũ hành là một tiêu chí cần được nghiên cứu nghiêm túc

để có thể vận dụng trong tâm lý học nhân cách

2/ Người phương Đông không có triết học theo nghĩa thông thường mà chỉ có đạo học

Người phương Đông theo nhất nguyên luận - từ trước đến nay ta quencách nghĩ nhị nguyên Nhị nguyên là phân chia các vật trong đời ra làm haiphần biệt lập nhau, mâu thuẫn nhau để tiêu diệt lẫn nhau: Thiện – ác, tâm –vật, tĩnh - động

Theo tư tưởng phương Đông nhất nguyên luận quan niệm sự vật nàocũng có 2 bề: bề mặt và bề trái Hơn nữa cả hai là một không thể tách rờinhau Nho hay Lão đều quan niệm như vậy

Trang 16

Tư tưởng phương Đông thiên về đạo học hơn triết học.

3/ Người phương Đông trọng phẩm hơn là lượng.

Văn minh lượng lấy tiến bộ làm lý tưởng Đó là văn minh phương Tâyhiện đại

- Người phương Đông lấy "Tận Thiện" làm lý tưởng

Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quantâm nhiều đến "phẩm" Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày naysuy đồi, nhân cách con người thoái hóa, không bằng ngày xưa

Những công trình văn hóa, mỹ nghệ, thơ văn, mỗi ngày bị mai một đicùng với văn minh lượng, tôn sùng tiến bộ vật chất Tại sao trong thời đại vănminh mà thấy cái gì cũng sa sút

Người xưa do khoa học kỹ thuật lạc hậu nên sống nghèo nhưng các giátrị văn hóa, tinh thần, mỹ thuật, văn chương, lý luận, tôn giáo, đã đến tậnthiện, tận mỹ

Ngày nay về mặt lượng thì thấy có tăng, nhưng phẩm thì sa sút

4/ Nhân cách người phương Đông thích sự im lặng hơn là nói ra

Chân lý là vô cùng và vô cùng uyển chuyển nên nói ra không hết ý

"Ý tại ngôn ngoại" ý ở ngoài lời nói

Người phương Đông dùng tượng trưng qua chữ hình tượng trong kinhdịch, trong nhạc, họa, ngụ ngôn

5/ Các quy luật vũ trụ chi phối cá nhân và cộng đồng

a Tử vi và Độn giáp có những quy luật sâu xa chi phối con đường phát triển

của cá nhân

Trang 17

- Tử vi cho ta biết con đường phát triển bên trong của từng con người.

- Độn giáp cho biết con đường phát triển bên ngoài của các cá nhân.Đây là loại quy luật mang tính khả năng, trong quan hệ bổ sung, ngẫunhiêu và tất yếu; mang tính chủ quan và khách quan Ý chí chủ quan của conngười góp phần quyết định

b Vũ trụ còn có những quy luật chi phối cộng đồng.

Nhưng những quy luật này còn mang tính khả năng, tính khách quankết hợp với chủ quan

Hiểu được mệnh của cá nhân và cộng đồng còn phải hiểu đến thân cái tạo nên ý chí

-6/ Con người là tiểu vũ trụ

Con người về cơ bản mang những đặc tính của vũ trụ

Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người

Giữa con người và vũ trụ có quan hệ nhau:

Con người - Vũ trụ

Tâm linh - Tâm linh

Vật lý - Vật lý

Trong con người có đại ngã và tiểu ngã

- Đại ngã: là cái một - đạo thấm vào người Đó là cái không tôi hay gọi

là cái nó - cái vô thức

- Tiểu ngã là cái tôi: cái tiểu ngã là phụ, đại ngã có vai trò chính

Trang 18

+ Con người thường hay quên cái đại ngã của mình, mà ra quá mứcvào tiểu ngã Đó là nguyên nhân làm suy đồi đạo lý làm người.

Con người sống lành mạnh phải biết dung hòa giữa đại ngã và tiểungã

Con người nhận biết được tiểu ngã qua cảm giác và tư duy

Nhưng đại ngã khó nhận biết được Có những phương pháp tiếp cậncủa cận sinh học, cận tâm lý học, cận vật lý để tìm hiểu đại ngã

Các cấu trúc của tiểu ngã và đại ngã của nhân thế theo RaymondReaut (Pháp) (xem hình 1, 2, 3, 4, 5)

Con người cũng là một hệ thống mở, con người liên hệ với vũ trụ bao

la, nên con ngừời cần biết được các thông tin của vũ trụ

Nhịp sinh học của con người và Trái Đất; ảnh hưởng của mặt trăng và

vũ trụ Trong con người có 365 kinh lạc và 365 khớp, phù hợp 365 ngày trong

1 năm

- Quy luật con số: chi phối con số 2 và 5 (2 mắt, 2 chân, 2 tai, 5 ngóntay)

7/ Đời sống tâm lý con người phải cân bằng, không thái quá

- Trong cuộc sống xác thịt và tâm linh phải hài hòa Có nghĩa là âmdương phải điều hòa

Tâm linh là dươngXác thịt là âm

- Âm dương biến đổi theo quy luật: Âm phát triển cực đại sang dương.Dương phát triển cực đại sang âm Như vậy mọi sự thái quá sẽ chuyển từcực này sang cực kia, không tạo nên sự cân bằng

Trang 19

- Mọi sự thái quá sẽ gây cực đoan Ăn uống không điều độ sẽ tạo conngười có khuôn mặt khác đi.

- Sự tiến hóa là một quá trình vận động của âm - dương biến đổi nhau:

Âm sinh - Âm tướngDương sinh - Dương tướng

Âm cực - sinh dương

Dương cực - sinh âm

Ông cha ta nói: "Không ai giàu (quá) 3 họ, không ai khó (quá) 3 đời.Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh Đó là quy luật của sự tiến hóa

Theo cổ nhân:

+ Thời kỳ dương thịnh từ năm 2196 (trước công nguyên) đến năm 504khoảng 2700 năm

+ Thời kỳ âm thịnh từ năm 504 đến năm 3204 (2700 năm)

Sự sống chết là quá trình âm tụ và dương tán

Ra đi (cuộc sống) là âm tụTrở về (cái chết) là dương tán

Bước ra đi là đại ngã tụ thêm tiểu ngã

Bước trở về là tiểu ngã tan ra để trở lại đại ngã

- Con đường tiến hóa của con người là từ đại ngã đến tiểu ngã rồi từTiểu ngã đến đại ngã Tức là con đường đi từ tiên thiên đến hậu thiên (cõitrần) rồi sau đó đi từ hậu thiên đến tiên thiên (cõi trời)

Trang 20

8/ Sự sáng tạo của nhân cách (con người) là tạo nên ý thức thuần khiết hay còn gọi là minh triết

Sự minh triết nhờ siêu thiền định

Ý thức thuần khiết là cội nguồn của mọi sáng tạo hài hòa cũng nhưtrong bông hoa chất nhựa làm cho cây phát triển là không màu - thuần khiết.Bằng sự thuần khiết của ý thức con người sẽ được sự hỗ trợ của tự nhiên đểhành động Sự thanh thản trong tâm hồn con người sẽ có những tư tưởnghoạt động có hiệu lực và làm việc sẽ có kết quả hơn

Trong trạng thái đó con người sẽ phát ra những sóng sinh động và hàihòa với môi trường xung quanh

9) Sự ổn định trong một thời điểm và sự biến đổi theo thời gian của nhân cách

- Xét về một thời điểm của ngũ hành:

Các yếu tố tương sinh

+ Thổ sinh kim + Kim sinh thủy + Thủy sinh mộc + Mộc sinh hỏa + Hỏa sinh thổ

Các yếu tố tương khắc:

+ Kim khắc Mộc + Mộc khắc Thổ + Thổ khắc Thủy

Trang 21

+ Thủy khắc Hỏa + Hỏa khắc Kim

Xét về các thời điểm khác nhau:

- Mộc suy: Thụ động, nhu nhược, không dám hành động, bi quan, chủbại Trong mơ thường thấy bị rượt bắt, bị đánh đập không chống lại nổi, thấycây lá úa

b) Người Hỏa:

- Hỏa vượng: sôi nổi, nóng nảy, cuồng nhiệt, hay cười vô cớ Trong giấc

mơ thấy màu sắc đỏ tươi như máu, thấy lửa, các vật màu đỏ rực

- Hỏa suy: Tinh thần bất ổn, hay lo lắng, thiếu sáng suốt Trong giấc mơthấy vật tái xanh, trắng bệch hay đỏ bầm

c) Người Thổ:

Trang 22

- Thổ vượng: vô tư, hay hát, trong giấc mơ thấy cảnh vật màu vàngtươi.

- Thổ suy: ưu tư, hay nghĩ ngợi, hay thương nhớ Trong giấc mơ thấycảnh vàng tía

1 Khái quát về những biểu hiện của nhân cách

Thể hiện qua hình dạng và độ sáng của năng lượng tỏa ra của conngười Năng lượng này tỏa ra một màu vàng trên đầu và trên vải lan ra khỏi

cơ thể một khoảng từ 3 đến 8 inso

- Tư tưởng càng thanh cao thì càng sáng

- Tính cách ích kỷ giống như những cái mộc

- Tư tưởng hiếu kỳ cao độ có dạng xoắn, màu vàng

Trang 23

- Sự tức giận, kéo dài có hình mũi tên nhọn, màu đỏ

- Tiếng cười hồn nhiên của trẻ em là đường cong màu hồng

- Sự ghen tuông có hình con rắn và màu nâu sạm

- Tiếng cười thân ái có làn sóng tròn đẹp, màu vàng hoặc xanh

- Tiếng cười bỉ ổi giống như tiếng nổ, không biên giới rõ ràng và có màuxám bẩn

- Thái độ nhăn mặt có hình mũi tên đỏ bầm hẳn lên trên

- Tiếng cười ích kỷ có dạng những vũng bùn sôi sùng sục

- Tư tưởng sùng ái có dạng đóa hoa màu xanh lá cây hay hình tháp có đỉnhhướng lên trên

Các năng lượng tỏa sáng có thể giao thoa nhau: khi gặp 2 người yêunhau thì vòng tỏa sáng sẽ thành vòng cung nối hai quả tim với nhau

Các hình tư tưởng khác nhau sẽ có thời gian sống khác nhau

Khoa học về tư tưởng là một khoa học lớn về nhân cách

Tương lai thế kỷ sau khoa học này sẽ được phát triển

- Cơ thể có khả năng tự phát sáng như tinh tú

2 Trường sinh học và nhân cách

Người ta nhận thức mỗi con người có những dạng trường sinh họckhác nhau Điều dễ phụ thuộc vào sự phòng vệ của nhân cách chống lại bênngoài

- Dạng con nhím: Trường sinh học có nhiều gai nhọn, sắc Một ngườingoại cảm có cảm giác các đầu gai đâm vào ngón tay mình

Trang 24

- Dạng rút lui: Một phần trường sinh học rời bỏ trong thân thể giây látdưới dạng một đám mây (màu xanh nhạt) trong lúc đó thì mặt không đờ đẫn,

bề ngoài làm ra vẻ lắng nghe

- Dạng vía lệch ra bên cạnh: Trường sinh học lệch một phần ra ngoài

cơ thể vật lý trong một thời gian khá lâu có khi đến mấy năm Trong thực tiễnhiện tượng này gọi là mất linh hay mất vía

- Dạng khước từ miệng: Xuất hiện nhiều năng lượng màu vàng ở đầu

và tắc nghẽn trầm trọng ở cổ Trường sinh học suy yếu hẳn ở phía dưới cơthể và xuất hiện hiện tượng nhọc nhằn bất động

- Dạng hút vào chủ thể để phòng vệ, hút năng lượng trường sinh họccủa người xung quanh

- Dạng dao quắm: Chủ thể đang đối đầu với một người hay một nhómngười khác, hình thành một con dao quắm nơi đỉnh đầu của chủ thể, có thểphóng đến đối thủ và tóm lấy đầu đối thủ

- Dạng vòi: Các vòi của chủ thể vươn tới luân xa 3 của đối thủ để đoạtlấy nguyên khí và lôi nó ra ngoài

- Dạng ác khẩu “những mũi tên mềm”: Trường sinh học của chủ thể làmbắn nhiều mũi tên trong không gian gây đau đớn cho đối phương qua áckhẩu, làm nhiễu trường sinh học của đối phương Các mũi tên này chọc tứcđối phương, đồng thời giải tỏa cơn giận của chủ thể

- Dạng phối hợp: Chủ thể bắn các mũi tên mềm ở phía trên thân thể đểlàm bẽ mặt đối phương, đồng thời né tránh cảm giác của bản thân mình dồn

về phía dưới

- Dạng cuồng loạn (hysteris): Chủ thể phản ứng lại các mũi tên của đốiphương bằng cách làm cho nó bùng lên sự thịnh nộ của mình để nhiễutrường sinh học của đối phương Qua sự thịnh nộ này nhiều tia chớp đủ màuhỗn loạn tỏa ra

Trang 25

- Dạng ngăn biên giới: Chủ thể tự rút lui ra khỏi tình huống bị đốiphương tấn công bằng cách củng cố biên giới của mình.

Dạng phô trương quyền lực, ý chí, chủ thể tuyên bố quyền tối thượngcủa mình làm cho đối phương sợ

3 Nhân cách và vấn đề khai mở luân xa

- Luân xa là nơi tập trung tiếp xúc nguồn năng lượng con người và vũtrụ

- Trong con người có:

+ 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt

+ Giao thoa 14 sóng tạo ra trung huyệt

+ Giao thoa 7 hoặc nhỏ hơn 7 huyệt tạo thành châm cứu

Có 6 luân xa được khai thác hiện nay là:

+ Luân xa 6 nằm giữa trán liên quan tới vỏ não, làm tăng cường nănglượng hệ thần kinh và hoạt động chân tay

+ Luân xa 5: ở cột sống ngang vai liên quan đến cơ bắp

+ Luân xa 4: ở cột sống ngay tim Nó giúp con người thanh thản bìnhtĩnh, dễ dàng thông cảm với người khác

+ Luân xa 3: ngang thân, liên quan tới gan thận, dạ dày

+ Luân xa 2: đốt sống cuối cùng liên quan tới bài tiết sinh lý

4 Hào quang và nhân cách

a) Các vầng hào quang là năng lượng mang tích tổng hào quang thể của vật chất.

Trang 26

Năm 1939 Kirlian đã chụp được hào quang của cỏ cây và con người.Người ta thấy có 7 vầng hào quang bao bọc cơ thể sống.

Hào quang có thể cao 2,5m, dày 1m bao quanh thân người

Nếu quan sát kỹ sẽ thấy rõ hào quang 1, 3, 5, 7

Các hào quang có cấu trúc vật chất và mật độ khác nhau, nhưng chúngluôn luôn chuyển động và tạo nên sóng đứng và vật chất mịn

Mỗi vầng hào quang thể hiện hình thái cơ thể sống và tâm lý con người

* Vầng hào quang 1 (cảm giác thể chất)

- Bao sát thân thể khoảng 2,5 cm có màu xanh nhạt hoặc xanh xám

- Tạo nên cảm giác thể chất và hoạt động thể chất

Trang 27

- Thể hiện tình cảm yêu đương.

* Vầng thứ 5 (hình thái bổ sung)

- Cách da 15 - 60 cm

- Màu trong suốt trên nền xanh: vầng hình trái xoan

- Thể hiện thái độ, lời nói trách nhiệm

- Gồm những sợi tơ vàng - bạc lấp lánh; có vỏ dày 0,6-12 cm giao tiếp

và phòng vệ năng lượng với môi trường, có tần số rung động lớn

- Chứa đựng sơ đồ cuộc sống trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại vàtương lai

- Đặc trưng thể hiện bản thể vật chất và tâm linh

Như vậy, trường hào quang của con người có 7 vầng, luôn biểu hiệncảm giác, cảm xúc, tư duy, trí nhớ, tính cách, trạng thái sức khỏe con người

b) Mối tương tác của hào quang:

Đặc trưng của tương tác hào quang là không phụ thuộc vào không gian

ba chiều và thời gian tuyến tính

+ Tương tác vật lý trường điện tử

Trang 28

- Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

- Tương tác lên vật có từ tính, vật dẫn điện

- Khác dấu thì hút, cùng dấu thì đẩy

- Nguồn phát có thể cùng chiều thông tin

- Truyền dẫn bị tiêu hao

+ Tương tác hào quang

- Không phụ thuộc vào không gian và thời gian

- Tương tác lên bất kỳ vật gì đặc biệt là cơ thể sống

- Như nhau thì cộng hưởng, khác nhau thì chinh phục

- Mọi nguồn phát đều thiếu thông tin

- Ít bị tiêu hao

c) Tác dụng của hào quang.

- Tạo khuôn mẫu cho cơ thể sống

Một lá cây xuất hiện sau khi khuôn mẫu hào quang của nó xuất hiện,định hình cho chiếc lá

Những tư duy của con người phát ra định hình cho hình thái hành độngcho chủ nhân đó

Trang 29

- Đồng hóa, cộng hưởng hào quang như:

Những tư tưởng lớn, cùng chí hướng, cùng lý tưởng dễ gặp nhau Vìtừng năng lượng rung động cùng tần số và hiện tượng cộng hưởng dễ xuấthiện

Muốn cảm hóa người khác, trước hết phải có trường sinh học mạnh,lấn át được hào quang người khác, hoặc chinh phục trường năng lượng đốiphương

Những tư tưởng tốt đẹp sẽ tạo được những giao cảm, rung động hàoquang người khác

d) Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang:

Ảnh hưởng của thông tin lên hào quang rất lớn, có khi nó định hình vàthay đổi hào quang

- Ảnh hưởng của thông tin tốt:

Những thông tin tốt như tình yêu thương sinh ra màu hồng sáng, tínhcần mẫn sinh ra màu sáng bạc và ý tưởng về sức khỏe tốt sẽ có màu hoàngkim

Trang 30

Những thông tin tốt sẽ giúp mở rộng hào quang thân thể, kết quả là conngười sẽ sống tốt hơn, thánh thiện hơn và có sức mạnh về tinh thần và vậtchất.

Những thông tin tốt sẽ có tương tác tích cực lên cơ thể sống xungquanh

Những thông tin tốt sẽ giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội

- Ảnh hưởng của thông tin xấu:

Những tư tưởng hận thù, thành kiến sẽ có tác hại ghê gớm lên hàoquang của chính chủ nhân và có ảnh hưởng xấu lên cộng đồng

Những ý nghĩ xấu lâu ngày tạo thành thành trì tác động lên thân thểbên trong, gây nên bệnh tật

Như vậy, giữa hào quang và nhân cách con người có mối tác động làmcho hào quang con người sáng rõ Hào quang là sự biểu hiện một khía cạnhnào đó nhân cách con người

IV – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH PHƯƠNG ĐÔNG

1 Tính thiện trong nhân cách người phương Đông.

Người phương Đông đề cao tính thiện Mọi tu thân, xử thế, chính trị đềuhướng tới thiện

- 423 lời Phật dạy được ghi trong Pháp cú kinh đều nói về tính thiện

- 550 bài nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính thiện

- 81 chương của Đạo đức kinh của Lão Tử phần lớn đều nói đến thiện.Tính thiện trong việc tu thân:

Trang 31

Lão Tử nói: "Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: Một là từ, hai là kiệm, ba

là không dám đứng trước thiên hạ."

Từ là từ bi hiền lành, rộng lòng thương kẻ khác là người mạnh Mạnh làthắng được mình Như vậy, thì không có kẻ thù Sức mạnh của người quân tử

là tự thắng vậy

Kiệm: Biết chi tiêu hợp lý, không phung phí là người có tấm lòng rộngmới làm nổi Họ không thái quá, vì thái quá sẽ gây ra tội ác

Không dám đứng trước thiên hạ: Có nghĩa là không tranh giành địa vị

để được ngồi cao Còn việc có được vị trí trong xã hội hay không là phải được

sự công nhận của tự nhiên, chứ không do mình tranh dành mà có

Sống giản dị, chất phác (ĐĐK): "Ăn ở giản dị và chất phác, ít riêng tây,

Biết người là trí, biết mình là sáng

Trang 32

"Biết người là trí, biết mình là sáng" Thắng người là có sức, thắngmình là mạnh Biết đủ là giàu.

"Biết người là trí" - Đó là sự nhận biết, nhận thức thế giới, nhận biếtngười khác Nhận biết người khác chỉ cần lý trí là đủ

Còn biết mình là sáng, bởi vì biết mình phải tự cảm, tự thấu hiểu, tự xétmình thường sai lầm Biết mình là sáng vì phải có năng lực gạt bỏ cái tôi Vìthế biết mình phải cao hơn biết người

Thắng người là sức, thắng mình là mạnh, thắng mình mới khó vì phảiđấu tranh với cái tôi của mình

Biết đủ là giàu Mức độ giàu nghèo tùy theo sự ham muốn Muốn nhiều

đã có rồi muốn có nữa Sự ham muốn đó vô vàn Cho nên không biết thế nào

là đủ Chỉ khi nào biết đủ mới giàu

Mềm yếu - cứng mạnh

"Người mới sinh ra mềm yếu Khi chết thì cứng mạnh- Vạn vật cỏ câymới sinh ra thì mềm dịu, khi chết thì khô héo - nên cứng và mạnh là đườngchết, mềm và yếu là đường sống"

Trong quan hệ con người phải biết lúc cương lúc nhu

Nhưng nhu thường là thành công Ngay cả lúc đấu tranh cũng phải lựalời lần nói cho dịu mềm Lấy mềm thắng cứng, lấy nhu thắng cương mới là lẽbiết đời

Thích Ca:

+ Phải sống hợp đạo đức

"Đời ta yên lặng, không oán, không phiền Người đều thù oán, ta vẫnthản nhiên" Mỗi con người được sống yên vui là nhờ tâm thiện, không thù,không oán Thù oán sẽ nối thù oán Lòng nhân nhân lên lòng nhân

Trang 33

+ Hãy tự thấy mình.

Tự thấy là quý, nên gọi vua người Giữ ý rèn mình, tự bớt không thôi

Tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện Thắng mình rất khó thựchiện Phải tự rèn mình, bỏ bớt dục vọng

+ Phải sống thanh thản

"Đời ta yên lặng, không nghĩ quanh co Người đều lo sợ, ta vẫn khônglo" Chính là tâm chính thì không gì phải lo sợ

+ Phải giữ tâm thiện "Thương giữ tâm luôn, giữ đừng giận nóng Tâm

ác phải trừ, nghĩ theo đạo đúng" Tâm có thiện thì mới sáng nhân lễ trí tín

+ Biết nhận sự cuồng dại của mình là trí "Người ngu chịu nhận ngu,đáng vào bậc khôn giỏi Kẻ ngu mà khoe khôn, ấy là ngu quá đỗi" Nếu ngườikhông hiểu biết không nhận thức sai lầm của mình, còn người khôn thì nhậnbiết được sai lầm của mình để sửa chữa Đó là người có trí

+ Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn: "Chớ gần thói đê hèn, chớ theophương càn rỡ, chớ gây giống gian tà; chớ theo đòi làm dở"

+ Dứt bỏ tật xấu: không giận, không kiêu, tham yêu, tránh bỏ Danh sắcđều không; vô vi hết khổ

Những thói xấu như tham lam, oán giận, kiêu căng, hám danh lợi, dụcvọng làm hại con người tạo nên thói hư tật xấu

+ Chính ta là vị cứu tinh của ta: Tự ta sẽ làm tất cả

Tự ta sẽ vươn lên, tự ta sẽ tìm con đường để đạt đến sự thành đạt Tựcứu lấy mình, tự hướng vào đạo thiện Việc thành đạt là tại ta

2 Tính nhân.

Đức nhân (luận ngữ) của Khổng Tử

Trang 34

Phàn Trì hỏi về đức nhân.

Khổng Tử đáp: "Ăn ở đối đãi phải khiêm cùng, làm việc phải nghiêmcẩn, giao thiệp với người phải trung thực Dẫu nước di dịch, cũng không thể

bỏ điều ấy"

Cư xử với người phải cung tức là phải nhún nhường, kính trọng

Khi làm việc phải nghiêm chỉnh, cẩn thận

Quan hệ với mọi người phải lấy trung làm đầu

Người nhân (luận ngữ)

Tử Cống hỏi: "Nếu ngươi thi ân cho nhân dân và cứu giúp đại chúng,thì người ấy thế nào? Có thể gọi là người nhân được không?"

Khổng Tử đáp: "Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Phải gọi là bậc thánhchứ - Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng chưa làm được vậy"

Khổng Tử phân biệt thánh với nhân Thánh cao hơn nhân Được gọithánh phải trí sáng, tâm thiện, thi ân, cứu giúp đại chúng

Người có đức:

Tử Trương hỏi: Làm thế nào để đi đâu cũng được dễ dàng?

Khổng Tử đáp: Lời nói trung thực, hành vi phải thân kính - như vậy dầu

đi đến nước Man; Mạnh cũng dễ dàng

Khổng Tử nói: "Người có đức tất có lời nói hay, người có lời nói haychưa hẳn đã có đức"

Người có đức nói hay vì có lời đức độ của họ

Khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: Nhân, nghĩa,

lễ, trí, tín Nhưng nhân là cái gốc, đứng đầu các điều thiện của con người

Trang 35

Nhân, Khổng Tử quan niệm phù hợp với từng trường hợp, từng người.Nhân là gì? Khổng Tử trả lời cho từng người:

Đối với Nhan Tử: Tự mình trở lại theo lễ là nhân

Đối với Phàn Trì: Yêu người là nhân

Đối với Trọng Cung: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải nhưlàm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn ai làm cho mình thì không nên làmcho ai

Đối với Tử Trương: Có thể làm được năm điều trong thiên hạ là nhânvậy: là cung, khoan, tín, mẫu, huệ Cung thì không khinh nhờn, khoan thìđược lòng người, tín thì người ta tin cậy được, mẫu thì có công, huệ thì đủkhiến được người

Nhân còn có nghĩa rộng hơn là nhân ái - yêu người, yêu vật, đó là lòng

tự nhiên, bình thản

Người có nhân thì sáng suốt, bình tĩnh

Nhân là gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất Khổng Tử lấy nhân đểlàm chỗ dựa cho chính trị, học thuật, lễ nghi trong xã hội Đối với từng ngườinhân là cái gốc để giữ vững nhân cách Nhân cũng có thể thấp cho ai cũnglàm được, nhưng cũng là cao vô cùng Nhân là cái đích tu dưỡng của conngười Ai đã tu dưỡng đến bậc nhân thì làm việc gì cũng thích hợp với trờiđất

Nhân còn có nghĩa là trung, đó cũng là đạo đối với người, với nước vàđối với mình

Nhân còn có nghĩa là hiếu đễ Đó là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn

Tể Dư bị Khổng Tử mắng là bất nhân vì bất hiếu, không nhớ công ba mẹbồng bế ba năm mà muốn rút thời gian để tang cha mẹ từ ba năm xuống cònmột năm

Trang 36

Nhân cũng gồm có nghĩa Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm, không

hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao

Lễ cũng là một bộ phận của nhân Lễ là ngọn, nhân là gốc "Ngườikhông có đức nhân thì lễ mà làm gì?"

Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân, Khổng Tử đáp: "Khắc kỉ (chế thắng tưdục) mà trở về với lễ thì là nhân Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, khônghợp lễ thì đừng nghe, không hợp lễ thì đừng nói, không hợp lễ thì đừng làm"

Muốn làm điều nghĩa phải dũng

Khổng Tử nói: "Nhân giả tất hữu dũng" (Người có nhân tất phải códũng)

Nhân phải có trí vì nó sáng suốt thì mới lợi cho đức nhân mới biết cáchgiúp người mà không làm hại cho người, cho mình

Khổng Tử nói: Ham đức nhân mà không ham học thì bị sự che lấp làmngu muội Phải sáng suốt mới biết yêu người đáng yêu, ghét người đángghét, đề bạt người chính trực, bỏ người cong queo

Nhân còn liên quan với trực, tính thận trọng Nhân gồm nhiều đức tínhnhư không một đức nào đủ là nhân được Ví dụ trung thực chưa phải là nhân.Như Tử Văn nước Sở ba lần làm Lệnh doãn mà không mừng, ba lần bị bãichức mà không hận, lại đem việc cũ bàn giao cho người thay mình, chỉ làtrung thực, chứ không chắc có gì để gọi được là nhân

Nhân của Khổng Tử khác với thuyết kiêm ái của Mặc Tử Nhân củaKhổng Tử mang tính đẳng cấp, kiêm ái thì ai cũng như ai, không phân biệtthân sơ, riêng chung Người nhân thì yêu người tốt ghét người xấu - Cònngười kiêm ái thì không phân biệt tốt xấu

Nhân của Khổng Tử khác xa với từ bi của đạo Phật

Trang 37

Phật thương người và cứu giúp chúng sinh Còn nhân của Khổng Tửyêu người giúp cho người tu thân hăng hái sống trong cõi đời chứ không phảitrên Niết Bàn.

Học thuyết của Khổng Tử có ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi thế giới.Nhiều quốc gia đã coi học thuyết của ông là quốc giáo; ảnh hưởng của họcthuyết của ông rất sâu sắc nhiều lĩnh vực Chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáodục, tâm lý, xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp khác nhau, từ người dânđến quan lại, vua tôi Đặc biệt học thuyết của Khổng Tử còn ảnh hưởng to lớnđến nhiều thế hệ con người từ mấy nghìn năm cho đến nay

Nhiều tư tưởng của ông đã ăn sâu vào tâm thức của nhân dân và làmnền tảng cho một nền luân lý dân tộc

Nhưng học thuyết của ông quá cao, nên không ai dung nạp được ông,vua các nước đều xa lánh, không nghe lời khuyên của ông Ngay cả mục đíchgiáo dục của ông cũng thất bại Ông muốn đào tạo một lớp người có đức cótài ra làm quan giúp dân, nhưng chỉ tạm được mươi người chưa hoàn hảo vềđức và tài Trong 40 năm đào tạo mà chỉ được từng ấy học trò có ích thì quả

là thất bại

Nhưng học thuyết của ông về nhân ái, vẫn mãi mãi là bài học đạo đứcsoi sáng nhân cách cho đời sau

3 Tính hòa nhập trong nhân cách của người Việt Nam.

Nếu ta coi nhân cách là hệ thống phẩm chất giá trị xã hội của cá nhân

về mặt tinh thần thì dễ dàng ta thấy tự hòa nhập là một đặc điểm trong nhâncách của người Việt Nam xưa

Điều thấy rõ nhất con người hòa nhập với thiên nhiên, trời đất, với conngười trong cộng đồng và người cộng đồng

Sự hòa nhập đó thể hiện trong mối quan hệ với xóm làng, sự giao lưutrong các 54 dân tộc Việt Nam, với các nước lân bang

Trang 38

Người Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng Chính trong mối quan

hệ này người ta giúp đỡ nhau khi tắt lửa tối đèn Thậm chí người Việt Namcòn coi láng giềng hơn cả anh em xa "Bán anh em xa, mua láng giềng gần".Những người nào có những hành động xấu xa không dám về với làng xómláng giềng

Các hội làng, lễ làng là có dịp cho người Việt Nam hòa nhập Trong cáccuộc hội làng người ta hay tổ chức các cuộc thi: thi nấu cơm, đua thuyền, thichọi gà Đó là những dịp để cho mọi người được hòa nhập trong văn hóacủa cộng đồng

Điều đặc biệt trong nhân cách người Việt Nam là sự hòa nhập vào vớithiên nhiên, sự hài hòa Mái đình, cây đa, bến nước còn ghi đậm trong tâm trícủa người Việt Nam một thời đã sống ở quê hương Cảnh quang chùathường cũng có một hồ nước với hoa sen tỏa thơm ngát, núi non bộ, cây bồ

đề, cây đại, hoặc tùng, bách Kiến trúc chùa, đình thường thể hiện đượcnguyên lý âm dương, ngũ hành

Chùa Một Cột ở Hà Nội thể hiện nguyên lý đó Chùa có một cột tròn ởdưới hình vuông ở trên thể hiện âm trên dương dưới Mỗi ngôi chùa đều cógác chuông - Chuông càng ngân vang xa bao nhiêu thì từ bi của đức Phậtcàng thấm sâu vào chúng sinh bấy nhiêu Chùa có 4 mái và một nóc là ngũhành, có 3 cửa gọi là tam quan Cửa định (kiên định theo con đường củaPhật), cửa giới (giữ nghiêm giới luật), cửa tuệ (trí tuệ sảng suốt) Tam quancũng có nghĩa là khổ, vô thưởng, vô ngã Đã bước vào cửa tam quan là đivào cõi Phật, thoát khỏi trần tục, con người thanh thản

Đàn tế trời ở Huế gọi là đàn Nam Giao Đàn tế lộ thiên gồm 3 tầng bệchồng lên nhau Tầng dưới hình vuông màu đỏ, thể hiện yếu tố nhân (Người,con đẻ xích tử), tầng giữa hình vuông, màu vàng (thể hiện đất), tầng bệ trêncùng hình tròn màu xanh tượng trưng cho trời - Ba tầng đó thể hiện thiên địanhân hợp nhất

Trang 39

Đồ đặt trên bàn thờ Phật hoặc tổ tiên cũng thể hiện âm dương ngũhành Bát hương thể hiện hành thổ, cây đèn nến biểu hiện hành hỏa, lọ hoabiểu hiện mộc (phương Đông mặt trời mọc là hành mộc, ý nghĩa khai hoa),mâm ngũ quả thuộc hành kim (phương Tây - kết quả): rượu nước hành thủy.

Trong mâm ngũ quả cũng thể hiện rõ ngũ hành Cam, quýt đỏ thuộchỏa, chuối vỏ xanh thuộc mộc, bưởi vàng thuộc thổ, na ruột trắng thuộc kim,hồng tía (đen) thuộc thủy

Như vậy, trong nhân cách người Việt Nam bao giờ cũng muốn mìnhhòa nhập với thiên nhiên, với cộng đồng, với trời đất, với tổ tiên Sự hoà nhập

đó làm cho con người thanh thản, trong sáng Nếu thiếu sự hòa nhập đó conngười cảm thấy mình thiếu hụt trong nhân cách, trống vắng trong nhân tâmcủa mình đối với cộng đồng

Tất nhiên về đặc điểm nhân cách người Việt Nam đã được giáo sưTrần Văn Giàu đúc kết gồm có 7 phẩm chất: Yêu nước, cần cù, anh hùng,sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa Tôi nghĩ rằng đặc điểm nhân cáchngười Việt Nam có những nét đặc trưng nữa, nhất là trong thời kỳ đất nước tađổi mới hiện nay Phải chăng đó là sự thích ứng hòa nhập với cộng đồngtrong nước và thế giới với thiên nhiên, đất trời

Trong chương II chúng tôi đã trình bày tóm lược những tư tưởngphương Đông cổ đại có liên quan đến nhân cách Chúng ta rất trân trọngnhững giá trị văn hóa của những tư tưởng này Nhiệm vụ của chúng ta là tiếpthu có chọn lọc và với thái độ cầu thị: "đãi cát lấy vàng" Việc ứng dụng những

tư tưởng phương Đông cổ đại này phải thận trọng, nghiêm túc trên tinh thầnnghiên cứu một cách khoa học thì sẽ đem lại những kết quả nhất định choviệc nghiên cứu nhân cách hiện nay

Trang 40

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY

Hiện nay, ở phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách

Để xây dựng một khoa học về nhân cách, trong tâm lý học không thể khôngnghiên cứu về các học thuyết này Song chúng ta cũng không thể nghiên cứuđược tất cả các học thuyết ấy Ở đây xin giới thiệu một số trường phái lớntrong tâm lý học phương Tây về nhân cách: Phân tâm học, Ghestalt, chủnghĩa nhân văn và tâm lý học nhận thức của Piaget

I PHÂN TÂM HỌC CŨ VÀ MỚI VỀ NHÂN CÁCH

1 S Freud về nhân cách

Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội ởphương Tây là học thuyết phân tâm của Freud Sigmund Freud là người DoThái (1856 - 1939) sinh ở miền trung Tiệp Khắc, học ở Viên (Áo), làm việc ở

Áo và sau đó sang Mỹ

a) Các giai đoạn phát triển tư tưởng Freud

Quá trình hình thành tư tưởng của Freud có thể chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Freud hợp tác với các nhà khoa học, đặc biệt là Brener từ

năm 1893 - 1895 Ông đã cùng với Brener viết cuốn "Nghiên cứu chứng loạnthần kinh" Sau đó ông tạo ra phương pháp điều trị mới gọi là phân tâm học

Phân tâm học là phương pháp chữa bệnh tâm thần, trong đó ông nhấnmạnh đến tình dục là nguyên nhân chủ yếu của nhiều bệnh thần kinh và tinhthần Đồng thời tình dục cũng tham dự vào việc sáng tạo nền văn hóa nghệthuật của nhân loại

Tóm lại, trong giai đoạn này ông hợp tác với những thầy thuốc chữabệnh tâm thần bằng các phương pháp tâm lý học

Ngày đăng: 13/02/2017, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Nguyễn Như Diệm (chủ biên). Triết học Đông Tây - Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 Khác
2) Nguyễn Đăng Duy - Văn hóa tâm linh. Nxb Hà Nội, 1996 Khác
3) Trần Văn Giàu - Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980 Khác
4) Phạm Minh Hạc - Mười năm đổi mới giáo dục. NXB Giáo dục, 1996 Khác
5). Trần Trọng Kim - Nho giáo. Nxb Tân Việt - Sài Gòn Khác
6) B. Kedrov - Phân loại khoa các khoa học - Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1960 Khác
7) Nguyễn Hiến Lê - Khổng Tử - Nxb Văn Hóa, 1978 Khác
8) Đỗ Long - Hồ Chí Minh. Những vấn đề tâm lý học. Viện tâm lý học, Hà Nội, 1995 Khác
9) V.I. Lênin. Toàn tập, tập I, II. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1962 Khác
10) V.I Lênin - Bút ký triết học, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1963 Khác
11) A.N. Leonchiev - Hoạt động, ý thức, nhân cách. Nxb Giáo dục.1989 Khác
12) Các Mác - Luận cương về Phơbách 1845. Tuyển tập, tập II. Nxb Sự Thật Hà Nội, 1971 Khác
13) Các Mác. Bản thảo kinh tế - triết học 1844 - Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1962 Khác
14) C. Mác. Tư bản. NXB Sự Thật, Hà Nội 1973 Khác
15) Hồ Chí Minh. Về đạo đức cách mạng. Nxb Sự Thật 1976 Khác
16) Hồ Chí Minh. Về vấn đề cán bộ. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1974 Khác
17) Hồ Chí Minh. Bàn về công tác giáo dục. Nxb Sự Thật, Hà Nội 1972 Khác
18) Hồ Chí Minh. Về giáo dục thanh niên. Nxb Thanh Niên, 1977 Khác
19) M.A.R.Nau Đôp. Tâm lý học sáng tạo văn học. Nxb Văn Học, Hà Nội, 1978 Khác
20) Nguyễn Thu Phong (Hoàng Vũ) - Tính thiện trong tư tưởng phương Đông. Nxb Văn Học, 1997 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w