1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn dạy học âm NHẠC kết hợp tổ CHỨC TRÒ CHƠI

2 811 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 34 KB

Nội dung

SKKN: Dạy học Âm nhạc kết hợp tổ chức trò chơi.DẠY HỌC ÂM NHẠC KẾT HỢP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trò chơi là một phương pháp dạy học được khuyến khích thực hiện trong nhà trư

Trang 1

SKKN: Dạy học Âm nhạc kết hợp tổ chức trò chơi.

DẠY HỌC ÂM NHẠC KẾT HỢP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trò chơi là một phương pháp dạy học được khuyến khích thực hiện trong nhà trường, đặc biệt với môn Âm nhạc, cần đem lại cho học sinh hứng thú học tập và niềm vui: “Học mà chơi, chơi mà học” cũng là một định hướng dạy học Âm nhạc trong trường phổ thông

Dạy học Âm nhạc cần tổ chức trò chơi vì:

- Trò chơi làm không khí học tập sôi nổi hơn, góp phần giải tỏa những căng thẳng khi học kiến thức mới

- Trò chơi góp phần rèn luyện phản xạ, sự linh hoạt và tinh thần hợp tác của học sinh

- Trò chơi là hình thức ôn tập, rèn luyện kỹ năng Âm nhạc

- Thông qua trò chơi, giáo viên có thể đánh giá được nhu cầu Âm nhạc, quan điểm thẩm mỹ của học sinh

2.NỘI DUNG:

a) Trò chơi thực hiện ở phân môn:

Trò chơi có thể thực hiện ở phân môn học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức, tuy nhiên những phân môn thực hành (học hát và tập đọc nhạc) dễ

tổ chức các trò chơi hơn

b) Thời điểm tổ chức:

Tổ chức trò chơi vào đầu hoặc cuối tiết học để không làm gián đoạn việc dạy học Tổ chức trò chơi vào đầu tiết học nhằm tạo không khí sôi nổi, vui tươi, có tác dụng khởi động cho tiết học, tổ chức vào cuối tiết nhằm giải tỏa những căng thẳng sau khi học những kiến thức mới

c) Kỹ thuật tổ chức:

Tổ chức những trò chơi nhẹ nhàng và tự nhiên, thông qua một đến hai hoạt động đơn giản, Ví dụ: vừa hát vừa vận động, vừa hát vừa gõ đệm, vỗ tay Những trò chơi

đó chiếm thời gian không nhiều, khoảng 2 – 3 phút

Để trò chơi không ảnh hưởng đến thời gian học tập và đem lại những hiệu quả tốt cho việc dạy học, những điều cần lưu ý là:

- Tìm hiểu sở thích hứng thú của học sinh

- Xác định mục tiêu của trò chơi

- Trò chơi phải tạo nên sự hấp dẫn, kịch tính

- Chọn thời điểm tổ chức

- Dự tính thời gian thực hiện

- Giáo viên hướng dẫn luật chơi rõ ràng cụ thể

- Giáo viên giữ ổn định trật tự của lớp

- Đánh giá kết quả của học sinh tham gia trò chơi

- Các trò chơi gắn với môn Âm nhạc rất đa dạng, phong phú

Tiếp theo là minh họa cách tổ chức một số trò chơi:

- Hát to, hát nhỏ.

+Mục tiêu: Ôn tập bài hát, tập kỹ năng hát với cường độ nhỏ, trung bình và

cường độ lớn, ngoài ra tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi

Người thực hiện: Lê Chí Thanh

Trang 2

SKKN: Dạy học Âm nhạc kết hợp tổ chức trò chơi.

+ Thời điểm tô chức: Đầu tiết học.

+ Luật chơi: Giáo viên bắt nhịp để học sinh cùng hát một bài đã học giáo

viên giang tay như tư thế chuẩn bị đánh nhịp học sinh vừa hát vừa quan sát tay của giáo viên, phải hát to khi tay đưa lên cao, hát nhỏ khi tay đưa xuống thấp, hát với cường độ trung bình khi tay để ngang ngực Nếu em nào thực hiện không đúng phải nhảy lò cò (có thể hát một bài hoặc thực hiện yêu cầu của các bạn trong lớp)

+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên bắt nhịp để tất cả cùng hát một bài đã học

1 đến 2 phút rồi quan sát đánh giá kết quả

- Hát và chuyển đồ vật.

+ Mục tiêu: Ôn tập bài hát, tập phản xạ vào tạo không khí học tập vui tươi

nhẹ nhàng

+ Thời điểm tổ chức: Đầu tiết học.

+ Luật chơi: Giáo viên bắt nhịp để tất cả cùng hát một bài đã học, đồng

thời đưa bông hoa hoặc một vật khác cho một học sinh, em này phải chuyển bông hoa tới vị trí của một học sinh khác Khi hát đến tiếng cuối cùng trong bài bông hoa đang nằm tại vị trí của học sinh nào thì tổ của em đó sẽ phải nhẩy lò cò trong lớp

+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên bắt nhịp để tất cả cùng hát một bài đã học,

có thể kết hợp gõ đệm Giáo viên quan sát đánh giá kết quả

- Nghe nhạc và vận động:

+ Mục tiêu: Luyện tai nghe, tập phản xạ và tạo không khí học tập vui tươi

sôi nổi

+ Thời điểm tổ chức: Cuối tiết học.

+ Luật chơi: Giáo viên đàn ba âm Đô, Mi Son Khi nghe âm Đô, học sinh

phải đứng thẳng, hai tay chống vào mạn sườn Khi nghe âm Mi học sinh phải đứng thẳng hai bàn tay đặt lên vai Khi nghe âm Son học sinh đứng thẳng giơ hai tay lên cao Lần lượt từng tổ sẽ tham gia, tổ nào thua phải nhảy lò cò

+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên yêu cầu tổ 1 tham gia trước, ba tổ trưởng còn

lại là trọng tài Giáo viên đàn các âm bất kỳ, từ tốc độ chậm rồi nhanh dần, ba trọng tài đánh giá Lần lượt với tất cả các tổ còn lại,m giáo viên tổng hợp điểm của các trọng tài, tổ nào có điểm thấp nhất phải nhảy lò cò trong lớp

3.KẾT LUẬN:

Hoạt động thi đua và trò chơi là kỹ thuật dạy học nhằm tăng cường tư duy, sự vận động, phát huy tính sáng tạo và rèn luyện kỹ năng Âm nhạc cho học sinh

Hoạt động thi đua và trò chơi cần được thực hiện thường xuyên, đều này đem lại cho lớp không khí học tập tự nhiên, sôi nổi, giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tổ chức và đa dạng các hình thức dạy học

Long Điền Đông C, ngày 13 tháng 02 năm 2009

Người thực hiện

Lê Chí Thanh Người thực hiện: Lê Chí Thanh

Ngày đăng: 13/02/2017, 00:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w