1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những Vấn Đề Chung Của Giáo Dục Học Nghề Nghiệp

176 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Các con đường giáo dục Trước đây người ta thường dùng khái niệm phương thức giáo dục và coi đây là khái niệmtương đương với khái niệm con đường giáo dục song có nội hàm không trùng hợp n

Trang 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP

CHƯƠNG1 KHÁI NIỆM GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

I Khái niệm giáo dục

1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội

Trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày, con người tích luỹ được kinh nghiệm sống,kinh nghiệm lao động, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết cho nhau Nhu cầu đó lànguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục Giáo dục là cơ hội giúp cho mỗi cá nhân phát triểntoàn diện, cơ hội để hoàn thiện bản thân

Ban đầu giáo dục diễn ra một cách tự phát theo lối quan sát bắt chước về sau giáo dục diễn

ra một cách tự giác, có kế hoạch, có tổ chức theo mục đích định trước và trở thành một hoạt động

có ý thức Ngày nay giáo dục trở thành một hoạt động đặc biệt, đạt tới trình độ cao về tổ chức, nộidung, phương pháp và đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loàingười

Hoạt động của thực tiễn giáo dục vốn là một bộ phận của đời sống XH, nó luôn phát triển,tiến bộ không ngừng đổi mới và nâng cao dần cùng với sự phát triển tiến bộ của loài người Nó trởthành nhân tố then chốt của sự phát triển Mặt khác giáo dục không ngừng thích nghi với các thayđổi của XH Giáo dục được xem như là một quá trình xã hội hoá liên tục trong cuộc sống của mỗingười

Thế hệ trước truyền đạt các kinh nghiệm XH lịch sử cho thế hệ sau và thế hệ sau lĩnh hộicác kinh nghiệm đó để tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất và các hoạt động khác Sựtruyền đạt và lĩnh hội các kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hộiloài người … là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội

Muốn duy trì xã hội tiến bộ, thế hệ sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hộilịch sử mà thế hệ trước đã tích luỹ và truyền đạt đồng thời làm phong phú thêm các kinh nghiệm đó.Nhờ giáo dục mà thế hệ đang lớn lên tiếp tục duy trì và đẩy mạnh lao động sản xuất và các hoạtđộng khác, tiếp tục giữ vững và hoàn thiện các mối quan hệ xã hội

2 Tính chất của giáo dục

2.1 Tính chất chung của giáo dục

a) Khái niệm về tính chất giáo dục

Giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử - xã hội, là sự định hướng của thế

hệ trước cho sự phát triển của thế hệ sau Giáo dục chịu sự tác động của xã hội đồng thời cũng tácđộng đến sự phát triển của xã hội

Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mụcđích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và mối quan hệ giữa người giáo dục và người được giáodục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người

Trang 2

b) Các tính chất phổ biến của giáo dục

(1) Giáo dục có tính lịch sử

Giáo dục xuất hiện do nhu cầu của lịch sử xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử

và được quy định bởi điều kiện kinh tế - văn hoá xã hội, mặt khác lại tác động tích cực vào sự pháttriển của lịch sử xã hội

Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội có nền giáo dục đặc trưng cho giai đoạn pháttriển đó, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mục đích giáo dục, nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục cũng như vai trò và vị trí giáo dục cũng có những đặc trưng riêng Ở Việtnam thời kỳ phong kiến, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, giáo dụcdành cho thiểu số Người đi học thuộc tần lớp trên, đi học với mục đích thi cử làm quan

Giáo dục Việt nam hiện nay nhằm đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiệnđại hoá Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, “Phát triển giáo dục và đào tạo là mộttrong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, là điều kiện để phát huynguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”

(3) Tính vĩnh hằng của giáo dục

Mọi hoạt động dạy học và giáo dục luôn nảy sinh, phát triển và tồn tại mãi mãi của loàingười, sự tác động dạy học và giáo dục của XH vào con người diễn ra trong toàn bộ cuộc đời conngười

Giáo dục là hiện tượng phổ biến vì bất kỳ ở đâu, thời điểm nào có sự tồn tại mối quan hệgiữa con người với con người thì ở đó diễn ra hoạt động giáo dục Giáo dục duy trì sự tồn tại của xãhội loài người, nó không thể mất, nếu không có giáo dục thì sẽ không tồn tại xã hội loài người

Giáo dục nảy sinh từ lao động sản xuất và gắn chặt với lao động sản xuất, với đời sống xãhội loài người; giáo dục gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Quá trình truyềnđạt và lĩnh hội luôn diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, khi có sự tiếp xúc, giao tiếp của con người với conngười bất kể tuổi nào, sự tồn tại của hiện tượng này mang tính chất phổ biến

Trang 3

2.2 Tính chất của giáo dục Việt nam

Nền giáo dục Việt nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, dân tộc, khoahọc, hiện đại lấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

Học tập là quyền của mọi công dân Bậc học tiểu học là bậc học bắt buộc với trẻ em từ 6 –

14 tuổi Nhân dân tham gia vào sự phát triển giáo dục Xã hội hoá giáo dục là nhằm huy động mọinguồn lực (nhà nước, nhân dân và các nguồn lực khác) vào phát triển giáo dục Việt nam (hướng tớiphổ cập trung học cơ sở, giáo dục nghề nghiệp ở mọi cấp học, tăng tỷ lệ SV vào khoảng 200SV/1vạn dân vào năm 2010 …)

3 Chức năng, vai trò và các con đường giáo dục

3.1 Chức năng của giáo dục

a) Chức năng văn hoá – xã hội của giáo dục

Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ, vìvậy giáo dục là phương thức đặc trưng cơ bản để bảo tồn và phát triển văn hoá nhân loại “Conngười sinh ra tất cả còn lại là giáo dục”

Giáo dục nhằm xây dựng và hình thành mẫu người xã hội yêu cầu, qua đó mà đóng góp vào

sự phát triển của xã hội Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, ngày nay một quốc gia hùng mạnh là quốcgia có nền dân trí cao (một số nước trên thế giới đã hướng tới nền giáo dục đại chúng và phổ cập ởmọi cấp học)

Giáo dục làm cho mỗi người trở thành công dân có ích cho xã hội, giáo dục làm cho xã hộivăn minh và công bằng, giáo dục có sứ mệnh giúp cho mọi người, không trừ một ai, được phát huy

tất cả mọi tài năng và tất cả mọi tiềm lực sáng tạo “Tương lai của con người hoàn toàn phụ thuộc vào giáo dục” ( Alvin Toffer ).

Năm 1992, UNESCO đã ghi rõ: “Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi

sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia đó Và những nước nào coi nhẹ giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả phá sản”.

b) Chức năng kinh tế

Giáo dục đào tạo năng lực cho tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đảmbảo cho xã hội vận động và phát triển Như vậy, giáo dục tái sản xuất sức lao động của xã hội Quaviệc đào tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đibằng cách phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của con người

Giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia Năm 1990, Liên hợp quốc đã công bố kếtquả nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế của 90 nước từ năm 1960 đến năm 1985 và rút ra kếtluận: Có mối liên hệ tích cực giữa tỷ lệ học sinh đi học và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hằng

năm của mỗi nước Ví dụ: Năm1960 kinh tế Hàn Quốc và Sênêgan phát triển ngang nhau; nhưng giáo dục rất khác nhau: Hàn Quốc có tỷ lệ học sinh học tiểu học là 94%, còn Sênêgan chỉ có 30%

Trang 4

học sinh học tiểu học Kết quả là Hàn Quốc có tỷ lệ phát triển kinh tế 25 năm liền điều sắp xỉ 1,4% còn Sênêgan liền 25 năm giảm 1% mỗi năm.

Khi sản xuất phát triển, cơ cấu giá thành sản phẩm thay đổi, hàm lượng “Chất xám” có tỷtrọng ngày càng cao thì giáo dục đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Tri thức là nguồn lựchàng đầu để tăng trưởng hơn cả vốn lao động, tài nguyên, đất đai Khác với nguồn lực bị mất đi khi

sử dụng, tri thức có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng Đầu tư phát triển trithức là đầu tư chủ yếu nhất “Trong trật tự kinh tế mới, nước nào đầu tư nhiều nhất cho giáo dục,nước đó có sự cạnh tranh mạnh nhất” (nhóm Megatrend)

3.2 Vai trò của giáo dục và đào tạo.

Giáo dục đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội Phát triển kinh tế xã hội phải gắn liềnvới giáo dục

Giáo dục phục vụ sự kết cấu của xã hội, giáo dục làm cho mọi người thích nghi với sự biếnđổi của công nghệ và yêu cầu của thị trường

Giáo dục là cơ hội để các nước thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo

Hình 1.1: Sơ đồ về vai trò của giáo dục – đào tạo

3.3 Các con đường giáo dục

Trước đây người ta thường dùng khái niệm phương thức giáo dục và coi đây là khái niệmtương đương với khái niệm con đường giáo dục song có nội hàm không trùng hợp nhau khái niệmcon đường giáo dục là một khái niệm rộng (bao quát trong xã hội hoá giáo dục) nó bao hàm sự tổchức thực hiện các quá trình giáo dục, trong đó sự vận dụng tổ hợp các phương pháp cách thức,cách tổ chức quá trình giáo dục, trong đó đối tượng (người được giáo dục) được hoạt động một cáchchủ động sáng tạo để lĩnh hội có kết quả hệ thống giá trị văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, thẫm

mỹ … đồng thời sáng tạo các giá trị mới

Thu nhập

thấp

Kém phát triển

phát triển

GD - ĐT

Nguồn nhân lực được đào tạo

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển

Có việc làm ổn định

KTXH phát triển

Đời sống

VC, TT cao

Trang 5

Theo nghĩa hẹp (trong phạm vi giáo dục) thì đây là sự kết hợp, hài hoà chặt chẽ các hìnhthức, biện pháp giáo dục phù hợp với các loại hình giáo dục (chính quy, tại chức, phi chính phủ,giáo dục từ xa…) nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu, các nội dung đạt tới mục tiêu giáo dục

cụ thể

Như vậy con đường giáo dục là sự thể hiện tổng hợp, sự tổ chức thực hiện các hoạt độngthực tiễn giáo dục và tự giáo dục nhằm giúp con người lĩnh hội một cách tích cực, sáng tạo nhất cácgiá trị văn hoá, xã hội, đồng thời góp phần sáng tạo các giá trị mới cho đời sống xã hội

Nói tới phạm trù con đường giáo dục là nhấn mạnh tới sự tổ chức hoạt động sáng tạo năngđộng của con người hướng tới các mục tiêu giáo dục đã định Có nhiều con đường giáo dục khácnhau

a) Giáo dục thông qua dạy học

Theo nghĩa tổng quát thì dạy học là con đường giáo dục tiêu biểu nhất, quá trình dạy họcdiễn ra theo chiều hướng dạy học văn hoá – xã hội Ở gốc độ xã hội học giáo dục dạy học còn đượcxem như là một diễn tiến vị thế xã hội con người vì qua đó con người luôn vận động và phát triểntrong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuyển hoá Mục tiêu xác định của giáo dục phù hợp với sự phát triểnlứa tuổi và diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người

Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợinhất giúp cho học sinh có tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức,

kỹ năng, hành động, chuyển thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân, đáp ứng yêu cầu củamục tiêu giáo dục

Thông qua dạy học – con đường quan trọng nhất, người học sẽ phát triển một cách có hệthống năng lực trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động, năng lực sáng tạo Với những kiến thức kỹnăng ngày càng sâu rộng nhờ tiếp cận và lĩnh hội một cách sáng tạo Để có chất lượng và hiệu quảcao trong quá trình dạy học:

Phải tạo ra “Môi trường kiến thức” thích hợp trong đó hứng thú, nhu cầu học tập được khơidạy, được kích thích được định hướng đúng đắn đối với mỗi người mỗi thành viên

Chuyển từ phát triển sâu rộng đơn thuần về tri thức sang phát triển toàn diện trí tuệ, thể chất,tình cảm xã hội và đạo đức ở người học Đảm bảo phát triển song song giữa việc học với sự pháttriển thể chất, tình cảm đảm bảo người học được tham gia tích cực vào quá trình giáo dục và thừahưởng lợi ích của giáo dục

b) Giáo dục thông qua các hoạt động phong phú và đa dạng

Qua con đường tổ chức lao động: Thông qua lao động trên các mặt mà hình thành cho họcsinh thái độ đúng đắn, sự nhận thức quyền lợi, nghĩa vụ đối với lao động, thông qua hoạt độngnhằm phát triển đạo đức, trí tuệ Chính lao động là hoạt động hữu hiệu nhất để phát triển năng lực

và phẩm chất con người

Hoạt động lao động còn là nghệ thuật giáo dục còn là việc gắn liền các quá trình giáo dục

có tính chất chuyên biệt với các quá trình xã hội khác Lao động là con đường, là phương tiện giúp

Trang 6

con người sáng tạo nên những giá trị mới nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần làmcho đời sống đi lên, đem lại niềm vui hạnh phúc cho mỗi cá nhân, kích thích sự phát triển trí tuệ,xác lập kiến thức và niềm tin đối với đạo đức, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh.

Trong điều kiện biến động về nhu cầu và tính chất đặc điểm lao động nghề nghiệp hiện nayviệc tổ chức lao động hợp lý chính là một con đường thích hợp chuẩn bị về cả tâm lý và về điềukiện thực tế làm cho công tác đào tạo gắn hữu cơ với sự phát triển và tiến bộ xã hội trong hiện tại vàtương lai

Qua các hoạt động tạo ra cơ hội và điều kiện cho người học được giao tiếp với mọi ngườithuộc các lứa tuổi và chấp nhận mọi khuôn mẫu chuẩn mực xã hội, thích nghi với nó và chuyểnchúng thành giá trị của chính bản thân mình Qua các hoạt động xã hội (Công tác xã hội, các phongtrào, các hoạt động đoàn thể, hoạt động công ích, từ thiện…) kiến thức về con người, về xã hội …ngày càng phong phú, càng mở rộng kỹ năng giao tiếp, ứng sử có văn hoá với mọi người ngày càng

đa dạng, sâu sắc và nhuần nhuyễn hơn, bộ mặt văn hoá, đạo đức con người ngày càng hoàn thiệnhơn Các kinh nghiệm của cuộc sống, trong thực tiễn mọi mặt của con người phong phú hơn

Nhờ các hoạt động xã hội tích cực xã hội được hình thành củng cố con người phát triểnnhững kiến thức kỹ năng mà cá nhân cần tới những ước vọng, những hệ thống giá trị, những lýtưởng về cuộc sống giúp con người củng cố được vị thế, vai trò xã hội của chính mình trong hiện tại

và tương lai

Hoạt động tập thể: Mỗi cá nhân đều tồn tại trong các tập thể nhất định chính trong các tậpthể này thông qua các hoạt động cá nhân được tiếp xúc, được học hỏi, được thực hiện các nhiệm vụ,được chứng tỏ khả năng của mình … lý thuyết hoạt động trong tâm lý học đã sáng tỏ rằng chínhtrong hoạt động các phẩm chất tâm lý, nhân cách được hình thành, được phát triển, được hoàn thiện

và biểu hiện … vấn đề là hoạt động tập thể được định hướng thế nào, được tổ chức ra sao, hướngvào các tổ chức nào? Đem lại lợi ích gì?

Để tập thể ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cá nhân thì sự đoàn kết, nhất trí, tính kỷ luật,

sự nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ … có ảnh hưởng lớn đến sự tự giác của mỗi người đem lại

sự phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân

Tóm lại: Các con đường giáo dục là sự tích hợp giữa nội dung, phương pháp, hình thức giáodục trong môi trường giáo dục xác định, hướng vào thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục Sự phốikết hợp các con đường giáo dục một cách hiệu quả là một nhiệm vụ của nhà trường và cơ sở đàotạo

II Khái niệm giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

1 Giáo dục nghề nghiệp là hiện tượng giáo dục chuyên biệt

Thực tiễn giáo dục nảy sinh những kinh nghiệm giáo dục, sự tích luỹ các kinh nghiệm nàydiễn ra tích cực trong quá trình lịch sử cùng với các tư tưởng giáo dục dần dần hình thành trong các

hệ thống triết học Tới đầu thế kỷ 17 giáo dục học mới tách ra thành một ngành khoa học độc lập

Đó là công lao to lớn của nhà giáo dục vĩ đại J A Comenxki (1592 – 1670) Thực tiễn giáo dục bao

Trang 7

gồm trong nó một bộ phận là thực tiễn giáo dục nghề nghiệp cùng với tư cách là một bộ phận củathực tiễn XH ngày càng thể hiện rõ tính độc lập tương đối so với các bộ phận của thực tiễn giáo dụckhác.

Các kinh nghiệm và tư tưởng giáo dục nghề nghiệp được nảy sinh hầu hết đều là ứng dụngcác kinh nghiệm và tư tưởng giáo dục nói chung vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Quan hệ củachúng là quan hệ cái chung và cái riêng

Giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu hiện tượng XH vớí tính chất là một quá trình được tổ chứctrong sự phát triển của con người và xã hội Giáo dục học nghề nghiệp là lĩnh vực cụ thể của giáodục học đại cương, song giáo dục nghề nghiệp có quy luật vận động và phát triển riêng Xuất phát

từ phạm vi nghiên cứu của nó là quá trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp gắn liền mộtcách hữu cơ với quá trình lao động xã hội, các tri thức giáo dục, kinh tế, khoa học lao động

Các quy luật chi phối giáo dục nghề nghiệp:

(1) Giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh

(2) Giáo dục phải phù hợp với trình độ phát triển của nền sản xuất và tinh thần của quan hệsản xuất

2 Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp

Mục đích của giáo dục nghề nghiệp là nghiên cứu các quy luật của quá trình giáo dục nghềnghiệp và sự xâm nhập lẫn nhau giữa nó với các quá trình xã hội khác để từ đó đưa ra các hướngdẫn có cơ sở khoa học nhằm cải biến thực tiễn xã hội

Nhiệm vụ của giáo dục nghề bao gồm:

2.1 Phân tích cơ sở khoa học và các quy luật của quá trình giáo dục nghề nghiệp với mụcđích xây dựng được mô hình nhân cách nghề nghiệp, định hướng cho nội dung giảng dạy và hoạtđộng thực tiễn của giáo dục nghề nghiệp, đưa ra cơ sở quy định việc tổ chức lĩnh vực giáo dục nghềnghiệp vĩ mô

2.2 Nghiên cứu mối quan hệ mục đích - nội dung, các hình thức tổ chức và phương phápcủa giáo dục nghề nghiệp từ đó vạch ra các con đường , thực hiện mục đích giáo dục có hiệu quả

2.3 Nghiên cứu các hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh, các đặc điểm và cácyêu cầu hoạt sư phạm trong giáo dục nghề nghiệp từ đó rút ra những hướng cụ thể cho công tácgiáo dục nghề nghiệp

3 Các con đường thực hiện nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp

Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quanđiểm tổng thể, dạy học chính là con đường giáo dục (hiểu theo nghĩa tổng quát và tiêu biểu nhất)

Thông qua con đường dạy học “Nhà trường cần đem lại một sự ham thích học tập, khả nănghọc, cách học và sự tò mò của trí óc và nhờ đó mà chất lượng, hiệu quả của việc dạy học được đảmbảo Ở gốc độ xã hội học giáo dục, dạy học còn được xem như là một diễn tiến xã hội của conngười vì qua đó, con người luôn luôn hoạt động và phát triển trong sự tiếp thu, lĩnh hội và chuyển

Trang 8

hoá theo mục tiêu xác định của giáo dục, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi và diễn ra trong suốtcuộc đời của mỗi người, quá trình dạy học diễn ra theo chiều hướng hội nhập văn hoá xã hội.

Thông qua các dạng hoạt động học tập với các phương thức khác nhau, chất lượng học tậpngày càng được nâng cao, học sinh không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn “góp phầnsáng tạo ra các giá trị mới”

Như vậy, dạy học là con đường quan trọng nhất để học sinh phát triển một cách có hệ thốngnăng lực hoạt động sáng tạo Thông qua lao động hình thành cho học sinh thái độ lao động đúngđắn, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ đối với lao động Chỉ có thông qua lao động trí óc vàchân tay mới tạo ra được điều kiện thực tế để đảm bảo thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần củabản thân, mới kết hợp được lợi ích chính đáng của cá nhân cũng như tiếp ứng các nhu cầu, các lợiích của xã hội, cũng là cách tốt nhất để mưu cầu hạnh phúc cho chính mình Thông qua lao độngcủa bản thân, học sinh lĩnh hội được kinh nghiệm, hình thành được niềm tin đối với lao động, thấy

rõ bằng trí tuệ và sức khỏe của chính mình mỗi người sáng tạo ra những sản phẩm, những giá trị vàđáp ứng, thoả mãn được các nhu cầu, các yêu cầu của bản thân và xã hội, gắn bó giữa lợi ích xã hội

và xét về đạo đức đó là con đường tạo nên lương tâm thanh thản trong cuộc sống mỗi người

Ngay từ trong nhà trường nếu tạo ra môi trường lao động thích hợp, đưa học sinh vào hoạtđộng tự lập trong phạm vi lao động kỹ thuật, sẽ từng bước tạo ra thói quen lao động hướng vào cácmục tiêu thực tế, luôn luôn sáng tạo hợp lý hoá các công việc của mình Như vậy là không phải laođộng hạn chế sự phát triển đạo đức và trí tuệ của con người mà trái lại lao động chính là hoạt độnghữu hiệu nhất để phát triển năng lực và các phẩm chất của con người, gắn hoạt động của học sinh

và nhà trường nói chung với đời sống xã hội hiện thực Hoạt động lao động còn là việc gắn chặt cácquá trình giáo dục có tính chất chuyên biệt với các quá trình xã hội khác (trong đó có lao động cácloại) tạo nên sự liên kết hữu cơ giữa các thành viên trong tập thể, trong cộng đồng và rộng hơn là xãhội; lao động còn là con đường, là phương tiện giúp con người sáng tạo nên những giá trị mới nhằmthoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, làm cho cuộc sống vui tươi, hưng thú, mang lại niềmvui, hạnh phúc cho mỗi cá nhân, kích thích sự phát triển trí tuệ, xác lập kiến thức và niềm vui đốivới đạo đức, phát triển năng khiếu và thị khiếu thẫm mỹ lành mạnh

Tổ chức lao động trong nhà trường luôn chịu sự chi phối của các điều kiện tương quan:Chính sách xã hội về lao động, vấn đề đáp ứng, tạo công ăn việc làm trong xã hội, môi trường xãhội thích hợp với việc kích thích lao động, tạo ra tâm lý hướng tới mọi lao động cần thiết mà xã hộimong đợi

Ngày nay trong điều kiện các hình thức tổ chức lao động, tạo công ăn việc làm luôn có sựbiến động thì việc thông qua tổ chức lao động hợp lý chính là một con đường thích hợp chuẩn bị về

cả tâm lý và điều kiện thực tế làm cho công tác giáo dục đào tạo gắn bó hữu cơ với sự phát triển vàtiến bộ xã hội trong hiện tại và trong tương lai

Trang 9

Hoạt động và xã hội tạo ra cơ hội và điều kiện cho học sinh quan hệ với người khác, là quátrình nhận thức và chấp nhận những khuôn mẫu và chuẩn mực xã hội thích nghi với các chuẩn mực

ấy và chuyển chúng thành những giá trị của chính bản thân mỗi người

Quá trình xã hội hoá và quá trình giáo dục không mâu thuẫn nhau mà bổ xung cho nhau theohai hướng: Một mặt là xã hội ảnh hưởng tới cá nhân và mặt khác là thái độ và cung cách có tínhchất chủ quan của cá nhân đáp ứng lại xã hội

Nhờ các hoạt động xã hội, tính tích cực xã hội được hình thành và củng cố vững chắc thôngqua các dạng hoạt động, mà con người phát triển được kiến thức, kỹ năng, mà cá nhân cần tới,những hệ thống giá trị, những lý tưởng về cuộc sống giúp con người củng cố được vị thế và vai trò

xã hội của chính mình trong hiện tại và trong tương lai

Trang 10

CHƯƠNG II GDNN LÀ KHOA HỌC VỀ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP

I Khái quát về giáo dục học (GDH)

1 Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người

Giáo dục học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng giáo dục, các quy luật của giáo dục,trên cơ sở đó nghiên cứu cách vận dụng những quy luật giáo dục vào việc hình thành mẫu ngườitheo yêu cầu của xã hội

Giáo dục học nghiên cứu khám phá bản chất của quá trình giáo dục, tìm tòi và phát hiện cácquy luật giáo dục cũng như các con đường có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Giáo dục học là một bộ môn của khoa học giáo dục, có liên quan chặt chẽ tới các phânngành của khoa học giáo dục như triết học, tâm lý học, xã hội học giáo dục…vv

2 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp của giáo dục học

2.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng, bao quáttoàn bộ các tác động dạy học và giáo dục được định hướng theo các mục đích xác định, được tổchức một cách hợp lý, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách của người học

2.2 Nhiệm vụ của giáo dục học

Giáo dục là lý thuyết khoa học giáo dục, bao gồm một hệ thống các luận điểm về quá trìnhgiáo dục

Giải thích nguồn gốc phát sinh và bản chất của hiện tượng giáo dục Tìm ra các quy luật chiphối quá trình giáo dục, chi phối tới hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tổ chức chúng đạt hiệu quảcao nhất

Xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo trên cơ sở dự đoán xu hướng phát triển của xãhội hiện đại, khả năng phát triển của khoa học công nghệ

Nghiên cứu các phương pháp và phương tiện giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng giáodục và đào tạo

Nghiên cứu tìm cách vận dụng lý thuyết giáo dục và thực tiễn giáo dục

2.3 Phương pháp nghiên cứu giáo dục học

Khái niệm về phương pháp nghiên cứu giáo dục học: Là cách thức mà các nhà khoa học sửdụng để khám phá ra bản chất và quy luật giáo dục nhằm vận dụng vào thực tiễn giáo dục

a) Phương pháp luận

Khi nghiên cứu các hiện tượng và quá trình giáo dục cần phải nghiên cứu trong sự vận động

và phát triển, đặt các hiện tượng và quá trình này trong những không gian và thời gian xác định,trong mối tương tác lẫn nhau giữa hoạt động giáo dục với các hiện tượng khác của đời sống xã hội

b) Hệ thống các phương pháp

- Nghiên cứu thông qua nguồn tài liệu; các sách báo, công trình nghiên cứu khoa học trong

đó có thể tóm tắt, chú thích, hệ thống hoá từng vấn đề, từng luận điểm cơ bản của tài liệu

Trang 11

- Nghiên cứu thực tiễn giáo dục:

Quan sát, đàm thoại với các yêu cầu và nội dung nhất định

- Nghiên cứu sản phẩm của học sinh làm ra để đánh giá, nhận xét về trình độ tư duy, về khảnăng kỹ thuật của học sinh

- Sử dụng phương pháp điều tra để tìm ra được những vấn đề trong giáo dục

- Vận dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá về hiệu quả của các tác động giáo dục

3 Cấu trúc của giáo dục học

Giáo dục học gồm các ngành cụ thể sau:

3.1 Giáo dục học đại cương

Ngành cụ thể của GDH nghiên cứu các vấn đề lý luận chung, phương pháp luận, phươngpháp của GDH là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu ngành khác củaGDH

Những vấn đề lý luận chung là những vấn đề biện chứng và quy luật của quá trình sư phạmtoàn vẹn, về mục đích, nội dung của quá trình đó, về các nguyên tắc tác động sư phạm có tính chấttổng thể

Những vấn đề phương pháp luận là nghiên cứu những vấn đề về hệ thống các tri thức GDH

và về quá trình nhận thức khoa học trong lĩnh vực giáo dục học Những nghiên cứu mang tính chấtphương pháp là nghiên cứu những vấn đề về phương pháp tiếp cận và về phương pháp cụ thểnghiên cứu GDH

3.2 Lý luận dạy học

Là ngành độc lập của GDH nghiên cứu bản chất và tính quy luật của quá trình dạy học, thiết

kế nội dung học vấn, các nguyên tắc hình thức tổ chức các phương tiện dạy và học, và việc đánh giákết quả dạy học

Lý luận dạy học nghiên cứu quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sư phạm bộ phận,một phương tiện trau dồi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách Thông qua

sự tác động qua lại giữa người dạy và học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống nhữngtri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nhận thức và thực hành

3.3 Lý luận giáo dục

Là ngành nghiên cứu quá trình giáo dục với tư cách là một quá trình sư phạm bộ phận nhằmhình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, các nét tính cách và hành vi trong các lĩnh vực tưtưởng, chính trị, đạo đức, lao động, thẩm mỹ…

Lý luận giáo dục nghiên cứu bản chất và tính quy luật của quá trình giáo dục, thiết kế nộidung giáo dục, các nguyên tắc, các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục và việc đánhgiá kết quả về mặt giáo dục các phẩm chất nhân cách của học sinh

3.4 Lý luận về phương pháp dạy học các môn học

Trang 12

Là ngành khoa học giáo dục nghiên cứu quy luật của việc giảng dạy và học tập của từng bộmôn, để từ đó thiết kế nội dung, phương pháp, phương tiện hình thức tổ chức cho dạy học bộ mônnhằm thực hiện mục đích giáo dục.

3.5 Lý luận quản lý nhà trường

Nghiên cứu quá trình tổ chức và điều khiển sự nghiệp giáo dục nhà trường thuộc các cấp bậckhác nhau, nghiên cứu bản chất, cấu trúc, các quy luật vận hành quá trình đó, xác định nội dung,nguyên tắc, triển vọng phát triển của quá trình đó, hoàn thiện cái cũ, xây dựng cái mới trong hìnhthức tổ chức, phương pháp và biện pháp hoạt động quản lý

3.6 Lịch sử giáo dục học

Nghiên cứu lịch sử phát triển các học thuyết lịch sử và thực tiễn lịch sử giáo dục, lịch sử đấutranh của những tư tưởng giáo dục tiến bộ chống tư tưởng và chính sách giáo dục phản động củagiai cấp thống trị, lịch sử ứng dụng những lý luận giáo dục học trong thực tiễn tổ chức nền giáo dụcquốc dân, giúp ta nắm được các giai đoạn phát triển cơ bản của giáo dục, mở rộng được nhãn quan

về công tác giáo dục Vận dụng kinh nghiệm giáo dục sáng tạo trong hiện thực

3.9 GDH nghề nghiệp

Lĩnh vực ứng dụng của GDH nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách nghềnghiệp của học sinh học nghề Nó đề cập tới bản chất của quá trình giảng dạy và học tập trong quátrình giáo dục – đào tạo nghề nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu giáo dục nghề nghiệp

II Giáo dục học nghề nghiệp (GDHNN)

1 Giáo dục học nghề nghiệp là một bộ phận của GDH

Giáo dục học nghề nhiệp nghiên cứu hiện tượng xã hội là giáo dục với tính chất là một quátrình được tổ chức trong sự phát triển của con người và xã hội giáo dục học nghề nghiệp là một bộphận của giáo dục học có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác của giáo dục học trong đó đặc biệt

là giáo dục học đại cương, lý luận học, lý luận dạy học bộ môn, lý luận quản lý nhà trường, giáodục học so sánh, giáo dục học tật học

2 Đối tượng nghiên cứu của GDHNN

Giáo dục học nghề nghiệp là một trường hợp ứng dụng cụ thể của GDH đại cương, quan hệvới nó như là quan hệ giữa cái đặc thù và cái chung; song GDHNN cũng có những quy luật riêng

Trang 13

xuất phát từ đặc trưng của phạm vi xã hội mà nó nghiên cứu đó là quá trình giáo dục nghề nghiệptrong xã hội Với tư cách là một khoa học thuộc các khoa học giáo dục và khoa học xã hội Giáodục học nghề nghiệp có đối tượng nghiên cứu là các quy luật của các quá trình và hiện tượng giáodục – đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp; do vậy, nó nghiên cứu quá trình giáo dục – đào tạo tronggiáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu bản chất , quy luật xu hướng phát triển của giáo dục nghề nghiệpnghiên cứu mục tiêu, phân tích các điều kiện xây dựng và hoàn thiện nội dung, hình thức tổ chứcphương pháp, biện pháp giáo dục đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp.

3 Các khái niệm cơ bản của GDHNN

3.1 Giáo dục

Giáo dục là hoạt động có mục đích rõ rệt, có tổ chức và có hệ thống nhằm phát triển cá nhân

và tập thể Đây là quá trình có chủ định, có tổ chức của người lớn đến trẻ nhằm phát triển nhữngsức mạnh thể chất và tinh thần cho các em

Giáo dục là khái niệm cơ bản của giáo dục học và giáo dục học nghề nghiệp nhưng đồngthời cũng là khái niệm được dùng với nhiều nghĩa khác nhau trong xã hội và trong nhiều khoa họckhác Với nghĩa khái quát nhất là một loại hoạt động của con người, giáo dục là hoạt động có mụcđích rõ rệt, có tổ chức, có hệ thống tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của cá nhân và củatập thể Hoạt động đó được thực hiện chủ yếu trong các trường học do các giáo viên phụ trách vàhọc sinh là đối tượng được giáo dục

Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình có mục đích có tổ chức, có hệ thống nhằm hìnhthành nhân cách thông qua các hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục baogồm cả những tác động từ người giáo dục Như vậy, khái niệm “giáo dục” có một nội dung chuyênmôn rất rộng, bao gồm quá trình giáo dục với tất cả các mặt tổ chức và tác động của nó

Giáo dục (theo nghĩa hep) chỉ bao gồm những sự tác động lên nhân cách của thế hệ trẻ nhằmhình thành những phẩm chất đạo đức theo những tiêu chuẩn nhất định Giáo dục với nghĩa là mộthiện tượng xã hội, là một bộ phận thuộc thượng tầng kiến thức xã hội, bao gồm hệ thống các trườnghọc, được tổ chức và hoạt động theo đường tối và mục đích giáo dục của giai cấp lãnh đạo xã hội

Cần phân biệt giữa giáo dục và đào tạo nghề: 1) Đào tạo nghề là một quá trình phát triển có

hệ thống các kiến thức, kỹ năng và thái độ, đào tạo nghề nhằm hướng vào hoạt động nghề nghiệp vàhoạt động xã hội 2) Giáo dục nhằm vào những năng lực rộng, còn đào tạo nghề nhằm vào mục đích

cụ thể và những công việc được định hướng, đào tạo nghề giúp cá nhân ứng dụng những kỹ nănghọc được vào tình huống hoặc đều kiện mới

3.2 Tự giáo dục

Sự tự giáo dục là một thành phần cơ bản của mọi quá trình sư phạm cũng như của các quátrình khác của sự phát triển nhân cách, bản chất của nó là sự đấu tranh với chính bản thân mìnhtrong quá trình tiếp thu các yêu cầu và các tác động giáo dục của xã hội, làm cho các tác động vàyêu cầu đó từ bên ngoài chuyển thành những nhu cầu và kích thích bên trong của chính người đượcgiáo dục

Trang 14

Tự giáo dục trước hết là sự tự công nhận và sự cố gắng thực hiện mục đích giáo dục, cónghĩa là sự lĩnh hội chủ nghĩa Mác Lênin, tiếp thu sự giáo dục đào tạo, các tiêu chuẩn đạo đức…nhằm có được các thước đo cho sự tự nhận xét, đánh giá và cuối cùng là sự sẵn sàng tự phê bình.

Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách, tự giáo dục và giáo dục có vai trò khácnhau trong quá trình phát triển nhân cách, do đó mà thực tiễn giáo dục nhất thiết phải chú ý tới sựthống nhất biện chứng giữa giáo dục và sự tự giáo dục

3.3 Giáo dưỡng

Khái niệm giáo dưỡng dùng để chỉ một phạm trù tác động giáo dục, được hiểu như là mộtquá trình truyền thụ và lĩnh hội một hệ thống trí thức nhất định được khái quát trong quá trình cácngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật và tư duy của con người, các kỹnăng, kỹ xảo nhất định, sụ hình thành những hứng thú, nhận thức và năng lực, sự đào tạo về mặtchuyên môn để hoạt động nghề nghiệp Những quá trình này được thực hiện trong mối quan hệ mậtthiết với các quá trình tác động khác của giáo dục Trong các nhà trường mục đích của giáo dưỡngđược thực hiện thông qua dạy học

3.6 Giáo dục hướng nghiệp

Là hệ thống các biện pháp tác động (của nhà nước và xã hội) nhằm giúp cá nhân lựa chọncác công việc hoặc nghề nghiệp thích hợp phù hợp với nguyện vọng và năng lực cá nhân đáp ứng

về kinh tế và lao động của xã hội

3.7 Giáo dục cộng đồng

Trang 15

Là tư tưởng giáo dục nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững gắn bó giữa giáo dục với cácquá trình xã hội khác, tư tưởng này có đặc điểm cơ bản là:

Giáo dục được tổ chức một cách hệ thống mang tính chất phổ biến trên diện toàn cầu songvẫn duy trì và mang đậm bản sắc dân tộc

Giáo dục là hai hệ thống mở tạo mọi cơ hội cho mọi tầng lớp xã hội tham gia

4 Cấu trúc của GDHNN

4.1 Lý luận chung của giáo dục học nghề nghiệp

Bộ môn cũng có tên gọi là “Giáo dục học nghề nghiệp đại cương” được hình thành trên cơ

sở phân hoá từ “Giáo dục học đại cương” đi sâu vào đối tượng nghề nghiệp

Lý luận chung của giáo dục học nghề nghiệp nghiên cứu các vấn đề khách thể, đối tượng vàchức năng của giáo dục học nghề nghiệp, nghiên cứu hệ thống ý luận của giáo dục học nghề baogồm các vấn đề chung phương pháp luận và phương pháp trong đó lý luận về nghề có vị trí rất quantrọng

Đối tượng của bộ môn này là bản chất các quy luật cơ bản của quá trình giáo dục nghềnghiệp tổng thể, là cơ sở của mục đích và chính sách giáo dục nghề nghiệp

4.2 Lý luận giáo dục nghề nghiệp

Nó nghiên cứu bản chất và tính quy luật của quá trình giáo dục, nội dung, nguyên tắc vàphương pháp, hình thức tổ chức giáo dục XHCN và việc đánh giá lại kết quả về mặt giáo dục cácphẩm chất nhân cách của học sinh học nghề

4.3 Lý luận dạy học nghề nghiệp

Lý luận dạy học nghề nghiệp nghiên cứu quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sưphạm nghề nghiệp bộ phận, nghiên cứu bản chất và các tính quy luật của quá trình dạy học, thiết kếnội dung chương trình đào tạo nghề, các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện dạy học các hìnhthức tổ chức dạy học và việc đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề Thực tiễn giáo dụcnghề nghiệp có hai bộ phận đòi hỏi có lý luận dạy học khác nhau ít nhiều, đó là: Đào tạo nghề chohọc sinh học nghề trong trường nghề và đào tạo lại và bồi dưỡng nghề cho người lớn

4.4 Lý luận quản lý giáo dục nghề nghiệp

Nghiên cứu các vấn đề tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở các cấp bậc khácnhau, trong đó cốt lỗi là những vấn đề quản lý nội bộ nhà trường (vi mô), đặc biệt là những vấn đề

tổ chức và lãnh đạo quá trình sư phạm trong nhà truờng và cơ sở đào tạo nghề

4.5 Lịch sử giáo dục nghề nghiệp và giáo dục học nghề nghiệp

Nghiên cứu sự phát triển lịch sử của quá trình giáo dục nghề nghiệp, sự thực hiện nó trongtrường học và sự ứng dụng các lý luận giáo dục học trong thực tiễn tổ chức nền giáo dục nghềnghiệp ở các giai đoạn lịch sử của đất nước

4.6 So sánh giáo dục học nghề nghiệp

Nghiên cứu so sánh các quá trình phát triển giáo dục học nghề nghiệp và thực tiễn nhàtrường ở các nước khác nhau, từ đó rút ra những xu thuế và tính quy luật của phát triển nghề nghiệp

Trang 16

và giáo dục học nghề nghiệp, tăng cường sự trao đổi kinh nghiệm và sự hợp tác giữa các nhà giáodục nghề nghiệp và nền giáo dục nghề nghiệp giữa các nước.

4.7 Con đường tích hợp cũng dẫn đến sự hình thành những bộ môn liên ngành

a) Tâm lý học giáo dục nghề nghiệp

Nghiên cứu các hiện tượng, quy luật tâm lý trong quá trình giáo dục nghề nghiệp Nó cònđược gọi là tâm lý học sư phạm nghề nghiệp

b) Xã hội – giáo dục học nghề nghiệp

Nghiên cứu các hiện tượng, quy luật xã hội học trong quá trình giáo dục nghề nghiệp

c) Kinh tế - giáo dục nghề nghiệp

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế học liên quan đến việc hình thành, duy trì, qui hoạch và kếhoạch hoá các hoạt động của giáo dục nghề nghiệp, kết quả kinh tế của các hoạt động đó

5 Nhiệm vụ của giáo dục học nghề nghiệp

5.1 Phân tích cơ sở khoa học các quan hệ cơ bản và tính quy luật của quá trình giáo dục nghề

nghiệp với mục đích xây dựng được cái mà một số nhà khoa học gọi là mô hình lý thuyết giúp íchcho nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn Nghiên cứu sâu sắc thực tế của gíáo dục nghề nghiệp đểphát hiện những mối quan hệ bản chất của quá trình giáo dục và đào tạo nghề

5.2 Nghiên cứu mối quan hệ giữa mục đích với nội dung, các hình thức tổ chức và phươngpháp của giáo dục nghề nghiệp, từ đó vạch ra con đường thực hiện mục đích giáo dục, đưa ra cácđịng hướng, hướng dẫn có cơ sở khoa học để tổ chức quá trình giáo dục nghề nghiệp

5.3 Nghiên cứu hoạt động của giáo dục nghề nghiệp bao gồm hoạt động của các giáo viên dạynghề và các cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục nghề nghiệp, hoạt động của người giáo dục trong hệthống giáo dục nghề nghiệp, những đặc điểm và yêu cầu đối với giáo dục, mối quan hệ giữa nhàgiáo dục và người được giáo dục, hoạt động của các cơ sở và tổ chức giáo dục nghề nghiệp Trên

cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn, chỉ dẫn cụ thể cho công tác giáo dục nghề nghiệp ở phạm vi cácnhà trường và cơ sở đào tạo nghề nghiệp

6 Phương pháp nghiên cứu giáo dục học nghề nghiệp

Các phương pháp chuyên môn cụ thể dùng trong nghiên cứu giáo dục học nghề nghiệp gồmcó:

6.1 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Được tiến hành theo hai hướng:

- Nghiên cứu kinh nghiệm như là bộ phận hợp thành của bất cứ nghiên cứu giáo dục nào

- Nghiên cứu kinh nghiệm như là một phương pháp nghiên cứu độc lập để phát hiện và phổbiến những thành tựu và kinh nghiệm tốt của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Hoặc cũng cóthể là phát hiện và phổ biến những bài học cần trích cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiệntriển khai nhiệm vụ giáo dục – đào tạo nhằm: Phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu các giảthuyết, kiến nghị các giải pháp để cải tiến và hoàn thiện quá trình sư phạm (dạy học, giáo dục tổchức và quản lý nhà trường…)

Trang 17

6.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp tri giác có mục đích một hiện tượng sư phạm nào đó để thu thập những số liệu

sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng để rút ra kết luận và kiến giải thíchhợp

6.3 Phương pháp đàm thoại

Là phương pháp nghiên cứu bổ trợ hoặc độc lập nhằm làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõkhi quan sát Phương pháp phỏng vấn cũng là một dạng của đàm thoại với các câu hỏi đã đượcchuẩn bị trước, người phỏng vấn ghi chép công khai tất cả các câu trả lời

6.4 Phương pháp anket

Là phương pháp thu thập tài liệu qua khảo sát số lượng lớn đối tượng nghiên cứu bằng bộcâu hỏi ghi trên giấy và trả lời cũng được ghi chép trên giấy (các câu hỏi được biên soạn trước theomục đích nghiên cứu)

6.5 Phương pháp nghiên cứu các tài liệu

Nghiên cứu qua các liệu như sổ sách, hồ sơ, nhật ký… để thu thập các tư liệu thực tế về quátrình dạy học và giáo dục trong nhà trường và cơ sở đào tạo nghề nhằm xây những hiểu biết vềkinh nghiệm giáo dục nghề nghiệp

6.6 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm và kết quả hoạt động của học sinh

Việc nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh không chỉ xác định mức độ lĩnh hội kiếnthức, sự thuần thục của kỹ năng mà còn cho biết được đặc điểm nhân cách của học sinh

6.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trong đó việc nghiên cứu đề xuất những giả thuyết mới rồi tác động hoặc tạo sự tác độngvào đối tượng sau đó rút ra kết luận và phân tích, khái quát thành lý luận về những mối liên hệ trongnhững điều kiện mới

6.8 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phương pháp lôgíc (qui nạp, diễn tích, suy li, so sánh, lôgíc, biện chứng) vàcác phương pháp toán học (như lý thuyết xác suất và thống kê, lý thuyết tập hợp, lôgíc, đại số…)được dùng khi phân tích các dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau, khi phân tích các kinhnghiệm tiên tiến

III Quan hệ của giáo dục học nghề nghiệp với các lĩnh vực khoa học khác

1 Quan hệ với tâm lý học

Vũ trang, cho giáo dục học nghề nghiệp những tri thức khoa học về các quy luật hoạt độngtâm lý của con nghười ở các lứa tuổi khác nhau và những biến đổi của hoạt động đó dưới tác dụnggiáo dục – đào tạo, về các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động, các quy luật tâm lý tổ chứckhoa học lao động cũng như những lĩnh vực lao động khác nhau…

2 Quan hệ với khoa học lao động

Khoa học lao động cung cấp cho giáo dục học nghề nghiệp những kiến thức cơ bản của tổchức lao động khoa học làm cơ sở cho việc xác định tính kế hoạch và công tác tổ chức quản lý giáo

Trang 18

dục – đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là hình thành quá trình vận dụng lý thuyết vào thực hành nghề

và hoàn thiện nghề nghiệp

3 Quan hệ với các lĩnh vực khoa học – công nghệ

Những tri thức của các lĩnh vực KH – CN có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với giáo dụchọc nghề nghiệp Sự phát triển của KH – CN có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục học nghề nghiệp.Chúng có tác động mạnh mẽ tới mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và điều kiện củaquá trình giáo dục nghề nghiệp Đặc biệt nó ảnh hưởng tới việc nghiên cứu về nghề và nội dungnghề đến lý luận dạy học và phương pháp dạy môn học, các tri thức KH – CN là một trong những

cơ sở cho sự phát triển của giáo dục học nghề nghiệp

Trang 19

CHƯƠNG III MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC

Mục đích giáo dục là hình ảnh ý tưởng, do đó nó thường cao hơn thực tế và đòi hỏi sự phấnđấu của toàn bộ hệ thống giáo dục, của xã hội và nhà trường

Mục đích giáo dục có chức năng: 1) Là phương hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình tổ chức vàthực hiện hoạt động giáo dục 2) Là tiểu chuẩn để đánh giá các sản phẩm của giáo dục sẽ đạt tớitrong tương lai

Mục đích được xây dựng dựa trên những cơ sở sau: 1) Dựa theo chiến lược phát triển xã hội,phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ quốc gia 2) Dựa theo yêu cầu của xã hội với nhân cáchcủa thế hệ trẻ, theo nhu cầu phát triển nhân lực xã hội và đặc điểm các loại nhân lực đó 3) Dựatheo xu thuế phát triển của nền giáo dục quốc gia và quốc tế dựa vào khả năng thực hiện của hệthống giáo dục quốc gia 4) Tính toán đến các điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội Những kinhnghiệm và truyền thống giáo dục và khả năng thực hiện mục đích giáo dục của xã hội

1.2 Cấu trúc của mục đích giáo dục

Mục đích giáo dục được phân hoá thành:

Mục đích giáo dục tổng quát là mẫu người lý tưởng của một chế độ xã hội nhất định (đâychính là mẫu người lý tưởng được giai cấp thống trị trong xã hội có phân chia giai cấp)

Mục đích giáo dục từng ngành nghề chuyên môn trong các bậc học cụ thể Mục đích nàycòn được gọi là mục đích đào tạo trong giáo dục nghề như mục đích đào tạo ngành cơ khí trình độcông nhân 3/7…

Mục đích giáo dục từng ngành giáo dục hay từng bậc học được cụ thể hoá ở: Mục đích giáodục phổ thông, mục đích giáo dục dạy nghề, mục đích giáo dục đại học

Mục đích giáo dục của từng môn học, chương học, bài học

Các mục đích giáo dục kể trên liên kết thành một hệ thống còn được gọi là cây mục đíchchúng có quan hệ mật thiết với nhau một cách đặc thù Trong đó, mục đích tổng quát xuyên suốt chiphối chỉ đạo định hướng cho các mục đích bộ phận kể trên

1.3 Các cấp độ của mục đích giáo dục

a) Cấp độ vĩ mô

Trang 20

Là mục tiêu của quốc gia nhằm định hướng đường lối chiến lược phát triển giáo dục, nóphản ánh mô hình nhân cách khái quát của xã hội mà quá trình giáo dục phải tạo ra đó là bồi dưỡngnhân tài, đào tạo nhân lực và nâng cao dân trí.

b) Cấp độ vi mô

Là mô hình nhân cách cụ thể mà cấp học, bậc học cụ thể của hệ thống giáo dục phải tạo ra

Nó quy định tiêu chí cụ thể mà nhân cách của một công dân phải đạt được để đảm bảo cho mục tiêu

vĩ mô trở thành hiện thực

Mục tiêu vĩ mô tạo ra được mô hình nhân cách phong phú ở những trình độ khác nhau đápứng cho việc phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác của xã hội Nó xác định được tiêu chí cụthể cho quá trình giáo dục ở các cấp học, bậc học trong phạm vi thống nhất của quốc gia, từ đó màxây dựng chuẩn về trình độ công dân để khai thác, sử dụng và đãi ngộ Nó cũng là chuẩn mực để sosánh, đối chiếu với kết quả giáo dục thực tế… nhằm điều chỉnh quá trình giáo dục làm cho kết quảhiện thực đạt tới được mục đích định trước

(1) Căn cứ vào cơ sở tài chính của quốc gia đầu tư cho giáo dục

(2) Căn cứ vào trình độ văn hoá, xã hội hiện tại, dựa vào trình độ hiện tại của người côngdân trong hiện thực để xác định tiêu chí về mục đích giáo dục

(3) Dựa vào nhu cầu của con người học

2 Mục đích giáo dục XHCN Việt nam và mục tiêu GDNN

2.1 Mục đích giáo dục XHCN Việt nam

Mục đích giáo dục là khái niệm rộng được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau, các cấp độhình thành hệ thống có thứ bậc có chứa đựng lẫn nhau, có phân nhánh tạo thành cây mục tiêu

a) Ở cấp độ xã hội

Giáo dục Việt nam nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, làm cho giáo dục trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

(1) Giáo dục nhằm nâng cao dân trí

Nâng cao trí thức là mục đích của giáo dục Việt nam, trình độ dân trí được lượng hoá bằng

số năm đi học bình quân/đầu người; đánh giá trình độ dân trí bằng chỉ số thành tựu giáo dục (E;I),chỉ số giáo dục Việt nam năm 2001 là 0,84 (mức cao nhất là 1) và đựơc tính bằng:

EI = ((TLNLBC*2) + TLĐHC )/3

Trong đó: TLNLBC: Tỷ lệ người lớn từ 15 tuổi trở lên biết chữ

TLĐHC: Tỷ lệ đi học chung ở tiểu học, trung học, đại học

Trang 21

Thực hiện mục đích đó, giáo dục và đào tạo Việt nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, năm

2000 đã được thế giới công nhận hoàn thành xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Giáodục Việt nam phấn đấu đến 2005 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đến 2010 phấn đấu về cơ

bản phổ cập trung học phổ thông Nâng cao dân trí là điều kiện cho sự phát triển xã hội “Không có trình độ dân trí cao, không có đội ngũ công dân giỏi, không thể công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nước ta sẽ tụt hậu ngày càng xa so với các nước” (Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII)

(2) Giáo dục nhằm đào tạo nhân lực

Giáo dục nhằm đào tạo con người có kiến thức, kỹ năng thực sự để đóng góp vào sự tiến bộcủa xã hội, biết làm kinh tế, biết quản lý xã hội, biết phát triển xã hội Giáo dục gắn liền với đào tạohướng dẫn và sử dụng nhân lực

Nhân lực là người lao động được đào tạo để thích ứng với loại hình lao động nghề nghiệpnhất định

Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc gia, những người lao động

có kỹ năng được chuẩn bị sẵn sàng tham gia một công việc nào đó trong cơ cấu lao động của xã hội

Đội ngũ lao động là nguồn nhân lực đựơc sử dụng vào cộng việc nào đó trong hoạt động laođộng sản xuất, dịch vụ, quản lý

Người lao động là người có khả năng lao động và tham gia cụ thể trong đội ngũ lao độngtheo sự phân công của xã hội

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những trọng tâm của giáo dục Việt nam (một số liệutheo VS Phạm Minh Hạc: Năm 2000: Đội ngũ lao động của nước ta là 44 triệu, số lao động qua đàotạo là 7,5 triệu; trong đó công nhân kỹ thuật: 4,9 triệu, THCN 1,47 triệu CĐ và ĐH 1,3 triệu; cơcấu là 1ĐHCĐ/1,75THCN/2,3CNKT; đối với cơ cấu đội ngũ lao động trong các cơ sở sản xuất củanước ta tthì đội ngũ công nhân và lao động giản đơn là 82%, các nhà kỹ thuật, quản lý, phát minh là18% tronh khi tỷ lệ ở các nước đang phát triển là 28% và 72%)

Giáo dục – đào tạo Việt nam đến 2005 là 40% và 2010 là 50% nhân lực qua đào tạo

(3) Giáo dục nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài

Nhân tài là những người có khả năng giải quyết một các sáng tạo những vấn đề thuộc mộtlĩnh vực khoa học công nghệ, những vấn đề có vai trò thúc đẩy sự phát triển của quốc gia hay nhânloại

Nhân tài cần được phát hiện và bồi dưỡng Nhân tài là nguyên khí của một quốc gia

Đối với thế hệ trẻ, “Mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 2 - Luật Giáo dục 1998).

b) Cấp độ nhà trường

Mục đích giáo dục được cụ thể hoá thành mục tiêu cho một cấp học, bậc học, ngành học

Trang 22

Mục tiêu giáo dục nhà trường là chỉ tiêu về chất lượng giáo dục và đào tạo mà nhà trườngcần đạt tới Mục tiêu được lượng hoá thành ba mặt: Kiến thức, kỹ năng, trình độ.

Kiến thức là hiểu biết theo nội dung môn học cụ thể được đo đạc, đánh giá khách quan theochất lượng và số lượng các tài liệu mà học sinh đã tiếp thu

Kỹ năng là khả năng hành động, khả năng thực hiện thành công các loại công việc đã đượchọc tập, được đánh giá bằng chính sản phẩm mà học sinh làm ra

Thái độ là biểu hiện của ý thức trong mối quan hệ với bản thân, đối với xã hội và với côngviệc Thái độ là phẩm chất của nhân cách được đánh giá qua hành vi của cuộc sống

Mục tiêu giáo dục các bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân:

Giáo dục phổ thông: Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất thẫm mỹ và các kỹnăng cơ bản nhằm hình thành nhân cách Giáo dục góp phần xây dựng tư cách và trách nhiệm côngdân

Giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo người lao động có kiến thức có kỹ năng nghề nghiệp ở cáctrình độ khác nhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp

Giáo dục đại học và sau đại học (cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) đào tạo người lao động

có kiến thức và năng lực thực hành có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị Đối với cao đẳng:Giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khảnăng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn ngành được đào tạo

2.2 Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp

Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp bao gồm việc hình thành người công dân, người lao động vàngười công nhân, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ có thể làm tốt được chức năng xã hội theo sự phâncông lao động xã hội phù hợp với nghề đào tạo

Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trả lời hai câu hỏi:

(1) Học sinh học nghề tốt nghiệp ra trường có thể làm được những công việc gì, ở vị trí nào?(2) Để làm tốt những công việc đó, ở vị trí đó, nguời tốt nghiệp trường nghề phải có nhữnghiểu biết, năng lực và phẩm chất gì?

Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được cụ thể hoá dưới dạng các mục tiêu đào tạo của từngnghề Khi nói tới mục đích giáo dục nghề nghiệp chung, ta cần phải đề cập đến mục tiêu đào tạo củatừng nghề thì mới hiểu đầy đủ nội dung của vấn đề

Trang 23

Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp được phân hoá theo chiều ngang (theo các hướng chuyênmôn khác nhau) và chiều sâu (theo trình độ cao thấp khác nhau) đáp ứng yêu cầu nhiều mức độ,nhiều mặt khác nhau của xã hội.

Phân hoá chiều ngang chính là hệ thống các mục tiêu giáo dục đào tạo theo nghề đào tạo.Nội dung chuyên môn nghề là khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm và phẩm chất cầnthiết cho thực hành nghề Nó là cơ sở để xác định chuyên môn cao - thấp, chuyên môn càng cao thìđào tạo càng tốn kém, mỗi nghề có một mục tiêu đào tạo

Hệ thống mục tiêu đào tạo nghề được phân hoá theo chiều ngang được thể hiện ở bảng danhmục nghề đào tạo do nhà nước ban hành như là văn bản, pháp quy dùng trong đào tạo chính quy.Mỗi nghề có kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học riêng

Phân hoá theo chiều dọc (chỉ về mức độ, phạm vi của sự huấn luyện) bao gồm:

Hướng dưới chuẩn: Đào tạo công nhân (thấp hơn công nhân kỹ thuật) có chứng chỉ hoặckhông có chứng chỉ đây là các lao động kỹ thuật có trình độ thấp - loại nhân lực lao động này cầnthiết và tất yếu phải có trong phân công lao động xã hội

Hướng tiêu chuẩn: Công nhân kỹ thuật nâng cao

Tập hợp các mục tiêu giáo dục được phân hoá trong giáo dục nghề nghiệp tạo thành cơ cấumục tiêu giáo dục nghề nghiệp và được cụ thể hoá trong mục tiêu giáo dục của từng trường dạynghề và trung học chuyên nghiệp, cụ thể:

Các Trường trung học chuyên nghiệp:

Có nhiệm vụ đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ trung học về kỹ thuật và nghiệp vụkinh tế, những cán bộ có trình độ có trình độ trung học trung các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, nghệthuật, y tế… nội dung đào tạo của các trường trung học chuyên nghiệp bao gồm các mặt chính trị vàđạo đức, các tri thức kỹ thuật và nghiệp vụ, các kỹ năng thực hành, tăng cường thể lực

Trường dạy nghề:

Có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ đồng bộ

về ngành nghề, có phẩm chất chính trị tốt, tay nghề giỏi, có sức khoẻ tốt

Nội dung đào tạo các trường lớp dạy nghề phải toàn diện, cần coi trọng đầy đủ cả bốn mặt:Chính trị và đạo đức, văn hoá và kỹ thuật, rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng sức khoẻ… trong đó rènluyện tay nghề là chính trong đào tạo công nhân và nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ

Nghị quyết 73 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-7-1983 còn cho phép thành lập các lớp dạynghề trong các cơ sở sản xuất quốc doanh, các tập thể và các trung tâm dạy nghề ở các quận,huyện, thị xã theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để đào tạo ngắn hạn về lao động

Trang 24

một cách mạnh mẽ và đầy đủ “sức mạnh” vào thực hiện lao động sản xuất, sẽ hiện thực hoá sứcmạnh kinh tế, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá… của đất nước) - vấn đề then chốt trong chiếnlược kinh tế xã hội của đất nước.

b) Có tác dụng ngay trong quá trình giáo dục vì:

Mục đích giáo dục quyết định nội dung giáo dục (nội dung là phương tiện thực hiện mụcđích giáo dục) nội dung là điều kiện để đảm bảo mục đích có được kết quả trong hiện thực)

Mục đích giáo dục quyết định phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, mục đíchgiáo dục quyết định phương hướng của quá trình giáo dục

Mục đích giáo dục quy định tính chất và phong cách tác động qua lại giữa nhà giáo dục vàđối tượng giáo dục.hiệu quả của quá trình giáo dục cao thấp tuỳ thuộc vào những người tham giavào quá trình đó, đặc biệt là người giáo viên – nhà giáo dục (có ý thức được ý nghĩa xã hội của mụcđích giáo dục và nhiệm vụ giáo dục hay không)

Việc xác định đúng mục đích giáo dục và ý thức được mục đích giáo dục là vấn đề rất quantrọng đối với người làm công tác giáo dục Sự lượng hoá được mục tiêu nâng cao được ý thức vàtiêu chuẩn càng rõ, càng đầy đủ thì việc thực hiện mục tiêu và đánh giá kết quả đào tạo (đầu ra) sovới mục têu đào tạo đề ra càng có căn cứ chính xác Đây là điều mà lâu nay chúng ta chưa đạt tớiviệc đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề

II Nguyên lý giáo dục XHCN Việt nam

1 Định nghĩa

Nguyên lý giáo dục là những luận điểm giáo dục cơ bản chi phối và chỉ đạo toàn bộ hoạtđộng giáo dục nhằm thực hiện mục đích giáo dục

Nguyên lý giáo dục là dạng tư tưởng:

1) Vạch chiều hướng vận động phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân

2) Chỉ rõ phương thức đào tạo con người theo yêu cầu của xã hội

3) Vạch chiều hướng hoàn thiện các hoạt động giáo dục của nhà trường

Nguyên lý giáo dục xuất phát từ mục đích giáo dục, nguyên lý thể hiện qui luật hình thànhcon người mới mà nhà trường phải đào tạo “Con người là sản phẩm của các quan hệ xã hội, phảibằng kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua laođộng và đấu tranh thì con người mới cải tạo được mình và dần trở thành con người mới (báo cáoChính trị Đại hội Đảng IV)

Nguyên lý giáo dục là một sự khái quát lý luận dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thựctiễn giáo dục Việt nam

2 Nội dung nguyên lý giáo dục

Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nghuyên lý đi đôi với hành, giáo dục kết hợp lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

2.1 Học đi đôi với hành

Trang 25

Học đi đôi với hành – là quan hệ biện chứng giữa hai mặt trong quá trình nhận thức của connguời Sự lĩnh hội tri thức phải gắn liền với vận dụng tri thức, qua vận dụng mà củng cố, mở rộngtri thức và kiểm tra tính chân lý của tri thức Muốn vận dụng tri thức phải dựa trên cơ sở thông hiểutri thức, hành mà không học thì hành không trôi chảy.

Học và hành nhằm mục đích xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh, giáo dục và đàotạo con người năng động sáng tạo, có kỹ năng hành động

2.2 Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất

Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất: Là điểm cơ bản của giáo dục Việt nam nhằm:

(1) Gắn lý thuyết với thực tiễn lao động sản xuất, gắn nội dung đoà tạo với yêu cầu sử dụngnhân lực qua đào tạo

(2) Rèn luyện tư duy kỹ thuật và kỹ năng lao động, bồi dưỡng ý thức và thói quen lao độngcũng như kỹ luật và tác phong lao động công nghiệp

(3) Phát triển hứng thú và tình cảm với quá trình lao động và với người lao động

(4) Thực tiễn hài hoà giữa lao động chân tay và lao động trí óc, phát triển tâm lý và thể chấtcủa học sinh

Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội:

Nhà trường là đơn vị có chức năng chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội

Là nơi thực hiện chính sách xã hội hoá GD, huy động mọi tiềm lực và lực lượng vào quátrình giáo dục thế hệ trẻ Đảm bảo thống nhất các tác động của mọi lực lượng giáo dục

“Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài

xã hội thì kết quả không hoàn toàn” (Hồ Chủ Tịch) Gia đình là cơ sở đầu tiên xây dựng nền tảng

nhân cách cho thế hệ trẻ, gia đình là môi trường giáo dục thế hệ trẻ thường xuyên, nơi để các em rènluyện, thí nghiệm hành vi và vai trò nồng cốt, chủ động, hướng dẫn về nội dung, phương pháp

3 Những biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục trong lĩnh vực GDNN

3.1 Tăng tỷ lệ thực hành và thí nghiệm trong nội dung đào tạo lý thuyết

Tăng tỷ lệ thực hành và thí nghiệm ở các môn lý thuyết, ứng dụng kiến thức lý thuyết vàogiải quyết các vấn đề thực tế của ngành nghề và cuộc sống, kết hợp lý thuyết chuyên môn với thựctập tay nghề cơ bản

3.2 Tăng mức độ luyện tập tạo ra các dạng sản phẩm nghề nghiệp trong nội dung dạy thực hành.

Mở rộng những hình thức liên kết nhà trường với các cơ sở kinh tế - xã hội, ký kết các hợpđồng lao động sản xuất nhằm tăng mức độ luyện tập tạo ra các dạng sản phẩm nghề nghiệp trongnội dung dạy học thực hành

3.3 Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia vào các loại hình lao động sản xuất có liên quan đến ngành nghề đào tạo.

Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động lao động, từ lao động tự phục vụ đếnlao động sản xuất những giá trị vật chất cho xã hội, đăc biệt là đẩy mạnh hơn nữa việc thực tập kết

Trang 26

với lao động sản xuất theo ngành nghề đào tạo, đưa sản xuất vào nhà trường, kể cả việc thành lậpcác xí nghiệp, cửa hàng… trong trường để học sinh thực tập và lao động sản xuất.

3.4 Đẩy mạnh các khoa học chính trị, sinh hoạt đoàn thể, VH – VN và TDTT trong và ngoài nhà trường.

Đẩy mạnh đưa học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, các hoạt động phục vụ xãhội Các trường liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy thế mạnh của từng trường, giải quyết đồng bộviệc đào tạo kết hợp với lao động sản xuất

III Phương hướng thực hiện mục đích và nguyên lý giáo dục

1 Thông qua giáo dục

Nhằm vào xây dựng nội dung giáo dục đào tạo theo yêu cầu của sản xuất, gắn đào tạo với sửdụng lao động Chú trọng xây dựng nội dung đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề

Xây dựng chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trongkhu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ: Thông tin, chế tạo máy, tự động hoá vàmột số ngành phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

2 Thông qua dạy học

Nhằm vào phương pháp đoà tạo: Gắn lý thuyết với thực hành, chú trọng phương pháp dạythực hành Tổ chức hướng dẫn học sinh tham quan và thực tập tại cơ sở sản xuất

3 Thông qua tổ chức cuộc sống trong trường dạy nghề

Gắn trách nhiệm của các tổ chức tiếp nhận nhân lực qua đào tạo vào qui trình giáo dục vàđào tạo nghề nghiệp, thực hiện đào tạo tại cơ sở sản xuất

Nhà trường và cơ sở sản xuất cùng nhau xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình cho cáckhoá học

Nhà trường và cơ sở sản xuất cùng nhau tham gia vào quá trình đào tạo, học sinh vừa học ởtrường vừa học tại cơ sở sản xuất (thường là thời gian đầu học những kỹ năng cơ bản ở trường, thờigian sau học các kỹ năng chuyên sâu ở cơ sở sản xuất) Với phương thức đào tạo song hành thì họcsinh một số ngày ở trường, một số ngày ở cơ sở sản xuất

Cơ sở sản xuất đóng góp kinh phí đào tạo cho trường và sử dụng học sinh tốt nghiệp củatrường

CHƯƠNG IV

VỊ TRÍ CỦA GDNN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM

I Khái quát chung về hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam

1 Khái niệm về hệ thống giáo dục quốc dân

1.1 Định nghĩa

Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố liên quan mật thiết với nhau được tổ chức theo một trật tựnhất định tạo nên một chỉnh thể thống nhất Mỗi hệ thống bao giờ cũng nhằm thực hiện một mụctiêu nhất định

Trang 27

Toàn xã hội là hệ thống lớn bao gồm trong nó nhiều hệ thống bộ phận, như những yếu tố hợpthành xã hội Giáo dục là một thành tố của hệ thống xã hội đồng thời nó cũng là một phân hệ gồmnhiều yếu tố có tác động tương hỗ trợ lẫn nhau.

Hệ thống giáo dục quốc dân là mạng lưới các trường học được xây dựng, tổ chức thống nhấttrên phạm vi cả nước, được sắp xếp thành các bậc học, cấp học, ngành học Hệ thống này được vậnhành đa dạng với các loại hình đào tạo nhằm thực hiện mục đích giáo dục (ngắn hạn, dài hạn, tậptrung, không tập trung, chính quy, không chính quy…)

Hệ thống giáo dục quốc dân là sản phẩm của xã hội, quy mô, cơ cấu tổ chức của hệ thống bịquy định bởi trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội

1.2 Những căn cứ xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ củađất nước phải tiếp với trình độ phát triển giáo dục của quốc tế

Hệ thống giáo dục phải đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy tínhtích cực, sáng tạo của nhân dân tạo điều kiện cho mọi công dân quyền và nghĩa vụ được học tập,được hưởng thành tựu tốt đẹp về văn hoá, làm cho sự nghiệp xây dưng con nguời mới thực sự làcủa toàn dân, hệ thống giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân

Nhà nước thống nhất quản lý, tổ chức quá trình giáo dục mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi chongười học, giáo dục phục vụ nhu cầu thiết thực của xã hội và của từng cá nhân, gắn liền giáo dụcvới sự nghiệp cách mạng XHCN, quán triệt nguyên lý giáo dục

Hệ thống giáo dục thống nhất trong cả nước, liên thông các cấp học, ngành học, đồng bộ vàliên tục Nội dung và phương pháp giáo dục được nghiên cứu khoa học trên cơ sở kế thừa và pháttriển bề vững Đảm bảo gìn giữ và phát huy phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp củacác dân tộc

Thực hiện từng bước chế độ giáo dục phổ thông bắt buộc, mở rộng việc nuôi dưỡng trẻ em,tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân được học tập, đảm bảo sự bình đẳng về quyền học tập đốivới mọi trẻ em không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo hay thành phần xã hội

2 Hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam theo Luật Giáo dục 1998

2.1 Hệ thống giáo dục quốc dân gồm

Hệ thống giáo dục Việt nam được nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, nội dung, phươngpháp, kiểm tra đánh giá và hệ thống văn bằng

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt nam gồm:

a) Giáo dục mầm non

Mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiêncủa nhân cách; chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Giáo dục mầm non gồm nhà trẻ, nhóm trẻ, trường lớpmẫu giáo hoặc trường mầm non

b) Giáo dục phổ thông

Gồm hai bậc học:

Trang 28

Bậc tiểu học: Mục tiêu là hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng để tiếp thu học lên THCS là bậc học bắt buộc vớitrẻ em từ 6 đến 14 tuổi

Bậc trung học: Gồm 2 cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

Cấp trung học sơ sở: Mục tiêu là củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học, hình thànhtrình độ học vấn phổ thông cơ sở , hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp

Cấp THPT, có mục tiêu là củng cố và phát triển GD trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổthông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp

c) Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Mục tiêu là đào tạo nguời lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khácnhau, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật có tác phong công nghiệp, có sứckhoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát riểnkinh tế - xã hội

Giáo dục trung học chuyên nghiệp: Đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và

kỹ năng nghề nghiệp trình độ trung cấp

Dạy nghề: Đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông, công nhân

kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ

Nôị dung đào tạo: Nâng cao trình độ học vấn, tập trung đào tạo năng lực nghề nghiệp, tươngứng với các yêu cầu nghề nghiệp coi trọng giáo dục đạo đức (phẩm chất)

d) Giáo dục đại học

Gồm giáo dục đại học và giáo dục sau đại học

Giáo dục đại học có 2 trình độ đào tạo: Cao đẳng và đại học

Giáo dục sau đại học gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ

Mục tiêu : Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ýkiến và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêucầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Nội dung và phương pháp đào tạo trình độ đại học và cao đẳng:

Nội dung đảm bảo tính hiện đại và phát triển, kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành.Phương pháp: Coi trọng năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng thực hành Phối hợpcác hình thức luyện tập ở trên lớp và ở nhà

2.2 Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân (theo Luật Giáo dục 1998)

3 Vị trí của GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân

3.1 Là bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân

Có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ với các hệ thống khác (trong mối tương tác với giáodục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng - đại học) Chất lượng của nó liên quan trựctiếp tới chất lượng của hệ thống khác trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 29

3.2 Những đặc trưng của giáo dục nghề nghiệp

a) Mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong côngnghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh cụ thể:

Với giáo dục trung học chuyên nghiệp nhằm đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ cókiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp

Với dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phổ thông,công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ

b) Nội dung giáo dục nghề nghiệp gồm:

Trung học chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng trunghọc cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng trung học phổ thông

Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn sức khoẻ phù hợp với nghề cần học; được thựchiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề ngắn hạn, từ một năm đến ba năm đối vơi cácchương trình dạy nghề dài hạn

Nội dung phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải được thể hiện thành chương trình giáo dục

Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với các chuyên ngành quy định chương trình khung về giáo dụctrung học chuyên nghiệp gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ giữa thờigian lý thuyết và thực hành, htực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo Căn cứ vào chương trìnhkhung, trường trung học chuyên nghiệp xác định chương trình giáo dục của trường mình Cơ quanquản lý nhà nước về dạy nghề quy định vè nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trìnhdạy nghề

II Sự hình thành và phát triển của dạy nghề ở Việt nam

1 Sự hình thành, phát triển ngành dạy nghề Việt nam

1.1 Trước khi thực hiện Luật Giáo dục 1998

Với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, sự hình thành và phát triển nghề nghiệp của tatrải qua nhiều giai đoạn

Giai đoạn trước 1898

Ban đầu (thời kỳ hình thành đầu tiên) là các nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ sản xuất các hàng tiêu dung như vải vóc, tơ lụa, đồ sành sứ… nhiều nghề phát triển đã đạt tới trình

-độ cao như nghề đúc, dệt, gốm, sú… sự kéo dài của chế -độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của

Trang 30

các nghề trong xã hội Phương thức dạy nghề cơ bản trong giai đoạn này là truyền nghề trong giađình và phường hội.

Giai đoạn 1898 – 1945

Cuối thế kỷ XIX thực dân Pháp vào xâm lược Việc nam với mục đích vơ vét, khai thác nguồntài nguyên và bốc lột nhân dân ta Người Pháp đã đầu tư xây dựng ngành công nghiệp khai thác,xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp nhẹ để đáp ứng nhu cầu vơ vét và bốc lột người Việt nam,pháp mở một số trường lớp dạy nghề là các trường kỹ nghệ thực hành ở bốn tỉnh lớn như Hà nội,Hải phòng, Huế và Sài gòn Đầu tiên là : Trường cơ khí Á Châu Sài Gòn – 1906 đào tạo trình độcông nhân cơ khí làm chủ đạo

Giai đoạn 1945 – 1955

Nước ta hình thành hai vùng: vùng tự do thuộc nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mớithành lập, vùng địch hậu, do Pháp kiểm soát Vùng tự do thành lập 4 trường dạy nghề (2 trườngcanh nông và 2 trường thủ công mỹ nghề) Bên cạnh nghề đào tạo chính quy còn phát triển hìnhthức đào tạo nghề tại các xưởng quân khí để đào tạo cấp tốc công nhân sữa chữa, chế tạo vũ khíphục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp, thời kỳ này bộ phận quản lý đào tạo công nhân nằm trong

vụ chính trị đào tạo công nhân thuộc bộ lao động

Giai đoạn 1955 – 1965

Sau thời kỳ Pháp thuộc, miền Bắc được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN khác,chúng ta xây dựng hàng loạt các nhà máy thuộc các ngành luyện kim chế tạo cơ khí, điện lực… vàcác ngành công nghiệp nhẹ cho đến thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ngoài việc tiếp quản nhữngtrường dạy nghề mà người pháp lập, chúng ta mở thêm nhiều trường dạy nghề mới đáp ứng nhu cầusản xuất ở các lĩnh vực và phổ biến tới các tỉnh thành Bên cạnh hệ thống trường dạy nghề đã lên tới

200 trường còn có hệ thống 700 các lớp dạy nghề ở các xí nghiệp để đào tạo thợ trình độ chuyênmôn thấp

Giai đoạn 1966 – 1975

Mỹ phá hoại miền Bắc không chỉ làm hạn chế sự phát triển sản xuất và xây dựng mà còn làmphân tán chuyển hướng tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp với tình hình chiến tranh Nhưng nhìnchung mạng lưới trường lớp và cơ sở đào tạo nghề vẫn duy trì và phân bố gắn liền với các cơ sở sảnxuất, có khả năng đào tạo hầu hết các loại thợ mà xã hội yêu cầu Để tăng cường sự chỉ đạo công tácdạy nghề ngày: 9/10/1969 Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuậttrực thuộc Bộ lao động

Nghị định 42/CP ngày 10-3-1970 của Chính phủ đã để ra chủ trương xây dựng hệ thống cáctrường đào tạo giáo viên dạy nghề để đảm bảo nhu cầu đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy,chuyên ngành cho các cơ sở đào tạo Từ đây hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật được củng cố vềmọi mặt Số lượng các trường đào tạo công nhân kỹ thuật được tăng nhanh Công tác đào tạo đượcchú trọng cả về năng lực chuyên môn kỹ thuật và ý thức đạo đức xã hội nghề nghiệp để hình thànhđội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh

Trang 31

Giai đoạn 1976 – 1987

Sau khi thống nhất đất nước (1975) ngành dạy nghề có hướng phát triển mới, mở rộng phạm

vi ra toàn quốc Để đáp ứng yêu cầu quản lý ngành dạy nghề trong giai đoạn mới với tư cách là bộphận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân, tháng 10-1978 Chính phủ ra nghị định thành lập Tổngcục dạy nghề trực thuộc Hội đồng Chính phủ

Năm 1980 với yêu cầu phát triển, ngành dạy nghề còn có nhiệm vụ tổ chức phổ cập nghềnghiệp cho thanh niên sau học xong phổ thông (trung học cơ sở) không có điều kiện đi học cáctrường lớp dạy nghề để họ có thể tham gia sản xuất ở ngay địa phương theo các nghề phù hợp, do

đó thành lập các trung tâm dạy nghề tại các thị trấn, thị xã thành phố Nhiều trường dạy nghề tưnhân, bán công xuất hiện

Vào năm học 1984 – 1985 có 2 trường dạy nghề tiến hành thực nghiệm dạy nghề trung học

Đó là loại hình đào tạo nghề, trong đó học sinh vừa học nghề vừa học văn hoá phổ thông đạt trình

độ tương trung học

Giai đoạn 1987 – 1997

Đây là thời kỳ nước ta tiến hành đổi mới, nên kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thịtrường với nhiều hình thức sở hữu Đào tạo nghề phải đáp ứng yêu cầu về nguồn lực cho nhiềuthành phần kinh tế Những năm đầu nhiều trường dạy nghề chưa đáp ứng được xu thế phát triển của

xã hội (sản phẩm đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn) nên nhiều trường dạy nghề phải sát nhậphoặc giải thể Đến cuối năm 1997 cả nước chỉ còn 115 trường dạy nghề

Năm 1987, nhà nước đã sát nhập tổng cục dạy nghề với bộ đại học và THCN thành bộ đạihọc, THCN và dạy nghề Tiếp đó, đầu năm 1990, Bộ đại học, THCN và dạy nghề và Bộ giáo dụcđược sát nhập thành bộ giáo dục và đào tạo ngày nay Dạy nghề chỉ còn một bộ phận nằm trong vụchuyên nghiệp và dạy nghề (vụ đào tạo nghề) Nhà nước cho thành lập một số cơ quan nghiên cứu,tham mưu trong đó có viện nghiên cứu khoa học dạy nghề (thành lập năm 1987) Sau 10 năm tồntại độc lập, đầu năm 1988, viện này sáp nhập với viện nghiên cứu đại học và GDCN ngày nay.Cùng với các ngành khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục nghề nghiệp đãtừng bước thực hiện đổi mới về mọi mặt, từ cải cách cơ cấu hệ thống, mục tiêu theo hướng đa dạnghóa, cải cách nội dung và phương pháp đào tạo nghề đến đổi mới công tác quản lý, xây dựng dộingũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng như đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, cải thiện điều kiệnvật chất và kỹ thuật cho đào tạo nghề… theo 3 chương trình hành động trong các năm 1987 – 1990.Năm 1991 – 1995 được tổ chức theo kiểu chương trình - mục tiêu nhằm hoàn thành những việc ưutiên và trọng điểm

Năm 1990 cả nước có 242 trường nghề trong đó 155 trường ở miền Bắc, 87 trường miền Nam

119 trường do các bộ, ngành quản lý,123 trường do các tỉnh, thành phố quản lý Mạng lưới cáctrường nghề này được phân bố điều khắp trong cả nước

Về mặt số lượng, hệ thống các trường nghề nhà nước có nhịp độ phát triển không đều, từ năm

1975 đến năm 1980, mức tăng số lượng trường nghề rất nhanh từ 185 trường lên 366 trường Thập

Trang 32

kỷ 80 nhịp độ phát triển chững lại và giảm dần, nhiều trường nghề ở khu vực Trung ương, địaphương không thể tồn tại phải giải thể hoặc sát nhập vào trường khác Số lượng theo các năm nhưsau: Năm 1980: 366, năm 1981: 353, năm 1982: 315, năm 1983: 313, năm 1984: 289, năm 1985:

298, năm 1987: 274, năm 1988: 274, năm 1989: 242

Từ năm 1982 xuất hiện trung tâm dạy nghề (TTDN) quận, huyện, thị xã, trong mấy năm gầnđây một số tổ chức xã hội cũng mở TTDN , góp phần vào việc phổ cập nghề cho nhân dân Nhìnchung đây là thời kì ngành dạy nghề gặp nhiều khó khăn nhất: Giảm sút về qui mô, số lượng , chấtlượng đào tạo (số lượng công nhân được đào tạo trong giai đoạn này chỉ khoảng 4000 học sinh/năm, trong đó đào tạo đại học đạt tới 120 nghìn học sinh/năm)

Giai đoạn 1998 – 2002

Nhà nước thấy được vai trò của trường dạy nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sựnghiệp CNH – HĐH đất nước nên đã tập trung tìm giải pháp khắc phục tồn tại và yếu kém để pháttriển đào tạo nghề Tổng cục dạy nghề được tái lập 7 – 1998 ngành dạy nghề dần dần được hồiphục Các trường dạy nghề được thành lập thêm, nâng số lượng lên con số 213 trường; chỉ tiêu đàotạo tăng, năm 2001 đã lên tới 140.800 học sinh hệ chính quy và 400.000 học sinh hệ ngắn hạn.Quá trình hình thành và phát triển của tổng cục dạy nghề:

Bộ lao động9-10-1978

Tổng cục dạy nghề trực thuộcHĐCP24-6-1978

Vụ đào tạo nghề

Bộ ĐH-THCN-DN2-1987

Vụ THCN-DN

Bộ GD-ĐT1992

Tổng cục dạy nghề

Bộ Lao động TBXH7-1998

Trang 33

dạy nghề công lập thành cơ sở dạy nghề bán công, việc quản lý điều hành theo quy định của phápluật.

Cơ sở dạy nghề dân lập: Do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội – chuyên nghiệp, tổ chức xã hội thành lập, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhànước, tự quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ hoạt độngcủa tổ chức mình

Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp: Thuộc mọi thành phần của kinh tế (sau này gọi chung làdoanh nghiệp), hợp tác xã được thành lập để dạy nghề, bổ túc nghề, nâng cao trình độ, kỹ năngnghề cho nghười lao động đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, thay đổi cơ cấu sảnxuất, công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã và tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm, tựtạo việc làm

Cơ sở dạy nghề tư thục: Do cá nhân hay một nhóm cá nhân có đủ điều kiện đầu tư thành lập

và tự quản theo quy định của pháp luật

Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài: Cơ sở dạy nghề do người Việt nam định cư ở nướcngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt nam đầu tư, xây dựng

và tổ chức hoạt động theo quy định tại nghị định này và pháp luật Việt nam có liên quan

2.2 Quá trình đào tạo

b) Đào tạo nghề dài hạn

Dạy nghề dài hạn thực hiện từ 1 đến 3 năm tại các trường dạy nghề Các trường trung họcchuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đủ điều kiện để tổ chức dạy nghề dài hạn theoquy định tại nghị đinhj này

Dạy nghề dài hạn cho những người có đủ điều kiện học nghề theo quy định của Bộ lao động –thương binh và xã hội quy định Chương trình dạy nghề phải được cụ thể hoá thành giáo trình Giáotrình dạy nghề dài hạn do hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn Việc thẩm định chương trình,giáo trình dạy nghề dài hạn, ngắn hạn do Bộ lao động – thương binh và xã hội quy định

3 Các hệ thống đào tạo nghề

3.1 Hệ thống truyền nghề theo sản phẩm

Trang 34

Là hệ thống đào tạo nghề có sớm nhất trong lịch sử đào tạo nghề Toàn bộ quá trình đào tạonghề diễn ra dươí hình thức truyền nghề (người biết nghề chỉ dẫn dạy cho người chưa biết nghề)tương ứng với các sản phẩm mới Ở hình thức này ngưòi dạy nghề

“chuyển tải” kiến thức kinh nghiệm tới người học theo kinh nghiệm cảm tính của mình “hoạt động”mang tính chủ quan, tự phát, không có kế hoạch định trước… làm cho quá trình học tập của ngườihọc không thuận lợi như hệ thống chuẩn hoá sau này

Nôi dung “chuyển taỉ” đi liền với loại sản phẩm trong lao động nghề nghiệp không hình thànhđược kiến thức cơ bản Người học sẽ khó khăn khi sản phẩm mới xuất hiện, làm sao cho để đạtđược khi mà không được “thầy” truyền nghề, tính định hướng của hệ thống truyền nghề trong nănglực nghề nghiệp là rất yếu

3.2 Hệ thống theo nguyên công

Là hệ thống đào tạo theo nguyên công hình thành sau, trên cơ sở phân tích cộng việc lao động rathành những nguyên công cơ bản, tổ chức quy trình theo các nguyên công Từ những nguyên công

cơ bản này, người học hình thành được các năng lực cơ bản cần thiết để thực hiện các công việc đặctrưng của nghề nghiệp, có thể làm được các sản phẩm nghề nghiệp một cách sáng tạo, chủ động,mặc dù chưa được chỉ dẫn chi tiết như truyền nghề theo sản phẩm

Tuy nhiên hệ thống này mới chỉ quan tâm đến đào tạo kỹ năng cơ bản còn các kỹ năng mangtính chất tổng hợp, khái quát trong lao động nghề nghiệp chưa được quan tâm nên khi gặp loại việcphức tạp hoặc mới trong lao động nghề nghiệp thì những tri thức được hình thành bằng con đườngtrên chưa thể đảm bảo cho sự hoàn thành công việc theo yêu cầu

3.3 Hệ thống luyện tập kỹ năng lao động

Đây cũng là một hệ thống quan trọng trong đào tạo nghề Hướng vào hình thành kỹ năng laođộng từ đơn giản đến phức tạp trong đó nguyên công cũng được xếp vào hệ thống này (kỹ năng cụthể cơ bản) Hệ thống này có tính chất toàn diện hơn Nó bao hàm cả các kỹ năng phức tạp có tínhchất linh hoạt, sáng tạo và sự phối hợp các nguyên công cơ bản Hệ thống này cung cấp không chỉ

kỹ năng hành nghề mà cả tin tức lý thuyết cơ bản để thực hiện các kỹ năng hành nghề, đại diện các

hệ thống này là hệ thống đào tạo kỹ năg hành nghề, hệ thống đào tạo theo môđun

III Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề 2002 – 2010

1 Xây dựng các hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành

1.1 Các trình độ đào tạo nghề

a) Trình độ bán lành nghề: Trình độ mà người học được trang bị một số kiến thức và kỹ năngnghề nhất định để có thể tham gia vào lao động sản xuất nghề nghiệp hiện tại trong các loại hìnhcông việc cơ bản của nghề nghiệp

b) Trình độ lành nghề: Trình độ mà người học được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diệnrộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp

c) Trình độ cao: Trình độ mà người học được trang bị kỹ năng nghề thành thạo và kiến thứcchuyên môn kỹ thuật cần thiết dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên

Trang 35

nghiệp để có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại và sử lý các tình huống phức tạp, đa dạngtrong các dây chuyền sản xuất tự động, công nghệ hiện đại.

Những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn được cấp chứng chỉ nghề, nhữngngười tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề theoquy định của luật giáo dục

Đảm bảo tỷ lệ đào tạo giữa các trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động và nhịp độ phát triển công nghệ chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên vànhân viên nghiệp vụ trình độ cao để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

1.2 Mô hình đào tạo giáo viên dạy nghề của ta

Do các trường SPKT chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo viên để giảng dạy cho các ngành đàotạo hiện có, chúng ta xây dựng mô hình đào tạo - bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu đào tạo về đội ngũgiáo viên cho các trường dạy nghề, số được chọn làm giáo viên phần lớn đã qua đào tạo chuyênmpôn ở các trường nghề với các trình độ khác nhau: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,công nhân lành nghề; các học viên này được bồi dưỡng bổ sung về nghiệp vụ sư phạm để trở thànhgiáo viên dạy nghề Với mô hình bồi dưỡng trên chúng ta sẽ tăng quy mô tuyển sinh học nghề dàihạn khoảng 11 – 12% hàng năm và nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề lên 26% vào năm

2010 Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong tổng quy mô tuyển sinh học nghề từ 16% ( năm

2000 ) lên khoảng 22% ( năm 2005 ) và 27% ( năm 2010 ), trong đó tỷ lệ đào tạo trình độ cao chiếmkhoảng 7% ( năm 2005 ) và 15% (năm 2010)

2 Mạng lưới trường dạy nghề

Cơ sở đào tạo nghề bao gồm các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề.Mạng lưới trường dạy nghề bao gồm cả các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật

có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề

Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đểtăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo, tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trườngdạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và cáckhu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội

Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các bộ, nghành, địa phương phù hợp với yêu cầu chuyển đổi

cơ cấu lao động theo nghành nghề và theo vùng miền, thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa cótrường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn

về lao động được đào tạo nghề, hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sôngCửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải Trung Bộ

Phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nướcngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng

Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy ghề, mỗi quận, huyện có mộttrung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trường dạy nghề

Trang 36

Hoàn thện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá: Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ

sở trường dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắcphục bất hợp lý về cơ cấu nhân lực

Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được trang bị những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp,năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước, của từng ngành từng vùng kinh tế vàtừng địa phương; điều chỉnh hợp lý cơ cấu ngành nghề, trình độ vùng miền; mở rộng quy mô đàotạo trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và việc làm Đảm bảo tính kếthừa và phù hợp với khả năng đầu tư của nhà nứơc và xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khíchphát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài Mở rộng đào tạocông nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ, liên thông giữa cácngành nghề, các trình độ đoà tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dụcquốc dân

Hình thành hệ thống đào tạo KT thực hành thực hiện các chương trình dạy nghề ngắn hạn dưóimột năm (bán lành nghề) và dài hạn từ một năm đến ba năm (lành nghề và trình độ cao)

Bán lành nghề: Được trang bị một số kiến thức và kỹ năng nghề nhất định sao cho người học có

đủ khả năng hành nghề để thực hiện những nhiệm vụ và kỹ năng nghề đơn giản, lặp đi lặp lại thànhthong lệ hay nhựng công việc và kỹ năng có thể dự đoán trước được

Lành nghề: Được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năngđảm nhận những công việc phức tạp sao cho người học có đủ năng lực hành nghề để thực hiệnnhững nhiệm vụ và kỹ năng nghề trong phạm vi rộng đáng kể, có thể thực hiện một số công việc và

kỹ năng nghề phức tạp, không theo thông lệ với yêu cầu trách nhiệm cá nhân người lao động, khảnăng hợp tác với đồng nghiệp và làm việc theo tổ nhóm

Trình độ cao: Được trang bị kỹ năng hành nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn kỹ thuậtcần thiết trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp để có khả năng vậnhành các thiết bị hiện đại và xử lý được các tình huống phức tạp, đa dạng trong các dây truyền sảnxuất tự động công nghệ hiện đại Sao cho người học có đủ năng lực hành nghề để thực hiện nhữngnhiệm vụ và kỹ năng nghề ở phạm vi rộng và có thể thực hiện một số công việc và kỹ năng nghềvới mức độ phức tạp cao trong những điều kiện khác nhau không theo thong lệ với yêu cầu tráchnhiệm và sự độc lập đáng kể, cũng như năng lực hướng dẫn quản lý và giảm sát công việc củangười lao động khác Những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn được cấp chứngchỉ nghề, những người được tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn được cấp tốt nghiệp đàotạo nghề theo quy định của luật giáo dục

Đảm bảo tỷ lệ đào tạo giữa các trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động và nhịp độ phát triển công nghệ, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật kỹ thuật viên và

Trang 37

nhân viên nghiệp vụ trình độ cao để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Quy mô tuyểnsinh: Tăng quy mô tuyển sinh học nghề dài hạn khoảng 11 – 12% hàng năm và nâng cao tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo nghề 26% vào nănm 2010 Nâng tỷ lệ tuyển sinh học nghề dài hạn trong quy

mô tuyển sinh học nghề từ 16% (năm 2000) lên khoảng 22% (năm 2005) và 27% năm 2010 , trong

đó tỷ lệ đào tạo trình độ cao chiếm khoảng 7% (năm 2005) và 25% (năm 2010) Nâng tỷ lệ học sinhhọc nghề ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%

3 Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Cơ cấu ngành nghề đào tạo được thường xuyên dự báo và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầucủa thị trường lao động các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ…

Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao cho các thành phốlớn, cho các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn như công nghệthông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ-điện tử, điện-điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới,công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu cần sử dụng lao động lớn như dệt may, thuỷ sản,chú trọng dạy nghề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông thôn ,miền núi vàxuất khẩu lao động

4 Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Thực hiện chuẩn hoá trình độ giáo viên dạy nghề theo các quy định hiện hành của bộ luật giáo

dục đồng thời sử dụng giáo viên dạy nghề theo đúng trình độ chuyên môn, ngành nghề được đàotạo

Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề Tổ chức bồi dưỡng trình độcho giáo viên dạy nghề theo 3 hình thức sau:

1) Bồi dưỡng chuẩn hoá cho giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn: Hoặc tiêu chuẩn của chức danhđang đảm nhiệm

2) Bồi dưỡng thường xuyên cho tất cả giáo viên

3) Bồi dưỡng nâng cao cho tất cả hoặc bộ phận giáo viên tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp vànhiệm vụ được phân công

Nội dung bồi dưỡng chuẩn hoá: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm,ngoại ngữ, tin học, những nộ dung khác mà tiêu chuẩn chức danh quy định

Nội dung bồi dưỡng thường xuyên:

1) Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước, các quyđịnh về dạy nghề

2) Kiến thức chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảngdạy

3) Kỹ năng nghề (bao gồm những việc sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại, công nghệsản xuất tiên tiến của nghề …)

4) PPGD, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới, ngoạingữ, tin học

Trang 38

Nội dung bồi dưỡng nâng cao gồm:

1) Những vấn đề do yêu cầu công việc và nghề nghiệp đòi hỏi

2) Nâng cao trình độ chuyên môn, NVSP, năng lực thực hành cho đội ngũ giaó viên

3) Các tiêu chuẩn quy định của chức danh cao hơn

Bồi dưỡng thường xuyên được tiến hành theo kế hoạch bồi dưỡng định kỳ hàng năm của bộ,nghành, địa phương và các cơ sở dạy nghề với các hình thức tổ chức sau:

1) Tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngủ giáo viên

2) Bồi dưỡng chuyên đề

3) Tham gia, nghiên cứu, khảo sát thực tế

4) Hội thảo khoa học

Bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng cao trình độ được tiến hành với các hình thức tổ chức sau: 1) Tập trung hoặc tại chức

2) Thực tập nâng cao tay nghề

CHƯƠNG V CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GDNN VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO

NGHỀ TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI

I Tác động của các yếu tố tới quá trình giáo dục nghề nghiệp

1 Tác động của các yếu tố khách quan

Trong nền kinh tế tri thức, sự ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ cótác động mạnh tới cơ cấu lao động xã hội, đào tạo nghề nghiệp và giáo dục nghề nghiệp theo một sốhướng cơ bản sau:

Nguồn lực con người có tri thức đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển (các yếu tố lợi thế

so sánh có tính chất truyền thống như tài nguyên, vốn lao động giản đơn lùi xuống hàng thứ yếu sovới thông tin trí thức, trí tuệ trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng và giàu có của xã hội)

Tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm, lao động công nghiệp tăng lớn trong quá trình phát triển.Ngành công nghệ cao đòi hỏi lực lượng lao động trí óc sáng tạo là yếu tố then chốt Vì thế để đàotạo đội ngũ lao động kỹ thuật, yêu cầu về người giáo viên kỹ thuật nói riêng, giáo dục nghề nghiệpnói chung cần có những thay đổi cơ bản:

Trình độ văn hoá tốt nghiệp PTTH và trình độ đào tạo chuyên môn bậc đại học phải là tốithiểu

Diện đào tạo (cơ cấu ngành nghề) ngày càng rộng để hình thành đội ngũ giáo viên sư phạm kỹthuật theo các lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo lạinhầm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên

Các phương tiện thông tin phải là những phương tiện hàng ngày của giáo viên, dùng tronggiảng dạy và học tập, trong quá trình giáo viên vừa dạy vừa học xen kẽ với nhau

2 Tác động của các yếu tố chủ quan

Trang 39

Với quy mô đào tạo còn nhỏ hẹp và còn thiếu các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đàotạo nghề, những cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, quá trình nghiên cứu đổi mới phương phápdạy học của đội ngũ giáo viên mới chỉ dừng lại ở những phương pháp cụ thể cho từng bài học, chỉmới hướng vào hoạt động của giáo viên mà chưa quan tâm tới hoạt động của con ngươì học: dạychay, học chay còn là tình trạng khá phổ biến Ngân sách đầu tư cho giáo dục đã nâng lên song cònthiếu nhiều so với nhu cầu phát triển của thực tiễn của giáo dục nghề nghiệp.

Năng lực đội ngũ còn hạn chế chưa tiếp cận được với những thay đổi của khoa học- côngnghệ, sự “đói” về tri thức thực hành công nghệ là chủ yếu dẫn tới khả năng khai thác phương tiện

kỹ thuật - công nghệ vào quá trình giáo dục đào tạo nghề nghiệp còn hạn chế Đội ngũ vừa thiếuvừa yếu về năng lực sư phạm kỹ thuật lại ít được bồi dưỡng bổ xung kiến thức và công nghệ mới…nên chưa thể trở thành động lực phát triển đào tạo nghề nghiệp

Nội dung đào tạo chậm đổi mới chưa phù hợp với thực tế sản xuất và xu thế phát triển củakhoa học kỹ thuật - công nghệ, phần lớn giáo viên dạy cái mình đang có chưa dạy được cái ngườihọc cần, xã hội đòi hỏi

3 Những khó khăn và thuận lợi của quá trình giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay và phương hướng phát triển nghề nghiệp.

3.1 Những khó khăn và nghề nghiệp

a) Khó khăn

Với cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chương trình phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiệnđại hoá, chương trình còn mang nặng tính hàn lâm, kinh nghiệm nặng về thi cử… chưa gắn bó chặtchẽ với nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội cũng như nhu cầu của người học, giáo dục trí lựcchưa kết hợp với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội, ýthức tự tôn dân tộc cò hạn chế, chế độ thi cử còn lạc hậu, cách tuyển sinh còn nặng nề tốn kém.Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả, các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hànhkịp thời, công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức

Về mặt khách hàng những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn và nhu cầu học tậpngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, mà lao động dư thừa, khả năng sử dụng lao độngcủa nền kinh tế còn hạn chế, khả ănng đầu tư cho giáo dục hẹp

b) Thuận lợi

Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổithang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động… điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướngphát triển nhân cách người học

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức

sở hữu, nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế định hướng XHCN, sản xuất hàng hoá pháttriển làm cho thị trường lao động mở rộng, nhu cầu học tập của con gnười được tăng nhanh…

Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắclực cho xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo, đáp ứng các nhu

Trang 40

cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biếnđộng của nhu cầu nhân lực.

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, tinh thần hiếu học, năng lực tiếp thu vậndụng tri thức mới và kỹ năng mới… cần phát huy lợi thế đó để vượt qua thử thách tranh thủ xâydựng một nền giáo dục tiên tiến hiện đại, hướng tới một xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu đàotạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của người việt nam trong thời đại mới, thúc đẩy

sự tiến bộ xã hội

3.2 Phương hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp

a) Đổi mới mục tiêu nội dung – chương trình giáo dục theo hướng chuẩn hoá tiếp cận với trình

độ tiên tiến của khu vực cũng như thế giới đồng thời thích ứng được với các nhu cầu nguồn lực chocác lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; chú trọng giáo dục thểchất, bồi dưỡng nhân cách người học; hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập… nhanhchống áp dụng công nghề thông tin và giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý Xâydựng và ban hành ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theohướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sựbiến đổi nhanh chóng của công nghề và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làmtrong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác

Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năngnghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh Huy động chuyên gia làm việc tại các sơ sở sản xuấtkinh doanh tham gia xây dựng chương trình nội dung, tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả đàotạo

Xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiếntrong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy,

tự động hoá một số ngành phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

b) Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục

Phát triển đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứngnhu cầu vừa tăng về quy mô vừa nâng cao về chất lượng và hiệu quả giáo dục, thực hiện luân phiênbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần, nâng tỷ lệ giáo viên trung học chuyênnghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010

Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động sanghướng dẫn người học chủ động tư duy tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học…tăng cường tính chủ động tích cực, sang tạo, tự quản Tự chủ của người học trong nhà trường vàtham gia các hoạt động xã hội

c) Đổi mới quản lý giáo dục về tư duy và phương thức

Đổi mới theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềmnăng sáng tạo tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp mỗi cơ sở giáo dục Nâng cao hiệulực chủ đạo tập trung của chính phủ trong việc thực hiện chiến lược giáo dục

Ngày đăng: 08/02/2017, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w