1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

31 817 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Khái quát Thương mại là sự trao đổi mua bán hàng hóa hay cung ứng các dịch vụ thương mại trên thị trường hay các hoạt động khác nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh trên thị trường ( theo điều 3.1 luật thương mại 2005, điều 29 luật tố tụng dân sự 2004 , khoản 3 điều 2 pháp lệnh thương mại 2004 ) Quốc tế : là quan hệ vượt qua biên giới quốc gia Phân loại + Quan hệ thương mại quốc tế công : giữa các quốc gia với nhau + Quan hệ thương mại quốc tế tư : giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau TỔ CHỨC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ WTO I Vài nét về các tổ chức kinh tế quốc tế Ví dụ EC, WTO, IMF, AFTA, NAFTA, OPEC, APEC Đặc điểm • Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế • Được thành lập bởi các quốc gia hay các tổ chức quốc tế hay các lãnh thổ thuế quan độc lập Ví dụ : Hongkong, Macau là các lãnh thổ thuế quan độc lập và cũng là thành viên của WTO Chỉ có các quốc gia mới có thể là thành viên của các tổ chức quốc tế à Nhận định sai, tổ chức quốc tế EC cũng là thành viên của WTO • Được thành lập trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế ( phù hợp với các nguyên tắc chung của luật quốc tế hiện đại ) è Tổ chức quốc tế là tổ chức được thành lập bởi các quốc gia hay các tổ chức quốc tế hay các lãnh thổ thuế quan độc lập, trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế phù hợp với các nguyên tắc chung của luật quốc tế hiện đại và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Phân loại tổ chức quốc tế theo thành phần tham gia • Tính toàn cầu à tất cả các quốc gia, tổ chức quốc tế, lãnh thổ thuế quan thỏa mãn các điều kiện nhất định ( Ví dụ : các điều kiện qui định tại điều 12 hiệp định Marakesh ) đều có thể tham gia Ví dụ WB, IMF • Tính khu vực à được thành lập hoạt động trên cơ sở hiệp định giữa 1 số hạn chế các quốc gia Ví dụ EC, AFTA, NAFTA, OPEC, APEC Chú ý Myanmar, Cuba vẫn là thành viên của WTO tuy đang bị cấm vận, do có áp dụng các điều khoản bảo lưu. Ngoại lệ của MFN là các hiệp định thương mại khu vực Nhận định sai Các hiệp định khu vực chỉ được ký kết giữa các quốc gia trong 1 khu vực hạn chế à do hiệp định khu vực chỉ cần được ký kết giữa 1 số hạn chế các quốc gia. Ví dụ : hiệp định thương mại Việt Mỹ, Nam Phi EU là hiệp định thương mại khu vực dù các quốc gia ký kết không ở trong cùng khu vực địa lý Phân loại hiệp định khu vực Tuy có nhiều loại như Khu vực mậu dịch tự do ( free trade area ), Liên minh thuế quan, Thị trường chung ( EC ), Liên minh về tiền tệ ( EU sử dụng Euro ) v.v… nhưng các hiệp định khu vực thường được chia ra • Khu vực mậu dịch tự do ( free trade area ) và các hiệp định tạm thời hướng đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Là liên kết kinh tế trong đó 2 hay nhiều quốc gia thành viên hay lãnh thổ thuế quan cắt giảm hay xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia hay lãnh thổ thuế quan trong khu vực . Vừa có sự ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan ( thủ tục hải quan ) cho các hoạt động thương mại giữa các thành viên, Vừa giữ được chủ quyền về quyết định chính sách thương mại đối với các quốc gia ngoài khu vực à mỗi quốc gia tự quyết định mức thuế đối với sản phẩm của các quốc gia ngoài khu vực • Các liên minh thuế quan ( custom union ) và các hiệp định tạm thời hướng đến việc thành lập các liên minh thuế quan Là liên kết kinh tế trong đó các quốc gia hay lãnh thổ thuế quan thành viên loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với phần lớn sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia hay lãnh thổ thuế quan trong khu vực đồng thời thiết lập 1 chính sách ngoại thương chung đối với các sản phẩm đến từ ngoài khu vực à mức liên kết giữa các thành viên cao hơn Tuy cùng có sự ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan ( thủ tục hải quan ) cho các hoạt động thương mại giữa các thành viên, nhưng Không giữ được chủ quyền về quyết định chính sách thương mại đối với các quốc gia ngoài khu vực à tất cả các quốc gia thành viên cùng áp dụng một mức thuế đối với sản phẩm của các quốc gia ngoài khu vực II Lịch sử hình thành và phát triển của WTO WTO ( World Trade Organization ) Là 1 tổ chức kinh tế quốc tế có phạm vi hoạt động toàn cầu có vai trò giúp xây dựng và thực hiện các qui định nhằm điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia Theo Điều 2.1 hiệp định Marakesh Lịch sử hình thành và phát triển của WTO Là tổ chức tương đối mới, được thành lập năm 1995, có tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (General agreement on Tariff and Trade) ra đời năm 1947 (hệ thống thương mại đa biên). Sau 8 vòng đàm phán thì WTO mới ra đời

Ngày đăng: 04/02/2017, 16:54

Xem thêm: BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w