1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO

8 715 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 63 KB

Nội dung

- UNESCO được thành lập với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn tr

Trang 1

I MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ UNESCO

1 Giới thiệu chung

-Tên gọi đầy đủ của UNESCO

Tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

Tên tiếng Việt: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

- Biểu tượng của Tổ chức

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ

Parthenon làm biểu tượng của Tổ chức

- UNESCO được thành lập với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình

và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia

về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”

-Lịch sử ra đời của UNESCO

UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kết Công ước thành lập của UNESCO Ngày 4 tháng 11 năm 1946, Công ước này được chính thức có hiệu lực với 20 quốc gia công

nhận: Úc, Brasil, Canada, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ai Cập, Pháp, Hy Lạp, Ấn Độ, Li Băng,Mexico, New Zealand, Na Uy, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ

Những năm 1970 và 1980, UNESCO là trung tâm của một tranh cãi trong đó Hoa Kỳ và Anh cho rằng đây là một diễn đàn để các nước theo chủ nghĩa cộng sản vàthế giới thứ ba chống lại phương tây Hoa

Kỳ và Anh lần lượt rút khỏi tổ chức này năm 1984 và 1985 Sau đó, Anh và Hoa Kỳ lại tham gia tổ chức này lần lượt vào các

năm 1997 và 2003

Trang 2

Những năm cuối thập kỷ 1990, UNESCO đã thực hiện một số cải cách trong tổ chức, như cắt giảm nhân lực và số đơn vị Số văn phòng giảm từ 79 (năm 1999) xuống 52 (hiện nay)

2 Tôn chỉ và Mục đích của UNESCO

UNESCO xác định mục đích cơ bản của mình là: “Duy trì hoà bình và

an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất

cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo của Hiến chương Liên Hợp Quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”

3 Chức năng căn bản của UNESCO

UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của

tổ chức, bao gồm:

1 Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

2 Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách:

 Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

 Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác

về kinh tế hay xã hội;

 Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

3 Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:

 Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến

Trang 3

nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết;

 Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa

kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích;

 Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp

Nguồn: Công ước thành lập UNESCO

4 Cơ cấu

UNESCO được tổ chức với một Đại hội đồng một Hội đồng chấp hành và một Ban Thư ký Đại Hội Đồng gồm các đại diện của các nước thành viên UNESCO (mỗi nước thành viên được chọn cử 5 đại biểu) Hội đồng chấp hành gồm các ủy viên được Đại hội đồng bầu

ra trong số các đại biểu được các nước thành viên chọn cử; mỗi ủy viên của Hội đồng chấp hành đại diện cho Chính phủ nước mình Ban Thư Ký UNESCO gồm có Tổng Giám đốc và số nhân viên được thừa nhận là cần thiết Tổng Giám đốc do Hội đồng chấp hành đề nghị và Đại hội đồng bầu cử (nhiệm kỳ 6 năm) với những điều kiện được Đại hội đồng chấp nhận Tổng Giám đốc là viên chức cao nhất của UNESCO

Hiện UNESCO có 191 quốc gia là thành viên Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập UNESCO; còn các quốc gia khác có thể được chấp nhận nếu được Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng biểu quyết với đa số hai phần ba thành viên có mặt tán thành

Các quốc gia thành viên thường thành lập một tổ chức đại diện cho UNESCO ở nước mình, tùy điều kiện cụ thể Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thông tin Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phương châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc

Trang 4

5 Những mốc lịch sử quan trọng của UNESCO trong 60 năm qua

Ngày 16-11-1945: Đại diện của 37 quốc gia họp tại London để ký

Công ước UNESCO Ngày này được lấy làm ngày ra đời của

UNESCO

Ngày 4-11-1946: Công ước UNESCO có hiệu lực sau khi được

chính phủ của 20 nước phê chuẩn

1960: Phát động Chiến dịch Nubia ở Ai Cập nhằm dịch chuyển Đền

thờ Vĩ đại ở Abu Simbel đến vị trí an toàn để bảo tồn sau khi Ai Cập xây dựng đập nước Aswan Trong vòng 20 năm thực hiện chiến dịch này, 22 công trình kiến trúc và tượng đài đã được di chuyển nguyên vẹn đến khu vực an toàn Đây là một trong những công trình lớn nhất trong hàng loạt các chiến dịch bảo tồn di sản văn hoá do UNESCO phát động, bao gồm chiến dịch Moenjodaro (Pakistan), Fez (Maroc), Kathmandu (Nepal), Borobudur (Indonesia) and the Acropolis (Hi Lạp)

1968: UNESCO tổ chức Hội nghị liên chính phủ đầu tiên hướng tới

việc giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, mà hiện nay người ta gọi là “phát triển bền vững” Hội nghị này là nguyên nhân dẫn đến việc ra đời Chương trình toàn cầu của UNESCO gọi là

“Con người và Sinh quyển”

1972: Một Công ước quốc tế liên quan đến Bảo vệ các Di sản Văn

hoá và Thiên nhiên thế giới đã được thông qua tại UNESCO Uỷ ban

Di sản Thế giới được thành lập năm 1976 và những di sản đầu tiên trên thế giới được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới vào năm

1988

1980: Hai tập sách đầu tiên Lịch sử Đại cương về Châu Phi của

UNESCO được phát hành Tiếp đến là các tập tương tự về các khu vực khác, đáng chú ý là về lịch sử vùng Trung Á và Caribé

1984: Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO do bất đồng trong vấn đề quản lý và

những lý do khác Tiếp đến là Anh và Singapore rút khỏi UNESCO vào năm sau, 1985 Ngân sách của UNESCO bị giảm đột ngột

1997: Vương quốc Anh quay lại UNESCO.

1998: Bản Tuyên bố về Nhân quyền đã được UNESCO biên soạn và

thông qua vào năm 1997 đã được Liên Hợp Quốc phê chuẩn

Trang 5

1999: Tổng Giám đốc Koichiro Matsuura tiến hành cải cách tổng thể

cơ cấu và thực hiện chính sách phi tập trung hoá bộ máy công chức

và hoạt động nghiệp vụ của UNESCO

2001: Đại hội đồng UNESCO thông qua Bản Tuyên bố Quốc tế về

Tính đa dạng Văn hoá

2003: Hoa Kỳ quay lại UNESCO.

2005: Nước Hồi giáo Brunei trở thành quốc gia thành viên thứ 191

của UNESCO

II) TỔ CHỨC UNESCO VIỆT NAM.

1 Giới thiệu về Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

Tên tiếng Việt: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

Tên tiếng Anh: Vietnam Federation of UNESCO Associations.

Tên viết tắt tiếng Anh: VFUA

_Biểu tượng của Tổ chức

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam sử dụng Biểu tượng của Hiệp hội UNESCO Thế giới làm biểu tượng trong các hoạt động của mình Ngoài ra, trong những hoạt động lớn mang nội dung văn hoá và chuyên môn thuần khiết, để thể hiện sự tôn vinh đối với UNESCO và tuyên truyền cho lý tưởng, tôn chỉ và mục đích của UNESCO, Liên hiệp có thể được sử dụng biểu tượng của UNESCO

Lịch sử ra đời của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên của UNESCO từ thời Chính quyền Bảo Đại (1951) Sau ngày đất nước thống nhất, Chính phủ Việt Nam lần lượt thay chân chính quyền Sài Gòn cũ tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó có UNESCO (1976)

Năm 1981 Việt Nam được giới thiệu và gợi ý nên có mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam để thu hút cộng đồng tham gia đóng góp vào các hoạt động UNESCO tại Việt Nam

Tháng 3-1993, Việt Nam ký bản ghi nhớ, trong đó có nêu việc Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét tích cực việc thành lập Hiệp hội UNESCO Việt Nam Tiếp đó Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã góp phần cùng các sáng lập viên tích cực chuẩn bị cho việc ra đời một mạng lưới UNESCO phi chính phủ tại Việt Nam

sẽ mang tên là Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam

Ngày 3-8-1993 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 397/TTg cho phép thành lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam

Trang 6

Ngày 6-10-1993 tại Đại hội Toàn quốc lần thứ Nhất, đồng thời là Đại hội Sáng lập Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam đã thông qua điều lệ, cương lĩnh hoạt động và bầu ra 1 ban chấp hành với 21 uỷ viên

Ngày 16-12-1993 Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã thay mặt Chính phủ phê chuẩn Điều lệ của Hiệp hội (Quyết định số 1174/TCCP-TC) Tiếp đến Bộ Ngoại giao đã thay mặt Chính phủ ViệtNam chính thức thông báo với UNESCO việc ra đời Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam

2 Các cơ quan lãnh đạo và tổ chức hoạt động

* Đại hội đại biểu toàn quốc

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan cao nhất của Hiệp hội

Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội:

- Xem xét và thông qua báo cáo công tác của Ban Chấp hành

- Thảo luận, thông qua chương trình hoạt động và quyết định các vấn

đề về ngân sách cho nhiệm kỳ tới

- Thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ

- Bầu Ban Chấp hành Hiệp hội

* Ban Chấp hành

Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành :

1 Nghiên cứu nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động của Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, của tổ chức UNESCO, tham khảo các hoạt động cuả Hiệp hội để đề ra nội dung và phương thức hoạt động của Hiệp hội phù hợp với nhiệm vụ và chương trình do Đại hội

đề ra

2 Lãnh đạo quyết định những vấn đề liên quan đến cơ cấu, tổ chức

bộ máy, tài chính và đối ngoại của Hiệp hội và những điều cần thiết

để đảm bảo thực hiện chương trình có hiệu quả

3 Cử ra Ban Thư ký để trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của Hiệp hội

4 Xem xét và công nhận các đơn vị cơ sở

5 Triệu tập Đại hội toàn quốc

* Ban Thư ký

Ban Thư ký của Hiệp hội gồm Tổng Thư Ký, các Phó Tổng Thư Ký

và các Uỷ viên Thư ký

* Các cơ quan chức năng và chuyên môn

Các cơ quan chức năng của Hiệp hội, gồm:

- Ban Tổ chức và Hội viên

- Ban Kiểm tra

Trang 7

- Ban Thi đua và Khen thưởng

- Ban Tài chính

- Ban Đối ngoại

Các cơ quan chuyên môn, gồm:

- Tạp chí Ngày Nay - cơ quan ngôn luận của Hiệp hội

- Mạng Thông tin điện tử Mái Nhà Chung - cơ quan truyền thông điện

tử của Hiệp hội

- Ban phát triển Dự án

- Ban chuyên môn (gồm các Tiểu ban Giáo dục, Tiểu ban Khoa học

và Công nghệ, Tiểu ban Văn hoá, Tiểu ban Thông tin và Truyền

thông)

- Hội đồng Khoa học bảo trợ các công trình lịch sử và văn hoá có giá trị và người tài Việt Nam

III) QUAN HỆ VN - UNESCO

1 MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG

Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO Sau đó chính quyền Sài gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975

Tháng 3/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam tuyên bố kế thừa tham gia UNESCO

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO

Tháng 10/1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên chính phủ CHXHCN Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tổ chức tại Nai-rô-bi (Kenya)

Ngày 15/6/1977, Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại giao

Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cử cấp đại sứ làm trưởng Phái đoàn

Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm cũng như những đóng góp về tài chính và kỹ thuật ban đầu cho một

số dự án của Việt Nam Thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO có những bước phát triển mới cả về lượng và chất

và ngày càng thu được nhiều kết quả

2 NHỮNG THÀNH TỰU

Trang 8

2.1 Hợp tác với UNESCO trong việc triển khai các ý tưởng mới trong hoạch định chính sách.

Các ý tưởng, các kinh nghiệm quốc tế mà UNESCO cung cấp đã được áp dụng, chuyển tải vào các chương trình hành động, chương trình phát triển, các chính sách, chiến lược quốc gia, được phổ biến, thấm nhuần từ lãnh đạo đến các cấp, đến từng người dân, do đó có tác động sâu bền tới sự phát triển của đất nước

-Trong lĩnh vực giáo dục:

Trong lĩnh vực giáo dục, những tư tưởng đề cao và cổ vũ cho giáo dục của UNESCO rất phù hợp với việc coi giáo dục là quốc sách của Việt Nam

Ngày đăng: 18/12/2016, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w