•Tác động về kinh tế: - Đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển lịch sử NB, đặt nền tảng cho nền KT-XH của NB chuyển hẳn sang chế độ phong kiến hướng tiếp thu những tiến bộ củ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG NHẬT BẢN Câu 1: Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của cuộc cải cách Taika ở Nhật Bản
Câu 2: Phân tích tiền đề của cải cách Taika Nhật Bản.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa quốc tế của Minh Trị duy tân ở Nhật Bản.
Câu 4: Nêu ý nghĩa chính trị của Hiến pháp 1946 ở Nhật Bản?
1 Phân tích những mặt tích cực và hạn chế của cuộc cải cách Taika ở Nhật Bản
Tích cực
1 •Tác động về kinh tế:
- Đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển lịch sử NB, đặt nền tảng cho nền KT-XH của NB chuyển hẳn sang chế độ phong kiến hướng tiếp thu những tiến bộ của cđộ nhà đường Trung Hoa
- Với những chính sách trong cuộc CC Taika thực hiện đã đem lại những tác động to lớn đối với sự phát triển KTXH của NB lúc này
- Trước cải cách: thì ruộng đất thuộc tay những người đứng đầu dòng họ lớn, những
người nông dân hầu như không có ruộng đất cày cấy và canh tác
- Sau khi cải cách: hầu hết ng dân đã có ruộng đất, chế độ tư hữu ruộng đất bị bãi bỏ,
ruộng đất canh tác đã chuyển sang đất của nhà nước Trên cơ sở đó triều đình tiến hành chế độ ban điền
QHSX mới trong XH NB là QHSX phong kiến.
- Những CC đã giải phóng sức lao động của bộ dân đưa RĐ cho nông dân trực tiếp
SX Lúc này nông dân đã có quyền sử dụng cày cấy trên ruộng đất của mình
- Ban hành chế độ thuế khóa mới với những mức thuế khác nhau Điều này làm cho nông dân an tâm để SX bời vì mỗi năm họ chỉ trích ra 1 khoản để đóng thuế cho nhà nước 1 cách ổn định, không lo thuế cao như trước đây Lúc này quyền lợi của họ đã được pháp luật bảo vệ và quy định Đặc biệt, trong cuộc CCnafy đã đánh mạnh vào đặc quyền tối hữu của quý tộc và hào tộc địa phương
- Làm cho LLSX phát triển mới
- Trong Nông nghiệp: thì có nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, công cu bằng
sắt được sử dụng 1 cách phổ biến rộng rãi làm cho trồng trọt tăng lên đáng kể, nghề trồng lúa nước phát triển vs năng suất cao
- Thủ công nghiệp: được mở rộng như SX tơ lụa, làm gốm, đúc rèn phát triển cao.
- Ngoại thương rất phát triển đặc biệt là các mqh bang giao đã được đẩy mạnh, từ đó
làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa NB và các nước đc củng cố và mở rộng Điều này làm cho nghề đóng thuyền và đi biển phát triển Nhiều vùng buôn bán sầm uất đã
ra đời đây là tiền đề đặt nền móng cho sự xuất hiện đô thị đầu tiên của NB
Trang 2 Có ý nghĩ lớn, giải phóng bộ dân đã mở đường cho việc xác lập QHSX Với việc giải phóng bộ dân góp phần quan trọng trong sự chuyển biến của NB từ XH chiếm hữu nô lệ sang chế độ PK theo mô hình T.Hoa
Xoá bỏ bộ dân đã giải phóng sức lao động tạo điều kiện phát triển SX NN đồng thời trên cơ sở đó Nhà Nước phong kiến xây dựng quân đội mới theo chế độ trưng binh, điều này làm cho đời sống nhân dân NB ổn định, đáp ứng yêu cầu tang dân số và mở rộng biên giới quốc gia
2 Về CT-XH:
- Sau cuộc CC nàyXH NB có chuyển biến lớn từ 1 XH chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến theo mô hình Trung Hoa Lúc này, tầng lớp bộ dân, nô lệ, nông dân được
tự do
- Bên cạnh việc xoá bỏ chế độ bộ dân nhằm giải phóng sức lao động thì bộ máy nhà nước TW tập quyền được xây dựng và hoàn thiện dần Đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền lực là Thiên hoàng, dưới thiên hoàng là cơ quan lại từ TW đến địa phương
- Có thể nói thể chế CT nay phức tạp hơn so vs thể chế CT cũ Thiên hoàng trở thành địa chủ PK lớn nhất Tất cả cư dân trong nước từ quan lại, quý tộc, từ TW đến địa phương đề trở thành bề tôi của Thiên hoàng, điều đó có ý nghĩa, nhà nước pk quân chủ chuyên chế TW tập quyền đã bước đầu được xã lập
- Sau cuộc CC, cơ sở hạ tầng nhà nước được hoàn thiện hơn, điều đó làm tang quyền lực và sự kiểm soát của chính quyền TW Lúc này tổ chức bộ máy nhà nước làm quyền lực tập trung vào tay 1 người, làm giảm bởi các thé lực cát cứ của quý tộc, định chế bổ nhiệm quan lại từ TW đến địa phương với những chức vụ rõ rang và với nhiệm vụ khác nhau giúp Thiên hoàng kiểm soát nắm rõ đời song người dân
- Lúc này cả nước chia làm nhiều đơn vị hành như: tỉnh, quận, huyện, xã đã tạo điều kiện cho triều đình giám sát được công việc thu thuế cũng như giữ gìn trật tự an ninh trong cả nước
- Việc chia đất nước thành các quận huyện làm cho việc kiểm tra, ghi chép sổ nhân khẩu, sổ hộ khẩu ở mỗi địa phương thuận lợi hơn Trên cơ sở đó nhà nước thực hiện chính sách chia đất được công bằng, thuận lợi hơn
- Dựa vào sổ ghi chép đinh bạ, điền bạ, Nhà nước sẽ nắm được ai trong diện miễn thuế, ai trong diện nộp thuế
CC Taika đã đạt được mục tiêu cao hơn dự định, nó đc xem là 1 cuộc cc về hành chính, trong đó quyền lực tập trung trong tay chính quyền TW, đứng đầu là Thiên hoàng
- Thể chế CT mới này cùng vs những biện pháp tiến hành CC bước đầu khác hiệu quả những nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước chính quyền TW và chế độ sở hữu nhà nước đã được chấp nhận Sở dĩ có như vậy vì do tầng lớp địa chủ quyền lợi của
họ cũng được triều đình bảo vệ thông qua chế độ bổng lộc và tước vị Họ không cảm thấy thiệt thòi quyền lợi ruộng đất
Trang 3- Đối vs nông dân: những bộ phận của CC làm cuộc song gia đình họ được đảm bảo hơn có thể khẳng định lại chính sách mà CC Taika thực hiện có ý nghĩa hết sức to lớn đối với lịch sử NB thời kỳ này
Hạn chế:
- SL ruộng đất cấp cho gia đình nông dân còn quá ít ko đủ đảm bảo nuôi sống cho gđ
họ vì lúc này trình độ sx còn thấp Lúc bấy giờ cần có 1 SL ruộng lớn mới đủ Vì vậy nhiều người dân phải lĩnh canh RĐ của quý tộc , địa chủ pk và bị áp bức bóc lột nặng
nè
- Việc c rập khuôn cấp độ sở hữu ruộng đất và thuế khoá của nhà Đường là hạn chế lớn Vào thời điểm diễn ra CC, nền KT NB là nền KT Nông nghiệp lúa nước, canh tác trong môi trường thung lũng, đòi hỏi các thức SX và kỹ thuật canh tác phù hợp
độ nghiệng của đất và diện tích đất hạn hẹp buộc người canh tác phải huy động năng lực đầu tư lớn trên một diện tích đất trồng
- Với chính sách ban điền của triều đình đã phá vỡ quy mô, QH ruộng đất của công xã truyền thống đi ngược lại vs sự phát tiển tự nhiên Trên thực tê, cũng cướp đi nguồn sống căn bản của các hộ nhân dân chủ yếu dựa vào mảnh đất tư hữu của mình, vì họ không thể yên tâm đầu tư thích đáng và canh tác trên mảnh đất 6 năm chia lại 1 lần
- Giải phóng bộ dân là tiến bộ song ko phải tất cả cá hộ dân đều có địa vị như là nhân dân của 1 nhà nước pk, vì trên thực tế những hộ dân của tiểu TCN ko đc giải phóng; mặt khác các bộ phân nô lệ ở các tư gia, họ cũng chỉ nhận 1/3 suất người tự do nên các địa chủ pk tìm cách tăng số nô lệ để tăng thêm ruộng đất cho họ
- Trong CC Taika, nguồn nô chính vẫn là : tù binh, nô lê phạm tội, nô lệ vì nợ
- Ngoài Bộ phận nô lệ tư gia còn có bộ phận nô lệ nhà nước đặc biệt là nô lệ làm ở các công trường xây dựng và điều này phản ánh sự nhân nhượng và thỏa hiệp của chính quyền pk với thế lực cũ
- Vs hình thức ruộng đất ban cấp cho quý tộc địa chủ pk vs thế lực thần quyền như: ruộng đất tước vị vs chức vụ, thưởng công, nhà chùa ngày càng tăng, dần dần những ruộng đất này biến thành ruộng tư hữu riêng của các lãnh chúa điều này dẫn đến khuynh hướng cát cứ và phân quyền diễn ra
- Trong chiếu chỉ CC nó rõ XD bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương Trong quá trình thực hiện chưa đủ kinh nghiệm và năng lực cần thiết để thực hiệncác chính sách cũng như can thiệp sâu vào đời sống XH lớp dưới
- Mặc khác do thiếu kinh nghiệm quản lý giới quan lại địa phương đã tự đề ra các chính sách quản lý khác nhau Vì vậy đưa ra nhiều sự bất đồng trong quá trình thực hiện CC này Mở đường cho sự nảy sinh khuynh hướng tái tư hữu hóa RĐ ở NB
- Người ta luôn cố gắng thi hành cuộc CC và thường xuyên xem cét nhưng vẫn thất bại
vì đã sao chép rập khuôn mô hình nhà nước của chế độ Trung Quốc
Câu 2: Phân tích tiền đề của cải cách Taika Nhật Bản.
1 Tiền đề kinh tế
Trang 4- Vào TK5 vs sự tiếp thu kĩ thuật sản xuất của Trung Hoa nền KT NB tương đối phát triển, trở thành quốc gia tương đối thống nhất đạt được tiến bộ trong kĩ thuật Ví dụ: những công cụ = Cu, = Fe sử dụng rộng rãi XH
- Bên cạnh đó, canh tác đất đai phát triển thêm 1 bước
- Trồng lúa nước phát triển rực rỡ
- Ngoài ra sản xuất tơ lụa, đóng thuyền, sản phẩm thủ công Ngành xây dựng phát triển, họ xây dựng được công trình thuỷ điện ở sông Edo
Có thể khẳng định giai đoạn này nội thương NB phát triển mạnh mẽ
- Tk6 việc buôn bán NB - Triều Tiên - Trung Quốc được đẩy mạnh Vs tác động của
sự buôn bán này những thuyền buôn của TQ - TT đã được cập bến NB Cùng với đó
là những thương nhân TQ - TT đến NB sinh sống và ngược lại Chính những điều này làm ảnh hưởng VH TT, TQ với NB
- Thông qua hoạt động ngoại thương NB đã tiếp cận phát triển được kỹ thuật của hai nền văn minh 2 quốc gia này
Có thể khẳng định đến TK6 sức sản xuất của NB phát triển mạnh, đòi hỏi thay đổi quan hệ và LLSX
- Lúc này lực lượng SX chính của NB là những người dân lao động, người dân tự do,
nô lệ, bộ dân, tuy nhiên bị áp bức bóc lột nặng nề => diễn ra nhiều cuộc phản kháng Tầng nô lệ và bộ dân thường xuyên bỏ trốn => ruộng đất bỏ hoang nhiều, điều này làm ảnh hưởng đến sức sản xuất => mâu thuẫn XH phát triển
- Giai cấp thống trị thay đổi phương thức bóc lột và thiết lập chính quyền
- Lúc này trong triều đình phái cấp tiến là những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
VH Trung Hoa vì vậy họ nhận thức đc cần tiến hành cải cách:
+Xoá bỏ chế độ bộ dân
+Giải phóng lực lượng sản xuất để đất nước phát triển
2 Tiền đề chính trị - xã hội.
- TK6-7 thể chế CT NB vẫn dựa vào nền tảng chế độ thị tộc vì vậy không tránh khỏi tranh giành quyền lực giữa dòng họ Lúc này, ở TQ sự phát triển rực rỡ nhà Đường tác động đến NB lúc này Vì nhà Đường phát triển tất cả lĩnh vực (CT,KT,XH) mà
NB lúc này lạc hậu về CT – KT =>thu hút người Nhật tìm tòi, học hỏi để canh tân đất nước
- Người Nhật cho rằng T.Hoa phát triển như vậy là nhờ vào chính sách cai trị của nhà nước TW tập quyền -> NB cử nhiều phái đoàn ngoại giao học hỏi, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa
- Yếu tố Triều Tiên: Lúc này TT cũng học tập, tiếp thu văn minh T.Hoa do đó NB lo
sợ TT phát triển và lấn át NB
- Vì vậy trong bộ phận dòng họ quý tộc thống trị, đại diện là Soga và tài tử shitoku họ mong muốn đất nước mình học tập theo thể chế của nhà nước TQ để phát triển đất nước mình Mong muốn của họ trên cơ sở tiếp thu văn minh T.Hoa để tiến hành cải
Trang 5cách đất nước và xây dựng NB thành quốc gia thống nhất, vững mạnh, đầy quyền lực: KT-CT-QSU
- Tuy nhiên tư tưởng canh tân của họ gặp phải sự chống đối của dòng họ Mononobe
- Muốn thực hiện phải tiêu diệt dòng họ MONONOBE Thực hiện chính sách quân phiệt vs việc dùng vũ lực là quốc sách và chống lại đạo Phật
- Những người trong dòng họ Soga họ nhận thấy rằng thông qua đạo Phật có thể tiếp cận và thu nhận cách tổ chức quản lý XH của người TQ để tiến hành cuộc cải cách
về CT và thể chế trong nước và đưa XH NB phát triển
- Sau đó họ đã lôi kéo tăng ni, học giả, nghệ sĩ, nghệ nhân trong nước để truyền bá đạo Phật, sau đó họ cấu thành trong xã hội NB 1 tầng lớp thượng lưu mới, sau đó đem văn minh này khai sáng cho những người dân khác
- Thông qua đó bắt đầu quản lý xã hội và quyền lực của 5 dòng họ Vì thế Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong XH NB Bên cạnh đó, thành tựu văn hoá Trung Quốc như kỹ thuật sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển trong XH NB
- Sau khi dòng họ MONONOTE bị đánh bại, thái tử SHITOKU nắm quyền tiến hành nhiều biện pháp củng cố TW tập quyền, đề xướng Phật giáo và tiếp thu tư tưởng chính trị Nho giáo, đề ra chế độ quan lại 12 cấp Sau đó quyết định Tước hầu, quan lại không được cha truyền con nối
- Năm 604 tuyên bố 17 điều, trong đó nhấn mạnh trung quân là vấn đề cốt tử điều này thể hiện rõ trong điều 12, “một quốc gia không thể có hai người cầm quyền, một bộ tộc không thể có hai người làm chủ" Vì vậy tất cả thần dân trong nước phải xem người đứng đầu nhà nước và những người đứng đầu chức vụ chỉ là người hầu cho nhà nước
- Từ khi ảnh huỏng văn hoá Trung Hoa các vua Nhật Bản tự coi mình ngang hàng với nhà nước Trung Hoa, điều đó thể hiện nhiều trong bức thử gửi nhà Tuỳ (607)
- Khuyến khích học hành trong nước, mở rộng giao lưu nước ngoài để tiếp thu học hỏi
kinh nghiệm Với tư tưởng trung quân muốn xây dựng củng cố nhà nước TW tập quyền vững mạnh theo mô hình Trung Quốc đây là tiền đề quan trọng dẫn đến cuộc cải cách TAIKA
- Trong bối cảnh cải cách đó thái tử Shitoku lâm bệnh nặng và mất năm 628 Sau đó không lâu, tể tướng Soga Unako cũng mất 628 nữ hoàng Sikio cũng mất vì vậy cuộc tranh chấp trong nội bộ triều đình diễn ra quyết liệt
- Lúc này, con trai Thái Tử Shitoku được đề cử nhưng bị gạt ra bên ngoài, đã chọn Yomei lên ngôi báu
- 641 Hoàng đế Yomei chết và dòng họ Soga lại chọn một cháu ngoại của hoàng đế Badatsu lên làm nữ hoàng Lúc này con trai tể tướng Soga Unako là Soga Yemishi là người đầy tham vọng và nham hiểm ông đã đưa con cháu vào những vị trí cốt yếu trong triều đình
- 2 cha con tể tướng Yemishi ngày càng chuyên quyền và độc đoán Họ đã bắt hoàng thân Rono và giết chết cả gia đình ông, lúc này mọi đối thủ đã bị hai cha con tể tướng
Trang 6bức hại và họ âm mưu đoạt ngôi vua Họ chiếm đươc ủng hộ của những người di dân
từ TQ, TT sang
- Trước những hành động của hai cha con này thì dòng họ Nakatomi trước đây thuộc phái bảo thủ và mất hết quyền lực họ đã liên minh với những hoàng tử và tiến hành cuộc chính biến Và lúc này cuộc chính biến đã xảy ra và cha con tể tướng yemishi không kịp trở tay Và nữ hoàng do dòng họ Soga tiến cử buộc phải thoái vị và em trai
bà Kotoku được đưa lên ngôi năm 645
Với cuộc tranh chấp quyền lực này làm cho tình hình CT XH Nhật Bản rối ren Vấn
đề cấp thiếp lúc này đòi hỏi ổn định chính trị xã hội Và ngay sau đó Thiên hoàng Kotoku được lập nên, đến năm 646 để giải quyết mâu thuẫn xã hội và tập trung quyền lực vào tay Thiên hoàng ông ban chiếu cải cách
Câu 3: Phân tích ý nghĩa quốc tế của Minh Trị duy tân ở Nhật Bản.
- Với các sự kiện xảy ra ở Nhật Bản cuối thế kỷ 19 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để Vào thời kỳ Minh Trị là thời kỳ quá độ chuyển từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản
- Sau 1868: chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà thuộc về nền chuyên chế của Thiên hoàng và ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc tư sản để lật đổ chế độ Mạc phủ TOKUGONA
- Các nhà lãnh đạo mới và các tầng lớp tư hữu mới đều xuất phát từ tầng lớp võ sĩ Vì thế, Nhật Bản mới vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt điều này lí giải tại sao chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ tới CTTG thứ 2 Nhưng công cuộc DUY TÂN đã mở đường cho NB từ 1 nước phong kiến thành 1 nước TBCN, làm NB thoát khỏi số phận nước thuộc địa hoặc nữa thuộc địa
- Với cuộc cải cách Minh Trị này đã dẫn đến quá trình CNH NB khiến cho nền KT NB phát triển kì diệu cuối những năm thế kỉ 19 Với cuộc chiến tranh NHẬT-THANH và sau đó là năm 1904-1905 đã đánh bại Nga hoàng làm chấn động thế giới
Văn hóa xã hội: NB từ 1 nước phân chia đẳng cấp rạch ròi đã trở mình xây dựng thành đất nước xã hội văn minh, trí dân bình đẳng, 1 xã hội học tập và vươn lên tầm cao MTDT còn là 1 sự kiện quan trọng của NB Đưa NB từ 1 nước phong kiến thành cường quốc trên thế giới và là cường quốc duy nhất của Châu Á không phải là thuộc địa
- MTDT còn tác độg nhiều mặt đến phong trào cải cách và cách mạng của các nước châu Á Các nhà hoạt động nổi tiếng của TQ như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu cũng đã chủ trương học tập MTDT để tiến hành phong trào Duy Tân ở TQ
- Ngoài ra còn có tác động lớn đến các nước châu Á khác như Thái Lan, Philippin, Ấn
Độ, Việt Nam
+ Đối với Thái lan: MTDT ở NB khích lệ nhiều cuộc cải cách ở THÁI LAN dưới thời Rama 4 và 5 nhằm cải biến XH và bảo vệ nền độc lập tương đối Thái Lan trước Anh
và Pháp
Trang 7+ Đối với Việt Nam: Các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã phát động phong trào dân tộc như là phong trào Đông Du, cổ vũ tinh thần nhân dân Việt Nam học tập theo tinh thần CC của nhật bản, đứng lên giành độc lập và xây dựng đất nước Việt Nam theo hình mẫu MTDT
- Tinh thần của MTDT còn cổ vũ cho xu thế cải cách mở cửa trong thời kỳ hiện đại Đặc biệt các nước châu Á mặt khác còn là bài học kinh nghiệm cho các nước trên thế giời khi tiến hành đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Câu 4: Nêu ý nghĩa chính trị của Hiến pháp 1946 ở Nhật Bản?
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản thất bại, quân đội đồng minh vào chiếm
đóng, chủ yếu là Mỹ lúc này buộc Nhật Bản thực hiện các cuộc cải cách, đưa Nhật Bản thoát khỏi khó khăn sau chiến tranh Cùng với sự nỗ lực chủ động của chính phủ, nhân dân Nhật Bản, cuộc cải cách thành công đem lại cho Nhật Bản chuyển biến thực sự về mọi mặt Cuộc cải cách này được xem là nhân tố quan trọng tạo sự tăng trưởng thần kì cho nền kinh tế Nhật Bản
- Thời gian đầu, quân chiếm đóng (Mỹ) đã tiến hành một loạt cải cách như phi quân sự
hóa kinh tế Nhật Bản, khuyến khích các lực lượng dân chủ thủ tiêu sự tập trung sản xuất và sở hữu tài sản và thanh trừng những tên đầu sỏ quân phiệt, tập trung thủ tiêu sức mạnh quân sự Nhật Bản, bắt người dân Nhật Bản cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho quân chiếm đóng, đòi Nhật Bản bồi thường chiến phí trong Chiến tranh thế giới 2
- Lực lượng chiếm đóng thực hiện 3 cuộc cải cách đó là thủ tiêu tập trung kinh tế;
cải cách ruộng đất; dân chủ hóa lao động sản xuất => những cuộc cải cách này được thực hiện trong sự cương quyết do đó đạt được những thành quả
- Cải cách trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục, lao động và xã hội.
- Sau chiến tranh thế giới 2, một trong những biến động lớn tác động đến xã hội Nhật
Bản tạo nên Nhật Bản ổn định chính trị - xã hội và cơ sở cho Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển thần kì đó là cải cách về chính trị
- Hàng loạt các biện pháp được thực hiện trong đó cải cách chính trị lúc này là cải cách
Hiến pháp, Hiến pháp mới được đưa ra 7/10/1946 Nội dung hiến pháp tập trung 3 chủ đề sau:
Từ nay Thiên Hoàng sẽ thực hiện các quy định đối với vấn đề Nhà nước, không có quyền lực gì liên quan đến chính phủ, mọi hoạt động đều phải có sự phê chuẩn của nội các và nội các phải chịu mọi trách nhiệm với Thiên Hoàng Thiên Hoàng có nhiệm vụ thay mặt nhân dân để bổ nhiệm thủ tướng (do Nghị viện lựa chọn thủ tướng); chánh án, tòa án tối cao do nội các chọn Ban hành các đạo luật, hiệp định và giải tán là do Hạ Nghị viện Lúc này có thể thấy Hiến pháp mới của Thiên Hoàng hạn chế tối đa quyền lực của Thiên Hoàng Đây là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất
mà Hiếp Pháp mới tạo ra nhằm biến đổi cơ cấu CT- XH Nhật Bản Có thể thấy lúc này Thiên Hoàng không có quyền lực gì, chỉ làm vai trò trung gian, nói lên tiếng nói nhân dân
Trang 8 Quán triệt nguyên tắc hòa bình đó là mong muốn của tất cả nhân dân Nhật Bản điều
đó được thể hiện trong mục đích đó là: không duy trì lực lượng lục quân, hải quân, không quân ở Nhật Bản; quyền tham chiến của Nhật Bản không bao giờ được chấp nhận Đây là nội dung quan trọng trong Hiếp pháp nó đánh dấu sự chuyển biến ở Nhật Bản từ 1 đến quốc quân phiệt sang một nước hòa bình và dân chủ
Lúc này quyền lực tối cao thuộc về Nhân dân Đây là một trong những thay đổi lớn và quan trọng nhất trong Hiến pháp Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản đề cao vai trò quần chúng nhân dân Thiên Hoàng không được tôn sùng mà chính thức tước bỏ quyền tối cao và Hiến pháp này quy định rõ việc đảm bảo quyền cơ bản của người dân, quyền
tự nhiên của con người Điềi đo được thể hiện qua 3 điều khoản cụ thể: Quyền tự do; quyền sống, mưu cầu hạnh phúc; quyền bình đẳng trước pháp luật không phân biệt quan hệ quốc tế xã hội hay tôn giáo
- Đó chính là những quyền đặc biệt và bất khả xâm phạm Nó tạo điều kiện quyền tự
do phát triển kinh tế, 1 mặt tạo cơ hội động viên tinh thân và năng lực của mọi tầng lớp trong xã hội Ngoài ra Hiến pháp còn quy định quyền lực và vai trò của Thượng,
Hạ nghị viện
Ý nghĩa chính trị của Hiến pháp 1946
- Thông qua những nội dung cơ bản của Hiến pháp, chúng ta thấy đó là ý nghĩa sự kế
thừa có tính chất liên tục của quá trình lịch sử lâu dài về mặt lập pháp của Hiến pháp Minh Trị 1889 Sự khác nhau cơ bản của Hiến pháp 1889 và hiến pháp 1946 trên một
số vấn đề như:
Chế độ chính trị nhà nước vai trò của chính phủ, về vị trí của Thiên Hoàng, về đường lối của nhân dân và về hòa bình… chúng ta có thể nói từ Hiến pháp Minh Trị 1889 sang hiến pháp 1946 là sự chuyển mình hay là sự thay đổi tích cực, biến Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 thành 1 quốc gia hòa bình dân chủ
Sau CTTG 2, việc ban hành Hiếp pháp 1946 từ đây 1 thể chế dân chủ tư sản được thiết lập ở Nhật Bản và khuynh hướng tự do dân chủ của nhân dân bị gián đoạn trước
và trong chiến tranh đã có điều kiện phục hồi cao hơn và hoàn thiện hơn trong phạm
vi toàn xã hội Nhật Bản Hiến pháp 1946 công bố hàng loạt bộ luật về Công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, dân sự… chính thức đảm bả về mặt pháp lí trên tất cả các hoạt động tự do kinh doanh và phát triển kinh tế Nhật Bản sau CTTG2
Dựa trên tinh thần của Hiến pháp mới thì Nhật Bản đã thực hiện thành công các cuộc cải cách trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là về cải cách kinh tế
Việc ban hành Hiến pháp mới là một trong những cải cách quan trọng nhất tạo điều kiện cho các hoạt động tự do dân chủ được phát triển Hiến pháp 1946 đã thực hiện thay đổi quyền lực tối cao từ tay Thiên Hoàng sang các nghị viện, đại diện cho quần chúng nhân dân Lúc này quyền lực Thiên Hoàng và lãnh chúa phong kiến về mặt pháp lý bị xóa bỏ
Lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản dưới hình thức các cơ quan nghị viện thì quyền lực tối cao thuộc về nhân dân điều này được coi là quan trọng nhất trong nội dung
Trang 9của Hiến pháp mới, đánh dấu cho Nhật Bản từ một quốc gia quân phiệt sang dân chủ hòa bình, từ đó tạo điều kiện cơ sở cho người dân có thể đóng góp sức lực của mình vào xây dựng và phục hồi nền kinh tế
Hiến pháp Dân chủ năm 1946 cũng có những điểm gần giống với Hiến pháp Minh Trị 1889 đó là kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tức là vừa công nhận quyền lực tối cao của nhân dân và quyền lực tượng trưng của Thiên Hoàng Điều này rất phù hợp tâm lý đề cao Thiên Hoàng của Nhật Bản, củng cố lại truyền thống của Nhật Bản sau chiến tranh
So với Hiến pháp 1889, Hiếp pháp 1946 có những khác biệt về nguyên tắc chính trị, lẫn nguyên tắc tổ chức với những quy định chặt chẽ và nguyên tắc phù hợp với tính riêng biệt của dân tộc Nhật Bản với ý đồ muốn biến Nhật Bản trở thành nước hòa bình dân chủ Hiếp pháp 1946 tạo nên những môi trường dân chủ tự do tạo điều kiện cho sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
Đó là ý nghĩa chính trị của Hiến pháp 1946 với Hiến pháp 1889