1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Trình bày nguồn của Luật dân sự? Giải thích tại sao án lệ được coi là nguồn bổ trợ của Luật dân sự? cho ví dụ minh họa? theo luật 2015

14 544 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 97 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong bối cảnh nước ta đang tích cực đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tích cực hội nhập quốc tế, với ý nghĩa và giá trị đã được thừa nhận của án lệ theo kinh nghiệm quốc tế thì việc áp

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I- KHÁI QUÁT 1

1 Khái niệm 1

2 Một số nguồn nội dung 2

3 Các loại nguồn hỗn hợp 3

II- NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ 6

1 Luật và tục lệ 6

1.1 Luật viết 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Luật mệnh lệnh 7

1.1.3 Luật bổ khuyết 7

1.2 Tục lệ 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Sự đa dạng của tục lệ 8

1.2.3 Tục lệ phổ quát 8

1.2.4 Tục lệ chung 8

1.2.5 Tập quán địa phương 8

1.2.6 Tập quán nghề nghiệp 9

2 Án lệ 9

III- GIẢI THÍCH TẠI SAO ÁN LỆ ĐƯỢC COI LÀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT DÂN SỰ 10

KẾT LUẬN 12

Trang 2

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nước ta đang tích cực đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tích cực hội nhập quốc tế, với ý nghĩa và giá trị đã được thừa nhận của án lệ theo kinh nghiệm quốc tế thì việc áp dụng án lệ là phương thức hiệu quả để góp phần nâng cao năng lực của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, đặc biệt là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, bảo đảm việc

áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án Vì lẽ đó, án lệ đã được coi là nguồn bổ trợ của pháp luật Việt Nam Để hiểu rõ hơn vấn đê này, em xin

trình bày Đề 1:Trình bày nguồn của Luật dân sự? Giải thích tại sao án lệ được coi là nguồn bổ trợ của Luật dân sự? cho ví dụ minh họa?

NỘI DUNG

1 Khái niệm

Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền

sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”

Nguồn của pháp luật bao gồm: nguồn nội dung và nguồn hình thức; nguồn chủ yếu (nguồn cơ bản) và nguồn thứ yếu, tùy vào căn cứ phân biệt Khi xem xét về nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, cần phải quan tâm cả nguồn nội dung và nguồn hình thức của nó, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật

là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật”; “nguồn hình thức của pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào

Trang 3

đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế” Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối

2 Một số nguồn nội dung

2.1 Đường lối, chính sách của Đảng

Đường lối, chính sách của Đảng được coi là nguồn nội dung của pháp luật bởi vì chúng định ra mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định cũng như những phương pháp, cách thức cơ bản để thực hiện những mục tiêu, phương hướng này Và những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức đó sẽ được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế Nội dung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), từ Hiến pháp, luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp, không được trái với đường lối, chính sách của Đảng

2.2 Nhu cầu quản lý kinh tế – xã hội của đất nước

Đây cũng là một trong những nguồn nội dung quan trọng của pháp luật, một trong những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật Để tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật cụ thể nhằm xây dựng đồng bộ các loại thị trường (thị trường lao động, thị trường hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường tài chính…); cụ thể hoá các chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập…; sắp xếp, cơ cấu lại các ngành kinh tế, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo chiều hướng mà Nhà nước mong muốn, chiều hướng vừa thúc đẩy sự tăng trưởng, vừa bảo đảm sự cân đối và ổn định của nền kinh tế – xã hội

2.3 Các tư tưởng, học thuyết pháp lý

Các tư tưởng, học thuyết pháp lý cũng có thể trở thành nguồn nội dung của pháp luật Chẳng hạn, theo Điều 2 của Hiến pháp hiện hành của nước ta thì,

“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà

Trang 4

nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”

Quy định này của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sự kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật;

tư tưởng chủ quyền nhân dân; tư tưởng nhà nước pháp quyền và tiếp nhận các yếu tố hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực nhà nước

3 Các loại nguồn hỗn hợp

3.1 Các nguyên tắc chung của pháp luật

Đây là những nguyên lý, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật trong thực tế Có những nguyên tắc chỉ

là nguồn nội dung của pháp luật Chẳng hạn, theo Điều 8 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì, “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong

Bộ luật Hình sự …”

Với tư cách là nguồn hình thức của pháp luật, nguyên tắc này đòi hỏi khi xác định mức bồi thường thiệt hại xảy ra trong thực tế phải tuỳ từng trường hợp cụ thể của nạn nhân và của người gây thiệt hại, có trường hợp chỉ yêu cầu bồi thường những thiệt hại trực tiếp; song, có trường hợp lại phải yêu cầu bồi thường cả những thiệt hại trực tiếp lẫn những thiệt hại gián tiếp

3.2 Văn bản quy phạm pháp luật

Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật, bởi lẽ, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp

lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các VBQPPL VBQPPL là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 5

VBQPPL ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lý cao, thấp khác nhau Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ thống VBQPPL là Hiến pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản của Nhà nước Tiếp đó là các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…

3.3 Các điều ước quốc tế

“Theo cách tiếp cận của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia và các quy định của luật quốc tế hiện hành thì điều ước quốc tế được xác định là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”[4] Nói chung, các điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập thực tế vừa là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của pháp luật nước ta Nó là nguồn nội dung trong trường hợp các quy định của nó được chuyển hóa thành các quy định trong các VBQPPL Ví dụ, việc chúng ta gia nhập Công ước về xóa

bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã dẫn đến việc ban hành Luật Bình đẳng giới trong đó có nhiều nội dung là sự cụ thể hóa các quy định của Công ước này Nhiều quy định của các điều ước quốc tế khác đã được chuyển hóa thành các quy định trong các đạo luật của Việt Nam, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO

3.4 Phong tục tập quán

Phong tục tập quán vừa có thể là nguồn nội dung, vừa có thể là nguồn hình thức của pháp luật Những phong tục tập quán tiến bộ, tốt đẹp, phù hợp với ý chí của Nhà nước, được Nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn nội dung của pháp luật Ví dụ, việc Nhà nước thừa nhận phong tục ăn Tết Nguyên đán, phong tục Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch đã dẫn đến quy định

Trang 6

cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên… được nghỉ làm việc, học tập trong những ngày này

Phong tục tập quán là nguồn hình thức của pháp luật trong những trường hợp nó được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế Việc thừa nhận phong tục tập quán là nguồn hình thức của pháp luật đã được thể hiện cụ thể trong một số đạo luật của nước ta

3.5 Án lệ hay các quyết định, bản án của tòa án

Trong pháp luật, án lệ là một vụ việc đã được xét xử hoặc quyết định của toà án được xem như sự cung cấp quy định hoặc quyền lực cho quyết định của một vụ việc giống hoặc tương tự xảy ra về sau, hoặc cho một vấn đề tương tự của pháp luật, hoặc khi nếu các sự kiện là khác nhau thì nguyên tắc chi phối vụ việc đầu tiên có thể áp dụng được cho các sự kiện khác nhau chút

ít

Một án lệ là một quyết định của toà án chứa đựng trong nó một nguyên tắc Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được gọi là nguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể Một quyết định cụ thể là bắt buộc đối với các bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể

mà chỉ có nó có hiệu lực pháp luật

Cũng có thể nói một cách khái quát là, một vụ việc trở thành án lệ vì quy định chung như vậy là cần thiết đối với quyết định thực tế có thể được đưa ra là sự biến dạng trong những trường hợp phụ

II- NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ

1 Luật và tục lệ

Nguồn của luật là nơi mà các quy phạm pháp luật được tìm thấy Ta phân biệt hai loại nguồn

Nguồn trực tiếp: là nơi mà các quy phạm pháp luật được tạo ra Luật dân

sự Việt Nam thừa nhận hai loại nguồn trực tiếp: luật viết và tục lệ

Trang 7

Nguồn diễn dịch và giải thích: là nơi mà các quy phạm pháp luật được phát hiện từ các kết quả phân tích luật viết Việc phân tích có thể được thực hiện trong khuôn khổ các nghiên cứu khoa học: ta có các quy phạm pháp luật

là kết quả phân tích của học thuyết pháp lý Phân tích cũng có thể được thực hiện trong quá trình vận dụng các quy tắc của luật viết để tiến hành xét xử: ta

có các quy phạm pháp luật là kết quả của hoạt động xét xử (còn gọi là án lệ) Cuối cùng, phân tích còn có thể được thực hiện trong quá trình vận dụng luật viết để giải quyết các vấn đề cụ thể của hoạt động thực hành luật: ta có các quy phạm pháp luật được rút ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật

Ở đây, ta chỉ xem xét các nguồn trực tiếp: luật viết và tục lệ

1.1 Luật viết

1.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa chính thức, luật viết được hiểu như là một quyết định của cơ quan lập pháp (Quốc hội) có chứa đựng các quy phạm pháp luật

Theo nghĩa rộng nhất, luật viết là văn bản có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Vậy luật viết, với tư cách là nguồn của luật, có thể là các văn bản của cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan chấp hành và hành chính, thậm chí, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát

Luật viết luôn có hiệu lực bắt buộc thi hành Song có luật luôn phải được bắt buộc thi hành; có luật chỉ phải được bắt buộc thi hành, nếu các chủ thể của quan hệ pháp luật không bày tỏ ý chí khác đi Ta tạm gọi loại luật thứ nhất là luật mệnh lệnh, loại luật thứ hai là luật bổ khuyết

1.1.2 Luật mệnh lệnh

- Bao gồm các quy phạm do người làm luật chủ động thiết lập nhằm chi phối các quan hệ pháp luật nhất định theo các tiêu chí chung Các chủ thể của quan hệ pháp luật liên quan có trách nhiệm xử sự phù hợp với các quy định của luật mệnh lệnh mà không có sự lựa chọn nào khác Ví dụ: việc thế chấp

Trang 8

tài sản phải được lập thành văn bản Vậy, nếu các bên xác lập giao dịch thế chấp bằng miệng, thì việc thế chấp không có giá trị

1.1.3 Luật bổ khuyết

Bao gồm các quy phạm do người làm luật thiết lập và được áp dụng bắt buộc và đương nhiên, trong trường hợp chủ thể của quan hệ pháp luật liên quan không chủ động bày tỏ ý chí về việc xác định thái độ xử sự của mình theo cách khác Luật bổ khuyết rất cần thiết trong chừng mực nó được coi như

sự suy đoán của người làm luật về nội dung của ý chí không được bày tỏ hoặc được bày tỏ không rõ ràng của các chủ thể của quan hệ pháp luật Nó có tác dụng tạo ra các chuẩn mực xử sự chung mà dựa vào đó, cơ quan giải quyết tranh chấp đánh giá mức độ nghiêm chỉnh của bên này hay bên kia trong việc thực hiện giao dịch Ví dụ: trong trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác

Hiệu lực của luật trong thời gian

Khác với nhiều hệ thống luật phương Tây, luật viết ở Việt Nam không chỉ được áp dụng đối với các tình huống pháp lý xảy ra sau ngày luật có hiệu lực Trong trường hợp cần thiết, người làm luật có thể quyết định việc áp dụng luật cho các tình huống xảy ra trước đó

Nguyên tắc mở rộng phạm vi áp dụng BLDS trong chừng mực có thể được

1.2 Tục lệ

1.2.1 Khái niệm

Tục lệ, cách diễn đạt rút gọn cụm từ “phong tục, tập quán” dùng trong BLDS, có thể được định nghĩa như là các quy tắc xử sự chung hình thành từ cách cư xử được lặp đi lặp lại trong thực tiễn giao dịch và trở thành thói quen được dân cư chấp nhận và tôn trọng như các quy phạm pháp luật

1.2.2 Sự đa dạng của tục lệ

Trang 9

Tục lệ được hình thành một cách tự phát từ cuộc sống; nó mang đậm dấu ấn của môi trường nơi mà nó được sinh ra và tương ứng với tính cách của con người sống trong môi trường đó Môi trường, con người khác nhau

có đặc điểm, tính cách không giống nhau Bởi vậy, tục lệ rất đa dạng, ngay trong lĩnh vực dân sự

1.2.3 Tục lệ phổ quát

Là những quy tắc xử sự được chấp nhận đối với tất cả mọi người, không phân biệt dân tộc, quốc tịch Tục lệ được thừa nhận có giá trị phổ quát, một khi tính hợp lý, hợp tình của nó không thể bị tranh cãi Ví dụ: không ai tiến hành thủ tục cưỡng chế việc trả nợ trong lúc đang diễn ra tang lễ của người mắc nợ

1.2.4 Tục lệ chung

Là những quy tắc xử sự được chấp nhận ở một nước Ví dụ điển hình nhất

về loại tục lệ này ở Việt Nam là các tục lệ liên quan đến tên họ: trong trường hợp con sinh ra có đủ cha, mẹ và khi khai sinh, người khai không có yêu cầu gì đặc biệt, thì viên chức hộ tịch sẽ tự động ghi cho đứa trẻ mang họ cha

1.2.5 Tập quán địa phương

Là những quy tắc xử sự được chấp nhận ở một địa phương, một vùng thuộc một nước, thể hiện tính đặc thù trong nếp sinh hoạt của cộng đồng người ở vùng, địa phương đó, nếp sinh hoạt phù hợp với vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế của vùng, địa phương Ví dụ: ở rất nhiều vùng, cô dâu được gia đình chú rể tặng một đôi hoa tai nhân lễ đính hôn hoặc

lễ cưới; hoa tai được coi là tài sản riêng của người vợ, nghĩa là không được tính vào khối tài sản chung của vợ, chồng để chia, một khi chế độ tài sản của

vợ, chồng được thanh toán (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, )

1.2.6 Tập quán nghề nghiệp

Là những quy tắc xử sự được chấp nhận trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp Điển hình nhất là các quy tắc liên quan đến bí mật nghề

Trang 10

1.2.7 Quy ước

Là những tập quán, được chấp nhận trong phạm vi một địa phương hoặc một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, chi phối các quan hệ kết ước được xác lập ở địa phương đó hoặc giữa những người có cùng nghề nghiệp đó Quy ước thường có tác dụng xác định những nghĩa vụ phụ tiềm ẩn hoặc những thỏa thuận mặc nhiên không được ghi nhận trong hợp đồng Tham gia kết ước, bên này coi như bên kia đã biết và mặc nhiên thừa nhận sự ràng buộc của những quy ước đó đối với quan hệ kết ước giữa hai bên mà không cần phải bày tỏ ý chí một cách rành mạch Ví dụ: ở một vài địa phương tại Nam bộ, khi giao kết việc mua bán một chục xoài hoặc một chục cam, các bên đều ngầm hiểu rằng hợp đồng mua bán có đối tượng là mười bốn trái xoài hoặc mười sáu trái cam chứ không phải chỉ mười trái xoài hoặc cam

2 Án lệ

Khái niệm án lệ được định nghĩa tại Điều 1 và Điều 2 của Nghị quyết số 03/2015 Điều 1 Nghị quyết số 03/2015 định nghĩa: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể” Với định nghĩa này, thì khái niệm án lệ là chưa đủ rõ về mặt nội dung Do đó, Điều 2 Nghị quyết số 03/2015 đã tiếp tục cụ thể hóa nội dung của án lệ, theo đó án lệ là “những lập luận làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý

và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng

III- GIẢI THÍCH TẠI SAO ÁN LỆ ĐƯỢC COI LÀ NGUỒN BỔ

TRỢ CỦA LUẬT DÂN SỰ

Việc án lệ được coi là nguồn bổ trợ của luật dân sự là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, lấp đi những lỗ hổng trong pháp luật nước ta hiện hành Tránh tình trạng tranh chấp xảy ra mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán để áp dụng

Ngày đăng: 17/12/2016, 08:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w