1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự. Cho ví dụ minh họa

11 379 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 24,01 KB

Nội dung

Theo quy định tại điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: 2.1, Người bị tạm

Trang 1

A MỞ BÀI

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước không phải phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà trách nhiệm đó chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định, cụ thể là trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động

tố tụng bao gồm tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và trong lĩnh vực thi hành án Bài viết sau đây sẽ đề cập đến trách nhiệm bồi thường của nhà

nước trong hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể là vấn đề “Xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự Cho ví dụ minh họa”.

B NỘI DUNG I- Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.

1, Khái niệm

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được hiểu là trách nhiệm pháp lý

trong đó Nhà nước bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chỉ phát sinh trong một số lĩnh vực nhất định,

cụ thể là trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính và trong hoạt động thi hành án

Trong đó thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có thể hiểu là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự

2, Đặc điểm

Ở nước ta, quyền được bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của

cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gây ra được ghi nhận tại điều 72 Hiến pháp

1992 Đồng thời, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về vấn đề này tại các điều luật như điều 29 và điều 30 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự có một số đặc điểm sau:

+ Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được đặt ra mà không cần xét đến yếu tố hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi của người tiến hành hoạt động tố tụng hình sự: Đây là đặc điểm khác biệt để chúng ta có

Trang 2

thể dễ dàng nhận biết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự so với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản

lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hoạt động thi hành án có sự khác nhau trong vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự so với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản

lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hoạt động thi hành án là do trong hoạt động tố tụng hình sự, để ngăn chặn các hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm cũng như đảm bảo không làm oan người vô tội thì các cơ quan, những người tiến hành hoạt động tố tụng hình sự có quyền áp dụng các biện pháp trong

tố tụng hình sự để giải quyết vụ án Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này lại dễ xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân và nhiều khi thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền được sống, quyền tự do và đến tính mạng của một cá nhân Vì vậy, Nhà nước sẽ bồi thường đối với những thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra nếu những thiệt hại đó thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà không cần xét đến hành vi trái pháp luật và yếu tố có lỗi của người tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự

+ Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ được phát sinh khi có các quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng hình

sự đã gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại

+ Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các quyết định, hành vi của những người tiến hành hoạt động tố tụng hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009

+ Các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng hình sự chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi được xác định trong bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình

sự Tức là cá nhân, tổ chức muốn Nhà nước bồi thường thiệt hại cho mình do người tiến hành hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì phải có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường

II- Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự Ví dụ minh họa.

Trang 3

1, Cơ sở pháp lý của phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.

Điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, quy

định [1] Như vậy, Điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm

2009 đã liệt kê các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự

2, Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.

Theo quy định tại điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

năm 2009 thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:

2.1, Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Trong hoạt động tố tụng hình sự, tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn do cơ quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự tiến hành nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra; tạo điều kiện cho người điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ bước đầu, xác định tính chất hành vi của người bị tình nghi, nghi ngờ thực hiện tội phạm đối với vụ án hình sự hoặc để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử Theo quy định tại Điều 86 BLTTHS năm 2003 thì tạm giữ được áp dụng với những người

bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc với người bị bắt theo quyết định truy nã Khi cơ quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự áp dụng biện pháp tạm giữ có thể xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân Do đó, để bảo vệ quyền con người nói chung

và quyền công dân nói riêng trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và việc tạm giữ của cơ quan, của người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra thiệt hại cho người bị tạm giữ thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường Điều kiện để Nhà nước bồi thường với những thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra khi áp dụng biện pháp tạm giữ là:

+ Người bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Trang 4

+ Có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự

+ Việc tạm giữ đã gây ra thiệt hại cho người bị tạm giữ

Ví dụ: Công an quận Hoàng Mai( Hà Nội) đã ra quyết định tạm giữ đối

với anh Hà Văn An ( 27 tuổi) vì anh Hà Văn An đã ra tự thú rằng anh đã trộm chiếc xe máy của chị Nguyễn Thị Hoa trú tại quận Cầu Giấy- Hà Nội Tuy nhiên, qua quá trình điều tra thì cơ quan điều tra đã xác minh rằng anh Hà Văn

An ra tự thú là do bị anh Nguyễn Văn Tài ép buộc và đe dọa rằng nếu anh An không ra tự thú thì anh Tài sẽ làm cho anh An không thể tiếp tục kinh doanh đồng thời, tại thời điểm chiếc xe máy của chị Hoa bị trộm cắp thì anh Hà Văn

An đang tham dự hội nghị về kinh nghiệm kinh doanh tại quận Thanh Xuân( Hà Nội) Do đó, cơ quan điều tra đã ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với anh Hà Văn An Trong trường hợp này, anh Hà Văn An được bồi thường thiệt hại do thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.

2.2, Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người

đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự do các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa vụ án xét xử để đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Tuy nhiên, biện pháp tạm giam không phải áp dụng cho tất cả bị can, bị cáo mà nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp như: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiệm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng

mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người

đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội Biện pháp tạm gian là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của hoạt động tố tụng hình sự, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi chính trị, quyền tự do của con người Do đó, để đảm bảo quyền của người bị tạm giam, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 đã quy định

Trang 5

khi người bị tạm giam có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong

tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì người bị tạm giam được Nhà nước bồi thường do họ đã bị tạm giam oan Đồng thời, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì Nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường

Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều cách hiểu khác nhau về thế nào là “ không thực hiện hành vi phạm tội”, có quan điểm cho rằng người được bồi thường phải là người hoàn toàn không thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào nhưng có quan điểm lại cho rằng người được bồi thường là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó không cấu thành tội phạm Trên cơ sở các quan điểm trên thì các trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại không thực hiện hành vi phạm tội gồm:

- Thứ nhất, không có sự việc phạm tội: Đây là trường hợp người bị thiệt

hại không thực hiện bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào Có thể hiểu đây là trường hợp mà họ đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc họ đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án oan

Ví dụ 1: Cơ quan điều tra phát hiện hành vi của B có dấu hiệu của tội “

trộm cắp tài sản” và đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với B đồng thời tạm giam 2 tháng đối với B và trong thời giam bị tạm giam B bị thiệt hại về sức khỏe Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can đối với B Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên B không phạm tội “ trộm cắp tài sản” Đây được xem là trường hợp không có sự việc phạm tội Chính vì vậy mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị giam oan, cụ thể trong trường hợp này người được Nhà nước bồi thường chính là B.

Ví dụ 2:, Anh D bị Tòa án nhân dân tỉnh M kết án về tội “giết người” và tuyên

hình phạt tử hình Sau đó, anh D kháng cáo và Tòa án nhân dân tối cao xử hủy bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh M tuyên D không phạm tội “giết người”vì trên thực tế anh D không thực hiện hành vi phạm tội và đình chỉ vụ án.

Trang 6

Do vậy, đây là trường hợp mà người bị kết án tử hình và sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người

đó không thực hiện hành vi phạm tội mà việc không thực hiện hành vi phạm tội

ở đây được hiểu là không có sự việc phạm tội Do đó, anh D được Nhà nước bồi thường thiệt hại do bị tuyên hình phạt tử hình oan.

- Thứ hai, hành vi vi phạm không cấu thành tội phạm: Có thể hiểu trong

trường hợp này thì người bị thiệt hại có thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi đó chỉ bị xử lý về hành chính, dân sự hay bị xử lý kỉ luật mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự Việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự trong trường hợp này là không tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm của hành vi và người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có thể bị hạn chế một số quyền công dân, thậm chí là bị tước đoạt tính mạng mà đáng lẽ ra họ không phải gánh chịu những hậu quả này Do vậy, khi có quyết định của cơ quan

có thẩm quyền trong tố tụng hình sự xác định hành vi không cấu thành tội phạm thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị oan

Ví dụ: Anh Võ Văn Hoàng( 29 tuổi) bị cơ quan điều tra khởi tố, truy tố

về tội “ trộm cắp tài sản” và bị Tòa án nhân dân huyện D tuyên phạt 2 năm tù

về tội “trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự Anh Hoàng đã kháng cáo vì anh cho rằng hành vi của mình không cấu thành tội “trộm cắp tài sản” vì giá trị tài sản mà anh Hoàng đã chiếm đoạt chỉ có 1 850 000 đồng và không thuộc trường hợp giá trị tài sản “ dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” Tòa án cấp phúc thẩm đã xử hủy bản án của Tòa án nhân dân huyện D và tuyên hành vi của anh Hoàng không cấu thành tội “trộm cắp tài sản” do vậy anh Hoàng không phạm tội “trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự và trả

tự do cho anh Hoàng ngay tại tòa Như vậy, trong trường hợp này anh Hoàng được Nhà nước bồi thường do hành vi không cấu thành tội phạm.

2.3, Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án.

Theo quy đinh tại Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì

ta có thể chia thành các trường hợp sau:

- Thứ nhất, người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm

giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của

Trang 7

cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội (Khoản 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009): Đây là trường hợp một người tuy không bị áp

dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam hoặc không bị kết án phạt

tù có thời hạn nhưng họ đã bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án hay nói cách khác họ đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng bằng các quyết định đặc trưng của mình khẳng định họ là người có tội và có thể đã buộc họ phải chịu hình phạt như cảnh cáo, phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt trục xuất, quản chế hoặc cấm cư trú, hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản Vì vậy, khi có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được đặt ra

Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn Thành bị Tòa án nhân dân huyện D kết án về

tội “ kinh doanh trái phép” và tuyên phạt 2 năm tù Sau đó, Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và tuyên Nguyễn Văn Thành không phạm tội “kinh doanh trái phép” Như vậy, trong trường hợp này theo quy định của pháp luật thì anh Nguyễn Văn Thành được Nhà nước bồi thường do không thực hiện hành

vi phạm tội.

Ví dụ 2: Chị H bị Tòa án nhân dân huyện K kết án về tội “ lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản” và tuyên hình phạt với chị H là 10 năm tù Chị H kháng cáo, tòa án cấp phúc thẩm xử hủy bản án của Tòa án nhân dân huyện K

và tuyên chị H không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” Như vậy, theo quy định tại điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

2009, cụ thể là theo khoản 3 điều 26 thì chị H được Nhà nước bồi thường do chị

H không thực hiện hành vi phạm tội.

- Thứ hai, người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ

án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyêt định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được Nhà nước bồi thường thiệt hại tương ướng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành(Khoản 4 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009): Đây chính là trường hợp một

Trang 8

người theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị tuyên là phạm nhiều tội trong cùng một vụ án và đã chấp hành hình phạt tù nhưng sau đó bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người

đó không phạm một hay một số tội Do vậy, khi hình phạt mà người đó phải chấp hành ít hơn thời gian mà họ đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành

Ví dụ: Cơ quan điều tra phát hiện hành vi của A có dấu hiệu phạm tội “ gây rối

trật tự công cộng”, tội “ đua xe trái phép” và tội “ cố ý gây thương tích cho người khác”và đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với A về 3 tội trên Tòa án sơ thẩm tuyên A phạm 3 tội là tội “ gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ luật hình sự với hình phạt 1 năm tù, tội “ đua xe trái phép”theo khoản 1 điều 207 Bộ luật hình sự với hình phạt là 15 tháng tù giam

và tội “ cố ý gây thương tích cho người khác”với hình phạt là 10 tháng tù giam.

A đã chấp hành được 2 năm tù giam A kháng cáo và tòa án cấp phúc thẩm tuyên A chỉ phạm tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “cố ý gây thương tích cho người khác” mà không phạm tội “đua xe trái phép” Như vậy thì tổng hình phạt của A đối với 2 tội trên là 1 năm 10 tháng tù giam, tuy nhiên A lại chấp hành 2 năm tù giam Do vậy, trong trường hợp này A sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại tương ứng với 2 tháng chấp hành hình phạt tù vượt quá so với hình phạt 2 năm tù mà A phải chấp hành

- Thứ ba, trường hợp người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong

một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người

đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại

ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành (Khoản 5 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009)

Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, tuyên Vi Văn Lai phạm 3 tội là tội “

giết người” với hình phạt tử hình, tội “ cưỡng đoạt tài sản” với hình phạt 2 năm

tù và tội “ chống người thi hành công vụ” với hình phạt 3 năm tù và tổng hợp

Trang 9

hình phạt đối với Vi Văn Lai là tử hình Tuy nhiên, Vi Văn Lai kháng cáo nên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm tuyên Vi Văn Lai không phạm tội “giết người” và tội “chống người thi hành công vụ” mà chỉ phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” theo khoản 1 điều 135 Bộ luật hình sự Vì vậy, Tòa phúc thẩm tuyên Vi Văn Lai phải chấp hành 2 năm tù về tội “cưỡng đoạt tài sản” Trong đó, Vi Văn Lai bị tạm giam 2 năm 4 tháng Do vậy, theo quy định tại khoản 5 điều 26 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 thì Vi Văn Lai sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại tương ứng với 4 tháng tạm giam vượt quá so với mức hình phạt mà Vi Văn Lai đã phải chịu và theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 thì bồi thường này sẽ được chi trả bằng tiền.

- Thứ tư, người bị xét xử bằng nhiều bản án, tòa án đã tổng hợp hình phạt

của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tam giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành(Khoản 6 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009)

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X tuyên phạt anh C 4 năm 4 tháng tù

giam về tội “đưa hối lộ” theo khoản điều 289 Bộ luật hình sự cộng với 3 năm tù giam về tội “ Tham ô tài sản” theo khoản điều 278 Bộ luật hình sự do Tòa án nhân dân huyện K tuyên phạt Như vậy, tổng hợp hình phạt đối với anh C là 7 năm 4 tháng tù giam Anh C đã chấp hành hình phạt tù được 3 năm 5 tháng thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm bản án của Tòa

án nhân dân huyện X Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đã hủy bản

án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện X và đình chỉ vụ án do anh

C không phạm tội “đưa hối lộ” Như vậy thì anh C chỉ phải chịu hình phạt tù giam là 3 năm tù về tội “Tham ô tài sản” Tuy nhiên, anh C đã chấp hành hình phạt tù giam được 3 năm 5 tháng tù giam Trong trường hợp này, anh C sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại bằng tiền tương ứng với 5 tháng vượt quá so với mức hình phạt mà A đã phải chịu.

Trang 10

2.4, Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2

và 3 Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì được bồi thường.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan cũng như những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự có thể thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm theo Điều 144 BLTTHS-2003; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự; kê biên tài sản theo Điều 146 BLTTHS; tịch thu tài sản theo Điều 267 BLTTHS nếu có căn cứ cho rằng đây là các chứng cứ liên quan trực tiếp đến vụ án, để bảo đảm thi hành án hình sự hoặc để đảm bảo việc thi hành các bản án, quyết định hình

sự Tuy nhiên, khi có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thì việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã gây thiệt hại đối với các tài sản của cá nhân, tổ chức Như vậy, trong trường hợp này những thiệt hại về tài sản do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý được Nhà nước bồi thường

Ví dụ : Anh T- Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn An Lộc bị Tòa án nhân dân huyện N kết án về tội “ kinh doanh trái phép” và bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam Anh T kháng cáo, tòa phúc thẩm xử hủy bản án của tòa cấp sơ thẩm, tuyên anh T không phạm tội “ kinh doanh trái phép” vì thực tế hành vi của anh T không cấu thành tội “kinh doanh trái phép” và trả tự do cho anh T ngay tại tòa Do bị Tòa án nhân dân huyện N kết án về tội “ kinh doanh trái phép” nên toàn bộ máy móc, thiết bị kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn An Lộc do anh T làm giám đốc bị kê biên Do việc kê biên tài sản mà anh T cũng như công ty bị thiệt hại và những thiệt hại này phải được nhà nước bồi thường.

C KẾT LUẬN

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước do hành vi trái pháp luật do người thi hành công vụ gây ra đối với cá nhân, tổ chức không phải phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà chỉ giới hạn trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và hoạt động thi hành án Và không phải trong mọi trường hợp người thi hành công vụ trong tố tụng hình sự gây ra thiệt hại thì nhà nước phải

Ngày đăng: 29/01/2016, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w