Từ khi thành lập đến nay,BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hộitrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung.Tuy nhiên bên cạnh đó,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
:
TS TRẦN VIỆT HÀ
Trang 2CHƯƠNG 1 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “ Một số giải pháp tăng cường quản
lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong luận văn được thu thập từ thực tế,chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2016
1.1.1.1.1.1 Tác giả
1.1.1.1.1.1.1 Nguyễn Thị Thúy Ngân
Trang 3CHƯƠNG 2 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡcủa các cơ quan, các thấy, các cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy TS Trần Việt HàGiảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đónggóp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh đãtạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về côngtác quản lý thu
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các bạn bè đồngnghiệp và gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bàiluận văn này
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016
Trang 4LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 5
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội 5
1.1.1 Khái niệm, phân loại 5
1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội 7
1.1.3 Nguyên tắc BHXH 9
1.1.4 Quỹ BHXH và các chế độ BHXH 9
1.2 Quản lý thu BHXH 12
1.2.1 Khái niệm thu và quản lý thu BHXH 12
1.2.2.Vai trò của quản lý thu BHXH 14
1.2.3 Nội dung quản lý thu BHXH 15
1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu BHXH 24
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH 25
1.3.1 Các nhân tố khách quan 25
1.3.2 Các nhân tố chủ quan 28
1.4 Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở một số địa phương trong nước 30
1.4.1 Kinh nghiệm từ một số địa phương trong nước 30
1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý thu BHXH 34
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BHXH TỈNH HÀ TĨNH 36
2.1 Tổng quan chung về BHXH tỉnh Hà Tĩnh 36
2.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 36
2.1.2 Cơ cấu, tổ chức BHXH tỉnh Hà Tĩnh 38
2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh 43
2.2.1 Lập và giao kế hoạch hàng năm 43
2.2.2 Công tác quản lý về đối tượng tham gia BHXH 46
2.2.3 Quản lý mức đóng BHXH 52
2.2.4 Quản lý tiền thu BHXH 56
2.2.5 Quản lý phương thức đóng BHXH 59
2.2.6 Quản lý quy trình thu BHXH 63
2.2.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động và điều chỉnh kế hoạch thu BHXH 64
2.3 Đánh giá công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh 66
2.3.1 Những thành tựu đạt được 66
2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân: 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH HÀ TĨNH 75
3.1 Định hướng về tăng cường quản lý thu của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 75
3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác Quản lý thu tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 75
3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý thu của BHXH tỉnh Hà Tĩnh 80
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh 82 3.2.1 Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH 82
3.3.2 Tăng cường quản lý nợ đọng BHXH 85 3.3.3 Ứng dụng Công nghệ thông tin 88
3.3.4 Cải cách thủ tục hành chính 89
3.3.5 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 90
Trang 63.3.6 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế
độ về BHXH 92
3.3 Một số khuyến nghị 93
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về BHXH 93
3.3.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 95
3.3.3 Kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 7CHƯƠNG 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TLNĐ-BNN Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ đóng BHXH qua các thời kỳ sau 1994 19
Bảng 2.1 Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh hà tĩnh năm 2013 44
Bảng 2.2 Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh hà tĩnh năm 2014 44
Bảng 2.3 Tổng hợp các chỉ tiêu dự toán thu, chi của bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2015 45
Bảng 2.4: Số đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2013 - 2015 48
Bảng 2.5: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH 49
Bảng 2.6: Số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2013 - 2015 50
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động tham gia BHXH giai đoạn 2013 - 2015 51
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động tham gia BHXH giai đoạn 2013 - 2015 52
Bảng 2.9: Tỷ lệ đóng BHXH từ năm 2007 52
Bảng 2.10: Tiền lương đóng BHXH bình quân giai đoạn 2013 - 2015 54
Bảng 2.11: Mức lương bình quân đóng BHXH khối DN ngoài quốc doanh 2015 55
Bảng 2.12: Tiền thu BHXH giai đoạn 2013 - 2015 57
Bảng 2.13: Số tiền phạt chậm đóng từ 2013 - 2015 60
Bảng 2.14: Số tiền nợ BHXH giai đoạn 2013 - 2015 60
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ BHXH giai đoạn 2013 – 2015 62
Bảng 2.16 Bảng tổng hợp kiểm tra đơn vị 65
Bảng 2.17: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015 67
Bảng 3.1: Dự báo dân số đến năm 2020 77
Bảng 3.2: Dự báo nguồn lao động đến năm 2020 79
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BHXH 30
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức BHXH Hà Tĩnh 39
Biểu đồ 2.1 Số đơn vị tham gia BHXH giai đoạn 2013 – 2015 48
Biều đồ 2.2: Số tiền thu BHXH giai đoạn 2013 - 2015 58
Biểu đồ 2.3 Số tiền nợ BHXH giai đoạn 2013 - 2015 61
Trang 101
CHƯƠNG 5 MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Cùng với Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm
xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Trong những nămqua, công tác bảo hiểm xã hội đã thể hiện được vai trò, vị trí của nó đối với việc gópphần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chínhtrị - xã hội Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 đã khẳng định: “BHXH,BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, gópphần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội vàphát triển kinh tế - xã hội”
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổchức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thấtnghiệp Để thực hiện được chức năng, vai trò đó, cần đảm bảo duy trì và bảo toànquỹ bảo hiểm xã hội - đây là một quỹ độc lập với NSNN, nhằm đảm bảo về tàichính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động Công tác thu là nguồn hìnhthành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập quỹ BHXH; đồng thời là khâu bắt buộcđối với đối tượng tham gia BHXH thực hiện trách nhiệm của mình Vì vậy, công tácthu BHXH là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thựchiện chính sách BHXH của nước ta
Tuy nhiên, theo nhận định của Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ ThịXuân Phương thì theo kết quả tính toán, dự báo với mức đóng góp và mức hưởngchế độ BHXH như quy định hiện hành, tới năm 2023, số thu sẽ bằng số chi; đếnnăm 2037, nếu không điều chỉnh chính sách hoặc không phát triển mạnh đối tượng,tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH sẽ không bảo đảm khả năng chi trả Trongkhi đó một thực tế hiện nay là tỷ lệ trốn đóng BHXH cho người lao động và nợđọng BHXH đang là vấn đề nan giải và xảy ra tràn lan Do đó, yêu cầu cấp thiếthiện nay là cần quản lý chặt chẽ thu, chi BHXH, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời,không để thất thu BHXH và ổn định quỹ lâu dài
Trang 11Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, thựchiện chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp được giao Từ khi thành lập đến nay,BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả, góp phần đảm bảo an sinh xã hộitrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác thu bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế,yếu kém, nổi bật là một số vấn đề như: Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, tìnhtrạng trốn đóng BHXH còn nhiều, tỷ lệ tham gia BHXH (trên số lao động thuộcdiện tham gia BHXH) chỉ đạt dưới 42%; tỷ lệ nợ tiền BHXH còn lớn, tình trạnggian lận trong việc đăng ký tham gia, kê khai quỹ lương đóng BHXH cho người laođộng còn nhiều
Trước thực trạng như trên ở BHXH Hà Tĩnh và trước nguy cơ chung về mấtcân đối quỹ BHXH trong tương lai gần, vấn đề tăng cường quản lý thu BHXH càng
trở nên quan trọng Đây chính là lý do tôi lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp tăng
cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình
Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn và hi vọng những kết quả nghiên cứu
có thể được ứng dụng trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýthu BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến luận văn
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam, vai trò,
vị trí của BHXH đã ngày càng được thể hiện Cũng vì vậy đã có nhiều đề tài cấp bộ,luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ đi nghiên cứu những vấn đề chung, cũng như nhữngvấn đề cụ thể về BHXH, nhưng những đề tài về vấn đề quản lý thu BHXH vẫn đanghạn chế Mới có một số đề tài được nghiên cứu một cách có hệ thống, đó là:
Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam” của tác giả
Phạm Trường Giang (2009)
Luận văn thạc sỹ “Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà Nội” của tác giả Đặng Ngọc Liên (2004).
Trang 12Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam Định” (2011) của Trần Văn Dũng.
Những nghiên cứu kể trên đã căn cứ trên cơ sở lý thuyết về quản lý thu, tìnhhình thực tế công tác thu ở một số nước trên thế giới, và thực trạng của từng địaphương trong nước theo từng giai đoạn để có những phân tích, tìm ra những phươngpháp để hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHXH, hoàn thiện công tác quản lý thuBHXH nói chung, hay của một địa phương, một số nhóm đối tượng thu…cho phùhợp Tuy nhiên, tình hình thực tế ở mỗi địa phương khác nhau, ở những giai đoạnkhác nhau đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với những sự thay đổi nhanh chóngtrong phát triển kinh tế xã hội cũng như những chính sách mới trong quán lý nhànước về BHXH đặt ra những yêu cầu khác nhau trong công tác quản lý thu để đạtđược hiệu quả Công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang có những hạnchế, chưa mang lại kết quả như mong muốn, nhưng cũng chưa có đề tài nào nghiêncứu một cách có hệ thống về quản lý thu BHXH ở Hà Tĩnh Đây cũng chính là lý dotác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ của mình Trong luận văn, tác giả đãtham khảo những đề tài nghiên cứu liên quan trên để có cái nhìn tổng quan về quản
lý thu BHXH nói chung, để tiếp cận vấn đề quản lý thu ở những góc độ khác nhau,xem xét những giải pháp mà những đề tài đã đưa ra để gợi ý thêm những giải phápphù hợp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu về tình hìnhthực tế trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn, kết hợp với những chính sách mới vànhững dự báo trong thời gian tiếp theo để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằmtăng cường quản lý thu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Nghiên cứu sẽ góp phần giúpBHXH tỉnh Hà Tĩnh có những gợi ý về giải pháp có thể thực hiện nhằm tăng cườngquản lý thu BHXH, nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn; và đồng thời cũng có thể
là những gợi ý mà một số địa phương khác có thể vận dụng sáng tạo cho phù hợp
3 Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
- Nghiên cứu về lý thuyết về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội
- Phân tích, đánh giá về thực tế công tác quản lý thu BHXH, tìm ra nhữngyếu kém, nguyên nhân tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh
- Từ những vấn đề lý thuyết và thực tế trên để đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao được hiệu quả quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các nội dung liên quan đến công tác quản lý thuBHXH : Quy trình thu BHXH, các nội dung quản lý thu BHXH, Các yếu tố ảnhhưởng đến công tác quản lý thu BHXH
- Phạm vi nghiên cứu:
BHXH gồm có BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện với phương thức quản
lý khác nhau Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về Quản lý thuBHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn từ năm 2013 - 2015, từ đó đưa
ra các giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH cho giai đoạn tiếp theo
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, các phương pháp chủ yếu tác giả đã sử dụng, vận dụng vàphối hợp trong nghiên cứu gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa,làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý thu BHXH; sử dụngphương pháp thống kê số liệu theo thời gian, sử dụng các bảng biểu, sơ đồ; tínhtoán định lượng và so sánh một số chỉ tiêu để phân tích để đánh giá về thực trạnghoạt động quản lý thu BHXH tại BHXH Hà Tĩnh một cách khoa học
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài gồm: Thu thập các dữliệu, thông tin từ các báo cáo báo cáo, các nghiên cứu được công khai trên cácphương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến công tác thu BHXHnói chung và trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng Đề tài cũng sử dụng các thông tin, sốliệu từ chi cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh (Số lao động, doanh nghiệp, dân số ); từ Sở
kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh , và sử dụng các tài liệu, báo cáo nội bộ và số liệu vềkết quả thu BHXH từ Phòng thu BHXH, phòng Kế hoạch tài chính BHXH tỉnh HàTĩnh
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu, danh mục tàiliệu tham khảo, mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
5.1.1.1.1.1 Chương 1: Lý luận chung về BHXH và quản lý thu
BHXH Chương 2 Thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh
Hà Tĩnh
Trang 14Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh
Trang 15CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội
1.1.1 Khái niệm, phân loại
Để đảm bảo được cuộc sống, mỗi con người phải lao động Tuy nhiên thực tếtrong quá trình hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có nhiều rủi rokhông thể biết trước và không phòng ngừa được Cùng với quá trình phát triển xãhội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII, quá trình côngnghiệp hóa làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họphụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại Sự hẫng hụt về tiềnlương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi vềgià đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường của những ngườikhông có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương Sự bắt buộc phải đối mặt vớinhững nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìmcách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế,các hội đoàn ); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có sự trợ giúp để bảođảm cuộc sống cho họ Chính vì vậy đã hình thành hệ thống an sinh xã hội (ASXH)
và trong đó Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính
Ở những góc độ khác nhau thường có những khái niệm về ASXH riêng,nhưng khái quát chung, có thể đưa ra một khái niệm về ASXH như sau: ASXH là
sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người dân thông qua các chính sách, giải phápphòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoặc tác động bất thường của tựnhiên, xã hội, nhằm đảm bảo cuộc sống cho mọi thành viên, nhất là người nghèo,người thu nhập thấp, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng
Ở nước ta, mặc dù nền kinh tế còn phát triển chậm, tụt hậu xa so với cácnước phát triển, nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến ASXH Chọn pháttriển mô hình bảo đảm ASXH dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới
Trang 16(ILO) với các bộ phận cấu thành là BHXH, BHYT, BHTN; ưu đãi xã hội và bảo trợ
xã hội Đây là mô hình phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng vàNhà nước ta coi con người là động lực, mục tiêu của sự phát triển Phát triển BHXH,BHYT thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàndân tạo nên một lưới ASXH chủ động, tích cực, hiệu quả và vững chắc nhất Nhómtrợ giúp xã hội sẽ giảm dần để giảm gánh nợ cho ngân sách nếu thực hiện tốt nhómtrụ cột BHXH, BHYT
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đã được thể hiện trong Hiếnpháp 1946, Hiến pháp 1959 Điều 32 Hiến pháp 1959 quy định: Người lao độngđược giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động Nhà nước mởrộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để đảm bảo cho mọi ngườiđược hưởng quyền đó Năm 1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH, đặc biệt luậtBHXH được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007
5.1.1.1.1.1.1 Vậy, Bảo hiểm xã hội là gì?
- Theo Tổ chức lao động thế giới(ILO): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đốivới tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng đểđối phó với những khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng việc hoặc giảm bớt nhiều
về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việccung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các gia đình đông con” (Công ước quốc tế102)
Tại điều 3, Luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 đưa ra khái niệm:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập củangười lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóngvào quỹ bảo hiểm xã hội
Như vậy, dưới góc độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tàichính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật
Trang 17Dưới góc độ thu nhập: BHXH là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhập khingười lao động có tham gia BHXH bị mất hoặc giảm thu nhập.
Trang 18Dưới góc độ quản lý: BHXH là công cụ quản lý của Nhà nước, thực hiện quátrình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, gópphần đảm bảo công bằng xã hội.
Tóm lại, có thể hiểu BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế chongười lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập trong các trường hợp được quyđịnh trong Luật BHXH, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sựđóng góp của các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước
5.1.1.1.1.1.2 Có 2 hình thức BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động vàngười sử dụng lao động phải tham gia Đối tượng tham gia BHXH được quy định
cụ thể chi tiết trong luật BHXH
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp vớithu nhập của mình để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Người tham gia BHXH tựnguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng quy định của pháp luật
về BHXH bắt buộc
1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội
BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.Chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia:
Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động nói riêng và
toàn bộ nền kinh tế nói chung BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện để đảm bảo ổnđịnh cuộc sống và sản xuất khi người lao động hết tuổi lao động, suy giảm khả nănglao động, hoặc quá trình làm việc không may gặp rủi ro Đây chính là mục đích lớnnhất của BHXH Người lao động tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập
bị mất hoặc bị giảm, nhờ đó người lao động yên tâm trong công việc, giúp kích thíchhăng hái lao động sản xuất Như vậy, nó như một đòn bẩy kinh tế kích thích nâng cao
Trang 19năng suất lao động cá nhân, nâng cao năng suất xã hội, nhờ đó nó góp phần vào ổnđịnh kinh tế, xã hội nói chung.
Trang 20Thứ hai, BHXH làm gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao
động và Nhà nước
Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều đóng góp vào quỹBHXH và có vai trò trong việc giúp ổn định cho người lao động khi gặp rủi ro.Người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm đối với người lao động thông quađóng góp phần của mình vào quỹ BHXH; người lao động nhận thức được vấn đểnày cũng sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc; Nhà nước vừa tham gia đóng góp,vừa quản lý hoạt động của BHXH nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọiđối tượng Do vậy, BHXH đã làm tăng thêm sự gắn bó giữa người lao động, người
Thứ tư BHXH góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển đất
nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội BHXH tập trung được nguồn tài chínhnhàn rỗi tương đối lớn do sự đóng góp của người lao động và đơn vị sử dụng laođộng Nguồn quỹ này được đầu tư vào các dự án kinh tế xã hội nhằm bảo toàn, pháttriển quỹ và tăng thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước Không
Trang 21những thế, BHXH còn là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội của quốc gia Nó cũngtrực tiếp thể hiện vai trò, mục tiêu, lý tưởng, bản chất chính trị, xã hội mà Đảng,Nhà nước, nhân dân ta đang cố gắng xây dựng.
1.1.3 Nguyên tắc BHXH
Để đảm bảo hoạt động, Bảo hiểm xã hội cũng có những nguyên tắc cụ thể:Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóngbảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ
sở tiền lương, tiền công của người lao động Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyệnđược tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhậpnày không thấp hơn mức lương tối thiểu chung
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thờigian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuấttrên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minhbạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phầncủa bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảmkịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội
Ba quỹ thành phần của quỹ BHXH là: Quỹ ốm đau thai sản, quỹ tai nạn lao
động,bệnh nghề nghiệp; và quỹ hưu trí tử tuất
Trang 22Quỹ BHXH được sử dụng cho các mục đích:
- Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định
- Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợcấp TNLĐ,BNN hàng tháng
- Chi phí quản lý
- Chi khen thưởng theo quy định đối với cơ quan, tổ chức có thành tích trongthực hiên luật này hoặc người sử dụng lao động thực hiện tốt bảo hộ lao động
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật BHXH
Trong đó, chi trả chế độ là khoản chi quan trọng nhất
Các chế độ BHXH:
Các chế độ BHXH chính bao gồm:
Chế độ ốm đau: Áp dụng đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH
bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế hoặc có condưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con
Chế độ thai sản: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi : Là lao
động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con dưới 4tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản
Trang 23Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị suy giảm khảnăng lao động từ 5% trở lên do hoặc bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc;hoặc ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêucầu của người sử dụng lao động; hoặc bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ởđến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi bị bệnh thuộc danhmục bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và bộ LĐ TB&XH ban hành khi làm việc trongmôi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và bị suy giảm khả năng lao động từ 5%trở lên
Chế độ hưu trí: Người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân
đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹthuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quânđội nhân dân, công an nhân dân thì được hưởng chế độ hưu trí khi Nam đủ nămmươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dânViệt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác; hoặc Nam từ đủ năm mươituổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi
và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmthuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hànhhoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
Người lao động khác có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên đượchưởng lương hưu khi Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; hoặc Nam
từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ nămmươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tếban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trởlên Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác doChính phủ quy định
Người lao động được hưởng hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng laođộng khi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng
Trang 24lao động từ 61% trở lên, (hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điềukiện hưởng lương hưu ở trên) khi Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổitrở lên; hoặc Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặngnhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế ban hành
Đối với những người lao động đã có thời gian đóng BHXH từ 3 tháng trở lênnhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được giải quyết hưởng chế độ trợcấp BHXH một lần
Chế độ tử tuất: Chế độ tử tuất là chế độ đối với thân nhân của người tham gia
BHXH (bao gồm cả người đang tham gia, người đang bảo lưu thời gian đóngBHXH và người đang hưởng lương hưu) khi người tham gia BHXH bị chết Chế độ
tử tuất bao gồm chế độ mai táng phí và chế độ tuất Mức hưởng tùy thuộc vào thờigian đóng BHXH hoặc thời gian đã hưởng chế độ hưu trí
5.2 1.2 Quản lý thu BHXH
5.2.1 1.2.1 Khái niệm thu và quản lý thu BHXH
Quỹ BHXH hiện nay được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độclập với NSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho ngườilao động Chính vì vậy, công tác thu BHXH là một khâu quan trọng, quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện các chính sách BHXH
Thu BHXH là việc Nhà nước thông qua cơ quan BHXH dùng quyền lực củamình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc chophép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phươngthức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệtập trung nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động BHXH
Công tác thu BHXH phải đảm bảo một số nguyên tắc:
Nguyên tắc thứ nhất: Thu đúng, thu đủ, kịp thời
Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của thu BHXH
Trang 25Thu đúng ở đây là phải đảm bảo thu đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiềnlương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, và đúng về quy trình hồ sơ thủ tục theo quyđịnh.
Trang 26Thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiềnphải đóng theo quy định của người lao động, người sử dụng lao động.
Thu kịp thời là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiềncông Việc thu thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý (căn cứ vào hoạt động
và cách thức trả lương của đơn vị), đảm bảo không để nợ, nợ đọng BHXH
Nguyên tắc thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai.
Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH được tậptrung, quản lý ở BHXH Việt Nam Việc tham gia BHXH của người lao động, người
sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế.Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch về số lao động phải đóngBHXH và số tiền đóng theo mức quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát củaNhà nước và giám sát của các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội.Tính công bằng được thể hiện ở tỷ lệ đóng BHXH như nhau giữa các thành phầnkinh tế, giữa các đối tượng tham gia
Nguyên tắc thư ba: An toàn hiệu quả
Nguồn thu BHXH là sự đóng góp của các bên tham gia, và thường có khốilượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn Để tạo thêm nguồn thu cho hoạt động bảo hiểm
xã hội, nguồn vốn này cần được đầu tư tăng trưởng Tuy nhiên, đây là nguồn thu từđóng góp, là nguồn tiền dùng để chi các chế độ BHXH cho người tham gia, vì vậy,cần có sự quản lý chặt chẽ theo chế độ quản lý tài chính để đảm bảo vừa tăngtrưởng, vừa đảm bảo an toàn quỹ
5.2.1.1.1.1 Quản lý thu BHXH là gì?
Trước hết, xuất phát từ khái niệm quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra
Nói đến quản lý thu BHXH là nói đến mối quan hệ giữa Nhà nước, người sửdụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH Trong đó, người lao động vàngười sử dụng lao động là đối tượng quản lý; Nhà nước giao cho cơ quan BHXH làchủ thể quản lý trực tiếp Nhà nước điều tiết và quản lý BHXH dưới hình thức: Một
là thông qua Quốc hội để đề ra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy
Trang 27định về BHXH; hai là thông qua các cơ quan Nhà nước để thực hiện nộp BHXHcho người lao động hưởng lương từ NSNN (phần đơn vị sử dụng lao động đóng); ba
là thành lập và quản lý đối với BHXH Việt Nam- là cơ quan chuyên trách để thựchiện chính sách BHXH
Để quản lý thu BHXH theo đúng quy định của Nhà nước, cơ quan BHXHphải xây dựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với cơquan hữu quan và hình thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, thực hiện theomột quy trình khép kín, chặt chẽ
Như vậy, trong quản lý thu BHXH, mối quan hệ giữa ba bên là người laođộng, người sử dụng lao động, và cơ quan BHXH được xác lập quyền, trách nhiệmcủa mỗi bên do pháp luật BHXH quy định; các quy định này là căn cứ pháp lý màmỗi bên phải tuân thủ nghiêm túc
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý thu BHXH là sự tác động
có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh hoạt động thu BHXH Sự tác động đóđược thực hiện bởi hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế, pháp luật nhằm đạtđược mục đích thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và không để thất thu tiền đóng BHXHtheo quy định của pháp luật
1.2.2.Vai trò của quản lý thu BHXH
Thứ nhất: Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH.
Hoạt động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác: Đốitượng thu đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia BHXH gồm ở tất cả cácngành nghề, độ tuổi, thu nhập khác nhau, khác nhau về vị trí địa lý, về vùng miềnnên cần có sự thống nhất để hoạt động thu BHXH có hiệu quả và đảm bảo côngbằng Yếu tố quản lý giúp tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống BHXH, giữa cáccấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH Thông qua hoạt động quản lý,những nội dung quan trọng trong hoạt động thu BHXH được thống nhất: thống nhất
về đối tượng thu, về hồ sơ, quy trình thu
Thứ hai: Đảm bảo hoạt động thu BHXH bền vững, hiệu quả
BHXH được coi là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội Vì vậy, đảmbảo tính ổn định, bền vững và hiệu quả của hoạt động thu BHXH là mục tiêu mà bất
Trang 28kỳ một quốc gia nào cũng mong muốn đạt được Muốn vậy, hoạt động thu BHXHphải được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗiquốc gia trong từng thời kỳ; đồng thời, hoạt động thu phải được điều hòa, phối hợp nhịpnhàng Quá trình quản lý giúp định hướng công tác thu BHXH – cơ sở xác định mụctiêu chung là thu đúng, thu đủ, không để thất thu; từ đó hướng mọi nỗ lực của cá nhân,
tổ chức vào mục tiêu chung đó Việc quản lý thu tốt sẽ huy động được tối đa từ cácnguồn thu, đảm bảo cân đối quỹ BHXH Đồng thời, công tác quản lý thu tốt, quỹBHXH sẽ tăng và nhờ đó có thể đảm bảo thực hiện tốt các quyền lợi cho người laođộng và có điều kiện để mở rộng các chế độ được hưởng
Thứ ba: Quản lý thu giúp Nhà nước có thể kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH
Thu BHXH là một nội dung tài chính BHXH và dễ gây thất thoát, vô ý hoặc
cố ý làm sai Nhờ hoạt động quản lý, kiểm tra, các quy định về thu BHXH đượcthực hiện nghiêm túc, đồng thời giúp đánh giá hoạt động một cách kịp thời, toàndiện và gắn với thực tiễn thu BHXH
1.2.3 Nội dung quản lý thu BHXH
Quản lý thu BHXH bao gồm nhiều nội dung như: Lập và giao kế hoạch hàngnăm, quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý về mức đóng BHXH, quản lý tiềnthu, quản lý phương thức đóng BHXH, quản lý quy trình thu, kiểm tra đánh giá hoạtđộng và điều chỉnh kế hoạch thu BHXH
1.2.3.1 Lập và giao kế hoạch hàng năm
- Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị sử dụng lao động cótrách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cảtháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đóvới cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm
- Đối với cơ quan BHXH:
+ BHXH tỉnh: Lập 2 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người sử dụnglao động do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 2 bản “ Dự toán thuBHXH” năm sau , gửi BHXH Việt Nam 1 bản trước ngày 20/07 hàng năm
Trang 29Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thuBHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trước ngày 20/01 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năngphát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập, giao dự toán thuBHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và ban
cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm
Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHXH các cấp sẽ địnhlượng khối lượng công việc sẽ làm trong thời gian tới Cán bộ quản lý thu sẽ quản
lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quyđịnh chưa Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tácquản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn
1.2.3.2 Quản lý đối tượng tham gia BHXH
Việc xác định đối tượng tham gia BHXH là nhiệm vụ quan trọng trước tiêntrong quản lý thu BHXH
Đối tượng tham gia BHXH gồm: Cả người lao động và người sử dụng laođộng đều phải tham gia đóng góp
Theo điều 4 quyết định 959/QĐ-BHXH đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là:
1 Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam,bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thờihạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ từ 03tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữ đơn vị với người đại diệntheo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng( thực hiện từ 01/01/2018)
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của cán bộ, công chức và viên chức
Trang 30- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong
tổ chức cơ yếu ( Trường hợp BHXH Bộ quốc phòng, BHXH Bộ công an nhân dânbàn giao cho BHXH các tỉnh)
Trang 31- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham giaBHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí tử tuất ( thực hiện từ 01/01/2016);
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định Luật người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu nhân tại cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài quy định tại khoản 4 điều 123 Luật BHXH
2 Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấpphép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phéo hành nghề do cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam cấp ( thực hiện từ 01/01/2018)
3 Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhànước, đon vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổchức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnhthổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chứckhác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động có HĐLĐ
Công tác quản lý đối tượng tham gia yêu cầu cơ quan BHXH phải xác địnhđược những đơn vị có trách nhiệm phải đăng ký tham gia BHXH cho người laođộng để thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia và đóng đủ tiềnBHXH cho cơ quan BHXH theo quy định của pháp luật Việc quản lý chặt chẽ đốitượng tham gia là một vấn đề quan trọng, giúp tránh được thất thu BHXH
Không những thế, để đảm bảo việc theo dõi và thực hiện các chế độ chínhsách cho người lao động tham gia, cơ quan BHXH phải cần xây dựng được cơ sở
dữ liệu thông tin về người lao động và đơn vị sử dụng lao động Chính vì vậy, khiđơn vị và người lao động đăng ký tham gia BHXH, cơ quan BHXH yêu cầu thựchiện kê khai một số thông tin theo quy định (Đối với đơn vị sử dụng lao động: trìnhgiấy đăng ký kinh doanh, thông tin đơn vị, quy mô, số lao động ; người lao độngkhai báo các thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, chứng minh thư) Mỗi đơn
vị sẽ có một mã đơn vị riêng, mỗi người lao động sẽ được cấp một số sổ BHXH
Trang 32Những thông tin này sẽ giúp cơ quan BHXH quản lý được người lao động, đơn vị
sử dụng lao động trong thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật về BHXH.
5.2.1.2 1.2.3.3 Quản lý mức đóng BHXH
Quản lý mức đóng BHXH là quản lý về tỷ lệ đóng BHXH và về tiền lương,tiền công làm căn cứ đóng BHXH
Về tỷ lệ đóng BHXH: Để quản lý mức đóng, trước hết Nhà nước phải xây
dựng tỷ lệ đóng BHXH phù hợp theo từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau
Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đóng BHXH cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ
- Giai đoạn trước năm 1994:
Chính phủ ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về điều lệ tạm thời
về BHXH có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962 Theo quy định tại điều lệ này, đối tượngtham gia mới chỉ là toàn thể CBNV nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, tỷ
lệ đóng chỉ ở 4,7% tổng quỹ lương và lấy từ nguồn NSNN Nguồn quỹ này do 2 ngànhquản lý lúc bấy giờ là Bộ nội vụ (1% và Tổng công đoàn Việt Nam (3.7%)
Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, tỷ lệ đóng được điều chỉnh phùhợp với chính sách tiền lương và việc làm Giai đoạn 01/1962-09/1986, tỷ lệ đóngBHXH là 4,7%; giai đoạn từ 10/1986 -01/1988, tỷ lệ là 6%; giai đoạn từ 03/1988-12/1994, tỷ lệ đóng BHXH là 15%
- Giai đoạn từ 01/1994 đến 12/2006
Giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện nhiều cải cách toàn diện về chính sáchBHXH Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/CP ngày 30/09/1993 và Nghịđịnh số 43/CP ngày 22/06/1994, trong đó nêu rõ quỹ BHXH được hình thành từnguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động Đối tượng tham giaBHXH cũng mở rộng nhiều ra các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tỷ lệ đónggóp giai đoạn này là 20%, trong đó người lao động là 5%, người sử dụng lao động15% Sau đó, rất nhiều văn bản của Chính phủ được ban hành nhằm sửa đổi, bổsung các chính sách, chế độ BHXH
- Giai đoạn từ 01/01/2007
Luật BHXH được ban hành có hiệu lực, quy định cụ thể về tỷ lệ đóng gópcủa người sử dụng lao động, người lao động và từng quỹ thành phần của quỹ
Trang 33BHXH Theo đó, mức đóng BHXH là 20% đến hết năm 2009, sau đó cứ 2 năm tănglên 2% và sau đó ổn định ở mức 26% từ năm 2014 trở đi; trong đó, người lao độngchỉ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn người sử dụng lao động ngoài 2 quỹtrên còn phải đóng vào quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động – bệnh nghềnghiệp Tỷ lệ đóng cụ thể như sau:
5.2.1.2.1.1 Bảng 1.1 Tỷ lệ đóng BHXH qua các thời kỳ sau 1994
Thời kỳ Chỉ tiêu
Từ 01/2007đến 12/2009
Từ 01/2010đến 12/2011
Từ 01/2012đến 12/2013
Từ 2014trở đi
Luật BHXH đã quy định rõ về tiền lương, tiền công đóng BHXH tại điều 94,
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nướcquy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc,cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lươngtối thiểu chung
Trang 34- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương dongười sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xãhội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp thì tiền lương, tiền côngtháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của công ty quy định
- Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định trên cao hơn hai mươitháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xãhội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung
Tại Quyết định 959/QĐ – BHXH của BHXH Việt Nam ngày 09/09/2015, cóhiệu lực từ 01/12/2015 có quy định thêm: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXHbắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặcmức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng:
Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề)thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mứclương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%
Như vậy, mức đóng BHXH đã được quy định rõ ràng về tỷ lệ đóng góp từngthời kỳ của người lao động, người sử dụng lao động cũng như về tiền lương làm căn
cứ đóng BHXH Cơ quan BHXH cần căn cứ vào hồ sơ của đơn vị và người thamgia lập lên để kiểm tra, xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXHcủa từng lao động, và tính toán chính xác số tiền đơn vị phải đóng cho cơ quanBHXH hàng tháng Đồng thời, cơ quan BHXH cần chủ động kiểm tra, đối chiếuquỹ lương tham gia BHXH và quỹ lương tại đơn vị cũng như việc thực hiện tríchtiền đóng BHXH của người lao động, để đảm bảo việc thực hiện các quy định này.1.2.3.4 Quản lý tiền thu
Quản lý tiền thu bao gồm quản lý số tiền phải thu BHXH, số tiền thực tế đãthu được của từng đơn vị tham gia BHXH
Trên cơ sở tỷ lệ thu BHXH ở từng thời kỳ, quỹ lương tham gia cũng như tiến
độ thực hiện trích nộp BHXH của đơn vị, cơ quan BHXH tính toán chính xác sốtiền phải nộp BHXH, số tiền phải nộp phạt chậm đóng của từng đơn vị Đồng thời,
Trang 35mà nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản chuyên thu BHXH của cơ quanBHXH, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiềnvào ngân hàng ngay trong ngày.
Tiền thu BHXH được chuyển tập trung về quỹ BHXH để BHXH Việt Namquản lý sử dụng theo quy định, BHXH cấp tỉnh, huyện không được sử dụng tiền thuvào bất cứ việc gì (Trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Namchấp thuận bằng văn bản) BHXH huyện, thành phố có trách nhiệm thu đầy đủ, đảmbảo an toàn và chuyển nộp về BHXH Việt Nam kịp thời
Hàng quý, BHXH tỉnh thẩm định số thu của các huyện; BHXH Việt Namthẩm định theo định kỳ 6 tháng hoặc một năm đối với BHXH tỉnh, thành phố
1.2.3.5 Quản lý phương thức đóng BHXH
Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm từng ngành nghề, các đơn vị tham giaBHXH có thể có phương thức đóng khác nhau:
Phương thức đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng
của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền côngtháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiềnlương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quyđịnh để nộp cho cơ quan BHXH
Phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: Đối với đơn vị là doanh
nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương,tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hằng quýhoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH Chậmnhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH
Trang 36Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thìđăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXHtỉnh Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinhdoanh cho chi nhánh.
Trên cơ sở những quy định đó, cơ quan BHXH phải thực hiện theo dõi quản
lý quá trình thực hiện của đơn vị, đảm bảo thực hiện đúng; tránh trường hợp nợ và
nợ đọng kéo dài Đối với trường hợp chậm đóng, cần tính lãi phạt chậm nộp, gửithông báo đôn đốc đơn vị thường xuyên, lập biên bản đối chiếu thu nộp và căn cứvào mức độ vi phạm để có hình thức xử lý thích hợp
1.2.3.6 Quản lý quy trình thu
Quản lý về quy trình, hồ sơ là một nội dung quan trọng trong công tác quản
lý thu BHXH Quản lý quy trình thu bao gồm cả quản lý việc thực hiện đúng quyđịnh về trình tự hồ sơ thủ tục tham gia BHXH của người lao động, đơn vị sử dụnglao động và cả quản lý cơ quan BHXH trong việc tiếp nhận, giải quyết, lưu trữ hồsơ
Quy trình thu BHXH đã được quy định cụ thể trong Quyết định số BHXH ngày 26/06/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, và hiệnnay được thay thể bởi Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 về việc banhành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và từtháng 01/2016 áp dụng theo QĐ 959/QĐ – BHXH ngày 09/09/2015 Theo đó, khiđơn vị mới đi vào hoạt động, hoặc có sự biến động về lao động (bao gồm ký hợpđồng mới, chấm dứt hợp đồng, thay đổi tiền công, tiền lương, thay đổi chức danhcông việc) thì trong vòng 30 ngày phải làm hồ sơ thủ tục để báo với cơ quanBHXH Cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào đó để giải quyết (điều chỉnh các thông tintrên sổ BHXH, tính toán lại số tiền thu cho đơn vị ) Hồ sơ thủ tục cũng như quytrình luân chuyển hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ cũng được quy định cụ thể, chitiết đến từng bộ phận
Trang 3792/QĐ-Các loại hồ sơ, thủ tục trong hồ sơ thu BHXH cũng được phân cấp tráchnhiệm rõ giữa các cấp VD hồ sơ truy thu trong năm tài chính thì thuộc thẩm quyền
Trang 38giải quyết của huyện, nếu ngoài năm tài chính và sau 01/01/2007 thì cấp tỉnh, trước
đó thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam
Yêu cầu về quản lý hồ sơ, quy trình yêu cầu cơ quan BHXH cần:
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra kiểm soát hồ sơ theo đúng quy định:Khi đơn vị hoặc người lao động thực hiện các giao dịch phát sinh (tăng giảm laođộng, mức đóng ), người tiếp nhận hồ sơ cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác vềcác loại hồ sơ giấy tờ cũng như các nội dung thông tin Sau khi giải quyết hồ sơ,thực hiện lưu trữ và trả hồ sơ cho đơn vị theo đúng quy định
- Giải quyết công việc nghiệp vụ phát sinh chính xác, đúng quy trình về việcluân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận nghiệp vụ, giữa BHXH huyện và BHXH tỉnh,BHXH Việt Nam và đảm bảo về thời hạn giải quyết hồ sơ
1.2.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động và điều chỉnh kế hoạch thu BHXH
Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kỳ mộthoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng thất thoát, vô ýhoặc cố ý làm sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, không thể hiện ýnghĩa tầm quan trọng của hệ thống BHXH Mặt khác, quá trình thực hiện thuBHXH được tiến hành theo 03 cấp, nếu không có công tác quản lý trong quá trìnhthu nộp sẽ dẫn đến quỹ BHXH sẽ thất thoát Để giải quyết mặt hạn chế này, ngườiquản lý sẽ đảm nhiệm công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH một cáchkịp thời và toàn diện, nhờ có hoạt động quản lý sát sao mà công tác kiểm tra, đánhgiá luôn được sát thực tiễn với quá trình thu, hoạt động thu sẽ điều chỉnh kịp thờisau khi đánh giá Sau sáu tháng đầu năm, căn cứ tình hình thu thực tế tại đơn vịphòng thu căn cứ số thực thu và ước thực hiện 6 tháng cuối năm để đánh giá khảnăng hoàn thành kế hoạch được giao Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạchthu hợp lý và trình lên BHXH Việt Nam
Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn có vai trò to lớn trong việc tạo ranguồn tiền tạm thời nhà rỗi trên thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xãhội đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội Nếu công tác quản lý thu thực hiệntốt
Trang 39Như vậy, nếu công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao, sẽ có nhiều đối tượngtham gia vào hệ thống BHXH Qua đó số tiền huy động vào quỹ BHXH ngày càngcao, càng được an toàn Ngược lại, khi quản lý thu BHXH đạt hiêu quả thấp cũng có
Trang 40nghĩa là số tiền huy động vào quỹ BHXH cũng thấp tương ứng, đây chính là nguyênnhân trực tiếp dẫn đến sự mất cân đối nguồn quỹ BHXH.
5.2.2 1.2.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu BHXH
Yêu cầu của quản lý thu là đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời: Thu đúng
là đúng đối tượng, đúng mức đóng (của người lao động, của người sử dụng laođộng), không để thất thoát nguồn thu, đúng về quy trình thủ tục Thu đủ là tính toánđảm bảo thu đầy đủ số tiền phải đóng BHXH, thu kip thời là thu đúng tiến độ theophương thức đóng BHXH của đơn vị, tránh nợ, nợ đọng BHXH
Để đánh giá công tác quản lý thu, sử dụng phương pháp đánh giá theo kếtquả Một đơn vị thực hiện quản lý thu tốt sẽ có kết quả về tổng tiền thu cao, tỷ lệ nợthấp, vi phạm quy trình quy định ít
Trên cơ sở đó, những chi tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá là:
- Tỷ lệ lao động tham gia BHXH: Đây là một tiêu chí thể hiện việc mở rộngkhai thác, xác định đúng đối tượng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đểhướng dẫn làm hồ sơ thủ tục đóng BHXH theo quy định của luật BHXH, tránh thấtthu nguồn quỹ BHXH
5.2.2.1 Số lao động tham gia BHXH
Tỷ lệ lao động
= tham gia BHXH Số lao động thuộc diện
tham gia BHXH
X100%
Ngoài ra, để đánh giá về công tác quản lý đối tượng, người ta cũng đánh giá
về công tác quản lý thông tin đối tượng: Đầy đủ, chính xác, đồng bộ, có hệ thống
-Tổng tiền thu và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu
Tổng tiền thu là tổng số tiền BHXH thực tế thu được hàng năm Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá về công tác quản lý thu tại địa phương
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu : Là tỷ lệ phần trăm số tiền thực thu BHXH của đơn vị và số tiền thu được giao theo kế hoạch
5.2.2.2Số tiền thực thu BHXH
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch =