1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ TỈNH ủy sóc TRĂNG LÃNH đạo NHIỆM vụ PHÒNG , CHỐNG THAM NHŨNG HIỆN NAY

126 944 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 642,5 KB

Nội dung

Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước và quyền lực. Hiện nay tham nhũng đã trở thành một vấn nạn chung đáng báo động của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tham nhũng đã gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; biến dạng méo mó quá trình phân hoá giàu nghèo; làm thay đổi cả chính sách, pháp luật; làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; ảnh hưởng xấu đến những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gây giảm niềm tin của nhân dân đối với nhà nước; đặc biệt nguy hại là suy giảm uy tín quốc gia trong các quan hệ hợp tác phát triển.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN TỈNH ỦY SÓC TRĂNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ

1.1 Tỉnh ủy Sóc Trăng và những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy

Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng 11

1.2 Thực trạng và một số kinh nghiệm Tỉnh ủy Sóc Trăng

lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng 41

Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI

PHÁP TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA TỈNH ỦY

2.1 Những yếu tố tác động và mục tiêu, phương

hướng yêu cầu tăng cường lãnh đạo nhiệm vụphòng, chống tham nhũng của tỉnh ủy Sóc

2.2 Những giải pháp tăng cường lãnh đạo nhiệm vụ phòng,

chống tham nhũng của Tỉnh ủy Sóc Trăng hiện nay 82

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT

Asia Pacific Economic Cooperation APEC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tham nhũng là một hiện tượng lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhànước và quyền lực Hiện nay tham nhũng đã trở thành một vấn nạn chungđáng báo động của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới Tham nhũng đã gâythiệt hại rất lớn về tài sản của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân; biến dạng méo mó quá trình phân hoá giàu nghèo; làm thayđổi cả chính sách, pháp luật; làm tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhànước; ảnh hưởng xấu đến những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm vẩn đụcnhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gây giảm niềm tin của nhân dân đốivới nhà nước; đặc biệt nguy hại là suy giảm uy tín quốc gia trong các quan hệhợp tác phát triển

Nhìn chung, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở nước ta trongnhững năm qua có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động vàtrong phòng ngừa, xử lý hành vi tham nhũng Công tác tuyên truyền, giáo dục

về PCTN luôn được đẩy mạnh, gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo

sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin và quyết tâm của cán bộ, đảng viên vànhân dân vào công tác này

Với bản lĩnh của một đảng cách mạng, với tinh thần nhìn thẳng vào sựthật, dũng cảm vạch ra những sai lầm, yếu kém, Đảng ta xác định PCTN lànhiệm vụ trọng tâm, trước mắt, một nội dung quan trọng trong công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Công tác PCTN chưa đạt đượcyêu cầu đề ra Quan liêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểuhiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”.Trong phần tổng kết những bài học kinh nghệm lớn, Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm

Trang 4

2011) nêu rõ: “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổnthất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa

và của Đảng” Như vậy, việc Đảng ta rút ra bài học kinh nghiệm là rất quantrọng, nhưng điều có ý nghĩa lớn hơn là phải biết phòng ngừa, biết khắc phục,sửa chữa kịp thời những tồn tại, khuyết điểm trong chặng đường nhiệm vụsắp tới

Thời gian qua, các cấp ủy đảng ở Sóc Trăng từ tỉnh đến cơ sở đã quantâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nghị quyết, chủtrương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và đã đạt được nhiều kếtquả quan trọng Bên cạnh đó, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng

bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở nhiều đơn vị, địa phương vẫn cònmang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của Tỉnh ủySóc Trăng

Từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, mặc dùTỉnh ủy Sóc Trăng rất chú trọng lãnh đạo nhiệm vụ PCTN, bằng việc banhành và thực hiện các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết củaĐảng Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, nhiệm vụ PCTN thì Tỉnh ủy SócTrăng chưa chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCTN Từ những lý dotrên, việc nghiên cứu một cách căn bản và toàn diện những vấn đề lý luận,thực tiễn và đề xuất những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo nhiệm vụ PCTNcủa tỉnh ủy Sóc Trăng là thật sự cần thiết Ý thức được điều đó nên tôi đã

chọn vấn đề “Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng hiện nay” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và

Chính quyền Nhà nước

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm,

Trang 5

coi đó là quốc nạn cần đẩy lùi Đây là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, nhàquản lý ở nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu Đã có rất nhiều côngtrình khoa học đề cập đến tham nhũng, PCTN, việc thực hiện pháp luật vềPCTN và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN

* Một số công trình tiêu biểu ở trong nước

Đề tài khoa học cấp nhà nước “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới” của Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản

Việt Nam (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

-Đề tài khoa học cấp bộ “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật PCTN’ do TS Trần Ngọc Liêm (2006), Phó Vụ trưởng Vụ IV, TTCP làm

Chủ nhiệm, nghiên cứu thực trạng, hiệu quả và đề xuất giải pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác PCTN của các cơ quan thanh tra nhà nước

-Luận án Tiến sỹ Triết học của tác giả Lê Văn Cương, năm 1992

“Chống tham nhũng ở nước ta hiện nay'" đã trình bày quan niệm về tham

nhũng trong các chế độ xã hội, tính chất, đặc điểm, hậu quả của tham nhũng ởViệt Nam và đề ra các biện pháp chống tham nhũng

-Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Duy Hiển, năm 2001

“Đổi mới tư duy pháp lý đấu tranh chống tham nhũng” Dưới góc độ luật

pháp, tác giả đã phân tích thực trạng tư duy pháp lý về phòng, chống thamnhũng, những quy định của pháp luật hiện hành về tham nhũng và chốngtham nhũng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới tư duy pháp lý trongcuộc đấu tranh chống tham nhũng

Bên cạnh các công trình trên còn nhiều bài viết có nội dung liên quanđến PCTN, pháp luật về PCTN đăng trên các tạp chí khoa học Có thể kể đếncác bài sau:

- Bài “Bàn về tham nhũng" của TS Nguyễn Minh Đoan đăng trên Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp số 2 năm 2004 đã phân tích khái niệm về tham

Trang 6

nhũng; nguyên nhân của tham nhũng và các giải pháp về PCTN như xác lập

cơ chế kiểm soát lẫn nhau, coi trọng phát hiện, xử lý tham nhũng, xây dựng

cơ chế chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCTN ở Việt Nam

- Bài “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới” của TS Nguyễn Thị Hồi đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7

năm 2006 đã nghiên cứu thực trạng pháp luật và việc PCTN của một số nướctrên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm và đề xuất một số giảipháp PCTN ở Việt Nam

Kinh nghiệm PCTN của một số triều đại phong kiến Việt Nam: Phân tích

kinh nghiệm của một số triều đại phong kiến Việt Nam đã được đề cập ở một

số công trình nghiên cứu: Sách “Lịch triều Hiến chương loại chí”, Phan HuyChú, Nxb Giáo dục, H, 1961; Sách “Lê triều quan chế”, Phạm Liệu (dịch),Nxb Văn hóa Thông tin, H, 1977; Sách “Khâm định Việt sử thông giámCương mục”, Quốc Sử quan triều Nguyễn, Nxb Giáo dục, H, 1998 Ở nhữngcông trình nghiên cứu này, các tác giả đi sâu phân tích những biện pháp đãđược một số triều đại sử dụng để PCTN trong đội ngũ quan lại, đồng thời chỉ

ra những ưu, khuyết điểm của những biện pháp đó

* Tình hình nghiên cứu về PCTN ở nước ngoài.

Kinh nghiệm PCTN ở Trung Quốc: Kinh nghiệm PCTN của Đảng Cộng

sản Trung Quốc được giới thiệu ở khá nhiều công trình nghiên cứu Sự phântích ở những công trình đó ở mức độ khác nhau Trong đó, có ba cuốn sách

đã giới thiệu được một số kinh nghiệm hay và phân tích khá sâu: Sách: “Cácbiện pháp PCTN ở Trung Quốc”, Hồng Vĩ, Nxb CTQG, H, 2004; Sách:

“Kinh nghiệm PCTN của một số nước trên Thế giới”, Ban Nội chính Trungương, Nxb CTQG, H, 2005; Sách: “Nhận diện tham nhũng và các giải phápphòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Phan Xuân Sơn, Phạm ThếLực (đồng chủ biên), Nxb CTQG, H, 2008

Kinh nghiệm PCTN ở Nga: Hàng loạt động thái của Thủ tướng Putin

Trang 7

trong chiến dịch chống tham nhũng sau cuộc bầu cử Quốc hội như: tuyên bốthu hồi tài sản Nga từ các quỹ và tài khoản nước ngoài, công bố thông tin vềthu nhập và tài sản của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn cũng như người nhàcủa họ, làm rõ thủ tục rửa tiền của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nướcđang được khẩn trương triển khai trên toàn nước Nga Ông Putin khẳng định

“sẽ không tha thứ cho bất kỳ quan chức nào vi phạm luật pháp Nếu thamnhũng, thống đốc hay thứ trưởng cũng sẽ bị tống vào tù” Dân chúng Ngađang trông chờ vào quyết tâm của UR, của Thủ tướng Putin và chính quyềncủa ông có lấy lại niềm tin với người dân hay không điều đó phụ thuộc rất lớnvào kết quả cuộc đấu tranh PCTN của Chính phủ

Kinh nghiệm PCTN ở Singapore: Singapore là một nước có nhiều thành tích trong CTN, được xếp hạng trong 5 nước có chỉ số nhận thức tham nhũng cao nhất (ít tham nhũng nhất) thế giới Việc tạo ra môi trường để quan chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng là cốt lõi của thành công này Singapore coi việc CTN mang tính sống còn đối với sự phát triển đất nước nên đã tập trung cao nhất cho công tác PCTN với việc hoàn thiện

hệ thống pháp lý, cải cách hành chính và đưa công nghệ thông tin hiện đại ứng dụng sâu rộng Như vậy thông qua Luật CTN và Luật sung công tài sản của Singapore cho thấy, Singapore đã quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để PCTN, trong đó, đã thành lập và tăng cường quyền lực tối đa cho CPIB (có quyền bắt giữ, điều tra, khám xét, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của bất kỳ ai bị những người bị tình nghi tham nhũng; Các hành vi hối lộ, tham nhũng đều bị trừng phạt ở bất cứ khu vực nào, cấp

độ nào, dù tư nhân hay cơ quan chính phủ, dân thường hay quan chức cao cấp

Kinh nghiệm PCTN ở Thái Lan: Thái Lan là đất nước trong khu vực

Đông Nam Á, điều kiện tự nhiên, xã hội có những điểm tương đồng với ViệtNam Trong phát triển KTXH những năm trước đây, tệ tham nhũng diễn ra ở

Trang 8

mọi cấp, mọi nơi, nhất là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, bầu cử và bổ nhiệmcán bộ Tham nhũng ở Thái Lan tràn lan và đi sâu vào xã hội đến nỗi côngchúng thường cho rằng, muốn được việc phải hối lộ Chính phủ Thái Lan đãxác định tệ tham nhũng là nguy cơ lớn thứ ba, sau nguy cơ suy thoái về kinh

tế và đói nghèo Để PCTN, Thái Lan đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng, đề ra các quy địnhpháp lý chặt chẽ cho cuộc đấu tranh CTN Năm 1997, Thái Lan đã đưa cácđiều khoản CTN vào Hiến pháp sửa đổi Năm 1999, Thái Lan sửa đổi toàndiện pháp luật về PCTN và ban hành “Luật Cơ bản chống tham nhũng,B.E.2542” với 11 chương và 133 điều Như vậy, thông qua Luật Cơ bản CTNcủa Thái Lan cho thấy, Thái Lan đã quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp hữuhiệu để PCTN, trong đó, đã thành lập hệ thống các cơ quan CTN và trao cho

nó các quyền lực lớn; công chức phải kê khai tài sản theo định kỳ hàng năm

và khi có sự thay đổi công tác, kể cả trước khi thôi chức vụ; tăng cường nângcao nhân phẩm, giá trị đạo đức, tính liêm khiết của công chức, thường xuyênthực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra công vụ của công chức, kể cả Thủ tướng;mọi hành vi tham nhũng phải được trừng trị nghiêm; tài sản tham nhũng phảiđược thu hồi sung công quỹ Đồng thời, phát huy vai trò của tổ chức, cá nhântrong xã hội tham gia đấu tranh CTN, quy định mọi ý kiến của nhân dân tốcáo về tham nhũng phải được xem xét và có chính sách bảo vệ cán bộ, nhândân trong đấu tranh CTN

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Sóc Trăng nóiriêng và cả nước nói chung, nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu là tăngcường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, và đấu tranh phòng, chống thamnhũng được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chỉnh đốn và nâng caosức chiến đấu của Đảng và trong giải quyết các vấn đề xã hội Hiện nay việcnghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được đề cập tới nhiều, hoặc chưa đượcnghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, nhất là trực tiếp, cụ thể ở Tỉnh ủy

Trang 9

Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ PCTN; vì vậy tác giả đã lựa chọn nội dung nàycho đề tài nghiên cứu của mình.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên cơ sở đó đề xuấtgiải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng trong nhiệm vụPCTN hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng những vấn đề lý luận về Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng hiệnnay

* Phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề lý luận, thực tienx, thực trạng, kinh nghiệm, yêu cầu, giảipháp tăng cường của lãnh đạo và chỉ đạo của Tỉnh ủy Sóc Trăng đối vớinhiệm vụ PCTN giai đoạn hiện nay

- Thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế từ 2006 đến nay

- Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đếnnăm 2020

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Hệ thống những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ

Trang 10

Chí Minh, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnhđạo nhiệm vụ PCTN.

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng.Các báo cáo, sơ, tổng kết của các cấp ủy tổ chức trong Đảng bộ tỉnh SócTrăng, các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiệnnhiệm vụ PCTN

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ,đề tài sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành: phântích, so sánh, thống kê, tổng hợp logic - lịch sử; tổng kết thực tiễn

6 Ý nghĩa của đề tài

Cung cấp những luận cứ khoa học cho tỉnh ủy Sóc Trăng nghiên cứu,tham khảo xác định chủ trương biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ ở tỉnh SócTrăng hiện nay

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, côngchức nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc nghiên cứu để

đề ra các giải pháp PCTN, nhất là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan BanNội chính, Thanh tra Nhà nước

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập,giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 2 chương (4 tiết)

Trang 11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TỈNH ỦY SÓC TRĂNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ PHÒNG,

CHỐNG THAM NHŨNG 1.1 Tỉnh ủy Sóc Trăng và những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

1.1.1 Tỉnh ủy Sóc Trăng và nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

* Khái lược tình hình tỉnh Sóc Trăng.

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở hạlưu sông Hậu; diện tích tự nhiên 3.312km2 với 72 km bờ biển và ba cửa Định

An, Trần Đề, Mỹ Thanh; dân số có hơn 1,3 triệu người, trong đó dân tộc Kinhchiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm 30,71%, người Hoa chiếm 5,02%, dântộc khác chiếm 0,03%; dân cư nông thôn chiếm khoảng 73% dân số, vớingành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đến naySóc Trăng nổi tiếng cả nước với lễ hội Óoc - Om - bóc, chùa Dơi, bánh pía ;Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố,với 109 xã, phường, thị trấn Đảng bộ tỉnh có 16 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ,

615 tổ chức cơ sở đảng với 36.557 đảng viên; 427 cán bộ thuộc diện BanThường vụ Tỉnh uỷ quản lý

Cũng như nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng

là mảnh đất trẻ, mới khai phá trong thế kỷ XVII – XVIII Từ rất sớm SócTrăng đã là một không gian mở ra biển Đông với việc hình thành các thươngcảng như: Đại Ngãi, Bãi Xàu trước đây và Trần Đề hiện tại Sóc Trăng có bềdày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là tiền đồn trấn giữ vùngbiển Đông của Tổ quốc từ xa xưa cho đến nay

Với vị trí thuận lợi cho giao thương, đất Sóc Trăng là nơi hội tụ, giao

Trang 12

thoa và phát triển của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa Do tính đặc thù củacác thành phần dân tộc nên đời sống văn hóa tinh thần của người dân SócTrăng rất đa dạng Nơi đây có nhiều ngôi chùa cổ kính và nổi tiếng, các lễ hộigắn với văn minh nông nghiệp lúa nước, các điệu múa, làn ca, dàn nhạc đặcsắc.

Với đất đai phì nhiêu, tài nguyên biển, sông nước phong phú, từ lâu naySóc Trăng đã phát triển một nền nông nghiệp đa dạng từ trồng lúa, cây ăn trái,chăn nuôi đến làm muối, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Ngày nay, trongcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Sóc Trăng nhanh chóng xây dựngcác nhà máy, xí nghiệp chế biến nông, thủy sản, các khu cụm công nghiệp,nâng cấp, mở rộng các đô thị, khu đô thị

* Khái quát Đảng bộ, hệ thống tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng.

Từ những năm 1930, 1931, Sóc Trăng đã có chi bộ đảng cộng sản đầutiên Đến cuối năm 1938, Sóc Trăng có 06 chi bộ đảng Qua thực tiễn hoạtđộng cách mạng, các chi bộ từng bước trưởng thành về trình độ, năng lực lãnhđạo, phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển cả chiều rộng lẫn chiềusâu Trước yêu cầu cấp bách của cách mạng đòi hỏi phải có tổ chức đảng cấptỉnh để thống nhất lãnh đạo phong trào quần chúng Vì vậy, cuối năm 1938,tại căn nhà lá nhỏ ở sân banh cũ (nay là miếu Bà Hoả, gần Trường THPTHoàng Diệu, thuộc Phường 4, Thành phố Sóc Trăng), một cuộc họp quantrọng được tổ chức bí mật để thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Sóc Trăng Đồng chíNguyễn Thế Ngọc, đại diện Liên Tỉnh uỷ Cần Thơ đến dự và chỉ đạo hộinghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được Liên Tỉnh uỷ chỉ định gồm 5 đồngchí Đồng chí Dương Minh Quan làm Bí thư, đồng chí Phan Minh Gương làmPhó Bí thư

Đến nay, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã trãi qua 13 kỳ đại hội Mỗi kỳ đạihội là một mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của Đảng bộ trong

Trang 13

lãnh đạo xây dựng CNXH và nhất là lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập kinh

tế quốc tế

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, nhiệm kỳ

2010-2015 diễn ra từ ngày 16 đến 18-9-2010 tại Trung tâm Văn hoá và Hội nghịtỉnh với sự tham dự của 350 đại biểu đại diện cho trí tuệ của gần 27.000 đảngviên trong toàn Đảng bộ Đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Uỷ viên Bộ Chínhtrị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo đại hội Báo cáo chính trị của Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh khoá XI trình đại hội với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững ổnđịnh chính trị, phát triển nhanh và toàn diện” Đại hội đã bầu đồng chí VõMinh Chiến - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khoá XI giữ chức Bíthư Tỉnh uỷ khoá XII (nhiệm kỳ 2010 – 2015); bầu Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh gồm 55 đồng chí; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm 15 đồng chí

Trong 3 ngày, từ ngày 27 đến 29-10-2015, tại Trung tâm Văn hoá và Hộinghị tỉnh, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 với

sự tham dự của 347 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 37.000 đảng viêntrong toàn Đảng bộ Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Uỷ viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thay mặt Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo đại hội Với tinh thần, trách nhiệm cao,đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020gồm 53 đồng chí Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng gồm 16 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh khoá mới đã tiến hành bầu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gồm

15 đồng chí Các đồng chí: Nguyễn Trung Hiếu, Huỳnh Văn Sum và LâmVăn Mẫn được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ; bầu Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh

uỷ gồm 11 đồng chí; đồng chí Trần Văn Chuyện được bầu giữ chức Chủnhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2015-2020

Trang 14

Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng, tính đến tháng 10/2015 toàn tỉnh hiện có 616 tổchức cơ sở đảng; trong đó có 220 đảng bộ cơ sở, 396 chi bộ cơ sở, 2.604 chi

bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và đảng uỷ bộ phận; nâng tổng số đảng viên củatoàn Đảng bộ lên 37.208 đồng chí

* Chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Chức năng của Tỉnh uỷ Sóc Trăng:

Chức năng chủ yếu của Tỉnh uỷ Sóc Trăng là lãnh đạo tất cả các hoạtđộng trên địa bàn tỉnh, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ Đạihội Đảng bộ tỉnh Tỉnh uỷ lãnh đạo đảm bảo cho các hoạt động xây dựngĐảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức

xã hội, nghề nghiệp của tỉnh có chất lượng tổ chức, hoạt động có hiệu quả;đảm bảo cho các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển theođúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàtheo đúng định hướng XHCN

Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với các hoạt động nêu trên là sự lãnh đạotoàn diện, tức là Tỉnh uỷ đề ra chủ trương, quyết định, cụ thể hoá các chủtrương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổchức đảng, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quyết định của Tỉnh uỷ

và sơ kết, tổng kết rút ra những kinh nghiệm

Chức năng lãnh đạo của Tỉnh uỷ là sự lãnh đạo chính trị Tức là Tỉnh uỷlãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu bằng các chủ trương,quyết định, định hướng đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức, lĩnh vực đótheo đúng định hướng XHCN Tỉnh uỷ không can thiệp quá sâu, không bao biệnlàm thay công việc cụ thể của các tổ chức, mà Tỉnh uỷ lãnh đạo phát huy vai trò,chủ động, sáng tạo của các tổ chức để hoạt động đạt kết quả cao

Trang 15

Nhiệm vụ của Tỉnh uỷ Sóc Trăng:

- Quyết định Chương trình làm việc toàn khoá, Quy chế làm việc,Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá của Tỉnh uỷ và chức năng, nhiệm

vụ, Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ

- Tổ chức học tập quán triệt và vận dụng chỉ đạo thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng toàn quốc; các nghị quyết, chủ trương của Trung ương Đảng; cụthể hoá và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộtỉnh qua các nhiệm kỳ; quyết định những chủ trương quan trọng của địaphương theo yêu cầu tình hình nhiệm vụ

- Cho ý kiến về quy hoạch tổng thể và kế hoạch dài hạn về phát triểnkinh tế, xã hội; và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phònghàng quý, 6 tháng, năm; về việc chia, tách, sáp nhập, thành lập huyện mới

- Quyết định giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Bí thư, Phó Bí thưTỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhân

sự bổ sung Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh (gọi tắt là Tỉnh uỷ viên); tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trước khi Ban Thường vụTỉnh uỷ xem xét, quyết định giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu

- Biểu quyết quyết định kỷ luật hoặc biểu quyết đề nghị kỷ luật; xem xétgiải quyết việc xin rút tên khỏi Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Uỷban Kiểm tra Tỉnh uỷ và việc khiếu nại kỷ luật Đảng theo quy định của Điều

lệ Đảng

- Chuẩn bị và triệu tập Đại hội theo nhiệm kỳ; thảo luận và thông quacác văn kiện trình Đại hội; giới thiệu với Đại hội về nhân sự ứng cử, đề cử đểbầu vào Tỉnh uỷ của các kỳ Đại hội

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ

Trang 16

kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong Đảng bộ về việc chấphành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quy định củaĐảng.

- Xem xét báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo thựchiện Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của BanChấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của Tỉnh uỷ Xem xét các báo cáođịnh kỳ hoặc bất thường của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ

- Giữa nhiệm kỳ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội củaĐảng bộ tỉnh và quyết định các chủ trương, giải pháp cần thiết để tiếp tụcthực hiện Nghị quyết Đại hội theo chỉ đạo của Bộ Chính trị (nếu có)

- Theo đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, thảo luận và quyết địnhnhững vấn đề khi có quá nửa trong tổng số Tỉnh uỷ viên yêu cầu

* Đặc điểm của Tỉnh ủy Sóc Trăng

Đặc điểm lịch sử, truyền thống cách mạng

Tỉnh uỷ Sóc Trăng có truyền thống cách mạng hào hùng, từ những năm

1930, 1931, Sóc Trăng đã có chi bộ đảng cộng sản đầu tiên Đến cuối năm

1938, Sóc Trăng có 06 chi bộ đảng Tỉnh uỷ đã được tôi luyện và trưởngthành từng bước trong thời chiến, ngày nay trong thời bình dưới sự lãnh đạo,chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ đang phát huy truyền thống cáchmạng, đổi mới phương thức lãnh đạo đưa Sóc Trăng đi lên cùng với sự pháttriển chung của đất nước

Đặc điểm cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của Tỉnh uỷ gồm: Văn phòng, Uỷ ban Kiểm tra, Ban Tổchức, Ban Nội chính, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Đại hội Đại biểu Đảng

bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2015-2020), có 347 đại biểu tham dự, trong đó

có 47 đại biểu đương nhiên Trước khi bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Đại

Trang 17

hội đã được nghe công bố Quyết định số 2054-QĐNS/TW, ngày 14-10-2015của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể, Uỷviên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, nhiệm

kỳ 2015-2020 Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 53 đồng chí,trong đó Ban Thường vụ có 15 đồng chí, có 30 đồng chí cấp uỷ đương nhiệmtái cử, 23 đồng chí tham gia cấp uỷ lần đầu (chiếm tỷ lệ 43,40%); nữ 7 đồngchí (chiếm tỷ lệ 13,21%); về độ tuổi: cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) 2 đồng chí(chiếm tỷ lệ 3,77%), từ 40 đến 50 tuổi 14 đồng chí (chiếm tỷ lệ 26,42%), trên

50 tuổi 37 đồng chí (chiếm tỷ lệ 69,81%); dân tộc thiểu số 6 đồng chí, chiếm

tỷ lệ 11,32% (dân tộc Khmer 5 đồng chí, người Hoa 1 đồng chí)

Về chất lượng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015-2020: trình

độ chuyên môn: Đại học 45 đồng chí, chiếm tỷ lệ 84,91%; Thạc sỹ 7 đồngchí, chiếm tỷ lệ 13,21% và Tiến sĩ 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 1,89% Trình độ lýluận chính trị: Cao cấp 31 đồng chí, chiếm tỷ lệ 58,49%; Cử nhân 22 đồngchí, chiếm tỷ lệ 41,51% Cấp uỷ viên công tác tại cơ quan đảng 14 đồng chí;chính quyền 14 đồng chí; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 4 đồng chí; lựclượng vũ trang 6 đồng chí; khối tư pháp (Sở Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dântỉnh, Toà án nhân dân tỉnh) 3 đồng chí; các huyện, thị xã, thành phố 12 đồngchí Cấp uỷ tái cử 30/53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 56,60%; tuổi bình quân củaBan Chấp hành khoá mới là 51,02 tuổi (cao nhất là 57 tuổi, thấp nhất 36 tuổi)

Đặc điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnhđạo của Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì, pháttriển ổn định Sản xuất nông nghiệp phát triển khá; giá trị công nghiệp, hoạtđộng thương mại, dịch vụ, xuất khẩu hàng hóa năm sau cao hơn năm trước.Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ An ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được giữ vững Công tác xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục có

Trang 18

chuyển biến tích cực Công tác cải cách hành chính, phòng, chống thamnhũng, lãng phí đạt được kết quả khá Cán bộ, công chức, viên chức, giữ đượcphẩm chất, đạo đức lối sống, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật, pháp luật.Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhànước.

Đặc điểm lãnh đạo phòng chống tham nhũng.

Thời gian qua, Tỉnh uỷ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt cácmục tiêu, quan điểm, chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãngphí của Đảng trên các lĩnh vực công tác Các cấp uỷ, đã cụ thể hóa nội dungphòng, chống tham nhũng, lãng phí và các chuyên đề “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thành các tiêu chuẩn trong xây dựng đạođức, lối sống của từng đảng viên, cán bộ, công chức và đưa vào nội dung sinhhoạt thường kỳ của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; đồng thời, phátđộng đăng ký thi đua, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Từ đó,

đã tạo điều kiện cho đảng viên, cán bộ, công chức phát huy dân chủ, thể hiệnthái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng chất lượng của

tổ chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện và đấu tranh, ngăn ngừa hành vitham nhũng, lãng phí

Hàng năm, Tỉnh uỷ đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát việcthực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và có tổ chức sơ kết, tổngkết Tỉnh uỷ đã thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở tại nhiều tổchức cơ sở đảng, sở, ngành và các huyện, thị, thành phố trực thuộc trong việclãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ yếu là trong quản

lý đất đai, sử dụng ngân sách và thực hiện các giải pháp phòng ngừa thamnhũng

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâmđúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tham

Trang 19

nhũng, đặc biệt là công tác tự kiểm tra để kịp thời ngăn ngừa, xử lý thamnhũng

* Nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng.

Tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí và các giải pháp thựchiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 Tậptrung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả kế hoạch số 41/KH-UBND ngày20/12/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng về triển khai đề án tuyên truyền, phổbiến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước Liên hợp quốc vềchống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn

từ 2012 đến 2016, kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 10/12/2014 của UBNDtỉnh thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn từ nay– đến năm 2016; kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnhSóc Trăng về việc thực hiện chương trình hành động số 16-CTr/TU của Tỉnh

ủy về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vàmột số văn bản có liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng Các cấp,các ngành tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luậtliên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, gắn với việc tiếp tục “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, để nâng cao hiểu biết phápluật, ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm phápluật về PCTN, giữ gìn An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàntỉnh

2 Chỉ đạo thanh tra triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm

2015 đã được phê duyệt; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyênngành Gắn thanh tra theo kế hoạch với thanh tra đột xuất khi phát hiện có

Trang 20

dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết thúc cuộc thanh tra đã triển khai phải đảmbảo đúng thời hạn quy định của pháp luật, chính xác, khách quan; chú trọngphát hiện hành vi tham nhũng của thanh tra.

3 Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương thường xuyên

cử cán bộ trực điện thoại đường dây nóng và tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tốcáo thuộc thẩm quyền để tiến hành thẩm tra, xác minh giải quyết kịp thời,đúng quy định, giám sát chặt chẽ tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo phátsinh trên địa bàn tỉnh, tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo của công dân vềPCTN

4 Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

và các địa phương về công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra và xét xử các hành

vi tham nhũng Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, thanh tra trong nội

bộ nhằm nâng cao tính tự giác cũng như tinh thần trách nhiệm của cơ quan, tổchức, đơn vị trong hoạt động PCTN

5 Xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng qua công tác thanh tra và giảiquyết tố cáo, kiên quyết công khai, minh bạch trách nhiệm từng cơ quan, cánhân trong bộ máy nhà nước, nhất là những vị trí nhạy cảm

6 Tăng cường sự giám sát của UBMTTQVN các cấp, của các tổ chứcchính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanhnghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong việc phát hiện hành vi phòng,chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

* Quan niệm tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng chống tham nhũng

Đại từ điển Tiếng việt của nhà xuất bản Văn hóa – thông tin đã địnhnghĩa “lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào” tuy nhiên, để dẫn dắt, tổ chức

Trang 21

phong trào đòi hỏi chủ thể lãnh đạo, phải đề ra đường lối, chủ trương để đốitượng lãnh đạo theo đó mà thực hiện chưa được đề cập trong định nghĩa này.Hiện nay, giới khoa học trong và ngoài nước khi đề cập đến khái niệm

“lãnh đạo” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn: “Lãnh đạo là hoạtđộng thuyết phục mọi người cùng hợp tác để thực hiện một mục tiêu chung”;

“Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng tới cá nhân hay một nhóm người hoặc

cả xã hội nhằm đạt một mục tiêu chung nào đó”; “Lãnh đạo là khả năng huyđộng và hướng các nỗ lực của một tập thể vào việc thực hiện một mục tiêuchung nào đó” Mặc dù khái niệm “lãnh đạo” được hiểu theo nhiều cáchkhác nhau, tuy nhiên giữa các cách hiểu đó vẫn có điểm thống nhất khi chorằng lãnh đạo là hoạt động có mục đích của chủ thể tác động đến đối tượngnhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhất định

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh đã định nghĩa “lãnhđạo” và giải thích thế nào là lãnh đạo đúng Người chỉ rõ: “Lãnh đạo đúngnghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng phải tổ chức sự thihành cho đúng ; phải tổ chức sự kiểm soát ”

Từ những phân tích trên đồng thời quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh cóthể đưa ra khái niệm: “Đảng lãnh đạo” là toàn bộ hoạt động chính trị, tưtưởng, tổ chức của Đảng để xác định đường lối, nghị quyết; tuyên truyền, vậnđộng, tổ chức các lực lượng trong xã hội thực hiện; kiểm tra, giám sát thựchiện đường lối, nghị quyết của Đảng

Kế thừa, vận dụng khái niệm “Đảng lãnh đạo”, căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ của Tỉnh ủy Sóc Trăng và nhiệm vụ PCTN của tỉnh Sóc Trăng cóthể đưa ra khái niệm:

“Tỉnh ủy Sóc Trăng lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng là hoạt động có mục đích, có tổ chức của Tỉnh ủy bằng cách quán triệt, cụ thể

Trang 22

hóa đường lối, chính sách PCTN của Đảng và Nhà nước; Xác định nghị quyết, chủ trương lãnh đạo PCTN trong tỉnh; tuyên truyền, vận động hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết,chủ trương PCTN nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể nhân dân trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”.

Mục đích lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng là phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Chủ thể lãnh đạo nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng là Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Lực lượng thực hiện nhiệm vụ PCTN là toàn bộ hệ thống chính trị, các

cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Sóc Trăng.

* Nội dung lãnh đạo PCTN của tỉnh ủy Sóc Trăng

Một là, Tỉnh ủy quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chương trình hành động PCTN.

Trên cơ sở nghị quyết của Trung ương về PCTN, Tỉnh ủy nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa và xây dựng chương trình hành động về PCTN cho địa phương mình Chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy phải bám sát nghị quyết của Trung ương, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của địa phương Vì vậy, khi xây dựng chương trình hành động về PCTN, Tỉnh ủy

Trang 23

phải căn cứ vào chủ trương, nghị quyết của Trung ương; xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tình hình kinh tế - xã hội; thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng Điều đặc biệt quan trọng là Tỉnh ủy phải nắm rõ thực trạng tham nhũng của địa phương, những vấn đề bức xúc đang đặt ra để xác định chủ trương và xây dựng giải pháp thực hiện.

Hai là, tổ chức quán triệt, phổ biến chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy.

Sau khi ban hành chương trình hành động về PCTN, các cấp ủy và tổ chức đảng triển khai quán triệt trước hết trong nội bộ, sau đó lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt trong các tổ chức của hệ thống chính trị, các đoàn thể nhân dân Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo nhận thức đúng đắn và sâu sắc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy Từ đó tạo sự thống nhất trong tổ chức và triển khai thực hiện.

Ba là, lãnh đạo chính quyền cụ thể hóa chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN thành mục tiêu, chương trình, kế hoạch PCTN của chính quyền và quán triệt, tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân xây dựng các chương trình hành động,

kế hoạch về PCTN; phê duyệt, thông qua các kế hoạch của UBND; giám sát các thành viên của UBND; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của UBND, Hội đồng nhân dân liên quan đến tham nhũng; giám sát các hoạt động của UBND; lãnh đạo việc tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu Hội đồng nhân dân để lắng nghe ý kiến phản ánh của quần chúng nhân dân, nhất là những phát hiện của quần chúng về các vụ việc tham nhũng.

Trang 24

Lãnh đạo UBND triển khai và thực hiện các nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN, những quy định của pháp luật trong việc quản lý nhà nước ở địa phương nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tham nhũng.

Kiện toàn bộ máy, phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền theo hướng tinh gọn, hiệu quả Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đối với các

cơ quan, đơn vị trên địa bàn Chỉ đạo cho các cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tiến hành rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.

Lãnh đạo UBND tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tham nhũng của quần chúng nhân dân.

Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới cụ thể hóa chương trình PCTN của Tỉnh ủy

Sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Sóc Trăng trong PCTN không chỉ là việc đề

ra các quyết định mà sau khi ra quyết định, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ còn được tiếp tục trong quá trình tổ chức thực hiện Cụ thể là các cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới phải triển khai quán triệt, cụ thể hóa chương trình PCTN của Tỉnh ủy, để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân có sự thống nhất trong nhận thức về các quyết định của cấp ủy; theo dõi kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức của hệ thống chính trị và các đoàn thể nhân dân thực hiện đúng chủ trương, quyết định của Tỉnh ủy về PCTN; lãnh đạo và chủ trì sự phối hợp hoạt động của các lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN.

Năm là, lãnh đạo các cơ quan tuyên truyền phổ biến quán triệt các

Trang 25

chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước về PCTN.

Tỉnh ủy lãnh đạo các cơ quan tuyên truyền tích cực phổ biến quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước về PCTN

để định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong toàn xã hội Phát động phong trào toàn xã hội tham gia PCTN, trước hết là sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Sáu là, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh, có trình độ và năng lực để bố trí vào các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể; hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách PCTN.

Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy thường xuyên tiến hành rà soát, sắp xếp, luân chuyển, chuyển đổi, bố trí cán bộ để củng cố, kiện toàn các

tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ PCTN Thực hiện tinh giản biên chế, chủ động thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, số cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong PCTN.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng cơ cấu và tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ, công chức làm cơ

sở để tuyển dụng và sắp xếp, bố trí cán bộ Đổi mới việc tuyển dụng cán

bộ, công chức, viên chức bằng hình thức thi tuyển Lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn và phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào các cơ quan chuyên trách PCTN.

Xử lý nghiêm theo pháp luật và kỷ luật đảng đối với những đảng viên

là cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy hành chính những cán bộ thoái hóa, biến chất.

Trang 26

Bảy là, lãnh đạo MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ tham gia PCTN:

Lãnh đạo MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cụ thể hóa chương trình hành động của Tỉnh ủy thành chương trình hành động, kế hoạch PCTN của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Lãnh đạo xây dựng Mặt trận, đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh, làm tốt chức năng tham mưu và giám sát đối với chính quyền trong PCTN Lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể nhân dân phát động phong trào PCTN trong mọi tầng lớp nhân dân.

Lãnh đạo phối hợp hoạt động giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với Mặt trận Tổ quốc tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN Phát huy vai trò của MTTQ và các

tổ chức thành viên của Mặt trận trong động viên nhân dân tích cực tham gia PCTN; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.

Tám là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hành động của Tỉnh uỷ về PCTN.

Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các

tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về thực hiện chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy; coi trọng kiểm tra, giám sát PCTN trong bộ máy chính quyền và các đoàn thể nhân dân; kịp thời uốn nắn những sai sót Trong từng giai đoạn tiến hành sơ kết, tổng kết việc lãnh đạo PCTN của Tỉnh ủy; lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể nhân dân sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy.

* Phương thức lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng

Cùng với xác định nội dung lãnh đạo, vấn đề rất quan trọng được đặt

Trang 27

ra là bằng phương thức nào để thực hiện nội dung đó Theo Đại từ điển Tiếng Việt, phương thức là “Phương pháp và hình thức tiến hành”; Phương pháp là “Cách thức tiến hành để có hiệu quả cao” Vậy phương thức được hiểu là hình thức, phương pháp hay cách thức tiến hành công việc để có hiệu quả cao.

Trong cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” do Trần Đình Nghiêm chủ biên, phương thức lãnh đạo của Đảng được định nghĩa như sau:

“Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng trong việc hoạch định đường lối để tác động vào các tổ chức, con người trong hệ thống chính trị và cả xã hội nhằm làm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện có hiệu quả cao nhất trong cuộc sống”.

Tuy nhiên, sau khi đưa ra định nghĩa về phương thức lãnh đạo của Đảng, tác giả chưa nhấn mạnh việc Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, lãnh đạo thông qua các tổ chức đảng, đảng viên và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Điều này đã được Đảng chỉ rõ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng Tại Đại hội X, phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được bổ sung

và hoàn thiện, trong đó Đảng nhấn mạnh đến phong cách và lề lối làm việc:

“Tiếp tục đổi mới phong cách, lề lối làm việc của Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực, sâu sát cơ sở, sâu sát quần chúng; làm việc có chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, nó đi đôi với làm Đổi mới cách ra nghị quyết, văn kiện và báo cáo phải ngắn gọn, thiết

Trang 28

thực, cụ thể; đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của hội nghị Cấp ủy dành nhiều thời gian tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nghị quyết; chỉ đạo hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân”.

Đặc biệt Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) là một bước phát triển mới

về phương thức lãnh đạo:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và

xã hội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của

hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế độ, phong cách, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng

sử dụng để tác động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng.

Nội dung lãnh đạo sẽ chi phối, gợi mở việc Đảng chọn phương thức lãnh đạo phù hợp Để có phương thức lãnh đạo đúng, Đảng cần phải xác

Trang 29

định đúng nội dung lãnh đạo Song, phương thức lãnh đạo lại có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa, hoàn chỉnh nội dung lãnh đạo, nếu không có phương thức lãnh đạo thì nội dung lãnh đạo của Đảng không thể thực hiện được.

Trên thực tế, để tiến hành một công việc thường có nhiều phương thức, có phương thức phù hợp đem lại hiệu quả cao, có phương thức tối ưu nhưng cũng có phương thức đem lại hiệu quả thấp, thậm chí phản tác dụng, đó là phương thức không phù hợp Việc sử dụng phương thức lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào năng lực của chủ thể lãnh đạo, trình độ của đối tượng lãnh đạo và sự chi phối của các yếu tố khách quan khác.

Trên cơ sở khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng, có thể đưa

ra khái niệm: “Phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ Sóc Trăng là

hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế

độ, phong cách, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Tỉnh ủy sử dụng

để tác động vào các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tầng lớp xã hội nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ.

Qua thực tiễn lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với PCTN trong những năm vừa qua và những phân tích ở phần trên, có thể khái quát những phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ:

Thứ nhất, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN bằng xây dựng nghị quyết chươngtrình hành động về PCTN

Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, Tỉnh ủyban hành Chương trình hành động số 05- CTr/TU ngày 23-10-2006 Để thựchiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng

Trang 30

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãngphí, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 17-9-2012.

Sau khi Chương trình hành động của Tỉnh uỷ được ban hành, các cấp

ủy tổ chức đảng cấp dưới tổ chức quán triệt nội dung và yêu cầu của chương trình hành động cho cán bộ đảng viên, lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia đấu tranh có hiệu quả với tệ tham nhũng.

Thứ hai, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN bằng công tác tuyên truyền, giáodục, thuyết phục, vận động đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhândân, các tổ chức trong HTCT đấu tranh PCTN

Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục để Tỉnh ủy động viên đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN.

Các cấp ủy tổ chức các lớp học nghị quyết nhằm phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng những nội dung

có liên quan đến công tác PCTN, tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, rộng khắp, góp phần nâng cao nhận thức và định hướng hành động cho cán bộ, đảng viên và quân chúng nhân dân về PCTN.

Thứ ba, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN bằng công tác tổ chức, cán bộ

Tỉnh ủy thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Lựa chọn đội ngũ cán

bộ đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất để bố trí vào những chức vụ

Trang 31

chủ chốt trong đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan chuyên trách PCTN

Thứ tư, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN thông qua hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của bộ máy chính quyền thực hiện nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN; giáo dục, rèn luyện, quản lý, kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò quản lý điều hành của chính quyền trong triển khai thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN.

Thứ năm, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN bằng việc phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong phản biện xã hội, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên thực hiện nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN.

Tỉnh ủy cần nhận thức sâu sắc và phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN; Tỉnh ủy tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện vai trò phản biện xã hội về các chủ trương, giải pháp PCTN và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình hành động PCTN của các tổ chức đảng, chính quyền và đội ngũ cán

bộ, đảng viên.

Thứ sáu, Tỉnh uỷ lãnh đạo PCTN bằng công tác kiểm tra, giám sát.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức và đảng viên thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy về PCTN Đối tượng kiểm tra là tất cả cán bộ, đảng viên, kể cả cấp ủy viên Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy trong kiểm tra, phát hiện dấu hiệu tham

Trang 32

Phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ Sóc Trăng có mối quan hệ mật thiết với nội dung lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ Nội dung lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ quy định, chi phối phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ Tuy nhiên, phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ lại có vai trò rất quan trọng, biến nội dung lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ thành hiện thực Nội dung và phương thức lãnh đạo PCTN của Tỉnh uỷ Sóc Trăng, nếu được thực hiện nghiêm túc cùng với sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành và toàn xã hội sẽ là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong PCTN ở tỉnh Sóc Trăng.

* Tổ chức, bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Sóc Trăng

Thực hiện Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế hoạt động của BanChỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng,ngày 10/01/2008 Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạophòng, chống tham nhũng tỉnh Ban Chỉ đạo có 08 thành viên do Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban làm nhiệm vụ Thườngtrực Ban Chỉ đạo và các thành viên gồm: Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốcCông an tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chánh án Tòa ánnhân dân tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ.Thực hiện Quyết định số 138/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND, ngày12/02/2010 về việc thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống thamnhũng tỉnh và bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo kiêm Chánh Văn phòngBan Chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo hiện có Chánh Văn phòng, 01 Phó

Trang 33

Chánh Văn phòng và 02 phòng trực thuộc, với tổng số 10 cán bộ, công chức,nhân viên, trong đó có 06 biên chế cán bộ chuyên trách , 01 sĩ quan công anbiệt phái và 03 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68 Văn phòng Ban Chỉđạo có trụ sở, kinh phí riêng và được trang bị phương tiện đảm bảo cho hoạtđộng của Văn phòng.

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết 294A củaUBTV Quốc hội, hằng năm Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình công tác vàphương hướng nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện, đồng thờichỉ đạo các sở ngành, và các huyện, thành phố xây dựng chương trình côngtác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình Ngoài ra,qua các cuộc họp sơ kết quý, 6 tháng và tổng kết năm, Văn phòng Ban Chỉđạo có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Trưởng Ban đến các đơn vị để

tổ chức thực hiện

Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế phối hợp giữa Thường trực Ban Chỉ đạovới Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; làm tham mưucho Tỉnh ủy ban hành quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy vớiBan Chỉ đạo; Văn phòng Ban Chỉ đạo có quy chế phối hợp với các cơ quan tưpháp, thanh tra, Báo, Đài, Văn phòng UBND tỉnh

Thực hiện Quy chế phối hợp, hàng tháng Thường trực Ban Chỉ đạo tổchức cuộc họp với các cơ quan tố tụng để trao đổi nắm tình hình, tiến độ điềutra, xét xử các vụ án tham nhũng; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trongquá trình tố tụng, tạo sự thống nhất, phối hợp thực hiện đầy đủ, đúng thẩmquyền và đúng trình tự theo quy định pháp luật

Thực hiện Quy định 183-QĐ/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư vềchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủytrực thuộc Trung ương, ngày 04-7-2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hànhQuyết định số 1069-QĐ/TU về việc thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy Sóc

Trang 34

Trăng; trên cơ sở chuyển giao nhân sự Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng,chống tham nhũng tỉnh (07 đồng chí) và Phòng Nội chính - Tiếp dân thuộc Vănphòng Tỉnh ủy (03 đồng chí); đồng thời điều động, bổ nhiệm đồng chí ChánhThanh tra tỉnh làm Trưởng Ban Ban Nội chính Tỉnh ủy chính thức hoạt động

Ban Nội chính Tỉnh uỷ đã khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộmáy; xây dựng và ban hành Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch côngtác, sớm đưa hoạt động của cơ quan đi vào nề nếp, bảo đảm công tác nộichính và phòng, chống tham nhũng không bị gián đoạn

Ban Nội chính Tỉnh ủy có chức năng, nhiệm vụ tham mưu Ban Thường

vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo công tác nội chính và phòng chống tham nhũng; tiếp côngdân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thi hành án dân sự; về kê khai tàisản; chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở; tăng cường thông tin, tuyên truyềncông tác cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; quyết định thành lập Ban Chỉđạo công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các huyện

uỷ, thị uỷ, thành uỷ thành lập Ban Chỉ đạo công tác nội chính và phòng,chống tham nhũng cấp huyện; ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa BanNội chính Tỉnh uỷ với Đảng uỷ Công an tỉnh, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sátNhân dân, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân trong công tác nội chính vàphòng, chống tham nhũng; phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ trong côngtác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát thihành kỷ luật đảng

Trang 35

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chínhTỉnh uỷ với Đảng uỷ Công an tỉnh, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân,Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tỉnh, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Ban Nộichính Tỉnh uỷ chủ trì xây dựng, ký quy chế phối hợp với Báo Sóc Trăng, ĐàiPhát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, Đảng uỷ Khối các cơ quan, Đảng uỷKhối Doanh nghiệp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thanh tra tỉnh.

Việc thực hiện quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhằm nâng caohiệu quả công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công Tăng cườngcông tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc hướng dẫn, theo dõi, đônđốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc thực hiện chủtrương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vựcnội chính và phòng, chống tham nhũng

* Những vấn đề có tính nguyên tắc lãnh đạo nhiệm vụ phòng chống tham nhũng của Tỉnh ủy Sóc Trăng

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách cả Đảng

và Nhà nước trong lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vềPCTN là cơ sở chính trị, pháp lý cho hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ PCTN củaTỉnh ủy Sóc Trăng, đồng thời là cơ sở để thống nhất nhận thức và hành động,tập hợp, quy tụ các tổ chức, lực lượng, huy động các nguồn lực cho nhiệm vụPCTN ở tỉnh Sóc Trăng Công tác PCTN ở tỉnh Sóc Trăng phải quán triệt sâusắc và thực hiện đúng quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước Tỉnh ủy Sóc Trăng phải nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóaquan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, luật phòng chống tham nhũngcủa Nhà nước, xác định nghị quyết, chương trình hành động, tuyên truyền phổbiến và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

Trang 36

nước Lãnh đạo, phát huy vai trò của chính quyền, hệ thống chính trị, khối đạiđoàn kết toàn dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật PCTNcủa Nhà nước Mọi hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủy phảibám sát và thiết thực phục vụ cho thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách,pháp luật PCTN của Đảng và Nhà nước Lấy kết quả thực hiện đường lối,chính sách, pháp luật PCTN của Đảng và Nhà nước làm tiêu chí đánh giánăng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Tỉnh ủy, phẩm chất, năng lực của cán bộ,đảng viên.

Hai là, thực hiện đầy, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm các nội dung, đa dạng hóa, vận dụng sáng tạo các phương thức lãnh đạo nhiệm

vụ PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Trong quá trình lãnh đạo nhiệm vụ PCTN tỉnh ủy Sóc Trăng phảithường xuyên coi trọng nghiên cứu, quán triệt, nắm vững đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, xác định chủ trương biệnpháp tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật ấy Quántriệt, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững tìnhhình KT-XH, HTCT, tình hình Đảng bộ, tình hình PCTN trong tỉnh, xây dựngnghị quyết, chương trình hành động, quán triệt và lãnh đạo tổ chức thực hiệncác nghị quyết, chương trình hành động PCTN trong toàn Đảng bộ tỉnh SócTrăng Lãnh đạo chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mặt trận Tổ quốc

và các đoàn thể, đặc biệt là chính quyền các cấp quán triệt, cụ thể hóa cácnghị quyết chương trình hành động của Tỉnh ủy thành các văn bản quy phạmpháp luật, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Thường xuyên tuyên truyền,phổ biến, vận động nhân dân, xây dựng phong trào hành động cách mạng củacác tầng lớp xã hội trong thực hiện nhiệm vụ PCTN Lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện đầy đủ các nội dung, hình thức, biện pháp PCTN Đa dạng hóa, vận dụngsáng tạo phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị; Bằng công tác tuyêntruyền, thuyết phục vận động quần chúng; thông qua hoạt động quản lý của

Trang 37

chính quyền các cấp; thông qua hoạt động của hệ thống tổ chức đảng; côngtác tổ chức cán bộ; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xãhội; vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng côngtác kiểm tra, giám sát Coi trọng đổi mới nâng cao chất lượng, thực hiện tốtphương thức lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của chính quyền các cấptrong tổ chức PCTN.

Ba là, kết hợp chặt chẽ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị vững mạnh với thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng.

Để tạo cơ sở chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội cho thực hiệnnhiệm vụ PCTN Tỉnh ủy cần coi trọng lãnh đạo thực hiện tốt hai nhiệm vụchiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế lànhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt Tập trung lãnhđạo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, đặcbiệt là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, kinh tế biển, tích cực, chủ độnghội nhập quốc tế, không ngừng đảm bảo, cải thiện và nâng cao đời sống củanhân dân Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng anninh; phát triển kinh tế với thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xãhội, công bằng xã hội Tạo cơ sở kinh tế xã hội vững chắc cho đấu tranhphòng chống PCTN

Tăng cường lãnh đạo,chỉ đạo xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng bộngày càng TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu Thườngxuyên lãnh đạo xây dựng, củng cố chính quyền các cấp Kết hợp chặt chẽ lãnhđạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ TSVM với xây dựng HTCT vững mạnh toàndiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Đặc biệt coitrọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo PCTN, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách PCTN Tạo cơ sở, điều kiện chínhtrị - xã hội thuận lợi cho Tỉnh ủy lãnh đạo nhiệm vụ PCTN

Trang 38

Ba là, lãnh đạo xây dựng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, huy động mọi nguồn lực phục vụ cho phòng chống tham nhũng.

Tỉnh ủy cần lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò nòng cốtcủa hệ thống chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước của các tổchức, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong tổ chức thực hiệnnhiệm vụ PCTN Thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng, phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm

vụ PCTN, phát huy vai trò của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đơn vị tíchcực tham gia PCTN Xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân trong thực hiện nhiệm vụ PCTN Tạo nên sức mạnh tổng hợp của cảHTCT, các tổ chức, lực lượng các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân thamgia thực hiện nhiệm vụ PCTN Tận dụng, tranh thủ, nguồn lực, sự chi viện,giúp đỡ của Trung ương, huy động nguồn lực của các tổ chức, lực lượng ở địaphương, nguồn lực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức quốc tế, tài trợ chothực hiện nhiệm vụ PCTN

* Tiêu chí đánh giá hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của Tỉnh ủy Sóc Trăng

Đánh giá thực trạng hoạt động lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của Tỉnh ủySóc Trăng cần căn cứ vào những tiêu chí sau:

Một là, tiêu chí đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.

Chủ thể lãnh đạo nhiệm vụ PCTN ở Tỉnh Sóc Trăng là Tỉnh ủy, các cấp

ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng Chủ thể trực tiếp chỉ đạo,quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng là Ban chỉ đạophòng chống tham nhũng của Tỉnh ủy, chính quyền, cơ quan quản lý nhànước ở các cấp, các ngành, các đơn vị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quanlãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội Lực lượng tham gia thực hiện

Trang 39

nhiệm vụ PCTN ở tỉnh Sóc Trăng là tất cả các tổ chức, lực lượng, các cấp, cácngành, cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Sóc Trăng.Tiêu chí này đánh giá mức độ nhận thức của các chủ thể, lực lượng về mụcđích, yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí, vai trò, ý nghĩa và tính cấp thiết phải đấu tranhphòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí Đánh giá mức độ xácđịnh trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các chủ thể và tráchnhiệm tham gia thực hiện nhiệm vụ PCTN của các tổ chức, lực lượng; đánhgiá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo nhiệm vụ PCTN của tỉnh ủy, các cấp ủy, tổchức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng Đánh giá mức độ thực hiện trách vànăng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCTN củaBan chỉ đạo PCTN, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, cácngành, các đơn vị, UBMTTQ, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xãhội; trách nhiệm và năng lực tham gia thực hiện nhiệm vụ PCTN của các tổchức, lực lượng, các tầng lớp nhân dân Mức độ thực hiện chức năng, nhiệm

vụ tham mưu, giúp việc, hướng dẫn, triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTN củacác ban đảng, sở, phòng, ban của chính quyền Đánh giá mức độ chính xáckịp thời, đầy đủ, phù hợp của các nghị quyết, chương trình hành động củaTỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh; các chỉ thị, kế hoạch,hướng dẫn thực hiện của Ban chỉ đạo PCTN, của chính quyền, cơ quan quản

lý nhà nước ở các cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị, của UBMTTQ và cơ quanlãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội

Hai là, tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và nội dung, hình thức, biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Tiêu chí này đánh giá mức độ thực hiện các nội dung lãnh đạo nhiệm

vụ PCTN của Tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng,được thể hiện trên các lĩnh vực: Nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa đường lối,

Trang 40

chính sách, pháp luật PCTN của Đảng và Nhà nước; xác định nghị quyết,chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng; tuyên truyền,phổ biến, vận động quần chúng; tổ chức thực hiện nghị quyết chương trìnhhành động PCTN; Kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiệnđường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nghị quyết chươngtrình hành động chống tham nhũng của Tỉnh ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng.Mặt khác, cần đánh giá mức độ thực hiện các phương thức lãnh đạo PCTNcủa Tỉnh ủy, bao gồm: Phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết; lãnh đạo thôngqua hoạt động quản lý của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp,các ngành, tổ chức, đơn vị; lãnh đạo bằng việc thiết lập và hoạt động của hệthống tổ chức đảng; bằng công tác tổ chức, cán bộ; bằng việc phát huy vai tròtiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò củaMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; bằng công tác tuyên truyền, giáo dục,

cổ vũ động viên, vận động quần chúng, bằng công tác kiểm tra, giám sát củaTỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp Tiêu chí này còn đánh giámức độ thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp quản lý, điều hành, tổchức thực hiện nhiệm vụ PCTN của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ởcác cấp, các ngành, tổ chức, đơn vị, UBMTTQ, cơ quan lãnh đạo của các tổchức chính trị - xã hội; Ban chỉ đạo PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng

Ba là, tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ PCTN ở tỉnh ủy Sóc Trăng, tiêu chí này đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN; kết quả truyền truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình hành động PCTN của Tỉnh ủy, cấp ủy tổ chức đảng, chỉ thị, kế hoạch PCTN của chính quyền, cơ quan quản

lý nhà nước ở các cấp…Đánh giá kết quả thực hiện các nội dung, phương thức lãnh dạo, quản lý của Tỉnh ủy, cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành…UBMTTQ, cơ quan lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội, Ban chỉ đạo PCTN của Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Ngày đăng: 14/12/2016, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Minh Anh (2001), “Lại bàn về khái niệm tham nhũng và dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng”, Tạp chí Thanh tra, số (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại bàn về khái niệm tham nhũng và dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng”," Tạp chí Thanh tra
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2001
2. Bùi Mạnh Cường (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng
Tác giả: Bùi Mạnh Cường
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2003
3. Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm "phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới
Tác giả: Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
4. Ban Nội c hính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo tổng quan kết quả nghiên cứu Dự án Tham nhũng và giải pháp chống tham nhũng ở Việt nam hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Báo cáo tổng quan "kết quả nghiên cứu Dự án Tham nhũng và giải pháp chống tham nhũng ở Việt
Tác giả: Ban Nội c hính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
5. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
6. Mai Quốc Bình (2006), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng "ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam "cho đến năm 2020
Tác giả: Mai Quốc Bình
Năm: 2006
7. Vinay Bhargava (2005), Đương đầu với tham nhũng ở châu Á những bài học thực tế và khuôn khổ hành động, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đương đầu với tham nhũng ở châu Á những bài học thực tế và khuôn khổ hành động
Tác giả: Vinay Bhargava
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2005
8. Lê Văn Cương (1993), Tham nhũng ở nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục, Luận án PTS triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 9. Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham nhũng ở nước ta hiện nay và biện pháp khắc phục," Luận án PTS triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh9. "Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Lê Văn Cương
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 1993
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
20. Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
21. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
22. Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w