1. Tính cấp thiết của đề tài Thời kỳ nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột và tương lai của đất nước. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Họ là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù tuổi từ 15 đến 35 (đối với Việt Nam), có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững đất nước”.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thời kỳ nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột và tươnglai của đất nước Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấutranh sinh tồn, cũng như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai tròđặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Họ là nhómnhân khẩu xã hội đặc thù tuổi từ 15 đến 35 (đối với Việt Nam), có trong mọigiai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội Thanhniên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động,sáng tạo, muốn tự khẳng định mình Nhận thức rõ vai trò, vị trí của thanh niênđối với sự nghiệp cách mạng, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn
đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xungkích cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậycủa Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc Đồng thời,Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanhniên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng củaĐảng và dân tộc Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanhniên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình Nghị quyết hội nghị
lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) chỉ rõ: “Thanh niên
là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh
Trang 2niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững đất nước”.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanhchóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi không chỉ tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác thanh niên mà phải đổi mới nội dung, đặc biệt làphương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm phát huycao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nghị quyết số 25 – NQ/TW, Hội nghị
lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” khẳng định:
“Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quantrọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”
Thực tiễn đã chứng minh, ở bất kỳ địa phương, ngành, cơ quan, đơn vịnào, sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các cấp ủy Đảng luôn là yếu tốquyết định, đảm bảo cho tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năngđoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên hướng vào các phong trào hành độngcách mạng nhằm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi sướng và lãnh đạo trongnhững năm qua đã thu được những thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cầnthiết để đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong những thắng lợi đó có sự đóng gópkhông nhỏ của thanh niên và công tác thanh niên Tuy nhiên, do những biếnđổi của tình hình trong nước và quốc tế đang tác động mạnh mẽ làm biến đổi
Trang 3về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, học vấn, tư tưởng, tâm lý, lối sống của thanhniên, công tác thanh niên hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏiphải tiếp tục có những giải pháp kịp thời, phù hợp với nhu cầu, lợi ích củathanh niên.
Thực hiện chủ chương của Đảng về công tác thanh niên, những nămqua, Đảng bộ huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng trong việclãnh đạo công tác thanh niên Đặc biệt, đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo cácĐảng bộ cơ sở quan tâm lãnh đạo công tác thanh niên, thu hút đông đảo thanhniên tham gia sự nghiệp cách mạng, tạo môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
… lành mạnh, văn minh cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành,góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Công tác đoàn và phongtrào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niênđược mở rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng.Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đốivới thanh niên, công tác thanh niên đã có chuyển biến tích cực, phương thứclãnh đạo của các cấp ủy cơ sở đối với công tác thanh niên đã có nhữngchuyển biến tích cực
Tuy nhiên, việc lãnh đạo công tác thanh niên ở các Đảng bộ cơ sở trongnhững năm qua còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, chưa ngang tầmvới yêu cầu của tình hình mới Đó là: nhận thức của một số cấp ủy Đảng, cán
bộ, đảng viên về thanh niên và công tác thanh niên và vai trò của cấp ủy trongviệc lãnh đạo, công tác thanh niên chưa đầy đủ, phương thức lãnh đạo, chỉ
đạo công tác thanh niên còn chung chung, nhiều mặt còn “khoán trắng” cho
Đoàn; tổ chức chỉ đạo thiếu tập trung, đánh giá thanh niên còn theo chủ nghĩakinh nghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng thanh niên; một bộ phậncán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, không là tấm gương để thanh niên họctập, noi theo; việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ
Trang 4trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịpthời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực
sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển Đảng trong thanh niên.Chính quyền các cấp còn chậm trễ trong thể chế hóa các nghị quyết củaĐảng, thiếu đầu tư thích đáng cho công tác thanh niên Quản lý Nhà nước vềcông tác thanh niên ở địa phương, cơ sở còn nhiều bất cập, cơ chế phối hợpliên ngành trong công tác thanh niên chưa rõ ràng Chưa gắn kết mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh với mục tiêu pháttriển thanh niên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở nhiều địa phương chưaphối hợp chặt chẽ, chưa tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên; sựkết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạnchế Từ thực tiễn trên, qua thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở
cơ sở, học viên lựa chọn đề tài: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
bộ cơ sở đối với công tác thanh niên ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hiện nay” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo công
tác thanh niên trên địa bàn huyện, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị củatừng Đảng bộ cơ sở và Đảng bộ huyện Yên Mô trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ngay từ khi ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọngcông tác vận động, giáo dục thanh niên Vì vậy, nghiên cứu việc đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là một lĩnh vựcquan trọng, sớm được các nhà khoa học quan tâm Đáng chú ý là cuốn sách:
“Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2001, NXB Chính trị
Quốc gia) do Tiến sỹ Nguyễn Văn Hùng – Ban Dân vận Trung ương chủ
biên; Luận văn Thạc sỹ Chính trị: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Ánh
Trang 5(2004); Luận văn Thạc sỹ Chính trị: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên ở thành phố Thái Bình hiện nay” (2005) của tác giả Vũ Hồng Huy, đề tài khoa học: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay” (2010) của Tiến sỹ Lâm Quốc Tuấn.
Ngoài ra còn một số bài viết, bài phát biểu của một số đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, một số đề tài nghiên cứu có liên quan như: “Đổi mới nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cấp ủy đối với thanh niên và công tác thanh niên” (1999) của tác giả Phạm Gia Cư trong Tạp chí Tư tưởng Văn hóa Đề tài khoa học “Đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ của Đoàn trước yêu cầu của thanh niên và sự phát triển của đất nước” (2007) của tác giả Nguyễn
Hữu Việt, Ban Tổ chức Trung ương Đoàn
Bài báo, tạp chí chuyên ngành “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Tạp chí Cộng sản số 15, (159) năm 2008) của đồng chí Trương
Tấn Sang
Bài viết “Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay” (Tạp chí Cộng sản số 14, năm 2008) của tác giả Nguyễn Đức Tiến Tác giả Trương Gia Long với bài viết “Chủ động đổi mới, hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa và trọng trách của thanh niên” (Tạp chí Cộng sản số 7, năm 2008) “Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và Đoàn Thanh niên” (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 17/7/2008) Tác giả Hoàng Đình Cúc, “Xây dựng, củng cố thế giới quan khoa học cho thanh niên, sinh viên nước ta hiện nay” (Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3 năm 2007)
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu một cách toàn diện và
có hệ thống về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tácthanh niên của Đảng bộ cơ sở ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình Để góp phần
Trang 6giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn đang tồn tại, luận văn lựa chọn đề tàinêu trên.
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên, nộidung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
- Làm rõ thực trạng lãnh đạo của các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô,tỉnh Ninh Bình đối với công tác thanh niên
- Phân tích nguyên nhân và đề xuất những giải pháp về đổi mới phươngthức lãnh đạo của các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đối vớicông tác thanh niên
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo công tác thanh niên của các Đảng
bộ cơ sở ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Thời gian: từ năm 2005 đến nay
Trang 74 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng huyện Yên Mô, các Đảng bộ
cơ sở huyện Yên Mô về vị trí, vai trò của thanh niên, công tác thanh niên đốivới sự nghiệp cách mạng
- Luận văn sử dụng phương pháp lô gích, phương pháp lịch sử, phươngpháp hệ thống và các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê xã hội học đểnghiên cứu thực trạng sự lãnh đạo của các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô tỉnhNinh Bình đối với công tác thanh niên Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụngphương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp…
5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn là đề tài khoa học đầu tiên nghiên cứu về phương thức lãnhđạo của các Đảng bộ cơ sở đối với công tác thanh niên ở huyện Yên Mô, tỉnhNinh Bình hiện nay
- Luận văn đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế trong lãnhđạo công tác thanh niên của các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bìnhtrong những năm vừa qua Từ đó rút ra những kinh nghiệm và bước đầu đưa
ra những giải pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo của các Đảng bộ cơ sởhuyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đối với công tác thanh niên
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Bằng kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ mới, những nộidung đã được nêu trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, BanChấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Đảng bộ huyện Yên Mô và các Đảng bộ
cơ sở
Trang 8- Là cơ sở để cấp ủy, Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở nghiêncứu, định hướng các nhiệm vụ chương trình hành động cho công tác Đoànthanh niên những năm tiếp theo.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy trong hệ thống chương trình đào tạo cán bộ thanh niên và các trườngchính trị
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 9Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1 Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về thanh niên và công tác thanh niên
Lịch sử phát triển của các dân tộc đã chứng minh thanh niên bao giờcũng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước Thanhniên là một lực lượng xã hội rộng lớn ở từng địa phương, khu vực hay trongmột quốc gia, dân tộc Nhưng thanh niên chưa lúc nào có một tổ chức củamình, do mình và vì mình
Chỉ đến khi học thuyết Mác - Lênin ra đời thì vị trí, vai trò của thanhniên mới được đánh giá đúng đắn và những luận điểm quan trọng về việc cầnthiết phải ra đời một tổ chức của thanh niên do Đảng Cộng sản sáng lập, lãnhđạo và rèn luyện mới được đề cập
Vào giữa thế kỷ XIX, chính Ph.Ăngghen đã đề xuất ý kiến về việctham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chống lại chính sách phản độngcủa chế độ quân chủ Phổ vì tương lai của nước Đức Ngay lúc đó, ông đãkhẳng định rằng, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính thực tiễncủa cuộc đấu tranh giai cấp đã cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị.C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coi thanh niên là một lực lượng cáchmạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đềthanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó
C.Mác đã khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát
Trang 10triển những thành tựu của người đi trước" [41, tr.23] Thanh niên được xem
xét như một tầng lớp xã hội đặc thù theo lứa tuổi, có số lượng đông và giữ vịtrí quan trọng trong xã hội Nếu chia các tầng lớp, các giai cấp, dân tộc… theolát cắt dọc, thì thanh niên là lát cắt ngang, có mặt trong mọi giai tầng của xãhội Chính thanh niên của các dân tộc là người sẽ kế thừa, sẽ phát triển mọithành quả do cha anh để lại
Năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu thế hệ trẻ của giai cấp
vô sản và rút ra kết luận quan trọng: "Tương lai của giai cấp công nhân tuỳ thuộc vào tình trạng thế hệ thanh niên của nó" [35, tr.438] và C.Mác đã chỉ rõ:
"Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn" [39, tr.198]
C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của thanh niêntrong sự nghiệp cách mạng, đã nhìn nhận lớp thanh niên là những người xungkích, cổ vũ những ưu điểm, tích cực phê phán những nhược điểm, yếu kém
của lớp người đang lớn Từ cách nhìn biện chứng đó, hai ông thấy rằng cần tổ chức thanh niên vào một tổ chức chính trị Ph.Ăngghen đã nêu ra quan điểm thanh niên là: "Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế",
"Đội hậu bị của Đảng" Trong thư gửi Bít-xmắc, Ph.Ăngghen đã khẳng định rõ: "Chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng" [37, tr.509].
Những tư tưởng, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho
việc hình thành tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản - người trợ thủ đắc lực,
đội hậu bị của các Đảng Cộng sản sau này
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trongđiều kiện lịch sử mới, trong các tác phẩm của mình hơn 200 lần V.I.Lênin bànđến vấn đề thanh niên và tổ chức thanh niên cộng sản Tiêu biểu là các tác
phẩm: "Dự thảo nghị quyết về thái độ đối với thanh niên học sinh" (1903),
Trang 11"Những nhiệm vụ của thanh niên cách mạng" (1903), "Vấn đề tính Đảng trong sinh viên dân chủ" (1912), "Thanh niên quốc tế" (1916) và diễn văn quan trọng của Người đọc tại Đại hội III của Đoàn TNCS Nga: "Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên" (1920) Chính trong những tác phẩm này, V.I.Lênin đã
tin tưởng vào lực lượng thanh niên và đặt cơ sở cho việc xây dựng tổ chứcĐoàn Thanh niên cộng sản
V.I.Lênin đã coi thanh niên là "Nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng" Người đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên và sự cần thiết phải tổ chức thanh niên vào các nhóm cách mạng V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Hãy lấy thanh niên mà xây dựng hàng trăm nhóm xung phong và động viên họ nỗ lực hoạt động… cần phải khẩn trương một cách táo bạo tập hợp và đưa tất cả những người có sáng kiến cách mạng vào hoạt động Đừng sợ là họ chưa được đào tạo đầy đủ, đừng run trước việc họ chưa có kinh nghiệm và chưa phát triển hoàn thiện" [27, tr 247]
Đánh giá cao tiềm năng to lớn và hoài bão khát khao vươn tới tương lai
của tuổi trẻ, V.I.Lênin đặt niềm tin vào lớp trẻ: "Người ta quan sát thấy thanh niên công nhân một khát vọng nồng cháy không gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và chủ nghĩa xã hội" [24, tr 195].
V.I.Lênin một mặt đánh giá đúng vai trò của thanh niên, tin tưởng vào
thanh niên và mặt khác cũng thấy rõ cần thiết phải ra đời một tổ chức để tập hợp và đưa thanh niên vào phong trào cách mạng - Đó chính là Đoàn thanh niên cộng sản.
Luận điểm của V.I.Lênin về Đoàn Thanh niên Cộng sản được người đềcập trong nhiều tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau, có thể tóm tắt trên nhữngquan điểm cơ bản sau:
Một là, V.I.Lênin đã chứng minh sự cần thiết phải xây dựng Đoàn thanh niên và đặt nó dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
Trang 12Người nêu lên quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng - Đoàn vàthanh niên Lênin chỉ rõ: "Chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai lạithuộc về thanh niên Chúng ta là Đảng của những người cách tân, mà thanhniên lại hào hứng đi theo những người cách tân Chúng ta là Đảng của sựchiến đấu quên mình với những gì đã mục nát, cũ kỹ, mà thanh niên bao giờcũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh quên mình ấy" Và Lênin đã đi đến
kết luận: "Chúng ta mãi mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong".
[23, tr 163] Theo sáng kiến của Lênin, tháng 10 năm 1918 Đảng Cộng sảnNga đã quyết định thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Nga
Hai là, V.I.Lênin xem xét Đoàn thanh niên cộng sản là tổ chức chính trị
- xã hội của thanh niên; Đoàn có chức năng và nhiệm vụ:
Thứ nhất, tập hợp thanh niên vào cuộc đấu tranh vì sự nghiệp tiến bộ
của xã hội xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, bảo đảm mối liên hệ hữu cơ vững chắc của Đảng với quần
chúng thanh niên, tạo điều kiện tốt cho sự lãnh đạo của Đảng đối với phongtrào thanh niên
Thứ ba, lôi cuốn đông đảo lực lượng thanh niên tham gia giải quyết
những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội
Thứ tư, bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho lớp người kế
tục, đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của thanh niên
Nhiệm vụ này chính là chức năng cơ bản của Đoàn TNCS là giáo dụcchủ nghĩa cộng sản - là trường học XHCN của thanh niên V.I.Lênin đã chỉrõ: Mục tiêu chính của Đoàn Công-Sô-Môn là giúp Đảng xây dựng chủ nghĩacộng sản, giúp thế hệ trẻ thiết lập XHCN Như vậy mọi hoạt động của Đoànthanh niên Công-Sô-Môn xoay quanh việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản chothanh niên
Thứ năm, là đội dự bị chiến lược tin cậy của Đảng.
Trang 13Như vậy, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản đã xác định xây dựng ĐoànTNCS là một tất yếu khách quan nhằm tập hợp, giáo dục CSCN cho thanhniên, để họ xứng đáng là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng củaĐảng và là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Ba là, V.I.Lênin đã luận giải quan điểm, Đảng cần tôn trọng tính độc
lập về mặt tổ chức của thanh niên
Tổ chức độc lập của thanh niên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằmphát huy tính chủ động, sáng tạo, xung kích của Đoàn thanh niên Người nói:
"Chúng ta cần phải ủng hộ tính độc lập về tổ chức của Đoàn thanh niên một cách vô điều kiện và không phải chỉ vì bọn theo chủ nghĩa cơ hội sợ sự độc lập đó, mà là vì tính chất của công việc Bởi vì không có sự độc lập hoàn toàn, thanh niên sẽ không rèn luyện mình thành những chuyên gia tốt, và góp phần thúc đẩy CNXH tiến lên" [30,tr.226] Luận điểm này thể hiện sự ủng hộ
của Đảng đối với tính chủ động, tự quản của thanh niên Đoàn thanh niên làmột bộ phận của hệ thống chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Đoàn có điều lệ, có hệ thống tổ chức và cán bộ từ Trung ương đến
cơ sở, được nhà nước cấp ngân sách hoạt động, có các cơ quan truyền thôngđại chúng, mọi công tác của Đoàn được thực hiện bằng chính hệ thống tổchức của nó, bằng đội ngũ cán bộ và của đoàn viên
Bốn là, V.I.Lênin rất quan tâm đến chất lượng hoạt động của Đoàn
TNCS, mà chất lượng đó trước tiên là ở từng thành viên của Đoàn
Người cho rằng, người đoàn viên thanh niên cộng sản là những người
tiên tiến trong thanh niên V.I.Lênin đã chỉ rõ: "là đoàn viên thanh niên, nghĩa là phải phấn đấu cống hiến mọi hoạt động, mọi sức lực của mình cho
sự nghiệp chung Đó chính là nội dung giáo dục CSCN Chỉ có trong hoạt động đó người thanh niên, nam hoặc nữ mới có thể trở thành người cộng sản chân chính" [33,tr.316] V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến tính tích cực lao
Trang 14động, chính trị, xã hội của người đoàn viên: "Chỉ khi nào cùng lao động với công nhân và nông dân người ta mới trở nên người cộng sản chân chính và phải làm cho mọi người thấy rằng bắt cứ một đoàn viên nào của Đoàn thanh niên đều có học và đồng thời cũng biết lao động" [33,tr.387] Luận điểm nổi
tiếng của V.I.Lênin coi trọng chất lượng của tổ chức: "Thà ít mà tốt" vẫn làkim chỉ nam cho hoạt động thực tế của Đoàn TNCS trong điều kiện hiện nay
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của C.Mác, Ph.Ăngghen vàV.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo các luậnđiểm mác-xít về vai trò thanh niên, phong trào thanh niên và xây dựng ĐoànTNCS ở Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên được thểhiện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, thể hiện trong nhiềutác phẩm, bài viết, thư gửi và trong các buổi gặp gỡ nói chuyện với thanh -thiếu nhi Đó là di sản quý báu mà Hồ Chủ tịch đã để lại cho Đảng, cho Đoànvận dụng vào xây dựng Đoàn TNCS trong điều kiện mới
Với Hồ Chí Minh, thanh niên là động lực của cách mạng, là người chủtương lai của đất nước Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ
Chủ tịch luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, "thanh niên
là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai", "thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá", "thanh niên là lực lượng
cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ" và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó
có thanh niên"[43,tr328] Người đã tổng kết: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc: Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ Dân
Trang 15tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc" [43,tr.129]
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài
nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà" "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" [43,tr.84]
Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanhniên trong tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanhniên, có thể "rời non", "lấp biển" hết lòng tin yêu thanh niên, song Người luôn
đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hoàn thiện Điều đó có nghĩa rằng trong thanh niên nói chung và trong
mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều mang tiềm ẩn nhữngkhả năng lớn cũng như những hạn chế Bác Hồ nhận thấy ở thanh niên mộttiềm năng to lớn, dồi dào một sức trẻ, luôn hướng tới cái mới Trong thư gửi
nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết nguyên đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội"
Niềm tin yêu của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ thể hiện trongnhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát huy (sử dụng) sức mạnh vật chất
và tinh thần của thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ
Trang 16Đây là nhân tố hết sức quan trọng để Đảng nắm thanh niên Nơi nào, lúc nàonảy sinh ra hiện tượng thiếu lòng tin, thiếu trách nhiệm đối với thanh niên thìnơi ấy, lúc ấy sẽ gặp khó khăn trong vận động thanh niên.
Thực tiễn cho ta thấy, quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận,đánh giá thanh niên của Bác Hồ làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lạithấy rõ yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện để trưởng thành
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp, đoàn kết thanh niên và xây dựngĐoàn TNCS được thể hiện qua các điểm sau:
* Tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng độc lập
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập tổ chức, rèn luyện ĐoànTNCS từ lúc hiếm hoi chỉ có mấy đoàn viên đầu tiên như Bác đã nói trongbuổi lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26/3/1966) Mục đích củaviệc tổ chức ra Đoàn, Hội… là để "tập họp thanh niên, giác ngộ họ và đưa
họ ra tranh đấu"
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, để mở rộng việc tập họp,đoàn kết thanh niên nhằm đưa đông đảo thanh niên vào tổ chức để giáo dục,bồi dưỡng họ, ngoài Đoàn thanh niên cứu quốc, tổ chức của những thanh niêntiên tiến đội dự bị chiến đấu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thànhlập Đoàn thanh niên Việt Nam, sau mang tên là Liên đoàn thanh niên ViệtNam Liên đoàn thanh niên Việt Nam là mặt trận rộng rãi của các tầng lớpthanh niên tự nguyện tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc Liênđoàn đã cùng Đoàn thanh niên cứu quốc mở các lớp huấn luyện về tình hình
và nhiệm vụ, nhất là các lớp chính trị tìm hiểu về chủ nghĩa Mác, về đườnglối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Chính phủ Tại Đại hội lần thứ nhấtcủa Liên đoàn (2/1950) Bác nhắc nhở các đại biểu 2 điều: Đoàn kết và giúpnhau tiến bộ
Trang 17Vào giữa năm 1950, khi cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lượcPháp bước vào giai đoạn quyết liệt, Bác Hồ chỉ thị thành lập các đơn vị thanhniên xung phong công tác đầu tiên Đây là một loại hình tổ chức mới Ngoàinhiệm vụ phục vụ chiến đấu, TNXP được học tập văn hoá, chính trị Quátrình tham gia TNXP, nhiều đội viên đã được xoá mù chữ, được học lên một,hai lớp… (các đơn vị TNXP đều có bố trí giáo viên văn hoá).
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (10/1956), Bác Hồ dạy rằngĐoàn thanh niên là một tổ chức giúp Đảng giáo dục thanh niên nên mọi đoàn
viên phải gương mẫu "Học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi,
để sẵn sàng trở thành cán bộ, đảng viên tốt" [43,tr.163].
Muốn giáo dục thanh niên, điều trước tiên là phải tập hợp họ lại trong
tổ chức Chỉ có đứng trong tổ chức, tham gia sinh hoạt trong tổ chức, hoạtđộng cho các chương trình, kế hoạch do tổ chức đề ra, thanh niên mới có điềukiện tiến bộ và mới có thể tự rèn luyện thành người tốt như Bác Hồ dạy Vìvậy, Bác rất quan tâm đến phương pháp giáo dục thanh niên trong tổ chức quasinh hoạt Đoàn, Hội; qua việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào
hành động cách mạng, Người cho rằng: “Các tổ chức thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc phải nghiên cứu tìm ra những hình thức, phương pháp thích hợp để tổ chức, giáo dục thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc" [43,tr.164]
Ngày nay, chúng ta có trên 10 triệu thanh niên đã được đứng trong tổchức dưới ngọn cờ của Đảng (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanhniên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, các đơn vị thanh niên xungphong…) Nếu các tổ chức nêu trên đều làm tốt công tác giáo dục, nghĩa làluôn tích cực tìm kiếm, sáng tạo những hình thức, phương pháp thích hợp, đặcbiệt là trong điều kiện mới (trình độ mọi mặt của thanh niên đã được nâng lên,hoạt động kinh tế - xã hội - văn hoá đổi mới, chính sách mở cửa…) thì chắc
Trang 18chắn sẽ tạo ra hiệu quả tốt Muốn vậy, các tổ chức Đoàn, Hội phải ý thức sâusắc về chức năng giáo dục của mình, kiên quyết đấu tranh chống lại nhữngsuy nghĩ và hành động không đúng như coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục, chậm đổimới hình thức, phương pháp giáo dục.
Tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng to lớn Nhưng để hiện thựchoá các tiềm năng đó, trước hết cần tập hợp họ vào một tổ chức cách mạng,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tư tưởng đó quán xuyến trong các tácphẩm của Hồ Chủ tịch về thanh niên và công tác thanh niên Ngay từ năm
1925, trong thư "gửi thanh niên Việt Nam", người đã nhận xét: "Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: Hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, chúng ta
có những người lao động khéo léo và cần cù Nhưng chúng ta thiếu tổ chức
và người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả…" [43,tr.30] Vấn đề là ở chỗ "Phải sớm hồi sinh"
lớp thanh niên già nua đó, bằng cách đưa họ vào các tổ chức cách mạng, đểtrả lại cho họ cái thuộc tính vốn có của tuổi trẻ là hoạt động vì dân, vì nước và
vì chính bản thân mình Người nhắc nhở thanh niên "Cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết " [43,tr.42] Chính vì thế tổ chức "thanh niên cách mạng đồng chí Hội" đã ra đời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Hồ Chủ tịch đã dành một chương riêng nói về tổ chức thanh niên cộng
sản và giới thiệu tôn chỉ mục đích của Đoàn, cách làm việc của Đoàn và mốiquan hệ Đảng - Đoàn Ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chủ tịch đã nghiên cứuđặc điểm của công tác vận động thanh niên, đã gửi một bức thư cho Ban Chấphành Trung ương Đảng (ngày 24/4/1931), trong đó Người chính thức đặt vấn
đề "thống nhất thanh niên cộng sản Đoàn và công hội, và làm cho họ sinh
Trang 19hoạt độc lập". Thực hiện chỉ thị đó, các cấp uỷ đảng trong toàn quốc đã xúctiến mạnh mẽ công tác xây dựng và thống nhất tổ chức Đoàn Và chỉ sau đó
ít lâu, Đoàn TNCS Đông Dương được quốc tế cộng sản thanh niên công nhận
là một bộ phận chính thức của mình
Về phong trào thanh niên, Hồ Chủ tịch nói: "Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên Nhưng phong trào thanh niên cũng còn nhiều thiếu sót cần khắc phục" [43,tr.326] Người cho rằng: "Phong trào thanh niên còn chật hẹp" [43,tr.84] Tuy rằng "Thanh niên có nhiều sáng kiến hay gây những phong trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi Như thế là tốt Nhưng phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực Không nên chỉ có hình thức, càng không nên "đầu voi đuôi chuột" [43,tr.289] Trong mọi công việc phải tính toán, cân nhắc cẩn thận "Thì giờ là vàng bạc" Phải kiên quyết “chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hai sức khoẻ mà không kết quả thiết thực” [43,tr.298]. Vậy nên nhiệm vụ của các
bạn là phải “Tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ" [43,tr.85] Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ công tác trong thanh niên: "Hiện nay, thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động,
không thiếu gì công việc làm: Nào ở bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản xuất… có chí làm thì quyết tìm
ra việc, và quyết làm được việc… Chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được Việc gì cũng phải thiết thực Nói được, làm được Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được" [43,tr.86]
Trang 20Đặc biệt, Hồ Chủ tịch lưu ý: "Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt".
Về vấn đề phát triển Đoàn, sau khi so sánh tổng số thanh niên với số
đoàn viên, chỉ ra tỷ lệ đoàn viên còn quá ít, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Đoàn
có thể và nên phát triển mạnh hơn nữa Phong trào thi đua yêu nước làm nảy
nở ra nhiều thanh niên tích cực và tiên tiến ở các ngành, các nghề Đó là điều kiện thuận lợi giúp cho Đoàn phát triển mạnh mẽ và vững chắc" [43,tr.290].
Ngay từ khi ra đời, Đoàn đã lấy lý tưởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa
xã hội làm phương hướng phấn đấu của mình Mỗi bước trưởng thành củaĐoàn đều gắn liền với lời chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tìnhcủa Hồ Chủ tịch Người đã cho xuất bản tờ báo "Thanh niên" (do Người làmchủ bút) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong thanh niên Người cũng đãtrực tiếp giáo dục, rèn luyện lớp lớp các thế hệ thanh niên yêu nước đang say
mê với lý tưởng cách mạng Chính người đã xác định rõ bản chất, vị trí, chứcnăng và nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên qua các thời kỳ cách mạng, Người
viết: "… Đoàn thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng XHCN và CNCS" [43,tr.248] Ở một bài viết khác, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Đoàn thanh niên lao động phải
là đầu tầu và cánh tay đắc lực của Đảng trong sản xuất và xây dựng" [43,tr.258] "Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt các cháu nhi đồng" [43,tr.280] Người nhấn mạnh thêm:
"Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc Phải thật thà đoàn kết với anh chị em trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam" [43,tr.166].
Trang 21Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh đã xem xét Đoàn là một tổ chức củanhững người cộng sản trẻ tuổi, là trợ thủ đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậycủa Đảng, là người đại diện chân chính lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam, làngười trực tiếp phụ trách dìu dắt, giáo dục thiếu niên và nhi đồng…
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc đánh giá thanh niên, tổ chứcphong trào thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS ở Việt Nam
Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh, Đảng luôn tintưởng ở thanh niên, luôn quan tâm động viên cổ vũ phong trào thanh niên vàthường xuyên lãnh đạo Đoàn thanh niên Trong từng giai đoạn của cáchmạng, Đảng ta luôn có những Chỉ thị, Nghị quyết định hướng cho phong tràothanh niên và xác định các nhiệm vụ trọng tâm của công tác thanh niên.Trongchiến lược phát triển nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá, Đảng rất tin ở khả năng tiềm tàng của thanh niên và coi trọng việc pháthuy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2 Quan điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác thanh niên
1.2.1 Quan điểm về Đảng lãnh đạo công tác thanh niên
Trước hết, cần làm rõ khái niệm “công tác”; “công tác thanh niên”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, với tư cách là danh từ, “công tác” là công
việc của nhà nước, của đoàn thể, ví dụ: tham gia công tác chính quyền, đicông tác; với tư cách là động từ, “công tác” là thực hiện công việc của nhànước, của đoàn thể, ví dụ: chồng chị ấy công tác ở nơi xa [65,tr.997]
“Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức” nói rõ hơn khái niệm này: “công
tác” là công việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị (đảng, nhà nước, đoàn thể, đơn
vị kinh tế, sự nghiệp…) cùng nhau thực hiện, hoặc giao cho từng thành viêntrong tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có
Trang 22thể có những điểm giống nhau và khác nhau về chức năng, nhiệm vụ, quy mô
tổ chức và đặc điểm nhân sự…, nên nội dung, biện pháp thực hiện các côngtác của rừng cơ quan có thể có những điểm giống nhau và khác nhau Các tiêuchí, tiêu chuẩn đánh giá (định kỳ, đột xuất) về đức, tài của mỗi cán bộ, côngchức, hoặc thành viên của tổ chức chính trị, xã hội có nhiều điểm cần lưu ý,nhưng phải lấy “chất lượng và hiệu quả công tác” của những người đó “làmthước đo chủ yếu” [72,tr.174]
Hai định nghĩa nêu trên chủ yếu đề cập đến công việc của các tổ chức,
cơ quan, đơn vị một cách độc lập Đối với công tác thanh niên một vấn đề rấtquan trọng cần được đưa vào định nghĩa, gồm: công tác thanh niên là côngviệc của Đảng, của tất cả các tổ chức trong xã hội, trước hết là của các tổ chứctrong hệ thống chính trị dưới; Đảng phải lãnh đạo và trực tiếp tiến hành côngtác thanh niên, đồng thời lãnh đạo các tổ chức trong xã hội, nhất là các tổchức trong hệ thống chính trị tiến hành công tác thanh niên
Từ những điều trình bày ở trên, có thể định nghĩa: “công tác thanh niên”
là công việc về thanh niên của tổ chức, cơ quan, đơn vị, (đảng, nhà nước, đoàn thể, đơn vị kinh tế, sự nghiệp…) mà các thành viên trong tổ chức, cơ quan đơn vị đó cùng nhau thực hiện, hoặc giao cho từng thành viên của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của tập thể những người lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức,
cơ quan , đơn vị đó, và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện thắng lợi những công việc của mình về thanh niên, góp phần vào thành tựu lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng.
Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng, người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Trở thànhđảng cầm quyền Đảng lãnh đạo tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, các tổ
Trang 23chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xãhội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội Đảng chịu tráchnhiệm về cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chịu trách nhiệmtrước vận mệnh của đất nước và dân tộc Đảng có trách nhiệm lãnh đạo tất cảcác tổ chức trong xã hội, tiến hành các công việc, trong đó có công tác thanhniên theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức Sự lãnh đạo của Đảng đốivới các tổ chức này trong quá trình tiến hành công tác thanh niên đảm bảo chocông tác thanh niên của các tổ chức đó theo đúng đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần phát huy mạnh mẽ vai tròcủa thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng
Khái niệm “lãnh đạo”, theo nghĩa chung nhất, được “Đại từ điển tiếng Việt” đưa ra gồm hai nghĩa chính: với tư cách là động từ, “lãnh đạo” là dẫn
dắt, tổ chức phong trào theo đúng đường lối cụ thể, ví dụ: lãnh đạo cuộc đấutranh, lãnh đạo tiến hành công việc Với tư cách là danh từ, thì “lãnh đạo”dùng để chỉ các cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức,dẫn dắt phong trào, ví dụ: chờ lãnh đạo cho ý kiến, ban lãnh đạo đi vắng[65,tr.997]
Với định nghĩa như trên thì khái niệm "lãnh đạo” mới chủ yếu đề cậpđến việc tổ chức thực hiện đường lối đã được xác định; chưa đề cập đến việc
đề ra đường lối đó, cũng như chưa bàn đến nhiều công việc cụ thể khác củaquá trình tổ chức thực hiện đường lối cụ thể đã được xác định Trên thực tếkhái niệm “lãnh đạo” không chỉ được dùng để chỉ các cơ quan lãnh đạo màcòn được dùng để chỉ sự hoạt động của Đảng như: “sự lãnh đạo của Đảng”…Như vậy, định nghĩa nêu trên chưa thể hiện được hết những đặc trưng chủyếu của “lãnh đạo” từ góc độ chính trị – xã hội
Để có thể đưa ra quan niệm về “Đảng lãnh đạo công tác thanh niên”cần nghiên cứu, khai thác những chỉ dẫn của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Trang 24Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về “lãnh đạo” Các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin bàn về vấn đề này khi các Ông bàn về việc thực hiệnnhững tư tưởng tiên tiến và về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp côngnhân và việc thực hiện sứ mệnh ấy
C.Mác chỉ rõ: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người
sử dụng lực lượng thực tiễn” [36,tr.181] Ở đây, “những con người sử dụng
lực lượng thực tiễn” là những người tiên tiến, tiêu biểu của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động có khả năng dẫn dắt họ lật đổ chế độ cũ, chế độ ápbức, bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng xã hội mới,
xã hội không còn áp bức, bóc lột “Lực lượng thực tiễn” chính là giai cấp
công nhân, nhân dân lao động V.I.Lênin cũnng chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa
hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong
có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [24,tr.437]
Như vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã bàn về khái niệm "lãnhđạo", trong đó, đã bàn đến chủ thể lãnh đạo, đối tượng lãnh đạo, nội dunglãnh đạo, những yếu tố của phương thức lãnh đạo Đối với cuộc cách mạng vôsản thì chủ thể lãnh đạo là Đảng Cộng sản; đối tượng lãnh đạo là giai cấpcông nhân và nhân dân lao động; nội dung lãnh là những công việc phải làm
để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lật đổ chế độ tư bản, giai cấp tư sản, xâydựng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội; phương thứclãnh đạo là cách tổ chức giai cấp công nhân, nhân dân lao động thực hiện cácnhiệm vụ cách mạng
Trong những năm chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong
tác phẩm “Đường cách mệnh” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cách mệnh, "trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi
Trang 25nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy" [44,tr.267 - 268] Từ chỉ dẫn của Người ta thấy rõ,
những vấn đề chủ yếu của “sự lãnh đạo” của Đảng, gồm: chủ thể lãnh đạo(Đảng Cộng sản Vệt Nam), đối tượng lãnh đạo (nhân dân lao động ViệtNam), nội dung lãnh đạo (thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam),phương thức lãnh đạo của Đảng (đó là cách thức vận động, liên lạc, tổ chứcnhân dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới vìthắng lợi của cách mạng nước ta) Người còn quan niệm, Đảng là người lãnhđạo, người cầm lái, vững vàng đưa con thuyền cách mạng đi đến đích Ngườicầm lái vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường đã chọn, thông minh, sángsuốt trong xử lý đúng đắn mọi tình huống thì mới đưa con thuyền cách mạngvượt qua thác gềnh, phong ba, bão táp đến đích đã được xác định, tức làcách mạng thành công
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bàn đến khái niệm "lãnh đạo", "lãnh đạođúng" của Đảng và chỉ ra những nội hàm chủ yếu của khái niệm này Người
viết: “Lãnh đạo đúng nghĩa là phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát”
[44,tr.285] Đây cũng là những yếu tố chủ yếu tạo nên sự lãnh đạo đúng đắncủa Đảng Sự kiểm soát theo tư tưởng của Người, bao hàm cả sự kiểm tra vàgiám sát, và được xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng, cả trong quátrình thu thập, xử lý thông tin để hình thành dự thảo nghị quyết của Đảng;trong bàn bạc, thảo luận ra nghị quyết; trong suốt quá trình tổ chức thực hiệnquyết định; sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm
Từ những luận giải nêu trên, có thể quan niệm: Đảng lãnh đạo công tác
thanh niên là toàn bộ hoạt động của Đảng đề ra các chủ trương, nghị quyết về công tác thanh niên cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ
Trang 26trương, nghị quyết đó; tổ chức kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động
đó, nhằm xây dựng và phát huy mạnh mẽ vai trò của thanh niên nước
ta trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Như vậy, chủ thể lãnh đạo công tác thanh niên là Đảng; đối tượng lãnh
đạo của Đảng là công tác thanh niên, thông qua các tổ chức trong xã hội
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên gồm: Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng
trong toàn đảng và đội ngũ đảng viên thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị,nghị quyết của Đảng về thanh niên; Đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thốngchính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghềnghịêp, các tổ chức kinh tế… thực hiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghịquyết của Đảng về công tác thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổchức, mà trọng tâm là lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong đócần coi trọng lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên trong công tác thanh niên
1.2.2 Nội dung Đảng lãnh đạo công tác thanh niên
Khi luận bàn về sự lãnh đạo của Đảng các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin đã bàn đến nội dung lãnh đạo cách mạng Theo quan điểm củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là tất yếu, do yêucầu lãnh đạo cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản Đảng rađời, tồn tại và phát triển là để lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao độngthực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Để thực hiện được sứ mệnh ấy, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo giai cấpcông nhân, nhân dân lao động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của cáchmạng và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng Đây là vấn đề quan trọnghàng đầu Đảng cần quan tâm Trên cơ sở nhiệm vụ đó, Đảng phải xác định
Trang 27được những công việc phải làm trong từng khoảng thời gian nhất định củamột giai đoạn cách mạng, của một nhiệm kỳ đại hội Đảng Từ đó, Đảng đề racác quyết định, chủ trương, giải pháp thực hiện những công việc đó
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận bàn về nội dung lãnh đạo của Đảng và cónhững chỉ dẫn rất quan trọng làm cơ sở phương pháp luận để xác định nộidung lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống của xã hội và các tổchức trong hệ thống chính trị, các tổ chức khác trong xã hội Trong tác phẩm
nổi tiếng - “Sửa đổi lối làm việc”, khi bàn về lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: Lãnh đạo đúng nghĩa là phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn;phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát Đây là nhữngcông việc chủ yếu Đảng phải làm để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ lãnhđạo của mình, cũng là những nội dung lãnh đạo của Đảng Nội dung đó gồm:
ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và tiến hành kiểm tra, giám sát.Thứ tự tiến hành từng việc trong quá trình lãnh đạo được Chủ tịch Hồ ChíMinh nêu ra chính là quy tình lãnh đạo của Đảng
Trong các nội dung và quy trình lãnh đạo đó, tuy việc kiểm soát ở vị tríthứ ba, song hai vấn đề cần được nhận thức rõ là: việc kiểm soát bao gồm cảviệc kiểm tra, cả việc giám sát; kiểm tra và giám sát được tiến hành ngaytrong quá trình ra quyết định, từ việc thu thập thông tin, điều tra, khảo sátthực tiễn, hình thành dự thảo quyết định, góp ý, trao đổi, thảo luận và raquyết định; trong việc cụ thể hoá, quán triệt và tổ chức thực hiện quyết định;việc xây dựng điển hình tiên tiến, nhân ra diện rộng; sơ kểt, tổng kết, đúc rútkinh nghiệm…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bổ sung thêm và nhấn mạnh những điểm chủyếu, rất quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng Người viết trong Di chúc:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Trang 28Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành với nhân dân” [54,tr.510] Theo Người, Đảng
lãnh đạo không phải Đảng chỉ đưa ra chỉ thị, nghị quyết để các tổ chức khác
và nhân dân thực hiện, mà quan trọng hơn là Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức thực hiện; mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một người tiêubiểu về phẩm chất đạo đức, lối sống và tiên phong trong thực hiện chỉ thị,nghị quyết của Đảng, góp phần để Đảng thực sự là người lãnh đạo, người đày
tớ thật trung thành của nhân dân Điều này nhấn mạnh việc Đảng gắn bó mậtthiết với nhân dân, trực trực tiếp tổ chức thực tiễn
Quan điểm của các nhà khoa học trong cuốn sách “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay”, do Tiến sĩ Nguyễn Văn
Giang chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, năm 2009, có giátrị tham khảo tốt về khái niệm nội dung lãnh đạo của Đảng Các nhà khoa học
cho rằng: “Những công việc Đảng phải lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ của từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng, hoặc nhiệm vụ của từng lĩnh vực đời sống
xã hội; nhiệm vụ xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng các giai cầp, lực lượng… là nội dung lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng, đối với các lĩnh vực, các giai cấp và lực lượng ấy” [73,tr.64]
Khái quát lại, có thể quan niệm, những công việc đã được xác định Đảng phải làm để thực hiện nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng và những nhiệm vụ trong từng khoảng thời gian nhất định, trong một nhiệm kỳ đại hội Đảng đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội, từng tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức khác là nội dung lãnh đạo của Đảng trong khoảng thời gian và đối với lĩnh vực, tổ chức đó.
Nội dung lãnh đạo của Đảng phụ thuộc và chịu sự chi phối bởi nhiệm
vụ chung và nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, mà trực tiếp nhất, lànhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng Đây là những vấn đề phải giải
Trang 29quyết đạt kết quả tốt để từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giaiđoạn cách mạng đó Nội dung lãnh đạo của Đảng cũng gợi mở, định hướngcho Đảng lựa chọn và sử dụng phương thức thích hợp để thực hiện tốt nộidung lãnh đạo
Nội dung lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng là những công việc
đã được xác định, Đảng phải làm để thực hiện nhiệm vụ của từng thời
kỳ cách mạng, từng khoảng thời gian nhất định, một nhiệm kỳ đại hội Đảng về công tác thanh niên, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng trong thời kỳ, nhiệm kỳ đó
Vận dụng những chỉ dẫn nêu trên, có thể chỉ ra nội dung Đảng lãnh đạocông tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay gồm:
- Đảng xây dựng chủ trương, nghị quyết về lãnh đạo công tác thanhniên, gồm: quan điểm chỉ đạo; mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể chonhững năm trước mắt); nhiệm vụ và những giải pháp lớn; lãnh đạo Quốc hộisửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên và các luật liên quan đến thanh niên và banhành các luật mới liên quan đến thanh niên như Luật Việc làm…
- Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết thực tiễn pháttriển lý luận về vị trí, vai trò của thanh niên, về công tác thanh niên, phát huyvai trò của thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Đấu tranh kiên quyết,
có hiệu quả với các luận điểm sai trái, phản động và các hoạt động của các thếlực thù địch, hòng mua chuộc, lôi kéo, giành giật thanh niên với Đảng
- Đảng đề ra chủ trương, giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng, đạođức cách mạng, lối sống lành mạnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm củathanh niên và việc tích cực cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh
Trang 30- Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước cụ thể hoá, thể chế hoá các chủtrương, nghị quyết của Đảng về thanh niên, công tác thanh niên; về sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác thanh niên; xây dựng các chương trình, kếhoạch, chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam…
- Đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập, quán triệt các quan điểm, chủtrương, nghị quyết của Đảng về thanh niên, về Đảng lãnh đạo công tác thanhniên; quán triệt các luật pháp, chương trình, kế hoạch về thanh niên của Nhànước trong các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị
và toàn dân; lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong toàn xãhội về tuyền thống, sự cống hiến to lớn của thanh niên nước ta trong sựnghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; về vai trò, trách nhiệm to lớn,vinh dự lớn lao của thanh niên trong công cuộc đổi mới hiện nay Trên cơ sở
đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, các tổchức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác thanh niên
- Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lýnhà nước về công tác thanh niên; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượnghoạt động của các cơ quan nhà nước về thanh niên, như: Ủy ban Quốc gia vềthanh niên Việt Nam; xây dựng và đưa vào hoạt động Hội đồng công tácthanh niên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng cường vai tròcủa chính quyền địa phương trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềcông tác thanh niên…
- Đảng lãnh đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo về trình độ
và nghề nghiệp, tạo việc làm ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống cho thanhniên; lãnh đạo xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợicho thanh niên phát triển toàn diện, cống hiến và trưởng thành
- Đặc biệt coi trọng lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh vững mạnh, thực là nòng cốt trong công tác thanh niên; xây dựng
Trang 31các điển hình tiến tiến trong thanh niên và các tổ chức đoàn, sơ kết, tổng kếtrút ra những kinh nghiệm và nhân ra diện rộng; coi trọng lãnh đạo chống lại
có hiệu quả các tiêu cực trong thanh niên, từng bước ngăn chặn và loại trừ các
tệ nạn xã hội trong thanh niên
- Đảng lãnh đạo phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức khác trong xã hội và toàn dântrong công tác thanh niên; phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi để Mặttrận, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động của cán bộ, công chức vềcông tác thanh niên Đảng lãnh đạo sự phối hợp các tổ chức này trong côngtác thanh niên
- Đảng lãnh đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làmcông tác dân vận, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có đức, tài,
có uy tín và kinh nghiệm công tác thanh niên đáp ứng yêu cầu tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong điều kiện hiện nay; coitrọng việc trọng dụng tài năng trẻ, bố trí, sử dụng cán bộ trong độ tuổi thanhniên trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội
- Đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên về lãnh đạo, tổchức thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên và lãnh đạo các cơ quan chứcnăng trong các tổ chức của hệ thống chính trị tiến hành kiểm tra, thanh tra,kiểm soát hoạt động của các tổ chức đó về công tác thanh niên
1.2.3 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
“Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên, cho rằng: “phương
thức” là phương pháp và hình thức tiến hành [65,tr.1351]; “phương pháp” làcách thức tiến hành để có hiệu quả cao [65,tr.1352]
Trang 32Như vậy, "phương thức" là hình thức và phương pháp, hay cách thứctiến hành công việc để có hiệu quả cao "Phương thức" tiến hành công việcđúng đắn, phù hợp với công việc sẽ đem lại hiệu quả cao; ngược lại, phươngthức tiến hành công việc không đúng đắn, phù hợp sẽ đem lại hiệu quả thấp,thậm chí không đạt hiệu quả Vì vậy, vấn đề rất quan trọng phải quan tâm làlựa chọn cho được phương thức tiến hành công việc phù hợp với công việc.
Để đạt được điều đó, phải xuất phát từ công việc, trên cơ sở công việc để lựachọn phương thức tiến hành công vịêc đó Tuy nhiên, đây là vấn đề rất khókhăn, phức tạp
Vấn đề này luôn được Đảng ta luôn quan tâm, nhất là trong những nămgần đây, phương thức lãnh đạo của Đảng được một số nhà khoa học, cán bộhoạt động thực tiễn nghiên cứu và ngày càng sáng tỏ Tổng hợp các ý kiếncủa các nhà khoa học thấy rằng, “phương thức lãnh đạo của Đảng” là các hìnhthức, phương pháp mà Đảng sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạonhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết … của Đảng
Ý kiến của các nhà khoa học nêu trên có giá trị tham khảo tốt, song đểhiểu sâu hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, đề xuất các giảipháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên cần
đi sâu làm rõ một cách cụ thể, chi tiết hơn về khái niệm này
Trở lại chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “lãnh đạo” trong tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc”đã nêu ở trên, thấy rằng, ra quyết định đúng; tổ chức thực
hiện đúng; tổ chức việc kiểm soát, đây chính là quy trình lãnh đạo của Đảng
Phương thức lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” ở nước ta là bước tiến lớn của Đảng về việc làm rõ khái niệm này Cương lĩnh chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo
xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận
Trang 33động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [11,tr.21]
Nội hàm của khái niệm “phương thức lãnh đạo của Đảng” lại được bổsung trong văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII):
Đảng “lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên” [12,tr.63]
Các tác giả của cuốn sách "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng", do
Trần Đình Nghiêm chủ biên cho rằng: “Phương thức lãnh đạo của Đảng” là
“hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng vận dụng để tác động vào các lực lượng, các tổ chức nhằm đạt được nội dung lãnh đạo” [20,tr.64].
Tiếp theo các tác giả lại bổ sung thêm các yếu tố như: quy trình, lề lối làmviệc, tác phong công tác vào phương thức lãnh dạo của Đảng
Trong những năm của thập niên đầu thế kỷ XXI, công cuộc đổi mớitrên đất nước ta đứng trước thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng gặp không ítkhó khăn, thách thức mới, đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnhđạo của Đảng Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã chỉ rõhơn về phương thức lãnh đạo của Đảng và nhấn mạnh, khâu mấu chốt là đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp từ Trungương đến cơ sở; đồng thời bổ sung thêm các yếu tố khác vào phương thứclãnh đạo của Đảng, như: quy chế lãnh đạo; định rõ những việc ban chấphành, ban thường vụ cấp uỷ địa phương cho ý kiến, các cơ quan khác quyếtđịnh thực hiện theo thẩm quyền; phong cách, lề lối làm việc; chế độ báo cáoxin ý kiến…
Trang 34Từ những điều nêu trên có thể định nghĩa: phương thức lãnh đạo củaĐảng là hệ thống các hình thức, phương pháp, cách thức, quy trình, quy chế,chế độ, quy định, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tácđộng vào đối tượng lãnh đạo nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo.
Trên tinh thần đó, có thể nói rằng: phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên là hệ thống các hình thức, phương pháp, cách thức, quy trình, quy chế, quy định, lề lối làm việc, tác phong công tác
mà Đảng sử dụng để tác động vào các tổ chức đảng, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp
và các tổ chức khác, nhất là các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhằm thực hiện thắng lợi nội dung lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng
Trên cơ sở quan niệm nêu trên, thấy rằng, phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, hay đảng lãnh đạocông tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay bằng:
- Các chủ trương, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên;việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên
- Công tác tư tưởng trong các tổ chức đảng, các tổ chức của hệ thốngchính trị và trong toàn xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cáccấp uỷ, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội
về vai trò của thanh niên, tầm quan trọng của công tác thanh niên trong giaiđoạn hiện nay; cổ vũ, động viên các tổ chức đó, và toàn dân tích cực tham giacông tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Công tác tổ chức cán bộ trong các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên, gồm: quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng, bố trí, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để các bộ hoạt động có hiệuquả, thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ Đoàn, Hội
Trang 35Thông qua Nhà nước, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị
-xã hội, các ban lãnh đạo, quản lý các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp và các tổchức khác có liên quan đến công tác thanh niên để thực hiện chủ trương, nghịquyết của Đảng về công tác thanh niên
- Thông qua các tổ chức đảng và đảng viên trong các tổ chức Đoàn, Hộithanh niên
- Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên về thực hiệnchủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên; lãnh đạo các
cơ quan chức năng tiến hành kiểm soát, thanh tra các hoạt động của cơ quan,cán bộ chính quyền về thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanhniên và kiểm tra, giám các đoàn thể trong thực hiện chủ trương, nghị quyếtcủa Đảng về công tác thanh niên
- Xây dựng các điển hình tiên tiến trong thanh niên, trong các tổ chứcĐoàn, Hội thanh niên và các tổ chức khác về công tác thanh niên, tổng kếtkinh nghiệm nhân ra diện rộng; sơ kết, tổng kết về lãnh đạo công tác thanhniên của Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị sơ kết,tổng kết về công tác thanh niên
Phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanhniên quan hệ mật thiết với nhau, và là hai vấn đề rất quan trọng của sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác này Phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên chịu sự ràng buộc, chi phối bởi nội dung lãnh đạo củaĐảng đối với công tác này Ngoài ra phương thức lãnh đạo của đảng đối vớicông tác thanh niên còn phụ thuộc vào đặc điểm và năng lực lãnh đạo củaĐảng; vào tình hình thanh niên; vào đặc điểm, năng lực thực hiện nhiệm vụcông tác thanh niên của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phụ thuộc vàotình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… Vì vậy, để lãnh đạo côngtác thanh niên đạt hiệu quả, nhất là lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết
Trang 36Trung ương bảy, khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần nhận thức sâu sắcnhững điều này Cần xác định đúng đắn nội dung lãnh đạo trên cơ sở đó tạolập phương thức lãnh đạo công tác thanh niên đúng đắn, phù hợp với nội dunglãnh đạo, tránh tuỳ tiện
Sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên là hoạt động liênquan trực tiếp đến một lực lượng rất to lớn, luôn vận động và phát triển rấtnhanh trong xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay Vì vậy, trong quá trìnhlãnh đạo công tác thanh niên Đảng cần điều chỉnh, bổ sung nội dung lãnh đạo,trên cơ sở đó, điều chỉnh phương thức lãnh đạo cho phù hợp
1.2.4 Vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Ngày nay, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khuvực có nhiều biến đổi, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũbão, sự giao lưu quốc tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngàycàng tăng, các nước đang phát triển có điều kiện hết sức thuận lợi để rút ngắnquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tế cho thấy, nếu quốcgia nào lựa chọn được cho mình một chiến lược công nghiệp hóa, hiện đạihóa đúng đắn, phát huy được lợi thế mà thời đại tại ra, quốc gia đó sẽ có cơhội vươn lên để trở thành những con rồng, những nước công nghiệp mới.Ngược lại, nó sẽ bị chìm trong tụt hậu về kinh tế và lạc hậu về văn hóa
Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xãhội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ,ngày càng thể hiện đẩy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới – chế độ xãhội chủ nghĩa Trong thời đại xu thế quốc tế hóa sản xuất và đời sống ngàycàng gia tăng, cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang diễn ra như vũ
Trang 37bão thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đôi với việc đổi mới và nângcao trình độ văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, đầu tư phát triển conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh niêntrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng chỉ rõ:
“Không ai khác mà chính là thanh niên đang giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người của nước ta”, và
“sự nghiệp đổi mới của đất nước có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định”
[13,tr.22 - 23]
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tạo ra tiềm lực to lớn, đủkhả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của toàn dân, thựchiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệvững chắc nền độc lập Tổ quốc Đó là quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ,chỉ có thanh niên – một lớp người vừa có tri thức, vừa có thể lực, có ước mơ,hoài bão lớn, quyết tâm cao, chấp nhận và chịu đựng khó khăn, gian khổ,thử thách và hy sinh cần thiết để vĩnh viễn đưa dân tộc ta thoát khỏi nghèo
nàn, lạc hậu, tiến lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Bác
Hồ hằng mong muốn
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ nông nghiệp độc canh, lạc hậu tiến tới hình thành một cơ cấu kinh tếnhiều ngành và nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân nói chung vàtrong nội bộ ngành nông nghiệp nói riêng Nhờ đó mà khơi dậy được tiềmnăng, nguồn lực trong nước, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế Đây cũng vừa
là vận hội để thanh niên rèn luyện, khẳng định mình, khẳng định chất lượngnguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 38Nhưng cũng là thách thức lớn đối với thanh niên, đòi hỏi thanh niên phải nângcao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật và công nghệ
để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới
Thế giới hiện nay đang thay đổi từng ngày, từng giờ, hầu hêt các nước
phát triển đang ở thời kỳ “Hậu công nghiệp”, bước sang giai đoạn phát triển mới – “kinh tế tri thức” Vấn đề hiện nay không còn phải là tự mình sáng tạo
ra những công nghệ hiện đại mà mình mong muốn, mà phải nắm bắt đượcnhững công nghệ đã phát minh ra trên thế giới, vận dụng phù hợp với điềukiện cơ sở vật chất của đất nước, có khi không phải công nghệ tiên tiến nhấtnhưng mang lại hiệu quả cao khi có điều kiện chuyển giao Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đặt ra cho thanh niên phải đi theo nhiều con đường khác nhau, đitắt đón đầu đề rút ngắn thời gian lịch sử so với quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa cổ điển trước kia Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII nhấnmạnh: thanh niên Việt Nam xung kích sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, vì tương lai tương sáng của tuổi trẻ
* Tiểu kết Chương 1
Từ phân tích cơ sở lý luận trên cho thấy, để lãnh đạo công tác thanhniên đạt hiệu quả, nhất là lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ươngbảy, khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niênthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhận thức sâu sắc nhữngnội dung cụ thể sau: phương thức và nội dung lãnh đạo của Đảng đối với côngtác thanh niên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, phương thức chịu sựràng buộc, chi phối bởi nội dung; ngoài ra, phương thức lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh niên còn phụ thuộc vào đặc điểm và năng lực lãnh đạocủa Đảng, vào tình hình thanh niên, vào đặc điểm, năng lực thực hiện nhiệm
vụ công tác thanh niên của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phụ thuộc vàotình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, cần xác định chính
Trang 39xác nội dung lãnh đạo, trên cơ sở đó tạo lập phương thức lãnh đạo công tácthanh niên một cách đúng đắn, phù hợp.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên là một hoạt động liênquan trực tiếp đến một lực lượng rất to lớn, luôn vận động và phát triển rấtnhanh trong xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay Do vậy trong quá trìnhlãnh đạo công tác thanh niên, Đảng cần điều chỉnh, bổ sung nội dung lãnhđạo, trên cơ sở đó để điều chỉnh phương thức lãnh đạo cho phù hợp
Trang 40Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀTHỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở CÁC ĐẢNG BỘ CƠ SỞ
HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô, tình hình các Đảng bộ cơ sở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Mô
Huyện Yên Mô nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình, cách tỉnh lỵ 20km vềphía bắc, phía Đông giáp huyện Kim Sơn, phía Bắc giáp huỵên Hoa Lư vàhuyện Yên Khánh, được ngăn cách bởi sông Vạc, phía Tây giáp Thị xã TamĐiệp, Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung (Thanh Hoá) đựơc ngăncách bởi dãy núi Tam Đệp Yên Mô có diện tích 144,1 km2, gồm 17 xã, 01 thịtrấn, dân số trên 119.000 người, thu nhập bình quân đầu người (năm 2010)đạt 14,1 triệu đồng/người/năm
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Huyện ủy,HĐND, UBND huyện đã tích cực đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đạtđược những kết quả toàn diện Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm đạt trên 14%; nông nghiệp phát triển toàn diện theohướng sản xuất hàng hóa; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xâydựng cơ sở hạ tầng có bước phát triển tích cực Văn hoá - xã hội có nhiều tiến
bộ, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội đạt kết quả tốt, đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt An ninh chínhtrị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị tiếptục được củng cố và ngày càng vững mạnh
Một số kết quả cụ thể: