1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG ĐẢNG CHUẨN hóa đội NGŨ cán bộ CHỦ CHỐT cấp PHƯỜNG ở QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

106 559 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

Phường là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền bốn cấp ở nước ta, cấp thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với dân và sát với dân nhất, là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Phường có vai trò, nhiệm vụ to lớn trong việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Sức lan tỏa, độ “ngấm” của các chủ trương, chính sách vào cuộc sống như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở (phường, xã, thị trấn...).

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1 CHUẨN HÓA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP

PHƯỜNG Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

9

1.1. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường và những vấn đề cơ bản về

chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội

9

1.2. Thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm chuẩn hóa đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội

41

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUẨN

HÓA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP PHƯỜNG Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

59

2.1. Sự phát hiện của tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu chuẩn hóa đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội

59

2.2. Những giải pháp chủ yếu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay

Trang 3

Phường là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền bốn cấp ở nước ta,cấp thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với dân và sát với dân nhất, là nơi tuyệt đại

bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống Phường có vai trò, nhiệm vụ to lớn trongviệc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước Sức lan tỏa, độ “ngấm” của các chủ trương, chínhsách vào cuộc sống như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của hệthống chính trị cơ sở (phường, xã, thị trấn )

Đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ởquận Thanh Xuân nói riêng giữ vai trò, vị trí rất quan trọng, là người trực tiếplãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chínhtrị của phường Việc có hoàn thành tốt hay không tốt nhiệm vụ chính trị ởPhường phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phongcông tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường Để có được đội ngũ cán bộchủ chốt cấp phường đủ tầm gánh vác công việc đòi hỏi phải tiến hành nhiềuchủ trương giải pháp mang tính đồng bộ như công tác đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ, về trình độ lý luận chính trị và rèn luyện bản lĩnh, kinhnghiệm qua thực tế công tác theo hướng chuẩn hóa

Công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của Đảng ta nói chung,chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh xuân, Thành phố

Hà Nội nói riêng những năm qua đã đạt được kết quả tích cực: Tổ chức 08 lớpđào tạo, bồi dưỡng cho hơn 800 cán bộ nguồn giai đoạn 2011-2015, những lớpnày “đầu vào” đều là sinh viên đã tốt nghiệp loại khá, giỏi của các trường đạihọc chính quy, sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng nhập cuộc một cách khá hiệuquả, chính nhờ đó, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cónhững chuyển biến tích cực: Phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc được đổi mớitheo hướng tập trung, kiên quyết, dứt điểm, hiệu quả; phát huy dân chủ, kỷ luật

kỷ cương của Đảng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát cơ sở, sát địa bàn và sát dânhơn; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trươngđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Hiệu lực, hiệu quả hoạt

Trang 4

động của chính quyền địa phương được nâng cao, góp phần thực hiện tốt nhiệm

vụ phát triển kinh tế-xã hội của phường Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt của nhiềuphường đã phát hiện tháo gỡ và xử lý kịp thời nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúctrên địa bàn phường, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, cũng như trong cácđoàn thể chính trị-xã hội Chỉ tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở đến năm 2015gần đạt đến đích, gần 200 học viên sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo, bồi dưỡngnguồn được phân công về cơ sở xã, phường nhận nhiệm vụ, qua thực tế công tác

cơ bản được đánh giá là tín nhiệm, hiệu quả công tác cao

Tuy nhiên, so với yêu cầu mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay vẫn còn những khókhăn, bất cập, nhất là về thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể của chuẩn hóađội ngũ cán bộ như: Kỹ năng thực hành; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

tổ chức Đảng; năng lực quản lý điều hành bộ máy chính quyền; hoạt động củacác đoàn thể chính trị-xã hội; trình độ tin học-ngoại ngữ Từ thực tế đó, chọn

đề tài: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội hiện nay làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây

dựng Đảng và chính quyền nhà nước là có tính cấp thiết cả về lý luận và thựctiễn

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Nhóm các chương trình, đề án, dự án, sách chuyên khảo, tham khảo

Thành ủy Thành phố Hà Nội “Chương trình số 01” ban hành ngày18/8/2011 được coi là “Xương sống” trong 9 chương trình công tác lớn củathành phố Mục tiêu hàng đầu của chương trình chính là chuẩn hóa đội ngũ cán

bộ các cấp của thành phố Để thực hiện được mục tiêu, Thành ủy Hà Nội đã tậptrung giải quyết nhiều vấn đề quan trọng như: Nhận thức và hành động của cấp

ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của cấp ủyđảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máychính quyền; chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.Nhiệm vụ then chốt của chương trình được xác định là xây dựng Đảng trong yêu

Trang 5

cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng, củng cố toàn diện hệ thốngchính trị của thành phố Chương trình cũng xác định rõ các vấn đề cấp bách cầngiải quyết, các mục tiêu cần quyết tâm thực hiện, đồng thời đề ra những chỉ tiêuhết sức cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đảng viên, hội viên đặc biệt là về vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộđáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhậpquốc tế.

Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11 (1994), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống

chính trị đổi mới

Sách do PGS.TS Trần Xuân Sầm (chủ biên) “Xác định cơ cấu và tiêuchuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới”, Nxb CTQG,H.2007 Trong sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định tiêuchuẩn cán bộ; thực trạng việc thực hiện tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt trong hệ thống chính trị; xác định tiêu chuẩn cán bộ trong nhữngnăm tới và phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩnxác định

Sách do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ

biên) “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb CTQG, H.2003 Nội

dung đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng tiêu chuẩn cán bộ trong công táccán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từnggiai đoạn cách mạng; những quan điểm, phương hướng chung trong việc nâng caochất lượng công tác cán bộ, trong đó có nội dung về “tiêu chuẩn hóa cán bộ”

* Nhóm các đề tài luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, bài báo khoa học

Nguyễn Mậu Dựng: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng

bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay”, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, H.2006

Trang 6

Trương Thị Bạch Yến: “Chuẩn hóa đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện củathành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng,Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, H.2006

Nguyễn Chí Cường: “Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thuộc diện thành ủy, huyện ủyquản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng,Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, H.2007

Các đề tài luận án, luận văn nêu trên đã bước đầu khái quát về chuẩn hóa;chủ thể, nhiệm vụ, nội dung, cách thức, quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộlãnh đạo của Đảng bộ trực thuộc Trung ương và địa phương; chuẩn hóa đội ngũcấp ủy viên quận, huyện của thành phố; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thuộc diệnthành ủy, quận ủy quản lý

Các bài báo khoa họ:

Ngô Thị Thanh Hằng: “Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Đảng bộ Thànhphố Hà Nội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2013, tr20, 21 và 34

Trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị:

“Đổi mới quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ-Thực hiện Nghị quyết Trung ương

6 (khóa XI)”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1 và 2/2014, tr21, 22 và 25

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Xuân Tú: “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng chính ủy, chính trị viên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12/2014, tr31-33.Nguyễn Tuấn Khanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chứcTrung ương: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2 và 3/2015, tr16-17

Nguyễn Công Chuyên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnhủy: “Năng cao chất lượng đánh giá cán bộ từ thực tiễn Nam Định”, Tạp chí Xâydựng Đảng, số 4/2015, tr20, 21 và 50

Hồng Vân: “Lựa chọn người đứng đầu cấp ủy”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số7/2015, tr47, 48 và 53

Các bài báo khoa học nêu trên, mặc dù không trực tiếp đề cập nhiều đến vấn

đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhưng nội dung các bài báo đã tiếp cận rất gần với nội

Trang 7

hàm của vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cả mặt được và chưa được như: Vấn đềquy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; đổi mới quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trịcho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ; đặcbiệt là vấn đề lực chọn người đứng đầu cấp ủy Đảng Tuy nhiên, cho đến nay vẫnchưa có công trình, luận án, luận văn nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ

thống, toàn diện về: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn và đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệmchuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố

Hà Nội hiện nay

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ những hoạt động chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ởquận Thanh Xuân gồm 11 phường: Phương Liệt; Khương Mai; Khương Trung;

Trang 8

Khương Đình; Hạ Đình; Kim Giang; Thanh Xuân Nam; Thanh Xuân Bắc;Thanh Xuân Trung; Nhân Chính; và Thượng Đình.

Các số liệu, tư liệu điều tra khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu là từnăm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của Luận văn là hệ thống những quan điểm, nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, nghịquyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nghị quyết chỉ thị của Thành ủy HàNội, Quận ủy Thanh Xuân về cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ và chuẩn hóa độingũ cán bộ

* Cơ sở thực tiễn

Toàn bộ các hoạt động thực tiễn liên quan đến chuẩn hóa đội ngũ cán bộcủa Đảng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận ThanhXuân Các nhận định đánh giá, báo cáo sơ kết, tổng kết, kết quả hội thảo khoahọc là cơ sở thực tiễn của đề tài luận văn

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành xâydựng Đảng và chính quyền Nhà nước, đó là các phương pháp: Lôgic-lịch sử,phân tích- tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn vàphương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp ủyĐảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội, Ban Tổ chức Quận ủy, phòng Nội

vụ quận Thanh Xuân đề ra những chủ trương, giải pháp thực hiện có hiệu quảviệc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội xây dựng các phường vững mạnh toàn diện, đảng bộ phường trongsạch vững mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao

Trang 9

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập

bộ môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị, trường Đảng trong và ngoài Đảng

bộ quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

7 Kết cấu của đề tài: Gồm mở đầu, 02 chương, (4 tiết), kết luận, phụ lục

và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1 CHUẨN HÓA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP PHƯỜNG

Ở QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - MỘT SỐ

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường và những vấn đề cơ bản về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

1.1.1 Đội ngũ cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

1.1.1.1 Khái quát về quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ - CP của Chínhphủ và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997 Thanh Xuân nằm cửa ngõphía Tây Nam của thành phố Hà Nội, Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy,Đông giáp quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai, Nam giáp huyện Thanh Trì, Tâygiáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông Quận có diện tích tự nhiên là 913,2hécta Dân số của quận tăng rất nhanh, từ 117.863 nhân khẩu (tháng 01/1997)lên đến 514.775 nhân khẩu (tháng 8/2014) Dân số của quận chủ yếu là côngnhân, hưu trí, mất sức, lực lượng vũ trang, sinh viên, thợ thủ công, người laođộng Một bộ phận khác là nông dân thuộc hai xã của huyện Từ Liêm và ThanhTrì trước đây, nay chuyển thành ba phường của quận Thanh Xuân (Nhân Chính,Khương Đình, Hạ Đình)

Quận Thanh Xuân là một trong những quận có nhiều di tích lịch sử vănhóa của Thủ đô, có một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,dạy nghề và viện nghiên cứu khoa học Từ những năm 1960, trên địa bàn Quận

đã hình thành khu công nghiệp tập trung Thượng Đình bao gồm nhiều doanhnghiệp nhà nước của Trung ương, Hà Nội và những năm gần đây hình thành

Trang 10

thêm nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài QuậnThanh Xuân có 11 phường: Phương Liệt, Khương Mai, Khương Trung, ThượngĐình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Kim Giang, HạĐình, Khương Đình và Nhân Chính.

Khái quát về cấp phường ở quận Thanh Xuân

Về tổ chức biên chế: Các tổ chức của hệ thống chính trị cấp phường ở quận

Thanh Xuân bao gồm: Đảng bộ phường, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dânphường, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh phường Ngoài ra, ở ba phườnghình thành từ các xã trước đây (phường Nhân Chính, phường Khương Đình,phường Hạ Đình) còn có thêm Hội Nông dân Ở các phường thuộc quận ThanhXuân có 11 đảng bộ phường trực, với 233 chi bộ địa bàn dân cư, 11.543 đảngviên, 603 tổ dân phố, 835 chi ủy viên, có 11 tổ chức Mặt trận Tổ quốc với 166Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, 11 tổ chức Đoàn Thanh niên với 169 chiđoàn và 1.112 đoàn viên; 11 tổ chức Hội Phụ nữ phường với 121 chi hội, 139 tổphụ nữ và 13.096 hội viên; 11 tổ chức Hội Cựu chiến binh với 207 chi hội, 514

tổ hội và 4.800 hội viên; 3 tổ chức Hội Nông dân với 17 chi hội và 918 hội viên

Về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội: Cùng với sự phát triển của thành phố,

quận Thanh Xuân đô thị hóa nhanh, hạ tầng xã hội được tập trung đầu tư, bộ mặt

đô thị ngày càng khang trang Nhiều tuyến đường giao thông mới được hìnhthành như đường Lê Văn Lương (nối dài từ đường Láng Hạ (Đống Đa) đếnđường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), đường Hoàng Minh Giám (nối dài từđường Nguyễn Tuân đến đường Trần Duy Hưng) Hai nút giao thông trọng điểmđược xây dựng như Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở Nhiều nhà cao tầng, khu đô thịmới mọc lên tạo nên vẻ đẹp mới, hiện đại của Quận như: khu Trung Hòa - NhânChính, khu Làng sinh viên Hacico, khu nhà cao tầng Thanh Xuân Bắc, PhươngLiệt, Royal city Các phường của quận tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn(đặc biệt các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam,Phương Liệt, với 84 doanh nghiệp nhà nước, 2.652 doanh nghiệp ngoài nhà

Trang 11

nước, hàng năm đóng góp gần 2.000 tỷ đồng cho ngân sách Đến năm 2014, tỷtrọng công nghiệp chiếm 85% tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn Đây

là thế mạnh hàng đầu của Quận và đó cũng là sức mạnh của các Phường trongQuận để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2020 và những năm tiếp theo.Với đặc điểm này, các phường có nhiều thuận lợi trong việc phối hợp với cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước để học tập kinh nghiệm,khai thác tiềm năng về cơ sở vật chất, nguồn lực tham gia đóng góp vào các hoạtđộng của địa phương nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Phường.Với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, các phường phải tạo môi trườngthuận lợi, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

để phát triển sản xuất kinh doanh Mặt khác, đặc điểm này cũng đặt ra hàng loạtvấn đề mà Phường phải quan tâm giải quyết như: quản lý lao động nhập cư, nhà

ở, việc học tập của con em người lao động nhập cư, an toàn giao thông, môitrường và tệ nạn xã hội Tất cả những việc này tuy không chỉ là trách nhiệm của

cơ sở, nhưng rõ ràng vai trò của phường là rất quan trọng

Nhiều phường là nơi đặt trụ sở của các trường đại học, cao đẳng, trung họcchuyên nghiệp, các viện nghiên cứu Đây là thế mạnh của các Phường ở quậnThanh Xuân trong việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, phát huy, tận dụngtiềm năng trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ trí thức, chuyên gia, của cơ sở vậtchất, kỹ thuật ở các đơn vị này cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Phường vàQuận

Một số phường giáp ranh với các quận, huyện khác của thành phố Hà Nộinhư các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Khương Trung, Khương Mai,Phương Liệt, Thượng Đình, Hạ Đình, Kim Giang, Thanh Xuân Nam, KhươngĐình tội phạm và tệ nạn xã hội thường xuyên di chuyển từ nơi khác tập trung cưngụ tại đây Điều này đặt ra cho các phường nhiệm vụ quan trọng là phải tăngcường lãnh đạo, quản lý, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổquốc, phát huy quyền làm chủ và phong trào tự quản của quần chúng để giữvững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự bình yên cho xã hội,

Trang 12

tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộiphát triển trên địa bàn.

Các phường thuộc quận có số người nghỉ hưu, mất sức; cán bộ, công nhânviên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể

ở Trung ương, thành phố, quận, các doanh nghiệp nhà nước cư trú tại Phường.Những công dân này, nhất là đảng viên, thường có trình độ mọi mặt khá cao, có

uy tín, năng lực công tác, có kinh nghiệm sống và công tác dày dạn Trong số

đó, nhiều người đã là cán bộ trung, cao cấp, nguyên thứ trưởng, bộ trưởng, cán

bộ lãnh đạo cấp tỉnh, quận, huyện, vụ, viện, là cấp tướng, cấp tá của Quân độinhân dân Việt Nam; tập trung nhiều ở các phường Khương Mai, Khương Trung,Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam Đây thực sự là tiềm năng, thế mạnh củacác phường thuộc quận Thanh Xuân trong việc phát huy, khai thác sự đóng gópcủa họ đối với nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường Bên cạnh đó, số cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại các cơquan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp của Trung ương, thành phố, quận

cư trú trên địa bàn các phường khá đông Những cán bộ đương chức này thườngnắm chắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vềxây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, trong đó có xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp phường Do đó, nếu các phường, cán bộ công chức của hệ thống chínhtrị cấp phường ở quận Thanh Xuân biết phát huy tốt, họ sẽ là những người đónggóp trí tuệ, kinh nghiệm cho nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp phường thuộc quận Thanh Xuân

Các phường ở quận Thanh Xuân phân chia thành nhiều loại hình phát triểnkhác nhau: Các phường đã đô thị hóa hoàn toàn bao gồm Khương Mai, ThượngĐình, Thanh Xuân Bắc Tại các phường này, toàn bộ đất đai cơ bản đã được xâydựng thành đường phố, khu dân cư Đời sống nhân dân ở đây cao hơn cácphường đang đô thị hóa Nhiệm vụ chủ yếu của các phường này là phát triển sảnxuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán dịch vụ, quản lý đô thị, bảo vệ an ninh, trật

tự, bảo vệ môi trường, xây dựng đường phố văn minh đô thị; đa số các phường

Trang 13

đang trong quá trình đô thị hóa (các phường còn lại thuộc quận Thanh Xuân) Ởnhững phường này, vẫn còn một số đất xen kẹt trong các khu dân cư, hoạt độngthường đa dạng, phức tạp như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ; hoạtđộng xây dựng diễn ra phổ biến trong nhân dân cũng như trong cơ quan, doanhnghiệp, đơn vị lực lượng vũ trong trên địa bàn Các tệ nạn xã hội cũng diễn biếnphức tạp Nhiệm vụ các phường này tập trung phát triển sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, buôn bán dịch vụ, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị quyhoạch, bảo vệ môi trường, xây dựng đường phố văn minh đô thị, phòng chống tệnạn xã hội; các phường có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp, khu tập thể, khu chung cư cao tầng như: ThượngĐình, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Bắc, Nhân Chính Nhân dân cư trú tạiđây phần lớn là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước Chính vì vậy, hoạt độngcủa các phường này rất thuận lợi, hướng vào nhiệm vụ chính là quản lý dân cư,quản lý đô thị, giữ gìn an ninh trât tự, xây dựng đường phố văn minh đô thị; cácPhường từ xã chuyển thành như Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình Ở nhữngPhường này vẫn còn một số đất nông nghiệp Nhà nước đang có kế hoạch thu hồiphục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị ở đâycòn nhiều yếu kém, kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, buôn bán nhỏ, nếp sống, phong tục còn mang tính chất làng xã, tệ nạn xãhội dễ phát sinh Tuy vậy, ở các phường này có lợi thế là quỹ đất công cònnhiều, có điều kiện để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội theo qui hoạch đôthị văn minh, hiện đại Nhiệm vụ trọng tâm của các Phường này là quản lý đấtđai, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị, đặc biệt là quản lý trật tự xây dựng đôthị theo qui hoạch; tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giữ gìn

an ninh trật tự, tạo điều kiện để Phường phát triển kinh tế-xã hội

Các phường thuộc quận Thanh Xuân cơ bản đều là những phường mớiđược thành lập gần hai mươi năm nay, đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh,đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày càng nặng nề cho hệ thống chính trịcác Phường thuộc quận Thanh Xuân, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát triển

Trang 14

kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ, quản lý đô thị theo qui hoạch, xâydựng và phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị, nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội

Để đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị nêu trên, cần phảixây dựng hệ thống chính trị cấp Phường trong sạch, vững mạnh; xây dựng độingũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường đủ tầm gánh vác côngviệc có vai trò vị trí rất quan trọng Trong đó, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp phường được xem là mục tiêu hàng đầu, mang tính đột phá, khẳng địnhquyết tâm của Đảng bộ thành phố Hà Nội, Quận ủy Thanh Xuân trong việc xâydựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hộinhập quốc tế

1.1.1.2 Đội ngũ cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Cán bộ: Đại từ điển tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như ý chủ biên có đưa ra

khái niệm cán bộ như sau: “Cán bộ dt.1 Người làm việc trong cơ quan nhànước - cán bộ nhà nước 2 Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường,

không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước đó” [31, tr.249] Từ điển

tiếng Việt - 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng viết: Cán bộ dt 1 Người làm côngtác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước - cán bộ nhà nước, cán bộkhoa học, cán bộ chính trị 2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan,một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ Đoàn kết giữa cán

bộ chiến sĩ, họp cán bộ và công nhân nhà máy, làm cán bộ Đoàn Thanh niên [48,

tr.109] Từ điển bách khoa toàn thư tại Website www.bachkhoatoanthu gov.vn,

định nghĩa: “Cán bộ - thuật ngữ thường dùng ở Việt Nam và một số nước trênthế giới, chỉ những người được bầu hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong các

tổ chức (đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân) thuộc hệ thống chính trị của quốc

gia, ở các cấp từ trung ương tới cơ sở” Từ đó, có hai cách hiểu cơ bản về cán bộ: Một là, Cán bộ bao gồm những người trong biên chế nhà nước, làm việc trong

Trang 15

các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà

nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến cơ sở Hai là, Cán

bộ là những người giữ chức vụ trong một tổ chức hay một cơ quan, để phân biệtvới người không có chức vụ Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là người đemchính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời, đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ đểđặt chính sách cho đúng” [21, tr.33] Từ các phân tích nêu trên, chúng ta có thể

quan niệm cán bộ: Là những người được bổ nhiệm chức vụ nhất định và chịu trách nhiệm mọi mặt trước tổ chức, quần chúng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ cán bộ: Theo Sách tra cứu các mục từ về tổ chức thì: Đội ngũ: 1.

Nhóm đông người được tập hợp lại thành một lực lượng để thực hiện một côngviệc nào đó như đội ngũ binh sĩ tập luyện quân sự tại thao trường hoặc chiến đấuchống quân thù tại mặt trận 2 Tập hợp gồm số đông người có chung lý tưởng,mục tiêu phấn đấu, hoặc cùng nghề nghiệp, giai cấp, tầng lớp xã hội, như độingũ đảng viên, đội ngũ đoàn viên, đội ngũ những người viết báo, đội ngũ giai

cấp công nhân, đội ngũ trí thức [47, tr.271] Như vậy, chúng ta có thể quan niệm đội ngũ cán bộ: Là tập hợp những cán bộ có chung mục tiêu lý tưởng để thực hiện một công việc, nhiệm vụ nhất định.

Cán bộ chủ chốt: Theo Từ điển tiếng Việt-2000, ”Chủ chốt” có nghĩa là

“quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt Cán bộ chủ chốt của phong trào”

[38, tr.174] Mỗi cơ quan, tổ chức, dù ở cấp trung ương, địa phương hay cơ sở

đều có người lãnh đạo quản lý, có tổ chức có tập thể lãnh đạo, nhưng trong tậpthể lãnh đạo đó có một người đứng đầu Như vậy, chúng ta có thể hiểu Cán bộchủ chốt: Là tập hợp những cán bộ đướng đầu tổ chức và một số cấp phó quantrọng trong bộ máy tổ chức chặt chẽ, có vai trò chi phối và mang tính quyết địnhđến thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tổ chức, địa phương cụ thể

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trang 16

Hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau khi xác định đội ngũ cán bộ

chủ chốt phường, xã Loại ý kiến thứ nhất: Xác định đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

phường, xã gồm vài ba chức danh chính trong hệ thống chính trị ý kiến này chorằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt là những cán bộ lãnh đạo, nhưng là lãnh đạo toàndiện, có trọng trách nặng nề nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh đạo giải quyếtcác vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể Do đó, “đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp phường, xã gồm: Bí thư đảng ủy, Chủ tịch uỷ ban nhân dân, Chủ tịch hộiđồng nhân dân, Phó bí thư thường trực đảng ủy, Chủ tịch hội nông dân (ở xã)

hay chủ tịch liên đoàn lao động (ở phường)” [2, tr.102] Loại ý kiến thứ hai: Xác

định đội ngũ cán bộ chủ chốt phường, xã là các ủy viên ban thường vụ đảng ủy

cơ sở phường, xã ý kiến này cho rằng: lãnh đạo chính trị là chức năng riêng biệtcủa Đảng, những cán bộ trong tổ chức đảng (ủy viên ban chấp hành, ủy viên banthường vụ đảng ủy) chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị Trong điều kiệnĐảng cầm quyền, cán bộ chủ chốt của Đảng cũng là cán bộ chủ chốt của hệthống chính trị, là những người giữ vị trí then chốt nhất, quan trọng nhất vừatrong phạm vi tổ chức đảng vừa trong các tổ chức của hệ thống chính trị, đóchính là các ủy viên ban thường vụ đảng ủy Do đó, “cán bộ chủ chốt cấp xã làban thường vụ đảng ủy xã, trong đó ít nhất gồm có các chức danh bí thư đảng

ủy, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, chủ tịch

mặt trận, xã đội trưởng, trưởng công an” [48, tr.20] Khác với hai loại ý kiến trên, xuất phát từ các quan niệm: Hệ thống chính trị là một tổng thể những tổ

chức, thiết chế chính trị-xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau, hợpthành thể chế chính trị của một chế độ xã hội Thể chế đó bảo đảm việc thựchiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong quan hệ với các giai cấp,tầng lớp và các nhóm xã hội khác Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam thể hiện theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao độnglàm chủ Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức nằm trong hệ thống chính trị,

có sứ mệnh lãnh đạo toàn xã hội thông qua Nhà nước và các đoàn thể nhân dân

Bộ máy nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là Nhà nước pháp quyền xã hội

Trang 17

chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xãhội Các đoàn thể nhân dân được đề cập ở đây là các tổ chức chính trị - xã hội,thành viên của Mặt trận Tổ quốc và là bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị,gồm: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Liên đoàn Lao động; có chứcnăng tập hợp các tầng lớp xã hội thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thực tiễn ở địa phương cho thấy, ở những phường, xã được đánh giá vữngmạnh nhiều năm thì các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở

đó đều mạnh Không có việc tổ chức đảng, chính quyền vững mạnh mà có tổchức đoàn thể yếu kém Cán bộ chủ chốt phường, xã là những người đứng đầuquan trọng nhất của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở phường, xã Người cótrọng trách giải quyết hoặc góp phần giải quyết các mối quan hệ giữa các giaicấp, tầng lớp nhân dân trong cộng đồng xã hội Trong đó, quan trọng nhất là mốiquan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình quản lý kinh tế - xãhội, nhằm mang lại mối quan hệ xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển Và có quyền thay mặt tập thể lo toan, định đoạt giải quyết cácnhiệm vụ, tình huống diễn ra có quan hệ đến tổ chức, lĩnh vực mà họ đứng đầu,không trái với pháp luật, trái với chủ trương của tổ chức

Từ những căn cứ trên, đặc biệt theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chấtlượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị định 114/2003/NĐ-

CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức, xã, phường thị trấn,Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ vềtiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, đồng thời, xuất phát từtình hình thực tế ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội có thể quan niệm, đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân: Là tập hợp những cán bộ đứng đầu các tổ chức thuộc hệ thống chính trị cấp phường và một số cấp phó trọng yếu, giữ vai trò rất quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng,

Trang 18

hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của phường, đúng với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo đời sống vật chất, tính thần của nhân dân ngày một nâng cao, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được củng cố, tăng cường trong mọi tình huống.

Quan niệm trên chỉ ra:

Về nhân sự: Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân gồm:

các vị trí đứng đầu tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị-xã hội của hệ thống chính trị cấp phường Chủ tịch Uỷ ban nhândân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịchHội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

Về đội ngũ (số lượng và chất lượng) cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận

Thanh Xuân là tập thể những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong một tổ chức quy

củ, hoạt động theo quy tắc nhất định, chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đểthực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của phường, đồng thời, thông qua mọimặt hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trị của phường, thấy được phẩmchất năng lực, đạo đức lối sống của từng cán bộ chủ chốt và cả đội ngũ

* Đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân: Một là, Xu hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận

Thanh Xuân được các cấp lãnh đạo, chỉ huy quan tâm và quyết tâm

Đặc điểm này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho những cán bộ trẻ cómôi trường, điều kiện công tác thuận lợi để thể hiện mình Dưới gốc độ tổchức, với sự đổi mới quyết liệt này sẽ tạo nên nhiều phong cách lãnh đạo,quản lý, điều hành trẻ và năng động Đây cũng là một trong những tiêu chíchuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội những năm qua

Hai là, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân hoạt

động trong điều kiện quận đang phát triển, đô thị hóa nhanh

Trang 19

Đặc điểm này đạt ra đòi hỏi cao về trình độ năng lực, đạo đức lối sốngcủa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân nhất là về cácvấn đề như năng động, tìm tòi sáng tạo, dám làm dám chịu trách nhiệm trongcác lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, quản lý đô thị, văn hóa-xã hội anninh-quốc phòng Đây cũng là đặc điểm chi phối lớn đề công tác đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của từng cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân.

Ba là, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân chủ yếu là

người từ địa phương khác được điều động về, không phải là người địa phươngĐiều này sẽ thuận lợi cho công tác luân chuyển cán bộ giữa các phường vớinhau hoặc giữa các phường với quận, qua đó nâng cao trình độ, kinh nghiệmlãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt Phát huy sức mạnhtổng hợp, tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ của phường và quận Khắc phục được vấn đề cát cứ, bảo thủ trì trệ, địaphương chủ nghĩa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyềnđịa phương (phường) Khẳng định tín nhiệm của cán bộ chủ chốt cấp phường cụthể và của cả đội ngũ ở quận Thanh Xuân

Bốn là, Thanh Xuân là một trong những quận mới được thành lập, đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp phường về tuổi đời, tuổi nghề, kinh nghiệm công tác khôngđều nhau

Đến nay, quận Thanh Xuân có 11 phường (trong đó có 7 phường từ quậnĐống Đa), 1 xã của huyện Thanh Trì và 1 xã của huyện Từ Liêm chuyển sang,rồi phát triển lên phường Đội ngũ cán bộ chủ chốt được kiện toàn từ nhiềunguồn, nhiều địa phương Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-

xã hội của phường, quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước vềcông tác cán bộ, Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân và Đảng ủy các phườngluôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường theo hướng chuẩnhóa Phường và cán bộ chủ chốt cấp phường thường xuyên được Quận ủy,

Trang 20

UBND quận ưu tiên chăm lo đầu tư về mọi mặt để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường có điều kiện chuẩn hóa tại địa phương, hoàn thành chức trách nhiệm vụ,cương vị công tác được giao.

Năm là, Cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

tương đối hợp lý, có những phát triển mới cập nhật

Về giới tính, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường cơ bản đạt được tỷ lệ

theo quy định của Thành ủy Hà Nội: 39,82%, phân bố tương đối đều ở các chứcdanh, trừ chức danh chủ tịch Hội Cựu chiến binh ra thì tất các các chức danh cònlại đều có cán bộ nữ Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ chủ chốt là nữ giữa các phườngkhông đồng đều Một số phường, ngoài chức danh chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ

nữ thì không có cán bộ chủ chốt là nữ

Về độ tuổi, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường có cơ cấu các độ tuổi chưa

thật hợp lý, cụ thể: Cán bộ dưới 30 tuổi chiếm 5,3%, từ 31- 40 tuổi: 16,8%, từ

41 - 50 tuổi: 29,22%, Từ 51 - đến 60 tuổi: 14,15%; Trên tuổi nghỉ hưu: 34,53%

tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp, chủ yếu chỉ là cán bộ đoàn thanh niên

Về thâm niên và kinh nghiệm công tác, số cán bộ chủ chốt có thời gian công

tác dưới 5 năm chiếm 9,80%, từ 5 - 15 năm: 36,27%, từ 16 - 30 năm: 50,98%, trên

30 năm: 2,94%; số cán bộ có thâm niên công tác giữ chức vụ hiện tại dưới 5 nămchiếm 84,31%, từ 5-10 năm: 14,71%, từ 11-16 năm: 0,98% Cán bộ lãnh đạo chủchốt là người tại chỗ là 83,89%, cán bộ tăng cường chiếm 14,15%, cán bộ hưutrí chiếm 1, 96% Tỷ lệ cán bộ chủ chốt tham gia cấp ủy phường chiếm 78,43%.99% cán bộ chủ chốt phường đều là đảng viên

Đặc điểm này đặt ra tiêu chuẩn, chỉ tiêu quan trọng của chuẩn hóa đội ngũcán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân thời gian tới

Sáu là, Về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý

luận chính trị, trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân về cơ bản đều có những phát triển nhất định

Về trình độ học vấn: Qua khảo sát cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phường 100% có trình độ học vấn phổ thông từ trung học phổ thông;

Trang 21

Thạc sỹ chiếm 5,3%; Đại học chiếm 66,37%; cao đẳng chiếm: 4,42%; trung cấpchiếm: 21,23%, sơ cấp chiếm: 2,68%

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường

nhìn chung đạt ở mức khá; tỷ lệ phân bố không đều theo các chức danh, tỷ lệthấp nhất chủ yếu tập trung ở các chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ vàHội Nông dân

Về lý luận chính trị: Đạt khá cao, cụ thể: Cử nhân: 3,53%; Cao cấp: 13,27%, trung cấp: 61,94%, sơ cấp: 21,26%

Về trình độ quản lý nhà nước: Đạt chưa cao, chuyên viên chính và tương

đương: 6,19%; chuyên viên và tương đương: 31,85%, số còn lại học qua lớp bồidưỡng kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã

Về trình độ tin học, ngoại ngữ: trong thời gian gần đây phong trào học tin

học, ngoại ngữ trong đội ngũ cán bộ phường đã có bước tiến bộ, cụ thể: Về tin

học trung cấp chiếm: 0,88%; trình độ B chiếm 59,29%; về ngoại ngữ: Tiếng

Anh chứng chỉ (A, B, C) chiếm 58,40%, ngoại ngữ khác chiếm: 6,19%

Từ đặc điểm trên đặt ra những vấn đề cụ thể, tiêu chuẩn và chỉ tiêu cụ thểcho chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân cho sátthực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán bộ chủ chốt cấp phường và cả độingũ trong thời gian tới, thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội:

Luận bàn về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng,C.Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về cán bộ Haiông khẳng định: “ Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụnglực lượng thực tiễn: [7, tr.184]

Theo quan điểm của hai ông, cán bộ là những người tiêu biểu cho phong tràocách mạng; có trí thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luậncách mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, lãnhđạo quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng Họ phải là

Trang 22

những người tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng, có trách nhiệm cao và được quần chúng noi theo.

Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen về Đảng củagiai cấp công nhân, V.I Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộtrong quá trình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Theo V.I.Lênin,vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiệnthắng lợi đường lối chính trị của Đảng Bởi vì họ vừa là người xây dựng đường lối,vừa tiến hành lựa chọn phương pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quátrình vận động cách mạng, hướng tới mục tiêu đã đề ra Vì thế, Người nhấn mạnh:

“ Mấu chốt là vấn đề con người, vần đề lựa chọn người: [35.tr.132] và “ trong lịch

sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo

ra được, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiênphong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [34, tr.473]

V.I Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga,của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã tổ chức và lãnh đạo Cách mạngtháng Mười Nga giành thắng lợi to lớn Khi giành được chính quyền, Đảng kiểumới của V.I Lênin trở thành đảng cầm quyền Lúc này, vấn đề cán bộ càng trở nênquan trọng và cấp bách hơn ở giai đoạn này, nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn củaĐảng Cộng sản và giai cấp công nhân là quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hộinhằm xây dựng thành công xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa V.I.Lênin yêu cầuđội ngũ cán bộ phải nỗ lực cao hơn thời nội chiến để hoàn thành sứ mệnh mới làquản lý nhà nước, quản lý xã hội Người khẳng định: “ Nghiên cứu con người, tìm

ra cán bộ có bản lĩnh; hiện nay đó là then chốt, nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh

và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [7, tr.449]

Để có được đội ngũ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nhànước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội,một nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, V.I.Lênin đã coi trọng công tác đàotạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào cương vị công tác, thường xuyên kiểmtra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất

Trang 23

đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân,kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, trong suốtquá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, luôn coi trọng công tác cán bộ nhằm xâydựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa

xã hội Người coi: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [21, tr.269] Vai trò củangười cán bộ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, được thể hiện trong bốn mối quan hệchủ yếu: cán bộ với đường lối chính sách, cán bộ với tổ chức bộ máy, cán bộ vớicông việc và cán bộ với quần chúng Trong quan niệm của Người, cán bộ khôngchỉ là người vạch ra đường lối mà còn có vai trò quyết định trong việc tổ chức thựchiện đường lối Người nói: “Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, củađoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thểthực hiện được”; “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt,

không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt” [21, tr.54] Chủ

tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ phải sâu sát quần chúng, nắm bắt kịp thờiphản ánh tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhànước để quyết định đường lối, chủ trương, chính sách hợp lòng dân Đối với cơ sở,điều này càng đặc biệt quan trọng Người chỉ rõ: “Sự lãnh đạo trong mọi công tácthiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng mà ra và trở lại nơi quần chúng:[21, tr.290] Và Người kết luận: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộtốt hay kém” [21.tr.276] Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ phải là ngườilãnh đạo, dẫn dắt quần chúng nhân dân thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, làngười tận tụy phục vụ nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc chonhân dân Trong Di chúc, Người căn dặn toàn Đảng ta rằng: “ Mỗi đảng viên vàcán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,

là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [20, tr.131]

Trang 24

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán

bộ, trong suốt 85 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng vàđặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳcách mạng, đó chính là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.Đảng ta xác định phải “có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựngđường lối chính trị đúng đắn và tổ chưc thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đềcốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [9, tr.27] Trong công cuộcđổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng ta nhấn mạnh vai trò củacán bộ trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH: “Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đấtnước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [9, tr.66] Theoquan điểm của Đảng, trong khi phải xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ,đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, cần đặc biệt chú trọng xâydựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược và cấp cơ sở

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường là lực lượng giữ vai trò nòng cốt tronglãnh đạo, điều hành hoạt động của hệ thống chính trị Phường; vừa thể hiện vaitrò lãnh đạo của Đảng, đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước vừa đảm bảoquyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở Đội ngũ này là biểu hiện sinh động và cụthể nhất cho cơ chế hoạt động, vận hành của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân có vai tròrất quan trọng, thể hiện trên các vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường giữ vai trò quan trọng có

tính chất quyết định trong việc triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương (phường)

Là những người giữ vai trò trụ cột, có tác dụng chi phối mọi hoạt động tại

cơ sở, CBCC cấp phường không những phải nắm vững đường lối, chủ trương,chính sách của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tuyên truyền,phổ biến, dẫn dắt, tổ chức cho quần chúng thực hiện mà còn phải am hiểu sâusắc đặc điểm, tình hình của phường để đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

Trang 25

hóa đường lối, chủ trương chính sách ấy cho phù hợp với điều kiện đặc thù của

cơ sở, góp phần quan trọng trong việc thắt chặt mối quan hệ “máu thịt” giữaĐảng với nhân dân

Thứ hai, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân có vai

trò quan trọng, duy trì và giữ vững sự ổn định phát triển chung của phường vàquận

Là những người trực tiếp gần gũi, gắn bó với nhân dân, sống, làm việc vàhàng ngày có mối quan hệ chặt chẽ với dân Họ thường xuyên lắng nghe, thamkhảo ý kiến của nhân dân Trong quá trình triển khai, vận động, dẫn dắt nhândân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, họ tạo ra cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thông qua họ mà ýĐảng, lòng dân tạo thành một khối thống nhất, làm cho Đảng, Nhà nước “ ănsâu, bám rễ” trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhândân, củng cố niềm tin của nhân dân của nhân dân với Đảng, pháp luật của Nhànước có đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực sinh động hay không, tùy thuộcphần lớn vào sự tuyên truyền và tổ chức vận động nhân dân thực hiện của độingũ cán bộ chủ chốt cấp phường Cấp phường không chỉ là điểm “dừng chân”của mọi công tác Đảng, Nhà nước và các ngành khác trong các lĩnh vực kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, đó còn là nơiphản ảnh trực tiếp tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân lên cấp trên; lànơi thường xuyên xuất hiện những nhân tố, mô hình, sáng kiến mới; những kinhnghiệm, cách làm hay trong sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hóa, xã hội

Do đó, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, chútrọng phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịchvụ; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội; đảm bảo ổn định và cảithiện đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nếp sống vănhóa; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả

và hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội thì đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnhđạo chủ chốt phường có đủ đức, đủ tài mới có thể đáp ứng được những yêu cầu

Trang 26

nhiệm vụ đặt ra Điều đó gắn liền với vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ

lãnh đạo chủ chốt ở phường Thực tế hiện nay, các chủ trương, nghị quyết, chính

sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước khi được triển khai ở phường nào mà độingũ cán bộ chủ chốt có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ nhất định, năng động sáng tạo, thì những chủ trương, nghị quyết, chính sách

đó sẽ được tổ chức thực hiện nhanh chóng và phát huy hiệu quả cao trong đờisống xã hội Ngược lại, ở một số phường có đội ngũ cán bộ chủ chốt có trình độchuyên môn không đồng đều, năng lực tổ chức thực tiễn kém, thì ở địa phương

đó các chủ trương, nghị quyết, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nướcthường được triển khai và tổ chức thực hiện qua loa, không đến nơi, đến chốn,thậm chí có lúc còn vi phạm dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng Từ đó cho thấy,chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có đến được với dân hay không,tâm tư nguyện vọng của dân có được Đảng xem xét giải quyết kịp thời, kinh tế -

xã hội có phát triển, an ninh trật tự có được giữ vững hay không, phần lớn đều

do đội ngũ cán bộ chủ chốt phường Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường có đủnăng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo choviệc ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở phường, xã phát triển Đócũng là cơ sở cho sự ổn định và phát triển chung của quận

Thứ ba, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường giữ vai trò quan trọng trong

việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị và phong trào cách mạng củaquần chúng ở phường vững mạnh toàn diện

Thực tế cho thấy, sự mạnh, yếu của hệ thống chính trị và phong trào cách mạngcủa quần chúng gắn liền với vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường Họ làtrụ cột, tổ chức sắp xếp, tập hợp lực lượng, là linh hồn của các tổ chức trong hệ thốngchính trị cấp phường, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi tiềm năng, nguồn lực ở địaphương, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua hoàn thành thắng lợi cácnhiệm vụ chính trị của cơ sở Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận ThanhXuân có vai trò quan trọng đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộphường, đối với năng lực và hiệu qủa quản lý, điều hành của chính quyền phường và

Trang 27

mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở phường Đội ngũcán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân là người dẫn dắt, định hướng cácphong trào quần chúng ở cơ sở, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương và nhân rộngcác điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý đô thị, xâydựng đời sống văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội tại cơ sở Qua đó, họ đónggóp tích cực vào việc xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước cũng như chủ trương, chính sách của Thành phố Hà Nội và quậnThanh Xuân

Thứ tư, Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân trong

sạch vững mạnh đủ tầm đảm đương mọi việc sẽ trở thành một trong nhữngnguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho Đảng, Nhà nước, chính quyền và cácđoàn thể chính trị - xã hội của quận và Thành phố Hà Nội

Qua thực tế công tác có thể khẳng định, phường là môi trường rèn luyện,giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành Thôngqua hoạt động của phường, cán bộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn,kiến thức không ngừng được bổ sung, năng lực lãnh đạo, quản lý, phương pháp,

phong cách công tác được nâng lên rõ rệt Những cán bộ đã kinh qua công tác ở

phường khi được luân chuyển về quận, thành phố, được phân công, đảm nhiệmcác vị trí công tác cao hơn thường vững vàng, có bản lĩnh, thích ứng nhanh với

nhiệm vụ mới có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ mới được giao Vậy, đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân có vai trò đặc biệt quantrọng về nhiều mặt, là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyếtđịnh đến sự thành bại trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội ở từngphường nói riêng và trên địa bàn quận Thanh Xuân nói chung

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chuẩn hóa đội ngũ cán chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

1.1.2.1 Quan niệm

Trang 28

Chuẩn: Đại từ điển bách khoa toàn thư thế giới Britannica-2002 định nghĩa

Chuẩn và những phạm trù gần với chuẩn là cái được xác lập bởi quyền lực, tậpquán hoặc sự thỏa thuận chung để làm mẫu mực hoặc vật so sánh hoặc là cáiđược đặt ra và xác lập để làm luật lệ (quy tắc) đo lường số lượng, trọng lượng,giái trị

Theo Bách khoa thư giáo dục quốc tế thì “Chuẩn là mức độ ưu việt cầnphải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì là phù hợp;

là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội)

Từ điển Tiếng Việt thông dụng giải thích chuẩn như sau: 1) cái được chọnlàm mốc để rọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng; 2) vật chọn làm mẫu đơn vị

đo lường; 3) cái được xem là đúng với quy định, với thói quen xã hội

Chuẩn chứa đựng các yêu cầu, các quy định và những tiêu chuẩn, tiêu chí

cụ thể “nhằm chỉ ra nội dung cần đạt cũng như mức độ giá trị, chất lượng, nộidung và hiệu quả” cần được xác định Muốn đánh giá một sản phẩm thường cónhiều tiêu chuẩn, trong các tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí, được sắp xếp mộtcách lôgic sao cho các chuẩn thể hiện yêu cầu của chủ thể quản lý và chủ thểquản lý có thể dùng chuẩn như một công cụ để nhận xét, đánh giá, phân loại sảnphẩm Phân loại theo tính chất pháp lý của chuẩn có chuẩn bắt buộc và chuẩnkhuyến nghị Chuẩn bắt buộc do các cơ quan hành chính tạo ra, bắt buộc tất cảcác cơ quan, tổ chức có liên quan đều phải tuân thủ Chuẩn khuyến nghị nghị làchuẩn không bắt buộc phải thực hiện theo luật pháp, được khuyến khích thựchiện và trong một số trường hợp sẽ dần trở thành bắt buộc

Tóm lại, chuẩn là mẫu lý thuyết được quy định chặt chẽ, có tính chấtnguyên tắc, được công khai hóa, được xã hội thừa nhận, được đặt ra bằng quyềnlực hành chính hoặc chuyên môn, mọi tổ chức, cá nhân phải hoặc nên tuân theo;chuẩn bao gồm những yêu cầu, quy định, tiêu chí kết hợp chặt chẽ và logic vớinhau một cách xác định; chuẩn dùng để làm công cụ xác minh sự vật hoặc làmthước đo, công cụ đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm,

Trang 29

dịch vụ thuộc lĩnh vực nào đó nhằm điều chỉnh nó theo mong muốn, nhu cầucủa chủ thể quản lý hay chủ thể điều khiển.

Chuẩn hóa: Được xem là quá trình làm cho sự vật, đối tượng, nhiệm vụ,

công tác đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệulực của các chuẩn đó Trong công tác tổ chức, chuẩn hóa được thực hiện thôngqua việc vạch ra những tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên; các quy định, quy chế tổchức, như quy chế hoạt động của tổ chức; các quy chế đánh giá, lựa chọn, đềbạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và chế độ, chính sách cán bộ[46, tr.161]

Chức năng của chuẩn hóa là định hướng hoạt động quản lý, điều hành theochức năng, nhiệm vụ và những nguyên tắc xác định làm cho chúng có tínhchuẩn mực, thống nhất, tức là đưa những sự vật này vào trật tự nhất định Chuẩnhóa là quá trình tiến tới cái tốt đẹp hơn mà người ta mong muốn

Như vậy, chuẩn hóa là định hướng hoạt động của chủ thể lãnh đạo, quản lý,điều hành bằng các phương pháp, biện pháp thực hiện làm cho các sự vật, đốitượng thuộc phạm trù nhất định đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trongphạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ: Là tổng hợp những chủ trương, giải pháp của cấp

ủy Đảng các cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng đủ, chất lượng ngàycàng cao, cơ cấu hợp lý theo hướng chuẩn hóa cả đối với số lượng, chất lượng và cơcấu đáp ứng yêu cầu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong mọi tình huống, thời kỳCNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân có vai trò, vị trí rấtquan trọng, gắn liền với mọi mặt phát triển kinh tế-xã hội, trật tự-an toàn xã hội,củng cố quốc phòng-an ninh Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận

Trang 30

Thanh Xuân nói riêng là nhu cầu khách quan trong tiến trình phát triển không ngừngcủa mỗi phường, theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ các nghiên cứu về chuẩn, chuẩn hóa, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và thực tếchuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân thời gian qua,chúng ta có quan niệm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội: Là tổng hợp những chủ trương, giải pháp của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội ở quận Thanh Xuân, các phường thuộc quận Thanh Xuân nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường theo

“chuẩn” thống nhất, đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thành

ủy Hà Nội, phù hợp với đặc điểm cụ thể cấp phường, bảo đảm các phường thuộc quận Thanh Xuân luôn vững mạnh toàn diện, đảng bộ phường trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Quan niệm trên chỉ ra: Mục đích, chủ thể, nội dung, đối tượng, lực lượng

và quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội.

Về mục đích, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh

Xuân là nhằm chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quậnThanh Xuân vừa “hồng” vừa “chuyên”, có “đức” có “tài”, có “tâm” có “tầm”,

đủ sức gánh vác công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong mọihoàn cảnh, điều kiện

Chủ thể trực tiếp chuẩn hóa đội ngũ cán chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, là Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Quận ủy;

Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân Quận; các cơ quan chức năng liên quancủa Quận; Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy Phường; Hội đồng Nhândân, Uỷ ban Nhân dân Phường; Mặt trận Tổ quốc quận và phường; Hội Phụ nữ,Đoàn Thành niên, Hội cựu chiến binh quận, phường là chủ thể trực tiếp chuẩnhóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Quận Thanh Xuân Trong đó chủ thể

Trang 31

chuẩn hóa đội ngũ bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân quan trọng trướchết là Ban Thường vụ Quân ủy và Ban Chấp hành đảng bộ các phường thuộcquận Thanh Xuân.

Nội dung chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, bao gồm các chuẩn sau:

Một là, Chuẩn về số lượng, chất lượng và cơ cấu (Số lượng đủ, chất lượng

ngày càng cao, cơ cấu hợp lý), thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể sau:

*Về số lượng, thường xuyên đủ theo khung biên chế, nhất là các vị trí chủ

chốt như bí thư, chủ tịch, chi hội trưởng Đồng thời, có dự trữ cán bộ kế cận,sẵn sàng thay thế vị trí cán bộ chủ chốt khi cần thiết Tuy nhiên phải bảo đảmđầy đủ các chỉ tiêu của chuẩn hóa đội ngũ như: Tiêu chuẩn chính trị; trình độ lýluận chính trị; trình độ chuyên môn; năng lực quản lý, điều hành; kinh nghiệmcông tác và các chỉ tiêu khác về kỹ năng nghiệp vụ

*Về chất lượng, đặc biệt là chất lượng công tác chuyên môn (lãnh đạo,

quản lý, điều hành, ); các chỉ tiêu: Trình độ học vấn; trình độ chuyên mônnghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháptác phòng công tác; trình độ ngoại ngữ, tin học

*Về cơ cấu, nội dung chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở

quận Thanh Xuân đặt yêu cầu cao, đảm bảo cân đối, chú trọng độ tuổi (ưu tiêncán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn giỏi, đã trải qua thực tếcông tác và cán bộ nữ)

Hai là, Áp dụng chuẩn với cả 03 nội dung trên vào thực tế đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân theo hướng chuẩn hóa; với mục tiêu,

yêu cầu: Sau một số năm nhất định sẽ có lứa cán bộ chủ chốt cấp phường “đủ tầm” gánh vác công việc của phường thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Đối tượng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, gồm các chức danh sau:

Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội cựu chiến

Trang 32

binh; Chủ tịch Hội nông dân; chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên vàmột số cấp phó quan trọng như Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch UBND,HĐND Phường (khoảng 60 cán bộ, trong tổng số 11 phường thuộc quận) Riêng đối tượng là lực lượng vũ trang (có cơ chế đặc thù riêng)

Quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Để thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân Quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội, gồm các bước sau: Xây dựng chuẩn; áp dụngchuẩn; kiểm tra, giám sát, đánh giá các chuẩn và kết quả thực hiện chuẩn hóa độingũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân đối với hoàn thành các nhiệm

vụ chính trị của phường

*Đối với xây dựng chuẩn, gắn liền với công tác Quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân theo hướng chuẩn hóa, cụ thể: Xây dựng tiêuchuẩn cán bộ chủ chốt cấp phường; đánh giá cán bộ chủ chốt cấp phường ở quậnThanh Xuân trước khi đưa vào quy hoạch; bảo đảm sự liên thông giữa các loại quyhoạch trong hệ thống chính trị ở phường và quận

Xây dựng tiêu chuẩn (chuẩn hóa) cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ là một nội dung trọng yếu trong công tác cán

bộ nói chung và công tác chuẩn hóa cán bộ nói riêng “Cũng ví như người đúctượng phải coi trọng việc làm khuôn tượng Khuôn tượng tròn sẽ đúc ra photượng tròn, khuôn tượng méo sẽ tạo ra pho tượng méo, khuôn nào tượng đó”[1,tr.69] Nếu không xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ hoặc xác định tiêu chuẩncán bộ không chuẩn sẽ không thể tạo ra được đội ngũ cán bộ có năng lực tươngxứng với yêu cầu nhiệm vụ Do vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, cần dựatrên các cơ sở khoa học sau phải dựa vào: Những quan điểm, nguyên tắc của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về cán bộ và tiêuchuẩn cán bộ; Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng từng thời kỳ và

Trang 33

thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội, con người Việt Nam; Phải căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ Để tiến hành

xây dựng tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp Phường gồm các bước sau:

Thứ nhất, Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, chủ trương về xây

dựng tiêu chuẩn cán bộ: Chủ thể xây dựng tiêu chuẩn cán bộ (cụ thể Quận ủyThanh Xuân) quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền,đoàn thể về vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu của việc xây dựng tiêu chuẩn cán

bộ Đồng thời tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ đối với những vấn đề còn lệchlạc hoặc có ý kiến khác nhau, để đi đến thống nhất về nhận thức và hành độngtrong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Thứ hai, Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đối với

các ngành, các cấp đã nghiên cứu, tổng kết vấn đề này Tiêu chuẩn cán bộ đượcxem như là “khuôn đúc” của đội ngũ cán bộ Xác định tiêu chuẩn cán bộ sai sẽảnh hưởng chất lượng của cả đội ngũ cán bộ Mặt khác, để xây dựng được một

hệ thống tiêu chuẩn cán bộ tốt là một công việc rất khó khăn, phức tạp, mangtính khoa học cao Đòi hỏi chủ thể xây dựng tiêu chuẩn cán bộ không nhữngphải có trình độ kiến thức nhất định, có am hiểu về thực trạng đội ngũ cán bộ,

mà còn phải thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm về xây dựng tiêu chuẩncán bộ với các ngành các cấp có liên quan và với những chuyên gia am hiểu vềcông tác xây dựng tiêu chuẩn cán bộ Từ đó, giúp cho chủ thể xác định rõ nhữngyêu cầu tiêu chuẩn chung và yêu cầu tiêu chuẩn đặc thù đối với từng loại đốitượng cán bộ và từng chức danh khác nhau ở từng thời điểm khác nhau tạo cơ

sở thuận lợi cho việc phác thảo những tiêu chuẩn cán bộ

Thứ ba, Phác thảo tiêu chuẩn và lấy ý kiến đóng góp: Các cơ quan tham

mưu (Ban Tổ chức Quận ủy, phòng Nội vụ Quận, có tham khảo ý kiến các banĐảng) cho chủ thể dự thảo quy định về tiêu chuẩn cán bộ cho phù hợp Khi bản

dự thảo được hoàn thành, tiến hành thông qua tập thể lãnh đạo (Thường trựcQuận ủy, Uỷ ban nhân dân) trước Tiếp theo, lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành,đoàn thể, đơn vị có liên quan và cá nhân thực sự am hiểu vấn đề Sau khi có ý

Trang 34

kiến đóng góp, bộ phận soạn thảo tiếp tục trao đổi, tiếp thu và sửa chữa Tiếp tụcthông qua chủ thể xây dựng tiêu chuẩn (Ban Thường vụ Quận ủy) để đóng góp

và cho ý kiến lần cuối trước khi đưa ra áp dụng thí điểm

Đánh giá cán bộ và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường trước khi đưa vào quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Trước hết, khi đánh giá đầu vào để quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường cần chú trọng các tiêu chí của chuẩn, đó là: Tiêu chuẩn chính trị; trình độhọc vấn; trình độ lý luận chính trị; trình độ ngoại ngũ-tin học; phẩm chất, đạo đức lốisống; phương pháp tác phong công tác; các tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí cán

bộ chủ chốt câp phường làm căn cứ để thực hiện với phương châm “động” và “mở”.Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ phường: Các đảng ủy phường tiến hành ràsoát đội ngũ cán bộ, đảng viên trực thuộc, tập trung vào đối tượng là cán bộ chủchốt đương chức và cán bộ dự các lớp đào tạo nguồn để quy hoạch cho các chứcdanh Sau khi rà soát đội ngũ cán bộ, đảng viên xong, tiến hành đối chiếu với cáctiêu chuẩn cán bộ chủ chốt phường Khi đối chiếu có tiến hành đánh giá, phân loại

cụ thể: cán bộ nào thiếu tiêu chuẩn, điều kiện gì? điều kiện, tiêu chuẩn nào cần phảiđạt trước; điều kiện, tiêu chuẩn nào cán bộ phải phấn đấu đạt sau một thời gian; cán

bộ nào cần phải thay thế ngay, cán bộ nào thay thế dần, cán bộ nào cần bố trí, phâncông lại công tác

Ban hành chuẩn: Mục đích của ban hành chuẩn là để tạo cơ sở pháp lý và thể

hiện tính khách quan, dân chủ trong thực hiện, Ban Thường vụ Quận ủy quyếtđịnh ban hành, phổ biến công khai và áp dụng thống nhất quy định về tiêu chuẩncán bộ chủ chốt phường trong địa phương Đồng thời, giao cho lãnh đạo Uỷ bannhân dân quận, các đảng ủy phường trực tiếp tổ chức thực hiện, các cơ quantham mưu (Ban Tổ chức Quận ủy, phòng Nội vụ quận) thường xuyên đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện và theo dõi kịp thời phát hiện những tồn tại hạn chế đểđiều chỉnh, bổ sung kịp thời

Chuyển đổi vị trí công tác, giải quyết chế độ chính sách Đồng thời với quy

hoạch đội ngũ cán bộ, xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ

Trang 35

chốt cấp phường, phải tiến hành rà soát lại số lượng cán bộ chủ chốt không đạtchuẩn, không đủ điều kiện đào tạo, năng lực công tác hạn chế, yếu kém để có kếhoạch chuyển đổi vị trí công tác hoặc cho thôi việc giải quyết chính sách Mặt khác,chuẩn bị nguồn cán bộ để thay thế nhưng phải đủ các tiêu chuẩn về chính trị và cáctiêu chí của chuẩn hóa đối ngũ cán bộ hiện hành.

*Đối với áp dụng chuẩn và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Áp dụng chuẩn và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân là quá trình thực hiện tổng hợp các khâu, các bướccủa công tác cán bộ nhằm vận dụng thành công tiêu chuẩn (chuẩn) cán bộ vàođội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường Việc áp dụng tiêu chuẩn (thực hiện chuẩnhóa) đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân gồm các khâu,các bước cơ bản sau:

Một là, Triển khai quán triệt chủ trương chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt

phường Nội dung này nhằm thống nhất trong nhận thức và hành động của tổchức, cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong hệ thống chính trị; tạo cơ sởpháp lý cho việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Ban Thường vụ Quận uỷ tiến hànhtriển khai, quán triệt về mục đích, yêu cầu, vị trí, vai trò của chủ trương chuẩn hóađội ngũ cán bộ chủ chốt phường đến các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liênquan; đồng thời chỉ đạo các cơ quan tham mưu (Ban Tổ chức Quận uỷ, phòng Nội

vụ Quận hướng dẫn các Đảng ủy phường lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Cácđảng ủy phường tiếp tục triển khai, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viêntrong phường mình

Hai là, Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện: trên cơ sở kết quả rà soát

thực trạng và đánh giá, phân loại cán bộ, các đảng ủy xây dựng quy hoạch tạonguồn, lập các kế hoạch nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch bố trí sắp xếp, phâncông lại nhiệm vụ, báo cáo về Ban Thường vụ Quận uỷ Các cơ quan tham mưutổng hợp lại và tham mưu Ban Thường vụ Quận uỷ ban hành kế hoạch thực hiệnchung cho một giai đoạn Các đảng ủy phường hoàn chỉnh các kế hoạch của địa

Trang 36

phương mình Căn cứ kế hoạch thực hiện chung, các cơ quan tham mưu tiến hànhtham mưu Ban Thường vụ Quận uỷ xây dựng và ban hành các kế hoạch đào tạo bồidưỡng, kế hoạch điều động, luân chuyển cụ thể hàng năm Căn cứ kế hoạch củaBan Thường vụ Quận uỷ, các cơ quan chủ thể tập trung lãnh đạo việc tổ chức thựchiện Đảng ủy các phường tiến hành sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ cho phù hợp

và dự kiến cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch Các cơ quan tham mưuchủ động nắm các kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo, nhất là trường Chính trịThành phố, tham mưu Ban Thường vụ Quận uỷ phối hợp mở các lớp đào tạo, bồidưỡng; đồng thời, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình,thủ tục công tác cán bộ, đảm bảo các khâu, các bước trong công tác cán bộ đượcthực hiện đồng bộ, nhịp nhàng tạo cơ sở làm tốt công tác chuẩn hóa cán bộ Các lựclượng tham gia tích cực phối hợp theo chức năng, tạo mọi điều kiện thuận lợi đểcông tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt phường được thực hiện tốt Chú trọngviệc giúp đỡ, khuyến khích các đối tượng thuộc diện chuẩn hóa tự chuẩn hóa

Ba là, Đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở

quân Thanh Xuân, gồm các tiêu chí: Đào tạo về chính trị; đào tạo về chuyên môn; vàbồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời thực hiện luân chuyển cán bộ chủ chốt cấpphường để nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn

*Kiểm tra, giám sát, đánh giá các chuẩn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Chức năng này thuộc cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành, cơ quan chức năng, Tuyvậy, nội dung này cũng nằm trong quy trình chuẩn hóa đội ngũ cá bộ chủ chốt cấpphường Thông qua kiểm tra, giám sát, đánh giá các chuẩn và thực hiện chuẩn hóađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường xem đã phù hợp hay chưa, còn phải điều chỉnhchỉ tiêu nào cho cập nhật

*Đánh giá tổng quát chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của

phường, gắn với chất lượng, hiệu quả của chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường ở quận Thanh Xuân

Trang 37

1.1.2.2 Vai trò của chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Thứ nhất, Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Đứng trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Nhiệm vụchính trị của quận Thanh Xuân nói chung, của từng phường thuộc quận ThanhXuân nói riêng rất nặng nề, khó khăn, phức tạp Bên cạnh đó, các mặt tiêu cựccủa xã hội đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến đời sống vật chất, đời sốngtinh thần của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường làm ảnh hưởng không tốt đếntâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ này Một số cán bộ chủ chốt phường trở nêndao động, giảm sút niềm tin; thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, giatrưởng độc đoán, tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa, ý thức tổ chức kỷ luậtkém; lười học tập, lười nghiên cứu, chỉ thích học để lấy bằng cấp Để khắcphục tình trạng trên đòi hỏi Ban Thường vụ Quận ủy, Uỷ ban nhân dân, HộiĐồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội Quận,cấp ủy các phường cần thực hiện tốt việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấpphường Coi đó là cái để so sánh, đối chiếu và tăng cường hoạt động, trên cơ sở

đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường, đồngthời tạo sự ổn định và phát triển của cả đội ngũ, gắn với sự phát triển kinh tế-xãhội của phường

Thứ hai, Tạo hành lang pháp lý “chuẩn” để cán bộ chủ chốt cấp phường phấn đấu, rèn luyện hoàn thành cương vị, trọng trách được giao

Thực hiện tốt việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường, nhất làthông qua việc ban hành, phổ biến công khai tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấpphường sẽ tạo cơ hội phấn đấu bình đẳng, công bằng cho mọi cán bộ chủ chốt,khắc phục được tình trạng cục bộ, “gia đình trị”, kinh nghiệm chủ nghĩa trongxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường Mặt khác, thực hiện tốt việcchuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường sẽ giúp cán bộ chủ chốt, thấy rõmục tiêu phấn đấu, thúc đẩy sự nỗ lực tự tu dưỡng, rèn luyện để trưởng thành,

Trang 38

hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực cho sựphát triển của địa phương.

Thứ ba, Là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Thực hiện tốt việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường sẽ giúpcho Quận uỷ thường xuyên nắm rõ, nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ chủchốt cấp phường, từ đó, xác định đúng, trúng mục tiêu, phương hướng để tạonguồn cán bộ tốt cho việc quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp phường Trên cơ sở đóxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường có đủ phẩm chất, năng lực, trình

độ chuyên môn đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của phường vàquận trong từng giai đoạn cách mạng của Đảng

Thứ tư, Là căn cứ, cơ sở để huy động mọi nguồn lực cho xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xuất phát từ vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường và việcchuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo,điều hành và tổ chức, lực lượng đồng bộ tham gia Thực hiện tốt việc chuẩn hóađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phườngkhách quan, khoa học sẽ là cơ sở, căn cứ đểhuy động mọi nguồn lực cho xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường đảmbảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của phường và quậnThanh Xuân

1.1.2.3 Nguyên tắc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt phường là nhiệm vụ khó khăn, phứctạp, có tính khoa học cao Để đảm bảo sự thành công của việc chuẩn hóa đội ngũcán bộ chủ chốt phường, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiệnnhững vướng mắc và đề ra biện pháp tháo gỡ kịp thời Muốn vậy, trước hết cầnxây dựng các nguyên tắc làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện chuẩn hóa độingũ cán bộ này Dựa trên quan niệm về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt

Trang 39

phường có thể đánh giá việc chuẩn hóa đội cán bộ chủ chốt cấp phường ở quậnThanh Xuân theo những nguyên tắc sau:

Một là, Phải bảo đảm đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đoàn thể

xã hội, sát với đặc điểm của địa phương

Nguyên tắc này yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thểchính trị-xã hội khi xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy về chuẩn hóa độingũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân, nhất thiết phải quán triệtsâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, nắm vững thực tiễn ở địa

phương Coi đó là tiêu chí quan trọng đầu tiên để thực hiện tốt việc chuẩn hóa

đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường

Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp phường ở quận Thanh Xuân có chủ thể

và đối tượng rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều phường.Chính điều đó đặt ra đòi hỏi các chủ thể, lực lượng xây dựng và thực hiện việcchuẩn hóa đối đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường phải nắm vững quan điểm,chủ trương của Đảng và Nhà nước để tạo sự thống nhất về tư tưởng và hànhđộng, đồng thời phải nắm vững tình hình thực tiễn ở địa phương, làm cơ sở choxây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chí và quy trình chuẩn hóa phù hợp, hạn chếthấp nhất những sai lầm, gây cản trở cho thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộchủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Hai là, Nội dung chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân phải bảo đảm khách quan, khoa học và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của phường và quận

Thực hiện nguyên tắc này là nhằm đảm bảo việc xây dựng nội dung, quytrình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt phải khách quan, khoa học và sát vớiyêu cầu nhiệm vụ chính trị của phường và quận, không xa rời thực tiễn Các tiêuchuẩn, tiêu chí của cán bộ chủ chốt cấp phường phải vừa bảo đảm yêu cầu do

Trang 40

Trung ương, Thành ủy thành phố Hà Nội quy định vừa phản ánh nhu cầu hoànthành nhiệm vụ chính trị của tổ chức và địa phương (phường)

Đội ngũ cán bộ được xây dựng theo “chuẩn” phải đảm đương tốt cương vị,chức trách, nhiệm vụ được giao Điều đó đòi hỏi chủ thể, lực lượng chuẩn hóađội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường phải nắm vững, dựa chắc vào quan điểm,nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta vềcán bộ và tiêu chuẩn cán bộ, đồng thời, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cáchmạng từng thời kỳ và thực tiễn phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, con người ởphường và quận Thanh Xuân; bên cạnh đó, còn phải căn cứ vào vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của từng loại cán bộ, từng chức danh cán bộ chủ chốt cụ thể,như cán bộ chủ chốt về Đảng, về chính quyền, về đoàn thể

Ba là, Phải bảo đảm được tính khoa học của quy trình chuẩn hóa đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Xây dựng các quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ởquận Thanh Xuân là công việc rất khó khăn, phức tạp, chịu nhiều sức ép, trongkhi đó công việc này lại đòi hỏi tính khoa học cao (công tác xây dựng con ngườicán bộ giữ cương vị chủ chốt của đoàn thể) Để xử lý hài hòa các vấn đề trêntrong thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận ThanhXuân Nguyên tắc này yêu cầu các chủ thể, lực lượng và các cơ quan chức năng

có liên quan khi soạn thảo tiêu chuẩn cán bộ phải thể hiện sự nghiêm túc, thậntrọng, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm đã thành công, đã đượctổng kết Mặc khác, khi thực hiện quy trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp phường phải thực hiện đúng trình tự, đảm bảo đầy đủ các bước theo quytrình chuẩn hóa, không thực hiện một cách cảm tính, tùy tiện Duy trì thực hiệnnghiêm các khâu, các bước, kịp thời điều chỉnh những yếu tố phát sinh để ngàycàng hoàn thiện quy trình chuẩn hóa một cách có hiệu quả nhất

Bốn là, Phải luôn thể hiện rõ tính khả thi của việc chuẩn hóa đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp phường ở quận Thanh Xuân

Ngày đăng: 14/12/2016, 12:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11 (1994), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới (Tổng luận kết quả nghiên cứu), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11 (1994)
Tác giả: Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11
Năm: 1994
3. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18-10-2011 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình số 08-CTr/TU ngày 18-10-2011 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015
4. Cac Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cac Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 2
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
14. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1
Tác giả: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 1995
15. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
16. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
18. Nguyễn Chí Cường (2007), Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thuộc diện thành ủy, huyện ủy quản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay, Đề tài Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thuộc diện thành ủy, huyện ủy quản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Chí Cường
Năm: 2007
19. Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay
Tác giả: Nguyễn Mậu Dựng
Năm: 1996
20. Nguyễn Như ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VH-TT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như ý
Nhà XB: Nxb VH-TT
Năm: 1998
23. Nghị quyết Bộ Chính trị về công tác cán bộ trong giai đoạn mới (1973), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Bộ Chính trị về công tác cán bộ trong giai đoạn mới (1973)
Tác giả: Nghị quyết Bộ Chính trị về công tác cán bộ trong giai đoạn mới
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1973
27. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách tra cứu các mục từ về tổ chức (2004)
Tác giả: Sách tra cứu các mục từ về tổ chức
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
29. Trương Thị Bạch Yến (2006), Chuẩn hóa đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện, của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài Thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn hóa đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện, của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trương Thị Bạch Yến
Năm: 2006
33. Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Tài liệu bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ - Những vấn đề nghiệp vụ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ -
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Năm: 2002
34. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11 (1994), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới (Tổng luận kết quả nghiên cứu), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11 (1994)
Tác giả: Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.05, Đề tài KX.05-11
Năm: 1994
37. Chính phủ (2003), Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10 về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã phường, thị trấn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
38. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 2
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
39. C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w