Trước đòi hỏi đó, là một cán bộ quản lý giáo dục, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là phải rèn các kỹ năng sống cần thiết cho các em. Bởi thực tế, ngoài những lý do chung của xã hội, của toàn ngành giáo dục, học sinh Nga Thanh, còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống. Khi mà địa bàn xã Nga Thanh, vẫn được coi là “ điểm nóng” của tệ nạn xã hội trong toàn huyện, khi mà ở môi trường học đường, hiện tượng học sinh vi phạm bạo lực vẫn còn xảy ra thường xuyên.Xuất phát từ thực tế địa phương, nhà trường, từ nhiệm vụ của người cán bộ quản lý giáo dục, tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2014 2015 này.
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO),thể hiện thông điệp về giáo dục trong thế kỷ XXI là: học để biết, học để làm, học đểlàm người và học để chung sống
Ngân hàng thế giới (World Bank) xác định thế kỷ XXI là kỷ nguyên kinh tếdựa vào kỹ năng (Skills based economy) Kết quả của nhiều nghiên cứu đã đi đếnnhận định là trong các yếu tố quyết định mức độ thành công của con người thì kỹnăng sống (KNS) chiếm đến 85%, còn kiến thức chuyên môn chỉ đóng vai tròkhoảng 15%
Các nước phát triển Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Singapore… đều đã lập ra các ủy banxác định yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI Tất cả các nghiên cứuđều đi đến kết luận chung về tầm quan trọng của kỹ năng sống
Trong điều 23, luật giáo dục năm 2005, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân”
Trên thực tế, học sinh ngày nay đang phải đối đầu với những rủi ro đe doạsức khỏe và hạn chế cơ hội học tập trong khi các em lại thiếu kỹ năng để đối phóvới các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Một trong những vấn nạn mà học sinhphải đối mặt hằng ngày đó là nạn bạo lực học đường
Có thể nói rằng, bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề bức xúc củatoàn xã hội Tuy không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay, nó ngày càng bộc
lộ tính nguy hiểm và phức tạp, đang trở thành mối quan ngại của phụ huynh họcsinh, ngành giáo dục và toàn xã hội Bạo lực học đường hầu như xảy ra ở các cấphọc nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi 14,15,16, là học sinh ở cuối bậc THCS vàđầu bậc THPT
Vấn đề quan trọng nhất mà nhân loại đang hướng tới là “dạy làm người”,nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam từ phổ thông đến đại học còn khiếm khuyếttrầm trọng trong mảng này Nền giáo dục phổ thông của chúng ta đang nghiêng vềtrang bị cho học sinh các tri thức khoa học trong sách vở Gia đình và xã hội cũngđồng thuận với nhà trường trong việc “nhồi nhét” kiến thức, học để lấy điểm, học
để thi…Hệ quả tất yếu là thế hệ tương lai của đất nước khi chưa thành tài thì đãkhông thành người tốt Hiện tượng học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật,bạo lực học đường…ngày càng gia tăng
Làm thế nào để bù đắp khoảng thiếu hụt về kỹ năng sống cho học sinh trongkhi nền giáo dục chưa thể đổi mới một cách căn bản và toàn diện, trong khi phươngpháp, hệ thống sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ học tập còn mang nặng lýthuyết? Để trả lời câu hỏi đó, cần có sự vào cuộc của tất cả các lực lượng xã hộimới phần nào khắc phục, bù đắp những khoảng trống trong nhân cách học sinh,giúp các em có sự hoà nhập bình đẳng, tự tin với thiếu niên châu lục và thế giới
Trang 2Trước đòi hỏi đó, là một cán bộ quản lý giáo dục, tôi luôn trăn trở, làm thếnào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là phải rèn các kỹnăng sống cần thiết cho các em Bởi thực tế, ngoài những lý do chung của xã hội,của toàn ngành giáo dục, học sinh Nga Thanh, còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môitrường sống Khi mà địa bàn xã Nga Thanh, vẫn được coi là “ điểm nóng” của tệnạn xã hội trong toàn huyện, khi mà ở môi trường học đường, hiện tượng học sinh
vi phạm bạo lực vẫn còn xảy ra thường xuyên
Xuất phát từ thực tế địa phương, nhà trường, từ nhiệm vụ của người cán bộquản lý giáo dục, tôi mạnh dạn lựa chọn “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năngphòng chống bạo lực học đường cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáodục đạo đức tại trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn” làm đề tài sáng kiến kinhnghiệm của mình trong năm học 2014- 2015 này
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1 Khái niệm bạo lực học đường.
Theo từ điển tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp.Còn bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ,tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường
2 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
Học sinh THCS là những em trong lứa tuổi từ 11 - 15 Lứa tuổi này có một
vị trí đặc biệt trong sự phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ ấu thơsang giai đoạn trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như:
“thời kỳ quá độ”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi khó bảo”…Lứa tuổi nàyđặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể lực Đánh dấu bước phát triểnlớn về mặt xã hội, các em có xu hướng thoát khỏi phạm vi gia đình, hoà nhập vàotập thể của lứa tuổi, ham muốn tìm hiểu và phát triển kỹ năng mới để tự khẳng địnhmình Tuy các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn, các emchưa phân biệt cái gì đúng nên học hỏi, cái gì sai nên tránh Đồng thời lứa tuổi nàycũng chịu sự tác động rất mạnh của những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong
xã hội và những thay đổi bên trong về tâm sinh lý của chính bản thân mình Sự pháttriển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối Ở giai đoạn này,quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến các em không làm chủ được cảmxúc của mình, không kiềm chế được những xúc động mạnh Các em dễ bị kíchđộng, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh, hay “nhát gừng”, “cộc lốc” Chính vì vậy,rất cần sự giúp đỡ từ phía người lớn, để các em có thể thoát khỏi căng thẳng, vượtqua những thử thách, hoà nhập bình an và hạnh phúc trong cuộc sống
Sẽ là quá muộn khi cho rằng bạo lực học đường chỉ cần tập trung, chú trọngrèn luyện ở bậc học THPT Bài học xương máu rút ra từ vụ bạo lực tập thể đối vớihọc sinh tên Phượng ngày 13 tháng 01 năm 2015 tại trường THCS Lý Tự Trọng,thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh khiến em bị ảnh hưởng não, điếc một bên tai vàsang chấn tâm lý nặng nề là một ví dụ điển hình Và còn rất nhiều, rất nhiều các vụ
Trang 3bạo lực học đường khác, ở Phú Thọ, ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Vĩnh Long, ởYên Bái Rất có thể, ngày mai sẽ xảy ra ngay bên cạnh chúng ta Hình ảnh những
cô cậu học trò mặt còn “bấm ra sữa”, hồn nhiên là thế, vô tư là thế, phút chốc trởthành những tên “đao phủ”, những “kẻ máu lạnh”, ra tay tàn nhẫn với ngay bạn họccủa mình luôn là điều nhức nhối đối với ngành giáo dục, với người làm cha làm
mẹ, với toàn xã hội
Tất cả những điều trên, để khẳng định rằng: Rèn luyện kỹ năng phòng chốngbạo lực học đường cho học sinh THCS là vô cùng cần thiết, cấp bách, khó khăn,cần sự chung tay, góp sức một cách thường xuyên, có hiệu quả từ phía nhà trường,gia đình và xã hội Với tư cách là cơ quan giáo dục, nhà trường vẫn là người chịutrách nhiệm chính trong thực hiện rèn luyện một cách phổ thông, bài bản kỹ năngnày cho các em học sinh trên cơ sở phát huy tối đa hiệu quả hoạt động giáo dục từcác tổ chức đoàn thể, của các lực lượng trong và ngoài nhà trường
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS NGA THANH
Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong tràothi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trườngphổ thông; thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục được quy định trong Điều lệtrường trung học, những năm qua, nhà trường THCS Nga Thanh luôn quan tâm đếncông tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, trong đó có kỹ năng phòng chốngbạo lực học đường Cụ thể:
1 Thực trạng về nội dung hoạt động rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS Nga Thanh.
Lợi ích của tinh thần đoàn kết, tương trợ, yêu thương, nhường nhịn
Tác hại của bạo lực học đường đối với sức khỏe, nhân phẩm và danh dự củahọc sinh, những ảnh hưởng của nó đối với gia đình, nhà trường và xã hội
Xử lý nghiêm khắc các vi phạm nội quy của học sinh có liên quan đến bạolực học đường
2 Thực trạng về phương pháp rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường tại trường THCS Nga Thanh.
Xây dựng thành một nội dung của nội quy nhà trường, của liên đội
Tuyên truyền qua bài phát biểu của hiệu trưởng trong lễ chào cờ, trong các
kỳ họp với phụ huynh học sinh, qua các khẩu hiệu, băng rôn, các buổi mít tinh, cácbài phát thanh
Thông qua nhận xét, đánh giá của giáo viên trực, của đội cờ đỏ hằng tuần,hằng tháng, qua lời nhắc nhở của giáo viên chủ nhiệm trong sinh hoạt 15 phút đầubuổi học, trong các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần
Thông qua hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh
Tích hợp trong dạy học các môn học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội
Trang 43 Kết quả kỹ năng phòng chống bạo lực học đường của học sinh qua nội dung
và phương pháp trên.
Thông qua những cách làm trên, nhìn chung các em học sinh của nhà trường
đã xây dựng được tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau Biết tự chủ cảmxúc để tránh những xung đột Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều học sinhchưa ngoan, thường hay vi phạm nội quy trường học như nói tục, chửi bậy, bỏ tiết,hút thuốc lá, vô lễ với thầy cô, thậm chí kết nhóm, gây gổ đánh nhau, sa vào cácquán điện tử, thậm chí có em còn tham gia cờ bạc, số đề Điều quan trọng nữa làcon số này ngày một gia tăng, thực sự trở thành gánh nặng, không chỉ cản trở sựphát triển của chính bản thân các em, mà còn tác động tiêu cực đến các học sinhkhác, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy được hạn chế của nội dung và phương pháp trên
là ở chỗ, tất cả lực lượng giáo dục nhà trường dường như mới chỉ quan tâm đếnphần “ngọn” của vấn đề, mới chỉ cho học sinh biết lợi ích của nói “không” với bạolực, tác hại của bạo lực Có thể tuyên truyền rất nhiều, trừng phạt nghiêm khắc,nhưng tổ chức một cách “bài bản” để giúp học sinh nhận thức thế nào là bạo lực,nguyên nhân của bạo lực học đường từ đâu, làm cách nào để hạn chế, nhất là tạo racho học sinh các tình huống thực tế thể nghiệm cách ứng xử thì vẫn hoàn toàn bỏngỏ Chính vì vậy, học sinh, nếu rơi vào các tình huống, sự việc “có vấn đề” chắcchắn các em sẽ vô cùng lúng túng Chúng tôi cũng thấy rằng, nếu tiến hành rènluyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh thông qua các mônhọc khác, bao giờ cũng chỉ mang tính chất tích hợp, manh mún Mà kỹ năng sốnghình thành nhanh, mạnh nhất, bền vững nhất là thông qua các hoạt động thực hành,hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh phải “mắt thấy”, “tai nghe”, “làm theo”.Chính vì vậy nghiên cứu, thể nghiệm và thực hiện đồng bộ các giải pháp mang tínhhiệu quả triệt để, giúp ngăn chặn kịp thời nạn bạo lực học đường luôn là mongmuốn không chỉ của các nhà sư phạm, các bậc phụ huynh mà còn là của toàn xãhội
Sự thiếu và yếu về kỹ năng phòng chống bạo lực học đường nêu trên khiếnhọc sinh nhà trường thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn bạo lực Con
số thống kê về những biểu hiện học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy trườnglớp học trong hai năm học gần đây khiến chúng tôi vô cùng băn khoăn:
TT Tỷ lệ học sinh có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi
phạm nội quy trên tổng số học sinh toàn trường
Năm học 2012- 2013
Năm học 2013- 2014
2 Lêu lổng, bất cần đời, trộm cắp 5,5 % 5,3 %
5 Thường xuyên mang vũ khí, đánh nhau 7,5 % 8 %
Trang 56 Kết nhóm, giao du với các thành phần “bất hảo” 7,2 % 7,7 %
Những học sinh thường xuyên vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy trên đaphần đều có những hành vi, dấu hiệu liên quan đến bạo lực Số lượng học sinh cóđạo đức trung bình và yếu gần như tỷ lệ thuận với những vụ va chạm, những ẩu đả,những bạo lực học đường
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh năm học 2012 - 2013 và năm học
2013- 2014 như sau:
Thời gian
Sốhọcsinh
Hạnhkiểmtốt
Hạnhkiểmkhá
Hạnhkiểmtrung bình
Hạnhkiểmyếu
Năm học 2012 - 2013 270 185 68.5 40 14.8 20 7.4 25 9.3Năm học 2013 - 2014 280 184 65.7 42 15 28 10 26 9.3Điều quan trọng nữa là, cùng với sự yếu kém về đạo đức, hiện tượng họcsinh có những hành vi thô bạo, ngang ngược, xúc phạm, đe dọa, trấn áp bạn khácgây nên những tổn thương tâm lý, tinh thần và sức khỏe cũng diễn ra thường xuyênhơn như một hệ lụy tất yếu Thầy cô vô cùng đau đầu vì vẫn còn hiện tượng họcsinh vô lễ, có thái độ và hành động không đúng mực với người đang trực tiếp gieomầm nhân cách cho mình, với bạn bè đồng trang lứa Điển hình cho những hệ lụyđáng buồn đó là trường hợp học sinh Nguyễn Văn Công, lớp 9B đã hành hung bạnhọc của mình là em Lê Văn Nam, gây thương tích nặng, phải điều trị hàng tháng ởbệnh viện
Những con số biết nói nêu trên, là động lực, thôi thúc chúng tôi phải làm mộtđiều gì đó cho học sinh, cho thế hệ trẻ của Nga Thanh Đã đến lúc cần phải giónglên một hồi chuông cảnh tỉnh, đã đến lúc phải kêu gọi, phải lôi cuốn tất cả các lựclượng trong và ngoài nhà trường vào cuộc Nhất là phải có sự tham gia của cácđoàn thể chính trị để đưa ra những giải pháp đồng bộ, triệt để, hữu hiệu, chặt chẽ,cấp thiết xóa bạo lực trong nhà trường
III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1 Xây dựng kế hoạch rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh một cách cụ thể, sát thực tế.
Chúng tôi xác định, kế hoạch là khâu đầu tiên, có ý nghĩa tiền đề cho mọihoạt động Kế hoạch càng cụ thể, càng khả thi, thì hiệu quả càng cao
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, bản thân là bí thư chi bộ, hiệu trưởngnhà trường, tôi cùng các đồng chí trong lãnh đạo cấp ủy, ban giám hiệu nhà trườngxác định, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì việc tạo ra môi trường giáodục an toàn, không có bạo lực học đường là nhiệm vụ then chốt, cấp bách, bởi bạolực học đường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đạo đức mà còn là
Trang 6nguyên nhân kéo theo những hậu quả đáng buồn khác, trong đó có những sa sút vềmặt trí dục, sức khỏe Từ nghị quyết của chi ủy chi bộ, ban giám hiệu nhà trường,
đã được bàn bạc công khai, kỹ lưỡng trong hội nghị công nhân viên chức đầu nămhọc, chúng tôi yêu cầu các tổ chức đoàn thể từ công đoàn, đoàn thanh niên, độithiếu niên, chi hội chữ thập đỏ, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệmcác lớp phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, tất cả các đoàn thểphải cùng vào cuộc, tạo ra sức mạnh tổng hợp, làm lành mạnh hóa môi trường họcđường, để mỗi ngày học sinh đến trường thực sự là một ngày vui
Để xây dựng được kế hoạch sát, đúng, trước hết, phải thấy được rằng, kỹnăng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh là một kỹ năng mềm, rất khóhình thành, khó duy trì, phải tiến hành từng bước cụ thể, thường xuyên kiểm tra,giám sát, đánh giá thì mới có hiệu quả cao Vì vậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng về nhânlực, vật lực, nắm chắc đối tượng, chọn thời điểm, xây dựng chương trình và phâncông công việc cụ thể cho từng bộ phận, thì mới thành công được
1.1 Thành lập ban chỉ đạo công tác rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lực học đường.
Ban chỉ đạo là cơ quan tham mưu cho hiệu trưởng, trong việc xây dựng kếhoạch, chương trình hành động và chịu trách nhiệm lựa chọn nội dung, phân côngcông việc cho các bộ phận để thực hiện kế hoạch đề ra Trong ban chỉ đạo chúngtôi cơ cấu có các thành viên: hiệu trưởng, bí thư chi bộ là trưởng ban, phó ban làphó hiệu trưởng - chủ tịch công đoàn trường, thành viên bao gồm các đồng chí làthư ký hội đồng nhà trường, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, giáo viênchủ nhiệm các lớp, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh và nhân viên bảo vệ trườngBan chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm, từng tháng, định kỳ họp mộttháng một lần để đánh giá kết quả, những tồn tại hạn chế cũng như những thànhcông của tháng trước để bổ sung, nhân rộng hoặc điều chỉnh ở tháng tiếp theo
1.2 Khảo sát các đối tượng học sinh về mức độ của kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, từ đó lựa chọn phương pháp rèn luyện phù hợp
Để xây dựng kế hoạch, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ cụ thể của kỹnăng phòng chống bạo lực học đường ở tất cả các học sinh của 4 khối lớp 6,7,8,9.Mục tiêu khảo sát của chúng tôi hướng vào là sở thích, nguyện vọng về các kỹnăng sống mà các em muốn hướng tới Bởi thực tế, học sinh THCS đã có thể tựnhận thức được mình có gì, cần gì, thiếu gì? Tiếp theo, cũng rất cần nắm bắt cụ thể
sự thành thạo của kỹ năng phòng chống bạo lực học đường ở bốn mức độ: kiếnthức hiểu biết, định hướng giá trị, thái độ và hành vi Chúng tôi tiến hành khảo sáttheo mẫu phiếu sau:
PHIẾU KHẢO SÁT 1
Họ và tên: Lớp: Tuổi: Giới tính:…….
Hãy đánh dấu nhân (x) vào các kỹ năng sống mà em mong muốn học tập
và rèn luyện tại trường học của mình? Có thể chọn một hoặc nhiều câu trả lời.
Trang 7Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường.
Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông
Kỹ năng học tập có hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp
cầnthiết
Cầnthiết
Rấtcầnthiết
1 Kỹ năng phòng chống nạn bạo lực học đường
2 Kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản
3 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
4 Kỹ năng đảm bảo an toàn giao thông
5 Kỹ năng học tập có hiệu quả
6 Kỹ năng giao tiếp
7 Kỹ năng khác:………
Điều bất ngờ lớn nhất mà chúng tôi nhận được là 95% phiếu khảo sát đều tậptrung quan tâm và thể hiện yêu cầu được rèn luyện kỹ năng phòng chống bạo lựchọc đường Điều đó cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là mối quan ngại củangười lớn, nó thực sự trở thành nỗi ám ảnh, sự lo sợ của chính các em học sinh Đãđến lúc các em không thể thờ ơ và bàng quan được nữa Kết quả tập hợp ấy khiếnchúng tôi càng thấy tự tin vì hành động của mình không đơn độc, nó là sự kết tinhcủa ý chí người lớn và được sự đồng thuận hưởng ứng của một nửa vô cùng quantrọng, nếu không muốn nói là quyết định đến kết quả giáo dục đó là chủ thể, cũng
là đối tượng của vấn nạn này
Tiếp theo phiếu khảo sát về nhu cầu, tính cần thiết của kỹ năng phòng chốngbạo lực học đường, chúng tôi tiếp tục khảo sát trình độ của kỹ năng này với họcsinh toàn trường
PHIẾU KHẢO SÁT 2
Trang 8Tháiđộ
Hànhvi
Khôngđánhgiáđược
1 Kỹ năng phòng chống nạn bạo lực
học đường
Em mong muốn được rèn luyện kỹ năng sống theo hình thức nào dưới
đây? Có thể chọn một hoặc nhiều câu trả lời.
Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Hoạt động tập huấn của liên đội
Sinh hoạt câu lạc bộ
Tổ chức thành cuộc thi
Chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ
Sinh hoạt dưới cờ
Các trò chơi
Băng rôn, áp phích tuyên truyền
Tờ rơi
Khác (ghi rõ): Kết quả này cũng bất ngờ không kém, phản ánh sự thiếu hụt trầm trọng củahọc sinh nhà trường cả về kiến thức, về hiểu biết, về hành vi và kỹ năng đối vớibạo lực học đường Có gần 60% số phiếu khảo sát chỉ dừng lại ở hiểu biết trungbình về bạo lực học đường, và trên 40% là không đánh giá được trình độ của bảnthân đối với kỹ năng này Điều này một lần nữa càng khẳng định, rèn luyện kỹnăng phòng chống bạo lực học đường cho các em là hết sức cần thiết, nếu khôngmuốn nói là cấp bách
2 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức song song với rèn luyện thói quen, kỹ năng, hành vi phòng chống bạo lực học đường.
Nhận thức đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng, nhưng không thểngay lập tức hình thành các thao tác hành vi mà phải từng bước giúp học sinh hiểubản chất của vấn nạn, để từ đó có ý thức và hành vi thích ứng cho phù hợp
Trang 92.1 Tổ chức nghiêm túc, có hiệu quả buổi học tập nội quy ngay trong ngày đầu tiên của năm học mới, các tiết học giáo dục pháp luật của bộ môn giáo dục công dân.
Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, nội quy của trường, của đội là bàihọc đầu tiên được giáo viên chủ nhiệm, cũng là các anh chị phụ trách đội truyền đạtđến học sinh, trong ngày đầu bước vào năm học mới Sau đó, bản nội quy củatrường được niêm yết công khai ngay trong các lớp học, cùng với năm điều Bác Hồdạy, như là lời nhắc nhở các em học sinh mỗi ngày về ý thức đoàn kết, yêu thầymến bạn Trong kỳ họp với phụ huynh học sinh toàn trường, giáo viên chủ nhiệmmột lần nữa công bố bản nội quy, để tạo sự phối hợp đồng thuận trong quản lý,giáo dục các em
Tổ chức dạy học nghiêm túc các nội dung giáo dục pháp luật trong môn giáodục công dân như: Bài công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em; quyền được phápluật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm cũng cầnđược coi trọng Đó là những kiến thức pháp luật cơ bản giúp học sinh nhận thứcđược quyền và nghĩa vụ phải biết tự bảo vệ bản thân mình, tôn trọng người khác
2.2 Tổ chức ngoại khoá mời bác sỹ tâm lý phổ biến kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng chống bạo lực học đường
2.2.1 Các dấu hiệu nhận biết bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là hành vi lệch chuẩn nhưng thiên về sử dụng bạo lực.Hành vi bạo lực học đường bao gồm:
Hành vi thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc nhận thức khôngđầy đủ chuẩn mực (nội qui, qui tắc) Đây là loại hành vi không đáng ngại
Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà các học sinh biết rõchuẩn mực nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là loại hành vi đáng ngại
Bạo lực học đường có thể tồn tại ở hai hình thức
Thứ nhất là hành vi sử dụng bạo lực cơ bắp như đánh đập, hành hung đểcưỡng bức, trấn lột đồ dùng, tài sản của học sinh khác, người gây hại có thể sửdụng hung khí ở các mức độ khác nhau làm tổn thương tinh thần, sức khỏe, tínhmạng người bị hại
Thứ hai là hành vi đe doạ, khủng bố nhằm gây bất an cho người bị hại, nóixấu, sỉ nhục, bêu rếu làm mất uy tín, danh dự người bị hại Các hành vi trên có thể
do một học sinh thực hiện hay tổ chức thành băng nhóm để thực hiện
Bạo lực học đường thường trải qua ba giai đoạn là trước, trong và sau hành
vi bạo lực và đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu, báo trước bằng các biểu hiện, chứng
cứ
Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và dấu hiệu cận bạo lực
Dấu hiệu xa như học sinh học kém, lêu lỏng, chán học, bất cần đời…
Trang 10Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gổ, hăm dọa, kết băng nhóm, mang theohung khí trong người…
Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực: Là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vibạo lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bịxâm hại
Dấu hiệu hậu bạo lực: Chủ yếu là hành vi, thái độ của học sinh sau khi bị xử
lý Đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thỏa mãncủa người gây hại
Sau khi tuyên truyền cho học sinh những dấu hiệu nhận biết trên, chúng tôiđặc biệt quan tâm đến việc nhấn mạnh cho học sinh phải biết nhận xét, phán đoán
và phát hiện các dấu hiệu tiền bạo lực vì nó là “chỉ báo” để nhà trường tiến hànhcan thiệp hiệu quả, kịp thời, định hướng cách giải quyết thỏa đáng nhằm ngăn chặnbạo lực xảy ra
2.2.2 Các nguyên nhân của nạn bạo lực học đường.
Có nhiều cách phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường, nhưng chúngtôi chỉ rõ cho học sinh các nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân từ giáo dục của gia đình: Đây được coi là nguyên nhân chínhcủa bạo lực học đường Sự giáo dục chưa đúng đắn, sự thiếu quan tâm của gia đình,tình trạng sử dụng bạo lực, những đổ vỡ… trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếplàm gia tăng nguy cơ bạo lực trong học sinh
Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường: Do nhà trường chỉ chú trọng dạychữ không chăm lo đầy đủ cho việc dạy người Hoặc cách xử lý các trường hợp viphạm bạo lực học đường chưa thoả đáng, không có hoặc ít tác dụng giáo dục
Nguyên nhân từ xã hội: Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường, các mốiquan hệ xã hội tiêu cực và truyền thông gây ra Ảnh hưởng của môi trường văn hóabạo lực Đặc biệt là ảnh hưởng của game bạo lực hằng ngày bào mòn, phá hủy tâmhồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn
Nguyên nhân tâm lý từ chính học sinh: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dokhông làm chủ bản thân Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách,thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống,sai lệch về quan điểm sống