Cùng với chủ đề tình bạn Phạm Hổ còn quan tâm đến tình cảm gia đình thiêng liêng, tình cảm thầy trò cao đẹp, tình yêu quê hương Đất nước… Truyện về đề tài tình cảm gia đình chiếm vị trí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-
LÊ THỊ THU HIỀN
NHỮNG SÁNG TÁC VỀ GIA ĐÌNH TRONG
TRUYỆN CỦA PHẠM HỔ
(Khảo sát qua một số truyện ngắn tiêu biểu)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ NHÀN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn –
người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tác giả kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lí do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Cấu trúc khóa luận 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1 NHỮNG SẮC THÁI TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN CỦA PHẠM HỔ 10
1.1 Tình cảm mẹ con và tình cha con thiêng liêng 11
1.2.Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt 18
1.3 Tình cảm anh em gắn bó 21
1.4 Tình cảm bà cháu thân thương 23
1.5.Tình cảm cô cháu trìu mến 24
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH CẢM GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN CỦA PHẠM HỔ 28
2.1 Kết cấu truyện 28
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33
2.2.1 Các loại nhân vật 33
2.2.2 Mối quan hệ của các nhân vật 34
2.3 Ngôn ngữ nhân vật 35
Trang 52.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 35
2.3.2 Ngôn ngữ độc thoại 37
Tiểu kết chương 2 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1 Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người Ngay từ thuở ấu thơ, văn học đã là hành trang cho mỗi người trên suốt đường đời Bởi lẽ những gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu rất khó phai mờ Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp trẻ thơ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái
2 Trong nền văn học nước nhà, nhiều nhà thơ, nhà văn đã dành tâm huyết cả cuộc đời để sáng tác cho thiếu nhi Phạm Hổ thuộc số đó Tác giả từng tâm sự: “Đối với tôi, được sống và viết cho các em là cả một hạnh phúc Tôi thường lấy lòng yêu các em bé của tôi để làm cái thước đo lòng tôi yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu con người Tôi say mê công việc của tôi” Đấy là nỗi niềm của một người suốt 50 năm đã không ngừng trăn trở, lao động và sáng tạo để có những tác phẩm hay cho độc giả nhỏ tuổi Hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phạm Hổ đã làm nên một sự nghiệp văn chương phong phú, bao gồm nhiều thể loại thơ, truyện và kịch Dù viết theo thể loại nào, Phạm Hổ cũng đạt được những thành công đáng kể Ông thực sự đã xác lập một phong cách nghệ thuật riêng Những đóng góp của Phạm Hổ cho nền Văn học thiếu nhi được ghi nhận bởi nhiều giải thưởng
3 Các tác phẩm Phạm Hổ viết cho thiếu nhi gồm nhiều chủ đề Nội dung tiêu biểu nhất của thơ Phạm Hổ là chủ đề tình bạn Phạm Hổ thừa nhận
“Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người” Cùng với chủ đề
tình bạn Phạm Hổ còn quan tâm đến tình cảm gia đình thiêng liêng, tình cảm thầy trò cao đẹp, tình yêu quê hương Đất nước…
Truyện về đề tài tình cảm gia đình chiếm vị trí không nhỏ trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Phạm Hổ Vì với trẻ nhỏ không gì gần gũi và thân
Trang 7thương hơn gia đình Hiểu được tâm lí của trẻ thơ, Phạm Hổ viết về gia đình
vô cùng xúc động Ở đó có tình cảm cha mẹ và con cái, tình cảm vợ chồng thủy chung son sắt, tình cảm anh em gắn bó…
Những sáng tác về gia đình trong truyện của Phạm Hổ thật hữu ích cho việc giáo dục nhân cách, tình thương yêu của trẻ đối với những người thân yêu sống cùng một mái ấm Chúng đã gây ấn tượng sâu sắc và có sức hấp dẫn đối với các em, khơi mở trong các em tình thương, lòng nhân hậu và khả năng hướng thiện của con người
4 Sáng tác của Phạm Hổ cũng đã được giới mến mộ nhìn nhận trên một số phương diện chủ đề khác nhau Song chủ yếu là về chủ đề tình bạn trong thơ Vì vậy việc tìm hiểu những sáng tác về gia đình trong truyện của Phạm Hổ vẫn là khoảng trống cho chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận này
Là một bạn đọc rất yêu mến Phạm Hổ, đồng thời là một cô giáo Tiểu học, muốn truyền đến cho trẻ những cảm nhận sâu sắc và thiêng liêng về tình cảm gia đình thông qua những sáng tác của Phạm Hổ Vì vậy, chúng tôi đã
quyết định chọn đề tài Những sáng tác về gia đình trong truyện của Phạm Hổ
(Khảo sát qua một số truyện ngắn tiêu biểu) làm vấn đề khoa học của khóa luận
2 Lịch sử vấn đề
Được đánh giá là một trong những cây bút tiêu biểu của nền Văn học thiếu nhi Việt Nam, Phạm Hổ và các sáng tác của ông đã trở thành đề tài của nhiều nhà nghiên cứu.Những truyện viết về tình cảm gia đình cũng là đối tượng được quan tâm
Trong một bài viết của Vân Thanh: “Phạm Hổ với thế giới Chuyện hoa, Chuyện quả” (Báo Nhân dân chủ nhật; 8-10-1995) tác giả đã rất thích thú khi
đánh giá về các truyện của Phạm Hổ Vân Thanh viết “Là người lớn, tôi đã đọc với niềm say mê trẻ thơ các truyện của Phạm Hổ bởi lẽ, mỗi người ai sinh
Trang 8ra trên đời cũng đều có một tuổi thơ Và tuổi thơ ấy luôn luôn được gợi nhớ, được sống dậy như một vốn liếng, một hành trang tinh thần của con người trong đường đời thường phải trải không ít gian nan, vất vả, nó rất cần được bù đắp bởi chính niềm yêu sống và các khát vọng của tuổi thơ”
Trong cuốn Giáo trình Văn học trẻ em của Lã Thị Bắc Lý (Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm Hà Nội- 2002), khi bàn tới mảng văn xuôi Phạm Hổ, đặc biệt là thể loại cổ tích hiện đại Lã Thị Bắc Lý đánh giá: “Vấn đề sáng tác
cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm nhưng trong đó, Phạm Hổ là người
đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích cho các em” Chuyện hoa, chuyện quả viết theo lối cổ tích hiện đại Phạm Hổ đã đưa vào đó những
sáng tác về tình cảm gia đình để giáo dục trẻ em tình yêu thương và trân trọng gia đình
Trong luận văn của Ngô Thị Vân Nhi với đề tài Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ (2008), luận văn thống kê 47 truyện trong tập Chuyện hoa, chuyện quả nhận thấy tỉ lệ các câu chuyện viết về tình cảm gia
đình chiếm phần nhiều trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Phạm Hổ: 23/ 47 truyện
Tiếp thu những thành tựu của giới nghiên cứu, đề tài của khóa luận đi
sâu khảo sát những truyện viết về đề tài tình cảm gia đình từ tập Chuyện hoa, chuyện quả và một số truyện ngắn khác của Phạm Hổ
3 Mục đích nghiên cứu
- Luận văn tìm hiểu những câu chuyện viết về gia đình trong các tác
phẩm của Phạm Hổ (Khảo sát qua một số truyện ngắn tiêu biểu) để khẳng định giá trị của mảng sáng tác về đề tài này
- Thông qua những truyện viết về gia đình giáo dục cho học sinh Tiểu
học tình yêu thương và trân trọng những tình cảm cao đẹp, và thông qua khóa luận này góp phần giáo dục nhân cách cho các em học sinh
Trang 9- Luận văn giúp tác giả thực hiện đề tài nâng cao năng lực văn học,
hữu ích cho công việc của giáo viên dạy học sinh sau này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Tài liệu khảo sát
- Khóa luận lựa chọn những truyện viết về gia đình từ bốn tác phẩm
sau:
+ Chuyện hoa, chuyện quả - NXB Kim Đồng (1999)
+ Tuyển tập Phạm Hổ - NXB Văn học (1999)
+ Chuyện hoa, chuyện quả - NXB Kim Đồng (2012)
+ Những truyện hay viết cho thiếu nhi – NXB Kim Đồng (2014)
- Các truyện khảo sát (18 truyện) :
+ Quả tim bằng ngọc (Hay là Sự tích quả Lòong Boong)
+ Những người con hiếu thảo (Hay là Sự tích cây Dừa)
+ Bé Ngọc và tấm màn hoa
+ Những bàn tay nhiều ngón (Hay là Sự tích cây Chuối)
+ Một người con có hiếu (Hay là Sự tích hoa Vạn Thọ)
+ Cô bé và ông táo (Hay là Sự tích hoa Mai Vàng)
+ Cái kéo kì lạ (Hay là Sự tích hoa Cải Vàng)
+Cái ô đỏ (Hay là Sự tích hoa Râm Bụt)
+ Tép lên cây (Hay là Sự tích quả Bưởi)
+ Tiếng sáo và con rắn (Hay là Sự tích hoa Thiên Lý)
+ Cây một quả (Hay là sự tích quả Mơ)
+ Chuyện nàng Mây (Hay là Sự tích quả Bông Vải)
+ Cây bánh tét của người cô
+ Người chị tàn tật
+ Người vợ lẽ
+ Em bé và Rồng con (Hay là Sự tích cây Nhãn)
Trang 10+ Từ một cây bút anh tôi mang về
+ Món quà của anh tôi
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu các sắc thái tình cảm gia đình và một số phương diện nghệ thuật những truyện viết về tình cảm gia đình của Phạm Hổ (Thông qua những truyện khảo sát)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận tìm hiểu những tri thức về lý luận liên quan đến đề tài như
thể loại: truyện; vấn đề nhân vật; các biện pháp nghệ thuật (miêu tả,liên tưởng…)
- Tìm hiểu các sắc thái tình cảm gia đình và một số phương diện nghệ
thuật xoay quanh truyện viết về tình cảm gia đình của Phạm Hổ
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp loại hình (phân tích tác phẩm theo thể loại)
- Kết hợp với các thao tác phương pháp khoa học khác như: Phân tích,
tổng hợp, bình giảng, miêu tả…
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1 Những sắc thái tình cảm gia đình trong truyện của Phạm Hổ Chương 2 Nghệ thuật thể hiện tình cảm gia đình trong truyện của Phạm Hổ
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG SẮC THÁI TÌNH CẢM GIA ĐÌNH TRONG TRUYỆN CỦA PHẠM HỔ
Phạm Hổ đã dành trọn cuộc đời và sáng tác những tác phẩm văn học
cho thiếu nhi Những tác phẩm của ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc nhỏ tuổi Với quan niệm “Tôi đến với văn
học thiếu nhi như đến với một thứ đạo”[Theo 9] , Phạm Hổ luôn dùng văn
phong trong sáng nhất, để viết cho các em, luôn cố gắng hướng các em đến
với thế giới của cái đẹp và cái thiện
Khi sáng tác, Phạm Hổ có nhạy cảm đặc biệt trong việc viết về thế giới
tâm hồn con người, nhất là tâm hồn của trẻ thơ Ông say sưa xây dựng những
chân dung tâm hồn trong sáng, tinh khiết của tuổi thơ Với ông, đó là thế giới
ngự trị của những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp vừa chân thành vừa tha thiết
Đó là thế giới của những điều giản dị nhưng lại có khả năng đánh thức những
nhân cách đẹp của con người Bởi truyện của Phạm Hổ đưa người đọc về
những cội nguồn tình cảm nhân bản như tình cảm gia đình, tình bè bạn, tình
yêu quê hương đất nước, tình thầy trò Trong đó những truyện viết về tình
cảm gia đình của Phạm Hổ luôn mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đem lại
cho người đọc nhất là trẻ em có cảm giác quen thuộc Đó là các thiên truyện
khiến tâm hồn thêm ấm áp, yêu thương, hàm chứa giá trị nhân văn sâu sắc của
tình cảm mẹ con và tình cha con thiêng liêng, tình cảm vợ chồng thủy chung
son sắt, tình cảm anh chị em gắn bó, tình cảm bà cháu thân thương, tình cảm
cô cháu trìu mến
Trang 121.1 Tình cảm mẹ con và tình cha con thiêng liêng
Nhà văn Phạm Hổ dẫn dắt những người bạn nhỏ tuổi của mình vào đời sống tình cảm gia đình Với trẻ em, không gì gần gũi và thân thiết bằng gia đình Trong thế giới đó, các em sống với những người ruột thịt, nhận được những tình yêu thương của cha mẹ Đáp lại người con thể hiện sự hiếu thảo đối với các bậc sinh thành Phạm Hổ đã giúp các em khám phá những điều thú vị và kì diệu về không gian quen thuộc đó qua những tình huống đặc biệt trong những hoàn cảnh cụ thể
Trước tiên là tình cảm mẹ con được Phạm Hổ tái hiện trên những trang văn giàu cảm xúc Tình cảm thiêng liêng này hiện hữu qua các sáng tác: Quả tim bằng ngọc (hay là Sự tích quả Lòong Boong) , Những người con hiếu thảo (Hay là Sự tích cây Dừa) , Bé Ngọc và tấm màn hoa
Khi viết về tình cảm mẹ con, Phạm Hổ đã miêu tả mối tương cảm mẫu
tử thật thiêng liêng Nối kết giữa mẹ và con là sợi dây yêu thương – sợi dây
có khả năng chống chọi lại với cái ác và muôn ngàn nỗi đau khổ của cuộc đời Người ta có thể chia cách mọi thứ trong cuộc đời trừ tình cảm sâu sắc của con
người, nhất là tình mẹ con Truyện Quả tim bằng ngọc (hay là Sự tích quả Lòong Boong) là câu chuyện cảm động về tình mẹ con: Truyện kể về hoàn
cảnh hai mẹ con nhà kia nghèo khó phải đi ở cho một gia đình giàu có Họ gặp phải kẻ bất nhân, chúng bắt người đi ở lao động vô cùng vất vả không kể thời gian, không kể công việc, không được ngơi nghỉ Người mẹ phải: “Cả ngày làm hết mọi công việc nặng nhọc” Không những thế, người đi ở còn bị đánh đập tàn nhẫn Kẻ nhà giàu kia không có tình cảm đồng loại Bất chấp hoàn cảnh của hai mẹ con người làm thuê khốn khó ra sao thì kẻ ác tâm vẫn không mảy may thương cảm Bản chất vô lương đó của chủ nhà biểu hiện rõ qua những tình huống cụ thể trong truyện Và rằng chính những hoàn cảnh ngặt nghèo đó tình mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con người đi ở bộc lộ sâu sắc
Trang 13Tình huống thứ nhất: Đứa con gái bé bỏng “ốm nặng nằm liệt giường không dậy nổi” người mẹ chỉ “thỉnh thoảng lại lén vào thăm con” Những biểu hiện đó của mẹ con họ đã bị gã nhà giàu phát hiện Bất chấp bệnh tình nguy kịch, chủ nhà đã đánh đập đứa bé bắt nó phải dậy lao động: “Tên nhà giàu thấy được, hắn nắm lấy tay em bé giật mạnh một cái và lôi dậy bắt đi làm” Đứa bé còn bị đánh đập không thương xót: “Hắn chộp luôn cái roi mây
và quật vào lưng em mấy cái”
Tình huống thứ hai: Là câu chuyện xoay quanh con họa mi của nhà chủ Đó là một con chim quý và có tiếng hót hay nhất trong vùng Và đặc biệt chim họa mi rất yêu quý hai mẹ con em bé nhà nghèo Dường như con chim cũng đồng cảm với nỗi khổ của hai mẹ con nên mỗi khi thấy hai mẹ con bị tên nhà giàu đánh, chửi thì biểu hiện của họa mi cũng thật lạ lùng: “đôi mắt nhỏ long lanh như muốn khóc nhất định không chịu hót cho tên nhà giàu nghe nữa” Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như Mộc không thả con chim họa mi bay đi
và bị tên nhà giàu phát hiện Vì tình yêu thương con người mẹ đã nhận tội thay con và bị tên nhà giàu lấy các mác săn thú xỉa luôn vào ngực người mẹ chết tươi Thấy được tội ác của tên nhà giàu, họa mi bay về dụ tên nhà giàu đến để bắt mình Tên nhà giàu cứ chạy theo họa mi đến sát bờ vực và cuối cùng hắn cũng phải trả giá cho tội ác của mình: “Hắn bỗng trượt chân và lăn
tõm xuống vực”
Có những truyện Phạm Hổ diễn tả tình cảm cha con cũng không kém
phần sâu sắc so với tình cảm mẹ con Các bạn có thể lắng lòng lại cùng
những sáng tác như: Những bàn tay nhiều ngón (Hay là Sự tích cây Chuối), Một người con có hiếu (Hay là Sự tích hoa Vạn Thọ), Cô bé và Ông Táo (Hay
là Sự tích hoa Mai Vàng) Tài sản lớn nhất trên thế gian này đối với những
bậc làm cha, làm mẹ chính là những đứa con yêu quý Cha mẹ có thể vì con
Trang 14cái mà làm bao điều không quản ngại Đó có thể là những việc lớn lao, có thể
là những việc bé nhỏ giản dị thường ngày
Tình cảm cha dành cho con có thể không giống như người mẹ song cũng cao “như núi Thái Sơn” Cũng từ tình cảm gia đình tình yêu thương của
người cha dành cho người con mà cây chuối ra đời (Những bàn tay nhiều ngón - Hay là Sự tích cây Chuối) Tình cảm cha dành cho con là mong ước
đem niềm vui cho con trẻ, là ước mong con mau khôn lớn Tình cảm đó được biểu hiện ở việc người cha yêu con mình bằng cả sự “si mê”, bất thường không giống người cha nào trên cõi đời này: “Tiêu Ly yêu quý con, suốt ngày
cứ ngắm nó mãi không chán”
Tình cảm cha con đã khiến Tiêu Ly luôn muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất Người cha muốn con được vui, muốn con mau khôn lớn ước mơ giản dị đó đã thực hiện được khi Thần Cây mở cuộc thi giống cây mới hằng năm Xuất phát từ lòng yêu thương con trẻ, người cha Tiêu Ly đã tạo ra được một loài cây mới: Cây chuối
Hình ảnh cái cây trong tưởng tượng, sáng tạo của người cha như sự hóa thân của hình ảnh đứa con yêu quý: “Thân của nó sẽ tròn trĩnh như tay chân của con, mát mẻ như da thịt của con” Sáng tạo ra cây chuối, người cha muốn đem đến cho con mình một loại trái cây bổ dưỡng : “Đến lúc chín quả sẽ thơm ngọt như có mùi sữa và mật quyện vào nhau Con lớn lên chỉ cần với tay là hái được quả, bóc lấy mà ăn”
Những tàu lá chuối còn hữu ích biết bao Người cha hình dung ra nó sẽ
là cái ô che nắng che mưa cho con trẻ: “Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất
to và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xòe ra bốn phía Lên năm, lên sáu, con có thể bẻ từng lá che đầu đi chơi không sợ mưa, không sợ nắng”
Trang 15Tình cảm người cha hướng về con còn là mong muốn cho cuộc đời con
những điều tốt đẹp nhất.Truyện Cô bé và Ông Táo (Hay là Sự tích hoa Mai Vàng) minh chứng điều đó khá rõ Ở đây người cha là cự thủ săn bắn giỏi,
song lại thương con là phận gái không muốn truyền nghề Người cha không muốn con gái mình đối mặt với hiểm nguy như đấng mày râu Tránh cho con những hiểm họa, tránh phải làm nghề sát sinh, người cha muốn con gái có một cuộc sống bình an, một tương lai tốt đẹp
Tình cảm là sợi dây nối kết con người với nhau Không thể có thứ tình cảm đơn chiều cha mẹ tận tâm vì con, người con cũng luôn yêu thương hiếu thảo Đó là những điều vô giá của cuộc đời, mà văn học đã diễn tả một cách
kì diệu
Đọc Phạm Hổ, tình cảm gia đình luôn hiện hữu tốt đẹp Cha mẹ tận tâm, con cái hiếu thảo Chúng ta nhận ra những tấm lòng hiếu thảo con cái dành cho các bậc sinh thành, từ những biểu hiện nhỏ bé đến những hi sinh to lớn Con cái kính yêu cha mẹ có thể bằng những cố gắng đỡ đần công việc
Truyện Bé Ngọc và tấm màn hoa kể về một người con nhỏ tuổi nhưng đã biết
đỡ đần mẹ việc nhà Đó là những đứa con yêu mẹ cha qua những công việc
đỡ đần cụ thể
Có lẽ chỉ có thể xuất phát từ tình yêu thương mà người con nhỏ tuổi mới có đủ khả năng giúp mẹ làm những công việc mà tưởng chừng như bé không thể làm Ở việc thứ nhất: Mẹ bị ốm, Bé Ngọc chép những trang sách giúp mẹ Cả mẹ và cô Liên đều rất ngạc nhiên khi thấy Ngọc đã chép hộ mẹ được đến bốn dòng rồi Mà Ngọc chép đúng , thế có lạ không? Khi mẹ sợ Ngọc chép bài mệt thì Ngọc hồn nhiên đáp: “Con chẳng thấy mệt tý nào mẹ ạ! Được giúp mẹ con thích lắm” Những câu nói rất hồn nhiên xuất phát từ tâm hồn trong sáng của bé Ngọc cho ta thấy Ngọc rất yêu thương mẹ dường như
bé muốn làm giúp mẹ tất cả mọi việc.Trưa ấy, mẹ giả vờ ngủ để xem Ngọc
Trang 16chép bài hộ mẹ ra sao “Ngọc ngồi rất nghiêm chỉnh Miệng vừa nhẩm đọc, tay Ngọc vừa nắn nót viết Ngòi bút đi chậm, sột soạt trên giấy Gian phòng lặng im” Mẹ cứ nằm để nhìn Ngọc Mẹ nghĩ “Làm sao mà mẹ không vui về Ngọc của mẹ được nhỉ”
Đó còn là những cử chỉ ân cần, Ngọc chăm sóc mẹ trong giấc ngủ Ngọc nhẹ nhàng rời khỏi giường, Ngọc nhìn mẹ, cử chỉ khẽ không cho mẹ thức giấc: “Ngọc nín thở khe khẽ nhấc bàn tay mẹ lên rồi luồn người ra khỏi vòng tay mẹ” Tình cảm của Ngọc còn biểu hiện qua lời nói hồn nhiên của con trẻ Em vừa vui sướng, vừa tự hào vì thấy mình có ích Tình yêu đối với
mẹ cho em sức mạnh, can đảm trong đêm mưa gió đó để có những việc làm
“phi thường”
Một chiến công nữa của Ngọc giúp mẹ là việc em đã giặt tấm màn hoa
Có lẽ vì thế mà truyện lấy tên Bé Ngọc và tấm màn hoa Chúng ta tự hỏi: Một
em bé lấy đâu “sức mạnh” để làm việc quá sức của mình như bé Ngọc? có lẽ
do tình cảm lớn lao em dành cho mẹ Tấm màn hoa bị đổ nước mắm vào, mẹ chỉ bảo đem đi gột, nhưng Ngọc lại giặt nó Hành động của em không chỉ là công việc đơn thuần Phía sau là tấm lòng con trẻ Em làm việc vừa muốn có tấm màn sạch đẹp cho mẹ, còn muốn đẹp lòng mẹ, muốn đem cho mẹ niềm vui nho nhỏ: “Tấm màn lâu rồi chưa giặt Để con mang đi giặt luôn cho nó sạch Mẹ nằm nhìn cho nó mát”
Con cái và cha mẹ luôn gắn kết, hy sinh vì nhau.Truyện Những người con hiếu thảo (hay là Sự tích cây dừa), là truyện vô cùng cảm động, để lại ấn
tượng sâu sắc: Một người con gái nhỏ đi tìm thuốc cho mẹ ốm, dẫu bị kẻ ác chặt đứt cả mười ngón chân và mười ngón tay, vẫn cố gắng đứng lên đem thuốc về cho mẹ rồi mới tắt thở Tình cảm quyến luyến của con với mẹ còn giúp người con hiếu thảo làm cây trái ngọt mát để được luôn ở bên người mẹ của mình Lời hát từ cây dừa là lời trái tim người con đã chết mà bất tử trong
Trang 17cuộc đời này Người không còn mà yêu thương sống mãi bên mẹ: lá lợp nhà che nắng, mưa cho mẹ Thân cây làm than củi sưởi ấm mẹ, quả thay cơm, thay nước, nuôi mẹ những lúc đói lòng, những lúc khát cần nước, vỏ nguyện làm võng mềm đưa mẹ vào giấc ngủ Vậy là lúc nào mẹ con cũng bên nhau từ ngôi nhà đến gian bếp nồng lửa ấm, đến giấc ngủ, bữa ăn thường ngày:
“Con sống không nuôi được mẹ
Chết đi xin hóa thành cây này
Lá cây lợp nhà mẹ ở
Bẹ cây than củi đốt thay
Mẹ hái quả xanh xuống bổ
Nước trong mẹ đỡ khát ngay
Mẹ cạy lớp cơm ruột trắng
Thay cơm mà sống qua ngày
Mẹ tước vỏ đem se sợi
Võng mềm đưa giấc ngủ say”
Vẫn biết cuộc đời sinh lão bệnh tử là có quy luật mà người thường không thể can dự Nhưng, bên cạnh những điều khắc nghiệt không dễ thay đổi của cuộc đời, nhà văn vẫn giúp chúng ta hình dung cuộc sống còn biết bao điều kì diệu nảy sinh trên cơ sở tình yêu thương Vì vậy, hành động và sự hóa thân của người con hiếu thảo trong câu chuyện trên có vẻ không thật nhưng
nó vẫn khiến người đọc rung rưng Tác giả đã truyền lửa yêu thương, truyền niềm tin cho thiếu nhi về những giá trị vĩnh hằng trong cuộc đời Trẻ em có lẽ từng đọc nhiều câu chuyện cảm động về tình mẫu tử nhưng sẽ khó lòng quên
được những chi tiết ấn tượng về trái tim người mẹ trong Quả tim bằng ngọc hay tiếng lòng của người con hiếu thảo hát cho mẹ nghe trong Những người con hiếu thảo
Trang 18Tình cảm phụ tử thiêng liêng còn được biểu hiện ở tấm lòng những người con luôn tâm niệm chữ hiếu suốt cuộc đời.Con cái đã hy sinh vì bậc
sinh thành Đọc Một người con có hiếu (Hay là Sự tích hoa Vạn Thọ) chắc
không ai có thể làm ngơ trước một câu chuyện cảm động về tấm lòng hiếu thảo của người con trai hết lòng yêu thương cha Đó là câu chuyện kể về một cậu bé hiếu thảo muốn kiếm được ít tiền để về thuốc thang cho cha mình khỏi bệnh Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé hết lần này đến lần khác đối đầu với tên nhà giàu đần độn để kiếm tiền và giúp cha mình chữa khỏi bệnh
Từ câu chuyện cảm động mà một loài hoa mới ra đời với cái tên: hoa Vạn Thọ Hoa Vạn Thọ được tạo nên từ những bông hoa kết rơm màu vàng tươi của người con hiếu thảo Hoa tượng trưng cho lời chúc ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi
Không khí gia đình ấm áp còn được Phạm Hổ diễn tả giản dị trong các
truyện: Từ một cây bút anh tôi mang về, Món quà của anh tôi
Ở truyện Từ một cây bút anh tôi mang về bạn đọc sẽ vô cùng cảm động
bởi tình cảm cha con, bè bạn kết nối Con cái làm bạn với nhau rồi những người làm cha, mẹ trở nên thân gần Tân và Thắng chơi thân với nhau rồi cả hai người cha trở thành bè bạn Tân đem bút của bố Thắng (là nhà văn) về cho bố Tân sửa giúp vì nó bị hỏng, rồi sự gắn kết đẹp đẽ đã nảy sinh, vun đắp từ đó
Ở Truyện món quà của anh tôi, bạn đọc lại nhận được những thương
yêu, ân cần từ các thành viên trong gia đình, mẹ cha và con cái, anh chị em với nhau
Người má trong truyện luôn nặng lòng vì người con lớn xa nhà học hành, công việc: khi Hà Nội, khi Sài Gòn, khi du học nước Pháp xa xôi
Người con xa quê không bao giờ nguôi nhớ về cha mẹ, những người thân trong gia đình Dù học hành vất vả, dù khó khăn bị cắt học bổng khi du
Trang 19học, nhưng người con vẫn chắt chiu những món quà gửi về Tổ quốc cho mẹ, cho em Anh gửi khăn nhung cho mẹ quàng ngày Tết, gửi sách cho em đọc
Người mẹ luôn và thấu hiểu tâm tình và sở nguyện của con Bà lo cho tương lai của con mà cưới vợ cho con Rồi càng yêu con mà để anh được chọn người bạn đời khác (anh yêu), bà nấu món ăn con yêu thích lúc anh sắp
đi học xa (cá quả kho)…
Có thể thấy những câu chuyện về tình cảm mẹ con và tình cha con thắm thiết mang một ý nghĩa giáo dục nhân văn rất lớn, xuất phát từ tình yêu thương ruột thịt Qua những câu chuyện của mình Phạm Hổ đã giúp các bạn nhỏ thân yêu biết được công lao to lớn của cha mẹ những người đã sinh thành và có công nuôi nấng các em, giúp các em biết trân trọng gia đình mình hơn
1.2.Tình cảm vợ chồng thủy chung, son sắt
Tìm hiểu một khía cạnh khác thuộc chủ đề gia đình trong truyện của
Phạm Hổ là tình cảm vợ chồng Tiêu biểu là các thiên truyện như: Tiếng sáo
và con rắn (Hay là sự tích hoa Thiên Lý), Cây một quả (Hay là sự tích quả Mơ), Người chị tàn tật, Người vợ lẽ
Khi tìm hiểu các sáng tác viết về tình cảm vợ chồng của Phạm Hổ có lẽ không ai không cảm phục trước tình cảm vợ chồng không thể tách rời trong
thiên truyện Sự tích hoa Thiên Lý (Hay Tiếng sáo và con rắn).Cho dù cách xa
ngàn dặm người vợ vẫn có thể nhận ra chồng mình Chỉ có tình yêu, sự chung
thủy sắt son người vợ mới hiểu chồng như vậy Tìm hiểu Sự tích hoa Thiên
Lý, độc giả nhận ra sắc màu thủy chung của tình cảm thiêng liêng ấy Người
vợ hiểu rất rõ về chồng mình qua việc cô biết mùi mồ hôi của chồng, món canh chồng thích và cả dáng đi của chồng Chuyện kể rằng: Có một con rắn lục ,vì mê tiếng sáo của một chàng trai nên đã biến thành một người phụ nữ giống hệt vợ anh ta, khiến anh ta không thể phân biệt được đành phải nhờ một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời để
Trang 20giúp đỡ Hai phép thử ban đầu đều thất bại Hai người phụ nữ đều bị bịt mắt dùng áo để nhận ra đâu là mồ hôi của chồng, ngửi mùi bát canh để nhận ra đâu là thứ ăn chồng thích ăn Vì mắt rắn có thể nhìn xuyên qua vải đen nên người vợ thật làm thế nào, người vợ giả làm thế ấy Đến lần thứ ba, cụ già cho hai người đứng ở hai nơi không trông thấy nhau, nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa để nhận diện chồng, khi nhận
ra phải gọi tên Hai người trai trẻ đi qua mà cô vợ trẻ vẫn im, nên khi thấy người thứ ba xuất hiện, cô vợ giả hấp tấp lên tiếng vì vậy bị lật tẩy Còn cô vợ thật nói: “Nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cùng nhìn ra”
Tình cảm vợ chồng còn được miêu tả hành trình tìm kiếm và khẳng
định tình yêu bất tử của chàng trai nghèo Trong truyện Cây một quả (Hay là
Sự tích quả Mơ) Truyện kể về tình yêu của chàng trai nghèo và cô gái ở thôn
bên cạnh yêu nhau nhưng bị ngăn cấm do cha mẹ hai bên có xích mích với nhau Với tình yêu chân thành dành cho người con gái anh yêu anh đã vượt qua biết bao nhiêu thử thách về thời gian để cuối cùng tình yêu của hai người cũng được chấp nhận
Bằng tấm lòng chân thành và tình yêu thủy chung son sắt đã trọn vẹn dành cho người anh yêu Lời chàng trai thưa chuyện cùng cha mẹ cô gái đã cho thấy rõ điều đó : “Thưa hai bác Miễn còn một chút hi vọng được hai bác quên hết những điều xưa cũ, và thương lấy chúng con, thì con còn đủ sức để
đi cùng trời cuối đất” Tình yêu của chàng trai đủ cảm hóa những bậc sinh thành Cha mẹ người con gái đã chấp thuận tình yêu của họ Họ được kết duyên sống hạnh phúc bên nhau
Chàng trai còn muốn tình yêu đôi lứa trên đời sẽ đẹp như giấc mơ kì diệu Họ đem “Cây một quả” về trồng để cây đó đem lại niềm vui xe kết cho bao đôi nam nữ yêu thương nhau muốn về chung một mái ấm
Trang 21Cũng có những truyện về gia đình, về tình cảm vợ chồng Phạm Hổ diễn
tả đem lại những xúc cảm đa chiều bởi cái đẹp, cái xấu cùng hiện hữu Đó là
các truyện : Người vợ lẽ, Người chị tàn tật
Truyện Người vợ lẽ ca ngợi sự hy sinh nhẫn nhịn, chịu thương, chịu khó của một người đàn bà tên là chị Ba
Chị Ba gặp cảnh đời éo le trắc trở nhưng chị giàu lòng nhân hậu Chị bị người chồng hoa Kiều bỏ đi lấy vợ bé mà đi học Đạo Đi học Đạo, để cứu các cha Đạo mà chị nhận lời làm lẽ ông Thâm Bị vợ con ông Thâm gằn hắt xua đuổi nhưng bà vẫn một lòng thương người đàn ông đó
Dù đau khổ mà vẫn thủy chung như nhất: Ông bị tù đày bà đi chăm sóc,
về già đau ốm một mình bà tận tâm Phía bên kia là vợ con ông Thâm tệ bạc
Họ đánh đập xua đuổi, lấy đồ đạc của bà Ba, họ bỏ mặc ông Thâm khi tù đày, đau ốm già yếu!
Truyện Người chị tàn tật lại kể về một kiếp người – kiếp đàn bà tật
nguyền chan đầy nước mắt Đó là chị Hường Chị bị tật nguyền đôi chân từ lúc sinh ra Vì tật nguyền bị cha mẹ và gia đình gằn hắt, chối bỏ Chị không nhận được tình yêu thương từ những người ruột thịt, chị phải làm lụng vất vả…
Nhưng ở người đàn bà thua thiệt ấy luôn tiềm ẩn sức mạnh bản thể Chị
đã vượt lên hoàn cảnh, chị rũ bỏ gia đình ít tình thương ra đi Chị tự xây dựng cuộc sống cho riêng mình
Làm vợ hai lần, hai người đàn ông khác nhau, chị luôn tự trọng, biết giữ cho bản thân cuộc sống tự do Người chồng thứ nhất đánh chị, chị quyết
bỏ đi Người chồng thứ hai mất, người chồng thứ nhất muốn nối lại duyên xưa nhưng chị quyết chối từ Ở chị giàu lòng tự trọng Chị cũng muốn trọn đời hương khói thờ người chồng quá cố!