Lần này cá mẹ bị một con mèo lớn vồ “suýt chết”, tưởng không về được, nhưng chính tình yêu thương của cá mẹ dành cho cá con đã giúp cá mẹ trở về đoàn tụ cùng với đàn con của mình.. Bé Hu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-
NGUYỄN THƯƠNG THƯƠNG
SÁNG TÁC VỀ GIA ĐÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN XUÂN QUỲNH
VIẾT CHO THIẾU NHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ NHÀN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô!
Tác giả khóa luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục mầm non - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Thương Thương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thương Thương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Những đóng góp của đề tài 5
8 Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 NHỮNG SẮC THÁI TÌNH CẢM PHONG PHÚ TRONG SÁNG TÁC ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH CỦA XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI 7
1.1 Tình cảm mẹ con 7
1.2 Tình cảm cha con 13
1.3 Tình cảm ông bà với các cháu 20
1.4 Tình cảm anh em 25
1.5 Tình cảm với những người thân khác 27
Chương 2 NGHỆ THUẬT NHỮNG TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ GIA ĐÌNHCỦA XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI 30
2.1 Kết cấu truyện 30
2.1.1 Kết cấu truyện đồng thoại 30
2.1.2 Kết cấu truyện truyện ngắn 31
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện 34
2.2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng thoại 34
Trang 52.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn 36
KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1 Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người.Không chỉ bồi dưỡng tâm hồn, văn học thiếu nhi còn xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ thơ, giúp cho các em cảm nhận được những vẻ đẹp tinh tế, bao la của thế giới xung quanh Bởi vậy, rất nhiều nhà thơ, nhà văn dành cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp sáng tác thơ
ca, văn xuôi cho thế hệ trẻ em
2 Đề tài gia đình luôn là một đề tài nóng hổi và được rất nhiều các tác giả quan tâm, chú ý đến, trong đó có tác giả Xuân Quỳnh Nói đến tình cảm gia đình, đó là những cảm xúc tốt đep trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi chúng
ta Đó là tình mẹ con, tình cha con hay là tình cảm anh em thắm thiết Xuân Quỳnh đã gieo vào lòng trẻ thơ những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý, trong trẻo nhất, một cách nhẹ nhàng Những truyện ngắn thể hiện tình cảm gia đình đẹp nhất, rõ nét nhất của Xuân Quỳnh được thể hiện qua hai tập truyện
“Bầu trời trong quả trứng (phần truyện)” và “Chú gấu trong vòng đu quay”
3 Xuân Quỳnh không phải là tác giả xa lạ đối với giới nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, mảng sáng tác truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi, về
đề tài gia đình chưa được quan tâm thỏa đáng Tới nay, chưa có công trình
chuyên biệt khác Với những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Sáng tác
về gia đình trong truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi” làm vấn đề
nghiên cứu cho khóa của mình
Trang 7quanh tôi thế Tôi có cảm giác mình cũng có thể viết được như vậy một cách
dễ dàng.Và tôi khao khát được viết ” Đó dường như là những lời bộc bạch, mộc mạc, chân thành từ nơi sâu thẳm tâm hồn của tác giả Xuân Quỳnh là một hiện tượng nổi bật của nền văn học hiện đại, và được rất nhiều giới nhà văn nhà phê bình chú ý, quan tâm Những sáng tác của Xuân Quỳnh, dường như phần thơ ca được ưu tiên hơn cả, được nghiên cứu nhiều hơn những sáng tác truyện ngắn cho các độc giả nhỏ tuổi
Trong phần lịch sử vấn đề này, chúng tôi tiếp cận những công trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh trên phương diện: những ý kiến liên quan đến sáng tác truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nữ sĩ
Trong bài “Yêu thương phân thành tiếng hát”, tác giả Quỳnh Nga khi đọc tập Bầu trời trong quả trứng có nhận xét: “Với Xuân Quỳnh, những rung đọng giấc mơ đau đáu về hạnh phúc Những bài thơ Xuân Quỳnh viết tặng con là một phần thơ, một phần đời của chị Giản dị như chính tình yêu thương chân thật có trong cuộc sống này, từng câu chữ là từng hướng vọng, tin yêu” Xuân Quỳnh viết văn như tâm hồn, cuộc đời mình những in vọng vào đó
Bà Vũ Thị Khánh, mẹ của nghệ sĩ Lưu Quang Vũ viết về Xuân Quỳnh – người con dâu xấu số của mình như sau: “Quỳnh là một phụ nữ tài năng, thương mình và yêu thương chồng con hết mực Ban ngày quần quật vất vả với công việc cơ quan, công việc gia đình, lo chợ búa, cơm nước, giặt giũ, học hành cho 3 đứa con Quỳnh chỉ có thời gian sáng tác vào ban đêm (trích
Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn học, 2001, tr.312) [3]
Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú khi nhận xét những truyện ngắn viết về gia đình cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng nhận xét: “…ngoài làm thơ, Xuân quỳnh còn viết truyện thiếu nhi Có nhiều truyện đọc mà rưng rưng
nước mắt như truyện Khi vắng bà, Bến tàu trong thành phố, Ông nội và ông
Trang 8ngoại là những truyện in đậm trong trí nhớ mọi người” (trích Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn học 2001, tr.259) [3]
Nhà văn Trần Ninh Hồ khi nhận xét về tập truyện Bến tàu trong thành phố của Xuân Quỳnh, xuất bản 1984 đã nhận xét về cách kể chuyện của nữ sĩ
như sau: “…cái giọng kể ấy rất riêng, là cái mạnh của Xuân Quỳnh, khiến cho những chuyện nghĩ như không có gì bỗng trẻ trung, đằm thắm, đậm đà…”
(trích theo Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 2, Vân Thanh biên soạn, Nxb Kim
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoài Thu: Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (2011), đã nghiên cứu về thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật, không
gian và thời gian nghệ thuật và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học Nhưng luận văn này nghiêng về nghiên cứu phương diện nghệ thuật mà chưa quan tâm đúng mức đến giá trị nội dung trong các sáng tác[8]
Như vậy, giới nghiên cứu đã chỉ ra những sáng tác về gia đình trong truyện Xuân Quỳnh Chỉ ra nét phong cách kể chuyện chị Những ý kiến đó đều là cái nhìn khái quát, gợi mở giúp khóa luận đi sâu tìm hiểu vấn đề sâu hơn, toàn diện hơn
3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài, luận văn đặt ra những mục đích sau:
Trang 9- Luận văn tìm hiểu về những khía cạnh của tình cảm gia đình trong những truyện ngắn của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
- Luận văn hướng tới mục đích giáo dục cho trẻ những tình cảm cao quý, hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ em lứa tuổi mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, thể loại truyện ngắn, kết cấu truyện, nhân vật trong truyện ngắn viết về đề tài gia đình
- Tìm hiểu những sắc thái tình cảm phong phú trong sáng tác về đề tài gia đình của tác giả Xuân Quỳnh
- Khảo sát lý giải những phương diện cơ bản trong truyện ngắn Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài,trong phạm vi tài liệu tiếp cận được, chúng tôi khảo sát chủ yếu 16 truyện ngắn của Xuân Quỳnh trong hai tập truyện sau:
- Bầu trời trong quả trứng (phần truyện), Nxb Kim Đồng, 2007
- Chú gấu trong vòng đu quay, Nxb Hà Nội, 1978
Sau đây là 16 truyện ngắn, khóa luận tập trung khảo sát:
Trang 10+ Ông nội và ông ngoại
+ Chú gấu trong vòng đu quay
+ Ngày mai con sẽ ngoan
+ Dòng sông qua thành phố
+ Cái cặp tóc
+ Chuyến xe buýt cuối cùng
+ Con sáo của Hoàn
+ Hoa mận trắng
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tác giả luận văn tập trung nghiên cứu biểu hiện tình cảm gia đình phong phú, cao đẹp (thông qua những truyện khảo sát) và một số phương diện hình thức nghệ thuật tiêu biểu truyện ngắn Xuân Quỳnh viết về đề tài gia đình cho thiếu nhi
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và các thao tác nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp loại hình (phân tích tác phẩm văn học)
Trang 11dục nhân cách các em lứa tuổi mầm non thông qua truyện ngắn của Xuân Quỳnh và các tác phẩm văn học của bà
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo 2 chương:
Chương 1 Những sắc thái tình cảm phong phú trong sáng tác đề tài gia
đình của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi
Chương 2 Nghệ thuật những truyện ngắn viết về gia đình của Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi
Trang 12NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG SẮC THÁI TÌNH CẢM PHONG PHÚ TRONG SÁNG TÁC
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH CỦA XUÂN QUỲNH VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1 Tình cảm mẹ con
Trong những sáng tác của Xuân Quỳnh, tình cảm mẹ con được tác giả chú ý và dành sự quan tâm đặc biệt hơn bao giờ hết
Đó là tình yêu thương, che chở và cả sự hy sinh thầm lặng của người
mẹ dành cho những đứa con thơ của mình
Chẳng hạn như trong truyện ngắn “Cá chuối con” vì muốn kiếm thức
ăn cho đàn con của mình, cá chuối mẹ đã bất chấp mọi nguy hiểm, khó khăn
để cho các con có được một bữa ăn no nê Cá chuối mẹ đã lâm vào hai tình huống bất ngờ và cực kì nguy hiểm Tình huống thứ nhất khi trời nắng gay gắt, bức bối ngột ngạt, cá chuối mẹ đã dùng thân phơi mình bên bờ ao nóng rát gần tổ kiến để kiếm mồi về cho các con Tình huống thứ hai xảy ra, khi cá
mẹ đi kiếm mồi về cho cá út ăn Chuối mẹ một lần nữa bất chấp lao về phía bụi gần bờ, dẫu biết rằng nơi đó rất nguy hiểm nhưng vì thương con nên cá
mẹ lại lần nữa nằm phơi mình dưới nắng nóng Nếu như lần một, cá mẹ “giả chết” và mang được thức ăn về cho các con, thì lần hai này cá mẹ không đươc may mắn như vậy Lần này cá mẹ bị một con mèo lớn vồ “suýt chết”, tưởng không về được, nhưng chính tình yêu thương của cá mẹ dành cho cá con đã giúp cá mẹ trở về đoàn tụ cùng với đàn con của mình
Thế mới biết rằng tình mẫu tử thật thiêng liêng đáng quý biết bao, mẹ
có thể làm tất cả mọi chuyện vì con, thậm chỉ có thể hy sinh bản thân mình để bảo vệ các con, để cho các con được bữa ăn ngon lành, để cho các con được vui Người mẹ trong những trang viết của Xuân Quỳnh dường như luôn lấy sự
hy sinh, niềm vui của con làm hạnh phúc của mình
Trang 13Điều đó cũng được tác giả thể hiện thông qua tác phẩm “Ngày mai con
sẽ ngoan” Vì bố đi công tác xa nhà chỉ có Huệ với mẹ ở nhà với nhau nên mẹ
rất thương Huệ Trong mắt của mẹ, Huệ vẫn còn bé, vẫn còn là trẻ con, có phần thiệt thòi hơn chúng bạn nên mẹ không bao giờ bắt Huệ làm việc gì cả ngoài việc giữ chìa khóa dù cho Huệ đã lên tám tuổi Tuy mẹ bị ốm nhưng vẫn cố gắng chăm sóc Huệ, mẹ không bắt em phải làm gì: “Mấy hôm nay mẹ
ốm, mẹ không đi làm được nhưng mẹ vẫn gượng dậy xách nước nấu cơm cho Huệ ăn” Mẹ là vậy, luôn dành những điều tốt đẹp cho con, luôn sợ con bị mệt
bị khổ, sợ con vất vả mà không để ý đến sức khỏe của mình, vẫn gắng gượng
để làm cho con Đó là tình yêu thương, sự lo lắng, sự hi sinh của mẹ dành cho con, vì con mà quên bản thân mình vẫn gắng gượng dành những điều hay nhất, tốt nhất cho con
Chuyện “Tìm bố” diễn tả một hoàn cảnh hết sức éo le của một người
mẹ sống trong sự day dứt, dằn vặt bởi những lỗi lầm thời trẻ Thân sinh ra có
cả bố cả mẹ nhưng mẹ lại li hôn với bố rồi đi bước nữa với người đàn ông khác Ở với dượng, Thân không thấy vui vẻ, không thấy sự bao dung, độ lượng tình cảm ấm ấp từ dượng Biết Thân phải chịu nhiều ấm ức, hay bị bố dượng mắng mỏ, nên mẹ thương em Mẹ cũng buồn, mẹ luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho em, mẹ luôn dành sự quan tâm của mình để bù đắp cho Thân Mẹ luôn che chở, bảo vệ em khi em bị dượng quát mắng: “Anh làm gì thì cứ làm, cho con nó vẽ một chút Nó có nghịch ngợm hư hỏng gì đâu mà khó chịu!”, khi dượng lại nói lớn tiếng với Thân thì mẹ lại bênh: “Anh Thành, anh không được nói con như thế Nếu nó có lỗi thì dạy bảo nó đàng hoàng” Năm lần bảy lượt, mỗi lần Thân bị dượng mắng, mẹ thấy rất buồn và thương con lắm, mẹ chỉ biết bênh vực cho con trước những lời mắng nhiếc đó, mẹ cũng khóc khi con mình bị đánh Sự việc xảy ra bất ngờ khi Thân bị cha dượng đánh, bản năng của người làm mẹ khi thấy con mình bị đánh lao vào
Trang 14đỡ giùm con Đây là tấm lòng của người mẹ, mẹ hy sinh thầm lặng cho con, yêu thương con, chở che cho con, luôn muốn con được sống trong một mái
ấm gia đình, sống trong vui vẻ, hạnh phúc
Tấm lòng của người mẹ dành cho con không chỉ dừng lại ở sự hy sinh tần tảo mà còn thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng, yêu thương con trong cuộc sống hàng ngày
Dù thời gian có bận đến đâu nhưng mẹ vẫn luôn dành ngày chủ nhật để
dẫn bé Mí (Chú gấu trong vòng đu quay) đi ra công viên chơi Biết Mí rất
thích chú gấu đu quay, mẹ thường cho em chơi đu quay, mẹ hay trò chuyện cùng với Mí Có chuyện vui, chuyện buồn mẹ đều biết luôn, khi chú gấu chẳng còn ở trong công viên nữa, Mí buồn nhưng mẹ đã an ủi em, ân cần trò chuyện với em giúp em đỡ thấy buồn hơn
Không chỉ có vậy, người mẹ dường như thường lấy niềm vui của con
trẻ làm niềm hạnh phúc cho mình Tình cảm của mẹ dành cho Trang (Quà tặng chú hề) rất sâu đậm, mẹ rất yêu thương em và luôn chiều theo suy nghĩ
bé bỏng của con gái mình Khi mẹ thấy Trang buồn vì chú hề, mẹ “âu yếm nhìn Trang rồi gật đầu”, mẹ luôn tìm mọi cách để động viên Trang: “Chú hề tài thế, vui tình thế, ai mà giận chú lâu được” Nhưng mẹ biết rằng chú hề chẳng buồn đâu, cô gái kia cũng là một diễn viên của rạp xiếc và đó chỉ là một tiết mục nhỏ của chú mà thôi Mẹ không nói điều này cho Trang, mẹ sợ
sự đơn giản và vui vẻ kia sẽ làm mất đi cái cảm xúc tốt đẹp và giàu có của Trang Mẹ chỉ dựa vào tình cảm của Trang mà cắt nghĩa cho Trang hiểu Mẹ luôn là một bác sĩ tâm lí của con, mẹ hiểu con lúc này cần gì và được gì, mẹ lấy niềm vui của con làm hạnh phúc cho mình Biết Trang rất thích chú hề và muốn được làm quen với chú hề nên mẹ đã chú động kéo tay Trang về phía chú hề đang ngồi trên ghế đá trong công viên Mẹ chiều con gái nhỏ của mình khi em đòi mua một quả bóng bay to và rất dày để tặng cho chú hề
Trang 15Xuân Quỳnh một lần nữa cho chúng ta thấy được rằng, mẹ luôn là người chăm sóc, lo lắng, quan tâm con nhất ngay trong cuộc sống hàng ngày
thông qua truyện ngắn “Chuyến xe buýt cuối cùng” Lâm bị nhỡ xe về muộn
một chút, vậy mà mẹ đã đứng trước cửa từ bao giờ để chờ, ngóng Lâm: “A! con tôi đã về kia! Con có làm sao không con? Ôi, đứt cả quai dép rồi, con đi đất có đau chân không? Con làm cả nhà lo quá, bố vừa định đi tìm con đấy” Chỉ nhiêu đó thôi cũng đã đủ thấy được tấm lòng của người mẹ dành cho đứa con yêu của mình Sự lo lắng, bồn chồn không an tâm của mẹ khi thấy con mình đi ra ngoài, dù là đi học hay là đi chơi, tấm lòng của mẹ vẫn luôn dõi theo mỗi bước đi của con Xuất phát từ tấm lòng người mẹ, Xuân Quỳnh đã mang lại cho người đọc một cảm nhận về tình mẹ con rất chân thật, ấm áp, thân thuộc, bình dị
Đáp lại tấm lòng yêu thương của người mẹ, những đứa con luôn hiếu thuận, quan tâm, chăm sóc với mẹ của mình
Không chỉ có mẹ yêu thương con cái mà con cái cũng đáp lại mẹ bằng
tấm lòng chân thật, hiếu thảo Bé Huệ (Ngày mai con sẽ ngoan) cũng đã đáp
lại tình yêu thương của mẹ bằng những hành động tuy giản đơn nhưng ấm áp, tình người.Tình cảm của mẹ dành cho Huệ là như vậy, để đáp lại tình cảm của
mẹ, Huệ đã cố gắng làm mọi việc có thể như nấu cơm, nấu cháo, giúp mẹ làm việc nhà khi mẹ đang bị ốm Mặc dù trước kia Huệ chưa bao giờ làm những việc này Mẹ mệt không ai nấu nướng cho gia đình, Huệ sợ rằng mẹ ốm mà
mẹ vẫn gắng dậy để làm việc, em sợ nhỡ mẹ không dậy nữa thì: “không có
mẹ nữa” Nỗi lo sợ cũng xuất phát từ tình thương yêu mẹ đã giúp cho Huệ nấu được cơm, nấu được nồi cháo Chi tiết nồi cơm chín dẻo do tự tay bé Huệ nấu thật có ý nghĩa biết bao Điều đó dường như đánh dấu sự trưởng thành của Huệ việc làm của em rất có ích cho mẹ Em đã ngoan hơn, đã biết nghĩ về
mẹ - người thương yêu của Huệ Huệ vui lắm, mừng lắm nhưng mẹ còn hạnh
Trang 16phúc hơn cả Huệ Mẹ vừa ăn bát cháo do chính tay Huệ nấu, mẹ đã vui mừng đến mức: “mẹ vừa ăn cháo vừa cười dàn dụa cả nước mắt” Nước mắt đó không phải là giọt nước mắt buồn tủi, mà đó là giọt nước mắt của hạnh phúc
Mẹ rất vui mừng vì biết từ nay con gái yêu của mình đã biết quan tâm, lo lắng
và chăm sóc cho người khác Mẹ Huệ vui mừng và hạnh phúc khi thấy con khôn lớn Huệ đã trưởng thành và đã biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc người khác
Bằng tình yêu thương chân thành, sự quan tâm lo lắng dành cho người
mẹ mà bé Ân (Đứa trẻ nhút nhát) đã vượt qua được nỗi sợ hãi, rụt rè, nhút
nhát, để tự mình đến bệnh viện thăm mẹ Ân là một đứa trẻ nhút nhát Mọi thứ đồ vật xung quanh cũng đều làm em sợ hãi, từ con chuột, con mèo, tiếng
gà trống đến cả mặt nạ vô tri vô giác đều làm Ân liên tưởng, tưởng tượng ra một cách đáng sợ Ân vốn là một đứa trẻ rất nhạy cảm và giàu lòng thương người, nhưng đâu có ai hiểu đâu, mọi người luôn nghĩ theo một suy nghĩ khác với suy nghĩ của Ân Một lần Ân bị một cậu bé nhỏ hơn một tuổi đánh, Ân không đánh lại không phải vì Ân sợ, mà Ân đã nghĩ rằng nếu mà mình đánh
nó thì nó sẽ đau mà nó khóc thì Ân sợ lắm Khi xem một đoạn phim của anh Văn đóng làm một thiếu niên bị giặc bắn chết, tuy chỉ là giả vờ thôi nhưng cũng đủ làm Ân òa khóc Ân khóc không phải vì anh Văn chết mà là vì cậu thiếu niên do anh Văn đóng chết Nhưng điều đó chẳng ai hiểu cho em, ai cũng nghĩ em là nhút nhát sợ sệt, nhưng thực ra trong thẳm sâu, Ân là chú bé giàu tình cảm Ân yêu mẹ lắm nhưng vì em nhát nên chẳng nói ra chỉ dùng hành động để thể hiện tình cảm với mẹ: “Mỗi lần nhìn mẹ nấu cơm, chải đầu hay va quần áo là Ân sà vào lòng mẹ, ôm cổ mẹ Ân muốn nói với mẹ là: “Mẹ
ơi, con yêu mẹ lắm”, “nhưng rồi Ân chẳng dám nói Ân chỉ nhìn vào mặt mẹ rồi lùa ngón tay bé nhỏ vào trong tóc mẹ và mỉm cười ngượng nghịu”
Trang 17Tình cảm của Ân dành cho mẹ được bộc lộ rõ nhất vào tình huống bất ngờ: đó là lúc mẹ phải nhập viện Vì thương mẹ nên Ân đã quyết định một mình đến bệnh viện thăm mẹ Ân vừa nghĩ vừa cảm thấy lo sợ rằng: “không hiểu lúc này mẹ mổ chưa? Mẹ có đau nhiều không? Khổ thân mẹ quá! Mẹ ở bện viện một mình, đau một mình! Ôi giá như cái đau mà có thể chia ra như bánh kẹo mẹ vẫn hay chia thì Ân và anh Văn sẽ nhận mỗi người một phần cho
mẹ đỡ đau.” Từ những suy nghĩ, những lo lắng đó, Ân đã một mình đi qua quãng đường dài đến thăm mẹ Em phải đi qua hai ngã tư, những dãy nhà, tự mình sang đường, tự mình hỏi thăm đường để đến bệnh viện Nghĩ đến mẹ, Ân trở nên bạo dạn hơn bao giờ hết, em không ngại ngần hỏi đường mọi người xung quanh, chính mẹ là nguồn động lực to lớn để giúp Ân thoát ra khỏi sự nhút nhát rụt rè, trở thành một cậu bé mạnh dạn và đầy tự tin
Thân (Tìm bố) là một đứa trẻ sống thiên hướng về tình cảm Em biết
phân biệt được yêu ghét trong cuộc sống gia đình Tuổi thơ của em không được may mắn như các bạn khác, cha mẹ li hôn, mẹ đi bước nữa với người đàn ông khác Dù là Thân hay là những đứa trẻ khác khi vào trong hoàn cảnh này đều cảm thấy rất buồn Tuy vậy, em vẫn rất yêu thương mẹ mình Tình cảm của Thân dành cho mẹ được thể hiện rõ, khi mẹ tái hôn với người đàn ông tên là Thành, em luôn theo dõi những hành động cử chỉ của bác Thành đối với mẹ ra sao rồi so sánh với bố Hải Những lời bác Thành thường hay nói với mẹ toàn những lời cay độc “Bác đừng cáu thế Mà bác đừng gọi mẹ cháu
là cô Ngày trước bố Hải cháu chả bao giờ gọi mẹ cháu là cô và gọi cháu là mày” Em yêu mẹ, thương mẹ, nên rất ghét khi bác Thành chê bai mẹ mình Bác hay chê mẹ luộm thuộm, hoang tàng Cảm động nhất là chi tiết cuối truyện, khi Thân gặp được bố Hải của mình Thân cảm thấy rất hối hận vì tại mình mà mẹ phải đi cấp cứu ở bệnh viện: “Con sẽ ở với mẹ mãi mãi Bác Thành có đánh mắng con, con cũng chịu được hết, chỉ cần được gần mẹ” Từ
Trang 18trong tâm hồn, tận đáy lòng mình, tình cảm của Thân dành cho mẹ thật lớn, chỉ cần được bên mẹ em sẽ thay đổi, em sẽ sửa khuyết điểm Tuy là một cậu
bé, nhưng tấm lòng em dành cho mẹ sâu đậm
1.2 Tình cảm cha con
Có một thứ tình cảm dù sâu sắc nhưng ít thể hiện ra bên ngoài, thứ tình cảm đó được nhận thấy bởi vẻ đẹp tâm hồn đó là tình cảm cha - con Không giống như mẹ, cha luôn là người chở che, nâng đỡ dìu dắt cho những bước đi của con, cha yêu thương con theo cách của riêng mình Xuân Quỳnh đã khắc
họa rõ hơn nét đẹp về tình cảm cha con thông qua truyện ngắn “Tìm bố”
Biết Thân không phải là con ruột của mình nhưng bố Hải vẫn yêu thương em như chính con ruột của mình vậy Dù Thân hay nghịch ngợm, phá phách nhưng bố Hải vẫn luôn quan tâm chăm sóc, an ủi, chưa lần nào mắng
mỏ, trách phạt con Ngay cả khi em nghịch ngợm, bị dập mười đầu ngón chân phải vào viện, bố Hải vẫn quan tâm hỏi thăm con rất nhẹ nhàng: “Con có đau lắm không”, bố cũng an ủi: “Con chịu khó nằm yên rồi sẽ khỏi” Khi Thân làm vỡ phích của nhà hàng xóm, đích than bố Hải mang phích sang đền Chẳng những bố Hải không mắng mà bố còn lấy thuốc bôi cho Thân Bố Hải không muốn con mình bị thương nên đã cất tất cả các loại thuốc vào tủ khóa, tai xoong nồi thì được dán băng dính cẩn thận, nhỡ Thân có cầm cũng không sao Tất cả những việc bố Hải làm tuy nhỏ nhặt nhưng chứa đựng tình cảm bao la dành cho con Một cuộc sống gia đình bình yên bị chia cắt Bố Hải không ở cùng với Thân và mẹ nữa nhưng lúc nào ông cũng vẫn nhớ yêu thương hai mẹ con Thỉnh thoảng về thăm nhà, bố Hải mua rất nhiều quà: những đồ vẽ như bút chì màu, màu nước, kẹo cao su cho cậu con trai coi như
để bù đắp phần nào thiệt thòi cho nó Nhìn thấy đứa con bé bỏng lặn lội xuống tìm mình, trong lòng ông rất vui mừng, nhưng ông không muốn Thân phải lặn lội một mình nguy hiểm Một lần nữa, bố Hải dang cánh tay che chở
Trang 19cho Thân, trao cho Thân sự ấm ấp an toàn của tình cha con khi Thân bị người cha ruột của mình ruồng bỏ, không nhận con Dù Thân không phải con ruột nhưng nó là đứa con mà ông đã nuôi dạy, chăm sóc ngay từ khi còn bé Với
bố, Thân sẽ mãi là đứa con ngoan, nghịch ngợm hiếu động và là một đứa trẻ cần lớn lên trong vòng tay của cả cha lẫn mẹ
Tình cảm cha con lại một lần nữa được Xuân Quỳnh diễn tả trong
truyện ngắn “Cái cặp tóc.” Theo lẽ thường tình, mẹ thường chăm sóc, dạy dỗ
con gái khi con gái lớn, nhưng mẹ mất sớm nên cha đã thay mẹ và chăm chút cho con Nhân vật tôi là một cô bé chưa đầy tám tuổi, mẹ mất sớm, em ở nhà với bà và bố Bố chiều con gái, biết con gái thích để tóc dài làm duyên nên bố
đã ủng hộ con để tóc dài Bố rất tâm lí, mua cho con chiếc cặp tóc để con cài lên mái tóc dài của mình: “Đến phiên chợ huyện, bố tôi đi mua ngay cho tôi cái cặp tóc”, rồi: “mỗi buổi sáng bố lại chải tóc cho tôi Bố ngồi trên giường, tôi đứng sát vào người bố im lặng, sung sướng nghe tiếng lược sàn sạt nhè nhẹ trên đầu, và cảm thấy những ngón tay êm ái của bố tôi vuốt vuốt những ngọn tóc, rồi cặp cái cặp vồng lên đằng sau gáy” Bố thương con, yêu con nên
bố có những hành động cử chỉ nhẹ nhàng với con gái mình như vậy Rồi bố bị bọn giặc bắt đi tù vì ông là người cộng sản Tình cảm của hai cha con được gặp lại nhau sau bao ngày xa cách, xúc động đến tột cùng Nhưng trớ trêu thay, nơi hai cha con được gặp lại nhau không phải ở đâu khác mà ở trong tù:
“Vừa thoáng thấy tôi, bố tôi đã cuống quýt giơ hai tay run lên đưa ra đón tôi”,
“bố đây, bố con đây mà” rồi bố ôm tôi vào lòng, hai hàng nước mắt rưng rưng chảy Nhìn thấy con gái tóc tai xõa xợi, quần áo cũ mèm rách rưới bố thương lắm, bố muốn ngay lập tức đi mua đồ cho con nhưng bố không thể làm được
vì bố vẫn đang trong tù Hòa bình đến, làng đươc giải phóng và rồi hai cha con lại gặp lại nhau niềm vui sướng, sự hân hoan sau bao ngày xa cách Cuối cùng bố đã về đoàn tụ sum họp với Chi với bà Trong những năm tháng bị tù
Trang 20đày vẫn không làm bố quên đi lời hứa về món quà cho con đó là chiếc cặp tóc Cái cặp tóc hình ba lá mà Chi rất yêu quý Còn gì hạnh phúc hơn đi cả gia đình được đoàn tụ, được quây quần bên nhau Truyện ngắn này, khiến ta liên tưởng đến tình cảm mãnh liệt của người cha và bé Thu trong truyện ngắn
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Khi đó hai cha con Thu cũng bị chia cắt, phải xa nhau bởi chiến tranh, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết Trước lúc đi người cha đã hứa làm cho cô con gái một chiếc lược ngà:
“ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc.Trên sống lung cây lược có khắc dòng chữ Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Éo le thay, món quà đó của bố cũng đã đến tay bé Thu nhưng người cha thì mãi mãi không quay trở về [4] Tình cha con thật đáng quý biết bao, trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, vất vả thì tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp sáng ngời Câu chuyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thiêng liêng mà còn gợi cho người đọc những suy ngẫm, thấm thía những khó khắn, gian khổ, những mất mát, sự xa cách do chiến tranh mang lại
Trong thời chiến cũng như thời bình, cha luôn yêu thương chiều
chuộng con hơn bao giờ hết Biết Hoàn (Con sáo của Hoàn) rất thích có một
con chim sáo nên: “Bố đã hứa: chủ nhật tới sẽ đưa Hoàn lên nhà một người bán chim ở Nghi Tàm, mua cho em một con sáo nào đẹp nhất mà em thích”
Bố thương con theo cách riêng của bố, bố dạy cho con biết tự lập, phải mạnh
mẽ và bố luôn tôn trọng theo ý kiến của con Khi con sáo mẹ bay loạng choạng, cuống quýt gần lồng sáo con trên tay Hoàn, đấu tranh tư tưởng một hồi Hoàn muốn thả sáo con về với mẹ của nó, bố tôn tôn trọng ý kiến của con:
“Con đã nghĩ kĩ chưa”, bố đã để Hoàn tự tay mở lồng thả con chim sáo ra Hoàn có hành động như vậy vì bố biết rằng Hoàn sẽ hiểu tình cảm mẹ con khó mà chia lìa, em đã biết thay đổi cách nhìn về tình cảm với loài vật Ở cuối
Trang 21truyện có chi tiết: “Bàn tay to lớn của bố nắm chặt bàn tay bé nhỏ của Hoàn”, hình ảnh này như muốn gửi đến một thông điệp: ba sẽ luôn là người dẫn dắt,
đi cùng con, chở che cho con trước giông bão cuộc đời
Trong những sáng tác của Xuân Quỳnh, dường như các nhân vật đều phải bươn chải bằng nhiều cách khác nhau để nuôi sống bản thân và gia đình của mình Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận không ai giống ai, Bố Lộc
(Bạn Lộc) rơi hoàn cảnh gà trống nuôi con rất vất vả, khổ cực, vừa làm mẹ
vừa làm bố Mặc dù vậy, bố rất yêu thương và chăm lo cho Lộc Trớ trêu thay, bố Lộc lại bị mắc phải một căn bệnh quái ác, bệnh đục thủy tinh thể, căn bệnh này đã khiến cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn Bố biết từ ngày mẹ mất, bố bị bệnh Lộc phải phụ bố nhiều việc, từ tận đáy lòng bố luôn thương Lộc, yêu và muốn dành quan tâm đến Lộc Bố Lộc đã nói với nhân vật tôi: “Cháu ngoan quá, tốt quá.Cháu học cùng lớp với em Bác mong cháu che chở giúp đỡ nó Khổ thân, nó bé bỏng và yếu đuối lắm” Những lời bộc bạch của bố đến nhân vật tôi, dường như trong đó bao hàm ẩn chứa tình cảm của người bố, sự quan tâm lo lắng của người bố dành cho đứa con thơ bé bỏng của mình Những người làm cha, làm mẹ ai mà chẳng muốn con cái của mình
có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Hình ảnh cuối truyện: “Tôi nhìn hai giọt nước mắt lăn từ đôi mắt mờ đục của bác”, đủ thấy được tình yêu thương của bố dành cho Lộc lớn lao biết chừng nào
Con cái đáp lại tình cảm của người cha bằng tình yêu thương, sự biết
ơn chân thành
Nhân vật tôi – bé Chi (Cái cặp tóc) từ nhỏ đã mồ côi mẹ nên Chi rất
yêu thương, gần gũi với bố Những giây phút mang lại cảm giác ấm ấp, dịu dàng với Chi có lẽ là khoảnh khắc khi bố đứng bên và chải tóc cho em Với Chi chiếc cặp tóc ba lá ấy không chỉ là chiếc cặp tóc thông thường mà đó là
cả tình yêu thương của bố gửi gắm vào đó, em giữ gìn, nâng niu cẩn thận như
Trang 22nâng niu tình cảm ấm áp của hai cha con vậy: “Tôi quý cái cặp lắm, đêm ngủ tôi tháo ra để lên đầu giường thờ (tôi sợ ngủ mơ đè vỡ mất, mặc dù bố tôi bảo nằm đè lên thì nó cùng không việc gì) sáng dậy lại cặp” Trong giây phút bố
bị tên lính bắt đi, tình yêu trong Chi như bột phát khiến em òa khóc Chi khóc
là bởi bố bị bắt đi, khóc vì thằng tây đã dẫm vỡ chiếc cặp tóc mà em ngày đêm nâng niu, giữ gìn cẩn thận Ngày gặp lại bố khi bố ở trong nhà tù, Chi thấy thương bố nhiều, mặt bố gầy guộc xấu xí, da đen, mắt sâu hoắc, tóc lốm đốm bạc, và em lại khóc, lần này những giọt nước mắt đó là niềm thương cảm, thương bố vất vả khổ cực Khi những ngón tay của bố lướt nhẹ trên mái tóc, Chi cảm thấy vui sướng và bình yên đến lạ kì Niềm hạnh phúc dâng trào, cảm xúc vỡ òa trong sự hân hoan vui sướng, khi Chi được gặp lại bố trong ngày hòa bình: “Anh bộ đội ấy reo lên và ôm lấy tôi Cái mũ rơi xuống đất Mái tóc lốm đốm bạc.Tôi nhận ra bố tôi Ơ, ra bố cũng là anh bộ đội! Tôi sung sướng quá, cứ ôm lấy cái mũ của bố mà reo.” Trải qua bao nhiêu sóng gió, gian lao vất vả, bao năm xa cách cuối cùng Chi được đoàn tụ với với bố, trong suy nghĩ bé bỏng của cô con gái bố là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm
“Tôi tin chắc là bố tôi đã giết được thằng tây râu xồm, mặt đỏ như quả gấc – Thằng tây đã giẫm nát cái cặp tóc tôi ngày trước” Đây là một lời khẳng định xuất phát từ tình yêu thương niềm tự hào của người con đối với bố của mình
Chiến tranh đã chia cắt hai cha con về khoảng cách địa lí, nhưng không thể chia cắt được tình yêu thương chân thành của hai cha con Truyện ngắn
“Hoa mận trắng”, cho ta biết, bố Bích là công nhân lái tàu hay phải đi xa
Tuy Bích không còn mẹ ở bên nhưng lúc nào hai cha con cũng thương và yêu nhau Mỗi lần nhớ đến bố là Bích lại nhớ đến cây mận do chính tay bố mang
về trồng: “Ở đây, cháu nhớ nhất bố cháu, nhớ nhì cây mận”, cây mận như là một vật tượng trưng cho tình cảm, cho những kỉ niệm của hai cha con Ở đây rất vui nhưng đôi lúc vẫn thấy Bích buồn, vì Bích nhớ bố đang lái tàu trên
Trang 23đường và còn cả cây mận nữa Cây mận được trồng và lớn lên dưới sự chăm sóc của hai cha con, Bích nhớ mùa này mận sắp ra hoa – lứa hoa đầu tiên mà
cả hai cha con cùng mong đợi: “Thế mà bố đang ở trên tuyến đường phía trong, còn Bích thì lại ở đây” Cây mận được đem về trồng ở đây bởi một người bạn của Bích Bích vui sướng khi thấy cây mận: “cây mận! Đúng cây mận của bố đây rồi”, Bích nhớ bố lắm, tình cảm mà Bích dành cho bố được
em gửi gắm vào cây mận, hàng ngày tưới nước, vun gốc chăm sóc cho cây mau lớn Hai bố con đoàn tụ, Bích phải đi xa và rất muốn mang theo cây mận
đi, nhưng cây to rồi không mang được, cây mận như là một minh chứng sống cho sự gian lao, vất vả mà hai bố con Bạn Bích đã trải qua, nó như một minh chứng, chứng minh cho sự yêu thương, gắn bó của bố con bạn Bích
Một đứa trẻ hạnh phúc khi được sinh ra trong một gia đình ấm êm, có
cả cha cả mẹ, đứa trẻ may mắn đó là bạn Thân (Tìm bố) Thân được lớn lên
trong sự chăm sóc, trong tình yêu thương của mẹ và bố Hải, niềm vui ấy tưởng chừng là trọn vẹn, nhưng không, niềm vui ấy không còn trọn vẹn Kể từ khi bố Hải không ở cùng với hai mẹ con và mẹ lại đi bước nữa với người đàn ông tên Thành Một đứa trẻ lên 9 như Thân đã biết phân biệt yêu ghét trong tình cảm gia đình Với Thân, bố Hải là số một, em yêu bố lắm và chẳng bao giờ muốn rời xa Chính vì lẽ đó, Thân gọi rõ cả tên bố là bố Hải để phân biệt
rõ giữa bố mình với các bạn khác “Con chẳng thích quà đâu, con chỉ thích bố Hải ở nhà với con thôi, bố hải đừng đi công tác nữa” Thân có một tình yêu với bố Hải thật kì lạ, em muốn chẳng chấp nhận cho ai thay thế chỗ của bố Hải Việc gì đến cũng đến, mẹ đi bước nữa với bác Thành, em lại có thêm một người bố dượng, mọi hành động bác Thành làm, Thân đều để ý và so sánh với bố Hải: “Không, chả như bố Hải được đâu Con ghét bác Thành lắm” Thân cảm thấy bố dượng không trao một chút ấm áp, toàn lời nói cay nghiệt, những lời quát mắng hay những cái quắc mắt khó chịu Thân là một
Trang 24đứa trẻ, nhưng em hiểu rõ được ai yêu ai ghét mình Em ghét bố dượng vì tính quá cẩn thận dè xẻn trong chi tiêu, vì ông hay quát mắng mọi người, ghét đến nỗi em vừa hét vừa khóc: “Ông ác lắm, tôi ghét ông, tôi thù ông.” Mọi uất ức bao lâu nay dồn nén trong lòng đến khi gặp bố Hải, Thân đều kể hết cho bố nghe, được gặp bố Hải trong lòng Thân vui sướng thích lắm, ăn cơm cũng thấy ngon miệng hơn Nỗi đau tăng lên gấp bội khi em biết mình không phải con ruột của bố Hải, dằn vặt tự trách bản thân vì mình, mẹ và bố Hải phải sống
xa nhau Thân đã có một quyết định táo bạo, bay từ Hà Nội vào trong Sài Gòn
để tìm gặp bố Bao nhiêu vất vả cùng với tâm trạng háo hức, hi vọng, run sợ, hồi hộp đều đã bị người bố ruột dập tắt, người bố đó không chịu nhận con và coi Thân là “một sai lầm tuổi trẻ” Điều này khiến em cảm thấy rất buồn, tủi thân, như bị mất mát một thứ gì đó Em lại nghĩ và nhớ đến bố Hải, nhớ lúc bố chăm sóc, quan tâm Bố Hải đã đến nâng đỡ em, vực dậy che chở bảo vệ cho
em Tình yêu mà Thân dành cho bố Hải la mãi mãi và lớn hơn bao giờ hết
Thương bố bị bệnh, nhà nghèo nên Lộc (Bạn Lộc) thường tranh thủ
những lúc rảnh rỗi để phụ bố làm một số công việc lặt vặt, nào là giặt quần
áo, nấu cơm, sửa dép… Có lẽ vì hoàn cảnh khiến cho Lộc đã mười một tuổi
mà chỉ bằng đứa chín tuổi Mặc dù vất vả nhưng Lộc chưa hề phàn nàn kêu
ca Em thương bố nên luôn tranh thủ thời gian để giúp bố làm nhiều việc Lộc lo: “bố tớ mà mù hẳn thì tớ sẽ sống ra sao Chắc chả đi học được nữa” Lộc lo lắng cho cuộc sống của hai cha con, cuộc sống của chính bản thân mình cũng
là điều dễ hiểu vì Lộc vẫn còn là trẻ con, tuổi của em là phải được ăn, được chơi Tuy không nói ra nhưng trong hành động, công việc em thường làm cũng đã thấy được tấm lòng hiếu thảo, yêu thương của Lộc dành cho bố Cũng là hoàn cảnh “gà trống nuôi con” nhưng với hoàn cảnh nhà Lựu
(Dòng sông qua thành phố) thì khác, tuy có hai bố con nhưng luôn phải sống
xa nhau vì bố theo thuyền hợp tác sông nước, Lựu ở nhà bà dì để đi học Lựu
Trang 25yêu dòng sông, yêu ngôi nhà yêu mảnh vườn nơi có biết bao kỉ niệm đẹp với gia đình, bạn bè ở đó Bố bị ốm rồi bại liệt bây giờ em phải thay bố làm trụ cột gia đình, Lựu không được đi học nữa, em theo nghề sông nước của bố, dù
đi xa nhưng Lựu luôn nhớ đến mái trường nhớ các bạn, nhớ những kỉ niệm khi còn bên nhau
1.3 Tình cảm ông bà với các cháu
Trong những truyện ngắn của Xuân Quỳnh viết cho các em thiếu nhi, hai nhân vật được xuất hiện khá nhiều đó là người già và trẻ thơ Và dĩ nhiên hình ảnh đó là hình ảnh của người ông, người bà và các cháu bẻ bỏng, thân yêu của mình
Tình cảm của ông bà đối với cháu, của cháu đối với ông bà được Xuân Quỳnh thể hiện như “một cặp bài trùng” Tuy rằng ở mỗi thành viên đều có những cách thể hiện tình cảm khác nhau, nhưng trong mỗi tâm hồn, tình cảm dành cho nhau sâu sắc và cao quý nhất là tình yêu thương, sự vị tha, nhân hậu của ông bà với cháu, là sự tôn kính, kính trọng của cháu đối với người ông, người bà của mình
Sự yêu thương ấm áp, sự vị tha nhân hậu của ông bà dành cho những người cháu nhỏ của mình
Ngay trong tác phẩm “Ông nội và Ông ngoại” Xuân Quỳnh đã thể hiện
rất rõ điều này Ông nội rất yêu quý đứa cháu đích tôn: “ông nội lúc nào cũng gần gũi Minh Những buổi tối ngồi uống trà, ông ôm Minh ngồi trên lòng và
kể cho Minh nghe bao nhiêu là truyện” Những tình cảm xuất phát từ tận đáy lòng, đơn giản nhưng lại đẹp nhất Ông nội luôn dành những gì tốt đẹp nhất đến cho Minh Với trẻ thơ, điều mà chúng cảm thấy hạnh phúc nhất khi được nhận quà từ người lớn, đó có thể là món đồ chơi, hay là một món ăn mà chúng thích Ông nội rất hiểu Minh và chiều theo sở thích của đứa cháu nội mình: “Mỗi lần đi chơi, ông đều cho Minh ăn kem Cái món kem dừa ở bờ hồ
Trang 26là Minh rất thích, vừa thơm ngon lại vừa mát lạnh”, ông thương Minh lúc nào ông cũng nhớ mua quà cho Minh khi ông đi công tác xa nhà, mỗi lần đi công tác về, ông lại mua cho Minh bao nhiêu thứ: kẹo, bánh, đồ chơi, có khi ông còn nhặt cho Minh cả những vỏ ốc biển để chơi Ông hiểu và rất thương Minh, vậy nên ông hay chiều theo sở thích của người cháu
Ông nội yêu thương gắn bó với Minh ngay từ khi còn bé xíu nhưng ông ngoại thì khác, ông ngoại sống tận trong nam, rất xa, rất xa từ khi Minh sinh
ra chưa một lần được gặp ông ngoại Năm nay, Minh lớn hơn một chút, mẹ dẫn em vào Sài Gòn để thăm ông ngoại, vào đến nhà ông ngoại, ông thấy rất vui khi gặp cả hai mẹ con Đi đâu, ông cũng tự hào chỉ vào Minh và giới thiệu: “thằng cháu tôi đấy” Chỉ một câu nói này thôi đã thấy được niềm hạnh phúc lớn lao của người già Có lẽ đã lâu rồi ông chưa có được niềm vui như vậy Tình cảm của ông ngoại dành cho Minh cũng không thua kém gì so với ông nội, chỉ khác ở việc ông không có tiền nên không thể mua cho Minh những đồ chơi đẹp và những món ăn ngon khác được Trong bữa ăn ông luôn nhường phần thịt cá cho Minh ăn, ông nhường cả miếng đệm mút cho em ngủ Ngày Minh về, ông đã tặng cho Minh thứ quý nhất ông có đó là chiếc bút máy: “Ông chỉ có cái bút máy này quý nhất ông cho cháu, cháu giữ lấy để viết thư cho ông Ông già rồi, chả biết chết lúc nào, dùng cái bút này nó phí đi”, ông còn đưa cho Minh cái xe dép cũ kĩ Hình ảnh chiếc xe dép cũ kĩ này
nó như tượng trưng tấm lòng của ông ngoại dành cho Minh: “cái xe dép ông cho cháu ấy, ông cũng đã giành từ lâu rồi, từ khi nghe tin mẹ cháu đẻ con trai, ông đã mua xe ấy hả, nhưng chả biết nhờ ai gửi cho cháu được, ông vẫn để chờ cháu đấy” Bao năm trôi qua, nhưng tình cảm của ông dành cho hai mẹ con vẫn son sắc sâu đậm, và chiếc xe đạp cũng như một bằng chứng để thấy
rõ điều này
Trang 27Nếu như trong truyện “Ông nội và Ông ngoại” đã giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về tình cảm ông cháu yêu thương gắn bó thì truyện ngắn “Bà tôi” đề cập tới tình cảm bà cháu Người bà hiện lên thật đáng quý với vẻ đẹp
của sự vị tha, độ lượng, bà luôn yêu thương và chăm sóc các thành viên trong gia đình qua từng bữa ăn, giấc ngủ
Người bà hiện lên với vẻ đẹp đáng quý trọng, bà luôn chan hòa yêu thương tất cả mọi người, ân cần chăm sóc mọi người, người cháu đã cảm nhận sâu vẻ đẹp của sự vị tha, bao dung ấm áp của bà Vẻ đẹp đó không nói đâu xa, ngay trong những bữa ăn hàng ngày đã thấy tấm lòng đáng quý của
bà “Bữa ăn bà thường ngồi đầu nồi, lấy đũa cả đánh tơi cơm ra rồi xới Bà xới cho bà bát cơm trên, sau mới xới cho cả nhà và cho tôi Khi ăn, bao giờ bà cũng ăn sau Mùa hè bà bảo là phải quạt một chút cho mát, mùa rét thì bà bảo
bà phải nghỉ một tí cho đỡ mệt rồi mới ăn Bà ăn rất ít, thường thì chỉ hai lưng, một lưng cơm, một miếng cháy Trong lúc ăn, bà hay để ý đến tôi, nếu tôi có vẻ thích ăn món gì thì bà lại ăn ít món ấy Có khi bà cần chan một ít nước dưa hoặc ăn một vài quả cà pháo là xong.” Chỉ với một đoạn văn ngắn thôi, dường như có cái gì đó nghẹn ngào ái ngại khó nói, có cái gì đó day dứt Với người già, hạnh phúc đơn giản chỉ là thấy niềm vui của con cháu, nhường nhịn để dành cho con, cho cháu Bất kì người già nào cũng vậy, họ luôn nhường nhịn hay để phần cho con cháu kể cả là một nắm xôi nhỏ Tình yêu thương của bà còn được người cháu cảm nhận ngay trong lúc ngủ, trong suốt năm tháng tuổi thơ Minh đều ngủ với bà, bà nằm chỗ rất ít và bà chỉ nằm nghiêng bên lề phản mà thôi, còn Minh được độc chiếm gần hết cả tầm phản
Bà không chỉ nhường Minh trong bữa ăn, trong giấc ngủ, trong mọi sinh hoạt hàng ngàybà cũng đều nhường cho đứa cháu yêu của mình
Tình cảm của hai bà cháu thân thiết hơn bao giờ hết, bố mẹ Minh đi làm cả ngày nên hầu như thời gian đó em ở nhà cùng với bà, cùng trò chuyện
Trang 28và làm những việc lặt vặt với bà: “Tôi đi học một buổi, về lại quanh quẩn nhặt rau, lấy muối giúp bà, xâu kim cho bà vá quần áo” Những lúc rảnh rỗi bà lại thường hay kể cho Minh nghe bao nhiêu là truyện, từ những câu truyện cổ tích cho đến những câu chuyện đời thường
Dù cho con cháu có thất lễ, có vô lễ đi chăng nữa người già họ vẫn kìm nén, vẫn luôn yêu thương con cháu của mình Chỉ vì một lí do nhỏ mà bố mẹ Minh đã nặng lời với bà, đã thất lễ với bà, bà cũng buồn lắm, bỏ nhà ra đi, tự kiếm cơm tự mưu sinh cho cuộc sống của mình ở sân ga Trước khi đi, bà vẫn không quên chuẩn bị bữa cơm trưa tươm tất, kĩ càng cho Minh khi em học về,
“Tôi mở khóa vào nhà, thấy trên bàn học của tôi có một quả trứng gà và hai múi bưởi, bên cạnh là một tờ giấy có ghi dòng chữ rất to và nắn nót của bà: Bưởi và trứng gà bà phần con Cơm bà ủ ở trong chăn và canh ở ngoài chạn”
Bà đã bỏ đi nhưng bà vẫn thỉnh thoảng về thăm con cháu, bà vẫn thường hay mua: những bánh trái, đôi khi là quả táo hay vài ba cái bỏng để làm quà cho con trẻ
Tình cảm ruột thịt yêu thương ông bà, sự quan tâm hiểu thảo của những người cháu đối với người ông, người bà của mình
Nhân vật tôi - Bé Minh (Bà tôi) đó là một cậu bé rất đỗi tinh tế, cậu rất
yêu thương bà nội của mình Hàng ngày cậu luôn ở nhà cùng bà nên trong sâu thẳm tâm hồn, cậu luôn yêu và thương bà rất nhiều Khi trong gia đình có xảy
ra một số chuyện, đêm đến bà gói ghém đồ đạc chuẩn bị sớm hôm sau bà sẽ đi
về Vĩnh Tuy, nhìn thấy bà gói ghém đồ đạc trong lòng Minh rất sợ và hỗn loạn Minh sợ bà sẽ đi luôn không về Những giọt nước mắt của em cứ thi nhau rơi Chỉ khi xa nhau thì mới biết những lúc ở bên nhau thật đáng quý, mới thấy được những tình cảm chân thành xuất phát từ tấm lòng dành cho nhau “Bà đừng đi đâu, đừng đi đâu - tôi chạy lại nắm chặt cánh tay bà - bà ở đây với cháu kia.” Đó là những lời bộc bạch xuất phát từ tình yêu bà, thương