Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là hội tụ những yếu tố khách quan và chủ quan. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vừa là cội nguồn, vừa là tác động xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó chủ nghĩa yêu nước là một nhân tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đánh giặc giữ nước đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, xây dựng chí hướng cứu nước, tạo động lực cho Hồ Chí Minh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm thấy ánh sáng chủ nghĩa MácLênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh viết “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba
Trang 1ự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là hội tụ những yếu tố khách quan và chủ quan Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vừa là cội nguồn, vừa là tác động xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh Trong đó chủ nghĩa yêu nước là một nhân tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đánh giặc giữ nước đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, xây dựng chí hướng cứu nước, tạo động lực cho Hồ Chí Minh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm thấy ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam Hồ Chí
Minh viết “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” 1
S
Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống quý báu nhất, là nguồn gốc tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc Chủ nghĩa yêu nước là giá trị văn hoá, tinh thần bện sâu trong mỗi con người Việt Nam
Ngược dòng lịch sử phát triển của xã hội loài người với quá trình tồn tại và phát triển của mình, người vượn đã dần chuyển thành người tinh khôn và trải qua hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá thô
sơ đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước, cày kéo bằng trâu, bò đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ ngày càng được nâng cao, từng bước làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội, đưa đến hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hoá, một nền văn minh Sông Hồng và một quốc gia và nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ra đời, một thời đại dựng nước được mở ra
Nước Việt Nam với vị trí địa lý chiến lược của khu vực Đông Nam á, Châu
á, nằm trên các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây như một đầu cầu, từ biển vào đất liền Đây cũng là nơi giao lưu kinh tế, văn hoá thuận lợi và cũng là nơi xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe
1 Hồ Chi Minh, Toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Hà nội 2002 tr 128.
Trang 2doạ của giặc ngoại xâm Yêu cầu liên kết, thống nhất lực lượng để tự vệ cũng không kém phần cấp thiết Mặt khác với đặc thù là nền văn minh lúa nước nhân
tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng Từ những cuộc đấu tranh để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên như: mưa nguồn, nước lũ, bão táp, hạn hán … đòi hỏi không chỉ mọi thành viên trong công xã phải liên kết với nhau để xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu nước bảo đảm cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mà lúa nước là chủ đạo
Trong hoàn cảnh như vậy những yêu cầu trên đã thúc đẩy hình thành quần
tụ, thống nhất dân cư sống trong các … địa vực khác nhau nhưng có cùng giọng nói và phong tục thành một cộng đồng dân cư thống nhất Trải qua các thế hệ nối tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó họ hàng, làng nước được tăng cường Điều đó đã dẫn đến sự liên minh giữa các bộ lạc với nhau, do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm Nhà nước Văn Lang có 15 bộ lạc Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, dưới có các lạc hầu, lạc tướng, bố chính (già làng) tham gia điều hành chung công việc của nhà nước
Nhà nước Văn Lang – Nhà nước sơ khai ban đầu của người Việt cổ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI – V TCN đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam
Năm 208 TCN, người Lạc Việt đã chiến đấu rất ngoan cường, họ dựa vào địa hình núi rừng hiểm trở, dựa vào các chiềng, chạ, làng xã, địa hình địa vật tổ chức tấn công tiêu diệt giết chết chủ tướng Đỗ Thư làm thất bại
âm mưu xâm lược của Nhà Tần, lập nên nước mới là Âu Lạc Người đứng đầu là Thục Phán – An Dương Vương
Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN, bằng sức lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ, hình thái kinh tế xã hội đầu tiên thuộc phạm trù của thời đại văn minh, của xã hội phân hoá giai cấp và có nhà nước Người Việt cổ cũng đã xây dựng một nền văn minh đầu tiên của mình đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Sông
Trang 3Hồng Nền văn minh này mang tính bản địa sâu sắc kết tinh trong đó là bản lĩnh kiên cường bất khuất, truyền thống, cốt cách, lối sống, lẽ sống của người Việt Đó
là sự đoàn kết gắn bó mật thiết, thương yêu nhau trong lao động, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong tình làng nghĩa xóm, tôn trọng người già, phụ nữ, biết ơn và tôn trọng tổ tiên, tôn thờ các anh hùng nghĩa sỹ
Với tư tưởng bành trướng của chế độ phong kiến phương Bắc Năm 179 TCN Triệu Đà đã tiến quân xâm chiếm Âu Lạc, do mất cảnh giác An Dương Vương đã thất bại Suốt 1.117 năm Bắc thuộc từ Triệu Đà đến các triều đại sau này như Tây Hán, Đông Hán, Ngô Ngụy, Tần, Tống, Tề, Lương, Tuỳ, Đường kế tiếp nhau bóc lột, đô hộ nhân dân ta Âu Lạc từ một nước độc lập trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Với hơn một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta phải chịu bao đau thương, tủi nhục, cũng trong suốt hơn một nghìn năm ấy liên tục diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân ta cả về văn hoá, tư tưởng chống Hán hoá dân tộc và đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc
Năm 40, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Mê Linh được nhân dân hưởng ứng đông đảo, khởi nghĩa thắng lợi và giành quyền tự chủ 3 năm
Năm 100 hơn 3000 nhân dân quận Nhật Nam đã nổi dậy đốt phá dinh thự của bọn quan lại của chính quyền đô hộ
Năm 137 dưới sự chỉ huy của khu liên nhân dân thuộc quận Nhật Nam nổi dậy giết bọn quan lại chiếm thành trì, công sở của bọn quan lại đô hộ Chính binh lính người Việt đã quay lại đánh trả bọn quan lại ủng hộ nhân dân
Năm 248 Triệu Thị Trinh đã hô hào nhân dân ở quận Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Ngô
Năm 542 dưới sự chỉ huy của Lý Bí nhân dân quận Giao Chỉ đã khởi nghĩa với qui mô lớn được đông đảo tầng lớp nhân dân ủng hộ và giành thắng lợi, nhà nước tự chủ Vạn Xuân được thành lập
Trang 4Năm 722 Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân Nghệ An khởi nghĩa chống nhà Đường
Năm 766 Phùng Hưng lãnh đạo nhân dân Đường Lâm nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi đất nước được độc lập tự chủ 7 năm
Năm 938 dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền với việc bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, cuộc thuỷ chiến lịch sử đã diễn ra tại đây Hoằng Thao, tướng nhà Hán đã chết tại trận, quân Nam Hán hoàn toàn tan vỡ Chiến thắng Bạch Đằng của quân và dân dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền
đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của phong kiến Trung Quốc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc
Trong hơn một nghìn năm xâm lược và đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ đàn áp bóc lột nhân dân ta Cuộc đấu tranh giành độc lập tự chủ của nhân dân ta diễn ra suốt chiều dài lịch sử đất nước Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó đã diễn ra liên tiếp qua nhiều thế hệ, thế hệ trước ngã xuống, thế hệ sau lại tiếp tục đứng lên giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ, bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù Trong cuộc đấu tranh trường kỳ và vô cùng gian khổ quyết liệt đó đã nhiều lần nhân dân ta giành được thắng lợi, đuổi
kẻ thù ra khỏi bờ cõi xây dựng chính quyền tự chủ, tự định đoạt công việc của mình như các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng Những năm tháng độc lập đó vô cùng quý gía đã tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc đấu tranh giành độc lập sau này
Thời Ngô, Đinh, Tiền, Lê và nhà Lý ra đời với các mốc son lãnh đạo đáng nhớ như: Đinh Bộ Lĩnh là người thủ lĩnh lãnh đạo dẹp loạn 12 xứ quân năm 967, lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư – Ninh Bình
Thời nhà Lý: Vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uốn đã quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long Ngày nay là thủ đô Hà Nội Thủ đô văn hiến ngàn năm tuổi, là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước Đặc biệt với bài thơ thần của Lý Thường Kiệt đã nói lên khí phách hiên ngang, tinh thần chủ
Trang 5động và có ý nghĩa sâu sắc về quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc Bài thơ được ghi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Từ năm 1225 đến năm 1400 là thời kỳ quốc gia phong kiến nhà Trần với ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi Trong vòng 30 năm từ 1258 đến 1288 dân tộc Việt Nam đã ba lần đương đầu với những đạo quân xâm lược khổng lồ, hung hãn của đế quốc Mông – Nguyên hùng mạnh Thắng lợi chống quân Mông Nguyên là biểu hiện rực rõ lòng yêu nước nồng nàn, trí thông minh sáng tạo, tinh thần đoàn kết dân tộc và nghệ thuật đánh giặc kiệt xuất của dân tộc
ở thế kỷ XIII, là sự kế tục và phát huy truyền thống quý báo của dân tộc đã được hình thành từ hàng nghìn năm trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đã đạt đến trình độ của một cuộc chiến tranh nhân dân Trước kẻ thù giai cấp quý tộc Trần đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc đánh đuổi kẻ thù xâm lược bằng cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp
đúng như lời Trần Quốc Tuấn “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước
góp sức” đã làm nên thắng lợi vẻ vang đó.
Phong trào Lam Sơn 1418 – 1427 chống nhà Minh xâm lược Với sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của hai anh hùng dân tộc là Lê Lợi và Nguyễn Trãi tiếp tục củng cố xây đắp thêm truyền thống yêu nước đánh giặc giữ nước của dân tộc ta,
đó là đường lối kháng chiến trường kỳ, bền gan kháng chiến, biết thu phục lòng người, biết phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đặc biệt là nghệ thuật “đánh vào lòng người và nghệ thuật kết thúc chiến tranh” Bài “Bình ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi như một lời tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Việt Nam:
Trang 6“Xã tắc từ nay bền vững Sơn hà bởi đó đẹp tươi Một áng càn khôn bỉ rồi lại thái Đôi vầng Nhật, Nguyệt mờ rồi lại trong
Để mở nền muôn thuở thái bình
Để sửa nỗi nghìn thu hổ thẹn…”
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam chống lại chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn lao vào con đường tranh ngôi đoạt quyền Lê Chiêu Thống đã cầu cứu nhà Thanh, với chiêu bài “Phù
Lê diệt Tây Sơn” tháng 11 năm 1783, hai mươi vạn quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta Phát huy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân, truyền thống anh hùng của dân tộc, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã lãnh đạo kháng chiến với một nghệ thuật quân sự độc đáo, tư tưởng chủ động tiến công, thần tốc, táo bạo, liên tục, bất ngờ áp đảo đối phương, dũng cảm mưu trí, linh hoạt, khẩn trương Dưới quyền chỉ huy của Quang Trung một đội quân tinh nhuệ bách chiến, bách thắng
đã đánh đổ cơ cấu thống trị của giai cấp phong kiến mục nát Chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm Nguyễn Huệ – Quang Trung từ một lãnh tụ nông dân áo vải trở thành thiên tài quân sự bách chiến, bách thắng, một danh tướng trăm trận, trăm thắng, một anh hùng dân tộc vĩ đại
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, đó là phong trào đấu tranh vũ trang rộng lớn có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân yêu nước nhằm mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn lớn nhất, tất cả mọi hành động yêu nước đều vì mục đích cứu nước Phong trào rộng lớn từ Nam ra Bắc cả ở miền xuối lẫn miền ngược Trung tâm kháng chiến ở khắp mọi nơi trong lực lượng lãnh đạo và lực lượng tham gia phong trào có đầy đủ mọi tầng lớp nhân dân Từ những Vương tôn quý tộc, quan lại cao cấp trong triều
Trang 7đình đến người nông dân, đồng bào các dân tộc miền núi đều nhất tề đứng lên chống Pháp
Sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước của phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX diễn ra trong điều kiện vai trò lịch sử của giai cấp
tư sản thế giới đã bộc lộ rõ tính chất phản động trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi, bởi vậy ngọn cờ cách mạng theo
tư tưởng tư sản lúc này đã lỗi thời Tình trạng khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng chỉ được thực sự giải quyết khi chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời mà người đầu tiên mở đường là lãnh tụ thiên tài Nguyễn ái Quốc
Nguyễn Tất Thành – Nguyễn ái Quốc tuy khâm phục tinh thần đấu tranh của các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Nhưng Người không tán thành con đường và phương pháp đấu tranh của họ Nhờ có tư duy độc lập tự chủ, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng, đánh giá đúng đắn các phong trào yêu nước của cách mạng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh nhờ có tâm hồn cao thượng của một nhà yêu nước, Người có trái tim yêu thương những người cùng khổ vô bờ bến Chủ nghĩa yêu nước chân chính đã thôi thúc Hồ Chí Minh xây dựng chí hướng cứu nước và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
Theo Tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Liên Xô số 39 ngày 23/12/1923 trích bài
“Đến thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản – Nguyễn ái Quốc” Người đã nhắc lại ý
nghĩ của mình “Vào trạc 13 tuổi lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp “Tự
do, bình đẳng, bác ái” thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”.
Truyền thống yêu nước, đoàn kết đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về coi trọng quần chúng, coi trọng xây dựng đoàn kết Bên cạnh truyền thống yêu nước trải dài suốt quá trình lịch sử đó còn là truyền thống văn hoá bản sắc dân tộc, là nhân tố quan trọng tác động to lớn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 8Truyền thống văn hoá Việt Nam là văn hoá đặc sắc lâu đời, là cội nguồn sức mạnh Việt Nam, văn hoá nhân cách hậu, sống có nhân cách Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trong 4 yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận, diện mạo
Người Việt Nam là con người Tổ quốc luận tức là đối với anh ta Tổ quốc lớn hơn tất cả Từ xa xưa lịch sử dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm đã minh chứng rõ ràng Mặt khác do sự bùng nổ đời sống, người Việt phải tạo nên đồng bằng trồng lúa, hoa màu bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình, họ phải đắp đê ngăn mặn, lấn biển, khai hoang trồng trọt, đắp đê ngăn lũ, đào sông, đào kênh dẫn nước làm thủy lợi Chính mối quan tâm thường trực suốt mấy ngàn năm cho đến hôm nay để bảo vệ đồng bằng chống
lũ lụt và hạn hán đã tạo nên tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc đặc biệt của mỗi người dân Việt Nam
Gia đình Việt Nam không phải gia đình Trung Hoa hay gia đình Châu Âu Nói đến gia đình Việt Nam thì phải nói đến làng xã Việt Nam, họ hàng, thân tộc, thờ cúng tổ tiên, chế độ hiếu, hỉ Tất cả làm thành một tổng thể khiến gia đình Việt Nam rất khác gia đình của một xã hội khác Xét gia đình trong quan hệ với
Tổ quốc Phải cứu lấy Tổ quốc đã mới có điều kiện đổi mới gia đình, lo cho hạnh phúc gia đình “Nước mất, nhà tan” Chính vì vậy mà trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã có hàng triệu con người phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên quyền lợi của gia đình Để có điều kiện bảo đảm hạnh phúc cho gia đình trước hết phải giành cho được độc lập, thống nhất Tổ quốc
Truyền thống văn hoá Việt Nam quyền lợi gia đình và Tổ quốc không bao giờ đối lập nhau Chính gia đình Việt Nam là cái lò tạo nên tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Vấn đề thân phận người Việt Nam là rất quan trọng trong đời sống văn hoá, người Việt Nam luôn ý thức sâu sắc thân phận, bản thân với làng quê đất nước Con người Việt Nam trước khi Pháp xâm lược có một thân phận riêng, không phải ai muốn làm gì anh ta cũng được, anh ta không hoàn toàn lệ thuộc vào kinh
tế, chính trị của kẻ mạnh Anh ta được hưởng một sự che chở đặc biệt bảo đảm
Trang 9cho anh ta có thể sống yên ổn, nếu như anh ta sống lương thiện, có đạo đức đúng
như Nguyễn ái Quốc nói “Theo thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ viễn
cổ Người Việt Nam đã có một nền văn hoá đạo đức cao”.
Con người Việt Nam có mối quan hệ nhiều chiều trong làng xã ở nông thôn Việt Nam con người trọng tuổi hơn trọng chức vụ tiền bạc Bởi vì tuổi mà cái mọi ngưòi đều có gặp nhau người ta không hỏi nhau là có bao nhiêu tiền mà người ta hỏi nhau có bao nhiêu con cái Con người Việ Nam sống trong làng xã được làng xã che chở về mọi mặt Về kinh tế anh ta được chia một phần ruộng của làng, mỗi làng có một đình là nơi tất cả những người đàn ông trên mười tám tuổi được quyền họp để bàn những công việc chung, có đền thờ thành hoàng làng
là một thứ thần linh chung cho cả làng Làng là cơ sở văn hoá của dân gian Những người cùng làng có bổn phận giúp đỡ nhau, an ủi nhau, giúp đỡ nhau cho nên người Việt Nam sang ở nước nhưng sống ở làng
Diện mạo, thân phận người Việt Nam trong mỗi làng xã họ có thể thấp ở
tổ chức này nhưng lại cao trong tổ chức khác, khi về làng các bậc cha cchú không ngại phê phán anh ta dù anh ta có quyền lực đi đến đâu đi chăng nữa Về làng mọi người dân Việt Nam đều thấy rõ thân phận của mình Người Việt Nam không mơ ước lên thiên đang hay cõi niết bàn, mà mơ ước rất giản dị là có con cái, được thờ cúng và khi chết được chôn cạnh làng, cạnh những người thân Mỗi làng xã đều có hương ước qui định trách nhiệm của mọi người đối với lang
xã, đối với dòng tộc, họ hàng Có trợ sưu điền để giúp đỡ nhân dân khi không
đủ tiền nộp sưu Có bút điền để trợ cấp cho chi phí về giấy bút trong công việc của làng Có học điền để trợ cấp cho việc học Có cô nhi điền và quả phụ điền
để trợ cấp cho cô nhi, quả phụ
Về vấn đề diện mạo đối với mỗi người dân Việt Nam luôn hết sức dược coi trọng Nếu như khi sinh ra Tổ quốc và gia đình là cái có sẵn, còn thân phận và điện mạo lại khác hai cái này mỗi người phải cố gắng phấn đấu mới có được Mỗi gia đình Việt Nam từ xưa đến nay đều dạy con cái biết hiếu nghĩa, liêm sỉ không phải để làm gì cho gia đình mà là để giữ lấy đạo đức gia đình Cái đó gọi là gia
Trang 10phong Nó quí hơn châu báu, của cải Cái gì mất đi cũng có thể lấy lại được nhưng gia phong mất đi con người mất diện mạo rất dễ làm điều trái với đạo nghĩa Diện mạo một người trong xã hội Việt Nam phụ thuộc vào gia thế Một người khi đã có gia thế luôn được đề cao thì dù ở trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến đâu họ cũng không làm tổn hại đến gia phong, tổn hại đến diện mạo của bản thân và đạo đức gia đình Họ sẽ có đủ nghị lực để vượt qua và trở thành người tốt người có ích cho xã hội
Truyền thống yêu nước đánh giặc giữ nước là nhân tố cơ bản tác động mạnh mẽ đén sự hình thành tư tưởng Hồ Chi Minh, thôi thúc Người quyết tâm ra
đi tìm đường cứu nước, xây dựng chí hướng cứu nước cho Hồ Chí Minh
Truyền thống văn hoá của dân tộc là nhân tố quan trọng tác động to lớn đến
sự hình thành tư tưởng và nhân cách vĩ đại hồ Chí Minh.Người được sinh ra trên quê hương Nghệ An mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước Nơi sản sinh ra biét bao anh hùng từ cổ chí kim, mà Nam Đàn quê hương Hồ Chi Minh lại là một địa phương hội tụ nhiều nhân tài, anh hùng, chí sĩ Quê hương, đất nước, gia đình cũng là một nhân tố quan trọng trong việc sinh thành Hồ Chi Minh Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh và cũng là người dạy chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Tất Thành đã có ảnh hưởng thực sự sâu sắc Cụ Sắc tin tưởng vào người con hiếu thảo, thông minh, chăm học lại sớm có ý chí vươn lên làm người Việc đổi tên cho con từ Nguyễn Sinh Cung ra Nguyễn Tất Thành nhân dịp làm lễ vào làng cho hai con trai đã thể hiện niềm tin của Cụ
Cuộc sống của người mẹ Bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hoà với mọi người Còn phải kể đến mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về lòng yêu nước, thương dân, thương những người cùng khổ
Hồ Chí Minh rất tôn trọng truyền thống dân tộc Người đã sớm nhận biết điều này ngay trên quê hương mình,nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng, nhiều chí
sĩ yêu nước Vì vậy Người khẳng định " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.