Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 21951) trở lại đây, đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách… Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (Tháng 61991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 42001) một lần nữa khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Trang 1TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) trở lại đây, đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách… Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (Tháng 6-1991), Đảng
đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động"
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) một lần nữa khẳng định: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá; về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch vững
Trang 2mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và nhân dân ta"
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 85 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Qua học tập nghiên cứu nguồn gốc và quá trình hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rằng tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dưới tác động, ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại mà Người đã sống
và hoạt động Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam ra đời do yêu cầu khách quan và là sự giải đáp những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ lớn của Hồ Chí Minh với trí tuệ của dân tộc và trí tuệ thời đại Chính sự vận dụng, phát triển của tư tưởng yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, đã hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Từ tiếp thu vận dụng sáng tạo, Hồ Chí Minh từng bước góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin bằng những luận điểm mới, được rút ra từ thực tiễn của đất nước
và dân tộc mình
Trang 3Như vậy nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những tinh hoa của dân tộc và nhân loại, trong đó có chủ nghĩa Mác
- Lênin Tuy nhiên với tính cách là đỉnh cao của tinh hoa, trí tuệ nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong nguồn gốc tư tưởng, lý luận thì chủ nghĩa Mác -Lênin là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác - Lênin là tinh hoa trí tuệ loài người, là nền tảng tư tưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh Nhưng Hồ Chí Minh vẫn có thể vận dụng, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên một loạt các luận điểm cơ bản Hoàn cảnh, điều kiện mà Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, bước đầu rút ra một số
lý do chính là:
Thứ nhất, là người có bản lĩnh trí tuệ vững vàng, sắc xảo, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, ở tuổi 20, Nguyễn Tất Thành
đã được dân tộc, quê hương và gia đình trang bị cho một học vấn chắc chắn, một năng lực, trí tuệ sắc sảo Trong mười năm đầu (từ
1911 - 1920) của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nước để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị đàn áp trên thế giới Trong quá trình này Người đã xây dựng cho mình một vốn văn hoá, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú, tạo ra một năng lực trí tuệ mà không một nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi nào Vào thời
ấy có thể so sánh được Kế theo những năm sau đó, Hồ Chí Minh
Trang 4tiếp tục phát triển vốn văn hoá và vốn sống thực tiễn của mình để trở thành người có bản lĩnh trí tuệ vững vàng, sắc sảo Cái bản lĩnh
đó đã giúp Hồ Chí Minh nâng cao khả năng độc lập, tự chủ và sáng tạo trong khi tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để không rơi vào sao chép, giáo điều
Thứ hai, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam, sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc đang cần có lý luận đúng đắn, tiên phong soi đường, mà lý luận Mác - Lênin là khoa học, nhưng được hình thành chủ yếu trên cơ sở thực tiễn của các nước ở phương Tây, nên đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo lý luận đó, phù hợp với điều kiện Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến ở phương Đông.
Khác với nhiều nhà lý luận tư sản phương Tây, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm giải quyết những vấn đề lý luận hơn là vấn
đề thực tiễn Còn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết là nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam Đến với lý luận của Lênin Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và cũng tin theo V.I.Lênin mà Hồ Chí Minh đã tiến tới nghiên cứu sâu sắc lý luận của C.Mác Song, theo Hồ Chí Minh, C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một cơ sở lịch
sử nhất định, đó là lịch sử Châu âu, mà Châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại, nên cần "xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết, phải đảm nhiệm" Điều đó tạo nên một
Trang 5động lực to lớn, thúc đẩy Hồ Chí Minh vận dụng, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin
Thứ ba: Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo
phương pháp nhận thức Mác xít, đồng thời theo lối "đắc ý, công ngôn" của phương Đông, cốt là nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không bị trói buộc vào cái vỏ của ngôn ngữ Ngoài vận dụng lập trường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin
để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong các sách của các nhà kinh điển
Như vậy sau nhiều năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (vào tháng 7 năm 1920) Theo Hồ Chí Minh, "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắc nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin" và "tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác Đồng thời, Người còn chỉ rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác
- Lênin đối với người cách mạng nói chung, những người cách mạng Việt Nam nói riêng: "chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái
"cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"
Con đường dẫn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,
Hồ Chí Minh viết:
Trang 6"Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thêm ở Pari, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (Do một xưởng của người Pháp làm ra!) Hồi đó tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam
Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ cách mạng tháng Mười rồi làm theo tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết
Tôi tham gia Đảng xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà"
ấy (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) - đã đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Còn như Đảng là
gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu
Hồi ấy, trong các chi bộ của Đảng xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong quốc tế thứ hai hay là nên tổ chức một quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia quốc thế thứ ba của Lênin! Tôi đã dự rất đều các cuộc họp, một tuần hai lần hoặc ba lần; Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến; lúc đầu tôi không hiểu được hết, tại sao người ta lại bàn cãi hăng như vậy? Với Quốc
tế thứ hai hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau? và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi?
Trang 7Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong các cuộc họp là: Vậy thì cái Quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?
Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ
ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc luận cương của Lênin và các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên Báo Nhân đạo
Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng
cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!"
Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ, tôi chỉ ngồi nghe người
ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lý cả, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận Tôi tham gia thảo luận sôi nổi Mặc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để tôi nói hết ý nghĩa của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ hai lý lẽ chung nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì? Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi mà thấy
Trang 8tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi" Ở đây cần nhắc thêm rằng các đồng chí Mác Xen Ca-Sanh, Vai-Ăng Cơtuya-ri-ê, Mông-mút-xô và nhiều đồng chí khác đã giúp tôi hiểu biết thêm, cuối cùng ở Đại hội Thành phố Tua, tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán thành tham gia quốc tế thứ ba
Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, nếu chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa
về cái "cẩm nang" đầy phép lạ thần thánh Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết Chủ nghĩa Lênin đối với chúng tôi, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng, con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản"
Có thể nói trong bài con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin,
Hồ Chí Minh đã cắt nghĩa một cách chân thành và giản dị quá trình hình thành tư tưởng của mình Trong đó khi tiếp xúc với Luận cương của Lênin không chỉ tạo ra một bước ngoặt trong tư tưởng
Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa mở đầu một thời kỳ mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam Hiểu rõ vị trí
Trang 9không gì thay thế nổi chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay sau lần tiếp xúc đầu tiên, Hồ Chí Minh tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các văn kiện khác của chủ nghĩa Mác - Lênin Qua nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đến một sự lựa chọn và khẳng định rất khoát: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất mà còn khoa học nhất Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Người Đó là những nguyên nhân khiến Hồ Chí Minh không một phút xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin
Mỗi bước phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh đều không tách rời việc học tập, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh cho rằng, những việc cần kíp thường xuyên đặt ra đối với Người và toàn Đảng là: "Học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận" Đối với Hồ Chí Minh, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin
là nắm vững phép biện chứng, bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa ấy để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, chứ không phải học thuộc ít câu để loè thiên hạ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh" Với phương pháp luận đúng đắn Hồ Chí Minh rất mực trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng trong khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, chính Người đã góp phần phát triển chủ nghĩa ấy trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là cách mạng giải phóng các dân
Trang 10tộc thuộc địa Có thể khẳng định rằng, từ khi tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lênin đến khi vĩnh biệt chúng ta, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn chi phối mọi tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Trong Di chúc Hồ Chí Minh viết: "Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, Cụ Lênin và các vị đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột"
Như vậy vai trò quyết định của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với
tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở những điểm chính là:
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đem lại cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận khoa học chung nhất chỉ đạo hoạt động nhận thức của Người.
Do đứng vững trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận Mác
- Lênin mà Hồ Chí Minh đã xem xét, đánh giá được các hiện tượng lịch
sử, những giá trị truyền thống của dân tộc, các học thuyết trong xã hội… một cách đúng đắn, trên cơ sở đó mà lọc bỏ các yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tiến bộ cách mạng, để từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống tư tưởng của Người
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến bản chất giai cấp của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa trong nhiều học thuyết về chính trị, xã hội, quân sự của nhân loại Trong các học thuyết đó, có học thuyết thuộc hệ tư tưởng phong kiến, có học thuyết thuộc hệ tư tưởng tư sản và có học thuyết thuộc hệ tư tưởng vô sản Song, trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, Hồ Chí