1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ebook truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc việt namphần 2

26 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 818,6 KB

Nội dung

Điều đó phản ánh sự đấu tranh chống xâm lược của cư dân nước ta và đó là cơ sở rèn đúc nên tinh thần quật cường và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cư dân tạo dựng nên nhà nước Văn Lan

Trang 1

CHƯƠNG II TÁC DỤNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ LỚN TRONG CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM

1 TÁC DỤNG CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC

1.1 HOÀN CẢNH THIÊN NHIÊN VÀ LỊCH SỬ ĐÃ RÈN ĐÚC NÊN

TRUYỀN THỐNG KIÊN CƯỜNG VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG Ý

THỨC QUỐC GIA DÂN TỘC

1.1.1 Hoàn cảnh thiên nhiên

Đó chính là các yếu tố tạo cơ sở cho sự xuất hiện của loài người sớm, là một trong những cái nôi của loài người nguyên thủy

ƒ Khó khăn:

Rừng núi chiếm 80% diện tích đất nước gây nên nhiều khó khăn lớn, tạo nên những trận mưarừng lớn, gây khó khăn cho con người Bờ biển dài, sông hồ nhiều nên bão tố, lũ lụt đe dọa cuộc sống của con người, nước ta là một trong những trung tâm của bão tố trên thế giới Ở các tỉnh miền Bắc, vào các tháng 9,10,11 lũ lụt luôn gây cho con người những thử thách lớn, khí hậu ẩm tạo cho các loại côn trùng, sâu bệnh phát triển làm ảnh

Trang 2

hưởng lớn đến sản xuất trong nông nghiệp (6-7 lứa sinh trưởng /năm) Những yếu tố trên làm cho những lớp cư dân đầu tiên phải rèn luyện cho mình những bản chất bất khuất, kiên cường để chinh phục mảnh đất này Qua những kết quả khai quật khảo cổ học ở Núi Đọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh,… cho ta thấy nền văn hóa khảo cổ phát triển một cách liên tục, Sơn Vi (Bắc Thái) thuộc hậu kỳ đá cũ xuất hiện ở trên 70 địa điểm như ở Cúc Phương (Ninh Bình), Hà Nội, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Tiếp đến, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy văn hóa thuộc đồ đá mới ở Bắc Sơn, Quỳnh Văn (miền Trung), trung kỳ đá mới ở Đa Bút, hậu kỳ đá mới

ở khắp mọi miền đất nước, văn hóa Đông Sơn có 4 giai đoạn: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn

Trên các loại hình công cụ ta thấy nền văn hóa phát triển liên tục và mang tính chất bản địa (những sọ người có thêm những yếu tố mới gia nhập vào yếu tố cũ) Như vậy là những lớp cư dân đã bất chấp những khó khăn khắc nghiệt của thiên nhiên để phấn đấu, duy trì cuộc sống và bám chắc mảnh đất giàu đẹp, xây dựng nền văn hóa giai đoạn sau phát triển hơn giai đoạn trước Đến sát Công nguyên, cư dân nước ta đã đạt được trình độ khá cao, kỹ thuật đúc đồng tinh vi, ổn định trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp đã rất phát triển, đời sống của cư dân ổn định Các địa điểm khảo cổ học kéo dài vài trăm năm, chứng tỏ quan hệ xã hội đã được xây dựng và dần dần ổn định Sự phân hóa giai cấp xã hội ngày càng rõ rệt, làm xuất hiện một quốc gia Văn Lang là một điều chứng tỏ miền đất nước này đã đạt đến trình độ văn minh khá cao Trong quá trình ấy, trong cộng đồng dân cư dần dần nảy nở tình yêu mảnh đất và liên tục được hun đúc thành lòng yêu nước, đó chính là mầm mống của tinh thần yêu nước Thời kỳ nước Văn Lang được xây dựng, tinh thần đó đã phát triển thành mầm mống đầu tiên của tinh thần quốc gia, gắn bó tinh thần của con người với mảnh đất cư trú

1.1.2 Hoàn cảnh lịch sử

Nước ta nằm ở bán đảo Đông Dương, ngã tư Đông Tây, Bắc Nam, là bao lơn nhìn

ra Thái Bình Dương, nên đã thu hút sự chú ý của các cư dân xưa Nhiều loại chủng tộc sinh sống trên đất nước ta, nhiều cư dân các bộ tộc mạnh đã nhòm ngó và tràn vào khu vực này Truyền thuyết ghi lại những sự kiện như giặc Man, giặc mũi đỏ, giặc Ân vào xâm lược đất nước ta, Hùng Vương cự tuyệt sứ giả của Việt vương Câu Tiễn Điều đó phản ánh sự đấu tranh chống xâm lược của cư dân nước ta và đó là cơ sở rèn đúc nên tinh thần quật cường và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng cư dân tạo dựng nên nhà nước Văn Lang hùng cường Trước họa xâm lăng của quân Tần, cư dân Lạc Việt và cư dân Tày, Nùng của Thục Phán đã liên kết lại Các nhà viết sử đã nhận định: “Trong lịch sử đấu tranh lâu dài, từ thời đại đồ đá mới rồi đến đồ đồng, đồ sắt, với nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng, nền kinh tế và xã hội của các tộc Việt đã có bước phát triển mới

Trang 3

Cộng đồng dân tộc của người Việt cổ đã hình thành: Nhà nước Văn Lang đã xuất hiện Những tình cảm dân tộc nảy sinh từ thuở ban đầu đã được tôi luyện và lớn mạnh, trở thành tinh thần độc lập tự chủ kiên cường, lòng yêu nước thương nòi và chí khí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm”1

1.2 TÁC DỤNG CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ

BẮC THUỘC: BẢO TỒN NÒI GIỐNG VÀ GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC

Thế kỷ III trước Công nguyên, đế chế của người Hán dưới triều Tần phát triển mạnh mẽ Người Trung Quốc xây dựng quốc gia từ khoảng trên 2000 năm TCN Trung Quốc xây dựng quốc gia đi đôi với quá trình bành trướng xâm lược từ Hạ-Thương-Chu (Đông Chu liệt quốc - Xuân Thu chiến quốc) Thời Tần, địa vực chủ yếu là sông Hoàng Hà, thế kỷ III TCN phát triển thành đế chế rộng lớn tràn xuống phía Nam sông Dương Tử, xâm phạm đến Bách Việt, trong đó có Âu Việt và Lạc Việt “Nhà Tần ở phía bắc mắc họa với người Hồ, phía nam mắc họa với người Việt, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, lui không được trong hơn 10 năm đến khi Tần Thủy Hoàng chết thì bãi binh

” - Sử ký Tư Mã Thiên Nhà Tần đánh vào đất Bách Việt năm 218 TCN, Tần Thủy

Hoàng chết năm 209 TCN (10 năm), trong thời gian đó nhà Tần lập được 4 quận: Tượng, Nam Hải, Quế Lâm, Mân Trung, bốn quận đó ổn định trong suốt thời gian Tần Thủy Hoàng thống trị, có nghĩa là đánh nhau với người Việt ở phía Nam Quảng Tây chỉ có thể là Âu Lạc của An Dương Vương Kết hợp với truyền thuyết của ta là Hoài Nam Tử:

“người Việt cử người kiệt tuấn ra đánh giặc” mà người đó là An Dương Vương thì chứng tỏ An Dương Vương đã lãnh đạo nhân dân chống Tần

Sự thắng lợi đó củng cố thêm lòng tự tin vào sức mạnh của cư dân nước ta vì đó là cuộc kháng chiến lớn nhất với quyết tâm cao nhất của nhân dân ta Sau đó, Triệu Đà đánh vào nước ta 2 lần Mặc dù thất bại nhưng cũng chứng tỏ nhân dân ta chiến đấu với tinh thần rất cao vì Triệu Đà vừa phải dùng mưu, vừa phải dùng quân sự “Cao Hậu chết, bãi binh, Đà nhân thế đó lấy sinh lực uy hiếp biên cảnh, lấy của cải đút lót khiến Âu

Lạc thuần phục” - Hoài Nam Tử Nhà Triệu thi hành chính sách thống trị trực tiếp bằng

cách chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân đứng đầu là hai tên quan sứ còn quan lại bên dưới vẫn là các lạc tướng, dùng tục cũ để trị dân, để đối phó với sự phản ứng liên tục của nhân dân ta Sang thời Tây Hán, nhân dân ta vẫn liên tục nổi dậy, sử Hán ghi: “quân lính run sợ, mệt mỏi vì Âu Lạc” Năm 111 TCN, triều Hán phải cử quân sang đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Tây Vũ Vương

1 Hồng Nam, Hồng Lĩnh (chủ biên): Những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược, Sđd, TI, trang 63,64

Trang 4

Sang thời Đông Hán, tư tưởng bình thiên hạ đã rất phát triển ở Trung Quốc Trương Khiên đi sứ Tây Vực để phát triển thế lực sang phía Tây Dân số của đế chế gần 60 triệu người, thực hiện chính sách đồng hóa đối với các dân tộc bị chinh phục trong đó có nước ta Hai thái thú Tích Quang (Giao Chỉ), Nhâm Diên (Cửu Chân) mở mang các trường học để tuyên truyền lễ giáo phong kiến Trung Quốc để đồng hóa nhân dân ta, ép buộc nhân dân ta thay đổi phong tục tập quán nhất là hôn nhân, về kinh tế thì khuyếch trương, phổ biến việc sử dụng đồ sắt nhằm tước đoạt ruộng đất của nông dân, đẩy mạnh khẩn thực, lập trang trại người Hán và đưa tội nhân đến ở để đồng hóa, can thiệp đến tận cơ sở, xúc phạm mạnh mẽ tới quyền lợi và truyền thống dân tộc

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong thời kỳ Tô Định làm thái thú, nhưng lại là kết quả của những chính sách từ trước được nhân dân 4 quận: Cửu Chân, Nhật Nam, Giao Chỉ, Quế Lâm hưởng ứng thu được 56 thành Trưng Trắc lên làm vua là sự phủ định hiên ngang tư tưởng bình thiên hạ của đế chế Hán, chứng tỏ sự kêu gọi tinh thần quật cường dân tộc Chính quyền trung ương được xây dựng trên cơ sở đất đai của Âu Lạc cũ, Mã Viện sau này đã tàn sát nhân dân, giết hại các Lạc tướng, vơ vét các trống đồng để đúc ngựa mang về Trung Quốc Phần còn lại, Mã Viện đúc một cột đồng ở Giao Chỉ, thể hiện hành động dã man hòng thủ tiêu tinh thần dân tộc, xáo trộn các đơn vị hành chính, bỏ luật của người Việt để cảnh cáo tinh thần nhân dân ta

Trong khoảng 100 năm, phong trào chìm lắng không chỉ vì ý chí dân tộc ta bị sa sút mà vì thiếu lực lượng lãnh đạo, vì quý tộc cũ bị tiêu diệt, quý tộc mới đang bị phân hóa Từ năm 137, phong trào lại bùng lên, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm cho nhà Hán nhiều phen cử quân chinh phạt Chính quyền nhà Ngô phải chia phía Nam làm hai châu (châu Giao, châu Quảng) và nới lỏng sự ràng buộc với châu Giao: “nhân dân miền Giao Chỉ chán yên vui, thích làm loạn, khó cai trị” Thực tế, nhân dân ta đã thắng được chính sách đồng hóa và chính sách di dân khẩn thực của kẻ thù, buộc chúng phải thống trị theo lối ràng buộc, các hào trưởng vẫn hùng cứ và mỗi khi có điều kiện lại nổi dậy chống đối chính quyền thực dân Năm 468, Lý Trường Nhân nổi dậy khởi nghĩa, giết các quan lại người Hán giành quyền tự trị Tất cả các cuộc khởi nghĩa sau đó đều có ý nghĩa độc lập, việc đó có một ý đồ chính trị rất lớn làm chấn động cả miền châu Giao Khởi nghĩa Lý

Bí thắng lợi và sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân kết thúc giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 càng chứng tỏ sự thất bại của chính sách đồng hóa của người Hán, đó cũng là sự đồng hóa trở lại (Lý Bí thuộc tầng lớp địa chủ Hán tộc bị đồng hóa thành người Việt) Đây là sự kiện chứng tỏ sự đấu tranh chống đồng hóa của nhân dân ta rất mạnh mẽ Chính quyền Vạn Xuân được xây dựng lên đã đối đầu thắng lợi với các cuộc tiến công của nhà Lương để xây dựng một quốc gia riêng biệt Hoàng đế Lý Bí là sự thể hiện ý chí độc lập cho toàn thể nhân dân lúc đó với chính sách phong thần cho bà Triệu

Trang 5

Bắc thuộc lần thứ 3 là giai đoạn đế chế Hán dưới thời Đường Trung Quốc là một đế quốc rộng lớn mở rộng ảnh hưởng văn hóa ra cả Trung Á, châu Âu, châu Phi và đẩy mạnh đồng hóa sang nước ta như tên Đường Nhân (Phố) thuộc huyện Đường Hào, đặt các An Đông, An Tây, An Nam, An Bắc đô hộ phủ, khống chế về quân sự và mua chuộc, chia rẽ quý tộc bản xứ Nhiều người làm quan, chức cao đến An phó đô hộ phủ, mở trường dạy học, khoa thi cử Suốt 3 thế kỷ, nhân dân ta vẫn liên tiếp nổi dậy giành quyền tự chủ (các cuộc khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh …)

Sau hơn 30 năm từ 905 - 938, ý thức dân tộc phát triển mạnh mẽ, quần chúng nhân dân tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán ngay lúc chúng đặt chân vào đất nước ta, nói lên sự trưởng thành vượt bậc về vật chất và tinh thần của nhân dân ta Một bài học được rút ra là mỗi khi khởi nghĩa phải đi liền với kháng chiến chống ngoại xâm thì mới thành công Nhà nước mà Ngô Quyền xây dựng nên là hiện tượng riêng trong bối cảnh Ngũ đại thập quốc ở Trung Nguyên Đây là chủ quyền độc lập của nhân dân Âu Lạc sau hơn 1000 năm bị đô hộ chứ không phải là một sự cát cứ phong kiến mà một số sử gia Trung Quốc nhận định

Lãnh thổ bao gồm đất Âu Lạc cũ với cư dân người Việt khác hẳn về chủng tộc với người Hán, với phong tục riêng: búi tóc, nhuộm răng, ăn trầu, ngôn ngữ riêng biệt mặc dù trải qua một quá trình đồng hóa lâu dài (tiếng Hán Quảng Đông khác Bắc Kinh nhưng vẫn là ngôn ngữ Hán) Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa với ý đồ khôi phục lại quốc gia thời kỳ An Dương Vương Tổ chức nhà nước và chủ quyền khác hẳn với Trung Quốc Đinh Tiên Hoàng lại thể hiện ý chí độc lập rõ rệt: đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xưng hoàng đế, đặt niên hiệu, xây dựng một đạo quân 1 triệu (Thập đạo ) để bảo vệ độc lập dân tộc

Nhìn lại thực lực của kẻ thù mới thấy được sức mạnh của ý chí dân tộc và tinh thần đó được bồi đắp, vươn lên khiến cho nhân dân ta giành được độc lập dân tộc thế kỷ X Phạm Văn Đồng nhận định: “khắc khổ, cần lao và tranh đấu là 3 đức tính của đời sống dân tộc, ông cha ta rất giàu tinh thần chiến đấu, rất giàu sinh lực mới vượt qua được bao chướng ngại thiên nhiên trùng trùng, điệp điệp trước con đường sinh tồn mới thắng được kẻ thù bao phen giày xéo đất nước ta”1

1.3 TINH THẦN YÊU NƯỚC MẠNH MẼ ĐÃ THÚC ĐẨY NHÂN DÂN

TA ĐẤU TRANH GIỮ VỮNG NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ LẬP NÊN

1 Phạm Văn Đồng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1978,

trang 37

Trang 6

NHỮNG CHIẾN CÔNG HIỂN HÁCH TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII

Nguyên nhân chủ quan: đó là cơ sở truyền thống đấu tranh có từ trước và đẩy mạnh trong thời Bắc thuộc

Nguyên nhân khách quan: hai cuộc sống tương phản trước và trong thời Bắc thuộc đã thúc đẩy nhân dân ta đấu tranh, kẻ thù ngay từ đầu đã ôm mộng bành trướng, nhân dân ta phải đứng trước thử thách lớn lao, đã vững vàng lập nên những chiến công hiển hách

Năm 979, nhà Tống đã thống nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, là một vương triều phong kiến rất mạnh tiếp tục nuôi ý đồ xâm lược nước ta khi nước ta có dấu hiệu suy yếu Triều đình Đại Cồ Việt lục đục, nhà Tống xúi giục Chiêm Thành tiến công phía Nam và chuẩn bị tiến công phía Bắc Chúng kéo vào nước ta theo 3 đường: Bạch Đằng, sông Hồng, Lạng Sơn Như vậy, sau gần một nửa thế kỷ, nước ta lại phải đương đầu với một đế quốc hùng mạnh Với tinh thần yêu nước mạnh mẽ, nhân dân ta quyết tâm ủng hộ cuộc kháng chiến của Lê Hoàn Mùa xuân 981, Lê Hoàn đã đập tan cuộc xâm lược của quân Tống ngay từ địa đầu đất nước (Bạch Đằng, Chi Lăng) Nhưng nhà Tống không từ bỏ ý đồ mà vẫn tiếp tục chuẩn bị xâm lược nước ta Năm 1075, nhà Tống chuẩn bị 10 vạn quân với 20 vạn dân phu do những tướng tài như Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy Nhưng cũng với lòng yêu nước mạnh mẽ, nhân dân ta đã tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt: đem quân đánh Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu trước để tự vệ Năm 1077, nhân dân ta lại đập tan toàn bộ quân xâm lược của Nhà Tống bên bờ sông Như Nguyệt Quân Tống chỉ còn 2,3 vạn tức là ¾ quân số bị tiêu diệt, số quân và dân phu bị giết lên tới gần 30 vạn, tốn 5 triệu lạng vàng Nhà Tống định dùng chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhưng bị mất hết cả thể diện, do đó, hơn 200 năm sau chúng không dám nghĩ đến việc xâm lược nước ta nữa Nhân dân ta càng thêm tin tưởng và tự hào về những chiến công của mình Lý Thường Kiệt thay mặt nhân dân làm bài thơ “Thần” đuổi giặc được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc

Đến cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, đế chế Nguyên - Mông đã xâm lược hầu khắp lục địa và 3 lần xâm lược nước ta với quyết tâm lớn Chúng dùng ½ triệu quân với các tướng tài thuộc hàng công thần khai quốc, áp dụng những chiến thuật, chiến lược mới lạ, gây nên nỗi sợ hãi của con người Nhân dân ta bằng nhiều hình thức đã tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến Trong cả 3 lần kháng chiến, lần nào nhân dân ta cũng đuổi được kẻ thù ra khỏi bờ cõi Đó chỉ có thể là tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia dân tộc mạnh mẽ của nhân dân ta Sứ nhà Nguyên là Trần Phu đã làm bài thơ trong đó

Trang 7

có câu “nghe tiếng trống đồng mà bạc cả tóc” Nhà Nguyên tồn tại một thời gian dài nữa cũng không dám sang xâm lược nước ta

Trong cuộc kháng chiến chống Minh, nhà Minh sang xâm lược nước ta với hàng chục vạn quân Thắng lợi của cuộc xâm lược ban đầu không phải vì sức mạnh của hàng chục vạn quân mà chính vì nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân Cuộc kháng chiến vẫn nổ ra khắp nơi làm cho nhà Minh phải bình định trong một thời gian dài Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa, ban đầu chỉ vài trăm người nhưng đến cuối cuộc khởi nghĩa đã có 35 vạn quân Các tầng lớp nhân dân ở khắp nơi cùng tham gia đánh giặc Với tinh thần và lực lượng cuộc khởi nghĩa như thế, chúng ta quét sạch quân thù ra khỏi đất nước Lời thề Đông Quan của Vương Thông lần đầu tiên phải tuyên bố không dám xâm lược nước ta nữa Nguyễn Trãi thay mặt nhân dân ta viết lên bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai nói lên khí thế oai hùng của dân tộc và khẳng định chủ quyền quốc gia

Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, Thanh vốn từ khởi nghĩa của nông dân Xiêm tuy không phải là một đế chế lớn nhưng là một vương triều mạnh, chiến thắng xẩy ra trong một thời gian rất ngắn Nhà Thanh là một đế chế lớn mạnh bậc nhất thời bấy giờ, đó là một đế chế dựa trên sự đồng hóa Hán Mãn đã xâm lược nước ta với 29 vạn quân Chỉ hơn 2 tháng, được sự ủng hộ của toàn dân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi Sau chiến thắng đó, Nguyễn Huệ còn cầu hôn với công chúa nhà Thanh và đòi đất Lưỡng Quảng để đóng đô

Tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia dân tộc mạnh mẽ đã giúp nhân dân ta làm nên những chiến công hiển hách, đánh bại những cuộc xâm lăng của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia

1.4 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA QUÝ TỘC PHONG KIẾN

Giai cấp quý tộc phong kiến đối lập với quần chúng nhân dân về quyền lợi và tư tưởng Trong quá trình đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc và bản thân thì lẽ ra quyền lợi của giai cấp quý tộc phong kiến đối kháng với quyền lợi của nhân dân Nhưng trong điều kiện chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc ở nước ta thì quyền lợi của dân tộc đã thống nhất hai giai cấp Nước ta là một nước nhỏ bé, nếu bị kẻ thù thống trị thì giai cấp quý tộc sẽ bị chia sẻ quyền lợi Tinh thần yêu nước của quý tộc phong kiến được thể hiện dưới hình thức trung quân “Ai cũng mến vua mà liều chết” - Nguyễn Trãi, “Xã tắc bị giày xéo” - Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” - Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản “phá cường địch báo hoàng ân”…

Nhưng không chỉ vì trung quân mà còn vì tinh thần dân tộc: đấu tranh để cứu nhân dân ra khỏi cảnh lầm than Họ cùng quân sĩ lăn lộn gian khổ để chiến đấu Từ thời Hai Bà Trưng đến Lê Lợi Hai Bà Trưng tha tô thuế cho nhân dân trong 3 năm, tha bỏ lực

Trang 8

dịch của họ Khúc Các vua Lý thương yêu dân như con Nhà Trần một mặt vạch trần tội ác của quân Nguyên, mặt khác nêu lên nỗi khổ của nhân dân Lãnh đạo nhân dân chống xâm lược “Thiên nam hành lý” Nguyễn Trãi: “việc nhân nghĩa cốt để yên dân…”

Họ nêu cao tinh thần tự hào dân tộc như đặt tên nước là Đại Việt, Đại Cồ Việt Ý thức dân tộc mạnh mẽ “Khải Hoàn” - Trần Quang Khải Họ có tinh thần chiến đấu rất dũng cảm Một bộ phận liên kết với kẻ thù nhưng không đáng kể (Trần Ích Tắc, Trần Kiện, …) Giai cấp quý tộc phong kiến tham gia tích cực vào các cuộc đấu tranh chống xâm lược với tư cách là người đại diện cho quyền lợi dân tộc

2 TÁC DỤNG CỦA KHỐI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN

Ngay từ buổi đầu dựng nước, chúng ta đã phải đối phó với cuộc xâm lược của nhà Tần Một trong những biện pháp quan trọng nhất là đoàn kết nhất trí: “người Việt cùng nhau trốn vào rừng, cử người kiệt tuấn ra đánh giặc” Lúc nào có sự đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ thì thất bại

Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trở thành một truyền thống, một di sản quý báu của dân tộc ta Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần thế kỷ XIII đã chứng minh rõ ràng sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân Hai Bà Trưng hô hào khởi nghĩa giành độc lập dân tộc, được nhân dân ta nhất tề hưởng ứng, chỉ trong 3 tháng là thu phục được

56 thành, đuổi quân xâm lược về nước Sau Hai Bà Trưng, phong trào bị chìm đắm trong hơn một trăm năm là do không có thành phần quý tộc lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết đấu tranh dân tộc

Lý Bí liên kết được hào kiệt các châu đồng thời khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương đô hộ, lập nên nhà nước Vạn Xuân Nhân dân ta đồng lòng ủng hộ công cuộc khôi phục và đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền

Cuối Đinh, trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, toàn thể quý tộc tôn Lê Hoàn là người có uy tín, có tài năng lên làm vua Lê Ngọa Triều tàn bạo, làm mất lòng dân nên toàn thể tướng lĩnh, sư sãi đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua Nhận thức sâu sắc sức mạnh của tinh thần đoàn kết, trước cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động dàn xếp mâu thuẫn với Lý Đạo Thành Ông còn phát động tinh thần đoàn kết trong nhân dân và quân sĩ để đánh thắng quân xâm lược

Nhà Trần xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân Trần Thái Tông nói: “xã tắc này là của tổ tiên, người làm vua phải cùng anh em thụ hưởng” Nhà vua không vì hiềm khích mà trao quyền cho Trần Quốc Tuấn là người tài giỏi Mặt khác, Trần Quốc Tuấn lại rất gương mẫu để củng cố khối đoàn kết Ông đã chủ động dàn xếp mâu thuẫn với

Trang 9

Trần Quang Khải khi tắm cho Trần Quang Khải trên bến sông Bình Than Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là hình ảnh của khối đoàn kết dân tộc Ban đầu, trong Hội thề Lũng Nhai chỉ có 19 người nhưng đã đầy đủ hào kiệt bốn phương về tụ nghĩa

Nguyễn Huệ đã tìm mọi cách để thu hút lực lượng và đoàn kết trong bộ chỉ huy của mình Ông ra sức thu hút nhân sĩ Bắc Hà, phát hịch kể tội quân xâm lược, nêu cao truyền thống đánh giặc cứu nước của tổ tiên để kích động tinh thần yêu nước của toàn dân Nhờ đó, toàn dân như một, tập hợp dưới ngọn cờ dân tộc của Quang Trung - Nguyễn Huệ

Ngược lại, khi có sự chia rẽ thì kháng chiến thất bại An Dương Vương thất bại trong cuộc chiến tranh chống Triệu Đà là do bị chia rẽ “Âu Lạc tương công đánh lẫn nhau” Nhà Hồ không tranh thủ được sự ủng hộ của quý tộc phong kiến và nhân dân Hồ Nguyên Trừng đã trả lời Hồ Quý Ly là: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi” Đánh giá về quân đội nhà Hồ, nguyễn Trãi nói: “Quân họ Hồ trăm vạn người, trăm vạn lòng”

Giới quý tộc phong kiến đã rút ra được tác dụng to lớn của khối đoàn kết trong các vấn đề sống còn của quốc gia, thể hiện qua lời nói của các bậc anh hùng Trần Hưng Đạo nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức khiến giặc mạnh phải bó tay”

Điều kiện khách quan cho việc thực hiện khối đoàn kết toàn dân chính là: Tạo cơ sở cho việc xóa bỏ cát cứ, thực hiện khối đoàn kết, sở hữu ruộng đất thuộc nhà nước

Ở nước ta, mặc dù mới dựng nước nhưng con người đã có thói quen sử dụng vũ khí,

ý chí đấu tranh được duy trì trong suốt thời kỳ bị nô dịch Nông nghiệp trồng lúa nước cần phải liên kết với nhau làm thủy lợi Nhà nước tập quyền của An Dương Vương ra đời, đến thời kỳ thống trị, nhà nước đó vẫn là nhà nước tập quyền, thi hành chính sách bóc lột ở khắp các địa phương một cách đồng đều tạo ra mâu thuẫn đồng đều trong cả nước Đối lập với phong kiến ngoại tộc không chỉ là giai cấp nông dân mà còn cả phong kiến dân tộc Người nông dân chống xâm lược, nên liên minh với quý tộc phong kiến chống ngoại tộc Mặt khác, phong kiến dân tộc cũng chống phong kiến ngoại tộc vì quyền lợi giai cấp Họ phải nhân nhượng nông dân ở chỗ thu tô thuế nhẹ làm cho giai cấp nông dân thấy được phải theo giai cấp phong kiến để giành quyền lợi cho mình, nguyện vọng dân chủ được đáp ứng phần nào, ý thức quốc gia dân tộc có từ sớm là nhân tố quan trọng trong việc đoàn kết chống ngoại xâm

Đoàn kết trong cộng đồng các tộc người: nước ta là quốc gia đa dân tộc từ buổi ban đầu dựng nước đã khác nhiều quốc gia đa dân tộc khác là chia rẽ: Âu Lạc duy trì và phát huy khối cộng đồng dân tộc Bắc thuộc lần thứ nhất, Bà Trưng kêu gọi mọi tộc

Trang 10

người Bắc thuộc lần thứ hai, Lý Bí, Lý Thiên Bảo thường rút lui vào các Động để nương náu và xây dựng lực lượng Bắc thuộc lần thứ ba, người Ô Tử, Man.v.v đã tham gia các cuộc khởi nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến ( miền núi - đồng bằng ), Mai Thúc Loan liên kết 32 châu Thời Lý, Trần, Lê Sơ thực hiện chính sách “Nhu viễn” để lôi kéo đồng bào các dân tộc ( Tày, Nùng ở phía Bắc, họ Thân ở Động Giáp, họ Nùng ở Tông Đán, họ Lê ở Hưng Hóa, họ Hà ở Tuyên Quang, cha con Hà Khuất, Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương ở Chiêm Hóa, Lê Lợi, Lê Lai người Mường, v.v )

3 VỊ TRÍ CỦA NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG CÁC CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

3.1 YẾU TỐ KINH TẾ:

Ăngghen nói: “Bất cứ bạo lực chính trị nào ban đầu cũng đều dựa trên một chức năng kinh tế, xã hội”1 Kẻ thù của ta có lực lượng vật chất rất mạnh, lại ở sát nước ta, khi có chiến tranh, chúng ta phải mất một số lực lượng để phục vụ chiến tranh (quân đội, vật chất) Do đó, kinh tế có vị trí rất quan trọng

Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp rất phát triển (đồng thau, đồ sắt) tạo nên của cải thặng dư để cung cấp cho lực lượng thoát ly sản xuất để chuyên phục vụ chiến đấu Nền kinh tế đó tạo nên mảng kinh tế thủ công nghiệp phát triển, sản xuất vũ khí phong phú về loại hình và số lượng Mặt khác, nông nghiệp tạo điều kiện cho cư dân ổn định kết cấu và tạo điều kiện chiến tranh việc tổ chức tập trung để chiến đấu: “Trước khi có nhà nước phải có một điều kiện hoàn toàn đặc biệt mới làm cho nửa triệu người có thể tập hợp lại dưới sự chỉ đạo của trung ương duy nhất và điều kiện đó chắc chắn chưa bao giờ có được”1

Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, mặc dù chính quyền thực dân kìm hãm, nhân dân ta vẫn phấn đấu kiên quyết để phát triển kinh tế làm cho kinh tế đồ sắt ngày càng phát triển trên phạm vi cả nước Thế kỷ II, đồ sắt khá phát triển, đến thế kỷ VI đã phổ biến toàn quốc gia

Từ thế kỷ III, những cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra liên tục, rộng lớn về không gian và thời gian Đến cuối Bắc thuộc lần thứ hai, kinh tế càng phát triển, quan hệ sản xuất độc lập càng thúc đẩy kinh tế phát triển tạo điều kiện cho chúng ta xây dựng được một đạo quân lớn không chỉ về tinh thần mà còn cả về vật chất Nền kinh tế

1 F Engels: Chống Đuy Rinh, C Mác, F Aêng Ghen tuyển tập, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1983, T.V, trang

259, 260

1 F Aêngghen, Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Tuyển tập, Sđd, TVI trang

245

Trang 11

thủ công nghiệp khá phát triển là cơ sở để trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại trong thời kỳ đó Thời Lý có máy bắn đá, thời Trần, Hồ có hỏa pháo (Hồ Nguyên Trừng là người cải tiến), Tây Sơn có súng đại bác Tổ tiên ta xây dựng được đủ các binh chủng, chiến thuyền nhiều, trọng tải lớn có khi chở được vài trăm quân: Tây Sơn 60 đại bác, 70 người/thuyền dài hàng chục mét (chiến thuyền) Nhà Hồ xây dựng thành Đa Bang và các tuyến phòng thủ khác vào loại kiên cố

Mặt khác, đó là điều kiện cho thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển Hệ thống giao thông chính được thiết lập từ cuối đời Đường, có thể huy động quân đội dễ dàng Nhà Trần huy động quân đội ở Vạn Kiếp và rút quân thần kỳ Thông tin tuyên truyền phát triển thuận lợi, truyền tin, mệnh lệnh Hào kiệt mọi nơi về hội thề ở Lam Sơn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

3.2 YẾU TỐ AN NINH CHÍNH TRỊ

Yêu cầu liên kết các tộc người dẫn đến nhà nước trung ương tập quyền ra đời Ngay từ thời kỳ Hùng Vương, An Dương Vương, quốc gia Văn Lang, Âu Lạc đã là một vương quốc thống nhất Các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đã liên kết được nhân dân cả nước đánh đuổi quân đô hộ của phong kiến Hán tộc Trong thời kỳ xây dựng và củng cố quốc gia độc lập tự chủ, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã hết sức chú ý giữ gìn an ninh chính trị quốc gia

Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (981), Lê Hoàn đã dẹp yên nội loạn, đánh bại cuộc tấn công quân sự của Chiêm Thành từ phía Nam để tập trung toàn lực đối phó với quân Tống ở phía Bắc Nhờ đó, hậu phương của Đại Cồ Việt được đảm bảo và quân dân ta đã đánh thắng quân xâm lược Tống ngay ở địa đầu đất nước

Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, trên cơ sở một nền kinh tế phát triển, một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhà Lý đã đủ sức đương đầu với hàng chục vạn quân Tống xâm lược Để đảm bảo an ninh chính trị vững vàng, nhà Lý đã làm tốt việc bảo đảm an ninh biên giới Bằng chính sách “Nhu viễn”, nhà Lý đã gắn kết các cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số ở vùng rừng núi phía bắc của tổ quốc, củng cố an ninh biên giới phía nam Trước hành động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của bọn gián điệp nhà Tống, một mặt nhà Lý phát hiện và trừng trị bọn gián điệp, mặt khác nhà Lý chủ động dàn xếp mâu thuẫn nội bộ Nhờ đó, nhà Lý đã đánh thắng quân Tống cả trên đất Tống và trên đất nước ta

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, nhà Trần nhờ làm tốt công tác

an ninh chính trị mà tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân thắng lợi Cả ba lần kháng chiến, nhà Trần đều cô lập bọn sứ giả nhà Nguyên, không cho chúng tự động đi lại để dò xét kinh thành và đảm bảo bí mật quốc gia Nhà Trần còn cấm nhân dân đi lại buôn bán với

Trang 12

các lái buôn Hồi Hột, không giao dịch buôn bán ở biên giới phía bắc Nhà Trần còn chủ động đặt quan hệ hữu nghị với Chiêm Thành để ổn định biên giới phía nam Nhờ đó, an ninh chính trị của đất nước được giữ vững, giặc Nguyên – Mông dù có chiếm được phần lớn nước ta nhưng đều không thể bắt được bộ chỉ huy cuộc kháng chiến Nhân dân ta một lòng đoàn kết và đánh đuổi được quân xâm lược

Nhà Minh xâm lược nước ta, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy giành quuyền độc lập Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Trong thời kỳ xây dựng lực lượng, dù quân giặc liên tục càn quét, tấn công vào căn cứ địa của nghĩa quân, nhưng nhờ làm tốt công tác bảo mật mà cả ba lần nghĩa quân rút về căn cứ Chí Linh đều thoát khỏi sự truy nã của giặc Minh Trong suốt thời gian đấu tranh giải phóng dân tộc, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đều nêu cao tinh thần yêu nước và đoàn kết của toàn dân để giữ vững an ninh chính trị ở vùng giải phóng Yếu tố bí mật nhờ đó đã phát huy tác dụng và hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc

Quân Thanh xâm lược nước ta, mặc dù có sự chỉ đường của bè lũ Lê Chiêu Thống nhưng hoàn toàn không biết gì ở nội bộ quân Tây Sơn Quang Trung – Nguyễn Huệ đã tận dụng tốt yếu tố bất ngờ để lần lượt đánh bại quân xâm lược chỉ trong một thời gian ngắn

Yếu tố an ninh chính trị là một trong những vấn đề quan trọng nhằm tạo nên sức mạnh để tổ tiên ta giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh dân tộc

4 NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO CHIẾN TRANH

“Nghệ thuật tổ chức chiến tranh là nghệ thuật tổ chức các lực lượng và kết hợp tất cả các mặt trong chiến tranh, trong đó nghệ thuật quân sự là một bộ phận hết sức quan trọng vì vũ trang là mặt chủ yếu trong chiến tranh nên nghệ thuật quân sự Việt Nam chỉ đạo tất cả các mặt trong chiến tranh, nó có một truyền thống lâu đời” - Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam, Văn Tiến Dũng

Mục đích: đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc hoặc đấu tranh để ngăn chặn sự xâm lược của kẻ thù là để đạt được nội dung: toàn vẹn lãnh thổ bảo đảm được chủ quyền và bảo đảm làm cho quân thù quân thù không dám xâm lược nữa Muốn đạt được mục đích đó phải xét đến nghệ thuật quân sự

Các nhà sử học ghi chép lại đường lối chỉ đạo chiến tranh của các nhà lãnh đạo rất ít ỏi Sách Toàn Thư và các sách khác chỉ ghi chép lời nói của Trần Hưng Đạo và các vua Trần

Binh Thư Yếu Lược trên danh nghĩa của Trần Quốc Tuấn nhưng thực chất có những

phần của đời sau thêm thắt vào

Trang 13

Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, cuốn Vạn Kiếp Tông bí truyền thư của

Trần Hưng Đạo đã bị mất hoàn toàn

Quân Trung từ mệnh tập gồm có thư từ, chỉ thị của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn,

chúng ta cũng phải dựa vào diễn biến để cân nhắc đúng sai

Mặc dù vậy ta vẫn có thể nghiên cứu được nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của cha ông ta

4.1 NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯỢC

4.1.1 Tương quan lực lượng

Xét đến tương quan lực lượng để đề ra được đường lối thực hiện chiến tranh Tục ngữ ta có câu: “biết mình, biết người trăm trận đánh trăm trận thắng” Nguyễn Trãi có câu: “tri bổ, tri kỷ, năng nhược năng cường”, nghĩa là biết mình biết người, biết chỗ mạnh, chỗ yếu

Kẻ thù về vật chất rất mạnh và chính họ đã tự khoe khoang là rất mạnh để thực hiện

tư tưởng bình thiên hạ Người đương thời cho rằng nhà Lý đánh nhà Tống chỉ như châu chấu đá xe Ô Mã Nhi nói với Trần Khắc Chung “bọ ngựa dám chống xe liệu sẽ ra sao

?” Thực tế thì kẻ thù cũng rất mạnh so với ta, dân số tỷ lệ là 13/1 tức gấp chúng ta 13 đến 14 lần, đất đai cũng như thế, dã tâm và tham vọng của họ rất lớn Nhà Tống hai lần xâm lược quy mô, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 5 lần động binh Tổ tiên ta biết kẻ thù rất rõ nhưng không máy móc mà rất toàn diện và cụ thể để đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của chúng

Trong Quân Trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi viết: “Trời đất không dung tha, lòng người đều căm giận” Vua Trần gửi vua Nguyên các bức thư, trong đó có nói “trăm họ đều căm giận” Mặc dù nước ta nhỏ, dân ta ít nhưng trong quá trình tiến hành chiến tranh, ta luôn có lợi còn kẻ thù thì bất lợi vì chúng khó huy động lực lượng, còn ta được mọi người ủng hộ tức là ta rất mạnh về tinh thần

Từ chỗ đó, tổ tiên đã nhận định mạnh yếu có thể chuyển hóa lẫn nhau Nguyễn Trãi nói: “người dùng binh giỏi ở chỗ biết rõ thời thế, được thời thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn, bất thời không thế thì mạnh hóa yếu, yên thành nguy” - Quân Trung từ mệnh tập

Tổ tiên ta thường quan niệm rằng nhỏ yếu đánh được lớn mạnh “kẻ nhân giả lấy yếu trị được mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch được nhiều”- Quân Trung từ mệnh tập

Trần Hưng Đạo nói “ lấy đoản binh chế được trường trận đấy là việc thường của binh pháp” Toàn Thư

Ngày đăng: 29/07/2017, 17:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w