Vì vậy, để có cái nhìn khách quan hơn về vai trò của truyền thông trong lĩnh vực trên, em xin lựa chọn đề tài “ Truyền thông về phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam” để t
Trang 1TRUY N THÔNG V ỀN THÔNG VỀ ỀN THÔNG VỀ
PHÒNG CH NG N N XÂM H I ỐNG NẠN XÂM HẠI ẠN XÂM HẠI ẠN XÂM HẠI
TÌNH D C TR EM T I VN ỤC TRẺ EM TẠI VN Ẻ EM TẠI VN ẠN XÂM HẠI
Tháng 5/2017
Trang 2M C L C ỤC TRẺ EM TẠI VN ỤC TRẺ EM TẠI VN
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu: 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
5 Đối tượng nghiên cứu: 6
6 Phạm vi nghiên cứu: 7
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7
NỘI DUNG 8
Chương 1: Một số vấn đề lí luận 8
1.1 Một số khái niệm 8
1.2 Những nhân tố tác động đến truyền thông về phòng chống nạn xâm hại tình dục ở trẻ em 10 Chương 2: Thực trạng truyền thông về phòng chống nạn xâm hại tình dục ở trẻ em 14
2.1 Mục đích truyền thông 14
2.2 Chủ thể và đối tượng của truyền thông 14
2.3 Thông điệp truyền thông 15
2.4 Hiệu quả truyền thông 16
2.5 Đánh giá 17
Chương 3: Giải pháp, khắc phục 19
3.1 Đối với gia đình, nhà trường, xã hội 19
3.2 Đối với truyền thông và các cơ quan chức năng có thẩm quyền 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC 23
Trang 3Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp QLNN2 đã cùng em chia
sẻ và thảo luận các tài liệu có liên quan trong quá trình học tập
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS, TS Phạm Ngọc Trung
đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức về môn học Đó là cơ sở để em cócái nhìn tổng quan trong việc nghiên cứu, là nguồn tư liệu quý giá phục vụ cho bàitiểu luận của mình
Trong quá trình thực hiện tiểu luận, không tránh khỏi những thiếu sót Emmong nhận được sự góp ý và nhận xét từ thầy Một lần nữa em xin chân thành cảmơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phương Anh
Trang 4MỞ ĐẦU
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa vềtrẻ em Đó là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng
đồng và mỗi gia đình… Vì vậy, nâng cao việc chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em
là trách nhiệm của toàn xã hội Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đãphê chuẩn bản công ước về Quyền trẻ em Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á vànước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ emvào ngày 20 tháng 2 năm 1990
Trong những năm qua nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chúng tabước đầu đã thu được kết quả khả quan trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội
Bộ mặt đất nước từng bước được thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộphận dân cư ngày càng nâng cao Chính vì vậy, trẻ em có điều kiện được chăm sóc
và bảo vệ một cách tốt hơn
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xâm hại tình dục ở trẻ em lại trở thànhmột vấn đề vô cùng nhức nhối trong toàn xã hội Nó gây ra ảnh hưởng nghiêmtrọng không chỉ với một cá nhân, một gia đình mà bao trùm lên cả một đất nước
Sự xuống cấp của lương tâm, đạo đức và sự vô cảm lạnh nhạt của một bộ phậnngười đã dẫn đến những vụ việc thương tâm Trong vòng chưa đầy một tháng trởlại đây, làn sóng phẫn nộ trong dư luận Việt Nam đang dâng cao sau khi xuất hiệnthông tin về một loạt các vụ xâm hại tình dục trẻ em Báo chí trong nước nhữngngày qua liên tiếp đưa tin về các vụ ấu dâm Đông đảo người sử dụng mạng xã hộicũng đã chia sẻ nhiều thông tin về các vụ việc đó
Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về nạn xâm hại tình dục ởtrẻ em, tuy nhiên lại chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện và sâu sắc
Trang 5về ảnh hưởng của truyền thông trong vấn đề này Truyền thông có vai trò quantrọng trong việc đưa tin và định hướng dư luận, góp phần định hướng cách giảiquyết cho các cơ quan chức năng Vậy với các vụ việc như trên, gọi chung là “xâmhại tình dục ở trẻ em” thì truyền thông đã phản ánh như thế nào?
Vì vậy, để có cái nhìn khách quan hơn về vai trò của truyền thông trong lĩnh
vực trên, em xin lựa chọn đề tài “ Truyền thông về phòng chống nạn xâm hại
tình dục trẻ em tại Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình trạng ngày càng có nhiều trẻ em bị lợi dụng và xâm hại tình dục trongthời gian gần đây đã dóng lên một hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chứcnăng, gia đình và nhà trường Hành vi thiếu nhân tính này đã gây nên hậu quả vôcùng to lớn về thể xác, tinh thần và tâm lý đối với nạn nhân
Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần phải vào cuộc mạnh mẽhơn, có biện pháp ngăn chặn và xử lý thích đáng đối với những kẻ phạm tội Giađình và nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ để giáo dục cho các em những kĩnăng sống nhằm tự vệ trước hành động của kẻ xấu
Truyền thông có trách nhiệm thông tin, cập nhật tình hình và nghiên cứubiện pháp phòng chống những vụ việc nói trên Hiện nay, có một số các công trìnhnghiên cứu và sách báo đề cập đến vấn đề trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ
em nói riêng
PGS TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí truyền thông hiện đại”xuất bản năm 2010, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã có phần nghiên cứu đề cập
về vấn đề “Báo chí với trẻ em” Cuốn sách đề cập đến vấn đề trẻ em trên báo chí
và một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo
TS Nguyễn Thị Trường Giang với cuốn “ Đạo đức nghề nghiệp nhà báo”,xuất bản năm 2011, NXB Chính trị - Hành chính Nó đã đề cấp đến những biến đổi
Trang 6tiêu cực và giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay Cuốn sách có đưa ra thực trạng và hoạt động của nhà báo trướcnhững vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục Trong đó có đề cập đến việc cần phảikhéo léo xử lý nguồn thông tin để tránh gây ảnh hưởng xấu tới nạn nhân
Nhóm tác giả Phan Văn Kiều, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng vàNguyễn Đình Hậu với cuốn sách “ Một số xu hướng mới của báo chí truyền thônghiện đại”, xuất bản năm 2016, NXB Thông tin và truyền thông Nội dung cuốnsách đề cập đến một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay, với mongmuốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt và đa diện về những vấn đề chủ đạo củatruyền thông trên thế giới và Việt Nam Trong đó có mục nhắc đến nạn ấu dâm vàcách truyền thông hiệu quả trong vấn đề này
Cuốn Ebook “ Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em” nằm trong Dự án Tuổithơ Đây là chương trình do AusAID tài trợ và Tổ chức “Tầm nhìn thế giới” thựchiện với nội dung xoay quanh các vấn đề nhận thức và sự hiểu biết về xâm hại tìnhdục ở trẻ em.Từ đó, cha mẹ có cách phòng ngừa phù hợp cũng như chuẩn bị cho bécách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu xảy ra
Bài viết “Xâm hại trẻ em là tội ác, im lặng cũng là tội ác” của nhà báo Phạm
Vũ được đăng tải trên trang tuoitre.vn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấnnạn này Nội dung của nó đề cập đến việc nên lựa cách lên tiếng hay im lặng khiphát hiện ấu dâm Với thông điệp “ Hãy lên tiếng và nhất định phải lên tiếng đểngăn chặn và tận diệt gốc rễ của tội ác” bài báo đã nhận được sự đồng tình củađông đảo người xem trên mạng xã hội
3 Mục đích nghiên cứu:
Tiểu luận nghiên cứu những mặt tích cực cũng như hạn chế khi truyềnthông đưa tin về trẻ em Bên cạnh đó, tiểu luận còn tìm hiểu cách thức phản ánh
Trang 7của truyền thông trước những thông tin liên quan đến các vụ xâm hại tình dục trẻ
em diễn ra trên cả nước
Mặt khác, đánh giá và nhận xét về những gì truyền thông đã làm được vàchưa làm được để có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu xót, hạn chế vàphát huy những mặt tích cực Qua đó, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiến tới xóa
bỏ hiện tượng trẻ em bị xâm hại tình dục trong tương lai
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tiểu luận thực hiện các nhiệm vụ sau đây:Thứ nhất, nghiên cứu lí luận liên quan đến đề tài truyền thông về phòngchống nạn xâm hại tình dục trẻ em
Thứ hai, hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đềbảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em
Thứ ba, đánh giá thực trạng truyền thông về phòng chống nạn xâm hại tìnhdục ở trẻ em
Thứ tư, đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nângcao hiệu quả của truyền thông về vấn đề này
5 Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu truyền thông trong phòng chống nạn xâm hại tình dục
Trang 87.1 Phương pháp luận:
Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thông qua đọc sách báo và các bàiviết liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Từ đó, chọn lọc để xây dựng nên cơ sởcủa đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát và thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp xử lí thông tin
NỘI DUNG
Trang 9Khái niệm trên được trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơbản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên Khái niệm này đã chỉ ra bản chất vàmục đích truyền thông
Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liêntục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình này có thể đượchình dung qua nguyên tắc bình thông nhau Khi có sự chênh lệch trong nhận thức,hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, traođổi thì hoạt động truyền thông diễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúckhi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượngtruyền thông
Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổithái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trịcho công chúng
1.1.2 Trẻ em
Có nhiều khái niệm về trẻ em:
Theo công ước quốc tế: ''Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khipháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn''
Trang 10Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân ViệtNam dưới 16 tuổi”
Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từkhi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”
Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý –nghiên cứu con người”
Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và làgiai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi conngười”
1.1.3 Xâm hại tình dục trẻ em
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO thì “Xâm hại tình dục trẻ em
là sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ,không có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ vàkhông thể đồng ý hoặc vi phạm luật hay các cấm kỵ của xã hội Xâm hại tình dụctrẻ em là hành vi giữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác mà về mặt tuổi táchoặc phát triển có quan hệ với trẻ em đó về trách nhiệm, niềm tin và quyền hạn.Hành vi này nhằm hài lòng hoặc để thỏa mãn nhu cầu của người khác”
Theo báo Tuổi trẻ, xâm hại tình dục trẻ em là quá trình trong đó một ngườitrưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham giavào hoạt động tình dục
Theo diễn đàn câu lạc bộ anhbanmai.club thì xâm hại tình dục trẻ em baogồm lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em Trong đó, lạm dụng tìnhdục trẻ em là sử dụng trẻ em để thỏa mãn nhu cầu tình dục của người lớn hơn,không nhằm mục đích kiếm tiền (hiếp dâm trẻ em, hành vi dâm ô…); và bóc lộttình dục trẻ em là sử dụng trẻ em để thỏa mãn dục vọng của người lớn nhằm mục
Trang 11đích kiếm tiền, trục lợi ( mại dâm trẻ em, buôn bán trẻ em phục vụ mục đích mạidâm…
1.2 Những nhân tố tác động đến truyền thông về phòng chống nạn xâm hại tình dục ở trẻ em
Hoạt động truyền thông nói chung khi được tiến hành sẽ có nhiều yếu tố gâyảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động đó có thể là các yếu tố chủ quan (cảm xúc, nhận thức, sức khỏe,… của đối tượng nhận thông tin) và khách quan( như văn hóa, phong tục tập quán, yếu tố, cơ cấu tổ chức xã hội, kênh truyềnthông,…) Ở đây, chúng ta đang bàn đến hoạt động truyền thông về phòng chốngnạn xâm hại tình dục ở trẻ em, cũng tương tự như hoạt động truyền thông nóichung Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đang nói tới ở đây cũng bao gồm cả cácyếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
1.2.1 Các yếu tố chủ quan:
Yếu tố chủ quan sẽ đến từ trực tiếp bản thân người tiếp nhận thông tin màphía truyền thông đưa ra đó có thể là các vấn đề về nhận thức, sức khỏe, cảm xúc,
kỹ năng ngôn ngữ,…
Nhận thức: Cần phải hiểu rõ rằng chủ thể tiếp nhận thông tin về vấn đề
truyền thông đang được nói đến rất đa dạng và phong phú Bởi lẽ xâm hại tình dụctrẻ em có thể xảy ra ở bất kì đâu từ thành thị đến nông thôn,… thậm chí có lẽ nóđang có xu hướng diễn ra ở thành thị còn nhiều hơn cả nông thôn Vấn đề ở đây làxâm hại tình dục trẻ em có thể xảy ra với bất kì ai và bản thân những người làmcha mẹ, ông bà ( những người chịu trách nhiệm pháp lý của một đứa trẻ) họ đã rất
đa dạng trong ngành nghề, học vấn cũng như nhận thức, họ có thể là kỹ sư, bác sĩnhưng cũng có thể chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn Vì vậy đối vớitruyền thông về phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em cần chú ý đến yếu tốnhận thức Làm sao để dù là ai, họ làm gì, một khi thông tin được phát ra từ truyền
Trang 12thông về vấn đề trên, họ sẽ có khả năng tiếp nhận hiểu đúng và đủ về thông tinđược đưa ra.
Cảm xúc: Thực trạng hiện nay khi mà vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang
ngày càng có xu hướng gia tăng, khiến các bậc làm cha mẹ, ông bà ( đối tượngchính tiếp nhận thông tin truyền thông) cảm thấy hoang mang và lo sơ Lúc nàycảm xúc của họ ít nhiều sẽ có sự thay đổi, điều này cũng khiến họ cảm thấy khámệt mỏi và khó chịu khi tiếp nhận thông tin Vậy truyền thông cần phải đưa ranhững cách thức và thông tin như thế nào để tránh làm ảnh hưởng xấu đến tâmtrạng, cảm xúc của đối tượng truyền thông Làm sao để họ có một tinh thần tốt nhấtkhi tiếp nhận các thông tin mà bạn đưa tới
Sức khỏe: Khoa học đã chứng minh, sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến mất tập
trung trong quá trình tiếp nhận thông tin truyền thông, điều này sẽ dẫn đến đốitượng truyền thông không thể hiểu và nhận về đầy đủ thông tin mà truyền thôngmuốn cung cấp
Sự quá tải thông tin: yếu tố này lại bắt nguồn từ chính bên truyền đi thông
tin truyền thông Thông thường về phía truyền thông khi có một vấn đề được coi là
“hot” trong xã hội họ sẽ có xu hướng “nhồi nhét” một cách dồn dập thông tin vàođối tượng Dẫn đến lượng thông tin quá tải, bản thân đối tượng tiếp nhận cũng bị
“ngợp” không thể nhận thức được đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai.Chúng ta có thể lấy một ví dụ gần đây về vụ nghi ngờ một cháu bé bị ấu dâm ởTrường Tiểu Học Lê Văn Tám, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, trong khichưa có sự xác thực về thông tin báo chí và truyền thông đã cung cấp thông tin mộtcách quá đà, cho rằng chính thầy giáo trong trường đã làm việc này Cộng đồnghoang mang, không biết nên tin và thông tin nào, bởi thông tin đưa ra lúc đó thì có
5, 7 loại
1.2.2 Các yếu tố khách quan:
Trang 13Văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, cơ cấu tổ chức, kênh truyền thông, sựgây nhiễu… là những yếu tố khách quan tác động đến vấn đề truyền thông vềphòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Văn hóa, phong tục tập quán: Việt Nam là một nước thuộc nền văn hóa Á
Đông, có nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán lâu đời và riêng biệt Truyềnthông về phòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề hết sức nhạycảm, nó đòi hỏi các nhà truyền thông, các cơ quan có trách nhiệm liên quan phảichú ý đến các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán trong khi thực hiện truyền thông.Bởi mỗi địa phương lại có những nét văn hóa đặc thù khác nhau, làm sao để dunghòa vấn đề truyền thông mà không làm ảnh hưởng đến phong tục tập quán địaphương và tốt hơn hết là làm thế nào để truyền thông có thể thông qua các nét vănhóa đó sử dụng chúng thành một công cụ hữu ích để thông tin vấn đề đến đốitượng tiếp nhận, đó là một trong những yếu tố để truyền thông lưu tâm
Cơ cấu tổ chức, xã hội: yếu tố này sẽ chi phối truyền thông ở nhiều điểm:
Mục đích truyền thông, vai trò và địa vị xã hội, thái độ, giá trị, kinh nghiệm, niềmtin, khoảng cách thế hệ,…
Sự gây nhiễu: đó chính là tất cả sự phiền toái, lẫn lộn hoặc gây trở ngại cho
quá trình triển khai thông tin Thử tưởng tượng xem nếu bạn chỉ cần ghi sai tênhoặc đia chỉ của kẻ ấu dâm lên các trang báo, trang mạng xã hội và thiếu đi sựkiểm chứng Rõ ràng hậu quả để lại là không nhỏ, truyền thông chẳng nhữngkhông hoàn thành công việc của mình mà thậm chí có thể rơi vào khủng hoảngnghiêm trọng bất kì lúc nào
Kênh truyền thông: Như đã phân tích ở trên, đối tượng tiếp nhận thông tin
truyền thông của vấn đề xâm hại tình dục trẻ em là rất đa dạng và phong phú Vìvậy truyền thông cần phải cân nhắc trong việc lựa chọn kênh truyền thông cho phùhợp Ví dụ ở thành thị thì nên đẩy mạnh vào kênh truyền thông online như báomạng điện tử, mạng xã hội,… ở nông thôn thì tập trung chính vào hoạt động truyền
Trang 14thông tại chỗ như mở các cuộc nói chuyện, tuyên truyền ( bởi nông thôn nước tacòn nhiều khó khan, không phải nơi nào cũng có điều kiện tiếp xúc với mạngỉnternet, truyền hình,…)
Chương 2: Thực trạng truyền thông về phòng chống nạn xâm hại
tình dục ở trẻ em2.1 Mục đích truyền thông
Bắt kịp với các vấn đề nóng của xã hội, truyền thông về phòng chống bạnxâm hại tình dục trẻ em đã và đang được triển khai nhằm mục đích
Thông tin nhanh chóng, chi tiết, kịp thời đến người dân về các hoạt độngphòng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em
Trang 15Tổ chức các hoạt động nhằm gia tăng hiểu biết, nhận thức cho đối tượngtruyền thông ( các bậc làm cha mẹ, ông bà) về thực trạng vấn đề đang diễn ra cũngnhư cách thức phòng tránh
Truyền thông đến các em nhỏ (chủ thể truyền thông) giúp các em phần nào
có được nhận thức cũng như có ý thức tự vệ và phòng tránh khi có vấn đề xảy ra
Như vậy, mục đích truyền thông của vấn đề trên là truyền thông về một vấn
đề xã hội đang diễn ra, được hiểu như truyền thông xã hội, truyền thông cộngđồng Nó có thể không mang lại được doanh thu như truyền thông trong doanhnghiệp nhưng lại đem đến những ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có sự đóng góp cho
2.2.2 Đối tượng của truyền thông
Những người có quyền giám hộ với trẻ em ( cụ thể là cha mẹ, ông bà,…):đây là đối tượng chính mà truyền thông hướng tới Họ chính là những người cóliên quan mật thiết đến chủ thể truyền thông, không ai khác ngoài họ quan tâm hơn
cả đến vấn đề mà truyền thông đặt ra Từ việc xác định đối tượng, truyền thông sẽcoi đó là cơ sở tiến hành hoạt động nghiên cứu sau đó vạch ra được hoạt độngtruyền thông cụ thể nhất
Trang 16Trẻ em: Vừa là chủ thể vừa là đối tượng, tất nhiên trẻ em không hẳn là đốitượng chính xong cũng không được bỏ qua đối tượng này, Bởi truyền thông hiệuquả trên hết vẫn là cần đánh thẳng, đánh trúng được vào đối tượng đặc biệt trên.
Ngoài ra còn một số đối tượng khác như nhà trường, các cơ quan tổ chức cóliên quan
2.3 Thông điệp truyền thông
Một số thông điệp truyền thông được đưa ra trong tổng thể hoạt động truyềnthông về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em:
“Đừng im lặng, hãy lên tiếng” là thông điệp của buổi truyền thông “Kỹ
năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâmDân số Kế hoạch hóa gia đình, Phòng Giáo dục thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An tổchức vào ngày 19/4 tại Trường Trung học cơ sở Nghi Hương
Chiến dịch Phá Vỡ Rào Cản – 2014, do Trung tâm Hỗ trợ sức khoẻ gia đìnhViệt (VietFamily), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bềnvững (MSD), Tổ chức NGO Fontana, và các tổ chức đối tác trong Mạng lướiphòng chống xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục thực hiện, đưa ra 2 thông điệp chínhdành cho 2 đối tượng truyền thông:
Thông điệp tới phụ huynh và nhà trường: “Trách nhiệm bảo vệ trẻ emkhỏi xâm hại tình dục xuất phát từ gia đình và nhà trường – những nơigần gũi với các em nhất, chính vì thế các thông điệp phòng chống xâmhại tình dục trẻ em cần xuất phát từ đây Cha mẹ và gia đình trẻ em sẽ lànhững người trực tiếp cần ý thức về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em vàđưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp để các em có thể tự bảo vệ mìnhkhỏi xâm hại tình dục Chúng ta ai cũng có thể trở thành truyền thôngviên bằng cách nói chuyện hàng ngày với phụ huynh, gia đình và nhà