1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và NHỮNG GIẢI PHÁP cơ bản NHẰM NÂNG CAO TRÌNH độ kỹ THUẬT CÔNG NGHỆ của CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ở nước TA HIỆN NAY

25 469 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 274,5 KB

Nội dung

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên, việc thực hiện công nghiệp hóa là một tất yếu khách quan ở nước ta. Càng ngày chiến lược công nghiệp hoá càng được cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện. Gần đây, Đảng và nhà nước ta đã gắn nó với hiện đại hóa và khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước việc công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn có một vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy rằng, không thể thực hiện thành công bất kỳ một chính sách phát triển kinh tế xã hội nào mà không gắn với việc phát triển nông thôn

Trang 1

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

CỦA CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NƯỚC TA

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên, việc thực hiện công nghiệp hóa

là một tất yếu khách quan ở nước ta Càng ngày chiến lược công nghiệp hoácàng được cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện Gần đây, Đảng và nhà nước ta đãgắn nó với hiện đại hóa và khẳng định: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (CNH, HĐH) đất nước việc công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triểntoàn diện kinh tế nông thôn có một vai trò đặc biệt quan trọng Thực tế cho thấyrằng, không thể thực hiện thành công bất kỳ một chính sách phát triển kinh tế -

xã hội nào mà không gắn với việc phát triển nông thôn Đảng và nhà nước ta đãnhiều lần khẳng định: phát triển toàn diện nông thôn không chỉ là nhiệm vụ kinh

tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược và lâu dài đối với sựphát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay, không thể tách dời CNH, HĐH,không thể tách dời việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân Thậm chí,CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn được coi là là một trụ cột cốt lõi củatoàn bộ quá trình công nghiệp hóa nước ta trong giai đoạn tới Đối với việc thựchiện quá trình này, phát triển công nghiệp nông thôn có một ý nghĩa hết sức tolớn Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, mở rộng và phát triển sản xuất, hình thành, mở rộng thịtrường, khai thác những nguồn lực sẵn có trên địa bàn, tạo nguồn thu ổn định vàtăng thu nhập cho nông dân…từ đó mà đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn

Trang 2

Những năm qua, thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, theo đó công nghiệp nôngthôn cũng có những bước phát triển mới Cơ cấu ngành nghề và sản phẩm đadạng, việc tổ chức sản xuất kinh doanh được tiến hành chặt chẽ và có hiệu quảhơn, số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn tăng nhanh (năm 2001 chỉ có8.103 cơ sở, đến năm 2005 tăng lên 19.318)… Tuy nhiên, do những nguyênnhân chủ quan và khách quan, sự phát triển của các cơ sở công nghiệp nôngthôn cũng đang đặt ra không ít khó khăn, bất cập cần được nhận thức và khắcphục ngay Công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm,thuỷ sản phát triển chậm, ngành nghề dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao động,lao động còn phổ biến là thủ công, tỷ lệ qua đào tạo thấp, thiếu việc làm nghiêmtrọng Đặc biệt là việc “ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuấtchậm, trình độ kỹ thuật - công nghệ của sản xuất lạc hậu nên năng suất, chấtlượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kémhiệu quả và thiếu bền vững”1 Đây chính là một thách thức, trở ngại lớn trongquá trình phát triển công nghiệp nông thôn Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm

rõ thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của công nghiệp nông thôn nước ta có ýnghĩa hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay

1 Vị trí, vai trò của kỹ thuật - công nghệ trong phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển công nghiệp nông thôn là một vấn đề có tính tất yếu, có ýnghĩa chiến lược và lâu dài đối với các nước đang phát triển nói chung cũng nhưquá trình CNH, HĐH ở nước ta nói riêng Trong quá trình phát triển này, cùng

Hà Nội, 2002, tr 91.

Trang 3

với các nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạtầng…thì kỹ thuật - công nghệ có một vị trí hết sức quan trọng Hầu hết các nhànghiên cứu về công nghiệp nông thôn đều đánh giá cao vai trò, tác dụng của kỹthuật - công nghệ đối với sự phát triển của khu vực kinh tế này Cả trong nghiêncứu lẫn trong chỉ đạo thực tiễn, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của côngnghiệp nông thôn luôn được xem là nhiệm vụ then chốt trong thời gian tới.

Với tư cách như một thành tố của quá trình sản xuất - bao gồm tập hợpcác công cụ, phương pháp, quy tắc, kỹ năng, kỹ thuật - công nghệ không chỉ lànhân tố chủ yếu nâng cao trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng nguồn laođộng của các cơ sở công nghiệp nông thôn, gắn kết công nghiệp nông thôn vớicông nghiệp đất nước, mà nó còn là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng sảnphẩm, góp phần vào việc mở rộng, phát triển các ngành của công nghiệp nôngthôn, qua đó thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn Kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hợp lý sẽ trực tiếp thúc đẩy công nghiệpnông thôn phát triển Ngược lại, sự lạc hậu về kỹ thuật - công nghệ là một yếu tố

có tác động bất lợi cho khả năng phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tới khảnăng đổi mới, tự đổi mới của công nghiệp nông thôn nói chung cũng như khảnăng cạnh tranh của sản phẩm do nó sản xuất ra Điều này sẽ tác động vào vị trícủa công nghiệp nông thôn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tới ảnhhưởng của nó đến quá trình CNH, HĐH đất nước C Mác đã chỉ ra rằng: “Năngsuất lao động không phải chỉ phụ thuộc vào tài nghệ khéo léo của người laođộng, mà còn phụ thuộc vào tính chất hoàn bị của công cụ của họ nữa” Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng chỉ ra: “Cải tiến nông cụ thì công việc đỡ nặng nhọc, lạinhanh, kịp thời vụ Không cải tiến nông cụ không thể tăng được năng suất laođộng, không thể tiến bộ được” Lịch sử phát triển của công nghệ đã chứng minhrằng, mỗi trình độ công nghệ mới đạt được, đều dẫn tới sự thay đổi sâu sắc, triệt

Trang 4

để các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật và cách thức sản xuất trong tất cả cáclĩnh vực của nền sản xuất xã hội.

Thực tiễn các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, sự phát triểnmạnh mẽ ngành công nghiệp nông thôn của họ luôn gắn liền và là kết quả trựctiếp của việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng một cách kịp thời các tiến bộkhoa học công nghệ vào tất cả các hoạt động, quá trình sản xuất kinh doanh.Trung Quốc, trong phát triển công nghiệp nông thôn, đã chủ trương kết hợp mộtcách triệt để giữa phát huy tiềm lực khoa học - kỹ thuật ở địa phương, khuyếnkhích các nhà khoa học từ các đô thị, các trung tâm nghiên cứu về hoạt độngtheo các hợp đồng kinh tế ở nông thôn, đồng thời nâng cao trình độ khoa học -công nghệ của cán bộ địa phương, kết hợp giữa nghiên cứu, phục vụ - kinhdoanh và đào tạo cán bộ tại chỗ Thậm chí, nhà nước còn thành lập một “Tổngcông ty đốm lửa” nhằm hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới công nghệ - kỹ thuậtcho các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nông thôn Thái Lan, trên cơ sở coi nôngnghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước, các nhà lãnh đạo của nước này đãchủ trương tập trung cho phát triển công nghiệp nông thôn Theo đó, chú trọngđầu tư vào việc nâng cao trình độ lao động và công nghệ bằng vốn vay của ngânhàng thế giới Đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước thựchiện việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới vào các cơ sởcông nghiệp nông thôn Đài Loan đã xây dựng chiến lược khoa học - công nghệcho nhiệm vụ phát triển công nghiệp nông thôn với hướng công nghệ thích hợp -chu kỳ đổi mới nhanh Theo đó, đầu tư hết sức cơ bản cho việc nghiên cứu vàứng dụng sâu rộng các tiến bộ công nghệ mới vào tất cả các hoạt động của các

cơ sở công nghiệp nông thôn Còn Mêhicô, trong chiến lược phát triển nông thônnói chung, công nghiệp nông thôn nói riêng, đã đặc biệt coi trọng đầu tư cho việcnâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ như, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại,

Trang 5

đào tạo và đào tạo lại đội ngũ, thuê chuyên gia, lựa chọn và ứng dụng các côngnghệ thích hợp v.v.

Rõ ràng là, khó có thể phát triển được công nghiệp nông thôn nếu không

có sự đầu tư thỏa đáng để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ khu vực này.Nhận thức đầy đủ vấn đề đó, Đảng và nhà nước ta luôn coi đây là một trongnhững nhân tố cơ bản bảo đảm sự thành công của quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ươngkhóa IX đã khẳng định: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giaokhoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất đểthúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn”

2 Thực trạng kỹ thuật - công nghệ của công nghiệp nông thôn nước ta

Cùng với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, thời gian qua trong côngnghiệp nông thôn nước ta, việc triển khai ứng dụng kỹ thuật tiên tiến đã đượcnhà nước, các cấp chính quyền cũng như bản thân các chủ cơ sở sản xuất quantâm Nhiều địa phương đã đầu tư trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, nhất làcông nghiệp khai thác, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp Hiện hầu như vùng nào cũng

đã có doanh nghiệp có trang bị máy móc, thiết bị mới, đắt tiền Nhiều thiết bị giacông cơ khí trị giá 150- 200 triệu đồng được các hộ gia đình, doanh nghiệp đưavào sử dụng một cách rộng rãi ở nhiều địa phương Các thiết bị luyện kim trungtần có trị giá trên một tỷ đồng cũng đã được trang bị trong một số doanh nghiệp

ở Nam Định, Hải Phòng… từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày được nângcao, đời sống người lao động cũng được cải thiện một phần

Mặc dù vậy, kỹ thuật - công nghệ của công nghiệp nông thôn hiện nayđang đặt ra những bất cập, còn rất lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn,làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển công nghiệp nông thôn nước ta.Bức xúc trước vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đòi hỏi phải ngay lập tức đưa

Trang 6

những công nghệ hiện đại vào khu vực nông thôn, trước hết là công nghiệp nôngthôn để nhanh chóng nâng cao trình độ của sản xuất ở nông thôn, khắc phục sựlạc hậu về kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn so với đô thị Về kỹ thuật -công nghệ của công nghiệp nông thôn nước ta hiện nay, có thể đánh giá kháiquát như sau:

Thứ nhất, kỹ thuật - công nghệ của công nghiệp nông thôn nước ta nhìn chung lạc hậu, chắp vá, hiệu quả sử dụng thấp.

Biểu hiện rõ nét của tình trạng này là:

Công nghiệp nông thôn chủ yếu sử dụng thiết bị theo hướng công cụ thủcông kết hợp với cơ giới hóa bộ phận Tỷ lệ thủ công và bán cơ khí còn chiếm tỷ

lệ cao Theo thống kê, hiện tại số doanh nghiệp thuộc công nghiệp nông thôn, cómức tự động hóa từ 5 – 10% công việc chỉ có 1%, tự động hóa từ 11% công việctrở lên là 0%; mức độ cơ khí hóa từ 30 – 50% công việc chỉ có gần 10%, cơ khíhóa từ 51% công việc trở lên thì hầu như như có Một điều tra ở ngoại thành HàNội (một trong những khu được đánh giá có trình độ kỹ thuật - công nghệ caonhất) gần đây cho thấy khá rõ tình hình này (bảng 1)

Bảng 1: Tỷ lệ trang thiết bị của các hộ kinh doanh ngành nghề tiểu thủcông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Đơn vị: %

Thủcông

Bán cơkhí Cơ khí

Hiệnđại

Khôngrõ

Nông nghiệp kiêm tiểu

Trang 7

Thương mại kiêm tiểu

có trình độ cơ khí hóa, 44,44% số hộ dùng thiết bị bán cơ khí và chỉ có 3,7% số

hộ dùng khung dệt thủ công cải tiến Hầu hết các hộ dùng thiết bị bán cơ giới lànhững hộ có thị trường chưa ổn định Tuy nhiên, song song với quá trình tìmkiếm và khai thác thêm thị trường mới, nhiều hộ trong nhóm này cũng cho biếtđang có kế hoạch thay thế các thiết bị bán cơ giới bằng các thiết bị cơ giới để cóchất lượng ổn định hơn và có năng suất cao hơn Cũng cần lưu ý thêm là ở các

xã đã được điều tra, 75% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc đổi mới thiết bị cóảnh hưởng tốt tới sản xuất kinh doanh Trong khi đó, riêng tại Bát Tràng, chỉ có37% số hộ được điều tra cho rằng tác động của đổi mới trang thiết bị là tích cực,trong khi đó có tới 46,9% cho rằng việc đổi mới trang thiết bị ảnh hưởng khôngtốt tới kết quả sản xuất kinh doanh Những biểu hiện không tốt này không đượccác hộ mô tả rõ Nhưng nghiên cứu sâu hơn tại các hộ này, tình hình phổ biếndiễn ra là khả năng quản lý và quy mô của thị trường do chủ hộ tìm kiếm, khai

Trang 8

thác được không phù hợp với năng suất và hiệu quả kinh tế mà các trang thiết bịmới có thể đảm nhiệm

Kỹ thuật - công nghệ của các ngành cũng như trong nội bộ các ngànhthuộc công nghiệp nông thôn hiện tại không chỉ thấp mà còn đang có sự phânhóa khá mạnh mẽ về trình độ Ngoài một số ngành được coi là có sự đổi mớicông nghệ sớm và khá nhất như, dệt, may, khai thác, mộc các ngành còn lại hầunhư chưa có sự thay đổi lớn về kỹ thuật - công nghệ Nhất là chế biến nông sản,thực phẩm và mây tre đan Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn, bất cập trongtiêu thụ và trao đổi các hàng hóa cả ở trong và ngoài nước

Kỹ thuật và công nghệ của công nghiệp nông thôn nước ta có xuất xứ từnhiều nguồn khác nhau Thiết bị của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thônlà: các thiết bị tận dụng do các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị sản xuất

ở thành thị thải loại, được các chủ kinh doanh ở nông thôn mua lại, trong đó cómột phần là thiết bị nhập từ nước ngoài, chủ yếu là các nước XHCN trước đây;các thiết bị tự trang tự chế, do các chủ kinh doanh tự ra công lấy bằng cácphương tiện tự có hoặc thuê các doanh nghiệp khác trong nước gia công (thường

là các doanh nghiệp tại địa phương); thiết bị mua từ các doanh nghiệp trongnước; các thiết bị tiếp nhận từ phía người chuyển giao công nghệ (phần lớn làthiết bị tự chế tạo hoặc sản xuất trong nước)

Các dây chuyền công nghệ không đồng bộ Trong hầu hết các cơ sở sảnxuất, thường các chủ kinh doanh chỉ trang bị máy móc, thiết bị cơ khí ở một vàikhâu quan trọng, có tác động quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất, còn cáckhâu khác trong quá trình sản xuất vẫn tận dụng lao động thủ công đến mức tối

đa Ngay trong những doanh nghiệp có mức trang bị vốn bình quân đầu ngườicao, sử dụng thiết bị đắt tiền, số lao động thủ công vẫn chiếm tên dưới 80% tổng

số lao động trong doanh nghiệp Hầu như chưa có doanh nghiệp nào trang bị

Trang 9

được dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ và khép kín Nhiều doanh nghiệp vàcác hộ sản xuất tự đánh giá công nghệ và kỹ thuật của mình là hiện đại, song trênthực tế, thiết bị của họ cũng chỉ thuộc loại lạc hậu, mặc dù mới đưa vào sử dụng.

Có những doanh nghiệp trong việc nhập các thiết bị công nghệ, do không nghiêncứu kỹ tình hình cả của cơ sở mình, cả nơi nhập nên đã để xảy ra tình trạng muaphải các công nghệ không phù hợp, cá biệt nhập phải thiết bị đã được tân tranglại Hậu quả là hoặc sử dụng không hết công suất, hoặc là không sử dụng được,bán lại không đơn vị nào mua, từ đó trở thành nỗi lo, gánh nặng cho doanhnghiệp

Máy móc, dây chuyền già cối, hỏng hóc nhiều Qua tìm hiểu thiết bịtrong các cơ sở sản xuất ở Hải Dương và Hưng Yên cho thấy, có một nửa sốthiết bị được sản xuất từ những năm 60 và 70 của thế kỷ trước Những thiết bịđược sản xuất từ nửa cuối thập kỷ 80 chỉ chiếm khoảng 10% Khảo sát cũng tạiđịa phương này, năm 2003 cho thấy số thiết bị được sản xuất từ 10 năm trở lạiđây cũng vẫn chỉ chiếm xấp xỉ 11% tổng số thiết bị đang được sử dụng Để tậndụng triệt để, nhanh chóng quay vòng vốn và thu hồi vốn đầu tư, chúng thườngđược tận dụng một cách tối đa trong điều kiện ít được bảo dưỡng theo đúng chế

độ và thiếu nhiều thiết bị đảm bảo kèm theo Bởi vậy, mức độ ổn định và chínhxác không cao, tiêu hao điện năng, nguyên vật liệu nhiều, dẫn đến chất lượng sảnphẩm thấp, hiệu quả sản xuất không cao

Thứ hai, năng lực tự đổi mới kỹ thuật - công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn ở nước ta rất thấp, trong khi đó, các nguồn hỗ trợ cho việc đổi mới đó chỉ có hạn

Khái niệm đổi mới và tự đổi mới kỹ thuật - công nghệ thường được hiểunhư những hoạt động cải tiến, nâng cấp hiện đại hóa hoặc thay thế các loại thiết

bị và công nghệ trong các đơn vị sản xuất thuộc công nghiệp nông thôn Tuy

Trang 10

nhiên, nó cũng bao hàm cả nghĩa là làm cho các thiết bị và công nghệ đượcchuyển giao cho các đơn vị này thích ứng được với điều kiện sản xuất của mỗiđơn vị cơ sở Điều này không chỉ là một việc nên làm, mà còn là yêu cầu quantrọng đặt ra với bất kỳ một đơn vị sản xuất nào, dù ở nông thôn hay thành thị.Năng lực tự đổi mới kỹ thuật - công nghệ của các đơn vị sản xuất phụ thuộc vàohai yếu tố cơ bản là khả năng bảo đảm vốn theo nhu cầu của đầu tư đổi mới vànăng lực, trình độ của nguồn nhân lực trong đơn vị Cả hai yếu tố này đều thuộcnhững vấn đề khó giải quyết của các cơ sở Nếu chỉ 10% lực lượng lao động đãđược đào tạo về nghề nghiệp thì khả năng tiếp nhận và vận hành thiết bị và côngnghệ cũng đã khó khăn, chưa nói tới việc tự nghiên cứu, cải tiến chúng Qua tìmhiểu vấn đề đổi mới kỹ thuật - công nghệ của tiểu thủ công nghiệp ở ngoại thành

Hà Nội, chúng ta có thể thấy, nhu cầu vốn cho đổi mới thiết bị và công nghệ của

nó khá điển hình cho tình trạng trên của công nghiệp nông thôn Riêng xã Kiêu

Kỵ (Gia Lâm) đã cần tới 24.299 triệu đồng trong vòng 5 năm 2001- 2005, còntrong 5 năm tiếp theo cần 30.405 triệu đồng Sau khi cân đối các nguồn để có thểhuy động, ước tính vẫn còn thiếu tới trên 5 tỷ đồng trong giai đoạn 2001- 2005,

và thiếu hơn 3,7 tỷ đồng trong thời kỳ 2006- 2010 Tương tự, nhu cầu vay vốncủa các cơ sở kinh doanh tiểu thủ công nghiệp ở Tân Triều (Thanh Trì) trong 5năm 2001- 2005 là 20.225 triệu đồng

Ngoài ra, khả năng này còn bị chi phối bởi hai yếu tố quan trọng khác lànhu cầu đổi mới và môi trường đổi mới Về nhu cầu, tuy hiện nay đổi mới kỹthuật - công nghệ được xem là vấn đề cấp bách, song trên thực tế, các nhà kinhdoanh ở nông thôn vẫn đang có xu hướng kinh doanh theo bề rộng, tức là sảnxuất những sản phẩm đang thiếu hụt trên thị trường (tìm kiếm những thị trườngngách), chứ chưa ưu tiên cho việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay

Trang 11

trong những ngành hàng, sản phẩm họ đang sản xuất Môi trường kinh doanhcũng chưa thực sự hỗ trợ và kích thích sự đổi mới của họ.

Thứ ba, công nghệ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của nhiều ngành nghề, nhưng việc hiện đại hóa công nghệ và quá trình sản xuất làm nhiều yếu tố truyền thống đặc trưng bị mất đi

Những ngành có biểu hiện rõ hơn cả là sản xuất đồ gỗ, làm sơn mài, chếbiến thực phẩm, sản xuất giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Gần đây, do nhucầu về mặt hàng mỹ nghệ tăng lên, các cơ sở sản xuất đã tăng cường sử dụng cácloại sơn nhập ngoại được pha chế sẵn hoặc các thiết bị sấy thay thế cho sơn ta vàphương pháp sấy thủ công Việc thay thế sơn bằng sơn hóa học làm cho sảnphẩm sơn mài Việt Nam mất đi nét đặc sắc, làm nó giống sản phẩm sơn mài củaNhật Bản Còn việc dùng thiết bị sấy cơ giới trong điều kiện chưa thích ứng hóađược chúng để phù hợp với điều kiện sản xuất của nông thôn làm cho tỷ lệ sảnphẩm bị nứt, công khá cao

Trong khi máy móc, thiết bị lạc hậu, công nghệ sản xuất cũng lạc hậutương xứng Hầu hết các công nghệ được sử dụng trong công nghiệp nông thôn

là những công nghệ cổ truyền hoặc những công nghệ thuộc các thế hệ đã đượcđưa vào sử dụng từ giữa thế kỷ trước Những cải tiến, đổi mới được tiến hànhtrong mấy năm vừa qua chỉ rất ít, lại không cơ bản Những đầu tư cho việcnghiên cứu công nghệ dành riêng cho công nghiệp nông thôn là không đáng kể

Hai hướng nghiên cứu, triển khai chủ yếu được thực hiện trong mấy nămqua chỉ là nghiên cứu về máy móc, thiết bị: máy móc thiết bị phục vụ sản xuấtnông nghiệp (gồm các loại máy làm đất, máy động lực) và thiết bị chế biếnlương thực (về cơ bản vẫn phục vụ sản xuất nông nghiệp) Những hướng nàychưa được đầu tư để nghiên cứu và triển khai, ứng dụng một cách thỏa đáng nênkết quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu Hiện nay, nhiều thiết bị phục

Trang 12

vụ sản xuất trong nông nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc mà chất lượng chỉtương đương với trình độ sản xuất của nước ta Phần lớn các loại máy làm đất,máy động lực do các nhà máy cơ khí nông nghiệp nước ta có thông số kinh tế -

kỹ thuật tương đương với máy do Trung Quốc sản xuất Qua khảo sát 144 thiết

bị gia công đồ gỗ ở Vân Hà (Đông Anh), có 41 cái được sản xuất trong nước,còn lại 103 cái (chiếm71,5%) do Trung Quốc chế tạo Trong khi đó, từ năm

1996, Nhà máy cơ khí Nam Hồng (Hà Nội) thậm chí còn thiết kế và sản xuấtnhững loại máy làm đất chuyên dùng phục vụ miền núi mà Trung Quốc chưa sảnxuất được Mặc dù vậy, do sự đầu tư chưa đồng bộ và thiếu chiến lược xúc tiếnnhất quán, dài hạn nên các thiết bị trên chưa được đưa ra thị trường thành công

Đánh giá một cách tổng thể, tuy các cơ quan nghiên cứu đã có nhữngthành công nhất định và đã có những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phảinghiên cứu các công nghệ thích hợp cho nông thôn, nhưng cho tới nay chưanghiên cứu, thiết kế được công nghệ nào cho nông thôn và công nghiệp ở nôngthôn Các yếu tố khác của công nghệ trong công nghiệp nông thôn cũng có trình

độ rất thấp, tương ứng với trình độ của thiết bị kỹ thuật trong khu vực này

Do trình độ kỹ thuật - công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn lao độngchưa cao nên năng suất một số cây trồng và năng suất lao động ở địa bàn nôngthôn nước ta rất thấp, nhất là so với nhiều nước trong khu vực Theo khảo sát củaFAO năm 2004, năng suất sắn của ta thấp hơn của Trung Quốc 1,6 lần, ngô 2,1lần, đậu tương 1,5 lần, dứa 1,6 lần, mía 2,6 lần (xem bảng 2)

Bảng 2: So sánh năng suất một số cây trồng của Việt Nam và các nước Đơn vị tính: tạ/ ha

Trung quốc Việt Nam Inđônêxia Malaixia Philippin Thái Lan

Ngày đăng: 03/12/2016, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w