1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN góp PHẦN tìm HIỂU NGUỒN gốc BỆNH KINH NGHIỆM CHỦ NGHĨA TRONG cán bộ TA

17 296 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 296 KB

Nội dung

Khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta là vấn đề có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn hết sức to lớn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết trên tầm trí tuệ mới, chứ không thể chỉ bằng hành trang của tư duy cũ. Muốn vậy, phải khắc phục những yếu kém trong tư duy của cán bộ ta, trong đó có bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả căn bệnh này, cân pải hiểu rõ nguồn gốc của nó, bởi lẽ chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới đề ra được những biện pháp phù hợp

Trang 1

GÓP PHẦN TÌM HIỂU NGUỒN GỐC BỆNH KINH NGHIỆM CHỦ

NGHĨA TRONG CÁN BỘ TA

Khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta là vấn đề có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn hết sức to lớn Công cuộc đổi mới do Đảng

ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết trên tầm trí tuệ mới, chứ không thể chỉ bằng hành trang của tư duy cũ Muốn vậy, phải khắc phục những yếu kém trong tư duy của cán bộ ta, trong đó có bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa Để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả căn bệnh này, cân pải hiểu rõ nguồn gốc của nó, bởi lẽ chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới đề ra được những biện pháp phù hợp

Theo chúng tôi, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta có những nguồn gốc chủ yếu sau đây:

1 Trình độ tư duy lý luận của cán bộ ta nói chung thấp.

Có thể nói trình độ lý luận thấp là một trong những tác nhân trực tiếp làm nảy sinh bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta, còn trình độ tư duy

lý luận thấp là một trong những nguồn gốc sâu xa của căn bệnh này Tư duy

lý luận, còn gọi là tư duy lô-gích trừu tượng, là kiểu tư duy tiến hành chủ yếu trên cơ sở không phải của hành động thao tác thực tiễn trực tiếp hay của hình ảnh cảm tính trực quan mà của những quy tắc lô-gích giúp cho con người phải ánh những mối liên hệ bản chất của sự vật hoặc những mối quan hệ nhân quả sâu sắc nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Ở đây, phải huy động không phải những hình ảnh cảm tính, kinh nghiệm mà các khái niệm, phạm trù, quy luật về thế giới tự nhiên hay xã hội Trình độ tư duy lý luận cao hay thấp sẽ dẫn đến lý luận có trình độ cao hay thấp, khoa học hay không khoa học và lý luận đó tất nhiên sẽ tác động trở lại ở những mức độ khác nhau tới thực tiễn và tới chính tư duy Nếu trình độ lý luận thấp thì nó

Trang 2

không đóng được vai trò chỉ đạo, định hướng, dẫn đường cho hoạt động thực tiễn, và do đó dễ làm cho người ta buộc phải dựa dẫm một cách máy móc vào kinh nghiệm là điều dễ hiểu Nhưng để có lý luận thì phải có tư duy lý luận, hơn nữa nếu không có trình độ tư duy lý luận khoa học và sáng tạo thì không thể tiếp thụ, trau dồi lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng một cách sâu sắc, triệt để, không thể biến những lý luận sách vở thành vốn tri thức của mình, nghĩa là dù có học thuộc lòng lý luận thì vẫn có thể mắc phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa Cho nên, muốn tránh nó nhất thiết phải nâng cao trình độ lý luận Song muốn nâng cao trình độ lý luận thì phải nâng cao trình độ tư duy lý luận mà hạt nhân là phương pháp duy vật biện chứng Bởi vậy , khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa không phải chỉ là nâng cao trình độ lý luận tức là thay đổi, bổ sung, hoàn thiện, phát triển những khái niệm, những phạm trù, quan điểm, mà trước hết và chủ yếu là phải nâng cao phương pháp tư duy khoa học sáng tạo từ trình độ thấp tới trình độ cao, trên cơ sở đó làm cho trình độ lý luận được nâng lên Đây là một quá trình không có giới hạn, bởi hiện thực luôn luôn vận động và phát triển

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn luôn coi trọng mở rộng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng nhân tố con người, động lực trực tiếp và lâu dài cho sự phát triển của đất nước Đại bộ phận cán bộ ta đã có được phương pháp tư duy khoa học duy vật biện chứng

ở trình độ nhất định Nếu không có phương pháp tư duy khoa học đó, chúng

ta đã không đạt được nhưng kết quả như vừa qua trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước Từ Đại hội VI tới nay, trình độ tư duy lý luận cũng như trình

độ lý luận của cán bộ ta nói chung còn không ít những bất cập, “ Lý luận chưa đi sâu, đi sát cuộc sống, chưa ra khỏi tình trạng lạc hâu, chưa đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đổi mới”(1) Nhiều vấn đề cơ bản và cấp bách về

Trang 3

CNXH, về thời kỳ quá độ, về thời đại v.v còn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ, có hệ thống và có sức thuyết phục

Trình độ tư duy lý luận của cán bộ ta chưa cao thể hiện ở chỗ mặc dù bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ bảo thủ đường mòn, giản đơn nóng vội

đã được khắc phục ở mức độ nhất định, song trên thực tế vẫn còn sức sống dai dẳng của nó Chính vì vậy, khi quán triệt và vận dụng lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, cán bộ ta vẫn chưa khắc phục được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa Phải chăng một phần là do chúng ta chưa nắm vững bản chất, linh hồn sống của phương pháp tư duy duy vật biện chứng và yếu về năng lực vận dụng phương pháp đó? Do dó, việc nắm vững và trau dồi cách thức vận dụng phương pháp

tư duy duy vật biện chứng cũng là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tư duy lý luận

Trình độ tư duy lý luận của cán bộ ta chưa cao còn thể hiện ở sự yếu kém về năng lực phân tích, tổng hợp, khái quá, tổng kết thực tiễn Do trình độ

tư duy lý luận chưa cao nên những kết luận được rút ra từ tổng kết thực tiễn nhiều khi còn chưa trúng, chưa đạt đến tầm khái quát lý luận Không phải ngẫu nhiên mà khi đánh giá về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận,

đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận một cách sáng tạo, trước hết là tổng kết có lý luận những kinh nghiệm cơ bản trong công cuộc đổi mới ”(2) Trình độ tư duy lý luận như vậy đã làm cho trình độ lý luận của cán bộ ta chưa cao và do đó, đã tạo ra khoảng trống cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa có điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển

2 ảnh hưởng của xã hội nông nghiệp cổ truyền phương Đông.

Chủ nghĩa Mác xem tư duy như là sản phẩm của sự phát triển lịch sử của thực tiễn xã hội, như là hình thức lý luận của hoạt động người, là sản phẩm

Trang 4

của hoạt động thực tiễn Tư duy cũng không tồn tại ngoài xã hội, ngoài ngôn ngữ, ngoài những kiến thức mà loài người tích luỹ được Ngay những nhiệm

vụ mà con người đặt ra để tư duy cũng nẩy sinh từ các điều kiện sống của họ

Tư duy con người luôn luôn mang bản chất xã hội

Nền sản xuất nông nghiệp phương Đông cùng với chế độ công xã nông thôn tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta đã ảnh hưởng rất lớn tới phong cách tư duy của người Việt Nam Đó thực chất là một nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp khép kín, manh mún và phẳng lặng như “mặt nước ao tù”, cắt đứt các mối liên hệ cả trong nước và thế giới Chính nền sản xuất đó đã làm cho tầm nhìn của con người bị hạn hẹp, thiếu nhìn xa trông rộng, nặng về tư duy kinh nghiệm hơn là tư duy lý luận Sản xuát lúa nước với những chu kỳ được lặp đi lặp lại gần như là vĩnh cửu cùng với những chu kỳ của thời tiết, khí hậu dần dần đã tạo nên cho con người thói quen ỷ lại, dựa dẫn vào kinh nghiệm cũ, ít đòi hỏi phải năng động sáng tạo Với trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu, đòi hỏi nhiều ở sự vận động của cơ bắp hơn là của trí tuệ, trong khi đó khoa học kỹ thuật lại không phát triển thì kinh nghiệ sản xuất đóng vai trò hết sức to lớn Đây là một nguyên nhân hình thành một cách tự phát tư tưởng sùng bái kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm Chúng ta cũng không thể không đồng ý với ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng: Cùng với xã hội nông nghiệp cổ truyền phương Đông, nước ta từ khi chưa thoát khỏi xã hội nguyên thuỷ đã gặp ngay giặc ngoại xâm từ phương Bắc và nạn ngoại xâm đã đe doạ thường trực suốt 20 thế kỷ Hoàn cảnh đó bắt ông cha ta chỉ được nghĩ đến những chuyện thiết thực trước mắt, ít có thì giờ để lo tính cái lâu dài, phát triển khoa học kỹ thuật

và phát triển tư duy hệ thống chính xác Trong hoàn cảnh đó việc hình thành thái độ tuyệt đối hoá kinh nghiệm là điều khó tránh khỏi(3) Sự đe doạ thường trực của giặc ngoại xâm và của thiên tai đã cố kết cộng đồng các dân tộc Việt gắn bó chặt chẽ với nhau, từ đó hun đúc nên tâm hồn cốt cách Việt Nam giàu

Trang 5

lòng nhân ái, vị tha, thương yêu đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau Đó là giá trị tinh thần truyền thống dân tộc vô cùng quý báu nhưng chính nó lại là nguyên nhân nảy sinh lối tư duy thường nặng về tình hơn về lý, làm hạn chế sự phát triển

tư duy lý luận

Cùng vớinhững ảnh hưởng trên, sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn phương Đông ở nước ta cũng tạo nên sự kìm hãm đối với tư duy lý luận, thúc đẩy tư duy kinh nghiệm phát triển Khác với công xã phương Tây cổ đại, công xã nôngthôn Việt Nam với chế độ sở hữu chủ yếu là đất công chứ không phải là sở hữu tư nhân đã kìm hãm quá trình phân công lao động xã hội cũng như hình thành các đô thị để sản sinh ra một tầng lớp lao động trí óc Hơn nữa, cũng phải thấy rằng do chưa trải qua cuộc cách mạng tư sản nên có thể nói đất nước ta cũng chưa trải qua cuộc cách mạng về tư duy theo hướng phát triển tư duy lý luận Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho tư duy kinh nghiệm và bệnh kinh nghiệm nảy sinh

3 Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản.

Chế độ phong kiến đã đè nặnglên đời sống tinh thần của xã hội nước ta hàng nghìn năm bằng các học thuyết của Nho-Phật-Lão Các học thuyết này

đã ảnh hưởng rất lớn tới mỗi người Việt Nam, đặc biệt là Nho giáo Do nhu cầu củng cố chế độ phong kiến tập quyền, từ thế kỷ XV, Nho giáo đã chiếm được vị trí độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam Tất nhiên nó đã để lại những tác động tích cực nhất định Song, ở đây chúng ta chỉ xem xét khía cạnh tác động, ảnh hưởng của nó tới việc làm nảy sinh và phát triển thực tiễn

tư duy kinh nghiệm, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở nước ta

Có thể nói tác động rõ nét nhất của Nho giáo tới tư duy kinh nghiệm là tinh thần phục cổ thái quá của nó Mặc dù ông tổ của Nho giáo khuyên răn người ta rằng “ôn cổ tri nhi tân, khả dĩ vi sư dã” (ôn việc cũ để biết cái mới, thì có thể làm thầy mọi người), nhưng lại luôn luôn khẳng định “thuật như bất

Trang 6

tác, tín nhi hiếu cổ” (tôi chỉ thuật lại chứ không sáng tạo gì cả, tôi tin và yêu cái cổ)

Tôn trọng quá khứ là cần thiết và đáng trân trọng, song cái quan trọng hơn là phải biết rút ra những bài học lịch sử Nhưng Nho giáo lại dạy người ta chỉ biết suy nghĩ và hành động theo kinh nghiệm của người xưa, điều gì trái với cổ nhân, không có trong sách “Thánh hiền” thì không phải chân lý Chính lối tư duy đó dễ dẫn người ta tới chỗ hoài nghi cái lạ, dè dặt với cái mới, sùng bái kinh nghiệm cũ, chỉ biết làm theo kinh nghiệm Tinh thần “trọng cổ khinh kim” ấy đã tạo nên cho người ta thói quen chỉ biết phê phán nhưng gì trái với

cổ nhhân, trái với lời dạy của “Thánh hiền”, chỉ thích cái mới trong khuôn khổ cái cũ Trong khi đó nho giáo lại củng cố đầu óc bảo thủ bằng tư tưởng “ nội hạ ngoại di” theo kiểu tự đại tự cao của phong kiến Trung Quốc Từ đó không chịu học hỏi các dân tộc khác, chỉ biết có mình, tự cho mìh là giỏi, dẫn tới đóng cửa, lạ lẫm trước những thành tựu mà nhân loại đã đạt được Những điều này đã góp phần làm cho tư duy lý luận trở nên yếu kém, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa có điều kiện nảy sinh và phát triển

Quả là Nho giáo có đề cao sự hiểu biết, coi trọng việc học và tinh thần ham học, nhưng đối tượng của sự hiểu biết và sự học lại hết sức hạn hẹp Tri thức về lao động sản xuất, về thế giới tự nhiên không phải là đối tượng quan tâm của nhà Nho- người quân tử Họ chỉ biết học thuộc lòng “Tứ thư”, “Ngũ kinh”, thuộc lòng nhiều điển tích, những bài thơ, những áng văn hay để mong thi đỗ làm quan Học đối với họ là để biết thờ cha và thờ vua, để làm quan chứ không phải để có hiểu biết, để nâng cao trình độ tư duy của mình(4) Cách học và mục đích học như vậy đã làm cho tư duy trở nên xa thực tế, thiếu tính sáng tạo, dung dưỡng cho lối tư duy kinh nghiệm và bệnh kinh nghiệm phát triển

Trang 7

Cùng với những ảnh hưởng đó, tư tưởng đẳng cấp phong kiến cũng có tác động tiêu cực rất lớn tới sự phát triển của tư duy lý luận Tư tưởng này dần dần đã triệt tiêu mất bầu không khí dân chủ, điều kiện quan trọng không thể thiếu cho phát triển của khoa học, cũng như của tư duy lý luận Thiếu bầu không khí dân chủ thì không thể có tranh luận để đi đến chân lý, không thể có sáng tạo khoa học Trong thực tế đã có khôngít trường hợp chân lý chỉ thuộc

về những người có chức có quyền, chân lý chỉ là kinh nghiệm của một nhóm người, thậm chí đôi khi chỉ là của một người Trong khi đó ta lại chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa chính trị và khoa học Cùng với những nguyên nhân khác, tư tưởng đẳng cấp phong kiến này đã làm cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thêm trầm trọng và phổ biến

Cùng với ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản cũng

có tác động tiêu cực rất lớn tới sự phát triển của tư duy lý luận của nhan dân

ta nói chung và đội ngũ cán bộ nói riêng, bởi chúng ta có tới 46% đảng viên ở nông thôn và có tới trên 60% công nhân xuất thân từ nông dân

ảnh hưởng trước hết của tư tưởng tiểu tư sản chính là ở tính thiển cận tiểu tư sản Nếu như tính thiển cận làm cho nhận thức dừng lại ở kinh nghiệm,

ở hiểu biết cũ, thì tính thiển cận tiểu tư sản lại khiến cho người ta thỏa mãn với kinh nghiệm cũ, với những hiểu biết cũ Từ đó làm cho người ta có thói quen lười động não, lười suy nghĩ, ngại phức tạp, ngại khó khăn, làm cho cách suy nghĩ nông cạn hạn hẹp càng được củng cố Phải chăng chính tính thiển cận tiểu tư sản đã làm cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trở nên trầm trọng và kéo dài trong cán bộ ta? Cùng với tính thiển cận, sự ảo tưởng, kiêu ngạo, tư cao tự đại đã dẫn nhiều cán bộ tới chỗ thiếu khiêm tốn trong học tập

để nâng cao năng lực cũng như trình độ tư duy lý luận Những tư tưởng này

đã làm cho nhiều cán bộ ta quá say sưa với những thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến, thiếu mất sự tỉnh táo tưởng rằng đã thắng Pháp và Mỹ thì làm gì cũng được Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta đóng cửa

Trang 8

về lý luận Tất cả những cái đó đã trực tiếp hay gián tiếp làm cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại và phát triển

Đó là những nguồn gốc chủ yếu của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ nước ta Những nguồn gốc này có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau, cùng nhau tạo nên điều kiện thuận lợi cho tư duy kinh nghiệm

và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại và phát triển

Khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta không phải là chuyện giản đơn một sớm một chiều, nó đòi phải có thời gian và phải có những biện pháp tổng thể Tuy nhiên, trước mắt cần phải có những giải pháp

cụ thể, nhằm hạn chế ngăn gngừa một cách có hiệu quả Đảng ta luôn luôn chú trọng khắc phục căn bệnh này Từ văn kiện Đại hội lần thứ III tháng

9-1960 cho tới Nghi quyết 01 của Bộ Chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay ngày 28-3-1992, Đảng ta đều có đề cập tới nhiệm vụ khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta Song phải thẳng thắn thừa nhận rằng hiệu quả còn thấp Đó là vì một phần do chúng ta chưa có cơ chế để thực hiện có hiệu quả những biện pháp đó Theo chúng tôi, để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trong cán bộ ta, trước mắt cần thực hiện một số biện pháp cơ bản dưới đây:

- Nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật cho nhân dân nói chung, cho cán bộ nói riêng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ năng lực tư duy lý luận cũng như trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ Thực tế chỉ ra rằng, muốn làm được điều này, trước hết phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin; phải đổi mới công tác giáo dục đào tạo, công tác thông tin khoa học, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này; phải trau dồi hơn nữa phương pháp tư duy duy vật biện chứng Đối với mỗi cán bộ đảng viên, cùng với việc trau dồi phảm chất đạo đức cách mạng, phải không ngừng ra sức học tập, vì trình độ tư duy lý

Trang 9

luận không phải người ta sinh ra vốn đã có sẵn mà là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc học tập bằng những hình thức khác nhau để nâng cao vốn tri thức, cơ sở không thể thiếu để nâng cao trình độ tư duy lý luận, là

vô cùng quan trọng

- Tăng cường tổng kết thực tiễn quán triệt sự thống nhất giữa thực tiễn

và lý luận vì trau dồi rèn luyện tư duy lý luận không chỉ thông qua học tập mà còn phải thông qua sự vận dụng và trải nghiệm thực tiễn Tổng kết thực tiễn thì không thể có lý luận Cùng với tăng cường tổng kết thực tiễn, phải quán triệt tốt sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ vừa có trình độ tư duy lý luận, trình độ

lý luận, vừa am hiểu thực tiễn, bởi lẽ “ có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một mắt mù”(5), hơn nữa hoạt động thực tiễn sẽ vòng

vo, mò mẫm quanh quẩn, thậm chí mất phương hướng Xa vời thực tiễn thì lý luận sẽ trở nên giáo điều, sách vở, trống rỗng

- Khắc phục tâm lý sản xuất nhỏ, tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản Để khắc phục chúng có hiệu quả, chúng ta phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: kinh tế, hành chính, văn hoá, giáo dục, v.v , trong đó biện pháp kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng Chỉ có nền sản xuất lớn với quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, công cụ lao động tinh vi có hàm lượng trí tuệ cao mới khắc phục được tâm lý sản xuất nhỏ, cũng như tư tưởng phong kiến, tiểu tư sản Tuy vậy, ngay từ bây giờ khi chưa có đủ cơ sở vật chất to lớn ấy, chúng ta phải từng bước tuyên truyền, cải tạo, giáo dục nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới phong cách tư duy của cán bộ ta Đồng thời, phải xây dựng được bầu không khí dân chủ trong công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học và giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lý luận và chính trị Những giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, song điều quan trọng

là phải có được cơ chế phù hợp, tức là phải có được những chính sách cụ thể

Trang 10

được thể chế hoá về mặt nhà nước, tạo điều kiện cho những biện pháp đó được thực thi trên thực tế Có như vậy chúng ta mới dần dần khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả được bệnh kinh ngiệm chủ nghĩa, góp phần nâng cao năng lực trí tuệ của Đảng

Chú thích:

1.Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị ngày 28-3-1992 về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, xem phần đánh giá tình hình

2 Nghị quyết đã dẫn xem phần nhiệm vụ

3 Xem Trần Đình Hượu, “Tư tưởng hay là triết học và nội dung của

cách đặt vấn đề đó trong nghiên cứu ý thức hệ Việt Nam” Tạp chí Triết học,

số 4/1984 Hà Văn Tấn, “Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt

Nam”, tạp chí Triết học, số 4-1984 Vũ Khiêu, “Nền sản xuất nhỏ Việt Nam

và hậu quả của nỏtong tâm lý dân tộc” Thông báo triết học, số 22-1971.

4 Xem thêm: Trần Đình Hượu, Tập bài giảng về triết học Mác - Lê-nin,

phần 1, “Nhập môn triết học”, Trường Nguyễn ái quốc khu vực I, H., 1991, tr

133 Luận ngữ, dịch giả Đoàn Trung Còn, Nhà in Trí Đức Tòng Thơ, Sài

Gòn, 1950, quyển 7, chương 13, tiết 4; quyển 9, chương 17, tiết 9; quyển 1, chương 2, tiết 11

5 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Sự thật, H.1984,t,4.tr445

KHẮC PHỤC BỆNH KINH NGHIỆM CHỦ NGHĨA NÂNG CAO NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN

Công tác đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại nhiều thành công trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, song nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết với tầm trí tuệ mới Một trong những nhiệm vụ cơ bản đặt ra là phải khắc phục những yếu kém trong tư duy của đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, trong đó có bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa

Kinh nghiệm là tri thức mà con người có được do tiếp xúc, quan sát, thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn Nó là điểm xuất phát, là cơ sở ban đầu không thể thiếu được của quá trình nhận thức Kinh nghiện càng phong phú thì càng tạo ra nhiều dữ kiện cho khái quát lý luận khoa học Các khoa học

Ngày đăng: 02/12/2016, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w