1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học tìm HIỂU về lý LUẬN NHẬN THỨC TRONG tác PHẨM CHỦ NGHĨA DUY vật và CNKNPP, ý NGHĨA đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

26 915 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 67,71 KB

Nội dung

V.I Lênin viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” trong khoảng thời gian từ tháng Hai tháng Mười năm 1908 và được in thành sách riêng vào tháng Năm 1909. Đây là một trong những tác phẩm triết học chủ yếu của V.I Lênin, được viết dưới ngòi bút luận chiến, nó có vai trò to lớn là cơ sở lý luận cho một đảng chính trị kiểu mới, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển triết học Mác lên một tầm cao mới phù hợp với điều kiện nước Nga lúc bấy giờ và nó còn có giá trị đến hôm nay cung cấp luận cứ khoa học, vũ khí sắc bén cho giai cấp công nhân.

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC TRONG TÁC PHẨM

“CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐẾN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

V.I Lênin viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” trong khoảng thời gian từ tháng Hai- tháng Mười năm 1908 và được in

thành sách riêng vào tháng Năm 1909 Đây là một trong những tác phẩm triếthọc chủ yếu của V.I Lênin, được viết dưới ngòi bút luận chiến, nó có vai trò tolớn là cơ sở lý luận cho một đảng chính trị kiểu mới, đồng thời góp phần bảo vệ

và phát triển triết học Mác lên một tầm cao mới phù hợp với điều kiện nước Ngalúc bấy giờ và nó còn có giá trị đến hôm nay cung cấp luận cứ khoa học, vũ khísắc bén cho giai cấp công nhân

1 Hoàn cảnh ra đời , kết cấu của tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

V.I Lênin viết tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phêphán” trong hoàn cảnh nước Nga sau thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản(1905-1907) Trước tình trạng thoái trào của cách mạng, nước Nga bị đặt dướiquyền thống trị hà khắc của chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng, đời sống nhândân vô cùng cực khổ Nguy hại hơn, sự thất bại của cuộc cách mạng 1905 khôngnhững đem lại sức mạnh cho cuộc tấn công trực diện của bọn phản động vào triếthọc Mác, mà còn làm cho bộ phận tham mưu của giai cấp công nhân Nga bị phânhóa sâu sắc, trong hàng ngũ những người Bônxêvích nảy sinh tư tưởng dao động,mất tinh thần, chạy dài, từ bỏ lập trường, họ dựa vào chủ nghĩa Makhơ để chốnglại chủ nghĩa Mác, đòi xét lại các nguyên tắc sách lược của Đảng trong đấu tranhchính trị và mưu toan dùng chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa kinh nghiệmphê phán do Makhơ sáng lập để thay thế triết học Mác Đây cũng là thời kỳ mà V.I

Trang 2

Lênin nhận xét “chủ nghĩa duy vật đâu đâu cũng bị ruồng bỏ” và các thế lực thùđịch đủ loại “ liên minh với nhau vì cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biệnchứng”1… Trong triết học, một số ngả theo chủ nghĩa duy tâm, thần bí, xuất hiệntrào lưu “tìm thần” và “tạo thần” trong giới tri thức.

Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trước sự pháttriển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là vật lý học phát triển như vũ bảo V.ILênin gọi sự kiện này là “cuộc cách mạng vật lý học” Hàng loạt các phát minhmang tính “vạch thời đại” ra đời như: Rơnghen phát hiện ra tia X (1895) phátminh này nó có ý nghĩa cho việc mở đầu cho cuộc cách mạng đi vào nghiên cứuthế giới vi mô; béccơli phát hiện ra hiện tượng phóng xạ (1896) chứng minhnguyên tử không phải phần tư nhỏ nhất, mà nó có thể phân chia, phân rã, chứkhông phải tồn tại bất biến; Tômxơn phát hiện ra điện tử (1897) phát minh nàycàng chứng minh nguyên tử có thật, nhưng không phải là nhỏ nhất, người ta thấyrằng khối lượng của nó có thể biến đổi tùy theo tốc độ; Năm 1898 tìm ra chấtphóng xạ mạnh ra-đi-um…đến năm 1905 Anhxtanh phát minh ra thuyết tươngđối, điều này khẳng định không gian và thời gian không phải là bất biến Chínhnhững phát minh khoa học đã dẫn đến “cuộc khủng hoảng vật lý” Đặc biệt làviệc phát hiện ra điện tử và cấu tạo nguyên tử Do không nắm vững lý luận nhậnthức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà khoa học đã rơi vào chủ nghĩaduy tâm Nhân cơ hội này, những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tìnhhình đó chống lại triết học duy vật, làm đảo lộn căn bản những quan niệm về thếgiới và cấu tạo thế giới làm cho một số nhà duy vật chuyển sang duy tâm

Đồng thời, ở nước Nga sau thất bại của cuộc cách mạng (1905 – 1907) những trào lưu tư tưởng phản động ra đời như: nhà vật lý học người áo MaKhơ theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan một trong những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; nhà triết học người Đức R.Avênariút theo

1 1 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 9

Trang 3

chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đã trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Họ viễn cớ “Bảo vệ chủ nghĩa Mác”, nhưng thực chất là đã xuyên tạc triết học Mácxít Chúng lớn tiếng ca ngợi thế giới quan duy tâm thần bí và cố gắng phục hồi tôn giáo nhằm biện hộ về phương diện tư tưởng cho các thế lực phản cách mạng và sử dụng các giáo lý tôn giáo để làm cho giai cấp vô sản xa rời đấu tranh cách mạng Những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm hay chủ nghĩa duy vật siêu hình lúc này vẫn không thể giải thích được những biến đổi mạnh mẽ của thực tiễn Một đòi hỏi cấp bách phải có sự khái quát thành tựu khoa học tự nhiên, đúc kết thành lý luận để chỉ đạo phong trào công nhân

Trước đòi hỏi ấy, Lênin đã đấu tranh kiên quyết chống lại mọi trào lưutriết học phản Mácxít, bảo vệ và phát triển triết học Mác Tháng Hai Năm 1908

Người bắt tay vào viết tác phẩm triết học nổi tiếng: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Đây là tác phẩm kinh điểm của Lênin trong giai

đoạn phát triển triết học Mác

1.2 Kết cấu của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.

Tác phẩm tính đến xuất bản lần thứ nhất (5 -1909), gồm lời tựa, phầnThay lời mở đầu và phần Kết luận, tác phẩm gồm 6 chương với 39 mục

Chương 1: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và

chủ nghĩa duy vật biện chứng Chương này Lênin tập trung phê phán những

nguyên lý triết học của phái Makhơ cho rằng, cảm giác (hay cái gọi là “yếu tố”)

là cái có trước, rằng các quan niệm của họ là hoàn toàn mâu thuẫn với những kếtluận được kiểm chứng trong lịch sử khoa học tự nhiên, và phát triển thêm mộtbước tư tưởng của Ăngghen về vật chất

Trang 4

Chương 2: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và

chủ nghĩa duy vật biện chứng Chương này V.I Lênin phân tích thực chất nhị

nguyên trong quan niệm của Cantơ đối “vật tự nó” qua đó đi đến kết luận:Makhơ và môn phái đã bắt đầu từ triết học của Cantơ, nhưng đã không tiến lêntheo hướng duy vật mà đi lùi lại về phái bất khả tri của G.Beccơli và D.Hium.đồng thời ông đưa ra những kết luận làm nền tảng cho lý luận nhận thức duy vật

và đưa ra định nghĩa vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chương 3: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và

chủ nghĩa duy vật biện chứng V.I Lênin phê phán tính chất duy tâm chủ quan

của phái Makhơ xung quanh vấn đề vật chất, các mối liên hệ và các hình thứctồn tại của nó Qua đó Lênin làm rõ một số phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duyvật biện chứng như vấn đề vật chất, định nghĩa vật chất, không gian, thời gian,mối quan hệ nhân quả, tự do và tất yếu…

Chương 4: Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa của

chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Đồng thời đưa ra quan điểm có tính nguyên tắc

của chủ nghĩa duy vật, rằng tự nhiên tồn tại trước con người và ý thức là đặctrưng của óc người

Chương 5: Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ

nghĩa duy tâm triết học Lênin phân tích thực chất và vai trò của cuộc cách

mạng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên; vạch ra nguyên nhân của cuộc “khủnghoảng vật lý”, từ đó vạch ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này Trên cơ sở đóV.I Lênin làm giàu thêm lý luận nhận thức Mác xít về chân lý khách quan, vềtính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý, về mối quan hệ giữa lý luận vàthực tiễn

Chương 6: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch

sử Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm của Makhơ, qua đó phát triển quan điểm

Trang 5

của Mác và Ăngghen về chủ nghĩa duy vật lịch sử Lênin nêu lên tính đảngtrong triết học và phê phán các triết gia tư sản muốn đứng “lên trên” các đảngphái trong triết học.

Kết luận: Lênin đã phê phán tính chất sai lầm, phản tiến bộ của chủ nghĩa

Makhơ, chỉ ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa Makhơ và chủ nghĩa duy tâm trongkhoa học tự nhiên Ở phần kết luận, với mấy dòng cô đọng, Ông nêu ra bốn chỉdẫn quan trọng trong việc đánh giá chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

2 Nội dung thu hoạch, làm rõ lý luận nhận thức trong tác chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là

một trong những tác phẩm lớn nghiên cứu nhiều nội dung của triết học như:V.I.Lênin giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật Mácxít;bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng; phát triển xuất sắc lý luậnnhận thức của triết học Mác, phát triển những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaduy vật lịch sử Với phạm vi bài viết, tác giả muốn làm rõ nội dung cơ bản về lýluận nhận thức trong tác phẩm này

2.1 Phát triển lý luận nhận thức, xây dựng học thuyết phản ánh

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến vấn đề của lý luận nhận thức, và do đó, hầuhết tiêu đề của các chương trong tác phẩm này, Ông đều bắt đầu dùng cụm từ

“lý luận nhận thức” Điều đó một phần là vì thời đại mới, bức tranh vật lý mới

về thế giới đang đòi hỏi phải có những bước chuyển biến mới, căn bản về lýluận nhận thức, phần khác là do V.I.Lênin muốn vạch trần bọn theo chủ nghĩaMakhơ “Giả mạo chủ nghĩa Mác một cách ngày càng tinh về dùng các họcthuyết phản duy vật để giả làm chủ nghĩa Mác một cách ngày càng tinh vi, đó

Trang 6

là đặc điểm của chủ nghĩa xét lại hiện đại trong kinh tế chính trị học cũng nhưtrong vấn đề sách lược và triết học nói chung, trong nhận thức luận cũng nhưtrong xã hội học”2.

V.I.Lênin chỉ trích những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là

đã xuyên tạc quan điểm của Ph.Ăngghen, đem đối lập nó với quan điểm củaC.Mác Chúng ta có thể thấy điều này hiện nay ở một số nhà triết học phươngTây hiện đại và những đại diện của chủ nghĩa xét lại, coi việc xuyên tạc chủnghĩa Mác là thứ “mốt” phổ biến

V.I.Lênin phê phán quyết liệt thuyết bất khả tri và phân tích tính phản

động của chủ nghĩa Makhơ

Theo Makhơ, nếu vật thể là những “phức hợp cảm giác”, hay Béccơli, vậtthể là những “tổ hợp cảm giác” thì tất nhiên là sẽ đi đến kết luận rằng toàn bộ thếgiới chẳng qua chỉ là biểu tưởng của tôi mà thôi Theo Béccơli đã từng cho rằngvật chất là một tưởng trưng trừu tượng trần trọi Còn Makhơ cho rằng cảm giácgắn liền với những quá trình nhất định phát sinh trong cơ thể Từ đó V.I.Lêninkhẳng định chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Makhơ khắc hẳn về chất khi nói đếncảm giác: “Chủ nghĩa duy vật, hoàn toàn nhất trí với khoa học tự nhiên, coi vậtchất là cái có trước, coi ý thức, tư duy, cảm giác là cái có sau, vì cảm giác, tronghình thái rõ rệt của nó chỉ gắn liền với những hình thái cao của vật chất (vật chấthữu cơ), và người ta chỉ có thể giả định là “trên nền móng của bản thân lâu đàivật chất” có sự tồn tại của một năng lực giống như cảm giác”3

V.I.Lênin khi đấu tranh và phân tích chủ nghĩa Makhơ chỉ ra rằng thứ chủnghĩa Makhơ đứng trên quan điểm đối lập duy tâm và lập tức dẫn đến chỗ vô lý,ông coi cảm giác là cái có trước Makhơ có tư tưởng này là do điểm xuất phátcủa ông ta là chủ nghĩa duy tâm triết học Và từ đó V.I.Lênin phân tích cảm giác

2 2 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 409

3 3 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 43

Trang 7

là gì? quá trình hình thành nó ra sao và ông viết: “Cảm giác quả thật là mối liên

hệ trực tiếp của ý thức với thế giới bên ngoài, là sự chuyển hóa năng lượng của

sự kích thích bên ngoài thành một sự kiện tuộc về ý thức Sự chuyển hóa đó,mỗi người đều và đang thực tế quan sát được hàng triệu lần ở khắp nơi”4 qua đóV.I Lênin làm rõ lối ngụy biện của chủ nghĩa duy tâm theo học thuyết bất khả tricoi cảm giác là một tấm vách, một bức tường ngăn cách ý thức với thế giới bênngoài “Lối ngụy biện của triết học duy tâm là ở chỗ không coi cảm giác là mốiliên hệ của ý thức với thế giới bên ngoài, mà lại coi đó là một tấm vách, một bứctường ngăn cách ý thức với ngoại giới; không coi đó là hình ảnh của một hiệntượng bên ngoài tương ứng với cảm giác, mà lại coi đó là cái “tồn tại duynhất””5

Trong khi luận chứng đấu tranh với Piếc-xơn ông này cũng tuyên bố lànhất trí với Makhơ, cho rằng vật chất là hư vô, nhưng khi ông ta bàn về mốiquan hệ giữa óc và tư tưởng thì ông ta lại tuyên bố quả quyết rằng: từ cái ý chí

và ý thức, gắn liền với một cơ chế vật chất mà không có nó thì chúng ta khôngthể suy ra bất cứ một cái gì giống như ý chí và ý thức Piếc-xơn đã đi đến một sựlẫn lộn không thể tha thứ được! Vật chất chỉ là những nhóm tri giác cảm tính nhưthế có nghĩa là cảm giác và tri giác đều là những cái có trước, còn vật chất là cái

có sau: thông qua lời chỉ trích của V.I.Lênin đối với Piếc-xơn ông đã khẳng định:

“Không, không có vật chất và thậm chí hình như không có hệ thần kinh thìkhông có ý thức! Nói một cách, ý thức và cảm giác là cái có sau”6

Trong khi bàn khả năng nhận thức của con người về thế giới V.I Lêninchỉ ra trong lịch sử triết học nhiều nhà triết học không thừa nhận khả năng nhậnthức được thế giới Trong số đó tiền bối có 2 nhà triết học “tối tân” là Hium vàCantơ, họ đưa ra học thuyết bất khả tri, tức là thừa nhận “vật tự nó” nhưng4

54 5 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 51

66 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 104

Trang 8

“không thể nhận thức được” nó Nhưng V.I.Lênin lại phân tích khả năng nhậnthức của con người về “vật tự nó” cũng như các sự vật hiện tượng khác Trong

lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực khoa học, cần suy luậnmột cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất

di, bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết được nảy sinh ra từ

sự chưa hiểu biết, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy

đủ hơn và chính xác hơn Từ đó V.I.Lênin đưa ra kết luận duy nhất và khôngtránh khỏi mà mọi người rút ra trong đời sống thực tiễn, mà chủ nghĩa duy vậtlấy làm cơ sở cho nhận thức của mình một cách tự giác: “Có những đối tượng,vật, vật thể tồn tại ở ngoài chúng ta, không lệ thuộc vào chúng ta; và cái cảmgiác của chúng ta đều là những hình ảnh của thế giới bên ngoài”7

Thông qua việc phê phán thuyết bất khả tri và phân tích chủ nghĩa Makhơ bằng những kết luận mang tính chất nhận thức luận quan trọng sau đây:

1 “Có những vật tồn tại độc lập đối với ý thức chúng ta, độc lập đối vớicảm giác của chúng ta…”

2.“Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào vềnguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã nhậnthức và cái chưa được nhận thức”

3.“Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoahọc, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức củachúng ta là bất di, bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết được nảysinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chínhxác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”8 Như vậy, chỉ bằng ba kết

luận trên về lý luận nhận thức, V.I Lênin đã chỉ ra: thứ nhất, xác định đối tượng,

7 7 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 118

8 8 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 117

Trang 9

nguồn gốc và bản chất của nhận thức nhằm chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy

tâm về vấn đề nhận thức; thứ hai, khẳng định khả năng có thể nhận thức được thế giới khách quan của con người, chống lại hoài nghi luận và thuyết bất khả tri; ba là,

chỉ ra tính chất biện chứng của quá trình nhận thức, chống lại quan điểm siêu hình

về vấn đề nhận thức

Khi tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại chủ nghĩa duy tâm chủquan và thuyết bất khả tri trong triết học duy tâm hiện đại, V.I.Lênin đã khẳngđịnh quan niệm của triết học về tính chất có thể nhận thức được thế giới và pháttriển thêm nhận thức luận duy vật biện chứng đó bằng học thuyết phản ánh ôngkhằng định: với tư cách là sản phẩm cao nhất của vật chất, là chức năng của bộ

óc, tư duy, ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài; rằng “cảm giác là hình ảnhchủ quan của thế giới khách quan”, nó bao hàm một nội dung khách quan Vàchính cái nội dung khách quan đó trong cảm giác của chúng ta, trong ý thức củachúng ta, không phụ thuộc vào con người, vào loài người là chân lý kháchquan V.I.Lênin đã đưa ra học thuyết phản ánh-đó là tiên đoán về đặc tính phảnánh của mọi vật chất Lý thuyết này không những làm phong phú thêm quanđiểm nhận thức duy vật biện chứng, mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với

sự phát triển của khoa học và kỹ thuật hiện đại Thông qua lý luận phản ánh củaV.I.Lênin là cơ sở của nhận thức luận duy vật, nhằm xác lập quan điểm cơ bảncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức

Nội dung lý thuyết phản ánh được V.I.Lênin khái quát “Sự vật tồn tại ở

ngoài chúng ta Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các sự vật

đó Chúng ta dựa và thực tiễn mà kiểm tra các hình ảnh ấy và phân biệt hình ảnhđúng với những hình ảnh sai”9 Thừa nhận thế giới khách quan tồn tại bên ngoài,độc lập với ý thức, ý thức, tư tưởng chỉ là sự phản ánh, là hình ảnh của sự vật đó

9 9 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 126

Trang 10

là chủ nghĩa duy vật Còn thế giới vật chất phụ thuộc vào tinh thần cảm giác làduy tâm.

V.I.Lênin đã phát hiện ra thuộc tính phổ biến của vật chất là thuộc tính phảnánh Chính điều đó đã bác bỏ thuyết “vật hoạt nhân” cho rằng mọi sự vật đều có ýthức V.I.Lênin khẳng định: hết thảy mọi vật chất đều có một đặc tính về bản chấtgần giống như cảm giác, đặc tính phản ánh Trong quá trình phát triển lâu dài củathế giới vật chất, tương ứng với các hình thức vận động của vật chất, thì thuộc tínhphản ánh của vật chất cũng phát triển Hệ thống vật chất càng phức tạp thì nănglực phản ánh càng cao Như vậy, không phải phản ánh của mọi vật chất đều sinh

ra ý thức mà chỉ có phản ánh của óc người mới có ý thức Sự phản ánh đó không

lệ thuộc vào ý thức, V.I.Lênin viết: “Cái được phản ánh thì tồn tại không phụthuộc vào cái phản ánh (thế giới bên ngoài không phụ thuộc và ý thức), đó là tiền

đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật Sự khẳng định của khoa học tự nhiên rằng quảđất có trước khi có loài người, là một chân lý khách quan”10

2.2 Vấn đề chân lý và vai trò của thực tiễn trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Makhơ và trong quá trình phát triểntriết học Mác, V.I.Lênin đã xuất phát từ nguyên lý về sự thống nhất phép biệnchứng và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật Ngay trong khi phân tíchquan điểm của Avênariút và Ma khơ về vấn đề nguồn gốc sản sinh ra tri thức củachúng ta là cảm giác là tiền đề của lý luận vì nhận thức, họ khẳng định cảm giác

là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết của con người Như vậy, họ thừa nhận tiền

đề thứ nhất ấy mà làm lu mờ tiền đề quan trọng thứ hai, tức là tiền đề cho rằng:thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, hay thực tạikhách quan là nguồn gốc của cảm giác của con người: xuất phát từ cảm giác,người ta có thể đi theo con đường của chủ nghĩa chủ quan là chủ nghĩa dẫn đến

10 10 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 143

Trang 11

chủ nghĩa duy ngã, hoặc đi theo con đường của chủ nghĩa khách quan là chủnghĩa dẫn đến chủ nghĩa duy vật (cái cảm giác là những hình ảnh của các vật thể,của thế giới bên ngoài) Như vậy, xét theo quan điểm thứ nhất, của chủ nghĩaduy tâm chủ quan thì không thể có chân lý khách quan Xét theo quan điểm thứhai, tức là quan điểm chủ nghĩa duy vật, thì chủ yếu là thừa nhận chân lý kháchquan Thông qua phê phán phái duy ngã và thuyết bất khả tri của Hium và CantơV.I.Lênin khẳng định thế giới tồn tại khách quan và từ đó chân lý cũng tồn tạikhách quan: “Đối với người duy vật, cảm giác của chúng ta là hình ảnh của thựctại khách quan duy nhất và cuối cùng, -cuối cùng, không phải theo nghĩa là nó đãđược nhận thức triệt để rồi, mà theo nghĩa ngoài nó ra, không có và không thể cómột thực tại nào khác nữa”11.

Khi coi chân lý khách quan đó là một quá trình phát triển phức tạp vàmâu thuẫn của tri thức, V.I.Lênin đã nhấn mạnh tính độc lập, tính khách quantrong nội dung của những tri thức đối với chủ thể nhận thức và khẳng định rằngnhận thức của con người là quá trình phát triển của chân lý tương đối thành chân

lý tuyệt đối Ông viết: “Theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cungcấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng

số những chân lý tương đối Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêmnhững hạt mới vào các tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạnchân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thuhẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức”12 Với quan niệm đó, V.I.Lênin khẳngđịnh rằng đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng, “giữa chân lý tương đối và chân

lý tuyệt đối không có ranh giới, không thể vượt qua được”, rằng “những giới hạn

của sự nhận thức gần đúng của chúng ta so với chân lý khách quan, tuyệt đối,đều là những giới hạn có điều kiện về mặt lịch sử, nhưng bản thân sự tồn tại của

11 11 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 150

12 12 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 158

Trang 12

chân lý đó là vô điều kiện, cũng như việc chúng ta đang tiến gần đó là vô điều

kiện”13 Nói cách khác trong quan niệm của ông nhận thức của con người là mộtquá trình không ngừng, nó vận động và phát triển theo hướng đi lên, từ chỗkhông biết đến biết, từ những hiểu biết không đầy đủ và không chính xác đếnnhững hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn, từ chân lý tương đối đến chân lý tuyệtđối

V.I.Lênin coi chân lý là những tri thức phù hợp với khách thể nghiên cứu

và được thực tiễn kiểm nghiệm, còn quá trình biện chứng của nhận thức chân lýkhách quan được biểu hiện trong mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lýtuyệt đối Ông chỉ rõ chân lý tương đối là những tri thức phản ánh đúng hiệnthực khách quan, nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện Tri thức đó cần được tiếptục bổ sung, hoàn thiện trong những giai đoạn tiếp theo của nhận thức để nóngày càng sâu sắc thêm Những tri thức hoàn toàn đúng và đầy đủ về thế giới thìđạt đến chân lý tuyệt đối Mối quan hệ tác động giữa chân lý tương đối và chân

lý tuyệt đối mang tính chất biện chứng Mỗi chân lý tương đối chứa trong mình

nó hạt nhân của chân lý tuyệt đối Cho nên, chân lý tuyệt đối là tổng số nhữngchân lý tương đối đối Mỗi chân lý tương đối là những nấc thang trên con đườngnhận thức chân lý tuyệt đối Khi phân tích chân lý tuyệt đối V.I.Lênin viết:

“Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang pháttriển; chân lý tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồntại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xáchơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tốcủa chân lý tuyệt đối”14

Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin, nhận thức của con người xét trong một thời điểm lịch sử nhất định thì chỉ có thể thu nhận được những

13 13 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 159

14 14 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 383

Trang 13

chân lý tương đối, nghĩa là con người chỉ có thể “mãi mãi tiến gần đến chân

lý tuyệt đối” Bởi vì, mỗi chân lý đều được hình thành trong một thời điểm nhất định với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể Khi đó, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan luôn vận động biến đổi và phát triển không ngừng Một luận điểm, hay một mệnh đề có thể đúng hôm nay, nhưng có thể không hoàn toàn đúng, thậm chí có thể sai lầm ở ngày mai Đây cũng là lời cảnh báo đối với các nhà khoa học khi họ cứ khư khư bán giữ lấy cái chân lý “cũ” về sự tuyệt đối của lý thuyết nguyên tử đã ra đời từ

25 thế kỷ trước đó.

Từ trình bày trên, rõ ràng, quan niệm của V.I Lênin về mối quan hệ biệnchứng giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hoàn toàn đối lập với quanniệm của chủ nghĩa tương đối Những người theo chủ nghĩa tương đối thườngtuyệt đối hóa tính tương đối của tri thức, phủ nhận tính tương đối của chân lý.Cho nên, xét về mặt phương pháp chủ nghĩa tương đối là siêu hình, không hiểuđược chân lý là một quá trình cũng như “cố tình” không hiểu mối quan hệ giữachân lý tương đối và chân lý tuyệt đối V.I.Lênin vạch rõ bản chất của chủ nghĩatương đối, ông viết: “Là cơ sở lý luận về nhận thức, chủ nghĩa tương đối khôngnhững là sự thừa nhận tính tương đối của các hiểu biết của chúng ta, mà còn là

sự phủ định mọi tiêu chuẩn, mọi mẫu mực khách quan, tồn tại không phụ thuộcvào loài người, những tiêu chuẩn và mẫu mực mà nhận thức tương đối của chúng

ta ngày một tiến đến gần”15 (tr 160)

Như vậy, theo quan điểm của V.I.Lênin thì chỉ có một chân lý - đó là chân

lý khách quan, không có chân lý chủ quan Tính khách quan của chân lý là ởchỗ: nội dung của nó do hiện thực khách quan quy định, không phủ thuộc vào ýthức của chủ thể Những người theo chủ nghĩa Makhơ đã công kích kịch liệt vàgạt bỏ khái niệm chân lý khách quan ra khỏi khoa học Họ cho rằng chân lý

15 15 V.I Lênin , tòan tập, tập 18, Nxb tiến bộ, Mátxcơva 1980 tr 160

Ngày đăng: 15/10/2016, 09:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w