Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng, với mong muốn làm cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Tây
Đô và sự giúp đỡ tận tình của giảng viên Ths.Trần Mình Hùng, cho đến thời
điểm này em đã hoàn thành niên luận năm 3 với đề tài: “Tiềm năng và thực
trạng du lịch sinh thái huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang”
Để có điều kiện hoàn thành tốt niên luận này, em xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy
em cũng như các sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường Đại học Tây Đô
Đặc biệt hơn nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên Ths Trần Minh Hùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành niên luận này một cách tốt nhất
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các bạn sinh viên trong khoa để niên luận của em được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em xin cảm ơn và kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Tây Đô đặc biệt là quý thầy cô khoa Quản trị Kinh Doanh dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Lê Thị Cẩm Hằng
Trang 2TÓM TẮT Nắm bắt được thế mạnh về vị trí, địa hình, vị trí của du lịch Cái Bè trong tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Tuy nhiên, du lịch sinh thái huyện Cái Bè cũng gặp phải nhiều khó khăn như: sản phẩm trùng lấp với các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre,…Bên cạnh đó, các loại tiềm năng du lịch huyện Cái Bè chưa khai thác hết chủ yếu là còn ở dạng tiềm năng Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng, với mong muốn làm cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững Chính vì các lý do đó mà tôi chọn đề tài “ Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” làm niên luận năm 3.
Đề tài này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính Thời gian thực hiện
đề tài là từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016 và được thực hiện tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang Nội dung nghiên cứu được trình bày qua các chương sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận
Chương 4: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Chương 5: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái Cái BèChương 6: Kết luận và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo
Trang 31 Võ Minh Sang, 2015 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh Trường Đại Học Tây Đô
2 Võ Minh Sang, 2014 Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh NXB Đại học Cần Thơ
Đề tài tham khảo
1 Nguyễn Ngọc Tím, 2013 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang
2 Triệu Hà Vy,2010 Chiến lược định vị sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long
3 Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM,2013 Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phụcvụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp
4 Tạp chí khoa học,2009 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
Trang web tham khảo
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Tiền Giang nằm ở cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài theo bờ Bắc của sông Tiền, cách TP Hồ Chí Minh 70 km và có 32 km bờ biển Được thiên nhiên ưu đãi, Tiền Giang là nơi hội tụ của: Vùng sinh thái nước ngọt phù sa; vùng sinh thái rừng ngập mặn và vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười Bên cạnh đó, Tiền Giang còn được thiên nhiên ưu đãi vì có con sông Tiền chở nặng phù sa chảy qua, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây ăn quả, đã tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa cùng những đặc sản nổi tiếng: Xoài cát Hoà Lộc, bưởi lông Cổ Cò; cam, quít Cái Bè; vú sữa Lò Rèn, Vĩnh Kim; sầu riêng Ngũ Hiệp; thanh long Chợ Gạo; sơri Gò Công,
Những lợi thế trên đã tạo điều kiện cho tỉnh sớm hình thành các khu du lịch sinh thái: Khu du lịch cù lao Thới Sơn (TP Mỹ Tho); khu du lịch Cái Bè (huyện Cái Bè); khu du lịch biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước) Với việc khai thác du lịch ở cù lao Thới Sơn từ những năm 1985 đã đưa Tiền Giang trở thành một trong những tỉnh đầu tiên mở ra loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Đến nay, loại hình du lịch này đã phát triển rộng khắp các tỉnh, thành trong vùng, tạo ra nét đặc thù độc đáo về du lịch sông nước, miệt vườn ở ĐBSCL
Cùng với sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh nói chung, huyện Cái Bè nói riêng, cũng đáng phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch Trong đó điểm nhấn là Chợ nổi Cái Bè và đặc trưng với sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn và du lịch cộng đồng gắn với tham quan làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái đặc sản; khám phá làng cổ Đông Hòa Hiệp với loại hình dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân trong các ngôi nhà cổ (homestay) mang nét đặc trưng vùng Nam bộ; hoặc nghỉ đêm, trải nghiệm ở các khu resort Nam bộ có chất lượng cao dọc theo dòng sông Tiền, theo hướng vừa văn minh lịch sự, hiện đại nhưng vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa sông nước, miệt vườn Tiền Giang Bình quân hàng năm, Cái Bè đón khoảng 100.000 khách quốc tế và nội địa đến tham quan du lịch, trong đó có 90.000 khách nước ngoài
Với tiềm năng du lịch to lớn như thế huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang đã phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái Con người miền tây đôn hậu, chất phát, thật thà lại hiếu khách, khung cảnh làng quê yên bình, đơn sơ chan chứa tình cảm Chắc chắn đây sẽ là một điểm du lịch thú vị cho khách du lịch Huyện Cái
Bè có được giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, cũng là điểm du lịch sinh thái gần với thành phố Hồ Chí Minh so với một số điểm du lịch sinh thái khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long ,là một trong những thuận lợi to lớn
mà huyện Cái Bè hiện có Nắm bắt được thế mạnh về vị trí, địa hình cũng như tâm lý và sở thích của con người, các công ty du lịch đã tìm đến và hợp tác với người dân và chính quyền địa phương ở đây Tuy nhiên, du lịch sinh thái huyện Cái Bè cũng gặp phải nhiều khó khăn như: sản phẩm trùng lấp với các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre,…Bên cạnh đó, các loại tiềm năng du lịch
Trang 5huyện Cái Bè chưa khai thác hết chủ yếu là còn ở dạng tiềm năng Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng, với mong muốn làm cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển để con người được sống với thiên nhiên một cách đúng nghĩa qua những chuyến du lịch ngắn ngày nhưng hiệu quả mang lại cao, là đứa con của mảnh đất Tiền Giang thân yêu, hy vọng rằng từ bài niên luận này sẽ tổng hợp được thông tin về những yếu tố thuận lợi, tài nguyên, con người, vị trí để du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển hơn Đồng thời cũng tìm hiểu những mặt hạn chế về tổ chức, quản lí và khai thác du lịch sinh thái ở Cái Bè nhằm đưa ra các phương hướng hợp lí, kịp thời
Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững Chính vì các lý do đó mà tôi chọn đề tài “ Tiềm năngvà thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” làm niên luận cho chuyên đề năm 3
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá các tiềm năng thực trạng của du lịch sinh thái huyện Cái
Bè từ đó đưa ra các chiến lược, định hướng và các giải pháp thực hiện cho phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ việc nghiên cứu đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè”, đưa ra các mục tiêu cụ thể trong bài như:
Tiềm hiểu tiềm năng du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Đề xuất các giải pháp cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Hơn nữa du lịch sinh thái là loại hình du lịch phù hợp với những tài nguyên sẵn có của huyện Cái Bè nên sẽ dễ dàng phát triển và hứa hẹn trong tương lai sẽ thu hút số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan nhiều hơn Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang hứa hẹn sẽ là địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách đến tham quan để giải tỏa những căng thẳng, bộn bề trong cuộc sống hiện nay
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sưu tầm tài liệu
Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp bản đồ
Phương pháp so sánh
Phân tích mô tình kim cương
Trang 61.4 Đối tượng
Đối tượng đề tài nghiên cứu: du lịch huyện Cái Bè, cụ thể là du lịch sinh thái ở huyện Cái Bè
1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng tập trung các xã như:Thị trấn Cái Bè, Xã Đông Hòa Hiệp, Cù lao Tân Phong vì
du lịch sinh thái đặc biệt phát triển mạnh ở các xã này
1.6 Ý nghĩa đề tài
Điều tra, khảo sát, đánh giá khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại huyện Cái Bè Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có
1.7 Bố cục nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận
Chương 4: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Chương 5: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái Cái Bè
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trang 7CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát chung
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cái Bè xưa vốn là lỵ sở của dinh Long Hồ Chợ Cái Bè lập năm 1732, lúc
đó gọi là chợ Long Hồ, nay là thị trấn Cái Bè Ngày 12-03-1912, Pháp cho lập quận Cái Bè, thuộc tỉnh Mỹ Tho, gồm 3 tổng là: Phong Hoà (8 làng), Phong Phú ( 9 làng) và Lợi Thuận (8 làng) Ngày 01-01-1928, tổng Lợi Thuận được trả về Cai Lậy
Thời Việt Nam Cộng Hoà, quận Cái Bè thuộc tỉnh Định Tường, các làng đổi thành xã, địa giới hành chánh của quận có một số thay đổi do tách một số
xã chia cho quận Mỹ An của tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) Năm
1961, quận Cái Bè đổi tên là Sùng Hiếu, thuộc tỉnh Mỹ Tho; tổng Phong Phú được giao về cho quận Giáo Đức, đổi lại, quận Cái Bè nhận tổng Lợi Thuận tách từ quận Khiêm Ích Ngày 10-11-1964, quận lấy lại tên cũ là Cái Bè.Sau 30-04-1975, Cái Bè là huyện của tỉnh Tiền Giang Ngày 12-4-1979, địa giới hành chính của huyện được điều chỉnh như sau:
Chia xã Hậu Mỹ Nam thành 2 xã: Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Trinh
Chia xã Hậu Mỹ Bắc thành 2 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc Ba
Chia xã Mỹ Thiện thành 2 xã: Thiện Trí và Thiện Trung
Chia xã Thanh Hưng thành 2 xã: Tân Thạnh và Tân Hưng
Chia xã Mỹ Lợi thành 2 xã: Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B
Ngày 09-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị
xã Gò Công và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Theo đó, chia xã Hội Cư thuộc huyện Cái Bè thành xã An Cư và xã Mỹ Hội; xã An Cư có 1.142,81 ha diện tích tự nhiên và 13.733 nhân khẩu; xã Mỹ Hội có 1.377,23 ha diện tích
tự nhiên và 7.442 nhân khẩu
Huyện Cái Bè có 25 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư,
Mỹ Hội
2.1.2 Vị trí địa lý
Huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang; Bắc giáp tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Cai Lậy cùng tỉnh Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung,
Trang 8Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông,
Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội
Huyện có quốc lộ 1A chạy dọc từ Đông sang Tây dài 27 km; quốc lộ 30 dài
9 km từ ngã ba xã An Thái Trung đi Đồng Tháp Ngoài ra, huyện còn có nhiều tỉnh lộ như các đường 861, 863, 865, 869, 875 với tổng chiều dài gần
60 km Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có các kênh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối, rạch Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km
2.1.3 Địa hình
Cái Bè là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Tiền Giang Huyện nằm ở bờ Bắc của cầu Mỹ Thuận, cửa ngõ đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; đất đai trù phú, kinh tế vườn phát triển mạnh với những đặc sản nổi tiếng như: bưởi lông Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc Huyện có trung tâm trái cây quốc gia đặt tại
xà Hoà Khánh do Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đầu tư xây dựng, và một
số chợ trái cây lớn như An Hữu, Cái Bè, Mỹ Đức Tây, Chợ nổi Cái Bè cũng là một trong những chợ đầu mối nông sản nổi tiếng ở miền Tây
2.1.4 Khí hậu
Cũng giống như Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu huyện Cái Bè thuộc vùng nhiệt đới ẩm Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng của gió Mùa Tây - Nam cận xích đạo và có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 280C Vũ lượng bình quân hàng năm 1.465 mm Trong mùa mưa thường có tiểu hạn khoảng tháng 7 và 8 trong 2 - 3 tuần lễ Vũ lượng ít hơn khi đi từ Tây qua Đông, nên Gò Công Đông thường hay bị hạn hán và ít mưa hơn Mặc dù Tiền Giang tiếp xúc với biển Đông, nhưng ít có bão, ngoại trừ trận bão lụt năm Giáp Thìn 1904 ở Gò Công, tiếp theo có nạn hoàng trùng (nạn cào cào) và khô hạn trong 3 năm liên tục, gây thiệt mạng 5.000 người và tài sản vật chất
Các yếu tố khí hậu như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, và gió được phân bố theo mùa khá rõ rệt, khá ổn định theo thời gian, và ít thay đổi trong không gian
2.1.5 Hệ thống sông ngòi
Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có các kinh rạch quan trọng gồm: rạch Cái
Bè, rạch Cái Cối, rạch Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km Cái Bè là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống thủy lợi tự nhiên tốt nhất trong tỉnh
Cái Bè thuộc dòng sông Tiền: là một nhánh của sông Mêkong bắt nguồn từ Tây Tạng, có chiều dài 4.800 km, là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho nông nghiệp và nước uống Sông Tiền chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền Giang,
Trang 9độ dốc đáy đoạn Cái Bè – Mỹ Thuận khá lớn (10 – 13%) và lài hơn về khúc
hạ lưu (0,07%) Sông có chiều rộng 600 – 1.800 m, và chịu ảnh hưởng thủy bán nhật triều không đều quanh năm của Biển Đông Lưu lượng thấp nhất vào mùa khô (tháng 4) khoảng 130 – 190 m3/s và lưu lượng cao nhất vào mùa mưa (tháng 10) khoảng 2.120 m3/s Sông Mêkong nói chung và sông Tiền nói riêng cùng với triều cường và mưa tại chỗ gây lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành (phía tây của quốc lộ 1A) và xã Trung An cực Tây của thành phố Mỹ Tho, trải dài 140.000 ha
Sông Tiền và mạng lưới kênh rạch trong tỉnh có tầm quan trọng về nhiều diện, chủ yếu giao thông trong vùng và ngoài vùng, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải tạo đất mặn và phèn, gia dụng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái,
Hình 2.1 Hệ thống sông ngòi huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
2.1.6 Thổ nhưỡng
Cách nay hàng triệu năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập
là do sụt lún của nền móng đá nằm giữa 2 vùng đất cao: Nam Trung bộ và Campuchia Những cuộc biển tiến và biển lùi đã bồi đấp vùng đất trũng này với trầm tích có bề dày khá lớn (khoảng 2.000 m) Chỗ trũng sâu nhất là khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu Đến giữa thời kỳ Toàn Tân cách nay khoảng 5.000 năm, biển lùi xa dần để lại các đầm lầy và đụn cát với các thành phần bùn sét, cát sét, cát hạt mịn vàng xám đen Vào khoảng 2.700 năm cách ngày nay, vùng mặt đất Đồng bằng sông Cửu Long đã ổn định, bằng phẳng và xuất hiện đất phù sa dọc theo hai bên dòng sông Cửu Long như hiện nay Do lịch sử thành lập trầm tích, địa hình, thủy văn và khí hậu khác nhau, đất đai Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại, rất phong phú đa dạng
Trang 10Theo kết quả kiểm tra của Viện Qui Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1988 – 1989), huyện Cái Bè có 2 loại nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, đất phèn.
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này nằm dọc theo phía Bắc của sông Tiền Nhóm đất phù sa rất màu mỡ thuận lợi cho ngành nông nghiệp: trồng lúa, vườn cây ăn trái, rau quả,
- Nhóm đất phèn: Nhóm đất này lớn thứ hai sau nhóm đất phù sa nằm ở khu vực Bắc của huyện Cái Bè
(Địa Chí Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và Huỳnh Minh, (1964), Định Tường xưa và nay, NXB Xuân Thu, California, Mỹ quốc)
2.1.7 Đường xá
Hiện nay, hệ thống đường xá liên thông được trải nhựa và liên ấp được đút
bê tông, giúp vận chuyển, giao thông giữa và trong các xã ấp dễ dàng, mau chóng hơn Các loại cầu tre biến mất dần và được thay thế bằng những chiếc cầu xi măng an toàn hơn Tuy nhiên, nguồn nước sạch chưa được cải thiện nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long
2.2 Thực trạng du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Mỗi năm Cái Bè đón gần 100.000 khách du lịch, trong đó hơn 70% là khách nước ngoài Năm 2014, có 129.019 lượt khách du lịch đến Cái Bè, trong đó có 114.118 lượt khách quốc tế Đây là con số lý tưởng đối với hoạt động du lịch ở địa phương và minh chứng cho chiến lược khai thác phát triển
du lịch của huyện Cái Bè là định hướng hoàn toàn đúng đắn trong nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương
Tuy nhiên, trong những năm qua việc phát triển và hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch Thách thức lớn nhất hiện nay mà du lịch Cái Bè cần đặc biệt quan tâm là kinh tế du lịch trong nước đã và sẽ phát triển mạnh mẽ, trong đó nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang đã xây dựng nhiều mô hình du lịch sinh thái với quy mô lớn, na ná, nhưng khá hấp dẫn với những địa chỉ như sân chim, vườn cò nổi tiếng sẽ lôi kéo du khách đỗ về khá thuận lợi
Cái Bè là một trong những trung tâm phân phối trái cây cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Thiên nhiên trù phú, những dãi cù lao xanh biếc, những vườn cây trái xum xuê dọc theo hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng con người đôn hậu, hiếu khách sẽ làm tiền đề cho du lịch sinh thái Cái
Bè phát triển Du lịch Cái Bè hiện tại đã có hai yếu tố: địa lợi và nhân hòa Về địa lợi, huyện Cái Bè có được chợ nổi một nét văn hóa của miền Tây Nam
Bộ, nơi mà du khách có thể chứng kiến cảnh sầm uất, nhộn nhịp của một nơi giao thương hàng hóa trên ghe giữa mênh mông sông nước Những vườn cây trái trĩu quả của xã Đông Hòa Hiệp, có một ngôi nhà cổ xây dựng năm 1838, được mệnh danh là một trong “Cửu đại mỹ gia” của địa phương Đây là ngôi nhà có kiến trúc Nam Bộ với kiểu chữ Đinh cùng các bộ kèo, xiên, trích và các bức hoành phi, bao lam, liễn đối được chạm lộng sắc sảo Đặc biệt ngôi
Trang 11nhà này đã được tổ chức JICA – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Trường Đại Học Kiến Trúc Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đầu tư về kĩ thuật và tài chính để trùng tu Ở làng Hòa Khánh còn có nhà của ông Cai Huy, được xây dựng vào năm 1860, cũng là nhà cổ mang đậm nét Nam Bộ.
Hình 2.2: Chợ nổi huyện Cái Bè
2.3 Thuận lợi
Vị trí địa lý: Thuận lợi như gần các thành phố lớn hay giáp với nhiều tỉnh
có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút khách du lịch Giao thông thuận lợi giúp
du khách ở xa tiết kiệm ñược phần lớn sức khỏe, chi phí, thời gian cư trú Giao thông: Hiện nay có thể đi bằng phương tiện đường bộ và đường sông Ngoài ra, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với nhau trong nội vùng tạo nên một mạng lưới giao thông độc đáo, thuận lợi cho toàn vùng Như vậy, giao thông thuận lợi cũng là một lợi thế để phát triển du lịch huyện Cái Bè
Địa hình: Nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long là kênh rạch đan xen chằng chịt giữa các khu vườn ven sông, rộng hàng chục đến hàng trăm hécta, tạo thành hệ sinh thái tự nhiên rất thích hợp cho du lịch Hết sông cái đến sông con, rồi kênh, rạch, xẻo, ngọn, mương, vườn, cứ thế chảy đến tận từng nhà Huyện Cái Bè phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt Hầu hết vùng
có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền Vùng cù lao được bồi đắp phù sa nên các loại cây ăn trái bốn mùa sai quả, phù sa phủ một lớp dày trên đồng ruộng giúp lúa luôn tươi tốt Đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng đặc sản như: cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm… Rất nhiều loại thực vật và động vật đặc trưng phát triển ở vùng đất này Nguồn nước các sông không những làm cho
Trang 12các vườn cây xanh mát, mà còn là nơi phát triển mạnh, nhanh nghề nuôi cá
bè, nuôi trồng thủy sản trong mương vườn…
Con người: Khi đến với đồng bằng du khách nước ngoài sẽ vô cùng ngạc nhiên với thiên nhiên mang vẻ đẹp trù phú, mới lạ nhưng không xa lạ mà lại gần gũi, thân quen, một phần cũng do tính cách của con người nơi đây Họ bình dị và thân thiện với nụ cười trên môi làm mát lòng du khách đến từ phương xa
Khí hậu: Chính là điểm thuận lợi rõ nét để Nam Bộ phát triển du lịch sinh thái vì đặc trưng khí hậu nhiệt đới, ấm áp quanh năm So với các vùng, miền trong cả nước như miền Bắc thì mùa đông trời lạnh, miền Trung thì thất thường mưa bão, trong khi đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long về khí hậu thuận lợi quanh năm
2.4 Khó Khăn
Chưa hình thành thị trường du lịch hấp dẫn, lợi thế từ tiềm năng sông nước, đất đai trù phú và đa dạng hệ sinh thái chưa được kết tinh thành những sản phẩm du lịch có tầm vóc để thu hút và lôi cuốn du khách Các sản phẩm du lịch đơn sơ, chủ yếu lợi dụng yếu tố thiên nhiên và tài sản riêng lẻ của các hộ dân để khai thác Cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch hàng năm, nhưng hầu hết các địa phương trong vùng đều thấy có sự giống nhau về diện mạo của các khu du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch của các địa phương vẫn chỉ là sự tự sao chép lẫn nhau, mà chưa có định hướng phát triển các lợi thế riêng, tạo ra các sắc thái riêng, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình
Các sản phẩm du lịch gắn kết với loại hình du lịch sinh thái như đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, nghe ca nhạc tài tử đều bắt gặp ở hầu hết các tỉnh trong khu vực Mặc dù du lịch đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sản phẩm nhưng tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, chưa có nhiều sản phẩm phù hợp với từng loại đối tượng du khách, các sản phẩm trong vùng chưa mang tính chuyên nghiệp cao
Điều cơ bản nhất là du lịch hiện nay đang thiếu là tính chuyên nghiệp Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch: từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch Việc tìm thông tin qua mạng Internet hiện nay là khá phổ biến, nhưng du lịch đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu các trang web chuyên sâu về du lịch, hoặc nếu có cũng ít được cập nhật thường xuyên Tiếp thị sản phẩm du lịch chỉ là “dàn hàng ngang” chứ không có thị trường mục tiêu Tiếp thị điểm đến (destination marketing) và quảng bá sản phẩm du lịch thường xuyên hoặc thông qua các sự kiện (events) được triển khai rất ít, kém hiệu quả
Thu hút được khách đến đã khó, muốn giữ khách ở lại lâu hơn và quay trở lại với du lịch miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long còn khó hơn Do đó, cần phải xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, tạo dựng một hình ảnh du lịch
Trang 13độc đáo mang thương hiệu vững mạnh cả trong nước và quốc tế Chính doanh nghiệp là đơn vi đưa ra sản phẩm du lịch trực tiếp tới du khách và thông qua chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng và văn hoá giao tiếp với khách hàng
mà hình thành niềm tin của du khách Tạo ra niềm tin của khách hàng vào từng thế mạnh của chính mình cũng là cách quảng bá thu hút khách lâu dài và bền vững nhất
2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025
Qua đó, các ban, ngành liên quan đã đưa ra những định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch Cái Bè Cụ thể đối với các sản phẩm du lịch lợi thế của huyện sẽ phát triển gồm: Du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng sông nước, miệt vườn; du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống; du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; sản phẩm du lịch liên kết gồm có các tour liên kết Cái Bè với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch
UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện tiến hành phối hợp cùng các ban, ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện đề án, trong
đó chú trọng đến hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của Cái Bè trên mạng internet; tổ chức các sự kiện, lễ hội du lịch để mời gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngoài ra còn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
Với sự định hướng đúng đắn của Huyện ủy, UBND huyện Cái Bè cùng quá trình triển khai thực hiện một cách khoa học, hợp lý cùng với những lợi thế sẵn có, thế mạnh về du lịch sinh thái của huyện Cái Bè chắc chắn sẽ được khai thác hiệu quả và ngày một phát triển để đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra
Trang 14CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 Khái niệm du lịch
Du lịch được hiểu một cách đơn giản là hoạt động gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người Du lịch không tồn tại độc lập mà phải gắn liền với sự phát triển của một số ngành dịch vụ
tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi tham gia
hoạt động du lịch Từ khi du lịch xuất hiện đã có rất nhiều định nghĩa khác
nhau về du lịch được đưa ra.
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia(21/8- 05/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải
là nơi làm việc của họ”
Theo Pirogionic, 1985 khái niệm vầ du lịch được xác định như sau: “Du lịch là hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức –văn hóa hoặc thể thao kèm theo đó là việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa lịch sử”
Tổ chức du lịch thế giới WTO đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình”
Theo điều 4 luật du lịch Việt Nam(2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà nó còn gắn với hoạt động kinh tế: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của con người hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”
Khái niệm du lịch một mặt mang ý nghĩa xã hội là việc đi lại của con người nhằm mục đích nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu, khám phá…mặt khác du lịch là ngành kinh tế có liên quan đến nhiều thành phần tạo thành một ngành dịch vụ như : Lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải…vì vậy có thể đánh giá tác động của du lịch ở rất nhiều khía cạnh khác nhau
Nhìn chung thông qua các định nghĩa về du lịch từ rất nhiều nguồn khác nhau
có thể hiểu: Du lịch là hoạt động của con người di chuyển ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhưng không thường xuyên với mục đích phục hồi
Trang 15sức khỏe và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá, nâng cao nhận thức của bản thân.
3.2 Khái quát du lịch sinh thái
3.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái” Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800 Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là du lịch sinh thái
Có thể nói cho đến nay khái niệm về du lịch sinh thái vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về du lịch sinh thái, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa
mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái
và văn hóa bản địa
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên
và văn hóa bản địa
Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
Có giáo dục và diễn giải về môi trường
Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên đượcc Hector Ceballos Lascurain đưa ra vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu,tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [1,8]
Theo Allen.K(1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi
Trang 16trường Phát triển Du lịch sinh thái là giảm thiểu tác động của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”
Định nghĩa của(Wood,1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường
tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái.Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”
Theo hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ (1998): “Du lịch sinh thái là du lịch
có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” - Tổng cục du lịch Việt Nam (1999): “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Ở Việt Nam, Du lịch sinh thái là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, xong đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau Khái niệm về du lịch sinh thái cũng chưa có nhiều điểm thống nhất Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của du lịch sinh thái, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày
7 đến 9/9/1999 Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo lần đầu tiên
đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bảnđịa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Du lịch sinh thái còn có những tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature based Tourism)
Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
Du lịch đặc thù (Particcular Tourism)
Du lịch xanh (Green Tourism)
Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
Du lịch bản xứ (Indigennous Tourism)
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
Trang 17 Du lịch nhậy cảm (Sensitized Tourism)
Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
3.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái
Các tài nguyên có khả năng khai thác để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam bao gồm:
Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình (hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái đất ngập mặn, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái vùng cát ven biển), nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên)
Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
hệ sinh thái tự nhiên:
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng
- Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng
Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
+ Miệt vườn
+ Sân chim
3.2.3 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Mọi hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được
thực hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử do con người tạo nên và có sự kết hợp của các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Dựa vào những yếu tố đó để hình thành lên sản phẩm du lịch
phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại
lợi ích kinh tế cho xã hội Du lịch sinh thái là một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy nó cũng bao hàm những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm:
Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ
du lịch ( sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa , cơ sở
hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản, hàng hóa…)
Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức
Trang 18chínhphủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa ,kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội
Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa …(theo tính chất của khí hậu ) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí …(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch)
Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền
Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc trưng riêng bao gồm:
Tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có
cá giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây lên những áp lực lớn đối với môi trường, và du lịch sinh thái được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con
người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành lên những ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên đó cũng như thúc đẩy
các hoạt động bảo tồn đảm bảoyêu cầu phát triển bền vững
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo
vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Trang 19tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch tự nhiên khác Cùng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giá trị, giá trị sử dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức
dịch vụ du lịch
Song du lịch sinh thái lại có tính giáo dục và trách nhiệm cao hơn nhiều so với loại hình du lịch tự nhiên Du lịch sinh thái phức tạp hơn trên nhiều phương diện: Hướng dẫn an toàn, chi phí bảo hiểm… và đòi hỏi cao hơn về ý thức trách nhiệm của người tổ chức cũng như du khách
Khách du lịch sinh thái sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn và hiểu biết hơn về những đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương.Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng nhiều nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái và văn hóa khu vực
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái khu vực Các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái sẽ làm thay đổi và biến tính hệ sinh thái và môi trường Một số hệ sinh thái và môi trường sống đặc biệt dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển du lịch sinh thái, một phần môi trường sống có chất lượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa dạng sinh học
Với các loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại du lịch sinh thái coi đây là một nguyêntắc cơ bản cần tuân thủ bởi:
- Mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái
- Du lịch sinh thái tồn tại được thì nó luôn phải gắn liền với việc bảo vệ môi trừờng và duy trì các hệ sinh thái điển hình Sự hủy hoại hệ sinh thái và sự thoái hóa xuống cấp của môi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệt vong của du lịch sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc : Văn hóa là sự tích lũy kiến thức về ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên Nếu coi văn hóa là kết quả thể hiện quá trình thích ứng của con người với môi trường tự nhiên, thì tính đa dạng sinh học và tính đa dạng văn hóa có mối quan hệ mật thiết theo những quy luật nhất định.Vì vậy nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nguyên tắc quan trọng
mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ theo Các giá trị nhân văn và bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với các hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Sự xuống cấp hoặc biến đổi liên tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của một cộng đồng địa phương dưới tác động của một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực vì vậy làm mất đi giá trị của hệ sinh thái đó
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Dân địa phương là những người trực tiếp sống trên địa bàn du lịch sinh thái và họ cũng là người trực tiếp thấy được sự biến đổi (phát triển hay xuống cấp) của
Trang 20hệ sinh thái, môi trường, văn hóa…của khu vực Các hệ sinh thái, môi trường văn hóa đó có được bảo tồn, duy trì hay không hoàn toàn phụ thuộcvào ý thức của người dân ở đây Chính vì thế mà đây là nguyên tắc, là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch như cho thuê nhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống…Kết quả là cuộc sống của người dân địa phương sẽ ít phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái
3.2.4 Các yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau đây:Yêu cầu 1: Du lịch sinh thái được thiết lập và phát triển ở những nơi hấp dẫn về tự nhiên với các hệ sinh thái điển hình và có đa dạng sinh học cao, trong đó không ngoại trừ các yếu tố văn hóa – xã hội bản địa
Yêu cầu 2: Đảm bảm tính giáo dục: Quá trình giáo dục đào tạo cần có những mặt quản lí, điều hành, hướng dẫn viên để thực hiện việc hướng dẫn, diễn giải, giáo dục môi trường cho du khách nhằm giúp họ “làm giàu những kinh nghiệm và khuyến khích những hoạt động thực tiễn có ích về môi trường”
Yêu cầu 3: Du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa: Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa sức chứa du lịch như sau: “Sức chứa (khả năng chấp nhận) của một nơi đến là mức độ sử dụng hoặc phát triển du lịch tối đa nơi đến có thể hấp thu (chấp nhận) mà không tạo
ra sự phá hủy môi trường tự nhiên và các vấn đề tồn tại về kinh tế - xã hội đồng thời không làm giảm chất lượng các kinh nghiệm thu nhận được của du khách”
Yêu cầu 4: Khuyến khích sự tham gia cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo lợi ích của họ
3.2.5 Kinh tế vườn
Theo quyển Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn của nhà văn Sơn Nam (1/2004): “Kinh tế vườn xuất hiện khoảng đầu thế kỉ XIX Nông dân vùng này đã biết đào mương, lên liếp, lập vườn cau, vườn dừa đã tạo ra một cảnh quan mới” Đầu tiên vườn còn là kinh tế gia đình, vườn bao bọc xung quanh nhà về sau vườn phát triển thành vùng chuyên canh Sau này người ta đã trồng thử các loại cây ăn quả như: cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, sầu riêng,… và thấy rằng những loại cây này trồng trên đất vườn hết sức tươi tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao Năm 1990, tỉnh Tiền Giang có 24.500 ha, thì đến nay đã có gần 70.000 ha, hằng năm cho sản lượng gần một triệu tấn quả các loại Những năm qua, cây ăn quả của Tiền Giang phát triển theo hướng tăng diện tích và phát triển mạnh các giống cây đặc sản, bước đầu đã tạo nên những vườn chuyên canh tập trung Trong
đó, Cái Bè là huyện xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang (toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều
Trang 21chủng loại ,chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang)
Theo thông tin từ Website tỉnh Tiền Giang, năm 2006, huyện Cái Bè có 16.522 ha vườn cây ăn trái, tăng hơn 1.000 ha so với năm 2005, trong đó có 79% vườn chuyên canh các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao Sản lượng bình quân hàng năm đạt từ 205 đến 238 ngàn tấn, có 8.762 ha cho thu nhập từ
80 triệu đồng/ha trở lên Xoài cát Hoà Lộc và bưởi lông Cổ Cò là hai loại cây
mà huyện Cái Bè chọn là cây trồng chủ lực để định hướng phát triển và quảng
bá thương hiệu Đây là hai loại cây trồng đặc sản rất thích hợp với vùng đất Cái Bè và cũng được thị trường đánh giá cao
Ðạt được kết quả trên là do tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Cái Bè nói riêng đã biết kết hợp và vận dụng một cách hài hòa, sáng tạo trong việc tận dụng các điều kiện ưu đãi của tự nhiên và cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế vườn theo hướng chọn lọc loại cây có giá trị kinh
tế cao Hiệu quả mà kinh tế vườn mang lại rất lớn, góp phần đáng kể thay đổi
bộ mặt nông thôn
3.2.6 Khái niệm miệt vườn
Theo nhà văn Sơn Nam (1/2004), Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn: “Miệt vườn, gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ Miệt khác với Miền Miền là khu vực rộng hơn Người ở Mỹ Tho gọi Miệt Dưới để chỉ vùng Rạch Giá, Cà Mau Khi gọi Miền Dưới, tức là nói đến vùng Hạ Châu (Tân Gia Ba, Mã Lai hoặc Nam Dương) Miệt Vườn tiêu biểu cho hình thức sanh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long Miệt Vườn là nơi trù phú” Nhưng, về mặt địa lí, "Miệt Vườn" là những mảnh đất nào trên địa bàn Nam Bộ rộng lớn? Sơn Nam xác định: "Miệt Vườn là vùng Sa Đéc, Mỹ Tho, Vĩnh Long, sau này là một phần của Cần Thơ Vùng "Miệt Vườn" là nơi có mật độ dân số cao nhất, theo bản đồ phân phối cư dân Và cũng phù hợp với vùng phù sa ven sông ít phèn, theo bản đồ thổ nhưỡng"; "Ranh giới các tỉnh thay đổi nhiều, từ đời vua Tự Đức đến nay Nói đến Mỹ Tho ta tính luôn đến vùng Bến Tre, Gò Công Nói đến Vĩnh Long ta tính luôn tỉnh Trà Vinh" Và những tỉnh nào thuộc vùng đất phèn Vịnh Xiêm La? Sơn Nam viết rõ: "Rạch Giá, Cà Mau là vùng đất phèn phía Tây Phía Bắc là vùng quá nhiều phèn, Hà Tiên và Đồng Tháp Mười"
3.3 Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp sưu tầm tài liệu
Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng khi nghiên cứu đề tài, lập kế hoạch dự án đầu tư… Trước khi đi khảo sát thực tế, với tác giả là quá trình sưu tầm tài liệu sách, báo, đĩa VCD, DVD, bài giảng ở các nơi như thư viện, nhà sách và cả ở bạn bè, người thân
3.3.2 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Du lịch được xem là hệ thống, hình thành trên năm phân hệ khác nhau (phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kĩ thuật
Trang 22phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên du lịch, phân hệ điều hành quản lí du lịch) Phương pháp này giúp nhận thức được qui luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu.
3.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu Trong nghiên cứu khảo sát thực địa, gồm phương pháp quan sát trực tiếp và khảo sát
3.3.4 Phương pháp bản đồ
Bản đồ là công cụ phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách Trên cơ sở đó giúp người sử dụng phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai
3.3.5 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp giúp so sánh phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu và các yếu tố hình thành nên để có thể kết luận đúng đối tượng nghiên cứu
3.3.6 Phân tích mô hình kim cương
Sử dụng Mô hình kim cương của Porter để phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành hàng Theo nội dung của Mô hình này, các thành tố bên trong (Inner Diamond) và bên ngoài (Outer Diamond) được phân tích theo từng nhóm nội dung, như sau:
Trang 23Hình 3.1: Mô hình Kim Cương phân tích các yếu tố
Cạnh tranh Chính sách
Các nhân tố
về cầu
Các nhân tố đầu vào
Trang 24* Đối với nhóm thành tố bên trong (Inner Diamond):
(1)- Năng suất (Productivity), (2)- Hiệu quả (Efficacy), (3)- Đổi mới (Innovation) và (4)- Giá trị (Values) được phân tích một cách hệ thống để tìm
ra những điểm mạnh điểm yếu bên trong ngành hàng:
Phân tích về (1)- Năng suất (Productivity) liên quan đến năng suất khai
thác, khả năng cung ứng dịch vụ, việc sử dụng phân bổ nguồn lực giữa các Doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong cùng ngành
Phân tích về (2)- Hiệu quả (Efficacy) liên quan đến hiệu quả (Efficacy) và hợp lý (Effectiveness) của các chính sách điều hành hay can thiệp của Chính phủ cũng như các định chế liên quan khác
Phân tích về (3)- Đổi mới (Innovation) liên quan đến đánh giá vai trò và tầm ảnh hưởng cũng như khả năng sử dụng công nghệ trong ngành
Phân tích về (4)- Giá trị (Values) liên quan đến giá trị đóng góp vào phát
triển khu vực và cả nước, đánh giá việc sử dụng các nguồn lực khác như vốn con người/tài nguyên lao động, giáo dục, các giá trị gia tăng…
* Đối với nhóm thành tố bên ngoài (Outer Diamond):
(1)- Điều kiện yếu tố (Factor Conditions): Như số lượng và chất lượng tăng trưởng
(2)- Công nghệ (Technology): Là sự tạo ra và khuyếch tán công nghệ trong ngành, sự áp dụng công nghệ trong ngành
(3)- Chính sách (Policy): Bao gồm cả chính sách vĩ mô và vi mô (Chính sách ngành)
(4)- Hệ thống hỗ trợ (Support Systems): Như các định chế, thể chế và mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp có liên quan
Việc phân tích chi tiết và hệ thống các thành tố này giúp chúng ta đánh giá được sự thích ứng hay đáp trả như thế nào của ngành hàng đang khảo sát đối với ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và các ngành hàng khác có liên quan
Phân tích về (1)- Điều kiện yếu tố (Factor Conditions) tập trung số lượng, chất lượng dịch vụ, chi phí vốn và con người Sự dồi dào hay khan hiếm, khả năng tiếp cận dịch vụ và chi phí của các nguồn tài nguyên được sử dụng trong ngành, cũng như mức độ đáp ứng của ngành về mặt quy mô đối với các thị trường trong và ngoài nước Chi phí vốn sẵn có để cung cấp hay tài trợ vốn cho ngành
Phân tích về Công nghệ (Technology) tập trung vào các chỉ tiêu về trình độ
và hàm lượng công nghệ hay tiến bộ kỹ thuật đang sử dụng trong ngành
Trang 25Phân tích về Chính sách (Policy): Các chính sách vĩ mô liên quan đến ngành, các chủ trương và chính sách đầu tư của ngành, các chính sách khuyến khích hay hỗ trợ tài chính và hỗ trợ thương mại, chính sách thúc đẩy hay liên kết giữa các ngành, các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và các chính sách về cạnh tranh.
Phân tích về Hệ thống hỗ trợ (Support Systems) Các định chế công và tư liên quan đến ngành, marketing và tài chính trong ngành và các dịch vụ sản xuất thương mại có liên quan
Các thành tố Điều kiện yếu tố (Factor Conditions) và Công nghệ (Technology) kết nối trực tiếp quá trình sản xuất (Production Process) còn Các thành tố Chính sách (Policy) và Hệ thống hỗ trợ (Support Systems) cung cấp toàn bộ môi trường kinh doanh tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh
Sau khi phân tích chi tiết từng nhóm thành tố bên trong và bên ngoài ngành,
sự tương tác đan xen theo hướng tích cực lẫn tiêu cực giữa chúng sẽ được đánh giá nhằm đi đến kết luận về khả năng hay năng lực cạnh tranh của ngành hàng
3.4 Mô hình nghiên cứu
Tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Cái Bè
Các thuận lợi phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Các khó khăn phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Thực trạng khai thác
du lịch sinh tháitại huyện Cái Bè
Đánh giá
môi trường
bên ngoài
Đánh giá môi trườngbên trong
Định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè
Trang 26Nguồn: Lê Thị Cẩm Hằng, 2016Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu tiềm năng và thực trạng du lịch huyện Cái Bè
CHƯƠNG 4: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
HUYỆN CÁI BÈ TỈNH TIỀN GIANG 4.1 Đánh giá môi trường bên ngoài
4.1.1 Điều kiện yếu tố
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Có vị trí giáp với nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Giao thông thuận tiện nên du khách có thể dễ dàng đến với huyện Cái Bè mà không mất nhiều thời gian để tham gia các loại hình du lịch sinh thái
Nhận xét: Huyện Cái Bè cách thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm văn hóa, kinh tế cả nước 116 km Vì du khách chủ yếu tìm đến loại hình du lịch sinh thái là những người dân ở các thành phố lớn muốn thư giãn ở các vùng quê Từ thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn thay đổi không khí ồn ào náo nhiệt để tìm về vùng quê thanh bình trong khoảng thời gian ngắn từ một đến hai ngày thì du khách có thể chọn huyện Cái Bè làm điểm dừng chân đầy lý thú Du khách chỉ mất khoảng từ 2 đến 3 giờ đồng hồ là đến được huyện Cái
Bè mang đặc điểm sinh thái đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ
Tóm lại: Vị trí địa lý thuận lợi như gần các thành phố lớn hay giáp với nhiều tỉnh có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút khách du lịch Giao thông thuận lợi giúp du khách ở xa tiết kiệm ñược phần lớn sức khỏe, chi phí, thời gian cư trú
Trang 27Hình 4.1: Vị trí địa lý huyện Cái Bè tỉnh Tiền GiangHiện nay, huyện Cái Bè có 25 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Cái Bè
và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội Hiện tại, huyện có 16.870 ha vườn cây ăn trái (so với năm 2005 tăng hơn 1.000 ha), trong đó có 85% vườn chuyên canh, diện tích vườn cho thu nhập từ 80 triệu đồng/ha trở lên Tổng sản lượng trái cây thu hoạch trong 9 tháng đầu năm đạt 277.400 tấn (đạt 93% kế hoạch năm)
Nhận xét: Mặc dù đang cùng với cả nước phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nhưng nhìn chung huyện Cái Bè vẫn là một tỉnh nông nghiệp với nghề trồng lúa, hoa màu và cây ăn trái lâu đời
- Những vùng nông thôn của Cái Bè vẫn mang nét hoang sơ, gắn liền với sông nước, ruộng ñồng, gần gũi với thiên nhiên đậm chất đồng bằng sông Cửu Long
- Những người dân làm nông nghiệp vẫn giữ được nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống và tính cách hiếu khách, nồng hậu và giản dị của người Nam Bộ làm ấm lòng những du khách phương xa
Trang 284.1.1.1.2 Địa hình
Huyện Cái Bè có dạng địa hình khá bằng phẳng tuy nhiên có rất nhiều sông rạch dẫn đến mọi ngõ ngách của miền quê Hệ thống sông rạch chằng chịt với nhiều loài thủy sản, thảo mộc phong phú, nơi có hệ thống thực vật, thảo mộc hoang dã đậm nét miền Tây sông nước
Nhận xét: Địa hình bằng phẳng và sông rạch chằng chịt là đặc điểm cốt yếu của đồng bằng nên Cái Bè dễ dàng phát triển loại hình du lịch có sẵn Giao thông đường bộ hiện nay càng ngày càng hoàn thiện, đường sông không còn được sử dụng nhiều như trước nhưng chính điều này là tuyến đường thuận lợi cho du khách khi tìm hiểu về du lịch sinh thái Cái Bè Tuy nhiên, vào mùa nước cạn khoảng tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, du lịch bằng thuyền trở nên khó khăn vì lúc nước cạn thì thuyền không thể chạy được và đến với những địa điểm du lịch, phải chờ nước lớn gây bất lợi cho du khách về thời gian và sức khỏe
Bên cạnh đó, vùng cù lao được bồi đắp phù sa nên các loại cây ăn trái bốn mùa sai quả, phù sa phủ một lớp dày trên đồng ruộng giúp lúa luôn tươi tốt Huyện Cái Bè được sự ưu đãi nhiều từ thiên nhiên nên người dân ở đây có tấm lòng hào sảng, luôn đối xử với nhau bằng tình người chân chất
Huyện Cái Bè phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt Hầu hết vùng có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền
Nhận xét: Đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng đặc sản như: cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm… Rất nhiều loại thực vật và động vật đặc trưng phát triển ở vùng đất này Nguồn nước các sông không những làm cho các vườn cây xanh mát, mà còn là nơi phát triển mạnh, nhanh nghề nuôi cá bè, nuôi trồng thủy sản trong mương vườn…
4.1.1.1.3 Thời tiết khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến
du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch Cái Bè nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, khí hậu ổn định và ít xảy ra thiên tai, có nhiệt
độ tương đối cao Mang khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ của Cái Bè không có sự khác biệt rõ rệt giữa các mùa
Nhận xét: Ở Cái Bè yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ, cây trái đặc sản miền nhiệt đới phát triển thuận lợi Đến Cái Bè du khách sẽ được tận hưởng thật sự không khí của miền sông nước có nắng, gió, và hơi nước mát lạnh từ các dòng sông bốc lên đem lại cảm giác thư giãn
Đặc biệt, với những du khách nước ngoài, họ đã có chuyến đi dài qua các vùng miền của Việt Nam Từ phía Bắc, đặc trưng là du lịch văn hóa, di tích lịch sử và lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam đến miền Trung để tham quan các di sản văn hóa Qua một chuyến đi dọc miền Bắc Nam, du khách nước ngoài muốn tìm một nơi để thư giãn thực sự trước khi trở về nước nên
Trang 29họ tìm đến đồng bằng sông Cửu Long với thiên nhiên và con người hiền hòa Miền Tây luôn có một sức hút đặc biệt với du khách chính từ nét hoang sơ của thiên nhiên trong các sản phẩm du lịch sinh thái nơi đây.
4.1.1.1.4 Thiên nhiên
Với địa hình bằng phẳng, nhiều sông ngòi, giao thông thuận tiện, Vĩnh Long có nhiều điều kiện để phát triển du lịch Bên cạnh cây lúa, hằng năm Cái Bè còn thu hoạch nhiều loại trái cây như cam, nhãn, quít, xoài … những loại trái cây đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long
Huyện Cái Bè nổi tiếng với cù lao Tân Phong: là cù lao giữa sông Tiền, nơi tập trung nhiều du lịch vườn trái cây Trên cù lao có hơn 60 kênh rạch lớn nhỏ, nước ngọt quanh năm, nằm xen giữa các khu vườn xanh mát tạo cho phong cảnh thêm duyên dáng như những dải thảm xanh mát dịu lòng người Dân cù lao vui tính và hiếu khách Nhiều nhà vườn trở thành các điểm du lịch đón khách đến ăn trưa, nghỉ đêm tại nhà vườn
Hệ thống sông rạch chằng chịt với nhiều loài thủy sản, thảo mộc phong phú
đã để lại dấu ấn khá sâu đậm trong phong cách ẩm thực của người miền tây nói chung và huyện Cái Bè nói riêng Người dân địa phương đã biết sử dụng nguồn nguyên liệu động thực vật có sẵn kết hợp với kinh nghiệm ăn uống tích lũy được để chế biến ra những món ăn ngon lành và bổ dưỡng Qua đó, họ đã hình thành nên một nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, không chỉ của Cái Bè mà còn tiêu biểu của cả vùng Nam Bộ Một số đặc sản: xoài cát Hòa Lộc , Quýt Cái Bè, Cam mật Cái Bè, bưởi lông Cổ Cò, nhãn Thach Kiệt…
Trang 30Hình 4.2 Vườn quýt đường tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Hình 4.3 Thu hoạch xoài cát Hòa Lộc
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang trong năm 2015 vừa qua:
Tổng giá trị sản xuất (giá 2010) ước đạt 16.200 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ (Giá trị sản xuất năm 2014 trên địa bàn huyện Cục Thống kê tỉnh công bố là 14.838 tỷ đồng)
Tổng giá trị gia tăng (giá 2010) ước đạt 7.800 tỷ đồng Tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân ước đạt 7,3% so cùng kỳ, trong đó tăng khu vực I-II-III tương ứng 4,5%-14,8%-5,9%; nếu tính theo giá 94 có mức tăng bình quân 11,4% và cao hơn mục tiêu đề ra 10,8%
Về tổng thể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ;
Trang 31tuy nhiên việc chuyển dịch khu vực I và III còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề
ra Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế khu vực I-II-III lần lượt 25,0%
50,6%-24,4%-Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 37,6 triệu đồng/năm
4.1.1.2.1 Về lĩnh vực kinh tế
Phát triển nông nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá 2010) ước đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 4,6% so cùng kỳ (Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2014 trên địa bàn huyện Cục Thống kê tỉnh công bố là 7.453 tỷ đồng)
Sản xuất công nghiệp và quy hoạch, xây dựng:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16%, riêng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 100,4% kế hoạch và tăng 17% so năm trước (Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2014 trên địa bàn huyện do Cục Thống kê tỉnh công bố là 5.251 tỷ); nếu theo giá 94 ước 631 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch và tăng 18% so với cùng kỳ
Thương mại - Dịch vụ:
Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ (giá 2010) ước đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước (Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2014 trên địa bàn huyện do Cục Thống kê tỉnh công bố là 2.134 tỷ).Thương mại dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của huyện, khu vực đóng góp giá trị gia tăng tính trên giá trị sản xuất cao nhất so với 2 khu vực còn lại Các dịch vụ khách sạn, tài chính ngân hàng, nhà hàng, quán ăn, giải khát phát triển mạnh dọc các trục QL1A, QL30 và khu trung tâm huyện
Tài nguyên - Môi trường:
Công tác quản lý tài nguyên và môi trường được tập trung quản lý, so với năm 2014 giảm cả số vụ và mức độ vi phạm, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác trái phép cát sông, nước ngầm ở một vài nơi, tình trạng xả thải
ra môi trường còn phổ biến, chủ yếu do ý thức người dân và doanh nghiệp chưa cao Mạng lưới cấp nước sạch từ nguồn nước mặt, nước tầng sâu được đầu tư mới, cải tạo đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%
Phát triển kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác:
Tình hình đăng ký, hoạt động sản xuất kinh doanh giảm so với năm trước Tổng số đăng ký mới 600 hộ, số vốn 148 tỷ đồng, giảm 260 hộ so với năm 2014; đăng ký thay đổi vốn và ngành nghề 277 hộ, giảm 206 hộ so với năm trước; tổng số giải thể 128 hộ Nhìn chung, công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được các ngành, bộ phận một cửa phối hợp giải quyết đúng quy trình, thời gian cấp phép giảm 2 ngày so với quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến thực hiện; mặt hạn chế là chưa kiểm tra sau cấp phép, số hộ ngừng hoạt động và chưa được quản lý thuế còn chiếm tỷ lệ cao,
Trang 32thể hiện qua kết quả kiểm tra các tháng đầu năm 2015 đã thu hồi 60 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và lập sổ bộ quản lý thuế 120 hộ trong tổng
số 360 hộ được kiểm tra
4.1.1.2.2 Về văn hóa - xã hội
Giáo dục và đào tạo:
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ở các bậc học, nâng cao chất lượng dạy và học Tổng kết năm học và tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi năm học 2014 - 2015; khai giảng năm học mới, tuyển sinh đầu vào các lớp đầu cấp năm học 2015 - 2016 Kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Tiếp tục tái công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi Đến nay có 4.576 học sinh được công nhận hoàn thành chương trình bậc tiểu học, đạt 100%; xét tốt nghiệp 3.747 học sinh THCS, đạt 100%; công nhận tốt nghiệp THPT 1.914 học sinh, đạt 95,65%; hệ bổ túc 231 học sinh, đạt 70,86%
- Huy động 895 trẻ vào nhà trẻ, đạt 106% kế hoạch; số trẻ mẫu giáo 7.075 trẻ, đạt 87% kế hoạch; bậc tiểu học 23.500 học sinh, đạt 10,5%
kế hoạch; bậc trung học cơ sở 16.630 học sinh, đạt 98,5% kế hoạch Tuyển sinh 4.682 học sinh lớp 6, đạt 100% số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học và 3.555 học sinh lớp 10, đạt 91,6% so với
số học sinh tốt nghiệp THCS
Văn hóa và Thông tin - Thể thao Du lịch, Truyền thanh - truyền hình:Hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tập trung chào mừng các ngày lễ, tết và các sự kiện quan trọng
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được nhân dân hưởng ứng tích cực, có 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, bình xét có 96% hộ đạt chuẩn Gia đình văn hóa; giữ vững 100% ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa Công nhận chợ Mỹ Đức Tây đạt chuẩn chợ văn hóa, 2 con đường văn hóa (Đường Rạch Bần - ấp Bình, xã Hoà Hưng
và đường Cầu Cái Cối - ấp 2, xã Tân Thanh), 5 cơ sở thờ tự văn hóa (Tịnh xá Ngọc Nguyên, Hội Thánh Tin Lành - thị trấn Cái Bè, Chùa Trường Mai, Thiền Lâm- Hoà Hưng, Giáo xứ Cái Thia - Mỹ Lương), nâng đến nay toàn huyện có 8 chợ văn hóa, 14 con đường văn hoá và 35 cơ sở thờ tự văn hoá
Đã chuyển đổi 3 xã văn hoá Hòa Hưng, Tân Hưng và An Thái Đông sang
xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch; xây dựng xã Hậu
Mỹ Trinh đạt chuẩn xã văn hoá nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch
Thu hút trên 143.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tăng 10% so với cùng kỳ 2014, trong đó khách quốc tế trên 113.000 lượt tập trung tham quan các điểm du lịch như: Chợ nổi Cái Bè, làng cổ Đông Hòa Hiệp, các làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái, Mekong Resort Nhìn chung
Trang 33du lịch là thế mạnh của huyện so với các địa phương khác, không chỉ tăng về lượng khách mà còn cả doanh thu và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên, tuy nhiên cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu và thiếu, sản phẩm du lịch chưa đa dạng,
Phong trào tập luyện, thể dục thể thao quần chúng, học sinh được duy trì và phát triển rộng khắp Thể thao thành tích cao huyện nhà được quan tâm tạo điều kiện phát triển, trong năm qua đã cử vận động viên tham gia thi đấu các giải cấp tỉnh và đạt nhiều thứ hạng cao
Công tác chính sách xã hội:
Giải quyết việc làm cho 9.050 lao động, đạt 101% kế hoạch; xuất khẩu 26 lao động, đạt 130% kế hoạch; hoàn thành 19 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn (09 lớp phi nông nghiệp và 19 lớp nông nghiệp) với 912 học viên, đạt 107% kế hoạch Công tác tổ chức dạy nghề đạt cả về số lớp và số lượng học viên so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa giải quyết được việc làm ổn định tại địa phương cho học viên
Tổng số hộ thoát nghèo trong năm là 1.440 hộ, đạt 101% kế hoạch và giảm 1,95% so năm 2014 Như vậy đến hết năm 2015, toàn huyện còn 3.017 hộ nghèo, chiếm 4,15%; 4.369 hộ cận nghèo mức 1, chiếm 6,1%; 904 hộ cận nghèo mức 2, chiếm 1,24%
4.1.1.3Tài nguyên du lịch
4.1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cù lao Tân Phong
Gối đầu với cù lao Ngũ Hiệp là cù lao Tân Phong (thuộc xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cù lao Tân Phong được khai phá từ lâu đời, cuối thế kỉ XVII đã có nhiều người khai hoang, lập ấp ở nơi này
Cù lao Tân Phong cũng là nơi nổi tiếng trồng các loại trái cây đặc sản như: chôm chôm, sầu riêng, nhãn, cam sành, bưởi, Ngoài ra còn nổi tiếng làm vườn và du lịch sinh thái
Du khách từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đến cù lao Tân Phong bằng tuyến: Huyện Cái Bè, qua phà Cái Bè – Tân Phong, rồi đến trung tâm xã, hay
có thể từ thị trấn Cai Lậy và về bằng đường xe khách qua phà Hiệp Đức – Tân Phong hoặc phà Tam Bình – Ngũ Hiệp Tân Phong
Đến đây, du khách có thể ngồi thuyền ngắm cảnh, với bốn bề rừng cây trái, màu sắc sặc sở, không khí mát mẻ của sông ngòi sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng, áp lực Mỗi năm, vào các ngày lễ tết, du khách khắp nơi lại kéo về cồn Tân Phong để thưởng thức thú vui tắm cồn, nếm những loại trái cây thơm ngon và ăn những món ăn đặc sản nơi đây Đặc biệt nếu may mắn đi vào mùa chôm chôm chín, một loại trái cây nổi tiếng đặc trưng của cồn Tân Phong thì du khách tha hồ thưởng thức chôm chôm và mua về làm quà cho gia đình với giá vườn Người dân nơi đây vốn hiếu khách, và hiền lành nên du khách có thể thỏa thích tự tay hái trái trong vườn, sau đó gửi lại ít tiền cho họ, gọi là tiền thăm vườn, như vậy họ đã rất
Trang 34vui vẻ.
Sau khi dạo vườn trái cây Tân Phong xong, du khách đừng quên thưởng thức món ốc gạo nổi tiếng nơi đây Ốc gạo Tân Phong vừa to, vừa mập, thịt lại trắng, sau khi được luộc chín chắm kèm với nước mắm xả ớt Cầu kì hơn
là lấy thịt ốc cuốn bánh tráng, dừa khô nạo, rau sống, chắm kèm với nước mắm tỏi ớt chua ngọt thì ngon tuyệt Sau khi ăn xong du khách cũng có thể mua về làm quà để bạn bè và người thân có thể thưởng thức hương vị ốc gạo cồn Tân Phong
Đến cồn Tân Phong mà chưa thưởng thức thú vui tắm cồn thì thật là uổng phí, sau khi nước ròng cạn giữa sông khoảng một giờ trưa, thì ở cồn Tân Phong sẽ có nhiều bãi cát nổi lên, lúc ấy du khách có thể thưởng thức thú vui tắm cồn đặc biệt chỉ có tại cồn Tân Phong Đặc biệt vào ngày mùng 5 tháng 5
âm lịch hàng năm lễ tắm cồn đông vui và thú vị nhất, thu hút rất nhiều du khách từ mọi nơi đến tham gia
Hình 4.4 Du khách ngồi thuyền tham quan cù lao Tân Phong
Trang 35Hình 4.5 Du khách tham gia hoạt động tát mương bắt cá
Vườn trái cây
Miệt vườn Cái Bè nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Được bao bọc bởi nhiều kênh rạch nên Cái Bè quanh năm như đắm mình trong phù sa màu mỡ của miền châu thổ Nhờ vậy, mảnh đất trù phú này đã tạo điều kiện để người dân trồng chuyên canh cây ăn trái cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu
Trong những năm gần đây, Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn vào bậc nhất ĐBSCL mà còn là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách quốc tế Đặc biệt, từ khi cầu Mỹ Thuận được khai thông Cái Bè như gặp vận hội mới
để phát triển du lịch sinh thái vườn
Trang 36Hình 4.6 Vườn chôm chôm ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Hiện nay, toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép có nguồn gốc từ Cái Mơn (Bến Tre), bưởi Năm Roi, giống được đem về từ Bình Minh (Vĩnh Long), bưởi đường núm, bưởi đường hồng, bưởi da láng… Nhãn thì nhãn long, nhãn tiêu da bò cho hai vụ trái/năm, cam có nhiều loại, nhưng cam sành và cam mật là hai giống cam ngon nhất Đặc biệt là các loại nổi tiếng như: xoài cát Hoà Lộc…Ngoài ra, còn nhiều loại cây ăn quả khác như: sapôchê, ổi, táo, quýt, mít, mận, hồng đào… So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon Tham quan Cái Bè, du khách được đi trong màu xanh dịu vợi của miệt vườn châu thổ Cửu Long
4.1.1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ (chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ và chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang), có từ khoảng thế kỷ XVIII Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang Nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, hợp thành bởi sáu cồn xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha
Chợ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán rất đa dạng từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải sản,… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu Chợ nổi tiếng nhất là nơi trao đổi và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng nhất là trái cây chuyên canh của Tiền Giang như: vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh, khóm Tân Lập, cam, bưởi, quýt Cái Bè, thanh long, dưa hấu Chợ Gạo Theo sách Đại Nam Nhất Thống chí soạn vào đời Tự