Đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay đổng bằng sông Cửu Long có rất nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người để xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái đặc biệt là du lịch mi
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian gần đây rất nhiều nước thành công và phát triển trong lĩnh vực du lịch.Trong đó quan trọng nhất là dịch vụ du lịch sinh thái, đây là vấn đề không những chỉ tồn tại như một khái niệm mà còn là một đề tài đáng để suy ngẫm Tuy vậy một vài nơi nó xuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít được chú ý tới Song ở nhiều nơi khác trên thế giới vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được Chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng nhằm thu hút mọi người
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhânvăn Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều điểm vẫn còn chưa được khai thác Thật khó mà liệt kê hết tất cả những điểm có sức thu hút khách
Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn Đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay đổng bằng sông Cửu Long có rất nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người để xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái đặc biệt là du lịch miệt vườn thu hút các du khách gần xa biết được nhiều hơn về các vùng thiên nhiên,con người miền quê Việt Nam
Chính vì vậy nhóm chúng em với mong muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả
về kinh tế, chính trị, xã hội tạo ra giá trị lợi nhuận và tạo ra các giá trị xã hội cao hơn đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái tự nhiên cũng như đầu tư phát triển du lịch quảng bá cho nước nhà đã quyết định thực hiện dự án:
“DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI - MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG”
Trang 2DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG
I DU LỊCH SINH THÁI.
1 Khái niệm:
- Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại cácđiểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địaphương" (Lindberg và Hawkins, 1993)
- Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra định nghĩa này cụ thể hơncho rằng "Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại cácđiểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đótồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạnchế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho nhữngngười dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996)
2 Những yêu cầu cơ bản
- Yêu cầu đầu tiên: Để có thể tổ chức được du lịch sinh thái cũng như du lịch miệt
vườn là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và độngthực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animalecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology),sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology)
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ởnhững nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đadạng sinh học cao nói chung, phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, những khu rừng đadạng và ở các vùng nông thôn, miền quê sông nước tự nhiên như các tỉnh miền Tây Nam
Bộ hoặc các trang trại điển hình
- Yêu cầu thứ hai: Có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2
điểm:
Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc
Trang 3điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương Ngoài ra điều cần thiếtphải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đóngười hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi cho những dukhác nước ngoài.
Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc.Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không
có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý quang cảnh tự nhiên, giá trị xã hội.Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhàquản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đónggóp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và khung cảnh, văn hoá khuvực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và
du khách
- Yêu cầu thứ ba: Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du
lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với
sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốnkhía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tớilượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm Đứng trên góc độ vật lý, sứcchứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điềunày liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhucầu sinh hoạt của họ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách màtại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sốngvăn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồng địaphương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu làlượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá gióihạn này thì năng lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý )của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý vàkiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội
- Yêu cầu thứ tư: Là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du
lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm,hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầucần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái Vì vậy, những dịch vụ đểlàm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họquan tâm
3 Nguyên t c c b n.ắc cơ bản ơ bản ản
Trang 4- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyếnkhích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên.
- Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môitrường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và vănhoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó
- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự côngnhận các giá trị này
- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó mỗi ngườikhách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận
sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân
- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành(lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học)
- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó lànhững kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giácmạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể
- Cần có sự đào tạo và phối hợp đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương,chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sauchuyến đi)
4 Các đặc điểm thiên nhiên miền tây thuận lợi
Đối với Việt Nam, du lịch sinh thái được xem là một loại hình du lịch đặc thù, cótiềm năng và được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khibước vào thế kỉ XXI
Các loại hình của du lịch sinh thái mà du lịch Việt Nam đã và đang khai thác:
- Du lịch sông nước, miệt vườn
- Du lịch sinh thái chữa bệnh
- Du lịch văn hóa nghỉ dưỡng
- Du lịch sinh thái vùng núi, vùng biển
- Du lịch sinh thái khám phá vùng cao
Trong đó du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức du lịch có tiềm năng và có khả năngkhai thác tận dụng tối đa thuận lợi của các tỉnh miền Tây
Trang 5Du lịch miệt vườn hay homestays là cách du lịch thực tế và trải nghiệm cuộc sống,trải nghiệm chính mình trên mảnh đất quê hương thanh bình, trực tiếp nghỉ và trảinghiệm tại nhà dân, xem cách họ sinh hoạt hằng ngày, được đi thuyền trên sông, ăn tráicây tại vườn, câu cá, thưởng thức những điều dân gian giản dị ở đây
Du lịch sinh thái homestay gắn liền với sự phát triển của cộng động địa phương, cộngđồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nềnvăn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn hóa địaphương mình không bị đồng hóa với những nền văn minh khác, như vậy du lịch sinh tháimới có thể phát triển bền vững được
Trách nhiệm của khách du lịch homestay cũng chính là trách nhiệm của khách du lịchsinh thái, chính vì khách có những hiểu biết và quan tâm đến môi trường tự nhiên nêntham gia cùng ăn ở, sinh hoạt với người dân địa phương, vì vậy họ không đòi hỏi quá caotrong ăn uống, ngủ nghỉ, họ cần một không gian thật gần với tự nhiên
II TÓM TẮT DỰ ÁN.
- Tên dự án: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠITỈNH TIỀN GIANG
- Đơn vị lập dự án: Nhóm SaigonFire, lớp D11CQQT01, trường Học Viện Công
Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh - số 97 Man Thiện, Phường HiệpPhú, Q.9, TP.HCM
- Đặc điểm đầu tư: Loại hình du lịch sinh thái miệt vườn sông nước.
- Địa điểm: Tỉnh Tiền Giang.
- Mục tiêu, nhiêm vụ chủ yếu: Mang lại lợi nhuận cho công ty, giá trị kinh tế xã hội
cao, tạo ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp
Phát triển khu vực,tạo giá trị kinh tế cho các tỉnh, thu hút khách du lịch trong vàngoài nước
Giúp người dân khu vực nâng cao đời sống, kết nối các khu vực
Thỏa mãn tối đa nhu cầu khách du lịch,đáp ứng đúng tính chất của du lịch sinh thái
Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên miền quê phát triển nhưng không mất vẻ
tự nhiên vốn có
Trang 6- Dịch vụ chủ yếu:
Nghỉ tại nhà người dân khu vực, xem cách người dân làm việc hằng ngày
Được ăn thử trái cây tại các vườn tự trồng ở nhà dân và được mua với giá ưu đãi
Được đi thuyền trên sông tham quan chợ nổi miền Tây, được câu cá, tôm, cua, thưgiãn và thưởng thức các món ăn dân dã cho chính mình làm hoặc người dân làm
Được tham quan những khu rừng tự nhiên xung quanh, khám phá những khung cảnhhoang sơ chưa được khai phá
Được nghe các làn điệu dân ca, cải lương đậm chất quê hương Việt Nam
- Công suất thực hiện: 85-95%.
- Hiệu suất thực hiện: 65-80%
- Nguồn nguyên liệu: Sử dụng tối đa nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, nguồn nhân
Đầu tư bổ sung thêm để hoàn thiện:
Hệ thống xuồng, thuyền mới, những người có kinh nghiệm chèo lái
Phát triển nhà ở người dân phù hợp, gắn thêm quạt, giường, mở rộng nơi ở
Xây cầu để thận tiện đi lại giữa các nơi, trang trí khu du lịch phù hợp, thuận lợi
Nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh, trang thiết bị y tế, làm sạch môi trường xungquanh khu du lịch để tạo cảnh quan đẹp hơn và vệ sinh hơn, chống muỗi, ký sinh
Hệ thống kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm thực hiện việc thi cộng, cócác hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ, địa lý hoặc có thể nhờ nhữngngười dân trực tiếp làm hướng dẫn và có người hỗ trợ ngoại ngữ
Trang phục miền tây cho du khách hòa hợp với thiên nhiên, con người ở đây, tạotrải nghiệm thực hơn
Trang 7Thuê các chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ người dân trồng trọt, nuôi thủy sản cókhoa học để có sản lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Nâng cao ý thức người dân, trình độ giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp khách du lịch, tạo
ra mối quan hệ vui vẻ
Xây dựng các phòng ban quản lí khu du lịch
- Thời gian bắt đầu và hoàn thành: Bắt đầu từ 30/112013 và hoàn tất đưa vào phục
- Ảnh hưởng của dự án tới nền kinh tế- xã hội nước ta:
Phát triển kinh tế ở các địa phương thực hiện
Tạo ra công ăn việc làm tốt, nâng cao đời sống người dân khu vực
Mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho du khách Làm việc hiệu quả tốt hơn sau mộtchuyến du lịch bổ ích
Mang văn hóa miền Tây giới thiệu khắp nơi trong nước và cả nước ngoài Cơ hộigiới thiệu và kinh doanh được trái cây, thủy sản trong nước và xuất khẩu cao
Cơ sở pháp lý thực hiện:
- Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005.
- Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp
- Luật đầu tư của Việt Nam số 59 /2005/QH11 ngày 29/11/2005
- Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều luật của luật doanh nghiệp năm 2005
Trang 8- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng
- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày 11/12/2008 hướng dẫn thi hànhmột số điều của luật thuế thu nhập nghiệp
- Thông tư số 130/2008/TT-BTC của bộ tài chính ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hànhmột số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn nghị định 124/2008/NĐ-
CP ngày 11/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanhnghiệp
- Thông tư 141/2013/TT-BTCvề việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtThuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trịgia tăng
- Quyết định 34/2006/QĐ-UBND về việc xác định các địa điểm cấm và khu vực cấmtrên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Quyết định 40/2011/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá thuê đất, khung giá thuê mặt nướctrên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Quyết định 40/20 12 /QĐ-UBND ban hành Quy định về khuyến khích, hỗ trợ và ưuđãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm
2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- Quyết định 48/2011/QĐ-UBND quy định giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyênthiên nhiên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
III TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG
Tỉnh Tiền Giang là tỉnh vừa ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,vừanằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70
km theo quốc lộ 1Avà cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc Đất Tiền Giangđược khai phá đồng thời với vùng đất Biên Hoà, Gia Định ở miền Đông Ngay từ thế kỷXVII, vùng đất này đã được nhiều người biết đến với tên gọi Mỹ Tho đại phố, cùng với
Cù lao Phố ở Biên Hòa, Mỹ Tho là một trong hai thương cảng lớn nhất của Nam Bộ bấy
Trang 9giờ Năm 1731, vùng đất Mỹ Tho đại phố được đặt làm đạo Trường Đồn, năm 1772 đượcđổi thành huyện Kiến An và năm 1802 trở thành trấn Định Tường Năm 1832, trấn ĐịnhTường được đổi thành tỉnh Định Tường Năm 1867, Pháp chia tỉnh Định Tường thành haitỉnh Mỹ Tho và Gò Công Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công thờiPháp hợp nhất thành tỉnh Định Tường, đồng thời chính quyền Sài Gòn lập thêm tỉnh GòCông mới Sau 30-04-1975, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh TiềnGiang.
Ngày nay, Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng trọngđiểm sản xuất nông nghiệp của cả nước Tỉnh có nhiều nông sản có giá trị cao như: lúagạo, trái cây, thủy hải sản Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt 8239 tỷVNĐ (theo Tổng cục Thống kê), đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (saucác tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp) Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 củatỉnh đạt 7982,6 tỷ VNĐ (theo Tổng cục Thống Kê), đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằngSông Cửu Long (sau thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh Kiên Giang, tỉnh ĐồngTháp, tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng) Là một trong những vùng đất có lịch sử khai phálâu đời, Tiền Giang có nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc, tiêu biểu cho lịch sửhình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ Chỉ riêng về di tích lịch sử - văn hóa, kiếntrúc, hiện Tiền Giang có 20 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia Do đó, việc gắn kết dulịch với văn hoá - quảng bá văn hoá là một tiềm năng cần quan tâm
1 Đặc điểm tự nhiên.
A) Vị trí địa lý
Tiền Giang là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có tọa
độ địa lý từ 10o12'20'' - 10o35'26'' vĩ Bắc và 105o49'07'' - 106o48'06'' kinh Đông; Bắc giáp
tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre; Tâygiáp tỉnh Đồng Tháp; Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh còn Đông Nam giáp biểnĐông với chiều dài 32 km
Lãnh thổ Tiền Giang nằm trải dọc theo bờ Bắc của sông Tiền với chiều dài 120 km,nằm án ngữ ngay cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với 3 tuyến đường giaothông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 30 và quốc lộ 50 Ngoài ra, tuyến đường thủyquan trọng từ các tỉnh miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh cũng đi qua kênh Chợ Gạonằm trên địa bàn tỉnh này
Với vị trí như trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm, phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trongvùng và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tuy nhiên, vị trí này cũng mang lại nhiều
Trang 10thách thức cho tỉnh trong việc cạnh tranh, thu hút chất xám, thu hút vốn đầu tư nướcngoài và phát triển sản xuất công nghiệp.
B) Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọcsông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống câytrồng và vật nuôi Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thếtrong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển.độdốc nhỏ hơn 1%, cao từ 0 - 1,6 m so với mặt nước biển, độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,1 m.Nhìn chung, địa hình tỉnh được chia thành các khu vực như sau:
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên): kéo dài từ xã Tân Hưng (huyệnCái Bè) đến xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo), cao trung bình từ 0,9 - 1,3 m Riêng, khuvực Nam quốc lộ 1A từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có caotrình lên đến 1,6 - 1,8 m
- Khu vực giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền: caotrung bình từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp Trênkhu vực có 2 giồng cát là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh,thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gầnLonh Định) có độ cao trung bình trên 1,0 m thích hợp với các vườn cây ăn trái Khu vựcnằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, MỹLong, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước): caotrung bình từ 0,60 - 0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến0,4 - 0,5 m Đây là khu vực ngập nặng nhất tỉnh vào mùa lũ hằng năm của sông CửuLong
- Khu vực giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo: cao trung bình từ 0,7 - 1,0 m, là vùngđồng bằng bằng phẳng nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (huyện ChâuThành) ở phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (huyện Chợ Gạo) phía Đông
- Khu vực Gò Công: có độ cao thấp dần từ 0,8 - 0,4 m, từ phía Đông kênh Chợ Gạođến biển Đông; có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (huyện
Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông) Trên địa bàn có nhiềugiồng cát biển hình cánh cung nổi lên so với xung quanh do tác động của quá trình bồilắng phù sa ở cửa sông Soài Rạp và cửa sông Tiền, độ cao phổ biến từ 0,9 - 1,1 m
C) Khí hậu
Trang 11Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm.Nền nhiệt độ trung bình cao và ổn định quanh năm từ 27 - 29oC Chênh lệch nhiệt độ giữacác tháng không lớn lắm, từ 1 - 4oC Số giờ nắng trung bình từ 2.200 - 2.610 giờ/năm.Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 9.500 - 10.000oC, tháng 4 nóng nhất với nhiệt độtrung bình 28,9oC, tháng 12 mát nhất với nhiệt độ trung bình 25oC.
Khí hậu Tiền Giang phân hoá thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió ĐôngBắc Lượng mưa trung bình 1.350 - 1.500 mm/năm, phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từTây sang Đông Độ ẩm trung bình 80 - 85%
Có 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Namhình thành từ Nam Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo, tác động đến các tỉnh phía Namnước ta, mang đặc tính nóng ẩm, gây mưa lớn, chiếm khoảng 90% lượng mưa trong nămcủa tỉnh Gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng; hoạt động mạnh từ tháng 12 đếntháng 4, có đặc tính khô hanh, gây ra hiện tượng khô nóng kéo dài; làm gia tăng tác độngcủa thủy triều, khiến mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, gây thiệt hại đê biển, ảnh hưởngxấu đến hoạt động sản xuất
D) Thủy văn
+ Hệ thống sông ngòi:
Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài, tạo điều kiện cho việcgiao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận, đồng thời là môi trường cho việc nuôitrồng và đánh bắt thủy hải sản và hỗ trợ phát triển du lịch sông nước Hệ thống sông ngòitrên địa bàn tỉnh bao gồm hai con sông chính:
- Sông Tiền: là một nhánh của sông Cửu Long, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,tới Vĩnh Long nó tách làm 3 nhánh lớn: sông Hàm Luông chảy qua địa bàn tỉnh Bến Tre
và đổ ra biển bằng cửa Hàm Luông; sông Cổ Chiên chảy qua địa phận tỉnh Bến Tre, tỉnhTrà Vinh và đổ ra biển bằng 2 cửa: Cổ Chiên, Cung Hầu; sông Mỹ Tho chảy qua địaphận Tiền Giang và đổ ra biển bởi 2 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại Sông Tiền ở Tiền Giang cóchiều dài tổng cộng 120 km, trong đó đoạn tính từ chỗ giáp ranh với tỉnh Đồng Tháp đếnđầu cù lao Tàu (nơi phân lưu thành 2 sông Cửa Tiểu, Cửa Đại) là 77.400 km Nơi rộngnhất của sông (2.100 m) tại cù lao Tàu, nơi hẹp nhất (300 m) nằm cách vàm rạch Trà Lọt(xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè) 600 m về hướng Tây Chiều sâu sông thay đổi tùy theođoạn: đoạn từ đầu cù lao Tàu đến vàm Kỳ Hôn sâu 9 - 11 m, đoạn từ vàm Kỳ Hôn qua
thành phố Mỹ Tho đến vàm kinh Nguyễn Tấn Thành sâu 7 - 9 m, từ vàm kinh NguyễnTấn Thành đến cầu Mỹ Thuận độ sâu lòng sông chính trung bình từ 12 - 15 m so với mặt
Trang 12đất tự nhiên – trong đoạn này khúc sông từ cầu Mỹ Thuận ngược về phía Tây có nơi sâuđến 27 m, địa hình lòng sông thấp hẳn về phía Tiền Giang và độ dốc mái bờ tại khúc này
bé Sông Tiền tại Tiền Giang có lưu lượng nước từ 563 - 1.900 m3/s; mùa lũ (tháng 9),lưu lượng trung bình đạt từ 10.406 - 16.300 m3/s
- Sông Vàm Cỏ: chảy qua địa phận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang trước khi
đổ vào cửa Soài Rạp để ra biển, dài khoảng 39 km (trên đất Tiền Giang) Nơi rộng nhất(3.100 m) tại chỗ hợp lưu với sông Nhà Bè, nơi hẹp nhất (420 m) nằm ở gần vàm sôngTra Sông không có lưu vực riêng, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu từ sôngTiềnchuyển qua Sông quanh co uốn khúc, độ dốc đáy sông nhỏ (0,02%) làm cho việctiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn Sông Vàm Cỏ chỉ có ảnh hưởng đến 8% diện tích ởphần cực Bắc của tỉnh So với sông Tiền, nước từ sông Vàm Cỏ kém hẳn về chất lượng.Vào mùa lũ, một phần lượng nước từ sông Tiền chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và thoát
ra biển qua sông Vàm Cỏ Tây (một nhánh của sông Vàm Cỏ) nhưng khả năng tháo lũ củasông này rất kém vì có quá nhiều đoạn uốn khúc Vào mùa cạn, hầu như toàn bộ sôngVàm Cỏ bị thủy triều bán nhật của biển Đông chi phối, nước biển dễ dàng lấn sâu về phíathượng nguồn Vào cùng một thời điểm và cùng một khoảng cách đến biển, độ mặn trên
sông Vàm Cỏ lớn gấp nhiều lần trên sông Tiền
Ngoài các con sông chính, mạng lưới sông ngòi của Tiền Giang còn bao gồm nhiềukênh rạch như:
- Rạch Ba Rài: chảy theo hướng Bắc - Nam, từ sông Cũ - kinh 12 đến sông Tiền, dài22,2 km, thuộc địa bàn huyện Cai Lậy Rạch cắt ngang qua quốc lộ 1A tại cầu Cai Lậy.Phần Rạch phía Nam quốc lộ 1A có nhiều đoạn uốn khúc, ngay trước khi ra đến sôngTiền có một khúc ngoặc hình Ω Rạch có chiều rộng trung bình 40 m, hẹp dần về phíaBắc; nơi rộng nhất (130 m) tại chỗ giáp sông Tiền (xã Hội Xuân); nơi hẹp nhất (20 m) tại
vị trí giáp rạch Ba Bèo (còn gọi là sông Cũ, Bà Bèo) Rạch có độ sâu trung bình 7 - 8 m
so với mặt đất tự nhiên
- Kênh Bảo Định (tên cũ: Bảo Định Hà, Arroyo de la Poste): chảy trên địa bàn huyệnChợ Gạo và thành phố Mỹ Tho, nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây Chiều dài kênh quađịa phận Tiền Giang là 19.000 m Độ sâu so với mặt đất tự nhiên thay đổi tùy theo đoạn,đoạn từ cửa kênh (chỗ thông với sông Tiền) đến cầu Triển Lãm sâu 6 - 9 m, đoạn từ vàmrạch Đạo Ngạn đến chùa Phổ Đức sâu 4 - 5 m, cạn nhất là đoạn chảy qua 2 xã Phú Kiết
và Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo chỉ sâu 2 - 3 m Trước khi có kênh Chợ Gạo, kênhBảo Định là tuyến đường thủy quan trọng từ Đồng bằng Sông Cửu Long đi Sài Gòn.Hiện nay, vai trò này đã nhường lại cho kênh Chợ Gạo, kênh Bảo Định được xây cống ởhai đầu để ngăn nước mặn
Trang 13- Rạch Cái Cối: chảy trong địa phận huyện Cái Bè, chạy từ Tây sang Đông qua các xãchuyên canh cây ăn trái là Tân Thanh, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, Mỹ ĐứcĐông và cắt ngang quốc lộ 1A tại cầu An Hữu, dài khoảng 21 km Đầu phía Tây thôngvới rạch Cái Nhỏ, đầu phía Đông thông trực tiếp ra sông Tiền Đoạn qua xã Tân Thanhcòn có tên khác là rạch Dâu Nơi rộng nhất (400 m) tại đầu phía Đông, nơi hẹp nhất (37m) tại đoạn qua xã Tân Thanh, cách cửa rạch Đào 775 m về phía Tây Độ sâu trung bình
6 - 7 m so với mặt đất tự nhiên Rạch có nhiều nhánh khá lớn chảy về phía Bắc và cắtngang qua quốc lộ 30 và quốc lộ 1A như: rạch Cái Lân, rạch Ruộng, rạch Đào, rạchGiồng, rạch Bà Tứ, rạch Chanh, rạch Cổ Cò
- Rạch Gò Công: rạch chảy từ rạch Vàm Giồng ở phía Nam thị xã Gò Công, cắt quaquốc lộ 50 tại cầu Long Chánh và quốc lộ 50 mới (tuyến tránh thị xã Gò Công) tại cầu
Gò Công, sau đó nối với sông Vàm Cỏ ở phía Bắc Rạch có chiều dài khoảng 17 km, nơirộng nhất (190 m) tại cửa rạch, nơi hẹp nhất (40 m) ở gần chỗ giáp với rạch Vàm Giồng,
độ sâu trung bình 7 - 8 m so với mặt đất tự nhiên Rạch Gò Công có nhiều nhánh khá lớnnhư: rạch Sơn Quy, rạch Công Lương, rạch Giá, rạch Băng, rạch Rầm Vé, rạch Gò Gừa
Do nối với sông Vàm Cỏ nên vào mùa cạn, rạch bị nhiễm mặn với nồng độ cao, từ tháng
1 đến giữa tháng 7, nước luôn có độ mặn lớn hơn 4 g NaCl/l Ngành thủy lợi tỉnh TiềnGiang đã xây nhiều cống ngăn mặn tại đầu các nhánh của rạch này
Kênh Chợ Gạo (tên cũ: Canal Dupérré): kênh chảy từ rạch Kỳ Hôn đến sông Tra một nhánh ngắn của sông Vàm Cỏ Kênh dài 11,8 km, sâu 5 - 7 m, rộng trung bình 100
-m Phần lớn chiều dài của kênh chảy trên địa bàn huyện Chợ Gạo, chỉ 2.000 m đầu phíaBắc chảy qua xã Đồng Sơn của huyện Gò Công Tây Kênh đã được vét lại nhiều lần vàhiện là tuyến đường thủy quan trọng từ miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh với mật độtàu thuyền qua lại rất cao Nếu không qua kênh Chợ Gạo, các phương tiện phải theosôngTiền ra biển, tốn nhiều thời gian hơn
- Kênh Nguyễn Văn Tiếp (tên cũ: kênh Tổng đốc Lộc): là tuyến kênh dài nhất tỉnhTiền Giang, chảy qua 4 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành Tổng chiềudài của kênh thuộc địa phận Tiền Giang là 65,9 km; trong đó đoạn từ rạch Ruộng chạylên phía Đông - Bắc được gọi là Nguyễn Văn Tiếp B, dài 20,4 km (là ranh giới giữa tỉnhTiền Giang và tỉnh Đồng Tháp); đoạn rẽ về phía Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây gọi làNguyễn Văn Tiếp A, dài 45,5 km Kênh rộng 40 m, sâu 4 m
+ Vùng biển:
Trang 14Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại(sông Tiền).
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đếntháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng) Ngoài ra, chế độ thủytriều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệthống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừanước, phi lao Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35họ
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hìnhthành các cồn ven biển:
- Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão: nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành(Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha Độ cao đường bình
độ từ 0,6 đến -6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém
- Cồn Ngang: nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò CôngĐông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém Hiện một số khu vực cao trên cồn đãtrồng được phi lao, mắm
- Cồn Vượt: nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng3km, với diện tích 3.188ha Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắtthủy hải sản Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâutrong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu tại các vùng cửa sông
là 156.000 tấn Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vậtnổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh; 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá
E) Tài nguyên thiên nhiên
+ Đất đai:
Tỉnh Tiền Giang có diện tích không lớn (2.484 km2), trải dài từ Tây sang Đông dọctheo tả ngạn sông Tiền Lịch sử kiến tạo địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ