1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tài liệu thi tuyển công chức ngành khoa học công nghệ tỉnh bà rịa vũng tàu năm 2016 chuyên ngành quản lý kế hoạch

46 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cáccấp thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và quy định nhiệm vụ, quyề

Trang 1

PHẦN MỘT KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ

I LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

- Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

1 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ

2 Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kếthợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới,phù hợp với thực tiễn Việt Nam

3 Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoahọc và công nghệ vì sự phát triển của đất nước

4 Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm

5 Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường

- Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoahọc và công nghệ là quốc sách hàng đầu:

1 Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và côngnghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai tròthen chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống củanhân dân;

2 Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tựnhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và côngnghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền

đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;

3 Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới,nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;

4 Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chú trọng lĩnh vựckhoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách

ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoahọc và công nghệ;

5 Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

6 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạtđộng khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;

7 Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện,giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ;

Trang 2

8 Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao

vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới

CHUYÊN ĐỀ 2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Quyền của tổ chức khoa học và công nghệ

1 Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động khoa học và công nghệ tronglĩnh vực đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Tổ chức khoa học vàcông nghệ công lập được Nhà nước giao biên chế

2 Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ

3 Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hoặc doanhnghiệp khoa học và công nghệ trực thuộc, văn phòng đại diện, chi nhánh trongnước và ở nước ngoài để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luậtnày và quy định khác của pháp luật có liên quan

4 Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền,tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ và hoạtđộng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

5 Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quảhoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ vàchuyển giao công nghệ

6 Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luậtbáo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật

7 Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước với cơquan có thẩm quyền

8 Tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

9 Được chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ theo quy định của pháp luật

- Nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ

1 Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; thực hiện hoạt động khoa học

và công nghệ theo đúng lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng kýhoạt động

2 Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học

và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao

3 Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc sử dụng kinh phí vàthực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

4 Bảo đảm kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản thườngxuyên theo chức năng của mình; sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và côngnghệ đúng pháp luật

5 Đăng ký, lưu giữ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

6 Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về khoa học và công nghệ

7 Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá

Trang 3

nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong tổ chức mình; giữ bí mật nhà nước vềkhoa học và công nghệ.

CHUYÊN ĐỀ 3

CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

1 Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ

2 Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học vàcông nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ

3 Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và côngnghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên

4 Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học vàcông nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

5 Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ

6 Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quảhoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ vàchuyển giao công nghệ

7 Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luậtbáo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật

8 Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoahọc và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học vàcông nghệ theo quy định của pháp luật

9 Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoahọc và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và thamgia giám sát việc thực hiện

10 Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và côngnghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và côngnghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

11 Được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh quy định tại Điều 19 củaLuật này

12 Được khen thưởng, hưởng quyền ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của phápluật

- Nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

1 Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và côngnghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

2 Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết

3 Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩmquyền giao

4 Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

5 Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhànước và xã hội

Trang 4

CHUYÊN ĐỀ 4 XÁC ĐỊNH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chươngtrình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học vàcông nghệ và các hình thức khác

2 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồmnhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơquan có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Luật này xác định

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh phải thựchiện theo hình thức đặt hàng

3 Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất ýtưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Chính phủ quy định tiêu chí xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cáccấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lĩnh vực khoa học và công nghệ; biệnpháp khuyến khích đề xuất ý tưởng khoa học, nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

1 Tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân

sách nhà nước là việc xác định tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ và phải bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, hiệu quả

2 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhiều tổ chức, cá nhân có khả năngtham gia thực hiện phải được giao theo phương thức tuyển chọn nhằm đạt hiệu quảcao nhất

3 Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp phải thôngbáo công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình hoặc phương tiệnthông tin đại chúng khác danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ; điều kiện, thủtục tham gia tuyển chọn

4 Việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

nghệ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọnphải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc phương tiện thôngtin đại chúng khác

5 Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cáccấp thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học

và công nghệ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng này

Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và côngnghệ do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cáccấp thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn vàphải chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình Thành phần của Hội đồng bao gồmnhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh doanh có uy tín và trình độ phù hợp với nhiệm

vụ Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn phùhợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của

Trang 5

6 Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cáccấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chọn tổ chức, cá nhân thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi có ý kiến tư vấn của Hội đồng Trongtrường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học vàcông nghệ các cấp có quyền lấy thêm ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lậptrước khi quyết định

7 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc tuyển chọn tổchức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

CHUYÊN ĐỀ 5 ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2 Chủ sở hữu, tác giả và người ứng dụng thành công kết quả nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả nàyvào sản xuất và đời sống theo hợp đồng khoa học và công nghệ và theo quy địnhcủa Luật này

3 Việc ứng dụng thành công thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất,

đời sống là một trong những tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của tác giả,người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp; là căn cứ để Nhànước ưu tiên khi xét tuyển chọn, giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

sử dụng ngân sách nhà nước; được quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học vàcông nghệ xét hỗ trợ kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ

4 Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, tổ chứcdịch vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ, ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác theoquy định của pháp luật để đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ vào sản xuất và đời sống, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ

5 Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội

- nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tạo điều kiện đểthành viên ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Khuyến khích hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất vàđổi mới sáng tạo

1 Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp phải có biện

pháp thúc đẩy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và đổi mới sáng tạo

2 Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp tổ

Trang 6

chức hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; dành ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ để hỗ trợ các hoạt động này.

3 Doanh nghiệp dành kinh phí tổ chức thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp

lý hóa sản xuất, đổi mới sáng tạo thì kinh phí chi cho hoạt động này được tính là

đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

4 Nhà nước tài trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức, tài trợ cho hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đổi mới sáng tạo và tổ chức hội thi sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, đổi mới sáng tạo.

CHUYÊN ĐỀ 6 ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ

- Mục đích chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ

1 Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm, nhiệm vụkhoa học và công nghệ các cấp phục vụ lợi ích chung của xã hội; chú trọng nhiệm

vụ nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ

2 Duy trì và phát triển năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, đầu tư và

hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho tổ chức khoa học và công nghệ; bảođảm hoạt động nghiên cứu cơ bản thường xuyên của tổ chức khoa học và công

nghệ công lập

3 Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

4 Cấp kinh phí cho quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệtheo quy định tại Điều 59 của Luật này

5 Hỗ trợ việc thực hiện nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ thuộclĩnh vực ưu tiên, trọng điểm

6 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tại địa phương

7 Mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hỗ trợ nhậpkhẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, thiết kế, thuê chuyên gia trong nước vànước ngoài thuộc lĩnh vực ưu tiên

8 Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, truyền thông, thông tin, thống kê khoahọc và công nghệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, công bố kết quảnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, giải thưởng khoa học và công nghệ

9 Hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ khác

- Xây dựng dự toán và quản lý việc sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ

1 Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhândân cấp tỉnh xây dựng đề xuất dự toán chi ngân sách nhà nước cho khoa học vàcông nghệ hằng năm theo quy định của pháp luật

2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán chi đầu tư phát triểnkhoa học và công nghệ, dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ theo đề xuất

dự toán của Bộ Khoa học và Công nghệ

3 Cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ xây dựng đề xuất dự toán chi ngân sách nhà nước cho khoa

Trang 7

học và công nghệ hằng năm và đề nghị cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, tài chính tổng hợp, xây dựng dựtoán chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, dự toán chi sự nghiệp khoa học

và công nghệ, bảo đảm chi đúng, chi đủ kinh phí đã được phân bổ

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt dựtoán chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ

4 Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát kinh phí khoa học vàcông nghệ đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tiến độ kế hoạch khoa học và công nghệ;đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí khoa học vàcông nghệ đúng mục đích, hiệu quả

CHUYÊN ĐỀ 7 HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

1 Liên kết, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ với nước ngoài, baogồm:

a) Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và côngnghệ của nước ngoài;

b) Tham gia hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoahọc và công nghệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở trong nước

và nước ngoài;

c) Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài ở Việt Nam

và thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ củaViệt Nam ở nước ngoài

2 Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án chung về nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khuvực, liên khu vực và quốc tế

3 Thu hút, thuê chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài,chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia vào chương trình, dự án nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, chương trình đào tạo nhân lực khoa học và côngnghệ, hoạt động khoa học và công nghệ khác ở Việt Nam

4 Tổ chức triển lãm, diễn đàn khoa học và công nghệ, chợ công nghệ, trungtâm, sàn giao dịch công nghệ, giới thiệu, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ, đặc biệt công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước

và Việt Nam

5 Tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào Việt Nam

6 Phát triển mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam ở nướcngoài

- Biện pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học vàcông nghệ

2 Đẩy mạnh việc tham gia, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuậnquốc tế về hợp tác khoa học và công nghệ

3 Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoạingữ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ

Trang 8

4 Xây dựng một số tổ chức, nhóm nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt tiêuchuẩn khu vực, quốc tế.

5 Tăng cường kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đặcbiệt hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, hệ thống phòng thínghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế Kết nối mạng thông tin tiên tiến,hiện đại của khu vực và quốc tế về nghiên cứu và đào tạo

6 Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tổ chức, cá nhân Việt Namtham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

7 Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức,

cá nhân nước ngoài tham gia phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam

8 Sử dụng có hiệu quả vốn vay và viện trợ của nước ngoài đầu tư cho khoahọc và công nghệ

CHUYÊN ĐỀ 8 TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công

nghệ trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm sauđây:

1 Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kếhoạch phát triển khoa học và công nghệ;

2 Bảo đảm sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ vànguồn lực khác của xã hội chủ yếu cho ứng dụng khoa học và công nghệ ở địaphương;

3 Tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng saukhi được đánh giá, nghiệm thu và định kỳ hằng năm gửi báo cáo kết quả ứng dụng

về Bộ Khoa học và Công nghệ;

4 Quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, kinhphí sự nghiệp khoa học và công nghệ đúng mục đích và có hiệu quả; bảo đảm cấpkinh phí đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc thù và tiến độ kế hoạch khoa học vàcông nghệ để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ củađịa phương và của cả nước;

5 Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin, thống kê về khoahọc và công nghệ; báo cáo đầy đủ, trung thực số liệu thống kê khoa học và côngnghệ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền;

6 Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về khoahọc và công nghệ;

7 Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành phápluật về khoa học và công nghệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm phápluật về khoa học và công nghệ theo thẩm quyền

Trang 9

II NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2014/NĐ-CP

CHUYÊN ĐỀ 1

TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ

Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:

1 Điều lệ tổ chức và hoạt động

a) Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịchquốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cáitiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âmđược Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêngcủa tổ chức khoa học và công nghệ

Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không đượctrùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, kýhiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục củadân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhânđang được bảo hộ tại Việt Nam

b) Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệkhông được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ vàcác văn bản pháp luật khác có liên quan

c) Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có sốđiện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)

d) Người đại diện

đ) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệphù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động

e) Lĩnh vực hoạt động, thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinhdoanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụkhoa học và công nghệ

Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập thì lĩnhvực hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật khoa học và công nghệ

g) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máylãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ

h) Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền;nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác

i) Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có)

k) Cam kết tuân thủ pháp luật

2 Nhân lực khoa học và công nghệ

a) Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người cótrình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ítnhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạtđộng và ít nhất 40% làm việc chính thức

Trang 10

Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngànhkhoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất(một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việcchính thức.

b) Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại họctrở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp

Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứngđầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học

3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máymóc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ

4 Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp vớiquy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướngChính phủ phê duyệt

5 Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đápứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Luật khoa học và công nghệ

6 Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể các khoản 1, 2 và 3 Điềunày

CHUYÊN ĐỀ 2 NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh

1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh lànhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh;b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi tỉnh;

c) Có sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh

2 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp tỉnh doChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, baogồm:

a) Chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh;

cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ các cấp

2 Cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ có trách nhiệm tiếp nhận, tổchức đánh giá các ý tưởng khoa học do tổ chức, cá nhân đề xuất

Trang 11

3 Khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức hội thi tìm kiếm ý tưởng khoa học.

4 Những ý tưởng khoa học được lựa chọn thông qua hoạt động đánh giá của

cơ quan quản lý về khoa học và công nghệ hoặc từ các hội thi được cơ quan quản

lý về khoa học và công nghệ hỗ trợ, hướng dẫn để tiếp tục hoàn thiện ý tưởng trởthành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp theo quy định hiện hành

5 Ý tưởng khoa học và công nghệ trở thành nhiệm vụ khoa học và côngnghệ được phê duyệt, người đề xuất ý tưởng được xét ưu tiên giao làm chủ nhiệmnhiệm vụ hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ và được khen thưởng theo quy địnhcủa pháp luật

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được giao trực tiếp

1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được giaotrực tiếp là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại Khoản 1 Điều 30 Luật khoa học và công nghệ

2 Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cáccấp lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để giao thực hiện nhiệm vụ khoa học

và công nghệ Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ phảilập đề cương và bảo vệ trước Hội đồng khoa học và công nghệ do cơ quan quản lýnhà nước về khoa học và công nghệ thành lập

3 Tổ chức khoa học và công nghệ được giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ có thể tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này theo phương thức tuyển chọnhoặc giao trực tiếp cho tập thể, cá nhân trong tổ chức mình Nếu thực hiện theophương thức tuyển chọn thì phải thành lập Hội đồng tuyển chọn theo quy định tạiKhoản 5 Điều 29 của Luật khoa học và công nghệ và hướng dẫn của Bộ Khoa học

và Công nghệ Trường hợp thực hiện theo phương thức giao trực tiếp thì phảithành lập Hội đồng khoa học và công nghệ xét duyệt đề cương thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ

4 Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ có quyền lấy thêm ý kiến tư vấn của tổ chức, chuyên gia tưvấn độc lập trước khi quyết định

- Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ

1 Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tưvấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn giaotrực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Hội đồng tư vấn đánh giánghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt làHội đồng tư vấn khoa học và công nghệ) do người đứng đầu cơ quan quản lý nhànước về khoa học và công nghệ thành lập theo thẩm quyền

2 Thành phần Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ bao gồm các nhàkhoa học, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng, cơ quan, tổ chức đặt hàng,nhà quản lý, nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tưvấn

Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch,(hai) thành viên là ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các thành viênkhác

Trang 12

3 Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp quốc gia là nhàkhoa học thì phải thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do BộKhoa học và Công nghệ phê duyệt.

- Hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ

1 Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ làm việc theo nguyên tắc dânchủ, khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Các thànhviên Hội đồng thảo luận công khai về nội dung được giao tư vấn Ý kiến của cácthành viên Hội đồng và kiến nghị của Hội đồng phải được lập thành văn bản Cácthành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình

Phiên họp Hội đồng chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 thành viên Hộiđồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch được ủy quyền và phải đầy

đủ thành viên phản biện và ủy viên thư ký khoa học

2 Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cho điểm, xếp loại hoặc biểuquyết theo tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định

3 Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, kinh phíthuê tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ

sử dụng ngân sách nhà nước được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và côngnghệ dự toán thành một khoản riêng lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và côngnghệ Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tưvấn độc lập được trả thù lao cho việc thực hiện nhiệm vụ từ kinh phí quy định tạiKhoản này

Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đối vớinhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ tự chi trả

- Kiểm tra, đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1 Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp theo thẩmquyền phải tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và đánh giá việc thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước về nội dung khoahọc, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí Trong trường hợp cần thiết ngườiđứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp có thể điềuchỉnh nội dung khoa học, tiến độ và phương thức sử dụng kinh phí thực hiện chophù hợp với yêu cầu thực tiễn, hoặc chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ đó và chịutrách nhiệm về quyết định của mình

2 Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục kiểm tra,đánh giá quy định tại Điều này

- Thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không

Trang 13

2 Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và côngnghệ quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:

a) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến cơ quan quản lý nhà nước về khoa học

và công nghệ Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm: đơn đề nghị thẩm định; thuyếtminh đã được phê duyệt (nếu có); kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan;

b) Chi trả kinh phí tổ chức đánh giá, thẩm định

3 Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Điều này

- Hỗ trợ đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết

1 Nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức khoa học và công nghệ, nhàkhoa học liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm

vụ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ,năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa sau đây gọi lànhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết

2 Điều kiện hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết bao gồm:

a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết phải được lập thành dự án khoahọc và công nghệ của doanh nghiệp có mục tiêu, nội dung nghiên cứu và sản phẩm

cụ thể phục vụ trực tiếp yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa;

3 Hình thức hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết đáp ứng các điều kiện quy định tạiKhoản 2 Điều này được Nhà nước hỗ trợ không thu hồi vốn đầu tư cho dự án đốivới các nội dung liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ của dự án

4 Mức hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết

a) Dự án đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điềunày được hỗ trợ đến 30% vốn đầu tư của dự án;

b) Dự án đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điềunày thực hiện ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hỗ trợ đến50% vốn đầu tư của dự án;

c) Dự án đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điềunày được hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư của dự án;

d) Mức hỗ trợ, nguồn kinh phí hỗ trợ cụ thể cho từng dự án do Thủ trưởng

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định

5 Trình tự, thủ tục hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ lập hồ sơ thành 02 (hai) bộ gửi về cơquan có thẩm quyền phê duyệt dự án bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phêduyệt dự án thành lập Hội đồng tư vấn xét hỗ trợ dự án khoa học và công nghệ.Thành phần Hội đồng gồm đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ

Trang 14

quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan và các nhà khoa học Hội đồng tư vấn cótrách nhiệm xem xét sự cần thiết và mức hỗ trợ;

c) Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục hỗ trợ quyđịnh tại Khoản này

III.THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV

và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường,chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ vàhạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộcphạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật

2 Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉđạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấphành sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của BộKhoa học và Công nghệ

- Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàngnăm, các đề án, dự án về khoa học và công nghệ; chương trình, biện pháp tổ chứcthực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực khoa học và côngnghệ trên địa bàn;

b) Các cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học

và công nghệ, phát triển tiềm lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vàosản xuất và đời sống;

c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Sở; quyết định việc thành lập và quy định về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương theo quy định của phápluật;

d) Dự thảo văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với

Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Sở; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý về

lĩnh vực khoa học và công nghệ của Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầngthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theoquy định của pháp luật; thành lập các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ theoquy định tại Luật khoa học và công nghệ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Côngnghệ;

Trang 15

b) Dự thảo quyết định về giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm viquản lý cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

c) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực khoa học và công nghệ;

d) Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa SởKhoa học và Công nghệ với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dâncấp huyện

3 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quyhoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ saukhi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáodục, theo dõi thi hành pháp luật về khoa học và công nghệ của địa phương; hướngdẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức khoa học và côngnghệ của địa phương về quản lý khoa học và công nghệ

4 Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn cácloại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vichức năng, nhiệm vụ được giao theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủyban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

5 Lập kế hoạch và dự toán chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp khoa học vàcông nghệ từ ngân sách nhà nước hàng năm dành cho lĩnh vực khoa học và côngnghệ của địa phương trên cơ sở tổng hợp dự toán của các Sở, ban, ngành, Ủy bannhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan Theo dõi, kiểm tra việc sử dụngngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của tỉnh theo quy địnhcủa Luật ngân sách nhà nước và Luật khoa học và công nghệ

6 Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

a) Tổ chức việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá,nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức giao quyền sở hữu và quyền

sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sáchnhà nước cho tổ chức, cá nhân;

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và sau nghiệm thu cácnhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

c) Tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thựchiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất đặthàng hoặc đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu;

d) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước của tổ chức, cá nhân trên địa bàntheo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với các Sở, ban, ngành của địa phương và các cơ quan liên quan

đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhànước cấp quốc gia có tính liên ngành, liên vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương;

e) Thành lập các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ theo quy định tạiLuật khoa học và công nghệ và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh

7 Về phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ và tiềm lực khoa học và công nghệ:

Trang 16

a) Tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá trình độ công nghệ và phát triển thịtrường khoa học và công nghệ; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các trung tâm giaodịch công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, các tổ chức trung gian của thị trường khoahọc và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại địa phương;

b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong hoạt động ươm tạo công nghệ, ươmtạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện các giảipháp hỗ trợ đổi mới công nghệ;

c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký và kiểm tra hoạt động của các tổ chứckhoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học vàcông nghệ; hướng dẫn việc thành lập và chứng nhận doanh nghiệp khoa học vàcông nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm củacác tổ chức khoa học và công nghệ công lập; việc thành lập và phát triển doanhnghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn;

đ) Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn, baogồm: chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá, giám định công nghệ, môi giới và

tư vấn chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ khác theo quyđịnh; thẩm định cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, các quyhoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, đề án khác củađịa phương theo thẩm quyền;

e) Đề xuất các dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ củađịa phương và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

g) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạtđộng khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệcủa địa phương

8 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ;

khai thác, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa

học và phát triển công nghệ và các hoạt động khoa học và công nghệ khác; phốihợp triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụngngân sách nhà nước tại địa phương

9 Về sở hữu trí tuệ:

a) Tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu côngnghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân;quản lý chỉ dẫn địa lý, địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địaphương;

b) Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu côngnghiệp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan bảo vệ quyền sở hữu côngnghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;

c) Chủ trì triển khai các biện pháp để phổ biến, khuyến khích, thúc đẩy hoạtđộng sáng chế, sáng kiến, sáng tạo tại địa phương; tổ chức xét, công nhận các sángkiến do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật theo quy địnhcủa pháp luật;

d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trítuệ đối với các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật và phân cấp hoặc ủyquyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

10 Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

Trang 17

a) Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địaphương;

b) Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹthuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêuchuẩn nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhântrên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật trên địa bàn;

c) Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanhthực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền;

d) Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt độngsản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vựcđược phân công;

đ) Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chấtlượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn;

e) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

g) Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đápứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thửnghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận hoặc được chỉđịnh;

h) Tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng; chứng nhận cơ sở đủ điềukiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của phápluật;

i) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường, phươngtiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về

đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để người cóquyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp

đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa;

k) Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước vànhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;

l) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm trachất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưuthông trên địa bàn và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấphoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

m) Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVNISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhànước theo quy định của pháp luật

11 Về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân:a) Về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ:

- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án và các biện pháp để thúc đẩyứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tổ chứctriển khai hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế

- kỹ thuật trên địa bàn;

Trang 18

- Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến ứng dụng bức xạ vàđồng vị phóng xạ

b) Về an toàn bức xạ và hạt nhân:

- Tổ chức thực hiện việc đăng ký về an toàn bức xạ và hạt nhân theo quyđịnh của pháp luật hoặc phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh;

- Quản lý việc khai báo, thống kê các nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, chấtthải phóng xạ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trênđịa bàn;

- Xây dựng và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức

xạ và hạt nhân tại địa phương

12 Về thông tin, thống kê khoa học và công nghệ:

a) Tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện việc thu thập, đăng ký, lưu giữ

và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại địa phương;

b) Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ; tham giaxây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các cơ sở

dữ liệu về khoa học và công nghệ của địa phương;

c) Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích - tổng hợp và cung cấp thông tinkhoa học và công nghệ phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất,kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

d) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê

cơ sở về khoa học và công nghệ tại địa phương; chủ trì triển khai chế độ báo cáothống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ;

đ) Triển khai các cuộc điều tra thống kê về khoa học và công nghệ tại địaphương;

e) Quản lý, xây dựng và phát triển các nguồn tin khoa học và công nghệ củađịa phương; tham gia Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin khoahọc và công nghệ;

g) Tổ chức các chợ công nghệ - thiết bị, các trung tâm, sàn giao dịch thông tincông nghệ trực tiếp và trên mạng Internet, triển lãm, hội chợ khoa học và công nghệ;phổ biến, xuất bản ấn phẩm và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ;

h) Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, cơ

sở dữ liệu về khoa học và công nghệ; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện khoa học

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công

về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật

14 Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động khoa học

và công nghệ đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạtđộng trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trang 19

15 Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo quy định củapháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

16 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tronglĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và theo sự phân cônghoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức việc tiếp công dân và thựchiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quy định về thựchành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan cóthẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theoquy định của pháp luật

17 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan

hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở theo hướng dẫn của Bộ Khoa học vàCông nghệ và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

18 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việctrong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương vàchính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với côngchức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định củapháp luật và theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức bồidưỡng nghiệp vụ đối với công chức chuyên trách quản lý khoa học và công nghệthuộc Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện

19 Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi Chính phủhoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền của địa phươngtheo quy định của pháp luật

20 Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Sở theo quy địnhcủa pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

21 Tổng hợp thông tin, báo cáo định kỳ sáu tháng, hàng năm hoặc đột xuất

về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và BộKhoa học và Công nghệ

22 Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật

CHUYÊN ĐỀ 2

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN

ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

- Vị trí và chức năng

1 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) là

tổ chức trực thuộc Sở, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản

lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản

lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chấtlượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

2 Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có condấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biênchế và hoạt động của Sở, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn vềchuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm,hàng hoá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Trang 20

4 Thực hiện các nhiệm vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tạikhoản 10 Điều 2 của Thông tư này.

5 Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành

về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn theo phâncông, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

6 Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO

9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước

tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở:

a) Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch triển khai áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hànhchính nhà nước tại địa phương;

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo về việc xây dựng, áp dụng,duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ,công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị

7 Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêuchuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các tổ chức, cánhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, năng suất và chất lượng sản phẩm,hàng hóa tại địa phương

8 Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đolường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụngphí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường,chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật

9 Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, bản công bố hợp quy, bản công bố sửdụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượngtrên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật

10 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động hợpđồng và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật

11 Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao

Trang 21

PHẦN II TỰ CHỌN THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM

A.VỊ TRÍ VIỆC LÀM QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

I LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

CHUYÊN ĐỀ 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

- Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố

áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sảnphẩm, hàng hóa được quản lý như sau:

a) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn

do người sản xuất công bố áp dụng;

b) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn

kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêuchuẩn do người sản xuất công bố áp dụng

Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóanhóm 2

2 Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất,kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môitrường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hànghóa Việt Nam

3 Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật vềchất lượng sản phẩm, hàng hóa

Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảmminh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cánhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp vớithông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh và người tiêu dùng

- Chính sách của nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1 Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiếncho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh

2 Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khảnăng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa

3 Đầu tư, phát triển hệ thống thử nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinhdoanh và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

4 Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản

lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

5 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hànghóa; xây dựng ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vìquyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng caonhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh

Trang 22

6 Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cánhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động thử nghiệm, kiểm định, giámđịnh, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

7 Mở rộng hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổchức khu vực, tổ chức và cá nhân nước ngoài trong hoạt động liên quan đến chấtlượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tếthừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc

tế, tổ chức khu vực về kết quả đánh giá sự phù hợp; khuyến khích các tổ chức đánhgiá sự phù hợp của Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận kết quả đánh giá sự phùhợp với tổ chức tương ứng của các nước, vùng lãnh thổ nhằm tạo thuận lợi chophát triển thương mại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ

3 Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng

4 Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hànghóa đã hết hạn sử dụng

5 Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sửdụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người

6 Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định,kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

7 Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệukhác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

8 Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạpchất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụnghoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

9 Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sảnphẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa

10 Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóađối với người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường

11 Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sửdụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó

12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sảnphẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm phápluật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

13 Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gâyphương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

CHUYÊN ĐỀ 2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CHẤT

LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Trang 23

- Quyền của người sản xuất

1 Quyết định và công bố mức chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, cungcấp

2 Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm chất lượng sảnphẩm

3 Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, kiểm định, giámđịnh, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Trường hợp chứng nhận hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêucầu quản lý nhà nước thì người sản xuất lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợpđược chỉ định

4 Sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩmtheo quy định của pháp luật

5 Yêu cầu người bán hàng hợp tác trong việc thu hồi và xử lý hàng hóakhông bảo đảm chất lượng

6 Khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra, quyết định của cơ quan kiểm tra, cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền

7 Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Nghĩa vụ của người sản xuất

1 Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khiđưa ra thị trường theo quy định tại Điều 28 của Luật này và chịu trách nhiệm vềchất lượng sản phẩm do mình sản xuất

2 Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì, trong tàiliệu kèm theo hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

3 Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

4 Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm và cách phòng ngừacho người bán hàng và người tiêu dùng

5 Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hànghóa

6 Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành sản phẩm,hàng hóa cho người mua, người tiêu dùng

7 Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bịngười bán hàng, người tiêu dùng trả lại

8 Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện phápkhắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn hoặc sảnphẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹthuật tương ứng

9 Thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng Trongtrường hợp phải tiêu huỷ hàng hóa thì phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷhàng hoá và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hoá theo quy địnhcủa pháp luật

10 Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan

11 Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhànước có thẩm quyền

Ngày đăng: 20/11/2016, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w