Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho các cơ quan ban hành chính sách pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước; các trường cao đẳng, đại học sử dụ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG TRỌNG NGỌC
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học
Hà Nội-2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG TRỌNG NGỌC
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Quốc Thành
Hà Nội-2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu là trung thực, các thông tin và trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Các kết quả nghiên cứu của tác giả chưa từng được công
bố
Tác giả luận văn
Hoàng Trọng Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy TS Phạm Quốc Thành, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận nhiệt thành giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em Cảm ơn anh chị em học viên lớp Cao học Chính trị Khóa 2013 – 2015 đã ủng hộ, chia sẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, em muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, người thân đã luôn
ở bên ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành công trình này
Trang 5Mục lục Trang
Danh mục các chữ viết tắt 3
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
5 Phương pháp nghiên cứu 18
6 Đóng góp của luận văn 18
7 Kết cấu luận văn 19
Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 20
1.1 Khái niệm “Giáo dục đại học” 20
1.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học 22
1.3 Phân cấp quản lý giáo dục đại học 26
Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝGIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (2006 - 2015) 31
2.1 Khái quát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học trong những năm 2006 - 2015 31
2.2 Kết quả trong quản lý giáo dục đại học Việt Nam (2006 - 2015) 40
2.2.1 Thành tựu 40
2.2.2 Hạn chế 44
Chương 3:GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝGIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 51
3.1 Yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học 51
3.1.1 Bối cảnh thế giới 51
3.1.2 Bối cảnh trong nước 52
3.2 Các giải pháp cơ bản 55
3.2.1 Đổi mới tư duy nhận thức về quản lý giáo dục đại học 55
Trang 63.2.2 Tái cơ cấu mạng lưới đại học, hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục đại học 57 3.2.3 Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đại học, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học 61 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục đại học, xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học hiệu quả 64 3.2.5 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ và chất lượng quản lý giáo dục đại học 66 3.2.6 Tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục đại học 68
KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 76
Trang 7Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục đại học
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại
thế giới)
General Agreement on Tradein Services (Hiệp
định chung về Thương mại dịch vụ)
Official Development Assistance (Hỗ trợ phát
triển chính thức)
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc
nội)
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của của mỗi quốc gia và cộng đồng Sản phẩm của giáo dục định hình nên chất lượng phát triển của mỗi cộng đồng xã hội, mỗi quốc gia nói riêng và trình độ phát triển của thời đại nói chung Thực tiễn của các quốc gia đã cho thấy chất lượng giáo dục quy định sự phát triển hay tụt hậu, sự vận động hay chững lại của một quốc gia Trong giáo dục, yếu tố tác động một cách tích cực nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển của các quốc gia đó là GDĐH Minh chứng cho điều
đó là GDĐH ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong các quyết định chính sách quan trọng của các quốc gia
Trong một quốc gia, giáo dục có mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế và những lĩnh vực hoạt động văn hóa - xã hội khác của quốc gia đó Nếu chỉ riêng giáo dục cũng không thể tạo dựng được sự thịnh vượng của quốc gia đó Bởi giáo dục giúp củng cố các thể chế xã hội, xây dựng tiềm năng quốc gia và nền quản lý ưu việt GD&ĐT cũng là nhu cầu, quyền lợi của mọi thành viên trong xã hội, chính sách của nhà nước về giáo dục phải bảo đảm được sự công bằng và tạo cơ hội bình đẳng trong giáo dục
Mặc dù hệ thống GDĐH của nước ta trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ về quy mô, mạng lưới, mở rộng các ngành, nghề đào tạo mới góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Nhưng xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, và cùng với đó là tiến trình xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, tính tự chủ của các cơ sở GDĐH ngày càng tăng, quy mô và sự đa dạng nền GDĐH trong tương lai sẽ vượt qua khả năng quản lý và tầm kiểm soát của Bộ GD&ĐT
Trang 9Điều này đòi hỏi GDĐH phải đổi mới mạnh mẽ cách thức quản lý, cơ chế quản lý vì nó là yếu tố quyết định sự vận hành của cả hệ thống GDĐH
Sự yếu kém của quản lý sẽ kéo theo sự yếu kém khác của cả hệ thống GDĐH
“Đổi mới QLGD đang được coi là bước đột phá cho sự phát triển GD&ĐT, đặc biệt kể đến là đổi mới quản lý nhà nước về GDĐH” [62; tr 50]
Đối với nước ta, tuy đã có nhiều dự định cải cách được đưa ra nhưng công cuộc cải cách GDĐH Việt Nam vẫn còn chậm, chưa tạo ra được động lực phát triển cho các trường, chưa chú trọng đến các nhóm lợi ích khác nhau Các quy định hiện tại vẫn được xây dựng trên cơ sở cách làm cũ, chưa có được tiếp cận hệ thống trong quản lý trường đại học và còn chưa tính đến yếu
tố điều tiết của các quy luật thị trường Yêu cầu phải nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về GDĐH hướng tới nâng cao chất lượng GDĐH, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, có chính sách hợp lý làm cơ sở đổi mới toàn bộ hệ thống GDĐH trong xu thế hội nhập
Trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời lại phải đối mặt với ảnh hưởng của một xã hội đang đòi hỏi phải phát triển từng ngày, giáo dục Việt Nam vì vậy đang đứng trước những thách thức của yêu cầu đổi mới để phù hợp với sự phát triển chung
Đổi mới “nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp” sang “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , với cơ chế thi ̣ trường có sự quản lý của Nhà nước, theo đi ̣nh hướng XHCN” là tiền đề đổi mới cơ bản cho đổi mới giáo
dục nói chung và QLGDĐH nói riêng với mục tiêu bảo đảm công bằng xã hô ̣i trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Việc phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLGDĐH Việt Nam hiện nay là tất yếu Trên cơ sở suy ngẫm về hiện trạng của hệ thống đại học nước ta, tôi mạnh dạn nghiên cứu một vấn đề lớn trong hệ thống giáo dục đó là QLGDĐH kết hợp đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đóng góp
Trang 10cho việc phát triển GDĐH nước ta Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài
“Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ
của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, khi GDĐH nước ta bắt đầu thực hiện tiến trình hội nhập với thế giới thì đồng thời xuất hiện nhiều vấn đề cần được đổi mới nhằm làm cho GDĐH có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và thời đại Do tầm quan trọng của nó, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí với mong muốn chỉ ra những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển GDĐH Việt Nam
Nhóm công trình liên quan đến giáo dục và chính sách giáo dục nói chung:
Cải cách và chấn hưng giáo dục, (Lê Ngọc Trà, Trần Văn Nhung, Trần Văn Thọ, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2005); Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, (Phạm Minh Hạc, Nxb Giáo dục, 2010); Bối cảnh mới - Ngôi trường mới - Nhà QLGD mới, (Tô Xuân Dân (chủ biên), Nguyễn Hữu Tri, Đỗ Trọng Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011); Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, (Trần Quốc Toản - chủ biên,
Đặng Ứng Vận, Đặng Bá Lãm, Trần Thị Bích Liễu, Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2012); Giáo trình chiến lược và chính sách phát triển giáo dục, (Bùi
Việt Phú -chủ biên, Nguyễn Văn Đệ, Đặng Bá Lãm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014)
Các công trình trên đã giới thiệu khái quát bối cảnh mới của kinh tế thế giới, qua đó, trình bày thời cơ và thách thức đối với trường học trong thời đại mới, quan hệ quốc tế trong GD&ĐT Tổng hợp các thông tin cơ bản về nhiệm
Trang 11vụ, mô hình phát triển, các mối quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong GD&ĐT ở một
số nước và cũng như Việt Nam hiện nay Cung cấp những vấn đề về giáo dục Việt Nam trong thời kì đầu thế kỉ XXI, cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược phát triển GD&ĐT ở Việt Nam hiện nay Dựa trên những định hướng phát triển, mục tiêu giáo dục ở nhiều phương diện khác nhau, phác thảo những yêu cầu về các vấn đề cần quan tâm và sớm giải quyết của nền giáo dục hiện nay Xác định bản chất của giáo dục, hoạt động giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Luận giải cơ sở khoa học và
cơ sở thực tiễn về sự tác động của kinh tế thị trường, vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực trạng phát triển giáo dục ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường Bên cạnh đó, giới thiệu các bài viết của các nhà giáo, các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo về đổi mới phương pháp giáo dục, chất lượng giáo dục và về hiện trạng của nền giáo dục Những đề xuất, kiến nghị
và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam
Nhóm công trình liên quan đến QLGD:
Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục (Trần Kiểm, In
lần thứ 5, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2013) Trình bày khái quát về QLGD và khoa học QLGD; quá trình QLGD; quản lý nhà nước về giáo dục; đổi mới QLGD; lãnh đạo và quản lý nhà trường; lao động QLGD và nghiên cứu khoa học QLGD
Quản lý giáo dục (Bùi Minh Hiền - chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2006) Tổng quan về quản lý và quản lý nhà nước trong giáo dục Đưa ra các mô hình quản lý nhà nước về giáo dục và kinh nghiệm quốc tế về QLGD Trình bày hệ thống giáo dục quốc dân và các vấn đề về QLGD như:
Trang 12đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD Công tác thông tin giáo dục trong trường học Đổi mới QLGD trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá
Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế (Vũ Ngọc Hải, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2013)
Trình bày luận cứ khoa học về hệ thống giáo dục Đặc trưng hệ thống giáo dục một số nước trên thế giới Đề xuất tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến quản lý nhà nước hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Đổi mới quản lý nhà nước hệ thống giáo dục trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
QLGD một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015) Những vấn đề chung về lý luận QLGD, các mô hình quản lý, các cách tiếp cận lý luận quản lý, xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và các vấn đề trong QLGD
Nhóm công trình liên quan đến GDĐH và có đối tượng nghiên cứu gần với Luận văn:
Giáo dục đại học Việt Nam (Đoàn Duy Lục, Cù Đức Hoà, Nguyễn Đức
Chỉnh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004) Các tác giả giới thiệu lịch sử giáo dục học nước ta những thập niên đầu thế kỉ XXI Trình bày hệ thống, cấu trúc GDĐH nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các chiến lược và chính sách phát triển GDĐH ở Việt Nam cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên; quy mô, ngành nghề thời gian đào tạo của từng trường đại học, cao đẳng của Việt Nam
Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo đại học, cao đẳng công lập (Bùi Tuấn Minh, Tạp chí Tài chính số 8/2012)
Trang 13Tác giả đã bàn về một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo đại học, cao đẳng công lập như: tạo lập cơ chế huy động nguồn kinh phí, bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý chính sách học phí phù hợp Trên cơ sở đó, đề xuất phương thức liên kết đào tạo giữa đơn vị
sự nghiệp đào tạo công lập với doanh nghiệp, gắn kết chương trình đào tạo với thực tiễn làm cơ sở để các đơn vị nâng cao chất lượng đào tạo, song song với việc hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp đào tạo Công tác lập kế hoạch tài chính và ngân sách hàng năm được
sử dụng như là công cụ quản lý
Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam (Phan Huy Hùng, Luận án tiến sĩ Quản lý
Hành chính công năm 2011) Công trình đã đề cập những vấn đề về sự điều chỉnh của nhà nước trong QLGDĐH, sự tách bạch giữa ban hành và thực thi chính sách, xác lập mối quan hệ phù hợp giữa nhà nước trong vai trò giám sát
và trường đại công trong vai trò cung cấp dịch vụ GDĐH một cách chủ động, xây dựng cơ chế đệm phù hợp Qua phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bảo đảm sự tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học
Đề xuất giải pháp đổi mới phương pháp quản lý theo hướng giám sát, bảo đảm sự chủ động và trách nhiệm của trường đại học thông qua thiết lập môi trường phù hợp, xác định lại vai trò nhà nước và đưa ra chính sách tích cực
Vai trò nhà nước trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lập Việt Nam (Lương Văn Hải, Luận án tiến sĩ Kinh tế năm 2012) Trình
bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước trong việc
mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học Phân tích thực trạng vai trò nhà nước trong việc phân giao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 Tác giả cho rằng, để mở rộng quyền tự chủ cho
Trang 14mô, bao gồm các chức năng định hướng; hỗ trợ; kiểm tra, kiểm soát Đây là những chức năng chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực, tầm nhìn, trách nhiệm
và phương tiện thực hiện Trong giai đoạn 2011 - 2020, phương thức trao
quyền tự chủ đại học nên là phương thức kết hợp do nền kinh tế Việt Nam ở
trình độ phát triển trung bình, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đại học chưa cao, trình độ đội ngũ giáo viên chưa đạt mức tương đương các nước phát triển, môi trường thông tin hội nhập ở mức trung bình Từ luận cứ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả việc mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học công lập ở Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020
Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay (Lê Thị
Kim Dung, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2004) Trình bày cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về GDĐH Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật
về giáo dục và pháp luật về GDĐH trong các giai đoạn Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về GDĐH Việt Nam hiện nay bao gồm hoàn thiện về hình thức, nội dung bên cạnh việc xây dựng Luật GDĐH phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhu cầu đổi mới GDĐH Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho các cơ quan ban hành chính sách pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước; các trường cao đẳng, đại học sử dụng để nghiên cứu giảng dạy về pháp luật GDĐH nói riêng và pháp luật giáo dục nói chung ở Việt Nam hiện nay theo hướng ngày càng chuẩn hoá
Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đức Cường,
Luận án tiến sĩ Luật học năm 2009) Công trình làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý các trường đại học, cao đẳng như: quan niệm
Trang 15pháp luật về QLGDĐH; xác định phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với các trường đại học, cao đẳng; mức độ can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng; đưa ra các tiêu chí hoàn thiện pháp luật
đó đối với các trường đại học, cao đẳng Đánh giá đúng thực trạng pháp luật
và thực hiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế về quản lý các trường đại học, cao đẳng, công trình đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng Trong đó, đề xuất các nội dung trong QLGDĐH như quản lý quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân
sự, tài chính, hợp tác quốc tế… nhằm bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo của Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập quốc tế (Chu Trí Thắng, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục năm
2011) Đây là công trình nghiên cứu chính sách hợp tác với nước ngoài về đào tạo đại học của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhằm mục đích góp phần hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực sau đại học, xây dựng đội ngũ nhân lực trình độ cao của nước ta Công trình xây dựng
cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện các chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực sau đại học trong bối cảnh hội nhập hiện nay của nước ta Từ quan điểm trên luận án làm nổi bật chính sách hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Việt Nam phải hướng tới việc hoàn thiện đồng bộ các chính sách đào tạo sau đại học theo bốn phương thức của GATS Chính sách đầu tư cho đào tạo phải tương xứng với kết quả được kỳ vọng, đồng thời đào tạo cũng phải hướng đến nhu cầu
Trang 16Nhìn chung các công trình nghiên cứu công bố đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của việc giáo dục và QLGDĐH như: thực trạng chung về GDĐH, đặc điểm, tầm quan trọng của GDĐH, yêu cầu của đổi mới QLGDĐH, những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển và xu thế hội nhập Khái quát về phương hướng hoàn thiện về chính sách, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân
Các công trình tiến hành trên bình diện rộng, từ việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục nói chung đến pháp luật quản lý các các cơ sở đại học nói riêng Xuất phát từ những góc độ khác nhau và thông qua việc phân tích cơ sở
lý luận, cơ sở thực tiễn, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện trên phương diện tiếp cận của mình
Các công trình nghiên cứu nước ngoài:
Trên thế giới, nghiên cứu về giáo dục nói chung và QLGDĐH nói riêng
đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả Có thể kể
ra một số công trình tiêu biểu như:
World Bank (1994), Higher Education: The lessons of experience, A
WB publication, Washington, D.C Nghiên cứu GDĐH ở các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam về quản trị đại học ở cả cấp hệ thống và cấp trường Công trình đã đúc kết những kinh nghiệm, đặc biệt nó cung cấp các yếu tố đóng góp thành công cho các chương trình cải cách GDĐH Đó là xác định lại vai trò của Chính phủ và tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường đại học công Nhưng đồng thời, cũng khuyến khích quá trình tư nhân hóa, sự mở cửa thị trường GDĐH và các cách tiếp cận quản lý có ít sự chi phối của nhà nước
Hayden M And Thiep L.Q (2006), A 2020 Vision for Higher Education in Vietnam, International HE, The Boston college center for
Trang 17international HE, No.44 Spring 2006 Pg 11-13 Tác giả đề xuất sự đổi mới GDĐH Việt Nam phải gắn với sự đổi mới quản lý và đảm bảo tự chủ cho trường đại học công Tự chủ đại học chịu những thách thức và căng thẳng không chỉ do sự miễn cưỡng đối với việc từ bỏ sự kiểm soát trực tiếp của một
bộ phận QLGDĐH mà còn do sự nhận thức chưa đầy đủ hàm ý thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến trách nhiệm xã hội cũng như cách thức quản lý hiệu quả trong hoàn cảnh mà nguồn nhân lực và vật lực tương xứng cho quản lý tự quản hạn chế Mặc dù chỉ ra được khiếm khuyết trong quản lý của Nhà nước dẫn tới sự thiếu tự chủ thực chất nhưng chưa đưa ra cách bù đắp sự khiếm khuyết, cách tháo gỡ cơ chế bộ chủ quản
Fielden J (2008), Global trends in university governmance, WB,
Washington D.C Hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học và thể chế hóa địa vị pháp lý các trường đại học công như thực thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường quản lý cấp trường thông qua hội động trường
Salmi (2009), The growing accountability agenda in tertiary education: Progress of mixed blessing, WB Education Working Paper Series, No 16,
Washington, D.C Công trình đã phân tích trách nhiệm xã hội của trường đại học trước yêu cầu cạnh tranh của các bên liên quan và cách thức bảo đảm trách nhiệm này Đồng thời khuyến cáo khả năng trách nhiệm xã hội có thể trở thành gánh nặng cho các trường
Selingo, What American Think A bout Higher Education? Magazine The Chronicle of Higher Education, Washington, May 2, 2001, (Phạm Thị Lý dịch) Đây là Báo cáo các cuộc thảo luận ở Hoa Kỳ về việc chuẩn bị bổ sung Luật Giáo dục Hoa Kỳ Báo cáo nêu lên những hiện trạng bức xúc của GDĐH
Trang 18Hoa Kỳ như chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, cơ chế bổ nhiệm giáo sư, trách nhiệm xã hội và tính tự chủ, chi phí cho giáo dục Báo cáo đề xuất một
số giải pháp cho giáo dục Hoa Kỳ đó là tập trung hơn vào giáo dục nhân cách, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục tổng quát, khuyến khích tư nhân hóa GDĐH có sự hỗ trợ tích cực từ nhà nước
Reynolds, Sherrie; Lusch, Robert F; Cross, David; Donovan, Nowell,
Higher Education, Administration in a Dynamic System, Journal title: Journal
of Thought, Volume: 44 Issue: 1-2 Publication date: Spring-Summer 2009 Pg: 91 Công trình chỉ ra đặc điểm nổi bật của một tổ chức trường đại học nói chung như nâng cao chuyên môn, tập trung vào việc tạo ra và phổ biến kiến thức, tổ chức xây dựng các môn học, quản lý theo cấu trúc và có trật tự cao, quá trình ra quyết định được xem xét hợp lý, giải quyết tốt khen thưởng và kỷ luật, có hệ thống kiểm soát và các chính sách, thủ tục được hệ thống hóa và chi tiết, có người chỉ huy là một hiệu trưởng hoặc phó chủ tịch Trong ngắn hạn, các trường đại học là hình ảnh thu nhỏ của các tổ chức công nghiệp phức tạp Điều thú vị là các trường đại học đã trở thành giống như các doanh nghiệp công nghiệp được quản lý một cách khoa học của thế kỷ XIX và thế
kỷ XX, mô hình mới nổi trong nhiều tổ chức doanh nghiệp miễn phí là để trở thành giống như các trường đại học thông thường của tiền thế kỷ XX, tập trung hơn vào hình thức kiểm soát, truyền đạt kiến thức, sáng tạo, và các tài sản vô hình
Simon Marginson, Sarjit Kaur, Erlenawati Sawir (2011), Higher Education in the Asia-Pacific: Strategic Responses to Globalization Springer
Science+Business Media B.V 2011 Cuộc khảo sát này phân tích và cung cấp chi tiết về GDĐH trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương Trong thời đại hội nhập toàn cầu, cán cân quyền lực trong GDĐH trên toàn thế giới đang dịch chuyển Trong vòng chưa đầy hai thập niên, khu vực châu Á - Thái Bình
Trang 19Dương đã có những ngành GDĐH lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên Trái đất Nơi mà các chính phủ xem kiến thức và kỹ năng như là chìa khóa để có một tương lai kém giữa Đông và Tây (như ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài
Loan, Hàn Quốc và Singapore) trường đại học“đẳng cấp thế giới” đang nổi
lên với tốc độ chóng mặt Bên cạnh đó được hỗ trợ sâu sắc bởi các cam kết giáo dục từ phía gia đình Nhưng không phải tất cả các nước châu Á - Thái Bình Dương đang trên con đường này, không phải tất cả những cải cách đều
có hiệu quả, và có những khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia ở mức độ các nguồn lực, tham gia giáo dục, nghiên cứu, kiểm soát nhà nước và tự do học thuật Tác phẩm được viết bởi tác giả từ nhiều quốc gia khác nhau, tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Simon Marginson (2010), Higher Education in the Global Knowledge Economy, Procedia Social and Behavioral Sciences 2 (2010): 6962–6980
Tóm tắt và tổng hợp việc thay đổi trên toàn cầu vào các xu hướng như tính di động xuyên biên giới của các học sinh và nhân viên, sự tăng trưởng của thương mại giáo dục, sự kết nối của các quốc gia, công nghệ thông tin, ngôn ngữ sử dụng và dòng chảy chính sách xuyên biên giới Bằng cách nghiên cứu bối cảnh toàn cầu đang thay đổi, rút ra những gợi ý cho các chính sách của chính phủ và bản sắc dân tộc, đối với các chiến lược phát triển của các trường đại học, và cho các cơ quan quốc tế Trong nhiều quốc gia, chính sách của chính phủ đã xác định vai trò ngày càng tăng của giáo dục và nghiên cứu trong nền kinh tế tri thức trên toàn thế giới Vai trò của GDĐH trong thúc đẩy phát triển kinh tế và cung cấp cơ hội cho các cá nhân, nó cũng mở rộng để thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, dân chủ chính trị và thương mại của các quốc gia GDĐH được lồng trong chính sách của quốc gia ở khắp mọi nơi, và hình thành bởi mô hình đầu tư xã hội Gợi ý về một nền GDĐH thế giới với những
Trang 20tiềm năng để thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa các quốc gia với nhau để tạo thành một lợi ích chung toàn cầu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến cả phương diện lý thuyết và thực tiễn của giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng Do thể chế chính trị và phương pháp tổ chức QLGD của các quốc gia có nhiều khác biệt nên những nghiên cứu về giáo dục rất đa dạng Điểm chung là chú trọng nghiên cứu, đánh giá về các công cụ quản lý nhà nước về giáo dục với mong muốn tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện các công cụ này (bao gồm chính sách
và pháp luật)
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp những khuyến cáo đối với thực trạng GDĐH ở Việt Nam hiện nay Đổi mới QLGDĐH được xem như là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay Nó được xem như là đòn bẩy để phát triển giáo dục nói chung và GDĐH Việt Nam nói riêng, là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện trong GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDĐH Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập theo các góc độ khác nhau Tuy nhiên xem xét theo góc
độ tiếp cận của khoa học chính trị, các công trình nghiên cứu trên ít nhiều chưa đề cập, hoặc theo các khía cạnh khác nhau Ở một phạm vi nhất định, những công trình này là tài liệu tham khảo được tác giả khai thác và sử dụng trong quá trình viết luận văn của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ thực trạng về QLGDĐH trong giai đoạn 2006 - 2015,
đề xuất một số giải pháp đổi mới QLGDĐH trong thời gian tiếp theo, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay
Trang 21- Đề xuất một số giải pháp đổi mới QLGDĐH trong giai đoạn tiếp theo
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Phân tích, luận giải một số khái niệm như: giáo dục đại học; quản lý nhà nước về giáo dục đại học; Phân cấp QLGDĐH Đánh giá thực trạng QLGDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2015; bước đầu đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới QLGDĐH Việt Nam
- Về không gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài trên toàn bộ lãnh thổViệt Nam
- Về thời gian: Luận văn đánh giá các thành tựu và hạn chế của
QLGDĐH từ năm 2006 đến năm 2015 (năm 2006 là năm ban hành Nghị
quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020)
Trang 225 Phương pháp nghiên cứu
Góc độ nghiên cứu, tác giả tập trung tiếp cận theo các hướng sau:
Tiếp cận logic - lịch sử, cho phép nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
QLGDĐH trong những điều kiện lịch sử cụ thể, chỉ ra những hạn chế, thành tựu
Cách tiếp cận mục tiêu, xác lập mục tiêu cần đạt đến, trên cơ sở định
hướng những mục tiêu do các Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và các văn bản pháp quy quy định, trên nền tảng GDĐH hiện có
Cách tiếp cận hệ thống, hệ thống GD&ĐT gồm các hệ thống nhỏ gồm Giáo dục phổ thông (giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); Giáo dục nghề (trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề); Giáo dục đại học (cao đẳng, đại học và sau đại học)
Trên cơ sở đó, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp logic kết hợp với lịch sử, hệ thống hoá và khái quát hoá; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp mô tả
Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu, sách báo, phân tích các nguồn tư liệu số liệu về giáo dục và QLGDĐH, quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDĐH trong các Văn kiện, các tạp chí, bài báo trang Website
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, nghiên cứu liên ngành vào việc nghiên cứu thực tiễn nước ta, chủ yếu là lĩnh vực liên quan chính sách, chiến lược và công tác QLGDĐH ở Việt Nam
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học trong những năm 2006 - 2015
Trang 23- Góp phần đánh giá thực trạng giáo dục đại học trong những năm 2006
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đại học
Chương 2 Thực trạng quản lý giáo dục đại học Việt Nam (2006 - 2015) Chương 3 Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Trang 24Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Khái niệm “Giáo dục đại học”
Theo Luật Giáo dục đại học của Việt Nam (năm 2012), Đại học là cơ
sở GDĐH bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của GDĐH, gồm trình độ cao đẳng, trình
độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ Điều 7 của Luật này quy định,
cơ sở GDĐH trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: a) Trường cao đẳng; b) Trường đại học, học viện; c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Cơ sở GDĐH Việt Nam được tổ chức theo các loại hình: a) Cơ
sở GDĐH công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng
cơ sở vật chất; b) Cơ sở GDĐH tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; c) Cơ sở GDĐH có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; d) Cơ sở GDĐH liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư trong nước
Ở Việt Nam, GDĐH được hiểu là đào tạo sau phổ thông, bao gồm nhiều lộ trình dài, ngắn, với mục tiêu, phương thức đào tạo khác nhau GDĐH
là những trường đại học nghiên cứu với bậc học chủ yếu là cao học và tiến sĩ hay ít nhất bắt buộc bao gồm đào tạo sau đại học Nhưng trong luận văn này,
tác giả tiếp cận theo khía cạnh GDĐH là một cơ sở giáo dục được nhà nước,
Trang 25các tổ chức xã hội, các cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mệnh đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và trên hết là phục vụ sự phát triển của xã hội và cộng đồng
Nhiều tác giả nhấn mạnh tính dẫn dắt xã hội của đại học, vì đó là trung tâm truy tìm chân lý và đại diện cho lương tri của loài người Là nơi những người trí thức góp phần phát triển những thế hệ trí thức mới Dù thiên về nghiên cứu hay nhấn mạnh đào tạo nghề nghiệp, dù trong lĩnh vực học thuật hay ngành nghề đào tạo nào, GDĐH không thể không quan tâm tới việc tạo những điều kiện, phương thức sáng tạo, hiệu quả để phát huy năng lực tư duy
và ý thức trách nhiệm của người dạy, người học, kể cả những người đang làm công tác QLGDĐH - đối tượng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Theo ý
kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế thì “trường đại học là một tổ chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới bởi nó là sự kết hợp của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các tổ chức chính trị nhà nước, công ty, tập đoàn, bệnh viện, cơ sở,…” [67; tr 12]
Một số điểm chung có thể rút ra là, đại học là một thể chế giáo dục, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia và nhân lực chất lượng cao, truyền
bá và phổ biến tri thức, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ xã hội Các quan điểm tương đối thống nhất về sứ mệnh của GDĐH là: (i) Lưu trữ, truyền bá, phổ biến tri thức, kiến tạo tri thức mới thông qua nghiên cứu khoa học; (ii) Đào tạo chuyên gia và nhân lực trình độ cao có nền tảng văn hóa, nhân văn tốt; (iii) Chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ xã hội Đại học không tách rời bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội nơi mình hoạt động Do đó, cũng cần phải tính đến bối cảnh để GDĐH thích ứng và có phần tác động ngược lại, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội
Trang 261.2 Quản lý nhà nước về giáo dục đại học
Trong mọi lĩnh vực của xã hội, quản lý là một hoạt động phổ biến được
phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động, đặc biệt nó có liên quan mật thiết đến sự hợp tác và phân công lao động [19; tr.480] Quản lý là một trong những loại hình hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn [62; tr.11]
Theo Từ điển Giáo dục học (2001), “Quản lý là hoạt động hay tác động
có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [116; tr 326] Nói cách khác, quản lý là quá trình tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý (khoa học, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) nhằm làm cho hệ thống vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra [67; tr 24] Trong quá trình quản
lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đã đề ra Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý
Quản lý các công việc của xã hội được thực hiện bởi tất cả các tổ chức
xã hội, các cơ quan xã hội, tổ chức tư nhân, và mặt nào đó có xuất hiện yếu tố gia đình,… và cơ sở của nó là quyền lực xã hội Trong khi đó, quản lý các công việc của nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan nhà nước và trên cơ sở quyền lực nhà nước, có nghĩa là được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước [131; tr 8]
Theo một số học giả, “Quản lý nhà nước là những hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng
Trang 27đối nội, đối ngoại của nhà nước Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra” [63; tr 93]
Quản lý nhà nước là việc sử dụng quyền lực nhà nước một cách toàn diện, bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi vấn đề của
xã hội Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các
cơ quan nhà nước Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành
và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước) Đó là hoạt động quản lý nhà nước nhưng gắn liền với việc sử dụng một loại quyền lực - quyền hành pháp Theo cách tiếp cận đó, quản lý nhà nước có thể hiểu là quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
Trong thực tiễn, nhiều lúc, quản lý nhà nước không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước, mà đó là hoạt động hành chính nhà nước
Là những hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật đã được ban hành có hiệu lực, được thực thi trong đời sống thông qua một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quản lý công
để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục quốc gia Nếu xem quản lý nhà nước như là một hệ thống thì quản lý nhà nước về giáo dục là một hệ thống bao gồm các thể chế, cơ chế QLGD, tổ chức bộ máy QLGD và đội ngũ cán bộ và công chức QLGD các cấp [62; tr 99] Nhà nước thống nhất QLGD quốc dân
Trang 28về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng, chứng chỉ Nhà nước tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp QLGD, tăng cường quyền
tự chủ, trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục [79; tr 95]
Có thể coi QLGD là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước
Theo đó, quản lý nhà nước về giáo dục là sự quản lý của các cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương đối với các thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đã xác định Hoặc: “Quản lý
nhà nước về GD&ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GD&ĐT do các cơ quan quản lý GD&ĐT của Nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GD&ĐT của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD&ĐT của Nhà nước” [144; tr 63] Hoạt động quản lý nhà nước về GD&ĐT giúp đảm bảo có hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách GD&ĐT quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng giáo dục, thực hiện các mục tiêu giáo dục
GDĐH có nội hàm rất rộng, bao gồm từ cao đẳng đến đại học và sau đại học nhưng vẫn là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống giáo dục quốc dân Vì vậy, QLGDĐH là quản lý hành chính chuyên ngành gắn liền với những đặc điểm riêng của nó và do đó có thể nói QLGDĐH chỉ là một nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về giáo dục nói chung Khi đề cập trên phương diện hệ thống cho một vùng lãnh thổ hay một quốc gia bất kỳ,
QLGDĐH gồm hai yếu tố cơ bản đó là quản lý của các cơ quan nhà nước về GDĐH và quản lý của các cơ sở giáo dục Trong luận văn của mình, tôi xem
xét trên khía cạnh thứ nhất
Trang 29QLGDĐH là quản lý của cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy QLGD từ trung ương đến cơ sở đối với hệ thống và các hoạt động GDĐH, nhằm thực hiện mục tiêu của toàn bộ hệ thống Trong khái niệm QLGDĐH
nổi lên ba bộ phận chính đó là: Chủ thể quản lý bao gồm các cơ quan quyền
lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), trực
tiếp là bộ máy QLGDĐH từ trung ương đến cơ sở; Đối tượng của quản lý là
hệ thống GDĐH với mọi hoạt động GDĐH diễn ra trên toàn lãnh thổ; Mục tiêu quản lý hướng tới là bảo đảm trật tự, kỷ cương và nâng cao chất lượng
trong các hoạt động GD&ĐT đại học
Dựa trên các đặc điểm cơ bản quản lý của nhà nước về GD&ĐT, ta có
thể khái quát như sau: QLGDĐH là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GDĐH do các cơ quan quản
lý nhà nước tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp GDĐH, duy trì trật tự, kỷ cương, thực hiện mục
tiêu đổi mới và phát triển toàn diện GDĐH ở Việt Nam
QLGDĐH gồm có: cơ chế quản lý (hệ thống các chính sách, nguyên
tắc, quy chế, chế độ… quy định mối quan hệ, cách thức vận hành hoạt động quản lý ở các cấp, giữa chủ thể và đối tượng quản lý trong hoạt động GDĐH);
tổ chức bộ máy quản lý (các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa
phương do nhà nước thành lập để thực thi công việc quản lý trong lĩnh vực
GDĐH) và đội ngũ cán bộ và công chức quản lý (những người đang làm việc
trong các cơ quan QLGDĐH các cấp)
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm có Chính phủ,
Bộ GD&ĐT, Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, và UBND các cấp Trong
đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục; Bộ, cơ
Trang 30quan ngang Bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước
về GD&ĐT theo phân cấp được giao Kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn các hoạt động QLGDĐH Quản lý nhà nước về GDĐH thực chất
là triển khai các hoạt động hành chính nhà nước trong quá trình chỉ đạo các hoạt động ở cơ sở GDĐH Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước vừa theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở GDĐH Tính quyền lực nhà nước trong các hoạt động QLGDĐH được biểu hiện ở ba vấn đề cơ bản là: tư cách pháp nhân trong quản lý, công cụ và phương pháp quản lý trong quan hệ thứ bậc của quản lý Mỗi tư cách pháp nhân đều có trách nhiệm và quyền hạn tương ứng Việc hiểu cho đúng, làm cho đủ thẩm quyền là thước đo khả năng sử dụng quyền lực nhà nước của một tư cách pháp nhân Phương tiện quản lý nhà nước về GDĐH là các văn bản pháp luật
và pháp quy Phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước là phương pháp hành chính tổ chức Trong quản lý nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ, hoạt động quản lý theo sự phân cấp rõ ràng
1.3 Phân cấp quản lý giáo dục đại học
Về khái niệm “phân cấp”, hiện nay đang có nhiều cách tiếp cận khác
nhau xung quanh cách định nghĩa khái niệm này Theo một số tác giả, phân
cấp chính là phân quyền giữa trung ương và địa phương [141; tr 12]
Theo quan điểm của Nguyễn Cửu Việt và Trương Đắc Linh thì Phân cấp quản lý là “sự phân chia các đơn vị hành chính - lãnh thổ và phân công thẩm quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền tương ứng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để nhằm thực thi hiệu quả hơn quyền lực nhà nước” [142; tr 5]
Trang 31Theo Từ điển Luật học (2006), khái niệm Phân cấp quản lý được hiểu
là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật… thực chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới” [15; tr 612]
Có quan niệm khác cho rằng, phân cấp có thể theo hai hướng: một hướng nằm ngang là sự phân chia căn cứ vào sự khác nhau của các công việc của một cấp; hướng nằm dọc (thẳng đứng) là sự phân chia theo cơ cấu thứ bậc công việc giữa các cấp khác nhau [130; tr 744]
Quan điểm của các học giả Việt Nam về phân cấp quản lý rất khác nhau, nhưng nhìn chung thường quan niệm đó là sự phân công hợp lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với đặc điểm của mỗi cấp nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các cấp nhằm thực thi quyền lực nhà nước đạt hiệu quả cao nhất [142; tr 5]
Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt “phân cấp quản lý” với một số khái niệm gần với nó là “phân công”,“phân nhiệm”,“phân quyền” vì phân công
và phân nhiệm đều để chỉ sự xác định quyền hạn, trách nhiệm cả theo chiều ngang và chiều dọc Thông thường, người ta sử dụng khái niệm phân công để chỉ quan hệ theo chiều ngang với dụng ý phân biệt nó với phân cấp Nếu phân quyền được hiểu là phân giao quyền hạn cho một cơ quan hoặc một cấp chính quyền nào đấy thì thực ra sử dụng thuật ngữ phân công và phân cấp là đầy đủ
và chính xác hơn [87; tr 24-25]
Theo các văn kiện của Đảng, “phân cấp” được tiến hành theo hướng làm rõ hơn trong việc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ
Trang 32trên cơ sở nguyên tắc chính quyền trung ương quản lý tập trung một số lĩnh vực theo ngành dọc được xác định từ yêu cầu thực tế Đối với một số lĩnh vực khác, trung ương trực tiếp quản lý một phần, còn một phần phân cấp cho địa phương quản lý Cũng với tinh thần đó mà hiện nay, “phân cấp được hiểu là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới nhằm đạt mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả quản lý” [18; tr 1]
Việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn chỉ có thể được tiến hành một khi thẩm quyền và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp được chuyển giao
đã được xác định hết sức rõ ràng Vì vậy, bản thân khái niệm phân cấp phải hàm chứa trong đó nội dung phân định thẩm quyền của từng cấp hay nói một cách khác, phân định thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn (hoặc rộng hơn nữa, điều chỉnh khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền)
Vậy phân cấp QLGDĐH là gì? Phân cấp quản lý nhà nước về GD&ĐT được quy định cụ thể tại Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Giáo dục năm 2009; Luật Giáo dục Đại học năm 2012; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Nghị định số 115/2010/NĐ-CP về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục (có hiệu lực từ ngày 15/02/2011); Thông tư liên tịch số: 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh năm 2011 Theo đó, phân cấp QLGDĐH được
hiểu cơ bản là quá trình thiết kế lại hệ thống và các quy trình trách nhiệm, quyền hạn và tính tự chịu trách nhiệm trong hệ thống GDĐH Việc thiết kế
lại hệ thống và quy trình này có nghĩa là: xác định lại và phân công lại các
Trang 33chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp (trung ương, tỉnh, huyện, trường) cũng như quy trình quan hệ trong công việc giữa các cấp khác nhau, giữa các cơ quan có liên quan thuộc khu vực nhà nước và phi nhà nước
Có thể khái quát phân cấp QLGDĐH đó là việc xác định lại, phân công lại các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp cũng như quan hệ giữa các cấp khác nhau, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ cơ quan quản lý cấp cao xuống các cơ quan quản lý cấp dưới, hoặc từ cơ quan quản lý nhà nước cho các đơn vị tác nghiệp, các cơ sở GDĐH Pháp luật bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDĐH thực chất là việc triển khai các hoạt động hành chính nhà nước trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở Nó vừa theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước vừa theo nguyên tắc hành chính - giáo dục đối với các trường đại học
Tiểu kết chương 1
GDĐH là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội bởi,
nó có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia Chính
vì lý do đó, việc tăng cường, nâng cao hiệu quả QLGDĐH là một nhiệm vụ thiết yếu mà chính phủ và các cơ quan quản lý giáo dục ở nhiều nước, trong
đó có Việt Nam, phải dành sự quan tâm đúng mức
Dù còn những ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản, nội hàm của GDĐH, QLGDĐH và phân cấp QLGDĐH ở Việt Nam đã được quy định thống nhất trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực QLGDĐH nhìn chung đang ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn Mặc dù vậy, quá trình triển khai một số văn bản, chính sách trong thực tế vẫn gặp phải không ít vấn đề còn tồn tại, dẫn tới yêu cầu phải
Trang 34nhanh chóng đổi mới QLGDĐH ở Việt Nam Luận văn sẽ tiếp tục bàn luận tới vấn đề này trong các chương tiếp theo
Trang 35Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM (2006 - 2015) 2.1 Khái quát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học trong những năm 2006 - 2015
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến GD&ĐT Đổi mới giáo dục là đường lối xuyên suốt của Đảng Đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị về giáo dục, đào tạo quan trọng được ban hành và đi vào cuộc sống Đáng chú ý là Nghị quyết số 04-NQ/HNTW Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, ngày 14/01/1993; Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) Về định hướng chiến lược phát triển Khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000; Thông báo Kết luận số 242 của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 15/9/2009
Trong các văn bản đó, Đảng đã khẳng định: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển
Ngày 4/11/2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
Trang 36tài chính giáo dục Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa
nhà trường với gia đình và xã hội” [37; tr 130-131]
Trong quá trình đổi mới, trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng triển khai các nhiệm
vụ trọng tâm trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT nói chung và GDĐH nói riêng nhằm phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Từ sau Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), quán triệt tầm quan trọng của GD&ĐT đối với sự phát triển của nước nhà, Chính phủ đã ra “Nghị quyết
số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” Nghị quyết này đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và tổ chức thực hiện Khẳng định những thành tựu phát triển, những đóng góp tích cực của GDĐH cho tăng trưởng kinh tế,
ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập của quốc tế của đất nước Đồng thời cũng không né tránh chỉ ra hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân Đề ra những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém của GDĐH, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐH
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu rõ mục tiêu là “Tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới, đưa nền giáo dục thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trong khu vực Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Đặc biệt, đổi
mới QLGD, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” Để đạt
được mục tiêu trên, bản Chiến lược đề ra 7 giải pháp lớn, đó là: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo gắn liền với việc đổi mới phương pháp giáo dục; Đổi mới QLGD; Tiếp tục hoàn chỉnh cơ
Trang 37cấu hệ thống giáo dục quốc dân và mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục Trong đó, việc đổi mới QLGD được xác định là khâu đột phá
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược này nhằm vào 2 mục tiêu, đó là: Đổi mới căn bản nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế; tăng cường năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin của học sinh, sinh viên; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập; Phát triển quy mô, cơ cấu giáo dục hợp lý, hài hòa, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân Để đạt được các mục tiêu trên cần thực hiện tốt 9 giải pháp chiến lược, đó là: đổi mới QLGD; hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục; phát triển nhân lực của ngành giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn lực để phát triển giáo dục; tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục; đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục ở các vùng miền và người học được ưu tiên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục Trong đó, 3 giải pháp đầu được coi là các giải pháp đột phá, đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành theo đúng quy luật đi đến mục tiêu đã định và thực hiện mục tiêu ưu tiên là nâng cao chất lượng giáo dục
Đối với GDĐH, ngày 02/11/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
Trang 382006 - 2020 chỉ rõ: Việc mở rộng quy mô phải đi đôi với nâng cao chất
lượng; thực hiện công bằng xã hội phải đi đôi với bảo đảm hiệu quả đào tạo; phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, quy trình, nội dung đến phương pháp dạy
và học, phương thức đánh giá kết quả học tập; liên thông giữa các ngành, các hình thức, các trình độ đào tạo; gắn bó chặt chẽ và tạo động lực để tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp Trong nghị quyết này, Chính phủ đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ với những giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ GDĐH về cơ cấu, hệ thống và mạng lưới cơ sở GDĐH; quy trình và nội dung, phương pháp đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng của các cơ sở đào tạo đại học; cơ chế tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu
tư của GDĐH; đổi mới QLGDĐH theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các trường đại học; nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống GDĐH trong quá trình hội nhập quốc
tế
Trong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước về GDĐH cùng với các cơ sở GDĐH đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật GDĐH trên các lĩnh vực: thành lập trường theo chủ trương xã hội hóa giáo dục; đã chú ý tới cơ cấu vùng miền và các đối tượng chính sách xã hội; mở rộng nhanh quy mô đào tạo, tăng dần mức đầu tư từ ngân sách; huy động nhiều nguồn đầu tư; bước đầu thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; mở rộng hợp tác quốc tế; đổi mới chương trình, quy trình, phương pháp đào tạo; triển khai kiểm định chất lượng giáo dục… Giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương đã có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Trong năm 2004, Bộ GD&ĐT đã thành lập Cục Khảo thí và
Trang 39Kiểm định chất lượng giáo dục Ðến năm 2012, 138 trường ÐH, CÐ thực hiện
tự đánh giá về chất lượng (chiếm 37% số trường ÐH, CÐ), trong đó 20 trường
ÐH (chiếm 5%) đã được đánh giá từ bên ngoài [165]
Hiện nay, quản lý nhà nước về các hoạt động GD&ĐT ở nước ta có hai chủ thể chính: (i) Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất có quyền ban hành Hiến pháp và pháp luật, trong đó có các luật liên quan tới GD&ĐT; (ii) Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nước có quyền quản lý các hoạt động giáo dục, đào tạo trong cả nước Bộ GD&ĐT là cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý nhà nước đối với ngành GD&ĐT Thực tế QLGD nước
ta, Bộ GD&ĐT không chỉ được Chính phủ ủy quyền soạn thảo các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành luật giáo dục để trình Chính phủ ký duyệt mà còn được quyền soạn thảo các luật cơ bản về giáo dục để trình Quốc hội xem xét
Vì vậy, Bộ GD&ĐT chính là chủ thể quản lý nhà nước đối với các hoạt động
và lĩnh vực GD&ĐT Do đó, kết quả và hiệu quả cụ thể của công tác GDĐH
ở nước ta có mối quan hệ trực tiếp và cơ bản với chức năng, nhiệm vụ và năng lực quản lý của Bộ trong từng giai đoạn cụ thể [102; tr 106]
Hai đại học Quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) trực thuộc Chính phủ quản lý Các đại học này có tính độc lập và tự chủ cao Còn Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm quản lý tất cả các trường đại học, trực tiếp quản lý một số cơ sở đào tạo đại học Bên cạnh
đó là cung cấp ngân sách và quyết định trực tiếp đến nhân sự và chức năng, nhiệm vụ của các trường này Một số Bộ khác (có mối liên hệ đặc biệt như là
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính…) thực hiện công tác quản lý GD&ĐT theo thẩm quyền Chính quyền các Tỉnh/ Thành phố quản lý các cơ sở đào tạo đại học địa phương trên địa bàn Các cơ sở GDĐH tổ chức và vận hành theo 4
mô hình sau: Đại học Quốc gia (tổ chức theo 4 cấp gồm đại học, trường đại
Trang 40gồm học viện, các khoa và các tổ bộ môn); Các Viện đại học (tổ chức theo 3 cấp gồm viện đại học, các khoa và các tổ bộ môn); Các trường Cao đẳng (tổ
chức theo 3 cấp gồm trường cao đẳng, các khoa và các tổ bộ môn)
Nhìn chung, hệ thống các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay
về mặt quản lý không có nhiều thay đổi, Bộ GD&ĐT (Nhà nước) chịu trách nhiệm chung Theo số liệu Báo cáo tổng kết 2009 của Bộ GD&ĐT, thì Bộ GD&ĐTquản lý 14,4%, các Bộ, ngành khác quản lý 30,8%, UBND các tỉnh, Thành phố là cơ quan chủ quản của 33,2% số trường, có 21,5% trường dân lập, tư thục trong tổng số các trường đại học cao đẳng
Nội dung QLGDĐH (Luật giáo dục Đại học năm 2012)
Điều 68 Nội dung quản lý nhà nước về GDĐH
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GDĐH
2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH
3 Quy định khối lượng, cấu trúc chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp; tiêu chuẩn giảng viên; tiêu chuẩn
cơ sở vật chất và thiết bị của cơ sở GDĐH; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành giáo trình, tài liệu giảng dạy; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ
4 Quản lý việc bảo đảm chất lượng GDĐH; quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH, chuẩn quốc gia đối với cơ sở GDĐH, chuẩn đối với chương trình đào ta ̣o các trình đô ̣ GDĐHvà yêu cầu tối thiểu để chương trình đào ta ̣o được thực hiê ̣n , quy trình , chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục , quản lý nhà nước về kiểm định chất lượng giáo dục đại học
5 Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GDĐH