1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011

99 868 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDSBÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN AIDS TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ Ở HÀ TĨNH,

Trang 1

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN AIDS TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ Ở HÀ TĨNH, NĂM 2011

Chủ nhiệm đề tài: TS Đường Công Lự

Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh

Cơ quan quản lý đề tài: Cục phòng, chống HIV/AIDS

Năm 2011

Trang 2

CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN AIDS TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ Ở HÀ TĨNH, NĂM 2011

Chủ nhiệm đề tài: TS Đường Công Lự

Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh Cấp quản lý: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011

Tổng kinh phí thực hiện đề tài 55 triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH 55 triệu đồng

Nguồn khác (nếu có) 0 triệu đồng

Năm 2011

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

1 Tên đề tài: Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh, năm 2011

2 Chủ nhiệm đề tài: TS Đường Công Lự

3 Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh

4 Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS

5 Thư ký đề tài: ThS Võ Ánh Quốc

6 Danh sách những người thực hiện chính:

Trang 4

Phần A - TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1 Kết quả nổi bật của đề tài.

1.1 Kiến thức, thái độ, thực hành về TTĐT ARV

Kiến thức về điều trị ARV: Có 95,9% ĐTNC biết khái niệm thuốc ARV là thuốc

kháng vi rút; 100% ĐTNC biết công thức điều trị ARV gồm ít nhất 3 loại thuốc,khoảng cách giửa các lần uống thuốc là 12 giờ và thuốc ARV phải uống 2lần/ngày; 96,9% ĐTNC biết điều trị ARV là phải uống thuốc suốt đời và có

23,7% đối tượng không biết thuốc ARV có tác dụng phụ 37,1% ĐTNC có kiến

thức đạt về điều trị ARV

Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV: 91,8% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là

phải uống đúng thuốc, trên 85% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúngliều, đúng khoảng cách và chỉ có 47,4% biết nguyên tắc uống suốt đời 58,8% BN có

kiến thức đạt về tác hại của việc không tuân thủ điều trị và 37,1% ĐTNC có kiến thức

đạt về tuân thủ điều trị ARV

Thái độ về tuân thủ điều trị ARV: 97,9% ĐTNC có thái độ tích cực với tuân thủ

điều trị ARV.

Thực hành tuân thủ điều trị ARV: 100% bệnh nhân uống thuốc 2 lần/ngày và

khoảng cách giửa các lần uống là 12 tiếng 28,9% BN có quên thuốc trong vòng 1tháng qua Các lý do quên thuốc: bận 75%; không ai nhắc nhở 46,6% 10,7% BN

xữ trí sai khi quên thuốc 35,1% BN gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị.Tác dụng phụ thường gặp nhất là nổi mẩn (47,1%) 76,5% đi tư vấn bác sỹ khi

gặp tác dụng phụ và 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuân thủ điều trị ARV.

Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV: 97,9% bệnh nhân được tập huấn, tư vấn cá

nhân trước điều trị ARV 64% bệnh nhân gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trịARV từ 3 buổi trở lên 73,2% BN được tư vấn thường xuyên trong quá trình điều trị.72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân và 100% BN tham gia tư vấn chorằng nội dung tư vấn trong quá trình điều trị là rất hữu ích và cần thiết

Mong muốn của bệnh nhân AIDS: Được đối xử bình đẳng 90,7%; an ủi, động viên

thông cảm 84,5%

1.2 Kết quả điều trị ARV sau 6 tháng

 78,4% bệnh nhân tăng cân Trung bình cân nặng của bệnh nhân tăng 3,7kg

Trang 5

 79,4% BN đã hết NTCH Tỷ lệ BN mắc NTCH sau 6 tháng điều trị giảm mộtcách có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ BN mắc NTCH trước điều trị (P<0,001).

 73,2% BN có tăng số lượng TCD4, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào

 51,5% bệnh nhân có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị (tăng cân, không có nhiễmtrùng cơ hội và số lượng tế bào TCD4 tăng)

1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị

Các yếu tố tác động tích cực đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV: Nghiên cứu

cho thấy có nhiều yếu tố tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tuân thủđiều trị ARVcủa bệnh nhân: Sống ở vùng nông thôn; thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm;thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyên được tập huấn

Các yếu tố tăng cường thái độ tuân thủ điều trị ARV: Thời gian nhiễm HIVdưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; có kiếnthức TTĐT

Các yếu tố tăng cường thực hành tuân thủ điều trị ARV:, Thời gian nhiễm

HIV dưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; códùng biện pháp nhắc nhở uống thuốc; sự hỗ trợ tích cực của người thân, kiến thứcTTĐT tốt, thái độ tích cực với TTĐT

Các yếu tố tăng cường hiệu quả điều trị ARV: sống ở vùng nông thôn; trình độ

học vấn từ PTTH trở lên; khoảng cách từ nhà tới PKNT ≤ 20kn; thời gian nhiễm HIV

≤ 3 năm; thời gian ĐTdưới 3 năm; có tập huấn trước ĐT; tập huấn trước ĐT từ 4 buổitrở lên; thường xuyên tham gia tập huấn kiến thức tốt về điều trị ARV; kiến thứcTTĐT tốt; Thái độ TTĐT tốt; thực hành TTĐT tốt

2 Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

 Cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV,góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân AIDS tại địabàn tỉnh Hà Tĩnh

 Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch

dự phòng, can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS

3 Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương NC đã được phê duyệt.

a Tiến độ

Trang 6

Tổng số tháng kéo dài 1/2 tháng

Lý do phải kéo dài: Thời tiết không thuận lợi (bạo lụt) nên không

thu thập được số liệu.

b Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

 Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra

c Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.

 Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương

d Đánh giá việc sử dụng kinh phí.

Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 55 triệu đồng Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học: 55 triệu đồng.

Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán: 43 Triệu đồng Chưa thanh quyết toán xong: 12 Triệu đồng

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)ART : Anti Retrovirus Therapy (Điều trị kháng retrovirus)

ARV : Anti Retrovirus (Thuốc kháng retrovirus)

(Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)HAART : High Active Anti Restroviral Therapy

(Liệu pháp điều trị kháng retrovirus hoạt tính cao)

TTPC HIV/AIDS : Trung tâm phòng chống HIV/AIDS

UNAIDS : United Nation Programme on HIV/AIDS

(Chương trình Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS)UNGASS : United Nation General Assembly Special Session (Phiên họp

đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc về HIV/AIDS)WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Trang 8

MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7

1.1 Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam 7

1.2 Thực trạng Chăm sóc, Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam 9

1.3 Một số nghiên cứu đã tiến hành 11

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Đối tượng nghiên cứu 15

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 15

2.3 Thiết kế nghiên cứu: 15

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 15

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18

2.7 Xác định chỉ số, biến số cần đánh giá (phụ lục 7) 18

2.8 Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 18

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 20

2.10 Hạn chế, sai số và các biện pháp khắc phục của nghiên cứu.21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 22

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành tuân về điều trị và tuân thủ điều trị ARV 26

3.3 Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV 33

3.4 Kết quả điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tại Hà Tĩnh 36

3.5 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TTĐT ARV 38

Chương 4 BÀN LUẬN 49

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49

4.2 Đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị.51

4.3 Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV: 55

4.4 Hiệu quả điều trị ARV 56

4.5 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TTĐT ARV 58

4.5 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu: 60

Chương 5 KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Phụ lục 1 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ BỆNH ÁN 67

Phụ lục 2 PHIẾU PHỎNG VẤN 69

Phụ lục 3 CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM 77

Phụ lục 4 GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI NGHIÊN CỨU 81

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC 23

Bảng 2: Tình trạng hôn nhân và khoảng cách từ nhà đến PKNT 23

Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV 24Bảng 4 : Kiến thức về điều trị ARV 25

Bảng 5:Tỷ lệ kể tên được một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc (n = 74) 26

Bảng 6: Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97) 27

Bảng 7: Thái độ về tuân thủ điều trị ARV 28

Bảng 8: Thực hành tuân thủ điều trị ARV 29

Bảng 9: Lý do quên dùng thuốc và cách xữ trí khi quên thuốc (n=28) 29

Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị 30

Bảng 11: Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV 32

Bảng 12: Nội dung tập huấn (n = 95) 33

Bảng 13: Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV 33Bảng 14: Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà 34

Bảng 15: Đánh giá chung về sự hỗ trợ của người thân 34

Bảng 16: Nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân AIDS 35

Bảng 17: Cân nặng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị bằng ARV 35

Bảng 18: So sánh tỷ lệ NTCH trước ĐT và sau ĐT 6 tháng 36

Bảng 19: Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị 36

Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng 36

Bảng 21: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về điều trị ARV 37

Bảng 22: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV 39

Bảng 23 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội 41

Bảng 24 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố khác 42

Bảng 25 : Mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với một số yếu tố xã hội 43

Bảng 26 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với một số yếu tố từ PKNT 44

Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành 45

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Giới tính và vùng miền của ĐTNC 22

Biểu đồ 2: Nguyên nhân lây nhiễm HIV của ĐTNC 24

Biểu đồ 3: Kiến thức chung về điều trị ARV phân bố theo giới tính 27Biểu đồ 4: Cách xữ trí khi gặp tác dụng phụ 31

Biểu đồ 5: Thực hành tuân thủ điều trị ARV theo nhóm tuổi 31

Biểu đồ 6: Kiến thức, thái độ, thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV 32

Trang 11

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Theo UNAIDS, tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu ngườinhiễm HIV/AIDS, xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus(ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003 [29] Điều trịbằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những phương pháp hiệu quả nhấtgiúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và mang ý nghĩanhân văn sâu sắc Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, việc tuân thủđiều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV Hà Tĩnh, tính đến31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 341 ngườichuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS 12/12 huyện/thị và 147/262xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS Từ năm 2004, Hà Tĩnh đã triểnkhai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV Đếnnay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâmphòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn,tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuânthủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng

và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị

Nghiên cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên

quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” với

mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị ARV; (2) Xácđịnh một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV; (3) Đánh giá kết quả sau 6tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng Đối tượng nghiêncứu là tất cả bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV được 6 tháng trở lên tại 2 phòngkhám ngoại trú ở Hà Tĩnh Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang và hồi cứubệnh án Kết quả nghiên cứu cho thấy có 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về điều trịARV; 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ARV; 97,9% ĐTNC cóthái độ tích cực với tuân thủ điều trị ARV; 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuânthủ điều trị ARV; 72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân; Kết quả

Trang 12

sau 6 tháng điều trị có: 78,4% bệnh nhân tăng cân Trung bình cân nặng của bệnhnhân tăng 3,7kg; 79,4% bệnh nhân đã hết nhiễm trùng cơ hội; 73,2% bênh nhân cótăng số lượng TCD4, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào; 51,5% bệnh nhân

có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị Các yếu tố tác động tích cực đế kiến thức, thái

đô, thực hành tuân thủ điều trị và kết quả điều trị là: Sống ở vùng nông thôn; thờigian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyênđược tập huấn; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; sự hỗ trợ tích cực của người thân…

NC cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhăm tăng cường việc tuân thủ điều trịARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDStại Hà Tĩnh

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là thách thức của nhân loại, theo báo cáo củaUNAIDS tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu người nhiễmHIV/AIDS Chỉ tính riêng năm 2008 đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới và 2triệu người tử vong vì AIDS Xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc khángretrovirus (ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003[29]

Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2010, cả nước có 176.436 người nhiễmHIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 41.239 bệnh nhân AIDS còn sống và

đã có 47.466 người chết do AIDS Công tác điều trị bệnh nhân AIDS tiếp tục được

mở rộng, tính đến tháng 6/2010, toàn quốc có 315 cơ sở điều trị ARV, trong đó 287phòng khám ngoại trú người lớn, gồm 3 cơ sở thuộc tuyến Trung ương, 129 cơ sởtuyến tỉnh, 155 cơ sở tuyến huyện Đối với cơ sở điều trị nhi, có 117 cơ sở điều trị,trong đó 02 cơ sở thuộc Trung ương, 69 cơ sở tuyến tỉnh, 43 cơ sở tuyến huyện,phần lớn các cơ sở điều trị nhi được lồng ghép với các cơ sở điều trị HIV/AIDSngười lớn Tính đến tháng 4/2010 cả nước đã điều trị cho 42.081 bệnh nhân AIDS,tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2009, mặt khác số trẻ em được điều trị ARV tăngđáng kể, tính đến tháng 4/2010 có 2.236 trẻ em đang được điều trị ARV, tăng42,1% so với cùng kỳ năm 2009 [6]

Hà Tĩnh, tính đến 31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS,trong đó có 341 người chuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS 12/12huyện/thị và 147/262 xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS [15]

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số người nhiễm HIV và số người chuyểnsang giai đoạn AIDS, công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngàycàng trở nên cấp thiết Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy chăm sóc, hỗ trợ vàđiều trị là biện pháp tốt nhất để chống kỳ thị, phân biệt đối xử, dự phòng lây nhiễmHIV và kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS Trong những năm gần đây,phương pháp điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những

Trang 14

phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéodài tuổi thọ, từ đó họ sẽ có niềm tin vào cuộc sống và có ý thức phòng tránh lâynhiễm HIV cho cộng đồng Điều trị ARV đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối và là yếu tốđóng vai trò quyết định thành công của điều trị, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnhhưởng tới sự tuân thủ điều trị Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, dovậy việc điều trị ARV đặt ra một thách thức lớn, đó là tuân thủ điều trị (TTĐT)

Tuân thủ điều trị được định nghĩa một cách ngắn gọn là uống đủ liều thuốcđược chỉ định và uống đúng giờ [1] Tuân thủ điều trị tốt giúp duy trì nồng độ thuốcARV trong máu người có HIV để kìm hãm sự nhân lên của virus, đủ thời gian chophép hệ miễn dịch được phục hồi và từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội(NTCH), cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn Nếu không tuân thủ (nghĩa là thuốckhông được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trongmáu thấp, làm xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc và thất bại điều trị sớmmuộn cũng sẽ xảy ra Nghiên cứu (NC) của Paterson tại Mỹ cũng cho thấy có mốiliên quan thuận giữa việc tuân thủ điều trị và việc hạn chế sự nhân lên của virusHIV (p<0,001) [25] NC thuần tập của Mannheimer và cộng sự trên 1.095 BN vớicác mức độ tuân thủ là 100%, 80-99% và 0-79% có số TCD4 tăng lần lượt là 179,

159 và 53 TB/mm3 sau 12 tháng điều trị so với lúc trước khi điều trị (p<0,0001)[23] Do đó, tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV

Từ tháng 06/2004, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ

và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV, bắt đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đếnnay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâmphòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn,tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người, trong đó 2 bệnh nhân là trẻ em <15 tuổi và

sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới [15] Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệthống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạngkhông tuân thủ điều trị

Trang 15

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị có ý nghĩaquan trọng để tìm ra các biện pháp thích hợp cải thiện tình trạng không tuân thủ.Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị như yếu tố cá nhân,phản ứng thuốc, hệ thống chăm sóc đã được biết đến qua các nghiên cứu củaGolin, Paterson và cộng sự [22], [25] Tuy nhiên Hà Tĩnh là tỉnh có địa bàn khárộng, điều trị ARV chỉ tập trung tại 2 phòng khám ngoại trú, điều này đã gây không

ít khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại và tiếp cận cơ sở điều trị; tại tỉnh hiệnvẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV củabệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫnđến tình trạng không tuân thủ điều trị Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu: “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của

bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” nhằm đánh

giá kết quả việc tuân thủ điều trị và đưa ra các giải pháp tăng cường việc tuân thủđiều trị ARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễmHIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Trang 16

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị và tuân thủ điều trị ARV củabệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnhnăm 2011

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhânAIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011

3 Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòngkhám ngoại trú ở Hà Tĩnh sau 6 tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâmsàng và cận lâm sàng

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Tình hình HIV/AIDS trên thế giới

Theo công bố của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS(UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2008, trên toàn thếgiới có khoảng 33,4 triệu (31,1 -35,8) người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống; trong

đó 31,3 triệu người lớn, 15,7 triệu người là phụ nữ, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 2,1triệu người; trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới (2.000trẻ em và 12.000 người lớn), trong đó 95% trường hợp ở các nước đang phát triển

và đến nay có trên 14 triệu trẻ em bị mồ côi do HIV/AIDS Chỉ tính riêng năm 2008

đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới, trong đó có 430.000 trẻ em và 2 triệungười tử vong vì AIDS HIV/AIDS xuất hiện ở khắp các khu vực, số người nhiễmmới được phát hiện đang tăng lên tại các khu vực: Tây Âu, Trung Á và các nơi khác

ở châu Á, khu vực châu Phi vùng cận Sahara chiếm tới 71% tổng số người nhiễmmới trong năm 2008 Đặc biệt hình thái lây nhiễm qua quan hệ đồng tính ở nam giớingày càng tăng lên tại các nước phát triển [29]

Nhìn chung xu hướng dịch thay đổi theo thời gian Tại Đông Âu và Trung Á,trước đây cơ bản là lây nhiễm qua tiêm chích ma túy và hiện nay lây nhiễm quaquan hệ tình dục ngày càng gia tăng, nhiều nơi khác ở châu Á lây nhiễm qua đườngtình dục vẫn tiếp tục tăng [29]

1.1.2 Tình hình HIV/AIDS tại Châu Á

Tính đến hết tháng 12 năm 2008, châu Á hiện có 4,7 triệu (3,8 - 5,5) ngườihiện nhiễm HIV Riêng trong năm 2008 có 350.000 người nhiễm mới, trong đó21.000 là trẻ em, 330.000 người tử vong do AIDS Châu Á đứng thứ 2 chỉ sau khuvực Cận Sahara Châu Phi về số người nhiễm HIV/AIDS, trong đó Ấn Độ chiếmmột nửa số người nhiễm tại Châu Á.[29]

Với những đáp ứng còn thấp, châu Á hiện nay không thể tránh khỏi tác độngxấu của dịch HIV/AIDS, nếu không có những đáp ứng mạnh mẽ, dự đoán đến năm

2010 dịch HIV/AIDS sẽ kéo theo 6 triệu hộ nghèo đói tại châu Á

Trang 18

Dịch HIV/AIDS tại châu Á vẫn đang trong giai đoạn tập trung, chủ yếu trongnhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, khách hàng của họ và nhóm đồng tínhnam Tuy nhiên dịch tại nhiều nơi châu Á đang có xu hướng lan ra nhóm nguy cơthấp qua quan hệ khác giới Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV đã tăng từ 19% năm 2000 lên35% năm 2008 Bởi vậy, đáp ứng về phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn tớicần quan tâm đến nhóm nguy cơ thấp có nhiều khả năng lây nhiễm qua bạn tình của

họ có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không antoàn [29]

1.1.3 Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam

Tính đến nay cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báocáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết doAIDS Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễmHIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toànquốc Kế đến là Hà Nội với 15.528 người nhiễm HIV hiện còn sống, Hải Phòng6.540 người, Sơn La 5.183 người, Thái Nguyên 5.122 người, Nghệ An 3.711 người,

An Giang 3.667 người và Bà Rịa – Vũng Tàu 3.427 người

Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV Trong 9 tháng đầu năm 2009 toànquốc ghi nhận thêm 02 huyện mới phát hiện có người nhiễm HIV tại hai tỉnh: Nghệ

An (01 huyện) và Lai Châu (01 huyện) 82 xã, phường báo cáo mới ghi nhận cóngười nhiễm HIV, trong đó khu vực Miền núi phía Bắc: 19 xã, tiếp theo là khu vựcBắc Trung Bộ: 17 xã và cuối cùng là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: 16 xã So vớicùng kỳ năm 2008, số lượng huyện và xã báo cáo phát hiện nhiễm HIV giảm: sốhuyện giảm 01 huyện, số xã giảm 265 xã/phường (năm 2008 tăng 337 xã/phường)

Lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếmhơn 50%, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tăng từ 30% năm 2008 lên đến41% trong năm 2009 Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đườngmáu (do tiêm chích ma túy không an toàn), tuy nhiên hình thái có sự khác biệt giữacác vùng miền Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ yếu do tiêm chích ma túy

Trang 19

nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam bộ chủ yếu các trường hợpnhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục Tại Trà Vinh số nhiễm HIV quaquan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%,Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng Trị 62,0%, An Giang 55,8%, ThừaThiên Huế 50,8%.

Phân bố theo giới: đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là namgiới, toàn quốc chiếm 79% Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ đã có sự thay đổi qua cácnăm gần đây với tỷ lệ nữ giới bắt đầu tăng từ 15% năm 2005 lên tới 23% năm 2009,tuy nhiên, dự báo trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướngtăng lên Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơcao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề như laođộng tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân viênhành chính, phạm nhân và trẻ em Điều này cũng phù hợp về hình thái lây truyền,khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề của đốitượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn [6]

Cũng theo ước tính đến năm 2012, số người nhiễm HIV sẽ tăng khoảng60.000 trường hợp đưa tổng số người nhiễm HIV vào năm 2012 sẽ vào khoảng280.000 người (ước tính cao là 360.106 người, ước tính thấp là 200.119 người)(chiếm 0,31% dân số).Việc số người hiện nhiễm HIV tăng lên phản ánh tác độngcủa chương trình điều trị trong việc kéo dài thời gian sống của người nhiễm HIV,cùng với các trường hợp nhiễm HIV mới tiếp tục xuất hiện Số người nhiễm HIVtăng, tiếp tục xuất hiện các trường hợp nhiễm mới trong nhóm quần thể có nguy cơcao và các bạn tình của họ, đòi hỏi việc duy trì, củng cố và tiếp tục mở rộng cácchương trình chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm quần thể

Trang 20

Một trong những yếu tố để bảo đảm sự thành công của phương pháp HAART

là việc cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị Chính vì vậy, Braxin và Thái Lan

đã xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trịHIV/AIDS

Tại Braxin: Pháp luật Braxin quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễnphí Chính phủ đã dành 300-330 triệu USD/năm cho chương trình HIV/AIDS, trong

đó 250 - 270 triệu USD được dùng để mua thuốc kháng HIV Để giảm chi phí điềutrị, Braxin đã tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trongnước chiếm khoảng 40% tổng số thuốc cần cho chương trình điều trị Bên cạnh đó,Chính phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việccung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin vớimức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ điều trịcho bệnh nhân AIDS Đồng thời để giảm tải cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS,Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại nhà cho bệnhnhân AIDS Nhờ các biện pháp trên, kể từ 1997 đến 2001, Braxin đã giảm được358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD; giảm nhiễmtrùng cơ hội (NTCH) từ 60% đến 80%; giảm tỷ lệ người chết do AIDS xuống còn50%

Tại Thái Lan: Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của bệnh nhân AIDS tại Thái

Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Chính phủ đã đàm phán với các công

ty thuốc đa quốc gia để giảm giá thuốc kháng HIV; cho phép sản xuất thuốc khángHIV dưới dạng tên gốc Nhờ vậy, chi phí điều trị bệnh nhân AIDS chỉ khoảng 365USD/bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc Kể từ khi áp dụng công thứcđiều trị phối hợp 3 thuốc kháng HIV kèm theo điều trị NTCH bằng thuốc sản xuấttrong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan dùng cho chương trình phòng chốngHIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi phí

Đến nay, một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồmCam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua Niu Ghinê) đã xây dựng chương trình chăm sóc,

hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với

Trang 21

sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cựccủa các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội

1.2.2 Tại Việt Nam

Hệ thống điều trị bệnh nhân AIDS đã thiết lập được 288 điểm điều trị bằngthuốc đặc hiệu kháng vi rút (ARV): 14 điểm tại tuyến Trung ương, 125 điểm tuyếntỉnh, thành phố và 149 điểm tại tuyến quận Tính đến 30/9/2009, toàn quốc đã tiếnhành điều trị thuốc ARV cho 35.126 bệnh nhân, trong đó có 33.116 bệnh nhânAIDS người lớn, 1.879 trẻ em Hiện nay một số tỉnh, thành số bệnh nhân được tiếpcận điều trị còn thấp dưới 20 bệnh nhân như: Phú Yên, Lâm Đồng, Kom Tum, HậuGiang, Đắc Nông Nhưng một số tỉnh, thành phố công tác này làm tương đối tốtnhư TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Nguyên [6]

1.3 Một số nghiên cứu đã tiến hành

1.3.1 Trên thế giới

Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về liên quangiữa tuân thủ điều trị với hiệu quả điều trị ARV, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến TTĐT, các rào cản TTĐT … và cũng đã đề xuất các biện pháp giúp tăng cườngTTĐT

Tsertsvadze T và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu bệnh Truyền nhiễm, AIDS vàmiễn dịch lâm sàng tại Geogia đã tiến hành nghiên cứu trên 594 BN cho kết quả:55/594 trường hợp thất bại điều trị với 47 trường hợp thất bại về virus học, 7 trườnghợp thất bại về miễn dịch và 1 trường hợp thất bại về lâm sàng, trong những trườnghợp thất bại về virus học thì có 72% do kháng thuốc tự nhiên và 28% do không tuânthủ [28]

Nghiên cứu về các rào cản tuân thủ, các tác giả Kalichman SC, Amaral CM,White D và cộng sự đã nghiên cứu về sự liên quan giữa tuân thủ điều trị và việc sửdụng rượu bia trên 145 BN được điều trị ARV cho kết quả: 40% có sử dụng rượubia trong quá trình điều trị, trong đó 25% đã ngừng sử dụng thuốc kháng virus ARVkhi họ sử dụng rượu bia Sử dụng rượu bia là một rào cản đối với tuân thủ điều trị vìmặc dù người bệnh biết việc sử dụng rượu bia với ARV có thể dẫn tới bị ngộc độc,nhưng họ không thể cai được rượu bia nên ngừng thuốc khi dùng rượu bia Qua đó,

Trang 22

các tác giả cũng khuyến cáo rằng, thầy thuốc cần phải giáo dục cho BN hiểu rằng,

họ cần phải tiếp tục uống thuốc ARV ngay cả khi họ vẫn đang sử dụng rượu.[27]Một nghiên cứu tại Ấn Độ do Cauldbeck MB và cộng sự về các yếu tố ảnhhưởng tới TTĐT như: khoảng cách từ nhà BN đến phòng khám phát thuốc, sốngười sống chung với BN trong cùng một gia đình, tuổi của BN, đã hoặc chưa đượcđiều trị NTCH, giới, trình độ học vấn, phác đồ điều trị, tác dụng phụ của thuốc, thunhập, … và đi tới kết luận rằng: các yếu tố làm tăng tuân thủ bao gồm: sống tronggia đình có nhiều người, bệnh nhân cao tuổi, nữ, đã được điều trị NTCH từ trước,phác đồ điều trị đơn giản, không có tác dụng phụ của thuốc; các yếu tố như: họcvấn, thu nhập, khoảng cách tới phòng khám … không ảnh hưởng tới việc TTĐT.[26]

Trong một nghiên cứu về liên quan giữa sự kỳ thị và tuân thủ điều trị ARV trên

1457 BN tại 5 nước châu Phi, Dlamini PS và cộng sự đã đi đến kết luận rằng: ngườibệnh bị kỳ thị càng nhiều thì sự tuân thủ điều trị càng kém, vì vậy việc giảm kỳ thịvới người nhiễm HIV là một biện pháp giúp làm tăng TTĐT với các thuốc ARV.[21]

Mellins CA, Havens JF, McDonnell C và cộng sự nghiên cứu trên 1138 ngườinhiễm HIV/AIDS có rối loạn tâm thần và rối loạn do thuốc gây nghiện cho kết quả45% BN không sử dụng ARV trong vòng 3 ngày tính đến thời điểm trả lời phỏngvấn Sử dụng rượu và các chất gây nghiện là bệnh nhân suy sụp tinh thần, ít chú ýđến các buổi hẹn của nhân viên y tế, không tuân thủ cả việc uống thuốc điều trị tâmthần và giảm khả năng tự báo cáo về tình trạng tâm thần của mình Kết quả nghiêncứu đưa ra khuyến nghị rằng vấn đề bệnh lý tâm thần và sử dụng chất gây nghiệncần phải được chứ ý giải quyết để làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân vớithuốc ARV [24]

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trong các bệnhnhân HIV/ADS ở vùng nông thôn Trung Quốc tại vùng Shenqiu tỉnh Hồ Nam vàFuyang tỉnh An Huy cho thấy có 89,5% bệnh nhân báo cáo xuất hiện tác dụng phụ,66,3% bệnh nhân khẳng định “không tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus có thể

Trang 23

dẫn tới thất bại điều trị Có 81,8% bệnh nhân báo cáo uống ≥ 95% số thuốc đượcphát trong 3 ngày qua; 49,7% cho rằng họ chưa bỏ quên một liều thuốc trong toàn

bộ thời gian họ tham gia điều trị Việc tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus cómối liên quan có ý nghĩa thống kê với: kiến thức hiểu biết đúng về các phản ứngphụ; về việc không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến thất bại điều trị; đã xây dựng cáccông cụ nhắc nhở uống thuốc để giúp việc nhớ uống thuốc không quên và lòng tincủa bệnh nhân đối với bác sỹ điều trị [19]

1.3.2 Tại Việt Nam

Trong báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc ARV và thu thập chỉ số cảnh báo sớmHIV kháng thuốc năm 2007 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân người lớn còn sống và tiếptục điều trị tại thời điểm 6 tháng 12 tháng kể từ lúc bắt đầu là 85,2% và 81% Đốivới trẻ em, tỷ lệ còn sống và tiếp tục điều trị là 96% sau 6 tháng và 93,1% sau 12tháng Tỷ lệ BN người lớn duy trì phác đồ điều trị bậc 1 là 85,6% sau 6 tháng và81,3% sau 12 tháng Chỉ có 0,1% BN chuyển sang phác đồ bậc 2 sau 6 tháng và kếtquả này sau 12 tháng là 0.5%.14,3% bệnh nhân bỏ trị, tử vong và chuyển đi sau 6tháng và 18,2% bệnh nhân bỏ trị, tử vong và chuyển đi sau 12 tháng Đối với trẻ

em, sau 6 tháng có 94% và sau 12 tháng có 87.9% trẻ em vẫn duy trì điều trị phác

đồ bậc 1 Tỷ lệ bệnh nhi chuyển sang phác đồ bậc 2 là 3% sau 6 tháng và 5.5% sau

12 tháng Tỷ lệ bệnh nhi bỏ trị, tử vong và chuyển đi rất thấp, 3% sau 6 tháng và6.6% sau 12 tháng [8]

Nghiên cứu của Cục phòng chống HIV/AIDS thực hiện năm 2009 về tuân thủ vàhiệu quả tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng retrovirus cho thấy: tỷ lệ tuân thủ củabệnh nhân đạt 96,7% tương ứng với thành công của điều trị về mặt lâm sàng vàmiễn dịch là 95,8% 15,6% bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ: phát ban, ngộ độcgan, thiếu máu, ác mộng-chóng mặt … trong số đó có 80,7% phải thay đổi phác đồ.Các lý do chính bệnh nhân quên uống thuốc: bận (20,6%), đi xa nhà (19,4%), quên(17,0%), ngủ quên (11,1%);do sử dụng ma túy và uống rượu bia có tỷ lệ là 4,3% và6,2% [14]

Kết quả nghiên cứu trên 163 BN tại 8 quận Hà Nội năm 2007 cho thấy: tỷ lệ tậphuấn, tư vấn trước điều trị: 98,2% Phần lớn BN nắm được các nguyên tắc phối hợp

Trang 24

thuốc và tác dụng phụ của thuốc hầu hết BN biết nguyên tắc uống tuốc đúng giờ.Tác hại do không tuân thủ ddt: “gây chủng kháng thuốc: 62.6%, “Không ức chế sựtăng sinh virus”: 57,1%, Gần 98% BN biết cần phải uống thuốc 2 lần/ngày vàkhoảng cách giữa 2 lần uống là 12 tiếng Trong vòng 6 tháng , tỷ lệ quên hoặc uốngmuộn: 58,3%, 3 tháng : 54%, 1 tháng là 46% Nguyên nhân: bận 85,6%, khoảng95% dùng biện pháp thích hợp để nhắc uống thuốc NC tìm ra một số mối liên quanvới TTĐT: Trình độ học vấn, tham gia tập huấn đầy đủ, kiến thức về điều trị vàtuân thủ điều trị ARV, tam nghỉ thuốc do tác dụng phụ, phối hợp với CBYT [12]

Nghiên cứu tại quận Tây Hồ cho thấy đa số BN nhiễm HIV qua con đườngTCMT (66,1%) ĐTNC đạt hiệu quả điều trị sau 6 tháng; 89,3% có kiến thức vềđiều trị ARV đạt; 83% có kiến thức về tuân thủ điều trị đạt 79,5% ĐTNC thực hànhtuân thủ điều trị đạt Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa hiệu quả điều trịARV với đường lây nhiễm HIV, với người hỗ trợ điều trị, với kiến thức, thực hành

về điều trị và tuân thủ điều trị ARV [16]

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan:

Bệnh nhân AIDS hiện đang điều trị ARV được 6 tháng trở lên tại 2 phòng khámngoại trú ở Hà Tĩnh

Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Đang được điều trị bằng thuốc ARV tại 2 phòng OPC ở Hà Tĩnh.

Trang 25

+ Hiện đang sinh sống tại Hà Tĩnh

+ Đủ sức khoẻ để trả lời các câu hỏi phỏng vấn

+ Có đủ năng lực hành vi (người từ 15 tuổi trở lên)

+ Tự nguyện tham gia nghiên cứu

Đánh giá kết quả điều trị:

Tất cả bệnh án của bệnh nhân AIDS hiện đang điều trị ARV được 6 tháng trở lêntại 2 phòng OPC ở Hà Tĩnh (bắt đầu điều trị trước ngày 28/02/2011) đã đồng ý tham giavào nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 8/8/2011 đến 15/12/2011

- Địa điểm nghiên cứu: tại 02 phòng OPC ở Hà Tĩnh:

+ 01 phòng OPC ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh (PhườngThạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh)

+ 01 phòng OPC ở Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn (Thị trấnPhố Châu – Hương Sơn – Hà Tĩnh)

2.3 Thiết kế nghiên cứu:

Mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng kết quả lâm sàng và cận lâm sàng từbệnh án của bệnh nhân AIDS để so sánh trước và sau 6 tháng điều trị (dựa theo bộ

chỉ số đánh giá Chương trình Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS [2])

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1 Cỡ mẫu:

- Toàn bộ bệnh nhân AIDS (dự kiến 100 người) được bắt đầu điều trị ARVtrước ngày 28/02/2011 tại Phòng OPC ở TTPC HIV/AIDS Hà Tĩnh vàPhòng OPC huyện Hương Sơn Hà Tĩnh đáp ứng được các tiêu chuẩn lựachọn đối tượng nghiên cứu

- Toàn bộ hồ sơ bệnh án (dự kiến 100 BA) của bệnh nhân AIDS được bắt đầuđiều trị ARV trước ngày 28/02/2011 tại 2 Phòng OPC ở Hà Tĩnh đã đồng ýtham gia vào nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu

Trang 26

- Dựa vào hồ sơ bệnh án, lập danh sách các bệnh nhân AIDS được bắt đầuđiều trị ARV trước ngày 28/02/2011 tại Phòng OPC ở TTPC HIV/AIDS HàTĩnh và Phòng OPC huyện Hương Sơn Hà Tĩnh.

- Thu thập hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân AIDS được bắt đầu điều trị ARVtrước ngày 28/02/2011 tại 2 Phòng OPC ở Hà Tĩnh đã đồng ý tham gia nghiêncứu

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Công cụ thu thập số liệu

 Bộ phiếu phỏng vấn có cấu trúc dành cho bệnh nhân AIDS đang điều trị tại 2

PKNT ở Hà Tĩnh gồm có 4 phần (Phụ lục 2):

- A Thông tin chung: (tuổi, giới, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân )

- B Kiến thức về ARV : (khái niệm về ARV, cách dùng thuốc, tác dụng phụcủa thuốc, cách xử trí )

- C Thực hành tuân thủ điều trị ARV ( cách uống thuốc, số lần quên thuốc, xửtrí khi quên thuốc )

- D Thông tin về hoạt động tư vấn

Phiếu thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án gồm có các phần sau (Phụ lục 1):

- Thông tin chung (tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian phát hiện HIV)

- Tiền sử: Tình trạng nhiễm HIV (đường nhiễm)

- Các thông tin về lâm sàng: Cân nặng, Nhiễm trùng cơ hội

- Thông tin về cận lâm sàng: TCD4

2.5.2 Qui trình thu thập số liệu:

2.5.2.1 Chuẩn bị thu thập số liệu:

- Hoàn chỉnh bộ công cụ thu thập số liệu: Bộ công cụ sẽ được thử nghiệm trên 10bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV, sau đó được chỉnh sửa trước khi tiến hànhthu thập số liệu trên đối tượng nghiên cứu

- Tuyển chọn điều tra viên (ĐTV): 04 điều tra viên là cán bộ y tế của Trung tâm Y

tế dự phòng Hương Sơn và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh có kinhnghiệm điều tra đánh giá

Trang 27

- Tập huấn cho ĐTV: Các ĐTV được tập huấn kỹ về nội dung, quy trình và các

kỷ năng phỏng vấn

- Giám sát viên (GSV) là nghiên cứu viên và cán bộ của Trung tâm phòng, chốngHIV/AIDS Hà Tĩnh được tập huấn kỹ về nội dung, quy trình và các kỷ năngphỏng vấn Để đảm bảo tính chính xác của số liệu, GSV cần thu thập đồng thời

hỗ trợ cho ĐTV trong quá trình thu thập số liệu

- Lập danh sách những đối tượng nghiên cứu, tiếp cận đối tượng nghiên cứuthông qua bác sỹ điều trị tại PKNT

2.5.2.2 Tiến hành thu thập số liệu:

Với số liệu sơ cấp:

- ĐTV tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên danh sách đã chuẩn bị sẵn vào ngàylĩnh thuốc và tái khám hàng tháng của bệnh nhân tại các PKNT ĐTV chào hỏi,giới thiệu mục đích cuộc điều tra và xin sự đồng ý tham gia nghiên cứu của đốitượng Chỉ tiến hành phỏng vấn khi có được sự đồng ý của đối tượng tham gianghiên cứu

- Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị và tuân thủ điều trị ARV củabệnh nhân (BN) dựa trên bộ câu hỏi có sẵn

Với số liệu hồi cứu:

- Thu thập từ hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân AIDS được bắt đầu điều trị ARVtrước ngày 28/02/2011 tại 2 Phòng OPC ở Hà Tĩnh đã đồng ý tham gia nghiêncứu

Để đảm bảo thông tin thu được đầy đủ, vào cuối mỗi buổi GSV rà soát lại các phiếu điều tra Những phiếu nào còn thiếu thông tin thì đề nghị ĐTV kiểm tra lại và điền đầy đủ thông tin vào phiếu.

2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 Sau khi nhập kiểm tra ngẫunhiên 10 - 15% số phiếu được nhập để đảm bảo nhập liệu chính xác

- Kiểm tra các giá trị mất (missing), các giá trị bất thường và lỗi do mã hoá

Trang 28

- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Các kỹ thuật thống kê được sửdụng là:

2.8.1.1 Người nhiễm HIV: là người có mẫu huyết thanh dương tính với HIV khi

mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý

và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau (phương cách III) [1], [3]

2.8.1.2 AIDS: Là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do vi rút HIV

gây ra

2.8.1.3 Thuốc ARV: Là thuốc điều trị kháng retrovirus Hiện nay thuốc được điều

trị phối hợp ít nhất từ 3 loại trở lên Gọi là thuốc kháng retrovirus vì HIV là mộtretrovirus

2.8.1.4 Tuân thủ điều trị ARV: Tuân thủ điều trị ARV là uống đủ liều thuốc được

chỉ định và uống đúng giờ Tuân thủ điều trị ARV là yếu tố cực kỳ quan trọng đểđảm bảo sự thành công của điều trị, tránh sự xuất hiện kháng thuốc [4]

2.8.1.5 Theo dõi sự tuân thủ điều trị: Đánh giá lại về sự tuân thủ điều trị trong tất

cả các lần tái khám [1]

- Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh nhân,

sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có) và đánh giá về diễn biến lâm sàng và xét nghiệm

- Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi quên uống thuốc

2.8.1.6 Nhiễm trùng cơ hội (NTCH): các nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân gây

bệnh tật và tử vong chính ở người nhiễm HIV/AIDS Tần suất mắc và lâm sàng của

Trang 29

các NTCH phụ thuộc vào mức độ suy giảm miễn dịch, các hành vi nguy cơ và cácyếu tố khác [4].

2.8.2 Tiêu chuẩn đánh giá (Phụ lục 3):

* Kiến thức chung về điều trị ARV:

Tổng điểm các câu 16, 17, 18, 19, 20, 21và 22 tối đa = 15 điểm; tối thiểu = 0điểm

- Đạt: Tổng điểm kiến thức về điều trị ARV ≥ 9 điểm và bắt buộc trả lời đúngcác ý (*)

- Không đạt: Tổng điểm kiến thức về điều trị ARV < 9 điểm

* Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV:

Tổng điểm các câu 23, 24 và 25 tối đa = 14 điểm; tối thiểu = 0 điểm

- Đạt: Tổng điểm kiến thức về TTDT ARV ≥ 8 điểm và bắt buộc trả lời đúngtất cả các ý câu 23

- Không đạt: Tổng điểm kiến thức về TTDT ARV < 8 điểm

* Thái độ chung về tuân thủ điều trị ARV:

Tổng điểm các câu 26, 27, 28, 29, 30, 31 và 32 tối đa = 7 điểm; tối thiểu = 0điểm

- Tích cực: Tổng điểm thái độ = 7 điểm (bắt buộc trả lời đúng tất cả các câu)

- Không tích cực: Tổng điểm thái độ < 7 điểm

* Đánh giá tuân thủ điều trị: [5]

- Tuân thủ điều trị trong 1 tháng:

+ Tuân thủ : Quên thuốc ≤ 3 lần/ tháng

+ Chưa tuân thủ : Quên thuốc >3 lần/ tháng

- Điểm thực hành TTDT đạt: Tổng điểm các câu 34, 35, 36, 37, 38, 40 và 41.tối đa = 7 điểm; tối thiểu = 0 điểm

Trang 30

+ Tích cực: tổng điểm C54 ≥ 3 điểm.

+ Không tích cực: tổng điểm C54 < 3 điểm

*Đánh giá kết quả điều trị: Trong nghiên cứu này kết quả sự tuân thủ điều trị được

đánh giá bằng kết quả điều trị sau 6 tháng thông qua các chỉ số:

- Lâm sàng : Cân nặng của bệnh nhân trước và sau điều trị, NTCH

- Cận lâm sàng : số lượng tế bào TCD4

+ Điều trị có kết quả đạt: Bệnh nhân tăng cân, không có nhiễm trùng cơ hội và

số lượng tế bào TCD4 tăng

+ Điều trị không có kết quả không đạt: Khi bệnh nhân không đồng thời đạtđược cả 3 yêu cầu về các chỉ số lâm sàng (cân nặng không tăng, có nhiễmtrùng cơ hội) và cận lâm sàng (số lượng tế bào TCD4 không tăng)

2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được thông báo về mục đích của nghiên cứu và tựquyết định đồng ý hay không đồng ý tham gia nghiên cứu Chỉ tiến hànhnghiên cứu khi nghiên cứu khi có sự chấp nhận tham gia của đối tượngnghiên cứu

- Đảm bảo giữ bí mật hoàn toàn các thông tin thu được Các số liệu chỉ phục

vụ cho mục đích nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức – Cục phòng, chốngHIV/AIDS – Bộ Y tế thông qua trước khi tiến hành triển khai trên thực địa

- Nội dung nghiên cứu phù hợp được sự ủng hộ của các bên liên quan

- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi tới các cơ quan chức năng địa phươnglàm cơ sở để lập kế hoạch can thiệp cho các hoạt động nâng cao chất lượngđiều trị ARV cho bệnh nhân AIDS

2.10 Hạn chế, sai số và các biện pháp khắc phục của nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu khá nhậy cảm nên có thể đốitượng sẽ từ chối tham gia nghiên cứu Vì vậy nghiên cứu viên sẽ tiếp cận đốitượng thông qua các bác sỹ điều trị - là những người thường xuyên tiếp xúc,

hỗ trợ đối tượng nghiên cứu

Trang 31

- Một số thông tin về điều trị ARV đòi hỏi bệnh nhân phải nhớ lại nên có thểgặp sai số nhớ lại Vì vậy để hạn chế sai số này, phiếu phỏng vấn có câu hỏiloại trừ và tập huấn kỹ cho ĐTV về kỹ năng gợi ý, làm rõ và hỗ trợ đối tượngnghiên cứu có thể nhớ lại chính xác nhất.

- Thu thập số liệu thông qua phiếu phỏng vấn có cấu trúc nên có thể gặp sai số

do kỹ năng phỏng vấn của ĐTV Khắc phục bằng cách tuyển chọn, tập huấncẩn thận cho ĐTV trước khi tiến hành thu thập số liệu Trong quá trình thuthập số liệu, có sự giám sát và hỗ trợ thường xuyên của nghiên cứu viên

Trang 32

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về giới tính và vùng miền.

12

33

40 57

Biểu đồ 1: Giới tính và vùng miền của ĐTNC

Đối tương nghiên cứu gồm 97 người, trong đó có 57 đối tượng là nam giới,chiếm 58,8%; nữ giới là 40 người, chiếm 41,2%; Vùng miền trong nghiên cứu nayđược chia thành 2 nhóm là thành thị và nông thôn Khu vực thành thị bao gồmthành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và các thị trấn của các huyện, số còn lại là khuvực nông thôn Thành thị có 36 người, chiếm 37,1% và có 61 người thuộc khu vựcnông thôn chiếm 62,9% đối tương nghiên cứu

3.1.2 Đặc điểm về tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập.

Bảng 1 cho thấy: Nhóm tuổi 30-29 chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), tiếp đó lànhóm ≥ 40 tuổi (23,7%) Trong 97 ĐTNC, tuổi cao nhất là 62, thấp nhất là 22, độtuổi trung bình của ĐTNC là 36; Về trình độ học vấn, chủ yếu là phổ thông trunghọc (51,5%), tiếp đó là THCS (34%), có hơn 10% đối tượng đã tốt nghiệp cao đẳng,đại học, trên đại học và có 1 người mù chữ

Về nghề nghiệp của ĐTNG: 35,1% là nông dân, 28,9% nghề tự do hoặc buônbán, 11,3% là thất nghiệp và có tới 10,3% là cán bộ công nhân viên hành chínhhoặc là giáo viên; Thu nhập bình quân/người/tháng: Có 21,6% đối tương có thunhập ở mức trên 1 triệu đồng/tháng (khá) (19,4%), 21,6% thu nhập ở mước trên 2

Trang 33

triệu đồng/tháng, chủ yếu các đối tượng có mức thu nhập ở mức thấp (dưới 650.000đ/tháng) chiếm 42,3%.

Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC

3.1.3 Đặc điểm về về hôn nhân, tình trạng sống và khoảng cách đến PKNT.

Bảng 2: Tình trạng hôn nhân và khoảng cách từ nhà đến PKNT.

Trang 34

3.1.4 Đặc điểm về lây nhiễm HIV của ĐTNC.

Biểu đồ 2 cho thấy, trong số đối tượng nghiên cứu có hơn một nữa lây nhiễmqua quan hệ tình dục không an toàn (52,6%), hơn một phần ba (35,1%) là do tiêmchích ma túy, 2,1% lây nhiễm do các nguyên nhân khác và có tới 10,3% đối tượngkhông biết nguyên nhân lây nhiễm HIV

Biểu đồ 2: Nguyên nhân lây nhiễm HIV của ĐTNC.

Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV

Trang 35

Còn tiêm chích ma tuý 4 11,8

Chưa bao giờ điều trị ARV ở nơi khác 86 88,7

Trong 34 người lây nhiễm HIV qua TCMT có 4 người (11,8%) vẫn còn sửdụng ma túy; Hơn 2/3 (68,0%) đối tương trong nghiên cứu phát hiện bị nhiễm HIVtrên 3 năm và hầu hết các đối tượng chưa bao giờ điều trị ARV ở nơi khác (88,7%).Một số ít (11,3%) đã từng điều trị ARV ở các bệnh viên trung ương hoặc ở các tỉnhkhác

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành tuân về điều trị và tuân thủ điều trị ARV

3.2.1 Kiến thức về điều trị ARV

Bảng 4 : Kiến thức về điều trị ARV

Công thức điều trị ARV từ 3 loại trở lên 97 100

Điều trị một thời gian, khi hết triệu chứng,

khi khỏe lên

Có 95,9% ĐTNC biết khái niệm thuốc ARV là thuốc kháng vi rút; 100%ĐTNC biết công thức điều trị ARV gồm ít nhất 3 loại thuốc, khoảng cách giửa các

Trang 36

lần uống thuốc là 12 giờ và thuốc ARV phải uống 2 lần/ngày; 96,9% ĐTNC biếtđiều trị ARV là phải uống thuốc suốt đời và có 23,7% đối tượng không biết thuốcARV có tác dụng phụ.

Bảng 5 cho thấy: Trong 74 người biết thuốc ARV có tác dụng phụ thì dụngphụ được biết đến nhiều nhất là nổi mẩn (77,0%); tiếp đến là thiếu máu 45,9%; nôn,buồn nôn 44,6%; đau đầu 35,1%; hoa mắt, lo lắng, ác mộng 25,7%; tiêu chảy:13,5%; lú lẫn 13,5%; vàng da 6,8% Một số tác dụng phụ khác được nhắc đến nhưviêm phổi, nấm, viêm não, viêm gan, suy thận, phân bố mỡ không đều…

Bảng 5:Tỷ lệ kể tên được một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc (n = 74)

ít nhất 2 tác dụng phụ của thuốc ARV

Trang 37

Biểu đồ 3: Kiến thức chung về điều trị ARV phân bố theo giới tính

3.2.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV

Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV được đánh giá bằng cách hỏi các ĐTNCcác câu hỏi về (1) khái niệm TTĐT ARV, (2) các tác hại của không TTĐT và (3)các biện pháp khắc phục tình trạng không TTĐT

Bảng 6: Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97)

2 Nêu được các tác hại của không TTĐT

Hạn chế cơ hội điều trị trong tương lai 19 19,6

3 Biết biện pháp khắc phục không TTĐT

Tự XD kế hoạch phù hợp cho mình 22 22,7

Thông báo ngay những khó khăn cho CBYT 32 33,0

Trang 38

Tìm biện pháp khắc phục 17 17,5

Gần 92% bệnh nhân (BN) biết được tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúngthuốc, trên 85% BN nhắc lại được nguyên tắc uống đúng liều, đúng khoảng cách vàchỉ có 47,4% BN biết được nguyên tắc uống suốt đời; Về các tác hại của việc khôngtuân thủ điều trị: có 75,3% BN nghĩ đến hậu quả kháng thuốc, 74,2% BN cho rằngbệnh tiếp tục phát triển, 58,8% BN biết sẽ không ức chế được sự phát triển của virút Tỷ lệ BN biết nếu không tuân thủ sẽ hạn chế cơ hội điều trị trong tương lại vàgây chi phí cao cho chương trình là rất thấp (19,6% và 11,3%)

Về biện pháp khác phục tình trạng không TTĐT: có gần 3/4 BN (74,2%) cho

là phải tuân theo chỉ dẫn của CBYT, 51,5% BN trả lời phải phối hợp với người hỗtrợ, 33% BN thông báo ngay những khó khăn cho CBYT, 22,7% tự xây dựng kếhoạch phù hợp cho mình, Chỉ có 17,2% là biện pháp khắc phục và vẫn còn có 7,2%

BN không biết các biện pháp khắc phục khi không tuân thủ điều trị

Kiến thức chung về tuân thủ điều trị ARV được đánh giá bằng cách cho điểmtrả lời các câu hỏi của ĐTNC (1) khái niệm về TTĐT ARV, (2) các tác hại củakhông TTĐT và (3) các biện pháp khắc phục tình trạng không TTĐT: trả lời đúng 1

ý cho 1 điểm, riêng ý 5 của câu 3 không biết cho 0 điểm Tổng điểm tối đa là14, tốithiểu là 0 Kiến thức chung về TTĐT ARV đạt khi BN có tổng điểm từ 8 – 14 điểm

và bắt buộc phải trả lời đúng 4/4 ý của câu 1; Không đạt khi BN có tổng điểm dưới

8 hoặc trả lời không đúng 4/4 ý của câu 1 Nhìn chung chỉ có 36 BN (37,1%) cókiến thức đạt về TTĐT ARV (xem biểu đồ 6)

3.2.3 Thái độ tuân thủ điều trị ARV

Bảng 7: Thái độ về tuân thủ điều trị ARV

Việc uống đúng thuốc là quan trọng 96 99,0

Việc uống thuốc đúng liều lượng là quan trọng 97 100

Việc uống thuốc đúng khoảng cách là quan trọng 97 100

Việc uống thuốc đều đặn suốt đời là quan trọng 96 99,0Việc tập huấn trước điều trị là quan trọng 95 97,9Việc thăm khám định kỳ là quan trọng 97 100

Trang 39

Người hỗ trợ điều trị là quan trọng 97 100Tất cả BN (100%) đều cho rằng uống thuốc đúng liều lượng, đúng khoảngcách, thăm khám định kỳ và người hỗ trợ trong điều trị là quan trọng; Chỉ có mộtvài người cho là uống đúng thuốc, uống thuốc đều đặn suốt đời và tập huấn trướcđiều trị là không quan trọng.

Thái độ chung về TTĐT ARV được chia làm 2 mức: tích cực và không tíchcực Thái độ tích cực khi BN trả lời tất cả các nội dung được hỏi đều là quan trọng(7/7 nội dung), thái độ không tích cực khi BN trả lời có một hoặc nhiều hơn một ýkiến là không quan trọng Hầu hết đối tượng nghiên cứu có thái độ tích cực với việctuân thủ điều trị ARV (97,9%) (xem biểu đồ 6)

3.2.4 Thực hành về tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS

Bảng 8: Thực hành tuân thủ điều trị ARV

Có quên thuốc trong vòng 1 tháng 28 28,9

Số lần quên thuốc trong tháng qua

100% bệnh nhân uống thuốc 2 lần/ngày và khoảng cách giửa các lần uống là

12 tiếng Tuy nhiên vẫn có 28,9% BN có quên thuốc trong vòng 1 tháng qua, trong

đó có 78,6% quên 1-3 lần và 21,4% quên trên 3 lần Số người có quên thuốc ngàyhôm qua là 21,4%

Bảng 9: Lý do quên dùng thuốc và cách xữ trí khi quên thuốc (n=28)

Uống bù nếu theo hướng dẫn của CBYT 25 89,3

Bỏ liều đó đi uống bình thường, uống bù một lúc 2 liều 3 10,7

Trang 40

Trong các lý do quên uống không thuốc, lý do phổ biến nhất là bận (75%),tiếp đến là không ai nhắc nhở 46,6% và có 7,1% là do đi công tác không mang theo.

Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị

Trong số những BN gặp tác dụng phụ trong điều trị ARV, hơn 3/4 xữ tríbằng cách đi tư vấn bác sỹ khi gặp tác dụng phụ, 5,9% tự uống thuốc theo tài liệuhướng dẫn và có tới 17,6% BN xữ trí khác như dừng thuốc không uống nữa, muathuốc tự điều trị (biểu đồ 4)

5.9%

76.5%

17.6%

Tự uống thuốctheo tài liệuhướng dẫn

Đi tư vấn bácsỹ

Khác

Ngày đăng: 12/11/2016, 14:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 cho thấy: Nhóm tuổi 30-29 chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), tiếp đó là nhóm ≥ 40 tuổi (23,7%) - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 1 cho thấy: Nhóm tuổi 30-29 chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), tiếp đó là nhóm ≥ 40 tuổi (23,7%) (Trang 35)
Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC. - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 1 Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC (Trang 36)
Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 3 Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV (Trang 37)
Bảng 5 cho thấy: Trong 74 người biết thuốc ARV có tác dụng phụ thì dụng phụ được biết đến nhiều nhất là nổi mẩn (77,0%); tiếp đến là thiếu máu 45,9%; nôn, buồn nôn 44,6%; đau đầu 35,1%; hoa mắt, lo lắng, ác mộng 25,7%; tiêu chảy: - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 5 cho thấy: Trong 74 người biết thuốc ARV có tác dụng phụ thì dụng phụ được biết đến nhiều nhất là nổi mẩn (77,0%); tiếp đến là thiếu máu 45,9%; nôn, buồn nôn 44,6%; đau đầu 35,1%; hoa mắt, lo lắng, ác mộng 25,7%; tiêu chảy: (Trang 39)
Bảng 6: Kiến thức  về tuân thủ điều trị ARV (n = 97) - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 6 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97) (Trang 40)
Bảng 11: Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 11 Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV (Trang 45)
Bảng 13: Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 13 Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV (Trang 46)
Bảng 12: Nội dung tập huấn (n = 95) - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 12 Nội dung tập huấn (n = 95) (Trang 46)
Bảng 14: Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 14 Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà (Trang 47)
Bảng 15: Đánh giá chung  về sự  hỗ trợ của người thân - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 15 Đánh giá chung về sự hỗ trợ của người thân (Trang 47)
Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 20 Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng (Trang 49)
Bảng 19: Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 19 Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị (Trang 49)
Bảng 21 cho biết mối liên quan giửa kiến thức về điều trị ARV với các yếu tố liên quan như vùng miền; độ tuổi; trình độ học vấn; thu nhập bình quân; khoảng cách từ nhà tới PKNT; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; tập huấn trước điều trị ARV. - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 21 cho biết mối liên quan giửa kiến thức về điều trị ARV với các yếu tố liên quan như vùng miền; độ tuổi; trình độ học vấn; thu nhập bình quân; khoảng cách từ nhà tới PKNT; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; tập huấn trước điều trị ARV (Trang 50)
Bảng 22: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 22 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV (Trang 52)
Bảng 23 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội - Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011
Bảng 23 Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w