1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

6 160 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 146,37 KB

Nội dung

Mục tiêu của bài viết là xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị ngoại trú bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A.

Trang 1

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

Đỗ Lê Thuỳ

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Tuân thủ điều trị là yếu tố sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS,

quyết định thành công của điều trị Chương trình chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS

bằng thuốc kháng virus đã được triển khai thực hiện tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện A Thái

Nguyên đã được hơn 5 năm nhưng việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân chưa được đánh giá

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của

bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều trị

ngoại trú bằng thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A Bệnh nhân được phỏng vấn trực

tiếp tại phòng khám các nội dung về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị Thông tin được thu

thập vào bộ câu hỏi thống nhất

Kết quả: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ARV là 81,3% Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng trong vòng 3

tháng là 91,3% 71,8% bệnh nhân quên hoặc chậm uống thuốc theo giờ qui định là do bận hoặc

mải làm quên uống thuốc 6,8% bệnh nhân do thiếu thuốc nên không có thuốc uống Không có mối

liên quan giữa tuân thủ điều trị với tuổi, trình độ văn hóa, khoảng cách đến phòng khám ngoại trú

và thu nhập bình quân/tháng Có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tỉ lệ gặp tác dụng phụ của

thuốc khiến bệnh nhân phải ngừng thuốc

Kết luận: Để tăng cường hơn nữa sự tuân thủ điều trị ARV cần cung cấp cho người bệnh những

kiến thức về tác dụng phụ của thuốc

Từ khóa: Tuân thủ điều trị ARV, ARV, VIỆN A, HIV/AIDS

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

(Acquired Immunodeficiency Syndromes –

AIDS) do virus gây suy giảm miễn dịch ở

người (Human Immunodeficiency Virus –

HIV) ngày nay đã trở thành đại dịch toàn cầu,

là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khoẻ

con người, tương lai giống nòi của dân tộc,

tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế,

văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự

phát triển bền vững của đất nước Kể từ ca

nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990

tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay cả

nước ước tính có trên 254.000 người đang

sống với HIV/AIDS và đại dịch HIV/AIDS

cũng đã cướp đi sinh mạng trên 48.000 người

bị nhiễm HIV/AIDS Đại dịch HIV/AIDS

không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những

người nhiễm HIV/AIDS mà còn làm cho hàng

*

trăm ngàn người có người thân bị nhiễm HIV/AIDS đã và đang đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề về tinh thần và vật chất do HIV/AIDS mang lại [1], [2], [3]

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được thuốc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh Để chống lại sự nhân lên của HIV và kéo dài cuộc sống cho người bệnh, vũ khí duy nhất hiện nay là thuốc kháng virus (ARV) Từ năm

2005, với sự nỗ lực của Chính phủ và sự giúp

đỡ của các tổ chức quốc tế, các chương trình điều trị thuốc ARV miễn phí bắt đầu được triển khai và liên tục được mở rộng trên toàn quốc Tính đến cuối năm 2009, theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế,

đã có trên 35.000 bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đề ra đến năm 2010 phấn đấu đạt 70% số bệnh nhân AIDS được điều trị

Trang 2

ARV [9] Tuy nhiên, điều trị thuốc ARV cũng

đặt ra một thách thức mới - nguy cơ kháng

thuốc và thất bại điều trị Mục đích của điều

trị ARV là duy trì sự sống của người bệnh

nhưng thất bại điều trị do HIV kháng lại

thuốc có khi phải trả giá bằng sinh mạng

người bệnh Vì vậy, tuân thủ điều trị là yếu tố

sống còn trong điều trị ARV ở bệnh nhân

HIV/AIDS và quyết định thành công của quá

trình điều trị Không tuân thủ điều trị sẽ dẫn

đến tình trạng kháng thuốc của HIV

Thành phố Thái Nguyên là một trong những

tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất

trong cả nước, chiều hướng lây nhiễm HIV

chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn

và dùng chung bơm kim tiêm Tại Thái

Nguyên từ năm 2006 đã bắt đầu thực hiện

chương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại

trú Tuy nhiên từ đó đến nay chưa có nghiên

cứu nào được thực hiện để đánh giá về việc

tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân

HIV/AIDS Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài

“Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một

số yếu tố liên quan của bệnh nhân

HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại bệnh viện A

Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:

1 Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của

bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại

bệnh viện A Thái Nguyên

2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến điều trị

ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

252 bệnh nhân HIV/AIDS đang khám và điều

trị ngoại trú tại Bệnh viện A Thái Nguyên

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

- Bệnh nhân HIV/AIDS trên 18 tuổi

- Bệnh nhân HIV/AIDS có thời gian điều trị

ARV trên 1 tháng

- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân HIV/AIDS không tham gia điều

trị ARV

- Bệnh nhân có thời gian điều trị ARV dưới 1 tháng

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

* Địa điểm nghiên cứu

Phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện A Thái Nguyên

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm

2011 đến tháng 12 năm 2011

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện những bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV từ 1 tháng trở lên đến tái khám định kỳ tại phòng khám ngoại trú bệnh viện A Thái Nguyên

Cỡ mẫu: Với độ tin cậy 95%, tỉ lệ tuân thủ

điều trị là 80% (dựa theo số liệu nghiên cứu

về tỉ lệ tuân thủ điều trị của Võ Thị Năm [6]

và Hà Thị Minh Đức [5]) với sai số cho phép

là 5%, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 245 bệnh nhân đang điều trị với ARV, được làm tròn thành 250 để bù những trường hợp mất

dữ kiện

Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp về tuân thủ điều trị ARV bao gồm những hiểu biết về tuân thủ điều trị ARV và thực hành tuân thủ điều trị (giờ uống thuốc, số lần quên/chậm uống thuốc trong 1 tháng, 3 tháng

và 6 tháng gần đây, xử trí khi nôn thuốc, khi gặp tác dụng phụ của thuốc…) Những biến

số nền gồm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian điều trị ARV, người hỗ trợ điều trị, tình trạng hôn nhân, đối tượng sống chung và thu nhập bình quân/tháng Số liệu nghiên cứu được thu thập vào bộ câu hỏi thống nhất (phụ lục)

Xử lý số liệu

Số thống kê mô tả gồm tần số và tỉ lệ phần trăm Phép kiểm tra chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỉ lệ Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0

Trang 3

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306 KẾT QUẢ

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của

bệnh nhân HIV/AIDS

Bảng 1: Số lần dùng thuốc trong ngày

Số lần uống

thuốc trong

ngày

Số BN Tỷ lệ %

Uống thuốc

Uống thuốc

Nhận xét: Đa số bệnh nhân uống thuốc đúng

qui định 2 lần/ngày (98%) 4 bệnh nhân uống

thuốc 3 lần/ngày do nôn viên thuốc hoặc tự ý

chia thuốc effaviren uống trước khi đi ngủ do

thuốc gây buồn ngủ Cách uống thuốc 2

lần/ngày là đúng với hướng dẫn điều trị ARV,

phải uống thuốc cách nhau đúng 12 giờ để

duy trì nồng độ thuốc trong máu ổn định,

tránh tình trạng ngộ độc thuốc do uống quá

gần nhau hoặc kháng thuốc do uống cách

nhau xa quá

Bảng 2: Tỉ lệ quên thuốc trong 6 tháng gần đây

Số lần quên

thuốc trong 6

tháng

Số BN Tỷ lệ %

Không quên lần

nào

Nhận xét: điều trị HIV/AIDS bằng thuốc

ARV yêu cầu phải uống thuốc thường xuyên,

đúng giờ, và đều đặn suốt đời Trong nghiên

cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân không

quên uống thuốc (81,3%), tỉ lệ bệnh nhân

quên uống thuốc dưới 18 lần trong vòng 6

tháng gần đây là 18,3% Có 01 trường hợp

bệnh nhân quên thuốc trên 19 lần

Bảng 3: Tỉ lệ quên thuốc trong 3 tháng gần đây

Số lần quên thuốc trong 3

tháng

Số

BN

Tỷ lệ

%

Không quên lần nào 230 91,3

Nhận xét: trong vòng 3 tháng gần đây có

8,7% bệnh nhân quên uống thuốc, trong đó 20 bệnh nhân (7,9%) quên uống thuốc dưới 9 lần

và 2 bệnh nhân quên uống thuốc trên 9 lần

Bảng 4: Tỉ lệ quên thuốc trong 1 tháng gần đây

Số lần quên thuốc trong

1 tháng

Số BN Tỷ lệ %

Nhận xét: trong vòng 1 tháng gần đây có 16

bệnh nhân (chiếm 6,3%) quên uống thuốc dưới 3 lần/tháng Đặc biệt có một bệnh nhân quên uống thuốc trên 4 lần/tháng

Bảng 5: Tỉ lệ bệnh nhân uống thuốc chậm trong

vòng 1 tháng gần đây

Thời gian bệnh nhân uống chậm thuốc

Số BN Tỷ lệ

%

Uống chậm< 30 phút 106 42,1 Uống chậm 30phút – 1 giờ 18 7,1 Uống chậm 1 – 2 giờ 24 9,5 Uống chậm > 2 giờ 4 1,6

Nhận xét: đa số bệnh nhân không uống thuốc

chậm hoặc chỉ uống chậm thuốc trong vòng

30 phút (79,8%) Có 4 bệnh nhân uống thuốc chậm hơn giờ qui định trên 2 giờ

Khi hỏi lý do khiến bệnh nhân quên hoặc chậm uống thuốc ghi nhận có 94 trường hợp (chiếm 71,8%) quên hay chậm uống thuốc do bận, mải làm nên quên giờ uống thuốc, 28 trường hợp (21,4) là do đi làm xa không mang theo thuốc Đặc biệt có 9 trường hợp (6,8%)

do hết thuốc nên không có thuốc uống Không

có trường hợp nào bỏ uống thuốc do gặp tác dụng phụ của thuốc hay do nhà xa không đi lấy thuốc được

* Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc

Khi khảo sát cách xử trí của 121 trường hợp quên hay chậm uống thuốc có 101 trường hợp (83,5%) có xử trí đúng là uống ngay khi nhớ

ra và uống liều kế tiếp theo lịch nếu cách

Trang 4

nhau trên 4 giờ Có 1 trường hợp chậm uống

thuốc 6 giờ và vẫn uống liều kế tiếp theo lịch

Trong số 40 bệnh nhân (chiếm 15,9%) bị nôn

khi uống thuốc ARV có 24 bệnh nhân có cách

xử trí đúng là uống ngay viên thuốc khác

(60%), tuy nhiên vẫn có 10 trường hợp bỏ

không uống thuốc nữa (25%)

Bảng 6: Xử trí khi quên hay chậm giờ uống thuốc

Số lần quên thuốc trong

1 tháng

Số

BN

Tỷ lệ

%

Uống ngay khi nhớ ra và uống

liều kế tiếp theo lịch nếu cách

nhau trên 4 giờ

101 83,5

Uống ngay khi nhớ ra và uống

liều kế tiếp theo lịch kể cả

dưới 4 giờ

1 0,8

Bỏ đi không uống thuốc nữa 19 15,7

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều

trị ARV

Bảng 7: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tuổi

Tuổi Tuân thủ

điều trị

Không tuân thủ điều trị

Tổng

Tổng 250 2 252

X2=0,568,OR=2,205,CI=0,98-1,035, p=0,568

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy không

có mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với

tuổi của người bệnh

Bảng 8: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và

trình độ văn hóa

Trình độ

VH

Tuân thủ

điều trị

Không tuân thủ

điều trị

Tổng

Tổng 250 2 252

X2=0,438, OR=1,010, CI=0,996-1,023, p=0,508

Nhận xét: không có liên quan giữa trình độ

văn hóa với tuân thủ điều trị ARV

Bảng 9: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và

khoảng cách từ nhà đến phòng khám ngoại trú

X2=0,252, p=0,616, OR=0,991, CI=0,979 – 1,003

Nhận xét: không có liên quan giữa khoảng

cách đi lại xa đến phòng khám với tuân thủ điều trị

Bảng 10: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và

thu nhập bình quân/tháng của gia đình người

nhiễm HIV/AIDS

Thu nhập/

tháng

Tuân thủ

điều trị

Không tuân thủ điều trị

Tổng

Tổng 250 2 252

X2=0,252,OR=2,012,CI=0.98-1.033, p=0,616

Nhận xét: không có liên quan giữa thu nhập

của gia đình người nhiễm H với tuân thủ điều trị

Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc

Nhận xét: Có liên quan giữa việc gặp tác

dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị ARV BN gặp tác dụng phụ nhiều phải tạm ngừng điều trị để đổi thuốc thì tuân thủ điều trị ARV kém hơn

Bảng 11: Liên quan giữa tuân thủ điều trị ARV và tác dụng phụ của thuốc làm BN phải ngừng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Tuân thủ điều trị Không tuân thủ điều trị Tổng

X2=4,882, OR=0,082, CI=0,005-1,368, p=0, 027

Khoảng cách

Tuân thủ

điều trị

Không tuân thủ điều trị

Tổng

Trang 5

Đỗ Lê Thùy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 301 – 306

BÀN LUẬN

Về sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân

HIV/AIDS

Đa số bệnh nhân đều uống thuốc đúng 2

lần/ngày (98,4%), khoảng cách giữa 2 lần là

12 giờ cũng được bệnh nhân thực hiện đúng

Trong 6 tháng gần đây, tỉ lệ quên uống thuốc

là 18,7%, trong vòng 3 tháng tỉ lệ này là 8,7%

và trong vòng 1 tháng là 6,7% Trong số các

nguyên nhân khiến bệnh nhân quên thuốc có

71,8% cho rằng do bận việc gì đó vào giờ cần

uống thuốc, có một số trường hợp không

uống thuốc 1 lần do hết thuốc, thiếu thuốc

Về một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều

trị ARV

Kết quả cho thấy ở những đối tượng có độ

tuổi dưới 35 có tỉ lệ tuân thủ trong điều trị

thấp hơn những người trên 35 tuổi Tuy

nhiên, chưa có bằng chứng chỉ ra có khác

nhau về mức độ tuân thủ điều trị giữa 2 nhóm

tuổi này Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố

khách quan khác như: trình độ văn hóa, công

việc làm ăn, hoặc sự hỗ trợ của cán bộ y tế,

người nhà…nên sự tuân thủ điều trị có thể sẽ

tốt dù ở bất kỳ lứa tuổi nào

Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân

thủ điều trị: những đối tượng có trình độ học

vấn trên cấp 3 thì tuân thủ điều trị tốt hơn đối

tượng có trình độ học vấn dưới cấp 3 Tuy

nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa

thống kê

Không có sự khác biệt về tỉ lệ tuân thủ điều

trị ở những người có thu nhập khác nhau

Trên thực tế, thu nhập bình quân trong gia

đình người nhiễm HIV/AIDS có ảnh hưởng

nhất định đến mức độ tuân thủ điều trị của

người bệnh Tuy nhiên, trong nghiên cứu của

chúng tôi, tất cả những người bệnh này đang

được cấp phát thuốc miễn phí từ các nguồn tài

trợ, họ chưa phải trả tiền thuốc điều trị nên

vấn đề thu nhập chưa ảnh hưởng đến việc tiếp

cận thuốc trong tuân thủ điều trị ARV

Có mối liên quan giữa việc phải tạm nghỉ

thuốc ARV do tác dụng phụ gặp phải với tuân

thủ điều trị ARV Đây là một trong những

khó khăn khiến bệnh nhân khó tuân thủ điều

trị Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng rất lớn đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân

KẾT LUẬN

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS

- 98,4% bệnh nhân uống thuốc đúng 2

lần/ngày, cách nhau 12 giờ

- 81,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 6 tháng gần đây

- 91,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 3 tháng gần đây

- 93,3% bệnh nhân không quên uống thuốc lần nào trong vòng 1 tháng gần đây

- 81,8% bệnh nhân không uống chậm thuốc hoặc chỉ chậm uống thuốc trong vòng 30 phút

- 83,5% bệnh nhân có xử trí đúng khi uống thuốc chậm thời gian quy định

Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV

- Không có mối liên quan giữa tuân thủ điều

trị với tuổi, trình độ văn hóa, thu nhập bình quân/tháng và khoảng cách từ nhà người bệnh đến phòng khám ngoại trú

- Có liên quan giữa việc gặp tác dụng phụ của thuốc với tuân thủ điều trị ARV

KHUYẾN NGHỊ

1 Tăng cường hoạt động tư vấn về tuân thủ điều trị cho người bệnh Trong mỗi lần tái khám, cán bộ y tế cần khai thác kỹ cách dùng thuốc của bệnh nhân trong tháng vừa qua để

có được những hướng dẫn và tư vấn kịp thời khi người bệnh tuân thủ điều trị kém (do tác dụng phụ của thuốc, giờ giấc sinh hoạt không thích hợp, hết thuốc…)

2 Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục sức khỏe cho người nhiễm HIV, đặc biệt cần chú trọng hơn nữa thông tin về tuân thủ điều trị ARV Tư vấn liên tục về tuân thủ điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn Dược lâm sàng, Trường đại học Dược

Hà Nội (2010), Chăm sóc Dược, Nhà xuất bản Y

học

[2] Bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Dược

Hà Nội (2010), Dược lâm sàng và điều trị, Nhà

xuất bản Y học

[3] Bộ Y tế (2009), “Hướng dẫn chẩn đoán và

điều trị HIV/AIDS”

[4] Bộ Y tế (2010), “Quyết định số

1991/QĐ-AIDS về việc báo cáo tình hình nhiễm HIV/1991/QĐ-AIDS

năm 2009”

[5] Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh(2009) "Kiến

thức thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh

nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009" Tạp chí Y học

Thành phố Hồ Chí Minh,14, tr 163-167

[6] Võ Thị Năm và Phùng Đức Nhật (2010) "Tỉ

lệ và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Thành phố Cần Thơ năm 2009", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí

Minh, 14, tr 151-156

[7] Phạm Văn Tường và Nguyễn Minh

Hạnh(2010), Sự tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu

tố liên quan ở 8 quận huyện thành phố Hà Nội năm 2007, Y học thực hành, 696, tr 48-52

[8] Lê Minh Tuấn (2008), Thực trạng tuân thủ

điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị

ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường

Đại học Y Hà Nội

[9] Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS

(2010), "Báo cáo đánh giá chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020"

ABSTRACT

ADHERENCE TO ANTIRETROVIRAL AND FACTORS RELATED TO ARV ADHERENCE OF HIV/AIDS OUTPATIENTS AT A HOSPITAL

Do Le Thuy *

College of Medicine and Pharmacy - TNU

Background: Adhenrence to antiretroviral therapy is a vital factor in ARV treatment determining

the success of treatment process After 5 years, the adhenrence to treatment among HIV/AIDS patients at Thai Nguyen Province has not yet been assessed

Objectives: To evaluate the proportion of adherence to antiretroviral therapy and associated

factors in HIV/AIDS patients at A Hospital of Thai Nguyen City

Method: A cross-sectional study was carried out among 252 patients have been being treated with

ARV at the outpatient clinic of A hospital The patients were selected by a random sampling and directly interviewed about their socio-economic characteristics, knowledge and practices on adherence to antiretroviral thrapy

Results: The proportion of adhenrence to antiretroviral therapy was 81,3% The proportion of

adhenrence within 3 months was 91,3% There was no relationship between adhenrence to antiretroviral therapy and age, educational level, average income but there is a relationship between side effects

Conclusion: Education on side effects of ARV are essentially important for the strengthening of

adhenrence to treatment

*

Ngày đăng: 23/01/2020, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w