Đánh giá tình hình tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú Hà Tĩnh năm 2011

MỤC LỤC

Tình hình HIV/AIDS tại Châu Á

Với những đáp ứng còn thấp, châu Á hiện nay không thể tránh khỏi tác động xấu của dịch HIV/AIDS, nếu không có những đáp ứng mạnh mẽ, dự đoán đến năm 2010 dịch HIV/AIDS sẽ kéo theo 6 triệu hộ nghèo đói tại châu Á. Bởi vậy, đáp ứng về phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn tới cần quan tâm đến nhóm nguy cơ thấp có nhiều khả năng lây nhiễm qua bạn tình của họ có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn.

Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam

Số người nhiễm HIV tăng, tiếp tục xuất hiện các trường hợp nhiễm mới trong nhóm quần thể có nguy cơ cao và các bạn tình của họ, đòi hỏi việc duy trì, củng cố và tiếp tục mở rộng các chương trình chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm quần thể này. Bên cạnh đó, Chính phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc cung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin với mức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân AIDS.

Tại Việt Nam

Một số nghiên cứu đã tiến hành 1. Trên thế giới

Tại Việt Nam

Trong báo cáo kết quả điều trị bằng thuốc ARV và thu thập chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc năm 2007 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân người lớn còn sống và tiếp tục điều trị tại thời điểm 6 tháng 12 tháng kể từ lúc bắt đầu là 85,2% và 81%. Nghiên cứu của Cục phòng chống HIV/AIDS thực hiện năm 2009 về tuân thủ và hiệu quả tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng retrovirus cho thấy: tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân đạt 96,7% tương ứng với thành công của điều trị về mặt lâm sàng và miễn dịch là 95,8%.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • Mẫu và phương pháp chọn mẫu 1. Cỡ mẫu
    • Phương pháp thu thập số liệu 1. Công cụ thu thập số liệu
      • Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu 1. Khái niệm

        Mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng kết quả lâm sàng và cận lâm sàng từ bệnh án của bệnh nhân AIDS để so sánh trước và sau 6 tháng điều trị (dựa theo bộ chỉ số đánh giá Chương trình Chăm sóc, điều trị HIV/AIDS [2]). - Toàn bộ bệnh nhân AIDS (dự kiến 100 người) được bắt đầu điều trị ARV trước ngày 28/02/2011 tại Phòng OPC ở TTPC HIV/AIDS Hà Tĩnh và Phòng OPC huyện Hương Sơn Hà Tĩnh đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.

        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

        Kết quả điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tại Hà Tĩnh

          Có sự khác nhau về kiến thức ĐT ARV giữa các nhóm trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn từ PTTH trở lên có kiến thức về ĐT ARV tốt hơn những người có trình độ học vấn từ THCS trở xuống, mối liên quan này không có y nghĩa thống kê (OR = 0,29; p>0,05). Kiến thức TTĐT ARV của những người có thu nhập bình quân dưới 1 triệu cao hơn so với những người có thu nhập bình quân trên 1 triệu; Những người sống cách xa PKNT trên 20km có kiến thức TTĐT ARV cao hơn những người sống cách xa PKNT dưới 20km. Kiến thức TTĐT ARV của những người có thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm cao hơn những người có thời gian nhiễm HIV trên 3 năm; Ngược lại, kiến thức TTĐT ARV của những người có thời gian điều tri ARV trên 3 năm cao hơn những người có thời gian điều tri ARV dưới 3 năm; Những BN được tập huấn trước điều trị từ 4 buổi trở lên có kiến thức TTĐT ARV cao hơn những BN được tập huấn trước điều trị từ 3 buổi trở xuống.

          Khụng tỡm thấy mối liờn quan, hoặc cú nhưng khụng rừ rệt, khụng cú ý nghĩa thống kê (p>0,05) giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV với các yếu tố xã hội (tuổi, giới tính, vùng miền, trình độ học vấn, thu nhập bình quân …) (xem phụ lục ). Tương tự, khụng tỡm thấy mối liờn quan, hoặc cú nhưng khụng rừ rệt, khụng có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV với các yếu tố khác như: khoảng cách từ tới PKNT; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; tập huấn trước ĐT; số buổi tập huấn; thường xuyên tập huấn trong quá trình ĐT; sự hỗ trợ của người thân … (xem phụ lục ). Những BN có kiến thức ĐT ARV tốt hơn (66,7%) lại thực hành TTĐT ARV yếu hơn những BN có kiến thức ĐT ARV kém hơn (73,8%); Ngược lại, những người có kiến thức TTĐT ARV tối hơn thì thực hành TTĐT ARV tốt hơn những những người cú kiến thức TTĐT ARV yếu hơn.

          Những BN có tham gia tập huấn trước ĐT có kết quả điều trị ARV tốt hơn những BN không tham gia tập huấn; những BN tham gia tập huấn từ 4 buổi trở lên hoặc thường xuyên tham gia tập huấn có kết quả điều trị ARV tốt hơn những người tham gia tập huấn từ 3 buổi trở xuống hoặc không thường xuyên tham gia tập huấn.

          Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
          Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng

          BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

            Một mặt do nhận thức về HIV/AIDS của người dân còn hạn chế, mặt khác quan niệm của người dân về thuốc kháng sinh chống lại các loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là một bộ phận khônh nhỏ người dân vẫn còn cho rằng HIV là vi khuẩn, vì vậy trong số ĐTNC vẫn còn có một số người cho rằng thuốc điều trị HIV là thuốc kháng sinh. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV: Gần 92% BN biết được tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúng thuốc, trên 85% BN nhắc lại được nguyên tắc uống đúng liều, đúng khoảng cách và chỉ có 47,4% BN biết được nguyên tắc uống suốt đời; Về các tác hại của việc không tuân thủ điều trị: có 75,3% BN nghĩ đến hậu quả kháng thuốc, 74,2% BN cho rằng bệnh tiếp tục phát triển, 58,8% BN biết sẽ không ức chế được sự phát triển của vi rút. Trên thực tế, điều trị HIV/AIDS là rất khó khăn và phức tạp, BN phải dùng nhiều loại thuốc trong một thời gian dài và phải tuân thủ những hạn chế về thức ăn và nước uống, do đó họ thường có cảm giác mệt mỏi với cách điều trị này hoặc ngại khi phải uống quá nhiều thuốc nên việc tuân thủ uống đúng số lần và đúng khoảng cách (đúng giờ) là khó thực hiện.

            Bởi vậy, về phía CBYT một mặt cần tư vấn sâu hơn về nội dung tuân thủ điều trị, tác hại của không tuân thủ điều trị để BN thấy được tầm quan trọng của việc uống đúng giờ và đúng liều lượng, mặt khác cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ tuân thủ điều trị (kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, phối hợp người hỗ trợ tại nhà). Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy một số yếu tố có liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV của BN với một số khác như: độ tuổi; trình độ học vấn; thu nhập bình quân; khoảng cách từ nơi ở đến PKNT; tập huấn trước điều trị; số buổi được tập huấn… Tuy nhiờn những mối liờn quan này khụng rừ rệt và khụng cú ý nghĩa thống kê (p>0,05). Thái độ tuân thủ điều trị ARV của BN: Trong NC này, không tìm thấy mối liờn quan, hoặc cú nhưng khụng rừ rệt, khụng cú ý nghĩa thống kờ (p>0,05) giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV với các yếu tố xã hội (tuổi, giới tính, vùng miền, trình độ học vấn, thu nhập bình quân …) và cũng không thấy có mối liên quan giửa thái độ tuân thủ điều trị ARV các yếu tố khác (khoảng cách từ tới PKNT; thời gian nhiễm HIV; thời gian điều trị ARV; tập huấn trước ĐT; số buổi tập huấn; thường xuyên tập huấn trong quá trình ĐT; sự hỗ trợ của người thân …).

            Khi tìm hiểu về mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với kiến thức, thái độ và thực hành của BN AIDS cho thấy (P > 0,05%): Những người có kiến thức tốt về điều trị ARV cho kết quả điều trị tốt hơn so với những người có kiến thức chưa tốt; Những BN có kiến thức TTĐT tốt thì có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những BN có kiến thức TTĐT chưa tốt; Thái độ TTĐT càng cao thì kết quả điều trị càng tốt; Những người thực hành TTĐT tốt có kết quả điều trị tốt hơn nhiều so với những người thực hành TTĐT không tốt.

            KHUYẾN NGHỊ

            Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị.  Trong các đợt khám và lĩnh thuốc định kỳ hướng dẫn lại cho BN việc xử trí khi quên thuốc: uống bù lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử trí khi gặp tác dụng phụ: đi tư vấn bác sỹ.  Cam kết chặt chẽ với người hỗ trợ tại nhà để phối hơp cùng với gia đình giúp giúp BN tuân thủ đúng lịch khám và điều trị ARV.