Bên cạnh đó, số lượng nhà máy sản xuất gạchTuynel trên địa bàn trong tỉnh ngày càng nhiều, Việc cạnh tranh để chỗ đứng và mởrông thị trường tiêu thụ đang được ban lãnh đạo xí nghiệp quan
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH XÂY TUYNEL CỦA
XÍ NGHIỆP GẠCH TUYNEL HẢI LĂNG
Hoàng Thị Thùy Linh TS.Phan Thanh Hoàn
Trang 2Lời Cảm Ơn
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài ý thức trách nhiệm, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu từ nhiều phía.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị những kiến thức bổ ích trong học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo nhân viên xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều kiện một tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại xí nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Ts.Phan Thanh Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi muốn gửi lời cám ơn đến gia đình và người thân đã luôn yêu quý, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn và lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả bạn bè của tôi, những người đã luôn sát cánh, chia sẻ với tôi những lúc khó khăn, cùng nhau gắn bó, trải qua quãng đời sinh viên đầy ý nghĩa.
Huế, tháng 5/2014 Hoàng Thị Thùy Linh.
Đại học Kinh tế Huế
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2.Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1.1 Mục tiêu chung 2
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 5
1.1.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 6
1.1.3 Ý Nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 6
1.1.4 Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 7
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11
1.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15
1.1.6.1 Chỉ tiêu thể hiện tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ 15
1.1.6.2 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ 15
1.1.6.3 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 16
1.1.7 Phương pháp dự báo nhu cầu 17
Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.2 Cơ sở thực tiển 18
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH TUYNEL CỦA XÍ NGHIỆP GẠCH TUYNEL HẢI LĂNG .21
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 21
2.1.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng-Quảng Trị 21
2.1.2 Lịch sử hình thành 21
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, của Công ty 22
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 23
2.1.5.Tình hình sử dụng các yếu tố kinh doanh chủ yếu của Công ty 25
2.1.5.1 Tình hình lao động của Công ty 25
2.1.5.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng qua 3 năm 2012-2014 27
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch tuynel của xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng 30
2.2.1 Môi trường kinh doanh của công ty 30
2.2.1.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô 30
2.2.1.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 34
2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong giai đoạn 2012-2014 .36
2.2.2.4 Chính sách sản phẩm 45
2.2.2.7 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 47
2.2.2.8 tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012-2014 48
2.2.2.9 Tiêu thụ sản phẩm vào các thời gian (mùa vụ) trong năm 50
2.2.2.10 Đơn giá theo từng nhóm mặt hàng 51
2.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2012-2014 57
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2012-2014 57
2.3.2 đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu tiêu tụ sản phẩm giai đoạn 2012-2014 58
Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ 58
Đại học Kinh tế Huế
Trang 5CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 62
3.1 Phân tích ma trận SWOT và định hướng phát triển 62
3.1.1 Phân tích ma trận SWOT 62
3.1.2 Định hướng phát triển 62
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng 64
3.2.1 Về sản phẩm 64
3.2.2 Về giá cả và chính sách chiết giá 65
3.2.3 Về Thị Trường Tiêu Thụ 67
3.2.4 Hoạt động phân phối 68
3.2.5 Về xúc tiến hỗn hợp 69
3.2.6 công tác quản lý nguồn lực 70
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
2.Kiến Nghị 72
2.1 Đối với nhà nước 72
2.2 Đối với các cơ quan chính quyền 72
2.3 Đối với công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế 72
2.4 Đối với xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng .72
Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
11 BHXH, BHYT Bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế
Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2012– 2014 26
Bảng 2: Tình hình tài sản của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng qua 3 năm 2012-2014 28
Bảng 3 Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp qua 3 năm từ 2012-2014 38
Bảng 4: Thị trường tiêu thụ của xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng giai đoạn 2012-2014 41
Bảng 5 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch Tuyeenl qua các kênh phân phối giai đoạn 2012-2014 44
Bảng 6: Tình hình thực hiện kết hoạch tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong giai đoạn 2012-2014 .48
Bảng 7: sản lượng tiêu thụ qua các tháng trong năm giai đoạn 2012-2014 50
Bảng 8: Đơn giá các sản phẩm qua 3 năm 2012 – 2014 của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng .52
Bảng 9: doanh thu tiêu thụ của xí nghiệp qua 3 năm 2012-2014 55
Bảng 10: giá trị trung bình của đơn giá và sản lượng giai đoạn 2012-2014 56
Bảng 12: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong giai đoạn 2012-2014 57
Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ 58
Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Tình hình tiêu thụ theo trị trường 39
Biểu đồ 2:Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn 2012-2014 .49
Biểu đồ 3: Biểu diễn sản lượng tiêu thụ sản phẩm theo các mùa trong năm 51
Biểu đồ 4: Doanh thu qua các năm 54
Biểu đồ 5:Mối quan hệ giữa đơn giá và sản lượng 56
Biểu đồ 6: biểu điễn sản lượng đã bỏ qua yếu tố thời vụ 60
Biểu đồ 7: Sản lượng dự báo năm 2015 theo các tháng 61
Đại học Kinh tế Huế
Trang 9PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của thế giới nói chung và Việt Namnói riêng Khi Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới với các tổ chức lớn như:WTO, ASEAN…Nó góp phần vào việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học công nghệtiên tiến trên thế giới, tạo điều kiên thuận lợi cho việc hội nhập phát triển kinh doanh,
mở rộng thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến sự cạnh tranh gây go, khốcliệt giữa các doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình một chổđứng, liên tục mở rộng thị trường để có thể tồn tại và phát triển Mặc dù sản xuất làkhâu chủ yếu tạo ra giá trị cho sản phẩm nhưng tiêu thụ chính là khâu quan trọng nhấtđảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả Tiêu thụ đánh dấu thành quả của toàn bộhoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua tiêu thụ các doanh nghiệp chứng tỏ đượcnăng lực của mình trên thị trường, khẳng định thế mạnh của hàng hóa dịch vụ mà mìnhcần cung cấp Đó chính là thước đo thể hiện sự tin cậy của khách hàng đối với doanhnghiệp Trên thực tế, việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không phải là vấn đề dễdàng Nó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá cụ thể hoạt động tiêuthụ sản phẩm trong từng giai đoạn để tìm được hướng đi đúng đắn
Sau khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu năm 2008,tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng đang dần phụchồi Với sự cố gắng của toàn ngành, giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013 đạt770,410 tỷ đồng (tăng 7% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước Đếnnăm 2014 giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành ước đạt 849,000 tỷ đồng.Nhìn chung ngành xây dựng có phần tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưacao Điều này đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa của ngành xây dựng, trong đó có sự gópphần không nhỏ của ngành sản xuất vật liệu xây dưng
Ngành sản xuất gạch tuynel là ngành sản xuất vật liệu xây dựng có đặc thùriêng Trong đó nó sử dụng công nghệ lò nung nên gây ô nhiễm môi trường Trướcthực trạng đó, chính phủ đã ban hành nhiều quyết định để hạn chế sử dụng gạch nung
và khuyến khích sử dụng vật liệu không nung Quyết định 567/QĐTTg của thủ tướngchính phủ ngày 28/4/2010 và chỉ thị số 10/CTTTg của thủ tướng chính phủ ngày
Đại học Kinh tế Huế
Trang 1016/4/2012 về định hướng phát triển gạch không nung đến năm 2020 Thông tư số09/2012/TT-BXD của bộ xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nungtrong các công trình xây dựng Quyết định 1934/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị ngày23/10/2013 về kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh đếnnăm 2020 Thực tế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất vật liệu nung của xínghiệp gạch Tuynel Nó trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sảnxuất vật liệu xây dựng nung.
Xí nghiệp gạch Tuynel Hải lăng thành lập vào tháng 12 năm 2010, là doanhnghiệp sản xuất gạch còn non trẻ với quy mô sản xuất tương đối nhỏ Hoạt động tiêuthụ của xí nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và đáp ứng một phần nhỏ nhucầu của các tỉnh lân cận, với những bước đầu gia nhập vào thị trường sản xuất nên xínghiệp đã gặp không ít những khó khăn Bên cạnh đó, số lượng nhà máy sản xuất gạchTuynel trên địa bàn trong tỉnh ngày càng nhiều, Việc cạnh tranh để chỗ đứng và mởrông thị trường tiêu thụ đang được ban lãnh đạo xí nghiệp quan tâm hàng đầu
Dựa trên thực trạng trên của công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình Qua việc nghiên cứu đề tài khóa luận này, tôimong rằng có thể giúp bản thân tổng hợp được những kiến thức đã được học, biết vậndụng lý thuyết vào thực tiển và sau đó đưa ra những giải pháp có thể áp dụng đượctrong thực tế giúp xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng tăng cường khả năng tiêu thụ sảnphẩm gạch Tuynel của mình, để đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra
2.Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 M ục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạchTuynel của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng trong giai đoạn 2012-2014, trên cơ sở đóđưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần cho xí nghiệp nâng cao khả năngtiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp trong thời gian tới
2.1.2 M ục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận, thực tiễn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 11- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của xí nghiệp gạch TuynelHải Lăng trong giai đoạn từ năm 2012-2014.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩmcủa xí nghiệp trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là tình hình hoạt động tiêu thụ sảnphẩm gạch tuynel của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng thông qua số liệu về doanh thu,sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng
- Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp tại xí nghiệp gạch TuynelHải Lăng trong giai đoạn năm 2012-2014.Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng2/2015 đến tháng 5/2015
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp:Dữ liệu thứ cấp của đề tài bao gồm số liệu kinh doanh, báo
cáo của các phòng ban trong xí nghiệp trong giai đoạn 2012-2014, báo cáo của phòngthị trường của xí nghệp Thông tin từ các tài liệu liên quan từ báo chí, internet và cáckhóa luận tốt nghiệp đại học và cao học
- Dữ liệu sơ cấp: chủ yếu thu thập thông tin từ các anh chị tại các phòng ban vàcác công nhân đang làm việc tại xí nghiệp
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bìnhquân để phân tích và đánh giá sự biến động và mối quan hệ của các hiên tượng
- Phương pháp thống kê so sánh: được sử dụng nhằm mục đích so sánh, đánhgiá và kết luận mối quan hệ tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau và trong cùngmột doanh nghiệp nhưng trong thời kỳ khác nhau, từ đó đưa ra hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu của các năm đểnhận xét về hoạt động sản xuất và hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 125 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của xí nghiệp gạchTuynel Hải Lăng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sảnphẩm gạch Tuynel của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng
Phần 3: kết luận và kiến nghị
Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Khái ni ệm tiêu thụ sản phẩm
Theo nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng, là việcchuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thuđược tiền về
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế gồm nhiều khâu từviệc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt và tổ chức sản xuất đếnthực hiện tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất
Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sảnxuất, được thực hiện sau khi đã sản xuất được sản phẩm
Theo quan điểm hiện đại, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thểcác hoạt động có mối quan hệ logic và chặt chẽ bởi một tập hợp cá nhân, doanh nghiệpphụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơitiêu dùng
Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tùy thuộc vàokhả năng tiêu thụ; nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất; thị hiếu của người tiêudùng quy định chất lượng sản phẩm đòi hỏi sản xuất phải đáp ứng,…Người sản xuấtchỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có, điềunày có nghĩa là hoạt động tiêu thụ không chỉ đơn thuần là hoạt động đi sau sản xuấtnữa mà một số nội dung của tiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất
Nói tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa , quátrình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi làtiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng Đây là giai đoạn cuốicùng của quá tình sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản xuất đểbán và thu lợi nhuận
Đại học Kinh tế Huế
Trang 141.1.2 Vai trò c ủa hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cả nhà sản xuất lẫn ngườitiêu dùng cũng như đối với xã hội Qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình tháihiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của doanhnghiệp được hoàn thành Tiêu thụ giúp cho quá trình tái sản xuất được giữ vững và cóđiều kiện phát triển Đây là khâu quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinhdoanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết định sự mở rộng hoặc thu hẹp sản xuấtcủa doanh nghiệp và là cơ sở xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Là cầunối giữa sản xuất và tiêu dùng, tiêu thụ giúp người tiêu dùng có được giá trị sử dụngmình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanhnhư nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm từ đó mở rộng hướngkinh doanh, tạo ra sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng.Doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình, tạo dựng bộ máy kinhdoanh hợp lý và có hiệu quả
1.1.3 Ý Ngh ĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm cung ứng cho thị trường nhằm thực hiệncác mục tiêu hiệu quả mà doanh nghiệp định trước, đó là:
M ục tiêu lợi nhuận
Mọi doanh nghiệp khi hạch toán kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận làmục đích của hoạt động kinh doanh Chi tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạtđộng kinh doanh
Σ Lợi nhuận = Σ Doanh thu - Σ Chi phíViệc tiêu thụ tốt sẽ thu dược nhiêu lợi nhuận còn ngược lại nếu tiêu thụ sảnphẩm chậm thì lợi nhuận sẽ thấp hoặc có thể hoà vốn hoặc lỗ vốn.Tóm lại tiêu thụ sảnphẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiêp
M ục tiêu vị thế
Đó là biểu hiện về số lượng hàng bán mà doanh nghiệp bán ra trên thị trường sovới toàn bộ thị trường Tiêu thụ sản phẩm mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiêp trênthị trường
Đại học Kinh tế Huế
Trang 15M ục tiêu an toàn
Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, quá trình từ việc sản xuất ra sản phẩmđến khi doanh nghiệp thu hồi vốn là cả một quá trình liên tục Quá trình này có hiệuquả sẽ tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp
Đảm bảo tái sản xuất liên tục
Sản xuất- phân phối – trao đổi – tiêu dùng là 4 khâu của quá trình tái sản xuấtsản phẩm Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi vì vậy tiêu thụ sảnphẩm là một bộ phận hưu cơ của quá trình tái sản xuất sản phẩm, nó có ý nghĩa quantrọng để quá trình tái sản xuất sản phẩm diển ra trôi chảy và liên tục
1.1.4 N ội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồmnhững nội dung chủ yếu sau đây
Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm
Nguồn: giáo trình thương mại doanh nghiệp
Thị trường Nghiên
cứu thịtrường
Thôngtin thịtrường
Lập các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Quản lý dự trữ và hoàn thiện SP
Tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ
Quản lý lực lượng bán hàng
Phối hợp và
tổ chứcthực hiệncác kếhoạch
Thị trường
Sản phẩm
Dịch vụ
Giá, doanh số Phân phối
và giao tiếp
Ngân quỹ
Đại học Kinh tế Huế
Trang 161.1.4.1 Nghiên c ứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên, cần thiết đối với mỗi doanh nghiệpsản xuất kinh doanh Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: sản xuất những sảnphẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?
Mục đích là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa( hoặcnhóm hàng hóa) trên một địa bàn trong khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao khảnăng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu thị trường Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng, vì thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới
và hiệu quả của công tác tiêu thụ Nó còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sựbiến đổi nhu cầu của khách hàng, sự phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanhnghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điềuchỉnh cho phù hợp Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí Khi nghiên cứuthị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp các vấn đề:
- Đâu là thị trường có triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp?
- Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sửdụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ?
- Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớnphù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp?
- Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất từng thời kỳ
- Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán,phương thức phục vụ,…
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựachọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường.Nghiên cứu thị trường là nội dungquan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, vì trong nền kinh tế thị trườngcác doanh nghiệp cần sản xuất kinh doanh những gì mà thị trường cần chứ không phảidựa trên những cái mà doanh nghiệp có Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thì trường là phảithích ứng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và thời gian mà thị trường đòi hỏi
Đại học Kinh tế Huế
Trang 171.1.4.2 L ập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng, liên tục theo kếhoạch.Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và vàcác bộ phận khác của kế hoạch sản xuất-kỹ thuật-tài chính doanh nghiệp
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khốilượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấusản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ… Các chỉ tiêu kế hoạch tiêuthụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối
Để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương phápnhư phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động và phương pháp tỷ lệ cốđịnh,…trong đó, phương pháp cân đối được coi là phương pháp chủ yếu
1.1.4.3 Chu ẩn bị hàng hóa để xuất bán
Là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông.Muốn cho quá trình lưu thông hàng hóa được liên tục, các doanh nghiệp phải chútrọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sảnphẩm, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán chokhách hàng Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn nhậpkho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quycách, chủng loại hàng hóa
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm củamình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian Sự tham gia nhiều hay ítcủa người trung gian trong quá trình tiêu thụ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài ngắn
Đại học Kinh tế Huế
Trang 18khác nhau Với hình thức tiêu thụ này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một khốilượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chiphí bảo quản hao hụt,… Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này làm thời gian lưu thônghàng hóa dài hơn, tăng chi phí tiêu thụ, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâutrung gian,…
1.1.4.5 T ổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanhnghiệp Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phươngthức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm củadoanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng, qua đó doanhnghiệp tìm ra cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Xúc tiến bán hàng làtoàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt độngtiêu thụ sản phẩm Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thịtrường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trìnhtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian
Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thựchiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp Xúc tiến và yểm trợ là các hoạt động rấtquan trọng có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể đếnlà: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội chợ triển lãm,…
1.1.4.6 T ổ chức hoạt động bán hàng
Là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh,hoạt động nàymang tính nghệ thuật Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vàotâm lý khách hàng Sự diễn biến tâm lý khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: sự chú
ý quan tâm hứng thú nguyện vọng mua quyết định mua Vì vậy, sự tác độngcủa người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó Nghệ thuậtcủa người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều khiển có ý thứcquá trình bán hàng
Thực tế hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức như: bán hàng trực tiếp, bánthông qua mạng lưới đại lý, bán theo hợp đồng, bán thanh toán ngay, bán trả góp vàbán chịu, bán buôn, bán lẻ, bán qua hệ thống thương mại điện tử,…
Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.1.4.7 Phân t ích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá hoạt độngtiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ,hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên nhân ảnh hưởngđến kết quả tiêu thụ,… để kịp thời có các biện pháp thích hợp thúc đẩy quá trình tiêuthụ sản phẩm Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnhnhư: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giátrị các mặt hàng tiêu thụ
Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ đểdoanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh trên mọi phương diện
1.1.5 Các nhân t ố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Sự thay đổi và sự biến động của các yếu tố chính trị và pháp luật có thể tạo ranhững cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục,nhanh chóng, không thể dự báo trước
Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Nhân tố kinh tế là “máy đo nhiệt độ của nền kinh tế” Sự thay đổi các yếu tố nóitrên đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpvới mức độ khác nhau Khi đó, những biến động như vậy cũng làm cho hoạt động tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp có sự thay đổi nhất định.
c Nhân t ố khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ là nhân tố mang đầy kịch tính, có ảnh hưởng trực tiếpđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong thời đại khoa học công nghệ mớiphát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt những công nghệ trước
đó không nhiều thì ít Việc chế tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ,theo đời sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt, sựphát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chínhxác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việcgiao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường
d Nhân t ố văn hóa – xã hội
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất đến nhu cầu, hành vi củacon người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân Các giá trị vănhóa có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và được củng cốbằng những quy chế xã hội như luật pháp, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thốngthứ bậc tôn ti trật tự trong xã hội, tổ chức tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương, gia đình
và ở cả hệ thống kinh doanh sản xuất dịch vụ
Các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm, ) Nhữngthay đổi trong văn hóa – xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt
Đại học Kinh tế Huế
Trang 21động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu,mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác độngcùng chiều đến tiêu thụ sản phẩm Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tănglên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sảnphẩm hơn.
e Nhân t ố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bếnđỗ), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông), hệ thống bến cảng, nhà kho,cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn, nhà hàng,… Các yếu tố này có thểdẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình,doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của mình Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tớiviệc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Ví dụ, thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăncho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa gây khó khăn cho xevận tải di chuyển Thêm vào đó nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảmbảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được
Giá cả sản phẩm:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ ngườimua Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cảthị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trườngtrong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh
Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanhnghiệp nhiều tác dụng to lớn Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêuthụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước Nó là đòn bẩy kinh tế quantrọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết địnhtới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.
Phương thức thanh toán:
Khách hàng có thể thanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức: Séc,tiền mặt, ngoại tệ, Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanhnghiệp và khách hàng Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao chođôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanhnghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng Doanh nghiệp cần đơngiản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việctiêu thụ sản phẩm
Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp:
Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải có hệ thống phânphối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lý, hoặc cung cấp chongười bán lẻ
Tất cả các phần tử nằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo nên một hệthống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn,các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh
Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lạihiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ gây hậu quả xấu đến côngtác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp:
Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệptrên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghicủa khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác tiêu thụsản phẩm Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩmcủa doanh nghiệp Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩymạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 23b Nh ững nhân tố thuộc về thị trường – khách hàng của doanh nghiệp
Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp:
Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuấtvới tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới Thị trường là nơi cungcầu gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng Thị trường sảnphẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất nhưthế nào, cho ai Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệuquả tiêu thụ sản phẩm
Trên thị trường, cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiềunguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu
về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu
Thị hiếu của khách hàng:
Là nhân tố các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giábán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm đểđảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi suất cao Sản phẩm sản xuất ra là để đápứng nhu cầu của người tiêu dùng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếuthì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó Đây là một yếu tố quyết địnhmạnh mẻ
Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếmnhững phần thị trường mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
1.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.6.1 Chỉ tiêu thể hiện tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ
QKHvà QTTlần lượt là khối lượng tiêu thụ kế hoạch và khối lượng tiêu thụ thực tế
- Chênh lệch về mặt tuyệt đối: Q = QTT– QKH
- Chênh lêch về mặt tương đối: (Q / QKH) * 100%
1.1.6.2 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ
Ở đây, doanh thu được xét trong mối quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán.Doanh thu (D) là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và các hoạt động khác Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng mà doanh nghiệp đã xuấtkho, cung cấp cho khách hàng và đã nhận được tiền hoặc khách hàng chấp nhận trả tiền
Đại học Kinh tế Huế
Trang 24D = P * QTrong đó: P là giá bán bình quân đơn vị sản phẩm.
Q là sản lượng tiêu thụ
Theo công thức trên, doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhân
tố là giá bán bình quân đơn vị sản phẩm và sản lượng tiêu thụ
Đối tượng phân tích: chênh lệch về doanh thu tiêu thụ của kỳ sau so với kỳ trước
D = D1 – D0 , với D1= P1* Q1và D0= P0* Q0Nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng của giá bán: Dp = D1 – P0* Q1
+ Ảnh hưởng của sản lượng: Dq= P0* Q1 – D0
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: D = Dp + Dq
1.1.6.3 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ
Lợi nhuận tiêu thụ (L) là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanhthu đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả
P1, P0 lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm kỳ tiêu thụ và kỳ gốc
Q1là sản lượng tiêu thụ kỳ tiêu thụ
+ Ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ:
Lq= (Q1– Q0) * (P0- Z0)
P0, Q0lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm và sản lượng tiêu thụ ở kỳ gốc
+ Ảnh hưởng của chi phí sản phẩm đơn vị:
– LZ= – (Z1–Z0) * Q1
Z1, Z0lần lượt là chi phí sản phẩm đơn vị kỳ tiêu thụ và kỳ gốc
Chênh lệch lợi nhuận: L = LP+ Lq – LZ
Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.1.6.4 Một số chỉ tiêu tài chính
- Tỷ suất doanh thu / chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồngdoanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =(Lợi nhuận ròng/ Tổng doanh thu)*100%Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thu được thì có bao nhiêu đồnglợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí = ( Lợi nhuận ròng/ Tổng chi phí)*100%
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồnglợi nhuận
1.1.7.Phương pháp dự báo nhu cầu
Lo ại bỏ tính thời vụ (*)
Cách thức thực hiện:
- Trước tiên tính giá trị dãy số trung bình di độngbằng cách lấy giá trị của dãy
số chia cho giá trị trung bình di động để giảm bớt yếu tố ngẫu nhiên và tính thời vụtheo công thức
Trong đó: Yi là nhu cầu thực tế quý thứ i
là số trung bình di động (i mức độ)
- Sau đó, ta loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên bằng cách xác định chỉ số thời vụ tháng
từ số trung bình của các chỉ số thời vụ tháng cùng tên theo công thức
Trong đó, SI là chỉ số thời vụ
giá trị quan sát thứ i
là số trung bình di động tương ứng biến quan sát thứ i
- Điều chỉnh chỉ số thời vụ sao cho trung bình của chúng bằng 100%
- Cuối cùng để loại bỏ biến động của tính thời vụ trong dãy số ta chia giá trịthực tế của dãy số cho các chỉ số thời vụ điều chỉnh tương ứng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Sản lượng bỏ qua yếu tố thời vụ =
D ự báo nhu cầu sản lượng
Sau khi loại bỏ tính thời vụ ta tiến hành dự nhu cầu theo đường xu hướng
Ta có: phương tình đường xu hướng có dạng = aX+b
X là dãy số thời gian
= là lượng nhu cầu dự báo
Y là lượng bán ra trong quá khứ
n là số liệu có trong quá khứ
(Quản trị sản xuất và dịch vụ - GSTS Đồng Thị Thanh Phương – nhà xuất bản thống kê)
1.2 Cơ sở thực tiễn
Cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu năm 2008 đãlan rộng ra toàn thế giới làm cho tình hình kinh tế ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.Những năm gần đây, tình hình kinh tế có phần phục hồi nhưng tương đối chậm Đặcbiệt, thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn Nhu cầu xây dựng sụt giảm làmcho nhu cầu về vật liệu xây dựng, sắt, thép và gạch Tuynel đều bị ảnh hưởng
Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăngtrong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn Số lượng công ty sản xuất gạch ở thịtrường trong tỉnh và các thị trường lân cận nhiều Các công ty ra đời với hệ thống máymóc trang thiết bị hiện đại, mẫu mã đa dạng Việc hạ giá để tăng khả năng cạnh tranh
là điều không thể tránh khỏi khiến cho hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp gạchtuynel trong thời gian qua gặp nhiều bất lợi
Quyết định 567/QĐTTg của thủ tướng chính phủ ngày 28/4/2010 và chỉ thị số10/CTTTg của thủ tướng chính phủ ngày 16/4/2012 về định hướng phát triển gạch
Đại học Kinh tế Huế
Trang 27không nung đến năm 2020 Thông tư số 09/2012/TT-BXD của bộ xây dựng quy định sửdụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng Quyết định1934/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị ngày 23/10/2013 về kế hoạch phát triển vật liệu xâydựng không nung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Vì thế, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã
có những công ty sản xuất vật liệu không nung ra đời Thực tế trên đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc sản xuất vật liệu nung của xí nghiệp gạch Tuynel trong thời gian qua
Thị trường tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng chủ yếu chỉ ở thịtrường trong tỉnh Bên cạnh đó, một số lượng nhỏ được bán tại thị trường các tỉnh lâncận Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống phân phối chưa được tốt, việc vận chuyển hànghóa đi xa sẽ đẩy chi phí lên cao dẫn đến chỉ đáp ứng nhu cầu lân cận
Với những thực tiễn trên, xí nghiệp gạch tuynel đang nghiên cứu để cố gắng mởrộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới để phát triển không chỉ ở thị trường trong
tỉnh mà cả thị trường ngoài tỉnh.
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Lê Thị Thắm (2009) Nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩmnước khoáng tại nhà máy nước khoáng Cosevco Bang Chỉ ra:
- Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của nhà máy CosevcoBang Trong đó phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường, tình hình tiêu thụ nướckhoáng theo từng nhóm mặt hàng, tình hình tiêu thụ qua các kênh phân phối Đánh giácác kênh tiêu thụ chính, các chính sách giá cả và chính sách phân phối
- Phân tích kết quả và hiệu quả tiêu thụ nước khoáng của nhà máy Trong đó,phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy và hiệu quả kinh doanh tiêu thụnước khoáng
- Đánh giá của khách hàng về tình hình thực hiện tiêu thụ tại nhà máy
- Dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm nước khoáng của Việt Nam và nhàmáy Cosevco Bang đối với 2 nhóm sản phẩm nước khoáng thiên nhiên và nướckhoáng có ga
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ trong trong thời giantới của nhà máy
Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Đỗ Thu Ly (2011) Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạchmen Dacera của Công ty Cổ phần gạch men Cosevco Đà Nẵng Đề tài đã chỉ ra:
- Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm gạch men Dacera của công ty Cổ phầngạch men Cosevco Đà Nẵng Phân tích hình tiêu thụ gạch của kỳ thực tế so với kỳ kếhoạch tình hình biến động của doanh thu qua các nhóm sản phẩm qua các năm, phântích tình hình tiêu thụ qua các kênh phân phối, tình hình tiêu thụ qua các thị trường
- Khảo sát ý kiến đại lý và người tiêu dùng trực tiếp mua sản phẩm gạch menDacera của Công ty Cổ phần gạch men Cosevco Đà Nẵng bằng bảng câu hỏi đã đượcthiết kế sẵn
- Thu thập thông tin về ý kiến của khách hàng thông qua bảng câu hỏi khảo sát,
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
- Tác giả đã phân tích ma trận SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tháchthức của công ty
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao biện pháp tiêu thụ sản phẩm
Đề xuất từ những nghiên cứu trước đây
- Phân tích tình hình tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng, cụ thể: phântích tình hình tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel theo từng nhóm mặt hàng, tình hìnhtiêu thụ theo thị trường, theo các kênh phân phối Các chính sách mà xí nghiệp đangthực hiện bao gồm: chính sách giá, sản phẩm, xúc tiến, phân phối…
- Phân tích về mặt giá trị liên quan đến hoạt động tiêu thụ, bao gồm: doanh thutiêu thụ theo từng nhóm mặt hàng, đơn giá từng nhóm sản phẩm Phân tích mối quan
hệ giữa đơn giá và sản lượng, để đưa ra các giải pháp và các quyết định kinh doanhphù hợp
- Dự báo nhu cầu sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel Hai Lăng năm
2015 theo hàm xu hướng trên cơ sở đã loại bỏ các yếu tố thời vụ
- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiêuthụ cho xí nghiệp gạch Tuynel trong thời gian tới
Đại học Kinh tế Huế
Trang 29CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH TUYNEL CỦA XÍ NGHIỆP GẠCH TUYNEL HẢI LĂNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Gi ới thiệu chung về xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng-Quảng Trị
- Xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng là một chi nhánh thuộc công ty CP XâyDựng-Giao Thông Thừa Thiên Huế
- Địa chỉ: Khu vực Dốc Son, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Tên giao dịch:Xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng
- Mã số thuế 3300101011-002
- Giấy phép kinh doanh: 3300101011-002 Ngày cấp: 22/09/2010
- Giám đốc: Đăng Qúy
- Ngành nghề hoạt động sản xuất-kinh doanh: sản xuất, kinh doanh gạch tuynel
- Diện tích đất sử dụng gần 30ha Trong đó: Diện tích đất xây dựng Nhà máy4ha, đất nguyên liệu 7ha, đất quy hoạch dự trữ nguyên liệu gần 20ha
- Thiết bị: Thiết bị chính của nhà máy được nhập khẩu từ Ucraina, một số thiết
bị khác được sản xuất bởi các liên danh trong nước
- Tổng mức đầu tư là 28 tỷ đồng, 65% bằng nguồn vốn tín dụng có hổ trợ lãisuất của chính phủ, 35% bằng nguồn tự có của đơn vị
- Tổng số lao động làm việc tại nhà máy khoảng 120 người Trong đó:Công nhân 100 người, cán bộ quản lý 20 người CBCNV chủ yếu ưu tiên ngườitại địa phương
2.1.2 L ịch sử hình thành
Công ty cổ phần XD-GT Thừa Thiên Huế trước đây là doanh nhiệp nhà nướchạng I, được chuyển đổi cổ phần vào đầu năm 2006 Công ty được UBND tỉnh QuảngTrị cho phép đặt chi nhánh tại Quảng Trị từ năm 2001 Trong suốt thời gian qua, công
ty và chi nhánh tại Quảng Trị đã đảm nhận thi công một số công trình trên địa bàn tỉnhnhà, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ Giải quyết được một phần công việc làm chongười lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách tại địa phương
Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Để mở rộng ngành nghề SXKD của đơn vị, tạo thêm công việc làm cho ngườilao động và góp phần hơn nữa nghĩa vụ ngân sách với địa phương Sau khi tìm hiểu vềthị trường vật liệu xây dựng gạch tuynel tại địa bàn Quảng Trị, tìm hiểu quy hoạchtổng thể VLXD, quy hoạch kinh tế - xã hội tại địa phương và nhu cầu thực tế trên địabàn Được sự đồng ý theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh, tháng 5/2008 công ty đã đầu
tư, xây dựng Nhà máy sản xuất gạch tuynel tại Khu vực Dốc Son, xã Hải Thượng,huyện Hải Lăng
Sáng ngày 05 tháng 12 năm 2010 Công ty cổ phần Xây dựng-Giao thông TTHuế đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà máy gạch tuynel Hải Lăng Xí nghiệpchính thức thành lập và đi vào hoạt động
2.1.3 Ch ức năng, nhiệm vụ, của Công ty
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học để không ngừng nâng caonăng lực quản lý, chất lượng hàng hóa
Đại học Kinh tế Huế
Trang 312.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2 cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Nguồn: xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng tài vụ:
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện đúng các quy định của phápluật, quy định của công ty về công tác kế toán, quyết toán thuế và các hoạt động liênquan đến tài chính
- Trực tiếp làm việc với phòng tài vụ công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đếncông tác kế toán, quyết toán, kiểm toán, quản lý tài sản, vốn, công nợ, khấu hao tài sản
- Soạn thảo các HĐKT và làm việc với các đối tác cung cấp nguyên liệu, vậtliệu, phục vụ cho sản xuất và tiệu thụ sản phẩm
- Tổng hợp bảng công, lập bảng lương để thanh toán cho CBCNV
- Quản lý kho vật tư, gạch thành phẩm
- Theo dõi phối hợp lập các định mức liên quan đến nguyên nhiên liệu, tiềnlương khoán tiền lương, tiền công
- Giám sát việc bán hàng của phòng kinh doanh, theo dõi công nợ và thúc đẩythu hồi công nợ
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc XN, công ty và pháp luật khithực hiện các nghiệp vụ kế toán không đúng quy định của công ty và pháp luật
Phòng tổng hợp:
- Quản lý hồ sơ liên quan đến cán bộ, công nhân viên xí nghiệp
- Chủ động trực tiếp làm việc với phòng tổ chức, phòng hành chính công ty để
GIÁM ĐỐC
Phòng tài vụ Phòng tổng
hợp
Phòng kinhdoanh
Phòng kỹthuật
Đại học Kinh tế Huế
Trang 32lưu giữ các hồ sơ cá nhân trong xí nghiệp và làm các chế độ cho cán bộ, công nhânviên xí nghiệp như BHXH,BHYT…và các chế độ liên quan khác.
- Trưởng phòng là trưởng ban an toàn lao động của xí nghiệp, thường xuyênchăm lo công tác an toàn lao động, hàng năm lập kế hoạch BHLĐ, ATLĐ và PCCN,khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp, giám sát, hướng dẫn công tác antoàn lao động cho tất cả bán bộ công nhân viên
- Tuyển chọn lao động, lập các hợp đồng lao động, theo dõi hợp đồng lao động
xí nghiệp
- Tổ chức công tác bảo vệ an toàn, trật tự trong nhà máy
- Quản lý những hồ sơ tài sản gắn liền với trên đất của xí nghiệp Quản lý môđất, lập các thủ tục xin cấp, khai thác mỏ đất
- Quản lý con dấu xí nghiệp
- Quản lý nhà ăn ca, nhà bếp bảo đảm bửa ăn cho CBCNV đạt theo yêu cầugiá trị bửa ăn
- Quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất của nhà máy
Phòng kinh doanh
- Có nhiệm vụ thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy
- Năm bắt thông tin kịp thời các loại sản phẩm gạch mà thị trường có nhu cầu
để thông tin cho lãnh đạo nhà máy có kế hoạch sản xuất
- Để sản xuất các phương án tiếp thị, quảng cáo để bán hàng
- Hàng tuần trên cơ sở nhu cầu khách hàng lập kế hoạch tiêu thụ cung cấp chophòng kỹ thuật để có kế hoạch nung tốt
- Nhân viên bấn hàng có trách nhiệm thu hồi công nợ đối với những lô hàngnhỏ lẻ cung cấp cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch nung đốt
- Nhân viên bán hàng có trách nhiệm thu hồi công nợ đối với những lô hàng nhỏ
lẻ cho hộ gia đình, nếu bán mà không thu tiền được thì phải chịu trach nhiệm bồi hoàn
- Quản lý điều hành các xe vận tải hàng của xí nghiệp
- Phối hợp các phòng tài vụ để soạn thảo các hợp đồng bán hàng trình giámđốc ký
- Nghiên cứu mở rộng thị trường, chủ động đề xuất giá bán cho các đại lý
Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Phòng kỹ thuật:
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành sản xuất của nhà máy, đảmbảo dây chuyền công nghệ sản xuất gạch tuynel hoạt động được an toàn, hiệu quả.Trưởng phòng có thể kiêm nhiệm quản đốc của nhà máy
- Phó phòng chịu trách nhiệm quản lý thiết bị của nhà máy, đảm bảo các thiết
bị luôn luôn sẵn sàng hoạt động phục vụ sản xuất Có kế hoạch sửa chữa bảo dưỡngkịp thời máy móc thiết bị Trưởng phòng có thể kiêm nhiệm tổ trưởng cơ điện
- Quản đốc phân xưởng trong nhà máy có hai quản đốc phân xưởng gồm quảnđốc phân xưởng tạo hình và quản đốc phân xưởng nung đốt Quản đốc phân xưởngchịu sự điều hành của trưởng phòng kỹ thuật trong quá trình tổ chức sản xuất của nhàmáy để có sự phối hợp khi sản xuất gạch mộc phù hợp với yêu cầu của nung nung đốt
và của thị trường Quản đốc có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc trong quá trình sản xuất,tổng hợp sản lượng sản xuất, tổng hợp công cuối tháng để làm lương cho công nhântrong phân xưởng
- Trực thuộc phòng kỹ thuật gồm: phân xưởng chế tạo hình, phân xưởng nungđốt, tổ cơ điện, trong đó:
+ Phân xưởng chế tạo quản lý các mặt bằng nhà xưởng từ trụ của khung nhà lònung hầm sấy đến sân cáng ngoài trời, luôn luôn dọn vệ sinh môi trường làm việc sạch sẽ
+ Phân xưởng nung đốt có nhiệm vụ xếp gạch mộc lên goòng, vận hành sấynung, phân loại, bốc gạch thành phẩm xếp ra bãi hoặc lên phương tiện khách hàng
+ Tổ cơ điện có nhiệm vụ chế tạo một số cung cụ, dụng cụ, thiết bị đơn giảnphục vụ cho vận hành nhà máy Quản lý các thiết bị của hệ tạo hình lò nung hầm sấy,máy ủi, máy đào, trạm điện, trạm bơm Vận hành các thiết bị theo đúng quy trình, quyphạm, bảo dưỡng, thay thế bảo đảm các thiết bị hoạt động liên tục phục vụ sản xuất vàsản xuất các khuôn gạch mộc đúng theo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà máy
2.1.5.Tình hình s ử dụng các yếu tố kinh doanh chủ yếu của Công ty
2.1.5.1 Tình hình lao động của Công ty
Tình hình lao động của xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng qua các năm nhìnchung có phần sụt giảm Cụ thể: Năm 2011 tổng số lao động tại xí nghiệp gạch TuynelHải Lăng là 137 người Từ năm 2012 đến năm 2013 giảm 8 người tương ứng với giảm
Đại học Kinh tế Huế
Trang 345,8%, từ năm 2013 đến 2014 giảm 20 người tương ứng với giảm 15,5% Việc cắt giảm
số lượng lao động của xí nghiệp nhằm cắt giảm chi phí tiền lương Mặt khác, nó cũnggóp phần giúp doanh nghiệp chọn lọc được những lao động có trình độ chuyên môncao và tận tâm với công việc Để hiểu rõ hơn tình hình lao động chúng ta xem xétnhững chỉ tiêu dưới đây:
B ảng 1: Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm 2012– 2014
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
- Về giới tính: ta thấy không có sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng lao động nam
và lao động nữ Năm 2012, xí nghiệp có 62 lao động nam và 75 lao động nữ Năm 2013
số lượng lao động giảm trong đó nam giảm 3 người, nữ giảm 5 người Năm 2014 laođộng nữ giảm đếm 14 người Nhìn chung qua các năm số lượng lao động nam tăng và tỷ
lệ lao động nữ giảm xuống Cụ thể, tỷ lệ lao động nam năm 2012 là 45,3%, năm 2013 là45,7% và năm 2014 là 48,6% Điều này phù hợp với đặc điểm công việc tại xí nghiệp,những việc nặng nhọc đòi hỏi phải có số lượng lao động nam ngày càng tăng Đây là mộtdấu hiệu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại xí nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao Bởi
vì, đặc điểm sản xuất của nhà máy chủ yếu công nhân hoạt động tại xưởng sản xuấtvới các công việc như tạo hình cho gạch, đốt lò hay bốc xếp gạch Tuy nhiên, lao độngtrực tiếp có phần sụt giảm qua các năm Cụ thể, năm 2012 lao động trực tiếp là 120người Năm 2013 lao động trực tiếp giảm còn 110 Đến năm 2014 số lượng lao độngtrực tiếp có 87 Tỷ lệ lao động trực tiếp trong công ty giảm là do doanh nghiệp từngbước nâng cao chất lượng lao động tại doanh nghiệp nhằm tạo ra đội ngũ lao động củacông ty vừa đảm bảo về số lượng vừa đảm bảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trongsản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng hơn Số lượng lao độnggián tiếp tăng qua các năm Năm 2013 so với năm 2012 tăng thêm 2 người Năm 2014
so với năm 2013 tăng thêm 3 người Điều này cho thấy xí nghiệp đang ngày càng tăng
số lượng người trong công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng nâng cao hoạt độngsản xuất
- Về trình độ lao động, do đặc điểm là ngành sản xuất nên số lượng côngnhân với trình độ lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao Trong đó, số lượng cótrình độ lao động phổ thông năm 2012 là 107 người, năm 2013 là 95 người,đếnnăm 2014 là 75 người Nhìn chung tỷ lệ này có phần sụt giảm qua các năm, cụthể: năm 2013 so với năm 2012 giảm 12 người, năm 2013 so với năm 2012 giảm
20 người Trình độ lao động từ trung cấp trở lên có phần tăng qua các năm Đặcbiệt trình độ cao đẳng, đại học tăng đều qua các năm Năm 2012 là 18 người, năm
2013 có 19 người, đến năm 2014 có 21 người Điều này cho thấy xí nghiệp đangngày càng chú trọng đến trình độ của lao động, nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh vớicác doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài
2.1.5.2 Tình hình tài s ản, nguồn vốn của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng qua 3 năm 2012-2014
Đại học Kinh tế Huế
Trang 36B ảng 2: Tình hình tài sản của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng qua 3 năm 2012-2014
-(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Đại học Kinh tế Huế
Trang 37Về tài sản
- Tài sản: tình hình tài sản của xí nghiệp trong vòng 3 năm có phần biến độngnhưng không quá nhiều Năm 2012, tổng tài sản của xí nghiệp là 16.324 triệu đồng.Năm 2013 xí nghiệp có tổng tài sản giảm hơn năm 2012 là 499 triệu nghìn đồng, năm
2014 so với năm 2013 tăng 996 triệu đồng
.- Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, nguyên nhân chủ yếu do xínghiệp thực hiện cho nợ ngắn hạn đối với những khách hàng làm ăn lâu dài và muasản phẩm với số lượng lớn nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời cắt giảm chi phílưu kho Năm 2012 xí nghiệp có khoản phải thu ngắn hạn là 2.126 triệu đồng Năm
2013 so với năm 2012 tăng 1.108 triệu đồng Năm 2014 so với năm 2013 giảm 818triệu đồng Xí nghiệp đang dần thu hồi các khoản nợ nhằm đảm bảo cho hoạt độngkinh doanh
- Hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng cao Đối với các doanh ngiệp dự trữ có vaitrò hết sức quan trọng Việc dự trữ hàng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng một lượng chi phílưu kho nhưng dự trữ ít lại không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Vậy việclàm như thế nào để dự trữ vừa đủ đang là vấn về quan trọng mà xí nghiệp quan tâm.Tình hình tồn kho của xí nghiêp trong năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.009 triệuđồng Nhưng đến năm 2014 giá trị này tăng 2.215 triệu đồng Xí nghiệp phải có biệnpháp điều chỉnh hàng tồn kho với mức hợp lý
Về nguồn vốn:
Để mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổ chức tốt các hoạtđộng kinh doanh và tạo sự vững mạnh trong quá trình phát triển đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải tổ chức tốt nguồn lực tài chính, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và an toàntạo thông suốt trong quá trình tạo từ tiền sang hàng và ngược lại Do vậy nguồn vốn làmột trong những nguồn lực hàng đầu Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, an toàn làđiều hết sức quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp Trong những năm qua cùngvới sự tăng lên về quy mô sản xuất cũng như để thích ứng với môi trường kinh doanh,doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau,trong đó có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Trong nhữngnăm qua cùng với sự tăng lên về quy mô cũng như thích ứng với môi trường kinhdoanh, lượng vốn của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh một cách linh hoạt
Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn vốn chủ sởhữu và các khoản nợ phải trả, nợ phải trả chiếm tỷ trọng và có xu hướng biến độngtheo các năm Trong đó, năm 2013 có xu hướng giảm 5% so với năm 2012, nhưng đếnnăm 2014 có xu hướng tăng đến 14,3% Kết quả này cho thấy khả năng phụ thuộc vàovốn vay khá nhiều Hơn nữa, vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm nhẹ theo thờigian điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của xí nghiệp đang có xu hướnggiảm dần Trong đó tập trung chú ý đến khoản nợ ngắn hạn của xí nghiệp chiếm tỷtrọng cao và tăng qua các năm Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 31,7%, năm
2014 so với năm 2013 tăng 10,3% Đây là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp khi
nợ phải trả đều là nợ ngắn hạn Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêuthụ của doanh nghiệp vì phải thường xuyên thu xếp một khoản tiền lớn để thanh toán,tăng những rủi ro ngắn hạn
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch tuynel của xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng
2.2.1 Môi trường kinh doanh của công ty
2.2.1.1 Nhóm nhân t ố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô
Xí nghiệp gạch Tuynel chính thức thành lập vào tháng 12/2010 Trong thời gianqua là khoảng thời gian với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam.Kèm theo đó là sự biến động trong việc sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp Các yếu
tố như kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ là những yếu tố bênngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Để đảm bảo quátrình phát triển xí nghiệp cần phân tích được những yếu tố đó để tìm được những cơhội và hạn chế những thách thức Góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của
xí nghiệp
* Chính tr ị-pháp luật
Việt Nam là một nước có tình hình chính trị tương đối ổn định, tạo ra sự antâm làm ăn cho các doanh ngiệp trong và ngoài nước Hệ thống pháp luật ViệtNam đang ngày càng hoàn thiện, nhà nước không ngừng tạo môi trường kinhdoanh an toàn, ổn định cải cách, loại bỏ các rào cản…tạo điều kiện thuận lợi trongviệc phát triển doanh nghiệp
Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của tất cả xí nghiệp trênthị trường nói chung và xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng nói riêng, đặc biệt là đối vớicác doanh nghiệp sản xuất vật liệu xât dựng nung Các quy định của chính phủ về việc
sử dụng vật liệu xây dựng không nung ra đời Bao gồm: Quyết định 567/QĐTTg củathủ tướng chính phủ ngày 28/4/2010 và chỉ thị số 10/CTTTg của thủ tướng chính phủngày 16/4/2012 về định hướng phát triển gạch không nung đến năm 2020 Thông tư số09/2012/TT-BXD của bộ xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nungtrong các công trình xây dựng Tại thông tư số 09/2012/TT-BXD của bộ xây dựngquy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng Trong
đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiệnhành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình như sau:
+ Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung
+ Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nungđến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%
+ Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn đếnnăm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vậtliệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây)
Đây là khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt trong việc sản xuất vật liệu xâydựng nung
* Kinh t ế
Sau cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 thì nền kinh tế của Việt Nam cũng có
sự ảnh hưởng không nhỏ Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế đã dần hồi phụcnhưng tốc độ còn rất chậm Cụ thể:
- Năm 2012, thị trường kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổncủa kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công của Châu Âuchưa được giải quyết Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mứccao, sức mua trong dân giảm Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại Nhiềudoanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt độnghoặc giải thể GDP năm 2012 ước tính tăng 5,03 so với năm 2011 Mức tăng trưởngthấp hơn so với mức tăng 5,89% của năm 2011 Sự tăng trưởng này tuy chậm nhưng
Đại học Kinh tế Huế
Trang 40phù hợp với mục tiêu cuả cả nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.Bên cạnh đó, chỉ tiêu về chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2012 đạt 6,81%.
- Năm 2013 tốc độ tăng tưởng GDP tăng hơn 5,4% Tốc độ tăng trưởng GDP
có sự tăng so với năm trước nhưng vẫn chưa đạt con số mục tiêu là 5,5% Tỷ lệ lạmphát cả năm đạt 6,04% Chỉ số giá tiêu dùng đạt 6,04% đây là mức tăng trưởng thấpnhất trong 10 năm gần đây
- Năm 2014 diễn ra trong sự phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu Tổng sảnphẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013 Mức tăngtrưởng này cao hơn so với năm 2012 và năm 2013
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi Đây là dấu hiệu đáng mừngcho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong ngành bất động sản Đây cũng làmột lợi thế để xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng phát triển trong thời gian tới
* Khoa h ọc kỹ thuật- công nghệ
Trong nền kinh tế hiện đại, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển với sự rađời của nhiều máy móc hiện đại Đó là cơ hội để xí nghiệp tiếp thu những thành quả vềkhoa học kỹ thuật ở trong và ngoài nước để ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình
Sự hoàn thiện không chỉ về mặt chất lượng mà cả về mặt thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầucủa thị trường Nó cũng góp phần nâng cao sản lượng góp phần hạ giá thành sản phẩm.Hiện nay, xí nghiệp gạch tuynel Hải Lăng chủ yếu sử dụng máy móc theo công nghệ
từ Ucraina Việc phát triển khoa học kỹ thuật đã tạo nhiều lợi thế Tuy nhiên, nếu xínghiệp không thay đổi thiết bị máy móc để theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệthì đây cũng là một thách thức không hề nhỏ Nó làm cho sản phẩm của xí nghiệp kém
xa so với đối thủ cạnh tranh, góp phần cản trở đến sự phát triển của xí nghiệp Vậy sựtiến bộ của khoa học kỹ thuật được xem vừa là cơ hội vừa là thách thức
Hiện nay, với sự ra đời của các máy móc chế tạo vật liệu xây dựng không nungđang là một khó khăn không hề nhỏ đối với xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nung.Vật liệu xây dựng không nung được đánh giá là sản phẩm tốt, có chất lương cao, giá
cả hợp lí và thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng Đặc biệt,chính phủ ban hành những quy định về sử dụng vật liệu xây dựng không nung đã ảnhhưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của xí nghiệp gạch Tuynel Hải Lăng Hiện tại
Đại học Kinh tế Huế