1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC HỨNG THÚ VỚI PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở BẬC THCS

20 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 16,49 MB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC HỨNG THÚ VỚI PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở BẬC THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo qui luật phát triển của tự nhiên khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác. Là một giáo viên dạy mĩ thuật, ngoài công tác giảng dạy tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm hướng dẫn các học sinh của mình yêu thích, hứng thú khi học phân môn vẽ tranh đề tài. Vì vẽ tranh đề tài là phân môn học xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 ( khoảng 35 tiết).Vẽ tranh là môn học giúp học sinh cảm nhận về cái đẹp đồng thời giúp các em tạo ra cái đẹp, thông qua bố cục, đường nét, màu sắc., giúp các em hoàn thiện nhân cách. Muốn vậy, phải có sự hợp tác giữa thầy và trò; thầy hướng dẫn, phát hiện; trò đam mê, phát huy những năng khiếu vốn có của mình. Đối với học sinh bậc THCS học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn, hầu như mọi học sinh đều thích. Nhưng không hẳn em nào cũng vẽ tốt, cũng cảm nhận hết được tính thẩm mỹ của bộ môn mỹ thuật. Một số trường học thiếu GV bộ môn hoặc GV kiêm nhiệm. Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học có khi thiếu thốn. Vì thế để dạy tốt phân môn vẽ tranh đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có sự nhạy bén và đặc biệt là phải có phương pháp phù hợp giúp các em nắm kiến thức, hình thành kỹ năng một cách hiệu quả nhất. Chính vì điều đó nên tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm giúp học sinh có hứng thú, yêu thích phân môn vẽ tranh ở bậc THCS. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu tìm đến cái đẹp ngày càng cao. Các bậc phụ huynh ngày càng hướng con họ đến với thẩm mỹ,cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống. Không những vậy mà còn tự thân làm ra các nét đẹp, dù ở mức độ đơn giản. Ngành Mỹ thuật luôn được xã hội quan tâm các câu lạc bộ mới ra đời phục vụ cho nhu cầu hoạt động mỹ thuật đa dạng như: • Câu lạc bộ sáng tác trẻ. • Câu lạc bộ thư pháp. • Các cuộc triển lãm Mỹ Thuật. • Câu lạc bộ nhiếp ảnh…. Gần đây bộ môn mĩ thuật được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục với mục tiêu tào đào tạo con người phát triển toàn diện luôn hướng tới chân thiện mĩ. Phân phối chương trình mới của BGD ĐT đã tạo đã đưa các tiết vẽ tranh phần lớn là 2 tiết đề tài đã tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh. Tất cả những yếu tố trên trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật bậc THCS nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng. 2. Khó khăn: Cuộc sống của người dân còn gặp phải nhiều khó khăn, sự khác biệt giữa vùng miền còn thiếu thốn về vật chất, tinh thần thì việc quan tâm đến mỹ thuật chưa cao. Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp xúc với mỹ thuật. Các phương tiện học tập, hoạ phẩm: Cọ, màu, giấy, chất liệu…….hạn chế nhiều. Các nhà văn hoá, các trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng chưa đủ sức hấp dẫn học sinh, các sân chơi mang tính nghệ thuật chưa nhiều. Một số nơi nhà trường còn thiếu đội ngũ có chuyên môn, hoặc dạy chéo ban nên việc bồi dưỡng, phát hiện tài năng hội hoạ ngay từ lứa tuổi thiếu niên còn hạn chế. Phòng học bộ môn còn thiếu, sĩ số học sinh trong một lớp quá đông. Mỹ thuật là môn học cần nhiều đồ dùng trực quan, tranh mẫu, phương tiện trình chiếu... nhưng đa số còn thiếu hoặc rất ít. Phần lớn GV phải tự làm, tự sưu tầm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả giảng dạy.

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC HỨNG THÚ VỚI PHÂN MÔN VẼ TRANH Ở BẬC

THCS

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Theo qui luật phát triển của tự nhiên khi đời sống vật chất của xã hội được nâng cao thì nhu cầu về thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương trình giáo dục mới mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác

Là một giáo viên dạy mĩ thuật, ngoài công tác giảng dạy tôi thấy mình cần phải

có trách nhiệm hướng dẫn các học sinh của mình yêu thích, hứng thú khi học phân môn vẽ tranh đề tài

Vì vẽ tranh đề tài là phân môn học xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 ( khoảng 35 tiết).Vẽ tranh là môn học giúp học sinh cảm nhận về cái đẹp đồng thời giúp các

em tạo ra cái đẹp, thông qua bố cục, đường nét, màu sắc., giúp các em hoàn thiện nhân cách Muốn vậy, phải có sự hợp tác giữa thầy và trò; thầy hướng dẫn, phát hiện; trò đam mê, phát huy những năng khiếu vốn có của mình

Đối với học sinh bậc THCS học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn, hầu như mọi học sinh đều thích Nhưng không hẳn em nào cũng vẽ tốt, cũng cảm nhận hết được tính thẩm mỹ của bộ môn mỹ thuật Một số trường học thiếu GV bộ môn hoặc GV kiêm nhiệm Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học có khi thiếu thốn

Vì thế để dạy tốt phân môn vẽ tranh đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, có sự nhạy bén và đặc biệt là phải có phương pháp phù hợp giúp các em nắm kiến thức, hình thành kỹ năng một cách hiệu quả nhất Chính vì điều đó nên tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm giúp học sinh có hứng thú, yêu thích phân môn

vẽ tranh ở bậc THCS

II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI:

1.Thuận lợi:

Cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu tìm đến cái đẹp ngày càng cao Các bậc phụ huynh ngày càng hướng con họ đến với thẩm mỹ,cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống Không những vậy mà còn tự thân làm ra các nét đẹp, dù ở mức

độ đơn giản

Ngành Mỹ thuật luôn được xã hội quan tâm các câu lạc bộ mới ra đời phục

vụ cho nhu cầu hoạt động mỹ thuật đa dạng như:

• Câu lạc bộ sáng tác trẻ

• Câu lạc bộ thư pháp

• Các cuộc triển lãm Mỹ Thuật

• Câu lạc bộ nhiếp ảnh…

Gần đây bộ môn mĩ thuật được sự quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục với mục tiêu tào đào tạo con người phát triển toàn diện luôn hướng tới chân- thiện -mĩ

Phân phối chương trình mới của BGD& ĐT đã tạo đã đưa các tiết vẽ tranh phần lớn là 2 tiết/ đề tài đã tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc hướng dẫn học

Trang 2

Tất cả những yếu tố trên trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật bậc THCS nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng

2 Khó khăn :

- Cuộc sống của người dân còn gặp phải nhiều khó khăn, sự khác biệt giữa vùng miền còn thiếu thốn về vật chất, tinh thần thì việc quan tâm đến mỹ thuật chưa cao

- Học sinh ở vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp xúc với mỹ thuật

-Các phương tiện học tập, hoạ phẩm: Cọ, màu, giấy, chất liệu…….hạn chế nhiều

- Các nhà văn hoá, các trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng chưa đủ sức hấp dẫn học sinh, các sân chơi mang tính nghệ thuật chưa nhiều

- Một số nơi nhà trường còn thiếu đội ngũ có chuyên môn, hoặc dạy chéo ban nên việc bồi dưỡng, phát hiện tài năng hội hoạ ngay từ lứa tuổi thiếu niên còn hạn chế Phòng học bộ môn còn thiếu, sĩ số học sinh trong một lớp quá đông

- Mỹ thuật là môn học cần nhiều đồ dùng trực quan, tranh mẫu, phương tiện trình chiếu nhưng đa số còn thiếu hoặc rất ít Phần lớn GV phải tự làm, tự sưu tầm ảnh hưởng không ít đến hiệu quả giảng dạy

3/ Các số liệu thống kê:

Qua điều tra cơ bản ở môn mỹ thuật các số liệu thống kê ở các khối lớp thể hiện thái độ yêu thích với phân môn như sau:

KHỐI TỶ LỆ THÁI ĐỘ HS VỚI PHÂN MÔN VẼ TRANH Khối 6 35 % Chưa hoặc không thích vẽ tranh đề tài

Khối 7 25 % Chưa hoặc không thích vẽ tranh đề tài

Khối 8 12 % Chưa hoặc không thích vẽ tranh đề tài

Khối 9 8 % Chưa hoặc không thích vẽ tranh đề tài

Đa số các em thường gặp phải khó khăn khi thể hiện tranh đề tài là các hạn chế

về kỹ năng, kiến thức:

 Xây dựng bố cục chưa tốt

 Không thể hiện được nội dung đề tài

 Hạn chế thể hiện do thiếu kỹ năng thực hiện

 Thiếu kinh nghiệm quan sát, khả năng thực tế chưa nhiều…

III.NỘI DUNG:

1.Cơ sở lý luận:

Mỹ thuật nói chung và vẽ tranh nói riêng là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, khởi đầu bằng sự khai thác các yếu tố không gian như: Hình khối, đường nét, màu sắc ….tựu trung đều lấy không gian làm phương tiện diễn đạt cảm xúc, tình cảm về thị giác

Vẽ tranh là một trong bốn phân môn của bộ môn Mỹ thuật có thời lượng khá nhiều được học xuyên suốt bậc học THCS Mức độ kỹ năng kiến thức tăng dần

từ khối 6 -> khối 9

Vẽ tranh đề tài là phân môn học thuộc ngành Hội hoạ…“ Nghệ thuật tạo

hình trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hoá của đất

Trang 3

nước trong thời kỳ đổi mới” (Trích văn kiện Đại hội lần thứ IV hội nghệ sĩ

tạo hình Việt Nam lần thứ 4.)

Thật vậy mỹ thuật không thể thiếu trong đời sống con người nói chung Và sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi học sinh nói riêng.Vì vốn dĩ con người biết vẽ và biết nói trước khi biết đọc và biết viết Vì vậy ở bậc trung học

cơ sở việc cung cấp kiến thức những kỹ năng vẽ tranh đề tài là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết

2/Nội dung và biện pháp thực hiện đề tài:

Dạy mỹ thuật nói chung và dạy phân môn vẽ tranh nói riêng là dạy cho học sinh cảm nhận cái đẹp, tập làm ra cái đẹp hướng các em đến với cái đẹp về bố cục, đường nét, màu sắc

Sắp xếp theo từng lứa tuổi và yêu cầu tiếp thu của học sinh từng khối lớp mà

có yêu cầu phù hợp;

*Đối với học sinh khối 6:

- Giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm vẽ tranh đề tài, các thể loại vẽ tranh, khai thác nội đề tài, hiểu và nắm bắt cách vẽ tranh, tập xây dựng bố cục, hình ảnh thể hiện nội dung đề tài

*Đối với học sinh khối 7:

Giúp học sinh chú ý về bố cục, cách chọn hình ảnh, cách dùng màu sắc, nâng cao kỹ năng về vẽ hình

*Đối với học sinh khối 8:

Nâng cao hơn về các dạng bài (đề tài ) yêu cầu về vẽ tranh, cảnh vật, hình ảnh sự vật, con người vì các em đã học tỷ lệ người

*Đối với học sinh khối 9:

Cần nâng cao yêu cầu vẽ tranh, nội dung đề tài được thể hiện rõ ràng, kỹ năng vẽ hình, màu sắc, bố cục… phải được nâng cao hơn các khối lớp khác

*Các đối tượng học sinh trong cùng lớp:

Tôi thường phân loại học sinh theo mức độ tiếp thu, kỹ năng vẽ, để có yêu cầu cụ thể với học sinh năng khiếu sẽ có yêu cầu cao hơn, phụ đạo giúp đỡ học sinh TB và yếu giúp các em có thể vẽ được bố cục, tìm mảng hình, vẽ phác, tránh cảm giác sợ hãi, tự ti…

a.Tìm và chọn nội dung đề tài:

Đây là một bước làm quan trọng khi vẽ tranh nhưng do thời lượng có hạn nên GV phải tìm ra một hình thức giới thiệu, tiếp cận đề tài một cách hiệu quả ngắn gọn nhất

Qua thực tế giảng dạy ta thấy có một số nhóm đề tài liên quan xuyên suốt quá

trình học như : Đề tài Phong Cảnh, dề tài tự chọn đề tài Lễ hội, trò chơi dân

gian, Đề tài bộ đội, đề tài lực lượng vũ trang.

Nhưng có những đề tài riêng lẻ: Tranh đề tài mẹ của em, đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, hoạt động ngày hè do đó học sinh có thể nhầm lẫn hoặc khó chọn nội dung phù hợp nên giáo viên cần phải hướng dẫn, định hướng cho các em: *Tìm những nội dung để thể hiện phù hợp với đề tài

* Nội dung các em yêu thích, có cảm xúc

* Nội dung vừa sức , phù hợp với khả năng vẽ của bản thân

Trang 4

- Trong cuộc sống có rất nhiều đề tài : mỗi đề tài có nhiều chủ đề khác nhau như vẽ tranh đề tài nhà trường, có thể vẽ tranh giờ ra chơi, buổi lao động, học nhóm …

Hoặc đề tài về cuộc sống quanh em có thể vẽ : cảnh trồng cây, quét dọn đường phố ,cảnh lao động ở công xưởng…

Giáo viên linh hoạt hướng học sinh đến với các đề tài vừa sức để các em không

có cảm giác quá tải về bố cục, hình thể cũng như khả năng thể hiện

a.1 Tìm nội dung đề tài qua Thơ ca – Âm nhạc

Từ ngàn xưa ông cha ta đã nói “ Thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi” Trong thơ vốn dĩ đã có hoạ:

VD: Khi vẽ tranh về Cảnh đẹp đất nước giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp qua thơ

“ Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều ”

Trích “ Việt Nam quê hương tôi” Nguyễn Đình Thi.

Đó là những hình ảnh gợi ý đầy cảm xúc của giáo viên khi học sinh vẽ tranh Hoặc khi thực hiện vẽ tranh Phong Cảnh Quê Hương(Mỹ thuật 9) học sinh có thể nghe một trích đoạn của bài hát “ Quê Hương”

“Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.”

Trích bài hát “Quê hương” Giáp Văn Thạch- thơ Đỗ Trung Quân.

Bản thân những câu thơ trên đã mang hình ảnh về một quê hương tuyệt đẹp, dạt dào cảm xúc Nó sẽ được nhân lên rất nhiều khi giai điệu và ca từ được hát từ chính sự truyền cảm của người thầy, cô hướng dẫn

Từ lớp 6 đến lớp 9 học sinh làm quen với nhiều đề tài khác nhau vì vậy khi gợi

ý chọn nội dung giáo viên có thể giới thiệu tranh mẫu kết hợp với hệ thống câu hỏi đi từ khái quát đến cụ thể, học sinh tìm ra nội dung của tranh

Ví dụ: Ở bài vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo việt nam ( Mỹ thuật 8) giáo viên có

thể gợi ý về quanh cảnh của buỗi lễ, hình ảnh học sinh thăm thầy cô giáo, chân dung thầy cô giáo, về thăm thầy cô giáo cũ hoặc cho các em một đoạn trích bài hát “ Người thầy” của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy khi gới thiệu bài mới Qua đó giúp các em hiểu nên ghi nhớ hình ảnh nào chính, hình ảnh nào phụ, vẽ bố cục như thế nào, màu sắc ra sao

a.2 Tìm nội dung đề tài qua, hình ảnh, tranh vẽ:

Đa số các em học sinh khi tiếp cận vẽ tranh đề tài thường qua bài học, qua gợi ý của giáo viên, các em không có thời gian để đi xem thực tế, vốn hình ảnh tích luỹ chưa nhiều, một số vẽ lại theo trí nhớ, hoặc sao chép lại từ sách vở, hoặc các nguồn tư liệu khác Nên việc giúp các em xem tranh của hoạ sĩ, của thầy

cô, xem ảnh chụp từ thực tế một cách có định hướng là hết sức cần thiết.Thông qua việc xem tranh, ảnh giúp học sinh rèn luyện óc quan sát: Bố cục, màu sắc , đường nét sẽ giúp các em hình thành kỹ năng về vẽ tranh

Trang 5

-Đối với học sinh khối 6, 7 việc xem tranh, ảnh để tiếp cận đề tài có sự giúp đỡ nhận xét của GV là hết sức cần thiết: Như giúp học sinh cắt cảnh, chọn ra bố cục tốt đưa hình ảnh chắt lọc vào tranh, lược bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết

a.2.1 Tìm nội dung đề tài qua ảnh chụp:

Ví dụ : Ở bài Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em ( Mỹ Thuật 7) Giáo viên

cho HS thảo luận nhóm

Câu hỏi cho các nhóm:

? Ảnh chụp cảnh này em thường thấy ở đâu ?

? Nội dung chính của bức ảnh là gì ?

? Màu sắc trong bức ảnh như thế nào?

? Bố cục thể hiện ra sao? Em sẽ sắp xếp bố cục cho tranh vẽ như thế nào cho hợp lý ?

Giáo viên quy định thời gian cho các nhóm thảo luận là 3- 5 phút Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát, theo dõi và gợi ý cho các nhóm

Sau khi thảo luận xong, giáo viên yêu cầu lần lượt các nhóm trưởng lên bảng trình bày Các nhóm nhận xét chéo nhau Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm các nhóm Đồng thời giáo viên hướng dẫn HS cách chọn cảnh, cắt cảnh như thế nào cho hợp lý

Ảnh chụp thể dục giữa giờ Ảnh chụp chăm sóc cây xanh Ảnh chụp cảnh thể dục giữa giờ Ảnh chụp chăm sóc cây xanh

Ảnh chụp chơi ô quan Ảnh chụp đua thuyền

Trang 6

Ảnh chụp hồ Gươm Ảnh phong cảnh Hạ Long

Ảnh chụp trò chơi kéo co Ảnh chụp trò chơi đi cà kheo

Ảnh chụp hát quan họ Lễ hội cồng chiêng

a.2.2 Tìm nội dung đề tài qua tranh các hoạ sĩ:

Khi xem tranh vẽ của các hoạ sĩ sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về vẻ đẹp màu

sắc, bố cục thể hiện qua cách vẽ tài tình, độc đáo sẽ tạo cho các em những rung động, hứng thú trước cái đẹp của tác phẩm và luôn ước mơ một ngày nào đó mình sẽ thể hiện được như các hoạ sĩ

Trang 7

Đi chợ (Thanh Sơn ) Thuyền và biển (Van –Goc)

Tranh phố cổ -Bùi Xuân Phái ( Sơn dầu )

a.2.3 Tìm hiểu đề tài qua tranh vẽ của học sinh:

-Bên cạnh việc xem tranh của các hoạ sĩ, cần cho học sinh xem tranh vẽ của HS để các em bớt mặc cảm tự ti tin tưởng vào bản thân mình cũng có thể tạo

ra những bức tranh đẹp, phù hợp với khả năng của bản thân

Tranh đề tài lao động Tranh đi dự hội làng

Trang 8

Tranh phong cảnh ( Sáp màu) Chọi trâu ( Sáp màu)

a.3 Tìm nội dung qua hình thức tổ chức các trò chơi:

Giáo viên có thể sử dụng các thiết bị dạy – học như: Máy chiếu, ti vi, CNTT hoặc tranh ảnh nhiều để hướng các em chọn đề tài một cách dễ dàng nhất thông qua các trò chơi như:

+ Trò chơi “Ai nhanh mắt thế”: cách tổ chức trò chơi bằng cách sử dụng máy chiếu, ti vi chiếu qua một lượt trò chơi sau đó yêu cầu mỗi đội ghi tên nội dung những bức tranh được nhìn thấy Như vậy HS sẽ tìm được rất nhiều đề tài một cách nhanh chóng và hiệu quả vì HS cũng đã được xem rất nhiều hình ảnh minh họa làm tư liệu vẽ tranh cho đề tài muốn vẽ

+ Trò chơi “Ai nhanh hơn” GV chia lớp thành hai đội sau đó nối đuôi nhau viết các nội dung đề tài lên bảng cho đến khi bài hát tập thể kết thúc, HS ngồi dưới lớp hát tập thể một bài hát để cổ vũ Sau đó GV chấm điểm 2 đội, tuyên dương Cuối cùng GV giới thiệu tranh ảnh minh họa cho HS phân tích nội dung đề tài + Trò chơi “Tìm nội dung đề tài qua tranh ảnh được giấu tên”: Gv chia lớp thành hai đội gắn tên đề tài cho phù hợp…

b.Hướng dẫn học sinh cách vẽ:

b.1Tìm bố cục: (qua phân tích, thảo luận)

Giáo viên phân tích để học sinh thấy rằng muốn thể hiện được nội dung cần phải vẽ những gì? vẽ ở đâu ( trong nhà, ngoài cánh đồng, làng bản, thành phố, nhà trường…) đâu là các hình ảnh chính của chủ đề, hình ảnh phụ hỗ trợ để làm cho nội dung phong phú hơn Hình ảnh chính, phụ được quy vào các mảng to nhỏ để làm rõ trọng tâm của tranh Cụ thể là:

- Sắp xếp hình mảng không lặp lại, không đều nhau, cần có các mảng trống (như nền trời, đất ) sao cho bố cục không chật chội hoặc quá trống, dàn trải, có gần, có xa

-Nên vạch kế hoạch để các em có sự chuẩn bị, sưu tầm tư liệu tranh ảnh, hướng dẫn các em tìm bố cục (mảng chính, mảng phụ) minh hoạ tại lớp bằng phấn trên bảng là tốt nhất sẽ giúp học sinh không chỉ nắm bắt cách làm việc mà còn quan sát học hỏi kỹ năng vẽ của thầy Đối với những đề tài cần minh hoạ

nhiều như vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em có thể giới thiệu qua hình ảnh,

đồ dùng trực quan kết hợp với các câu hỏi mang tính gợi mở

Trang 9

Ví dụ: Em thấy chỗ này trong tranh cần vẽ gì nữa không? Giá như ở đây có

thêm thì bức tranh sẽ tốt hơn Em thử vẽ thêm hình ảnh này vào tranh của em xem thử ? Tranh phong cảnh của em vẽ khá tốt rồi nhưng yên tĩnh quá, em hãy

vẽ thêm hình ảnh của một vài con chim đang bay, hoặc một vài con trâu đang đi

về thầy nghĩ sẽ tốt hơn

Các câu hỏi thường mang tính nghi vấn, gợi mở nhẹ nhàng, động viên tránh áp đặt vì thế hệ thống câu hỏi luôn ở dạng “mềm”

Vd: Mảng này dùng vào đây chưa đẹp lắm em điều chỉnh lại được không?

+ Với các học sinh khá giỏi yêu cầu các em tự tìm ra khuyết điểm, tìm ra chỗ vẽ chưa tốt; về bố cục, màu sắc, đường nét

+ Với học sinh yếu hoặc có sức vẽ trung bình nên gợi mở cho từng em, có thể vẽ sửa bài ngay cho học sinh: Có lẽ chỗ này chưa tốt em nên sửa như thế này -GV có thể hướng dẫn HS thể hiện bố cục bằng nhiều phương pháp khác nhau: + GV hướng dẫn bằng cách phác nhanh lên bảng một vài bố cục khác nhau để

HS nhận ra nhiều cách thể hiện bố cục như bố cục hình tròn, hình tháp, hình chữ nhật…

+ GV có thể giới thiệu một vài bố cục hợp lý, chưa hợp lý để HS biết tránh những bố cục không đẹp GV cũng nên lưu ý cho HS cách sắp xếp theo luật xa gần

b.2 Tìm bố cục qua mô hình:

GV có thể tự làm các ĐDDH bằng bảng thiếc hoặc xốp sau đó tạo các mảng hình ảnh, mảng bố cục… cho HS sắp xếp bố cục trong từng nhóm từ đó HS sẽ nhận ra được cách sắp xếp bố cục đẹp và chưa đẹp mà vừa tạo được sự hứng thú trong học tập cho HS

Hoặc trong giờ học giáo viên có thể cắt các mảng hình bằng giấy từ một đề tài yêu cầu học sinh của từng nhóm, tổ lên bảng tự sắp xếp bố cục sao cho nhanh và hợp lý nhất sau đó các nhóm nhận xét, tìm ra bố cục thích hợp hoặc lỗi sai dưới

sự hướng dẫn, gợi ý của GV qua đó các em khắc sâu hơn kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành Quan trọng hơn là tạo không khí học tập vui tươi, thi đua sôi nổi

MỘT SỐ BỐ CỤC HỌC SINH THAM KHẢO KHI VẼ TRANH

Bố cục bị cắt góc Bố cục rời rạc

Trang 10

Bố cục đường thẳng Bố cục cân đối, hợp lý

Ví dụ: Trong vẽ tranh đề tài Mẹ của em (Mỹ thuật 6 ) GV Có thể vẽ minh hoạ trên giấy hoặc trình chiếu cho học sinh quan sát cách sắp xếp bố cục ở 3 hình vẽ sau:

Hình 1 Hình 2

Hình 3

Ngày đăng: 11/11/2016, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w