Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN THIÊN THANH
NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY
“Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN THIÊN THANH
NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY
“Nghiên cứu trường hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thị Kim Thanh
Trang 3MỤC LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 16
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu .17
5 Phạm vi nghiên cứu .17
6 Câu hỏi nghiên cứu .17
7 Mục đích nghiên cứu .18
8 Giả thuyết nghiên cứu .18
9 Phương pháp nghiên cứu .19
PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 23
1.1.1 Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu 23
1.1.2 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 31
1.1.3 Đặc điểm tâm lý trẻ mồ côi 34
1.1.4 Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay .37
1.2 Cơ sở thực tiễn .38
1.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 38
1.2.2 Vài nét về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 40
1.2.3 Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……… 46
CHƯƠNG II: TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC VÀ KHẢ NĂNG HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG 2.1 Thực trạng hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi hiện đang sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……… ………….47
Trang 42.1.2 Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động vui chơi giải trí………50
2.1.3 Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động giao tiếp xã hội……….53
2.2 Những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng khó khăn trong quá trình hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống trong Trung tâm 2.2.1 Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ……….55
2.2.1.1 Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình……… 55
2.2.1.2 Những hạn chế về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bản thân.…… 56
2.2.1.3 Ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.………57
2.2.2 Nguyên nhân từ phía Trung tâm.……… 58
2.2.2.1 Việc tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội cho trẻ còn hạn chế….……58
2.2.2.2 Công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ chưa được quan tâm 59
2.2.2.3 Cán bộ chăm sóc trẻ không có nhiều kiến thức về công tác xã hội…………60
2.3 Vai trò của nhân viên xã hội trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống trong Trung tâm……….60
2.3.1 Vai trò người giáo dục……… 62
2.3.2 Vai trò người tổ chức, quản lý………63
2.3.3 Vai trò người kết nối……… 65
2.3.4 Vai trò người biện hộ……….67
2.4 Các giải pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……….….68
2.4.1.Nguyên tắc can thiệp giúp đỡ trẻ em mồ côi trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng.……… 68
2.4.2 Các giải pháp chính nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……… 69
2.4.2.1 Cần thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ.……… 70
2.4.2.2 Thường xuyên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ………….…… … 70
2.4.2.3 Nâng cao hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ.……….……….74
Trang 52.4.2.4 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ.……… 76 2.4.2.5 Làm cho cộng đồng xoá bỏ định kiến, tạo điều kiện cho trẻ em mô côi mở rộng quan hệ, xoá bỏ mặc cảm tự ti………77 2.4.2.6 Tăng cường mối quan hệ Trung tâm – Gia đình – các tổ chức xã hội.….78 2.4.2.7 Xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm công tác trẻ em… 79
KẾT LUẬN
1 Kết luận……… 82
2 Một số hướng nghiên cứu tiếp theo ……….……84 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… … …86
Trang 6NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Trang 7PHẦN I - MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” không chỉ là lời của những bài hát nổi tiếng mà còn là một thực tế tất yếu Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm hy vọng của người cha người mẹ và là tương lai của dân tộc Một dân tộc để vững bước đi lên ở cả hiện tại cũng như tương lai thì thế hệ trẻ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng bởi những mầm non đó đang hàng ngày tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha anh đi trước đồng thời cũng không ngừng học tập sáng tạo tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt để trở thành những con người vừa có đức vừa có tài nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh như mong muốn của Bác Hồ kính yêu hàng mong ước cũng như mong muốn của hàng triệu người khác Trẻ em sinh ra trong thế giới này đều có quyền mà Công ước Quốc tế đã ghi nhận và cũng được pháp luật của mỗi quốc gia quy định Thực hiên các quyền của trẻ cũng chính là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng nhà nước của mỗi gia đình và của toàn xã hội
Trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: sự phân hoá giàu nghèo, vấn đề việc làm các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó đối tượng đầu tiên chịu tác động là trẻ em mồ côi
Trẻ mồ côi là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới, là nhóm trẻ đặc thù của công tác xã hội, là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi; trẻ mồ côi ít có cơ hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như hoà nhập với cộng đồng Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều chủ trương, chính sách dành cho trẻ em mồ côi Đặc biệt, nhiều mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành để giúp các em có một gia đình thay thế như: Các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương… Việc chuẩn bị cho trẻ mồ côi
Trang 8sống và phát triển nhân cách toàn diện Có rất nhiều vấn đề cần giáo dục để giúp trẻ
mồ côi sau này trưởng thành, tự lập một cách tự tin, trong đó giáo dục kỹ năng hòa nhập cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa là điều hết sức quan trọng, vì trước khi trẻ được đưa đến cơ sở trung tâm bảo trợ xã hội thì thường một thời gian dài trước đó trẻ thiếu sự quan tâm dạy bảo của người thân nên đã hình thành ở trẻ một số đặc điểm tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…, trẻ hay nói tục, đánh nhau,
và đó cũng là điểm yếu trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức Nhiều trường hợp các em có biểu hiện phớt lờ với đời sống, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời mình và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo Vì vậy, cần giáo dục kỹ năng hòa nhập cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình
Trung tâm Bảo Trợ xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh Tỉnh, có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm
và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam Hiện nay, trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm là 38 trẻ Ở đây, trẻ
mồ côi được chăm sóc được học tập, vui chơi giải trí [24]
Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi ở Trung tâm vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn Qua thực tế tiếp xúc trực tiếp thấy rằng, trẻ mồ côi sống tại đây vẫn còn một số biểu hiện như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác Vấn đề dặt ra cho Trung tâm lúc này là cần phải làm tốt công tác giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi nhằm giúp cho các em có được cuộc sống tốt hơn sau khi ra khỏi
Trang 9Trung tâm hòa nhập với cộng đồng Với lý do như vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”
Đề tài này mang đến cái nhìn chính xác hơn về khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi ở TTBTXH tỉnh VP Đồng thời cũng qua luận văn này này chúng tôi mạnh dạn đưa ra góc nhìn mới về trẻ em mồ côi dưới con mắt của nhân viên công tác
xã hội, cũng như vận dụng những kỹ năng, phương pháp của CTXH khi làm việc với đối tượng này
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển con người Mối quan tâm này được thể hiện Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ
em vào ngày 20/02/1990, Nhà nước đã công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đã thông qua và đưa Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 1991 - 2000 và Chương trình hành động vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 – 2002; Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010” [40]
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung con riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày
Trang 10gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó [24]
Đối với trẻ em mồ côi Luật pháp nước ta nhấn mạnh:
+ Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được đăng ký khai sinh
+ Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương của gia đình, được chăm sóc và bảo vệ
Về đề tài về trẻ em luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, ở lĩnh vực nào cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng Trong phạm vi các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu:
“Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh là hai
công trình cấp thành phố đề cập đến trẻ em mồ côi và những mô hình tương ứng chăm sóc đối tượng này một cách phù hợp Công trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những
cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ
Nhật Thắng đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung
đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ ra những bất
Trang 11cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập
sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5% Tỷ lệ tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần [5, 51]
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm
2010 Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ
em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của
bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập
có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác Tình trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ
ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật
“Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) được Tổng cục
Thống kê thực hiện năm 2010–2011 Theo cách tiếp cận khái niệm trẻ em mồ côi của
Trang 12mẹ đã tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có 5,2% không sống với cả cha và mẹ Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ
đã tử vong Có 5,3% không sống với cha đẻ Tỷ lệ này đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (8,8%), so với vùng Tây Nguyên (chỉ 2,3%) Khoảng 3,9% trẻ
em có cha đã tử vong hoặc mẹ đã tử vong, hoặc cả cha và mẹ đều đã tử vong Tỷ lệ này là 6,3% trong nhóm các hộ gia đình nghèo nhất và giảm xuống còn 3,5% trong nhóm hộ gia đình giàu nhất [31, 187]
Kết quả điều tra trên là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em
mồ côi của MICS ở trên là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích
Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả
Nguyễn Hải Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em”.Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại
Trang 13“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản
lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự tham gia của cộng đồng
Dưới góc độ tâm lý, tác giả Văn Thị Kim Cúc qua công trình “Tổn thương tâm
lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố mẹ” đã tập trung nghiên cứu các tổn thương
tâm lý của trẻ thơ trong các gia đình do bố mẹ ly hôn Các tổn thương này, theo tác giả, là “các vết bầm của tâm hồn” và dù chỉ là những vết bầm, vết xước nhưng cùng với những hoàn cảnh, những ký ức trẻ có trước và sau ly hôn sẽ có những tác động tiêu cực suốt theo chiều dài cuộc đời của đứa trẻ Các tác động tiêu cực này thể hiện trong nhận thức, hành vi, năng lực ứng xử, xu hướng hành động, mối quan hệ của trẻ với người khác và với xã hội Các tác động này không hiện nguyên hình dưới dạng hậu quả “hai năm rõ mười” của ly hôn, mà ngụy trang dưới các mặc cảm, các hình thức tự vệ gây ra nhiều hạn chế trong cuộc đời và sự nghiệp của trẻ
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản
lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng
Trang 14Công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở
lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Hải
Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong pháp luật dân sự, để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thực tiễn
“Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là bài viết
của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Tác giả đã nêu bật các loại trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, TS Thanh đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi
về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn
Ở góc tiếp cận khác về trẻ em, tác giả Nguyễn Xuân Lập, Phó cục trưởng Cục
Bảo trợ xã hội qua bài viết “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” đã tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và những chính sách
của Nhà nước vận dụng trong những năm qua Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy thực hiện mục tiêu vì trẻ em, đảm bảo các quyền cơ bản cho trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và luật pháp Việt Nam, tác giả đã đưa ra bảy giải pháp về cần tập trung thực hiện trong thời gian tới Bảy giải pháp mà tác giả đưa ra đã bao trùm hầu hết những vấn đề tồn tại cơ bản trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
“Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết của tác
giả Trần Thị Minh Đức giới thiệu mô hình lớp học linh hoạt phù hợp với các em có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hóa hay học nghề dẫn tới chậm phát triển về trí tuệ và có nguy cơ cao lây nhiễm các tệ nạn xã hội Các em trong lớp
Trang 15học linh hoạt thuộc những gia đình nghèo hoặc có bố mẹ nghiện hút, buôn bán ma tuý, đánh bạc, bị tù v.v hoặc các em là trẻ mồ côi được ở trong các Mái ấm, Nhà tình thương của cộng động Tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu là quan sát, quan sát có sự tham gia, phỏng vấn trẻ, giáo viên, tư vấn viên và cha mẹ trẻ đề giới thiệu một hình thức giáo dục không chính quy, không mang tính hàn lâm sư phạm cho đối tượng học Vấn đề tác giả đặt ra là triển vọng của các lớp học linh hoạt
ở Hà Nội sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để duy trì để trả lương cho giáo viên, miễn phí sách vở, khám chữa bệnh, thậm chí cả bữa ăn cho các em Đây là một trong những khó khăn lớn khi triển khai mô hình lớp học linh hoạt trên diện rộng ở Hà Nội
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ Pháp
chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sách với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước và nước ngoài Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em Đây là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo vệ trẻ em
mồ côi
Ở khía cạnh khác về nuôi con nuôi, “Nuôi con nuôi thực tế – Thực trạng và giải pháp” là bài viết của tác giả Nguyễn Phương Lan bàn đến hình thức nuôi con nuôi
Trang 16đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi thực tế còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước
Cùng cách tiếp cận nhận – nuôi con nuôi,“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg”, một nghiên cứu được phối hợp
thực hiện giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với UNICEF năm 2011 Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em mồ côi, trẻ em cần được chăm sóc thay thế cũng như thực trạng việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng tăng lên do những biến đổi kinh tế - xã hội Hầu hết các cán bộ ở cả trung ương và địa phương, cũng như cán bộ nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội và những gia đình,
cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ ít biết đến Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã có những trẻ em và gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng của Quyết định 38 Nghiên cứu nhận thấy mô hình chăm sóc nhận nuôi là mô hình phù hợp để thí điểm ở các khu vực thành phố/đô thị, nơi được biết có số lượng trẻ em
bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều kiện tài chính cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ [40]
Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể nhận thấy, các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung như quyền trẻ em, môi trường bảo vệ trẻ, sự hiểu biết về quyền trẻ em, mô hình chăm sóc, bảo
vệ trẻ em (chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, nuôi con nuôi, lớp học linh hoạt…) Tiếp cận dưới góc độ quyền trẻ em, pháp luật dân sự được nhiều tác giả đề cập tới nhằm làm nổi bật vị trí, vai trò của trẻ em trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
Trang 17Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu có sự tham gia
Quá tình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tác giả nhận thấy trẻ em mồ côi là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy vậy, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội với việc nâng cao kỹ năng hòa nhập
cộng đồng cho trẻ mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội thì hầu như chưa có công trình
nghiên cứu chính thức nào đề cập tới Đây là một trong những lý do chính để chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu và những trang bị kiến thức về công tác
xã hội, chúng tôi chọn đề tài“ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em
mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các khái niệm, lý thuyết liên quan đến trẻ em mồ côi Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu…Đây cũng chính là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành CTXH vốn còn rất mới mẻ ở nước ta
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực, giúp cho trẻ mồ côi ở Trung tâm nâng cao kỹ năng hòa nhập, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình trước khi bước ra môi trường xã hội ở bên ngoài
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ mồ côi tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng trong bối cảnh xã
Trang 18- Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề
ra các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi sống ở trong các trung tâm bảo trợ nói riêng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là một hình thức quảng bá, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành công tác xã hội đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
”Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ
xã hội ”
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Những trẻ em mồ côi sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Lãnh đạo, nhân viên trung tâm và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trẻ mồ côi
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi khảo sát: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010
đến nay
- Phạm vi nghiên cứu: Theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35].Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc nâng cao
kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em môi côi trong độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi Bởi vì theo tác giả, ở tuổi này trẻ mồ côi thường hình thành một số đặc điểm tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…., trẻ hay nói tục, đánh nhau, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời mình và dể bị bạn bè xấu lôi kéo Vì vậy, đây là lứa tuổi cần được trang bị kỹ năng sống giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình
6 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 19- Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm có đáp ứng được nhu cầu tham gia hòa nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi hay không?
- Khả năng hòa nhập trong cộng đồng của trẻ em đã và đang sống trong Trung tâm ra sao? Đâu là nhân tố chính khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng?
- Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm?
7 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
7.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và phân tích những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, đề tài giúp cho nhân viên Trung tâm hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng ở Trung tâm
7.2 Nhiệm vụ
- Thao tác hóa một số khái niệm và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của các
em, đồng thời chỉ ra những vai trò cơ bản của nhân viên Trung tâm trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các em
- Xây dựng kế hoạch và đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
8 Giả thiết nghiên cứu
- Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm đã có rất nhiều hoạt động thiết
Trang 20côi
- Trong quá trình sinh hoạt và học tập, trẻ mồ côi gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với mọi người Sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình là nhân tố chính khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng
- Xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình, tạo điều kiện cho trẻ mồ côi
được mở rộng mối quan hệ với bên ngoài Đồng thời nâng cao hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp là giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi đang sống tại Trung tâm
9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp luận
Đề tài vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả mọi hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, phát triển, sự phát triển của nó trong các thời kỳ khác nhau, dưới các hình thức kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống
xã hội Dựa trên quan điểm đó có thể thấy nghiên cứu về trẻ em mồ côi cần phải đặt
nó trong điều kịên cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của TTBTXHTVP cũng như trong điều kịên chung của cả nước Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề về trẻ em mồ côi sẽ có những biến đổi khác với các hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp vơi các nhu cầu cũng như những khó khăn của trẻ em mồ côi tại Trung tâm
Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có các yếu tố khác nhau tác động đến khả năng hoà nhập của các em Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với các sự kiện xã hội khác Không được tách riêng việc thực hiện quyền trẻ em ra khỏi sự vận hành của đời sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế,
Trang 21chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt với các vấn đề xã hội khác như: Lạm dụng trẻ
em, xâm hại trẻ em, ngược đãi trẻ em…
Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin tức là trong bối cảnh thực tế tại TTBTXH phải xem xét việc thực hiện công tác hoà nhập cho trẻ em mồ côi trong tình hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự biến đổi của nền kinh tế - văn hoá - xã hội đã có những tác động như thế nào trong quá trình hoà nhập của trẻ em
mồ côi
9.2 Phương pháp nghiên cứu
9.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
- Đối tượng: Trẻ em có hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi có độ tuổi
từ 8 đến 16 tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP
- Dung lượng mẫu: Tất cả trẻ em hiện đang sống tại Trung tâm có độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi (28 em) [24]
- Cơ cấu mẫu:
Trang 22+ Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng: Cán bộ quản lý, nhân viên chăm sóc và trẻ em sống tại Trung tâm bảo trợ
- Dung lượng mẫu: 15 mẫu
- Cơ cấu mẫu: Cán bộ quản lý (02), nhân viên chăm sóc (03), đối tượng (05) Giáo viên (02) Học sinh học cùng lớp (03)
- Nội dung phỏng vấn sâu dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như: Thực trạng hòa nhập; những khó khăn, trở ngại trong quá trình hòa nhập cộng đồng; cần làm gì để các em ở đây được hòa nhập tốt hơn với môi trường xã hội ở ngoài Trung
tâm
+ Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau:
- Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay thế…, báo cáo hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Vĩnh Phúc, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP
- Các kế hoạch: Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 29/3/2011 triển khai thực hiện Nghị quyết 34/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em năm 2011; Kế hoạch số 4806/KH-UBND ngày 15/11/2011 về thực hiện xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015 Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện theo tiêu chuẩn mới ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
- Văn bản pháp lý: Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1990, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, Luật Nuôi con nuôi năm
Trang 232010, Luật Phòng chống mua bán người, Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ/CP
- Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 2005-2010, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-
2010, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em mồ côi của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước
+ Phương pháp quan sát
- Quan sát thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cán bộ, nhân viên và với khách đến Trung tâm để biết được mức độ hòa nhập của các em đến đâu
- Quan sát cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ, học tập, làm việc để biết được cách thức tổ chức, bố trí, sắp xếp của Trung tâm và các em
- Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên đối với các em trong các hoạt động hằng ngày
9.2.2 Phương pháp thực hành
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi thực hành phương pháp công tác xã hội nhóm để tổ chức các hoạt động ngoại khóa như chơi trò chơi, thảo luận nhóm nhằm mục đích quan sát và đánh giá mức độ hòa nhập của các em, những trở ngại mà các em gặp phải khi tham gia
Trang 24Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới
Ở Australia và Anh, trẻ em được quy định là dưới 18 Tại Singapore, trẻ em là người dưới 14 tuổi Trong khi đó ở Hồng Kông, trẻ em là nhóm người dưới 16 tuổi Sở dĩ
có sự khác nhau này là do có sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Một lập luận khác để giải thích về sự khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì việc quy định về độ tuổi trẻ em bao giờ gắn liền với trách nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyền con người nói chung ở mỗi quốc gia
Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố
năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”
[27]
Tại Việt Nam, theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35]
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em mồ côi từ 8 đến 16 tuổi tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1.2 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một vấn đề xã hội, xuất hiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể Hoàn cảnh đặc biệt ở đây được hiểu theo nghĩa là nhóm trẻ em này gặp những trở ngại khó vượt qua để thực hiện những quyền
cơ bản như quyền được sống cùng cha mẹ, gia đình; quyền được bảo vệ; quyền được
Trang 25học tập, chăm sóc về thể chất, sức khoẻ; quyền được vui chơi giải trí… nếu không có
sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và người thân
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
sửa đổi năm 2004: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền
cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng” [35] Cũng trong Luật này, Điều 40 quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ
em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” [35]
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 40 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004
1.1.1.3 Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có
bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình
sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [27]
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 thì trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau [35]:
Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị) để nương tựa
Trang 26Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi là những
em từ 0 đến 16 tuổi và có hoàn cảnh: Mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ; và/hoặc không đủ nguồn lực nuôi dưỡng (cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột không đủ năng lực dân sự, năng lực kinh tế để nuôi dưỡng); và/hoặc không xác định được những người thân thích (gồm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột) đang sống tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.2 Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.2.1 Lý thuyết nhu cầu [19, tr 19- 23]
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn Năm 1943, ông đã phát triển một trong các học thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đó là lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người Trong lý thuyết này ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước
Trong bài luận văn này tác giả đã vận dụng 5 nấc thang nhu cầu cơ bản của con người theo giai đoạn đầu của lý thuyết Maslow
+ Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý (physiological need), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái, đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
Trang 27người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được Ông bà ta cũng sớm nhận ra điều này khi cho rằng "có thực mới vực được đạo", cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn Chúng ta có thể kiểm chứng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu
+ Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiển trong cả thể chất lẫn tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm, các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha
mẹ, mong muốn được vỗ về Nhu cầu này được thể hiện qua các mong muốn về sự
ổn định trong cuộc sống, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở
+ Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm
+ Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng,
vì nó thể hiện hai cấp độ:
Một là: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả
của bản thân
Hai là: Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có
lòng tự trọng, sự tin tưởng vào khả năng của bản thân
Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn
+ Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
Trang 28Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình " sinh ra để làm" Nói một cách đơn giản, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của các em tại Trung tâm BTXH theo năm bậc thang về nhu cầu Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow
Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, tác giả còn tìm hiểu xem Trung tâm đã đáp ứng những nhu cầu nào để công tác nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ
mồ côi tại Trung tâm ngày một tốt hơn
1.1.2.2 Lý thuyết hệ thống và sinh thái [19, tr19- 23]
Theo Barker “ hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này”
Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố: hành
vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống
Lý thuyết sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành tố cùng tồn tại trong một môi trường sống Những mối liên hệ này có tính hai chiều và phụ thuộc vào nhau
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó
Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống
Trang 29rộng lớn hơn Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố càng đa dạng Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến các thành tố khác và ngược lại Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất
Cả lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái đã hỗ trợ cho nghề Công tác xã hội như cung cấp cho người thực hành một khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi, không ổn định của con người trong môi trường của họ Hai công trình lý thuyết này tạo thuận lợi cho quá tình liên kết những lý thuyết đã có từ trước như lý thuyết tâm lý-động học và lý thuyết hành vi lại với nhau, giúp cho những người thực hành hình dung quá trình của con người như một tổng thể Sau khi sự liên kết đã thiết lập những người thực hành nghề nghiệp lựa chọn ra những khái niệm mà họ tán thành và sử dụng trong công việc theo một phong cách có tổ chức và kỷ luật
Với trẻ em, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên trẻ em Lý thuyết hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tác giả nhận thấy TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: nhân sự (cán bộ lãnh đạo, nhân viên chăm sóc, trẻ em), đối tác, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính… Mặt khác, Trung tâm cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn là
Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Dưới cách nhìn nhận TTBTXH là một hệ thống và cũng là một tiểu hệ thống, khi tiến hành những can thiệp cụ thể tại Trung tâm tác giả không thực hiện những hoạt động riêng lẻ, rời rạc đối với từng bộ phận mà thực hiện đồng bộ các bộ phận
Trang 30các nhóm đối tượng khác nhau: nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, nhóm cán bộ làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em tại Trung tâm, nhóm gia đình của các trẻ Do vậy, kết quả thu thập thông tin phản ánh thông tin khách quan về thực trạng hòa nhập cộng đồng của các em tại tại Trung tâm
Bên cạnh đó, tìm hiểu thực trạng hòa nhập cộng đồng của trẻ em trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa trẻ với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái, ở đó, các mối quan hệ
có sự tác động qua lại với nhau Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải nghiên cứu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống đó Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng
1.1.2.3 Lý thuyết vai trò [19, tr19- 23]
Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay
vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ
Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra sao Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó
Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không
Trang 31Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai
Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy mỗi một bộ phận tại Trung tâm bao gồm: cán bộ quản lý trung tâm, cán bộ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bản thân trẻ có những vai trò nhất định Mỗi một vai trò thể hiện qua những công việc, nhiệm vụ cụ thể
Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt động của Trung tâm qua công việc như lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và các em đang sinh sống tại Trung tâm Ngoài ra, cán bộ quản lý còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của Trung tâm với Sở lao động thương binh và xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc
Đối với cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ, các vai trò của một nhân viên như vai trò là người “mẹ”, người chị quán xuyến, hướng dẫn, đốc thúc các em thực hiện chế độ, nội quy của Trung tâm; là người “thầy” dạy dỗ, giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình; là người “bạn” luôn quan tâm, chia sẻ, động viên các
em Bên cạnh đó còn có vai trò của một nhân viên Công tác xã hội khi thực hiện các công việc hỗ trợ xác định nhân thân, kết nối tạo việc làm, giám hộ/biện hộ, cho các
em khi cần thiết Đối với các em, các em lớn có vai trò hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ học hành các em nhỏ hoặc những em mới đến Các em nhỏ có vai trò bảo ban khi các bạn vi phạm nội quy
1.1.2.4 Lý thuyết cấu trúc – chức năng [19, tr19- 23]
Trang 32Về mặt thuật ngữ, lý thuyết cấu trúc – chức năng còn có các tên gọi khác là thuyết chức năng – cấu trúc, thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Parsons, Robert Merton Các tác giả của thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững
Theo quan điểm của Talcolt Parsons, người khởi xướng thuyết cấu trúc - chức năng, mỗi hệ thống đều có 4 chức năng được thể hiện theo sơ đồ: Phù hợp (adapation), đạt mục đích (goal attainment), hoà nhập (integration), bảo toàn cấu trúc (latency/ pattern maintenance) Điều đó có nghĩa, mỗi hành động của bất kỳ của một nhóm, một thể chế hay một xã hội nào cũng đều có những nét chung đó là: hoạt động trong một hệ thống với những điều kiện cho phép
Ông còn khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng, trong
đó cấu trúc giữ vai trò quyết định Sự thay đổi về mặt chức năng sẽ làm hoàn thiện cấu trúc của nó
Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội, nhà xã hội học Robert Merton chỉ ra những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc Ông khái quát đó là hiện tượng loạn chức năng hay phản chức năng Để nhận diện được hiện tượng này cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại đến lợi ích của ai?
Tuy nhiên, trong một cấu trúc mà các bộ phận có mối quan hệ tương tác với nhau thì nhiều khi hệ quả của một hiện tượng có thể mang lại lợi ích cho nhóm người này nhưng lại có hại cho nhóm người khác, tức là phản chức năng Do đó, nhận định là chức năng hay phản chức năng phụ thuộc vào mục đích,vị trí trong mối quan hệ mà hiện tượng đó diễn ra
Trang 33Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu, chúng tôi xem xét Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu là một cấu trúc tổng thể, thống nhất trong đó mỗi bộ phận có các chức năng cụ thể Các chứa năng của các thành phần đó không tách rời nhau mà có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Do đó, mỗi một chức năng không được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác trong một bộ phận đồng thời cũng tác động tới các bộ phận khác
Trong cấu trúc tổng thể là Trung tâm, mỗi bộ phận thực hiện các chức năng qua các mối quan hệ: Giám đốc – nhân viên, giám đốc – trẻ em, nhân viên – trẻ em Nếu mỗi bộ phận thực hiện đúng chức năng thì cấu trúc tổng thể hài hòa, phát triển ngược lại nếu không thực hiện đúng chức năng (phản chức năng) thì cấu trúc có nguy
cơ lỏng lẻo, bị phá vỡ
Mặt khác, xem xét một cấu trúc rộng lớn hơn đó là hệ thống bảo vệ trẻ em thì Trung tâm nằm trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, cộng đồng nơi cư trú, chính sách, chế độ ưu đãi Trong mối quan hệ này, các chức năng của gia đình và Trung tâm có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần của trẻ em Giảm thiểu hay mất mát chức năng gia đình khiến cho các em mất đi môi trường xã hội hóa đặc biệt quan trọng
Một trong những giải pháp hữu ích là mang lại cho các em các chức năng gia đình thay thế Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chăm sóc, nuôi dưỡng dưới
hình thức “gia đình” đang ngày càng phổ biến tại các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em Cán bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ được gọi là “bà, mẹ”, người lớn tuổi hơn là các
“anh, chị” còn người ít tuổi hơn gọi là “em” Các xưng hô, ứng xử tại trung tâm cũng
được thực hiện nề nếp giống như một gia đình thực thụ
Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu là nền tảng lý luận cho phép nhóm nghiên cứu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa tương hỗ các thành phần, bộ phận của Trung tâm; chức năng của mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài hòa của cấu trúc
Trang 34các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống khác xung quanh Ngoài ra, việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của trẻ cũng như của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết các em đã và đang chịu thiệt thòi hơn về cuộc sống, tình yêu thương so với những trẻ
em bình thường khác
1.1.3 Đặc điểm tâm lí trẻ em mồ côi
1.1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em mồ côi
Những trẻ em khi sinh ra và lớn lên không có được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ có nghĩa là chúng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống Những khó khăn này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu thốn tinh yêu thương chăm sóc của cha mẹ
Những khó khăn đời sống vật chất như thiếu thực phẩm, không có nhà ở không
đủ phương tiện sinh hoạt hằng ngày, không được hưởng điều kiện chăm sóc vệ sinh… Khó khăn về đời sống vật chất không chỉ ḱì m hãm sự phát triển thể chất của các em
c ̣òn làm cho các em mất đi nhiều quyền cơ bản như học tập, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội Thay vào đó, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân Chính những khó khăn này đã làm cho các em có cảm giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu Tuy nhiên có những em nhận thức được hoàn cảnh của mình nên khi có được sự hỗ trợ thích hợp bên ngoài các em rất trân trọng sự giúp đỡ đó và tỏ ra rất có ý chí vượt khó để phấn đấu lao động và học tập
Thiếu vắng đi tình thương yêu của cha mẹ, gia đình, đặc biệt là ở những năm đầu trong quá tŕnh sống của trẻ có nghĩa là trẻ sẽ mất đi một môi trường xã hội hóa cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con người Quá trình xã hội hóa là một quá trình liên tục,
nó bắt đầu ngay từ khi còn là hài nhi trong bụng mẹ Những năm đầu, cha mẹ là người xây những viên gạch nền tảng của quá trình này Ví dụ như trẻ học cách thể hiện tình cảm của mình đúng lúc, học cách giao tiếp trong xã hội, học các lễ nghi phong tục,
Trang 35tập quán Nếu không có cha mẹ, nghĩa là trẻ mất đi cơ hội học hỏi những vấn đề này và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạo lập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ Chính vì vậy đòi hỏi những người thân như họ hàng, cộng đồng và xã hội hãy quan tâm, dìu dắt các em ngay khi mà các em bị chia lìa khỏi cha mẹ Trẻ em cũng như tất
cả mọi người chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ, an ủi mỗi khi gặp khó khăn và đối với trẻ mồ côi thì điều đó càng quan trọng Do thiếu vắng cha mẹ nên đời sống tình cảm của các em thường bị xáo trộn: những mất mát mà các em phải chịu, những khó khăn đời thường mà các em phải trải nghiệm nếu không có một ai nâng đỡ, điều này dễ dẫn đến
sự nghi hoặc, sự bất cần của các em vào cuộc sống Điều này cũng giải thích cho hiện tượng phạm pháp ở trẻ không có cha mẹ Nếu người chăm sóc cho trẻ thấy được sự quan tâm, tin yêu của ḿnh đối với trẻ, trẻ sẽ có một tình cảm rất sâu nặng, biết ơn với người đó, lấy đó làm niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó khăn các
em sẵn sàng tìm đến chia sẽ và xin lời khuyên nhủ
1.1.3.2 Tâm lí trẻ em mồ côi
Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ
về tâm lí trẻ em mồ côi, thông thường người ta dựa trên tâm lí trẻ em và những nét biểu hiện thực tế của trẻ em mồ côi để phác họa một số nét tâm lí cơ bản của trẻ em
mồ côi
Điều đầu tiên trong tâm lí trẻ mồ côi là cảm giác cô đơn, trống trải Trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận… Trẻ lo lắng sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè… Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao có tiền kiếm bữa cơm để tồn tại qua ngày Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm
Các em hoài nghi mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét mà không rõ lí do những đứa trẻ hơn nó về gia thế hay có đầy đủ cha mẹ Trẻ mồ côi sẽ hằn thù sâu đậm đàn ông hay đàn bà nếu trẻ sống với cha dượng, mẹ kế hay người chăm sóc đối xử tệ bạc và ngược đãi trẻ hoặc nhẫn tâm bỏ rơi trẻ
Tuy nhiên, các em biết chia sẽ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ
Trang 36Trẻ thèm được cha mẹ chở đi học, đi chơi và được yêu thương như bao trẻ em có cha
mẹ Đối với các em ước mơ về một gia đình tuy nhỏ bé nhưng lại rất xa vời
1.1.4 Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay
Trẻ em ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa thành những quy định, điều khoản, chế tài trong các bộ luật, luật Mặt khác, nhiều đề án, chính sách, chương trình hành động được ban hành có tính thực tiễn cao góp phần không nhỏ hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng
Đảng và Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Ngày 12/08/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (có hiệu lực từ ngày 16/08/1991 Ngày 15/06/2004, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 nhằm từng bước điều chỉnh luật cho phù hợp hơn trong thực tiễn
Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhiều chương trình, đề án, chính sách, kế hoạch hành dộng được ban hành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong đó có nhóm trẻ em mồ côi Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai
đoạn 2001-2010 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2001), bên cạnh các mục tiêu đối với trẻ em nói chung thì các
mục tiêu đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi cũng được quy định
cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc bằng mọi hình thức từ 70% lên 80% vào năm 2005 và 100% vào năm 2010; 70% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, chăm sóc vào năm 2010
Trang 37Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011) đã triển khai Dự án
xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng Đối với trẻ em mồ côi, mục tiêu của dự án: 90% trẻ em mồ côi được chăm sóc
Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Chính phủ ban hành Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
thảm họa giai đoạn 2013-2020 (Quyết định Số: 647/QĐ-TTg) Đề án nhằm huy động
sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống Mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận
sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp; tiếp tục thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Từ góc độ pháp lý, thông qua các chương trình, đề án, kế hoạch hành động đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em mồ côi Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng minh chứng với cộng đồng quốc tế về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nói chung và công tác nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống trong TTBTXH nói riêng
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ
đô Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.231,77 km2, gồm 9 đơn vị
Trang 38Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý của nhiều nút giao thông quan trọng là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ toả đi khắp đất nước; thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam Tỉnh Vĩnh Phúc nằm liền kề với thủ
đô Hà Nội, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và đường vành đai
IV thành phố Hà Nội có hệ thống đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh Vĩnh Phúc có 4 sông chính là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà
Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia: Có khu nghỉ mát Tam Đảo, với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nằm trong khu rừng nguyên sinh khoảng 1.500ha Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như Đại Lải, Làng Hà, Đầm Vạc Nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia như: Tây Thiên, Tháp Bình Sơn… được du khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ Vĩnh Phúc có 03 sân Golf đã đi vào hoạt động: sân golf Tam Đảo, sân golf Nam Đầm Vạc, sân golf Đại Lải
Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng lớn về ngân sách nhà nước, cho nên các chính sách về an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ ở mức cao, Vĩnh Phúc là địa phương đứng đầu cả nước về điểm bình quân các bài thi đại học năm 2013 Công tác phân luồng tiếp tục được triển
Trang 39sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, không có dịch bệnh lớn xảy ra; tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 11,9% (kế hoạch là 12%) Giải quyết việc làm được quan tâm và kết quả đạt được là đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, đã giải quyết việc làm được cho 20.507 lao động đạt 97,6% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2012, xuất khẩu lao động được 491 lao động đi làm việc ở nước ngoài Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5,0% (đa ̣t kế hoa ̣ch ) Tỷ lệ dân
số tham gia BHYT trên địa bàn đạt 67%, tăng 6% so năm 2012.Tỉnh đã tổ chức thành công Tuần Văn hoá - Du lịch năm 2013 Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với việc thực hiê ̣n Chỉ thị s ố 11-CT/TU ngày 18/10/2012 của Tỉnh ủy đã đi vào nề nếp [1, tr 3-4]
1.2.2 Vài nét về tình hình công tác BVCSTE tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua [1]
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo và thực hiện nhiều mô hình hướng tới trẻ em và vì trẻ em: phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em đồng thời phát động Tháng hành động vì trẻ em
Không những thế, tỉnh đã chỉ đạo việc tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em” Đến nay, toàn tỉnh đã có 115
xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
Tính riêng 9 tháng 2013, toàn tỉnh đã tổ chức khám sức khoẻ cho 4.547 trẻ em dưới 5 tuổi; cấp thực phẩm phục hồi dinh dưỡng cho 1.429 trẻ em bị suy dinh dưỡng; cấp sữa tươi dinh dưỡng cho 1.170 trẻ em; hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập cho 126 trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ lao động nặng nhọc; cấp 350 xuất quà nhân
Trang 40tỉnh Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 các địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ; tặng quà, cấp học bổng nhằm động viên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc sống
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, trong thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cơ sở; tiếp tục triển khai hoạt động các mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em”, “Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng”; nhân rộng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho trẻ
1.2.3 Vài nét về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuát, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng
tái hoà nhập xã hội
Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Lịch sử hình thành
Trung tâm Bảo Trợ Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đóng trên địa bàn thôn Lai Sơn - Phường Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên và chính thức được thành lập ngày 24/01/1997 theo quyết định số 96-QĐ- UBND của UBND tỉnh Vĩnh phúc Cơ quan