Để đối phó với vấn đề này, những năm qua huyện Đầm Dơi đã quan tâm đầu tư hàng trăm triệu đồng làm bờ kè chống xói lở, bảo vệ các công trình giao thông, các công trình xây dựng cơ bản..
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đầm Dơi, ngày 2 tháng 4 năm 2013
BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau lần thứ III năm 2012- 2013
1.Tên đồng tác giả giải pháp: Nguyễn Văn Phẩm, Ngô Diễm Phúc, Trần Trung Kết.
2.Tên giải pháp dự thi: Trồng cây mắm chống xói lở ven sông.
3.Mô tả giải pháp:
3.1.Cơ sở hình thành giải pháp:
Đầm Dơi là huyện có nhiều tuyến sông rạch, do vậy giao thông đường thủy phát triển Ước tính mỗi ngày có hàng ngàn phương tiện giao thông thủy lưu thông, do số lượng phương tiện tăng, cộng với nhiều loại máy mã lực lớn xuất hiện đã làm gia tăng tình trạng sạt lở Tình trạng ấy đã và đang đe dọa đến không
ít công trình giao thông nông thôn, các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước
và nhân dân Để đối phó với vấn đề này, những năm qua huyện Đầm Dơi đã quan tâm đầu tư hàng trăm triệu đồng làm bờ kè chống xói lở, bảo vệ các công trình giao thông, các công trình xây dựng cơ bản Nhân dân nhiều nơi cũng đã dùng các loại vật liệu khác nhau như: đal, đá, cây lá địa phương để xây dựng hàng ngàn mét bờ kè Tuy nhiên, đây là những con số rất nhỏ so với yêu cầu thực tế Hơn nữa, nhiều công trình bờ kè sau một thời gian đưa vào sử dụng hiện đang xuống cấp hoặc không còn hiệu quả cao trong phòng chống sạt lở Nhiều con đường chạy dọc theo các tuyến sông, kinh, rạch trong huyện xói lở nghiêm trọng Tuyến đường bê-tông từ trung tâm huyện Đầm Dơi về xã Tạ An Khương Nam xói lở làm hư hỏng nhiều đoạn, hay tuyến đường dọc theo sông Đầm Dơi thuộc khóm 1, thị trấn Đầm Dơi có không ít chỗ xói lở đe dọa đến lộ bê-tông và còn rất nhiều tuyến đường trong huyện bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng
Trang 2Đối phó với tình trạng xói lở, nhất thiết mỗi địa phương, cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống Một trong những biện pháp mà chúng tôi cho là hiệu quả nhất đó là trồng cây mắm chống xói lở ven sông Bời vì Mắm là một trong những quần thể hình thành rừng ngập mặn Cây mắm giá trị kinh tế không đáng kể, nhưng là loài cây tiên phong lấn biển và có công rất lớn trong việc hình thành và phát triển của rừng ngập mặn Mắm là loại cây có bộ rễ rất dày, hiệu quả chống xói lở các bờ kinh, sông, rạch rất tốt
Trước thực trạng trên ở địa phương, năm 2009 Liên đoàn Lao động đã mạnh dạn đề nghị với Thường trực Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi thống nhất giao cho các Công đoàn cơ sở ban ngành, đoàn thể cấp huyện tiến hành trồng cây mắm tuyến đường Đầm Dơi- Chà Là (trọng tâm là mé sông tuyến đường xe Trần Phán) Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện đến nay những khu vực được trồng mắm đã phát triển tốt và đảm bảo chống xói lở vững chắc Nếu so sánh với tuyến lộ tiếp nối Cà Là- Cái Nước- Quốc lộ 1A (thuộc địa phận huyện Cái Nước) với điều kiện tương đồng nhưng bị sạt lở nghiêm trọng, hiện nay huyện Cái Nước đang tiến hành gia cố bằng đá bao bằng lưới thép B40 rất tốn kém kinh phí, vả lại điều kiện nước mặn nên cũng chỉ là giải pháp tình thế trước mắt, thiếu bền vững Mặt khác việc trồng cây mắm chống xói lở còn góp phần thêm cây xanh che phủ, cải thiện môi trường
3.2.Nội dung cơ bản của giải pháp:
Biện pháp trồng mắm chống xói lở ven sông rất đơn giản Đối với những tuyến đường bị sạt lở nhiều, chúng ta sẽ tạo nên bờ kè thủ công: dùng ráng hoặc cây làm hàng rào bên ngoài, sau đó tấn bằng lưới mành, bên trong đổ bùn non, rồi dùng trái mắm rải đều lên (chủ yếu giữ để trái mắm không bị nước cuốn) Đối với những tuyến đường bị sạt lở ít, có bãi bồi, chúng ta chỉ cần cắm trái mắm trên bãi bồi theo dọc tuyến đường Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mắm đâm chồi, bám rễ vào trong đất Rễ mắm đi đến đâu những chồi non cứ thế mà sinh sôi phát triển dày thêm đến đó Thực tế cho thấy, trồng mắm làm bờ kè chỉ sau một năm
là phát huy được hiệu quả Ưu thế của việc làm bờ kè bằng cách trồng cây mắm
Trang 3là tiết kiệm chi phí (chủ yếu công lao động), không bị hư hỏng theo thời gian do nước mặn như bờ kè bằng đá bao lưới thép B40 hoặc bê-tông cốt thép
3.3.Tính mới:
Mô hình trồng mắm chống xói lở mặc dù đã được phát động ở nhiều nơi, nhưng trên thực tế thì đa số do các hộ dân làm nhưng chưa rộng khắp, chỉ mang tính tự phát nên chưa đem lại hiệu quả cao Chúng tôi thiết nghĩ với tình hình ngân sách khó khăn, để góp phần cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng chung tay chống xói lở, thì vệc phát động công nhân viên chức công chức lao động huyện nhà bắt tay vào thực hiện công trình trồng mắm chống xói lở là rất cần thiết và thiết thực Đây là mô hình lần đầu tiên được triển khai và đưa vào thực hiện phục vụ công tác chống xói lở trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau Thời gian trước đây chủ yếu là do nhân dân tự thực hiện nhưng không duy trì và rộng khắp nên chưa mang lại hiệu quả cao Mô hình này có thể áp dụng trong các địa phương khác và góp phần xây dựng nông thôn mới, một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước mà địa phương đang triển khai thực hiện.
3.4.Về khả năng áp dụng:
Qua thực tế đã thực hiện năm 2009 tại đơn vị huyện Đầm Dơi về việc thực hiện giải pháp nêu trên tại tuyến lộ xe Đầm Dơi- Chà Là đã đem lại hiệu quả thiết thực và cho thấy giải pháp này có thể triển khai thực hiện rộng rãi trên địa bàn huyện trong tỉnh và những vùng đất ngập mặn khác
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán ven đường, ven sông bảo vệ môi trường và chống sạt lở đất Chúng tôi đã đề xuất Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động trình Huyện uỷ và Uỷ ban Nhân dân huyện đăng ký công
trình: “Trồng cây chống sạt lở ven sông - mang tên Công đoàn” Liên đoàn Lao
động huyện chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thực hiện trên địa bàn huyện giai đoạn trước mắt trong 2 năm (2013 và 2014) Sau đó sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch tiếp theo
Trong năm 2013 chúng tôi đề xuất phát động thực hiện giải pháp này ở
120 công đoàn cơ sở, đây được xem là công trình “Mang tên công đoàn” trên
Trang 4địa bàn huyện Đầm Dơi đã được Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện thống nhất cao
3.5.Về hiệu quả kinh tế- xã hội của giải pháp:
Việc trồng mắm ít tốn chi phí, chỉ tốn công, không những có hiệu quả cao trong phòng, chống xói lở, mà còn góp phần tăng độ che phủ của cây xanh, bảo
vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan xanh- sạch- đẹp, đồng thời cho cây gỗ phục vụ đời sống thường ngày
Trên đây là nội dung giải pháp “Trồng cây mắm chống xói lỡ ven sông” tham gia dự thi tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Cà Mau lần thứ III- năm 2012- 2013 Với sự nhiệt tình của mình, đồng tác giả hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình và động viên phong trào trong CNVCLĐ đơn vị với Hội thi của tỉnh để có thêm nhiều sáng tạo nhằm thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Xác nhận của cơ quan Đồng tác giả
Mai Hồng Kỳ