Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Tình hình khí hậu, thời tiết biến đổi bất lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi lan rộng, cùng với quy trình sản xuất của nông dân chủ yếu d
Trang 1Mẫu 02/BC- XDSK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Cà Mau, ngày 27 tháng 01 năm 2014.
BÁO CÁO NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN.
Tên sáng kiến: “Nâng cao năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin cho
cán bộ đoàn thể và nông dân”.
- Họ và tên người thực hiện: Võ Thanh Hùng
- Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 8/2010 đến tháng 10/2011
1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:
Tình hình khí hậu, thời tiết biến đổi bất lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi lan rộng, cùng với quy trình sản xuất của nông dân chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm truyền thống, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, do thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật đê ứng dụng vào sản xuất và cách phòng, trị các loại bệnh thường gặp đối với các đối tượng cây trồng, vật nuôi Từ
đó, trong quá trình sản xuất thường bị rũi ro, năng suất sản xuất không cao; việc nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm rất hạn chế; đời sống của một bộ phận nông dân gặp khó khăn,…
Xuất phát từ những vấn đề trên, phải đưa thông tin khoa học kỹ thuật đến tay người nông dân để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống
Do đó, vấn đề nâng cao năng ứng dụng Công nghệ thông tin vào sản xuất và đời
sống cho cán bộ Hội đoàn thể và hội viên ,nông dân là sự cần thiết
2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Với tinh thần quyết tâm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành đông của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện Chương trình hành động của Chíng phủ, của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Nâng cao năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin cho cán bộ Hội đòan thể và hội viên, nông dân, khai thác thông tin trên mạng Internet, nhằm mục đích thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
Trang 2nghệ thông tin trong tỉnh Cà Mau, rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí giữ thành thị và nông thôn
3 Phạm vi triển khai thực hiện: Triển khai thực hiện trong hệ thống Hội
đòan thể và nông dân trong tỉnh
4 Mô tả sáng kiến:
Xuất phát từ tình hình thực tế, tôi đề xuất, làm tham mưu cho Ban Thường
vụ Hội Nông dân tỉnh làm tờ trình xin chủ trương Ủy ban nhân tỉnh đầu tư công nghệ thông tin cho Hội Nông dân cơ sở (Xã, thị trấn) được Ủy ban nhân tỉnh chấp thuận cho chủ trương đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ Đồng thời phối hợp với cán bộ Trung Tâm thông tin & Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư công nghệ thông tin cho Hội Nông dân cơ sở và trình Hội đồng khoa học tỉnh chấp thuận (Có báo cáo khoa học dự án kèm theo); tiến hành triển khai từ năm 2010 – 2011 có 15 cơ sở Hội được trang bị, mỗi cơ sở Hội 02 bộ máy vi tính và trang thiết bị; đồng thời tập huấn cho 150 cán bộ hội đòan thể và hội viên nông dân về sử dụng tin học và khai thác, cập nhật thông tin trên mạng Internet để ứng dụng vào sản xuất và đời sống
Đề xuất cải tiến: Thay đổi nhận thức từ quy trình sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, sang ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng giá trị hàng hóa nông sản phẩm làm ra và nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm kịp thời và nâng cao kiến thức đời sống nông dân
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức trong cán bộ, hội viên, nông dân về ứng dung công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống, tôi luôn theo dõi, cập nhật thông tin, phối hợp với cán bộ khoa học cuả các ngành giúp cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện phát huy tốt hiệu quả
5 Kết quả, hiệu quả mang lại:
Về mặt khoa học là xây dựng thàng công mô hình cung cấp thông tin cho cán bộ Hội đòan thể và hội viên, nông dân vùng sâu, vùng xa ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống kịp thời Từ kết quả của dự án này được triển khai nhân rộng dự án tiếp theo với quy mô tương tự, tính đến nay đã có 71
cơ sở Hội được trang bị máy vi tính và trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn của Hội và điểm truy cập thông tin phụcvụ cho nông dân ứng dụng vào sản xuất và đời sống Việc đầu tư triển khai dự án đã mang lại hiệu quả và có tính lan tỏa trong cộng đồng dân cư; từ đó, có 10 hộ nông dân tự đầu tư kinh phí mua sắm máy tính và kết nói Internet để sử dung trong gia đình và những hộ gia đình lân cận
Trang 3Hiệu quả mang lại là nâng cao năng lực cho cán bộ Hội đòan thể và hội viên, nông dân về sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin trên Internet, học hỏi được các mô hình sản xuất, chăn nuôi…có hiệu quả từ các vùng, miền trong cả nước, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, làm tăng năng suất sản xuất, rút ngắn khoảng cách về trình độ dân trí giữa thành thị và nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ việc ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ thông tin – tin học trong tỉnh Cà Mau Đây là cầu nói góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội, củng cố niềm tin trong cán bộ Hội đoàn thể và hội viên, nông dân, càng tin tưởng hơn sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước và tổ chức Hội
6 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn, Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin – tin học vào sản xuất và đời sống; cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh rất đồng tình, phấn khởi; đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; hạn chế được tình trạng rũi ro trong sản xuất, chăn nuôi…
Hiện nay đang triển khai rộng rãi cho nông dân trong tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin - tin học vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao nhận thức của người dân vùng nông thôn trong tỉnh Cà Mau
7 Kiến nghị, đề xuất:
Đề xuất Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh có sơ kết đánh giá hiệu quả sáng kiến việc ứng dụng công nghệ thông tin - tin học vào sản xuất và đời sống trong cán bộ, hội viên, nông dân và tiếp tục phát động, duy trì thực hiện cho những năm sau./
Ý kiến xác nhận của
Thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo
Võ Thanh Hùng