Tóm tắtMất răng sau hàm trên cho thấy nhiều khó khăn khithực hiện phục hồi bằng implant nha khoa. Bên cạnhmật độ x−ơng kém, tình trạng tiêu x−ơng ổ sau nhổrăng và sự nở rộng của xoang hàm về phía x−ơng ổ đãlàm giảm kích th−ớc x−ơng theo cả chiều cao và chiềurộng. Để v−ợt qua những khó khăn này, một số giảipháp đã đ−ợc đ−a ra trong đó có ph−ơng pháp tăngthể tích x−ơng bằng việc đặt vật liệu ghép vào sànxoang hàm, sau khi đã nâng màng xoang lên khỏi sànxoang. Bài báo cáo trình bày kết quả phẫu thuật nângxoang, đ−ợc thực hiện tại khoa Cấy ghép Nha khoa –BV RHM TW TPHCM từ năm 2006 đến 2012, với mộtsố đánh giá và nhận xét về ph−ơng pháp thực hiện vàkết quả đạt đ−ợc về mặt lâm sàng và xquang.Từ khoá: nâng xoang, tiêu x−ơng, ghép x−ơng,implant nha khoa.SummaryThe edentulous posterior maxilla presents manychallenges for rehabilitation with endosseous dentalimplants. Apart from poor bone density, the postextraction resorption of the crestal bone together withthe expansion of the maxillary sinus cavity towards thealveolar bone would result in the decrease of bonedimensions both vertically and horizontally. In order toovercome these challenges, several techniques havebeen proposed, which include sinus augmentation bymeans of filling the grafting materials onto sinus floorafter the elevation of Schneiderian membrane hasbeen predictable. This report presents the results ofthe sinus augmentation surgeries which wasperformed at The national hospital of Odontostomatology in Ho Chi Minh city from 2006 to 2012,with several assessment and comment on theperfomed techniques and the obtained results clinicallyas well as radiographically.Keywords: sinus lift, bone resorption, bonegrafting, dental implant.ĐặT VấN ĐềTiêu x−ơng sau nhổ răng ở vùng răng sau hàm trênvà sự lớn dần lên của khoang xoang hàm đ−a đến tìnhtrạng thiếu chiều rộng và chiều cao x−ơng ổ. Thiếu thểtích x−ơng làm cho việc phục hồi răng mất bằngimplant nha khoa gặp nhiều khó khăn.Một số kỹ thuật tăng thể tích sống hàm nh− ghépx−ơng nguyên khối, ghép tái tạo x−ơng có h−ớng dẫn,kéo dãn sinh x−ơng và nâng xoang đã đ−ợc đề nghịnhằm phục hồi lại sống hàm đã tiêu theo thời gian.Boyne và James (1980)2 đã mô tả kỹ thuật nângxoang hở dựa trên nguyên tắc mở cửa sổ xoang củaCadwell Luc. Vật liệu ghép x−ơng đ−ợc đ−a vào sànxoang sau khi màng xoang đã đ−ợc nâng lên khỏi sànxoang hàm trên. Implant nha khoa có thể đ−ợc đặtđồng thời với ghép xoang hoặc sau thời gian ghépxoang thành công.Nhiều loại vật liệu ghép x−ơng đ−ợc áp dụng trongkỹ thuật nâng xoang và cho kết quả khả quan 1,3,5.Vật liệu ghép x−ơng đồng loại cho thấy nhiều −u điểmvà kết quả tốt trong việc phục hồi thể tích x−ơng đãmất sau nhổ răng 1,5.Bài báo cáo là một tổng kết và đánh giá sơ bộ kếtquả phẫu thuật nâng xoang kết hợp đặt implant đ−ợcthực hiện tại khoa Cấy ghép nha khoa, BV Răng hàmmặt Trung −ơng TPHCM, từ 112006 đến 3062012.Một số vấn đề khó khăn liên quan đến thành côngimplant đặt ở vùng ghép xoang cũng đ−ợc đ−a vào bànluận nhằm giúp các nhà chuyên môn có thể chọn lựađ−ợc kỹ thuật và vật liệu ghép x−ơng phù hợp.TổNG QUAN TàI LIệUPhân loại điều trị implant vùng răng sau hàmtrênTrong phân loại SA (SubAntral) của Misch 4,ph−ơng thức điều trị phụ thuộc vào chiều cao x−ơngcòn lại giữa sàn xoang và đỉnh sống hàm trong vùngđặt implant.1. Phân loại 1 (SA1): đặt implant th−ờng qui.Nếu chiều cao sống hàm ≥ 12 mm và chiều rộngsống hàm > 5 mm.2. Phân loại 2 (SA2): nâng xoang kín và đặtimplant đồng thời.Nếu chiều cao sống hàm từ 10 12 mm và chiềurộng sống hàm > 5 mm. Màng xoang đ−ợc nâng và đặtimplant có thể có hoặc không có ghép x−ơng vào sànxoang hàm.3. Phân loại 3: nâng xoang hở và đặt implant tức thìhoặc trì hoãnNếu chiều cao sống hàm từ 5 10 mm và chiềurộng sống hàm >5 m. Ghép xoang và đặt implant đ−ợcthực hiện trong cùng một lần phẫu thuật.4. Phân loại 4: nâng xoang hở và trì hoãn việc đặtimplant.Nếu chiều cao sống hàm < 5 mm và chiều rộngsống hàm > 5 mm. Ghép xoang hàm đ−ợc thực hiệnđể phục hồi chiều cao x−ơng d−ới xoang. Implant đ−ợcđặt vào vùng ghép xoang sau thời gian lành th−ơng 6 –10 tháng.ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU1. Đối t−ợng nghiên cứu.Tất cả bệnh nhân mất răng sau hàm trên đ−ợc điềutrị phục hồi bằng implant kết hợp kỹ thuật nâng xoanghở, trong khoảng thời gian từ 01012006 – 30062012,
Trang 1Y học thực hành (855) - số 12/2012
42
ASD children have gastrointestinal problem MMWR Surveill Summ 2012;61(3):1–19
PHẫU THUậT NÂNG XOANG-GHéP XƯƠNG TRONG CấY GHéP NHA KHOA - ĐáNH GIá KếT QUả TạI Bệnh viện Răng hàm mặt TRUNG ƯƠNG Thành phố Hồ chí minh 2006 - 2012
NGUYễN VĂN KHOA Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM Tóm tắt
Mất răng sau hàm trên cho thấy nhiều khó khăn khi
thực hiện phục hồi bằng implant nha khoa Bên cạnh
mật độ xương kém, tình trạng tiêu xương ổ sau nhổ
răng và sự nở rộng của xoang hàm về phía xương ổ đã
làm giảm kích thước xương theo cả chiều cao và chiều
rộng Để vượt qua những khó khăn này, một số giải
pháp đã được đưa ra trong đó có phương pháp tăng
thể tích xương bằng việc đặt vật liệu ghép vào sàn
xoang hàm, sau khi đã nâng màng xoang lên khỏi sàn
xoang Bài báo cáo trình bày kết quả phẫu thuật nâng
xoang, được thực hiện tại khoa Cấy ghép Nha khoa –
BV RHM TW TPHCM - từ năm 2006 đến 2012, với một
số đánh giá và nhận xét về phương pháp thực hiện và
kết quả đạt được về mặt lâm sàng và x-quang
Từ khoá: nâng xoang, tiêu xương, ghép xương,
implant nha khoa
Summary
The edentulous posterior maxilla presents many
challenges for rehabilitation with endosseous dental
implants Apart from poor bone density, the
post-extraction resorption of the crestal bone together with
the expansion of the maxillary sinus cavity towards the
alveolar bone would result in the decrease of bone
dimensions both vertically and horizontally In order to
overcome these challenges, several techniques have
been proposed, which include sinus augmentation by
means of filling the grafting materials onto sinus floor
after the elevation of Schneiderian membrane has
been predictable This report presents the results of
the sinus augmentation surgeries which was
performed at The national hospital of
Odonto-stomatology in Ho Chi Minh city from 2006 to 2012,
with several assessment and comment on the
perfomed techniques and the obtained results clinically
as well as radiographically
Keywords: sinus lift, bone resorption, bone
grafting, dental implant
ĐặT VấN Đề
Tiêu xương sau nhổ răng ở vùng răng sau hàm trên
và sự lớn dần lên của khoang xoang hàm đưa đến tình
trạng thiếu chiều rộng và chiều cao xương ổ Thiếu thể
tích xương làm cho việc phục hồi răng mất bằng
implant nha khoa gặp nhiều khó khăn
Một số kỹ thuật tăng thể tích sống hàm như ghép
xương nguyên khối, ghép tái tạo xương có hướng dẫn,
kéo dãn sinh xương và nâng xoang đã được đề nghị
nhằm phục hồi lại sống hàm đã tiêu theo thời gian
Boyne và James (1980)[2] đã mô tả kỹ thuật nâng
xoang hở dựa trên nguyên tắc mở cửa sổ xoang của
Cadwell Luc Vật liệu ghép xương được đưa vào sàn
xoang sau khi màng xoang đã được nâng lên khỏi sàn
xoang hàm trên Implant nha khoa có thể được đặt
đồng thời với ghép xoang hoặc sau thời gian ghép xoang thành công
Nhiều loại vật liệu ghép xương được áp dụng trong
kỹ thuật nâng xoang và cho kết quả khả quan [1,3,5] Vật liệu ghép xương đồng loại cho thấy nhiều ưu điểm
và kết quả tốt trong việc phục hồi thể tích xương đã mất sau nhổ răng [1,5]
Bài báo cáo là một tổng kết và đánh giá sơ bộ kết quả phẫu thuật nâng xoang kết hợp đặt implant được thực hiện tại khoa Cấy ghép nha khoa, BV Răng hàm mặt Trung ương TPHCM, từ 1/1/2006 đến 30/6/2012 Một số vấn đề khó khăn liên quan đến thành công implant đặt ở vùng ghép xoang cũng được đưa vào bàn luận nhằm giúp các nhà chuyên môn có thể chọn lựa
được kỹ thuật và vật liệu ghép xương phù hợp TổNG QUAN TàI LIệU
Phân loại điều trị implant vùng răng sau hàm trên
Trong phân loại SA (SubAntral) của Misch [4], phương thức điều trị phụ thuộc vào chiều cao xương còn lại giữa sàn xoang và đỉnh sống hàm trong vùng
đặt implant
1 Phân loại 1 (SA-1): đặt implant thường qui Nếu chiều cao sống hàm ≥ 12 mm và chiều rộng sống hàm > 5 mm
2 Phân loại 2 (SA-2): nâng xoang kín và đặt implant đồng thời
Nếu chiều cao sống hàm từ 10 -12 mm và chiều rộng sống hàm > 5 mm Màng xoang được nâng và đặt implant có thể có hoặc không có ghép xương vào sàn xoang hàm
3 Phân loại 3: nâng xoang hở và đặt implant tức thì hoặc trì hoãn
Nếu chiều cao sống hàm từ 5 - 10 mm và chiều rộng sống hàm >5 m Ghép xoang và đặt implant được thực hiện trong cùng một lần phẫu thuật
4 Phân loại 4: nâng xoang hở và trì hoãn việc đặt implant
Nếu chiều cao sống hàm < 5 mm và chiều rộng sống hàm > 5 mm Ghép xoang hàm được thực hiện
để phục hồi chiều cao xương dưới xoang Implant được
đặt vào vùng ghép xoang sau thời gian lành thương 6 –
10 tháng
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân mất răng sau hàm trên được điều trị phục hồi bằng implant kết hợp kỹ thuật nâng xoang
hở, trong khoảng thời gian từ 01/01/2006 – 30/06/2012,
Trang 2Y học thực hành (855) - số 12/2012 43
tại khoa Cấy ghép Nha khoa – Bệnh viện Răng hàm
mặt Trung ương TPHCM
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang không đối
chứng
2.2 Các tiêu chí đánh giá gồm:
Tuổi
Giới tính
Vị trí răng đã sử dụng kỹ thuật nâng xoang
Đường kính và chiều dài implant sử dụng
Lượng xương mất quanh cổ implant theo chiều
ngang
Tỉ lệ thành công implant có ghép xoang
Tỉ lệ thành công phục hình trên implant có ghép
xoang
2.3 Phương pháp phẫu thuật nâng xoang hở:
gây tê tại chỗ với Lidocain 2% có Adrenaline
1/100.000 Vạt hình thang được thiết kế với đường rạch
đầu tiên được thực hiện trên đỉnh sống hàm hơi lệch về
phía khẩu cái Hai đường rạch dọc được định vị cách vị
trí ghép khoảng 1 răng về phía gần và phía xa Bóc
tách vạt toàn phần để bộc lộ xương sống hàm và vách
ngoài xoang hàm trên Mũi khoan tròn được dùng để
tạo cửa sổ xương ở vách ngoài xoang hàm Bóc tách
màng xoang với bộ dụng cụ chuyên dụng có nhiều góc
gấp khác nhau và đẩy màng xoang vào phía trong và
lên trên Xương đồng loại trộn với xương tự thân, xương
dị loại hoặc xương tổng hợp được đặt vào vùng đáy
xoang hàm – bên dưới màng xoang Implant được đặt
đồng thời nếu chiều cao sống hàm còn lại ít nhất 3 mm
và đủ tạo độ vững ổn thì đầu cho implant Che cửa sổ
xoang bằng màng collagen tự tiêu Khâu kín vạt với
các mũi giảm căng và mũi khâu rời Implant được chôn
vùi trong xương với thời gian lành thương từ 6 – 9
tháng Sau thời gian này, implant được bộc lộ và gắn
hướng dẫn lành thương 3 tuần sau khi đặt hướng dẫn
lành thương, tiến hành lấy dấu implant và gắn phục
hình sứ trên implant sau bảy ngày
KếT QUả
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Bảng 3: Phân bố vị trí đặt implant có ghép xoang
Vị trí răng Số implant Tỷ lệ (%)
Bảng 4: Đường kính implant
Đường kính (mm) Số implant Tỷ lệ (%) 3,5 – 3,75 17 23,29
Bảng 5: Chiều dài implant
Chiều dài (mm) Số implant Tỷ lệ (%)
Bảng 6: Rách màng xoang trong khi phẫu thuật
Màng xoang Số xoang hàm Tỷ lệ (%)
Bảng 7: Che cửa sổ xoang với màng Collagen
Che cửa sổ bằng màng collagen Số xoang Tỷ lệ (%)
Bảng 8: Thành công và thất bại phẫu thuật ghép xoang hàm
Số xoang Tỷ lệ (%)
Bảng 9: Lượng xương tiêu theo chiều ngang quanh
cổ implant sau khi gắn phục hình trên implant
Thời gian (tháng) Lượng xương tiêu (mm)
Bảng 10: Thành công implant trong vùng ghép xoang
Số implant Tỷ lệ (%)
Bảng 11: Thành công phục hình trên implant trong vùng ghép xoang
Số phục hình Tỷ lệ (%)
Trang 3Y học thực hành (855) - số 12/2012
44
BàN LUậN
- Phần lớn bệnh nhân nâng xoang hở nằm trong độ
tuổi 41-59 (78,78%) Tỉ lệ giữa nam và nữ có nhu cầu
ghép xoang đặt implant là như nhau, 16 nam và 17 nữ
- Trong khảo sát này có 2/3 số bệnh nhân (63,64%)
được chọn thực hiện phương thức điều trị theo phân
loại SA3 của Misch [4] Với thực tế lâm sàng, ghép
xoang và đặt implant đồng thời sẽ được tiến hành nếu
có đủ 3 mm xương theo chiều đứng - đủ để có thể giữ
implant ổn định thì đầu và bảo đảm sự ổn định của
implant trong suốt quá trình lành thương vùng ghép
xoang Điều này giúp rút ngắn thời gian điều trị cho
bệnh nhân mà vẫn bảo đảm kết quả ghép xoang Tuy
nhiên cần chú ý loại bỏ hoặc giảm lực tác động trên
sống hàm vùng đặt implant để tránh gây di chuyển
implant vào xoang hàm Tuyệt đối không gắn nút
hướng dẫn lành thương để đảm bảo sự ổn định của
implant trong thời gian lành thương.1/3 số bệnh nhân
còn lại (36,36%) cần ghép xương xoang hàm trước khi
đặt implant theo phân loại SA4 của Misch
- Xoang hàm liên quan mật thiết với các chân răng
tiền cối và răng cối, do đó đa số trường hợp cần phẫu
thuật ghép xoang cũng tập trung ở các trường hợp mất
các răng này Hiếm khi có trường hợp xoang hàm mở
rộng về phía trước xương hàm trên đến các răng nanh
- Do tình trạng tiêu xương theo chiều ngang sau
nhổ răng, đưa đến lượng xương còn lại chỉ đủ để đặt
những implant có đường kính trung bình (45,20%)
- Phần lớn implant được đặt đồng thời với ghép
xoang có chiều dài là 13 mm, chiều dài này giúp gia
tăng khả năng chịu lực của implant trong vùng xương
ghép vốn có chất lượng xương kém so với xương hàm
trên bình thường Implant đặt đồng thời với ghép xoang
có vai trò như những cột nâng đỡ vật liệu ghép và
màng xoang không bị sụp xuống trong suốt quá trình
lành thương diễn ra, điều này giúp duy trì được khoảng
trống cho việc tạo xương bên dưới màng xoang Kết
quả là thể tích xương ghép được duy trì ổn định và đạt
kết quả như mong muốn – thể tích xương bao quanh
toàn bộ implant và ổn định theo thời gian Một số
trường hợp sau ghép xoang đơn thuần - không đặt
implant cùng lúc - có sự tiêu xương ghép đáng kể tại
một số vị trí ghép, điều này dẫn đến việc phải chấp
nhận đặt implant có chiều dài ngắn hơn hoặc cần nâng
xoang kín để tăng chiều đứng xương nâng đỡ cho
implant
- Rách màng xoang chỉ xảy ra trong 1 trường hợp
(2,63%) trong tổng số 38 màng xoang hàm được bóc
tách khỏi đáy xoang; và đã được sửa chữa bằng việc
đặt 1 màng Collagen tự tiêu vào bên dưới vị trí rách
Rách màng xảy ra do sự tồn tại của gai xương ở đáy
xoang và gây rất nhiều khó khăn cho việc bóch tách
màng xoang Vật liệu ghép tiếp tục được đặt vào đáy
xoang và lành thương xảy ra không có dấu hiệu bất
thường nào
- Màng ngăn sinh học tự tiêu được sử dụng trong
hầu hết trường hợp (89,47%) để che cửa sổ xoang sau
khi đã ghép xương vào xoang hàm; chỉ 4 trường hợp
(10,53%) không che màng ngăn do cửa sổ mở nhỏ và
vùng ghép nhỏ Màng che cửa sổ xoang ngăn ngừa không để vật liệu ghép di chuyển khỏi xoang hàm qua cửa sổ xoang sau phẫu thuật, điều này bảo đảm thể tích xương ghép được duy trì ổn định trong thời gian lành thương và xương tái tạo trong xoang hàm không bị xâm nhập bởi mô mềm
- Tất cả trường hợp nâng xoang hở đều có sử dụng vật liệu ghép đặt dưới màng xoang Vật liệu ghép được dùng gồm xương tự thân, đồng loại, dị loại, tổng hợp và PRF (fibrin giàu tiểu cầu) Các loại vật liệu ghép này
được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau trong các trường hợp ghép xoang hở Xương đồng loại được
xử dụng trong đa số các trường hợp Đánh giá về mặt biểu hiện lâm sàng, PRF dùng kết hợp với xương đồng loại cho kết quả tốt tương đương khi sử dụng với các loại vật liệu ghép phổ biến khác Đây là một điều đáng ghi nhận trong thực hành lâm sàng; vì vật liệu này
được lấy trực tiếp từ máu bệnh nhân và xử lý bằng máy quay li tâm, do đó giảm được chi phí đáng kể cho bệnh nhân và giảm các nguy cơ lây nhiễm vốn gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân Xương đồng loại, sử dụng trong thực hành tại khoa Cấy ghép nha khoa BV RHM TW TPHCM, được sản xuất tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM và là xương đồng loại đông khô không khử khoáng gồm cả xương vỏ và xương xốp Sau nhiều năm sử dụng cho thấy khả năng tạo xương rất tốt trong nhiều trường hợp tái tạo xương có hướng dẫn và ghép xoang hàm
- Nhiễm trùng hậu phẫu xảy ra ở 2 trường hợp trong tổng số 38 trường hợp nâng xoang hở (5,26%) đưa tỉ lệ thành công ghép xoang hở chiếm 94,74% Nguyên nhân nhiễm trùng xoang hậu phẫu được xác định có thể do 2 bệnh nhân này sống trong môi trường quá ô nhiễm và không tuân thủ các qui trình chăm sóc hậu phẫu Một trong hai trường hợp này sau đó thay đổi nơi
ở và ghép xoang hở phần hàm đối diện đã cho kết quả tốt với các implant được đặt thành công trong vùng răng sau hàm trên
- Tiêu xương quanh cổ implant theo chiều ngang: 3 tháng sau khi gắn phục hình là 0,20 ± 0,066 mm, sau 6 tháng là 0,25 ± 0,021 mm, sau 12 tháng là 0,31 ± 0,018, sau 2 năm là 0,29 ± 0,022, sau 3 năm là 0,24 ± 0,163, sau 4 năm là 0,46 ± 0,064 Không có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức hoặc lung lay implant nào
được phát hiện trong khảo sát này, ngoại trừ 1 implant không tích hợp xương được phát hiện ở giai đoạn gắn răng sứ Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn
đánh giá thành công implant nha khoa đã được công nhận tại hội nghị đồng thuận PISA 2008
- Số implant thành công trong trường hợp ghép xoang thành công là 72 trong tổng số 73 implant, tỉ lệ tồn tại đạt 98,67% Kết quả này được xem là đáng kể
đối với các trường hợp cần tăng thể tích xương hàm theo chiều đứng để đặt implant Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Avila [1] và Manso [3]
- Tất cả phục hình sứ kim loại gắn trên các implant
có ghép xoang đều hoạt động chức năng tốt và ổn định trong suốt thời gian theo dõi
Trang 4Y học thực hành (855) - số 12/2012 45
KếT LUậN
Phẫu thuật cấy ghép nha khoa kết hợp ghép xoang
hàm có thể thực hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi cả
nam lẫn nữ, có sức khoẻ ổn định và không có chống
chỉ định phẫu thuật Thành công implant đặt trong
vùng ghép xoang có thể đạt tỉ lệ cao 98,67% nếu
không có nhiễm trùng hậu phẫu Thành công phục
hình trên implant đạt tỉ lệ cao nếu được thực hiện đúng
phương pháp và tuân thủ đầy đủ việc bảo trì implant
Tài liệu tham khảo
1 Avila G, Neiva R, Misch EC Clinical and hostologic
outcomes after the use of a novel allograft for maxillary
sinus augmentation: a case series Implant Dent
2010;19:330-341
2 Boyne PJ, James RA Grafting of the maxillary sinus floor with autogenous marrow and bone J Oral Surg 1980 Aug;38(8):613-616
3 Manso CM, Wassal T A 10 year longitudinal study
of 160 implants simultaneously installed in severely atrophic posterior maxillas grafted with autogenous bone and a synthetic bioactive resorbable graft Implant Dent 2010;19:351-360
4 Misch C E Contemporary implant dentistry Mosby Elsevier, 2008
5 Shin HI, Shon DS A method of sealing perforated sinus membrane and hostologic finding of bone substitutes: a case report Implant Dent 2006;14:328-335
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM, THàNH PHầN HóA HọC CủA SỏI ốNG MậT CHủ
ĐƯợC LấY QUA NộI SOI MậT TụY NGƯợC DòNG
Nguyễn Hoàng Khải, Dương Xuân Nhương
Lê Thanh Hải, Trần Việt Tú Tóm tắt
Nghiên cứu 30 bệnh nhân sỏi ống mật chủ (OMC)
được lấy sỏi qua nội soi mật tụy ngược dòng(ERCP) tại
viện 103 từ tháng 4/2011 đến 4/1012 và phân tích
thành phần hóa học của sỏi OMC bằng phương pháp
quang phổ hồng ngoại
Kết quả: Tuổi trung bình 57,7 ±17,2 tuổi, tỷ lệ
nữ/nam:1,5; sỏi OMC là nhiều thành phần, chủ yếu là
cholesterol và bilirubinat chiếm 66,7%, phân loại sỏi
theo thành phần chính: sỏi sắc tố là 93,3%, sỏi
cholesterol là 6,7%
summary
Study 30 patients with bile duct stones (OMC) for
(ERCP) at 103 Hospital from 4/2011 to 4/1012 and
chemical composition analysis of bile duct stone by
spectrophotometer infranred
Results: The mean age of 57.7 ± 17.2 years, the
proportion of female / male: 1.5; Bile duct stones have
a complex content, cholesterol and bilirubinat = 66.7%
and classification bile duct stone: 93.3% pigment
stones, 6.7% cholesterol stones
Đặt vấn đề
Sỏi OMC là bênh thường gặp tỷ lệ biến chứng và tái
phát sỏi còn cao, việc phân tích thành phần hóa học
của sỏi đóng vai trò qua trọng trong góp phần đưa ra
phương pháp điều trị thích hợp Đã có nhiều phương
pháp phân tích thành phần sỏi, nhưng phương pháp
quang phổ hồng ngoại cho kết quả nhanh, Chính xác
và đơn giãn nên ngày nay hay áp dụng có nhiều
nghiên cứu thành phần hóa học của sỏi mật, tuy nhiên
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thành phần hóa
học của sỏi có những thay đổi Vì vậy chúng tôi nghiên
cứu này nhầm mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm chung của
sỏi OMC và khảo sát thành phần hóa học của sỏi
OMC bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán xác định sỏi OMC điều trị nội trú tại viện
103 từ tháng 4/2011 đến 4/2012
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Sỏi OMC được lấy qua ERCP
Tiêu chuẩn loại trừ: Không thu thập được sỏi, không hợp tác nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu: 30 bệnh nhân được lấy sỏi OMC bằng ERCP
Các bước tiến hành phân tích sỏi bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại
Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier 8201
PC của hãng Shimadzu, Nhật Bản
Chuẩn bị mẫu: mẫu sỏi chúng tôi được lấy qua ERCP, rửa sạch nhầy để khô Mẫu sau đó được nghiền mịn lấy khoảng 1-2mg và nghiền trộn đều với KBr với tỷ lệ 1 đến 2% trong cối đá mã não Sỏi được
ép thành viên dày khoảng 0,1mm và đường kính 13mm trong máy nén thủy lực và hút chân không để loại trừ bọt khí
Đưa vào máy đo quang phổ
Xử lý phần mềm thống kê y học IPI-INFO 6.0 Kết quả và bàn luận
1 Đặc điểm chung về tuổi giới;
Bảng 1 Đặc điểm về tuổi, giới bệnh sỏi OMC Tuổi trung bình sỏi OMC là 57,7 ±17,2 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 23, tuổi cao nhất là 85 tuổi
Tuổi gặp bệnh sỏi OMC nhiều nhất >40 tuổi chiếm 86,7%, kết quả của chúng tôi tương đương tác giả Đỗ Kim Sơn: 52,4 tuổi
Tỷ lệ nữ/nam là 1,5
2 Kích thước sỏi OMC Bảng 2 Kích thước sỏi
Kích thước sỏi Số bệnh nhân(n=30) Tỷ lệ %