Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động CCLD ởViệt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đó là tăng dần tỉ lệ lao động phinông nghiệp, đây trở thành một xu hướng tất yếu, và là m
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hềđược sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Diệu Hằng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu tạitrường đại học Kinh tế Huế mà bản thân đã lĩnh hội và thực hiên
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, bản thân đã nhận được sự giúp
đỡ của nhiều tập thể, tổ chức và cá nhân Với tất cả tấm lòng mình tôi xin cảm ơn:
- Thầy giáo, TS Nguyễn Đình Hiền – người đã dành nhiều thời gian và trílực trực tiếp giúp đỡ tận tình và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
- Ban giám hiệu, phòng Khoa học Công nghê – Hợp tác quốc tế, Đào tạo sauđại học, các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệttình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
- Lãnh đạo các phòng ban của UBND quận Sơn Trà, cùng toàn thể các hộgia đình trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ và tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tình hìnhthực tế của địa phương
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Lãnh đạo bộ môn Lí luận chính trị trường Caođẳng Kỹ thuật Y tế II đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này
- Tập thể lớp Cao học Kinh tế chính trị khóa 2010-2012 trường đại học Kinh
tế Huế; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên và chia sẻ
Mặc dù đã cố gắng nhưng do còn hạn chế về mặt lí luận, kinh nghiệm, nênluận văn không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Kính mong các Qúythầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học và đồng nghiệp, những người quantâm đến đề tài tiếp tục đóng góp giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc
Tác giả luận văn
Nguyễn Diệu Hằng
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN DIỆU HẰNG
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Niên khóa: 2010- 2012
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH HIỀN
Đề tài : CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sơn Trà là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, vừa là địabàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh
tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực Đại hôi VIII Đảng
bộ của quận đã xác định : “Tiếp tục xây dựng quận Sơn Trà trở thành một trongnhững quận có vai trò là trung tâm dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, phát triển mạnh
về dịch vụ du lịch có chất lượng cao;….; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng tỷ trọng ngành du lịch-dịch vụ,… từng bước thực hiện CNH, HĐH ….”
Để đạt được những mục tiêu này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh,thành phố cần có sự đánh giá khách quan về quá trình CDCCLĐ nhằm thúc đẩyCDCCKT theo hương CNH, HĐH Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài nghiên cứu
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Lênin, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập thông tin, phươngpháp chọn mẫu kết hợp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Mác-3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về CCLĐ vàCDCCLĐ ; phân tích, đánh giá thực trạng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố ĐàNẵng giai đoạn 2006 – 2011 Đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩyquá trình CDCCLĐ trong thời gian tới
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CDCCLĐ: Chuyển dịch cơ cấu lao động
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Dân số trung bình theo giới tính từ năm 2006-2011 44Bảng 2.2 Số người tham gia LLLĐ chia theo giới tính năm 2006 – 2011 của
quận Sơn Trà 45Bảng 2.3 Dân số, lực lượng lao động và dân cư từ 15 tuổi trở lên của quận Sơn
Trà từ năm 2006-2011 46Bảng 2.4 Gía trị sản xuất của quận Sơn Trà giai đoạn 2006 -2011 48Bảng 2.5 Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của Sơn Trà chia theo khu vực kinh tế từ
năm 2006- 2011 49Bảng 2.6 Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế quận Sơn Trà giai đoạn
2006-2011 51Bảng 2.7 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quận Sơn Trà theo khu vực
kinh tế năm 2006-2011 52Bảng 2.8 Số lượng lao động chia theo ngành kinh tế của các hộ điều tra 54Bảng 2.9 Nguồn thu nhập trung bình hàng tháng của cá nhân hộ điều tra 55Bảng 2.10 Tổng GTSX nông-lâm-ngư nghiệp của quận Sơn Trà ( 2006 – 2011)
56Bảng 2.11 Sự CDCCLĐ trong nội bộ ngành nông – lâm – ngư nghiệp quận Sơn
Trà gia đoạn 2006-2011 57Bảng 2.12 Gía trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận chia theo thành phần
kinh tế (Năm 2006-2011) 59Bảng 2.13 Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn quận chia theo thành phần
kinh tế (Năm 2006-2011) 61Bảng 2.14 Lao động sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm
2006-2011 61Bảng 2.15 Số cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ giai đoạn 2006 -2011 63
Trang 6Bảng 2.16 LĐ kinh doanh thương mại – dịch vụ, khách sạn, nhà hàng ở quận Sơn
Trà giai đoạn 2006 – 2011 65
Bảng 2.17 Thu nhập cao nhất ở các ngành nghề theo các hộ điều tra 66
Bảng 2.18 Trình độ học vấn của LĐ quận Sơn Trà giai đoạn 2006 – 2011 68
Bảng 2.19 Cơ cấu LĐ quận Sơn Trà theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 70
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Dân số trung bình quận Sơn Trà phân theo nam, nữ (2006-2011) 45Biểu đồ 2.2 Quy mô dân số và dân số tham gia LLLĐ từ 2006-2011 47Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng GTSX ở quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 .49Biểu đồ 2.4 Sự CDCCLĐ theo ngành ở quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 52Biểu đồ 2.5 Phân bố lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp 58Biểu đồ 2.6 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
năm 2006 và năm 2011 60Biểu đồ 2.7 Phân bố lao động trong ngành công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 62Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ LĐ kinh doanh thương mại – dịch vụ, khách sạn – nhà hàng ở
quận Sơn Trà giai đoạn 2006-2011 65Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ LĐ theo trình độ chuyên môn kĩ thuật giai đoạn 2006-2011 70
Trang 8MỤC LỤ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục biểu đồ vii
Mục lục viii
MỞ ĐẦU 1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
6.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
7.BỐ CỤC LUẬN VĂN 5
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 6
1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 6
1.1.1 Một số khái niệm 6
1.1.2 Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 11
1.2.CDCCLĐ TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 17
1.2.1.Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với lao động, việc làm 17
1.2.2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động 20
Trang 91.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến
trình CNH, HĐH 21
1.3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG CNH, HĐH TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 23
1.3.1 Tình hình và xu hướng CDCCLĐ ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH 23
1.3.2.Thách thức của CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội nhập của Việt Nam 27
1.4.MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ CDCCLĐ 29
1.4.1.Kinh nghiệm thế giới 29
1.4.2.Kinh nghiệm trong nước 31
1.4.3.Kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng 33
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 35
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 35
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 35
2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội 38
2.1.3 Đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu 41
2.2.THỰC TRẠNG VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ 43
2.2.1 Đặc điểm của dân số quận Sơn Trà 43
2.2.2.Cơ cấu dân số theo độ tuổi 46
2.3.THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ47 2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế 47
2.3.2.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành nông – lâm - ngư nghiệp 56
2.3.3.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng 59
2.3.4.Chuyển dịch CCLĐ trong nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ 63
Trang 102.3.5.Chuyển dịch CCLĐ theo trình độ văn hóa 67
2.3.6.Chuyển dịch CCLĐ theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 69
2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ 72
2.4.1 Những thành tựu quận Sơn Trà đã đạt được trong giai đoạn 2006-2011 72
2.4.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 73
2.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 76
CHƯƠNG 3.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, TP ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNHCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 78
3.1.QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 78
3.1.1 Quan điểm 78
3.1.2 Mục tiêu 79
3.2.PHƯƠNG HƯỚNG 82
3.2.1.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động của quận trong tiến trình CNH, HĐH 82 3.2.2.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng 82
3.2.3.Phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 83 3.2.4.Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất 83
3.2.5.Chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội 84
3.3.NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY CDCCLĐ Ở QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CNH, HĐH 84
3.3.1.Các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 84
3.3.2.Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện thực hiên CDCCLĐ có hiệu quả 85
Trang 113.3.3.Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động 91
3.3.4 Giải pháp về xuất khẩu lao động 92
3.3.5.Giải pháp về chính sách của quận Sơn Trà để thúc đẩy quá trình CDCCLĐ 92
3.3.6.Giải pháp về thu hút vốn đầu tư vào quận trong thời gian tới 93
3.3.7.Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế -xã hội 94
3.3.8.Giải pháp về đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực, chú ý lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH 94
3.3.9.Giải pháp nâng cao tính tự giác trong nhận thức về chuyển dịch cơ cấu lao động 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1 KẾT LUẬN 97
2 KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
YPHỤ LỤC 103
Phụ lục 1:BẢNG KHẢO SÁT CÁ NHÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 104
Phụ lục 2:PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ 107
Phụ lục 3:DIỆN TÍCH – DÂN SỐ - MẬT ĐỘ DÂN SỐ QUẬN SƠN TRÀ PHÂN THEO PHƯỜNG NĂM 2011 109
Trang 12MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLD) là một bộ phận trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (CDCCKT) Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động (CCLD) ởViệt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đó là tăng dần tỉ lệ lao động phinông nghiệp, đây trở thành một xu hướng tất yếu, và là một trong những nội dungquan trọng có tính chiến lược và đột phá trong quá trình công nghiệp hóa (CNH),hiện đại hóa (HĐH) đất nước nhằm phát huy mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), cải thiện đời sống nhân dân, tiến tới xây dựng xãhội công bằng, dân chủ, văn minh
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữungạn sông Hàn, là một quận vừa có vị trí thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nộiquận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốcphòng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉcủa thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ
sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia
Trước đây, mỗi khi nhắc đến Sơn Trà là người ta nghĩ ngay đến một vùngđất cách trở đò giang, những xóm chài ven sông, biển nghèo nàn và lạc hậu, nhữngkhu nhà chồ nhếch nhác tồn tại nhiều thập niên trong điều kiện môi sinh ô nhiễm.Cùng với việc mở đường, các công trình hạ tầng khác như điện, hệ thống thoátnước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện cũng được đầu tư xây dựng Tốc độ
đô thị hóa nhanh đã tạo cho Sơn Trà hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân Có lẽ
đó là một trong những điều kiện quan trọng giúp Sơn Trà chuyển mạnh sang cơ cấukinh tế: Du lịch - dịch vụ, công nghiệp, thủy sản-nông-lâm
Sơn Trà đã tìm được và bắt đầu khai thác thế mạnh tiềm năng kinh tế của mình
là du lịch-dịch vụ Đây là dấu ấn đậm nét mà Sơn Trà tạo được về kinh tế, bởi trong
Trang 13thời gian dài trước đây, vùng đất này cứ loay hoay với nghề cá và nghề trồng hoa, raumàu Đô thị hóa nhanh, sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp thì một nghề mới cũng xuấthiện Sự ra đời của ngành Du lịch - dịch vụ ở Sơn Trà chứng tỏ quận đã khơi trúngmạch, nắm được thiên thời, địa lợi, là đô thị mà có núi, có rừng, có sông, có suối, cóbãi biển quyến rũ nhất hành tinh Nếu kết hợp tốt với Ngũ Hành Sơn và xa hơn là thànhphố cổ Hội An tạo thành chuỗi du lịch, dịch vụ sầm uất trên ban công bên bờ TháiBình Dương như cách nói của cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng.
Tốc độ phát triển của ngành Du lịch - dịch vụ thể hiện được sức sống mãnhliệt qua những số liệu thống kê: Trong 6 năm 2006- 2011 trong lúc tốc độ tăngtrưởng GDP hằng năm ở Sơn Trà là 8,6%, ngành Công nghiệp-xây dựng chỉ tăng4,2% thì ngành Du lịch-dịch vụ tăng 14,9% Dù mới nhưng ngành Du lịch-dịch vụchiếm 44,5% tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn
Và để tiếp tục thực hiên nhiêm vụ CDCCKT theo hướng CNH, HĐH ngoàiviệc phát huy tối đa các thế mạnh của địa phương, quận Sơn Trà cần có sự nhìnnhận, đánh giá khách quan và đúng đắn về quá trình CDCCLĐ Từ đó tạo ra những
cú hích nhằm tác động váo quá trình CDCCLĐ phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế,thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời góp phần thực hiện thànhcông các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của quận Sơn Trà nói riêng cũng nhưcủa thành phố Đà Nẵng nói chung
Xuất phát từ thực tế nói trên, tác giả chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu vấn đềCDCCLĐ, hoặc những vấn đề liên quan đến CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐHđất nước Tôi xin nêu một số công trình như sau:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế PGS.TS
Phạm Qúi Thọ - NXB Lao động – xã hội, 2006
- Qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta – Luận án Phó tiến sĩ kho học kinh tế của
Lê Doãn Khải – Học viện chính trị Hồ Chí Minh, năm 2001
Trang 14- Luận văn PTS khoa học kinh tế “ Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
nhằm tạo việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động vùng đông bằng Sông Hồng” của
Trần Thị Tuyết
- Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
theo hướng CNH, HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức –
Lê Quốc Sử - NXB Thống kê, 2001
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa – TS.Phạm Hùng – NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2002
Và một số bài viết có liên quan đến vấn đề này
Những nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những cơ sở lí luận củaCDCCLĐ, do đó nó có giá trị cung cấp những tư liệu quan trọng cho tác giả nghiêncứu những vấn đề lí luận chung Tuy nhiên, các công trình trên hoặc chỉ đi sâu xemxét riêng từng vấn đề trong CDCCLĐ, chuyển dịch CCKT, hoặc chỉ giới hạn lạitrong phạm vi nghiên cứu đã định, chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề CDCCLĐ trongtiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra ở quận Sơn Trà, thànhphố Đà Nẵng Việc tiếp cận vấn đề vẫn còn mới và cần được nghiên cứu một cách
có hệ thống Vì vậy đây là một đề tài khá mới mẻ, không trùng với bất cứ đề tàiluận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ hoặc công trình nghiên cứu nào đã được công bốtrước đây
3.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng CCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng hiện nay Trên
cơ sở đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình CDCCLĐ theohướng CNH, HĐH ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:
Một là, Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về lao động, CCLĐ,
CDCCLĐ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; nội dung và vai trò của CDCCLĐ trongtiến trình CNH, HĐH
Trang 15Hai là, Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số địa phương
trong nước cũng như của một số quốc gia để rút ra kinh nghiệm cho quá trìnhCDCCLĐ của quận Sơn Trà
Ba là, Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CDCCLĐ trên địa bàn quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 – 2011
Bốn là, Phân tích những thành tựu và hạn chế cùng những vấn đề đặt ra trong
quá trình CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Năm là, Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm thú đẩy CDCCLĐ ở quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu CDCCLĐ ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trongtiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
+ Về thời gian: Giai đoạn 2006 – 2011, định hướng giải pháp đến năm 2020+ Về nội dung: Các nội dung chủ yếu của CCLĐ và CDCCLĐ theo hướngCNH, HĐH
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và lý luận kinh tếchính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin và dựa trên đường lối chính sách của Đảng vàChính phủ Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng một số phươngpháp chủ yếu sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,phương pháp thu thập tài liệu Ngoài ra, trong quá trình xử lí tư liệu chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành như: so sánh,đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp
Về tư liệu sơ cấp, tác giả lựa chọn các phương pháp: chọn mẫu kết hợp, phân
tổ, phân tích số liệu thống kê, phỏng vấn chuyên gia
Trang 166.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1.Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về CCLĐ vàCDCCLĐ, khẳng định những xu hướng của quá trình CDCCLĐ trong tiến trìnhCNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng CDCCLĐ ở quận Sơn Trà,thành phố Đà Nẵng, từ đó xây dựng phương hướng và đề xuất các giải pháp phùhợp với đặc điểm tự nhiên, KT-XH, thúc đẩy CDCCLĐ ở quận Sơn Trà
Trang 171.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Lao động
Học thuyết về LĐ của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: Lao động chính làhành động lịch sử vĩ đại mà con ngươì có được để tạo nên sự khác biệt bản chấtgiữa con người với thế giới loài vật, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội
C.Mác viết: “ Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự
nhiên, một quá trình trong đó, bằng mọi hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên…Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó.” [4, 274]
Rõ ràng lao động sản xuất ra của cải vật chất là quá trình biểu hiện mang tínhlịch sử của quan hệ biện chứng giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội.Theo đó, chủ nghĩa Mác đã chỉ ra lao động của loài người có 2 đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, Lao động của con người là một hoạt động có mục đích,“ Con
người không chỉ làm biến đổi cái tự nhiên cung cấp; trong những cái do tự nhiên cung cấp, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật và bắt ý
Trang 18chí của họ phải phục tùng nó ”[5, 275] Con người vận dụng công cụ LĐ để tác
động cải biến tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho con người
Thứ hai, Việc sử dụng và sáng tạo những tư liệu lao động kết hợp với đốitượng lao động tạo ra các sản phẩm theo một mục đích đã được định sẵn là một nétđặc trưng riêng trong quá trình lao động của con người
Tóm lại, ta có thể khái quát: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức
của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong đời sống con người Hay LĐ là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, của một nhóm người, của
cả doanh nghiệp, của toàn xã hội.
1.1.1.2 Lực lượng lao động
Dân số của một quốc gia bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và dân sốngoài độ tuổi lao động Theo Luật lao động Việt Nam thì tuổi lao động là độ tuổi từ
15 đến hết 60 (đối với nam) và 55 (đối với nữ)
Dân số trong độ tuổi lao động lại được chia làm hai bộ phận là dân số hoạtđộng kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế Dân số hoạt động kinh tế là nhữngngười trong độ tuổi lao động, đang có việc làm, hoặc có nhu cầu và nỗ lực tìm kiếmviệc làm, bao gồm cả những người thất nghiệp Thất nghiệp, trong kinh tế học, làtình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm Tỷ lệ thấtnghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng laođộng xã hội
Dân số không hoạt động bao gồm những người còn lại trong độ tuổi laođộng mà không thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế Nhóm dân số này bao gồm :những người không có khả năng làm việc do ốm đau, tàn tật, mất sức kéo dài;những người nội trợ cho gia đình và không được trả công; học sinh, sinh viên trong
độ tuổi lao động; những người không hoạt động kinh tế vì những lí do khác
Dân số hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương có thể bao gồm
cả những người ngoài độ tuổi lao động, song phần lớn vẫn là những người trong độtuổi lao động Do đó, đối tượng nghiên cứu chính của những nhà kế hoạch nghiêncứu về lao động việc làm vẫn là bộ phận dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao
Trang 19động Đó chính là lực lượng lao động.
Như vậy, LLLĐ (Lực lượng lao động) của một quốc gia hay một địa phương
là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, có mong muốn lao động, đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm LLLĐ bao gồm những người có việc làm và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm (gọi
là những người thất nghiệp).
1.1.1.3 Nguồn lao động (nguồn nhân lực)
Theo ILO, Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong
độ tuổi có khả năng tham gia lao động
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sảnxuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nguồn nhân lựcbao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồnlực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi laođộng, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cánhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lựccủa họ được huy động vào quá trình lao động
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, Nguồn lao động gồm những người đủ 15tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng laodộng nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình,không có nhu cầu làm việc, những người thuộc tình trang khác (bao gồm cả nhữngngười nghỉ hưu trước tuổi theo qui định của Luật Lao Động)
Như vậy, khái niệm nguồn lao động rộng hơn khái niệm LLLĐ, nó không
những bao gồm LLLĐ mà còn bao gồm cả một bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, kể cả những người đang học, nội trợ gia đình, không có nhu cầu làm việc hoặc trong tình trạng khác.
1.1.1.4 Cơ cấu lao động
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu cho rằng: Cơ cấu biểu thị cấu
Trang 20trúc của một hệ thống, gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau; cơ cấu biểu hiện mối quan hệ về tỷ trọng giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể hoặc là
tỷ lệ giữa các bộ phận với nhau, bộ phận này tăng thì bộ phận kia giảm và ngược lại [1]
Như vậy, vận dụng quan điểm trên ta có thể đưa ra khái niệm: Cơ cấu lao
động là một phạm trù kinh tế, thể hiện tỷ trọng của từng yếu tố lao động theo các tiêu thức khác nhau trong tổng thể hoặc tỷ lệ của từng yếu tố so với một yếu tố khác được tính bằng phần trăm.
Về phân loại, có hai loại cơ cấu lao động được xem xét, đó là: Cơ cấu cung
lao động và cơ cấu cầu lao động.
-Cơ cấu cung lao động được xác định qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu sốlượng, chất lượng của nguồn lao động, như vậy để xác định cơ cấu cung lao độngchúng ta cần phải xác định được: những người bước vào độ tuổi lao động, nhữngngười trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng chưa có việc làm; nhữngngười trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, chưa có việc làm và có nhu cầulàm việc; nhưng người có nguy cơ bị mất việc làm và trình độ học vấn của nguồnlao động Mặt khác khi nghiên cứu cung lao động chúng ta cần phải quan tâm đếnchất lượng lao động cần phải biết được những thông tin: Họ tên, tuổi, giới tính, tìnhtrạng sức khoẻ, chỗ ở; trình độ đào tạo, khả năng và sở thích của mỗi người laođộng; nhu cầu làm việc, đây là vấn đề quyết định đến năng suất lao động, hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh
-Cơ cấu cầu lao động được xác định bằng các tỷ lệ lao động theo ngành,vùng, khu vực, thành phần kinh tế, tình trạng việc làm,
Khi xác đinh cơ cấu cầu lao động chúng ta sẽ xác định được: các đơn vị hànhchính từ cấp xã phường thị trấn; các đơn vị sử dụng lao động như các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và laođộng làm việc trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế giúp cho việchoạch định phát triển các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, không bị cản trở bởi vấn
đề nguồn lao động bị mất cấn đối Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hoá cao giữa các
Trang 21ngành, các vùng, thực hiện sự phân công lao động hợp lý Mặt khác, cơ cấu cầu laođộng xác định được: số lao động đang được sử dụng, số chỗ làm việc còn trống vàyêu cầu đối với người lao động khi đảm đương công việc ở chỗ làm việc trống đó,
số lượng người thất nghiệp và có việc làm định hướng để có các chính sách pháttriển, đầu tư hợp lý với cơ cấu lao động, làm cho cơ cấu kinh tế phù hợp với cơ cấulao động, giảm số người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động
Dưới cơ chế nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, cơ cấu lao động hình thànhchủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thông qua phân công bố trí lao động xã hội,theo kế hoạch sản xuất từ trên giao xuống Trong cơ chế thị trường thì cơ cấu laođộng được hình thành chủ yếu thông qua quan hệ cung cầu lao động trên thị trườnglao động tổng thể và khu vực Tuy vậy, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa hết sứcquan trọng và điều tiết thông qua những chính sách phát triển kinh tế, để có được cơcấu lao động hợp lý, phủ hợp với cơ cấu kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế xãhội Về nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế vì nó phản ánhtrình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ văn minh của xã hội Vì thế, theo quyluật phát triển không ngừng của xã hội mà cơ cấu lao động luôn biến đổi, đó là sựchuyển dịch cơ cấu lao động
1.1.1.5 Chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần trong lựclượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới Là sự chuyển dịch nguồn lao động từngành này sang ngành khác, từ khu vực này đến khu vực khác, sự thay đổi lao độnggiữa các nghề, giữa các cấp trình độ, hay chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sựchuyển hoá từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quátrình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình tổ chức và phân cônglại lực lượng lao động qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận củatổng thể
Do đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam, nên chuyển dịch cơ cấu laođộng ở nước ta chủ yếu theo hướng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn sang
Trang 22lao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng như ở ngaytại khu vực nông thôn.
*Về nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm những loại chuyển dịch sau:
- Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ họcvấn, đào tạo ngành nghề, thể lực, ý thức, thái độ và tinh thần trách nhiệm trong laođộng, suy cho cùng, đây là những nội dung chính của phát triển nguồn nhân lực
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước việc xác định dịchchuyển cơ cấu chất lượng lao động là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng Côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là đưa đất nước từ tình trạng lạc hậu với nền kinh
tế tự cung tự cấp, chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mở vớithế mạnh là công nghiệp và dịch vụ Để thực hiện được cần phải có một đội ngũ laođộng với trình độ chuyên môn cao, do đó cần thực hiện chuyển dịch cơ cấu chấtlượng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là vấn đề hàngđầu cần được sự định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước
- Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động (hay chuyển dich cơ cấu việc làm) baogồm: Sự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành nghề, theo vùng, sự thay đổi cácloại lao động (chủ thợ, tự làm việc), sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức
sở hữu (hoặc thành phần kinh tế) Tất cả các hình thức chuyển dịch cơ cấu sử dụnglao động trên đều góp phần làm cho cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu nền kinh
tế, phát huy được tiềm năng của lực lượng lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh
tế lành mạnh, bền vững Tận dụng được lợi thế của lao động góp phần thoàn thiệnviệc phân công lao động trong quá trình phát triển nền kinh tế
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một
không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động Cơ cấu laođộng được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đápứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Ngoài ra, cơ cấu lao động được chuyểndịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp,điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sựchỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể Tuy nhiên,khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
Trang 231.1.2 Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Những tiền đề cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Thứ nhất, NSLĐ trong nông nghiệp ngày càng tăng nhờ sự phát triển của
khoa học- công nghệ, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực của quốc gia
Trong học thuyết về phân công lao động xã hội, các nhà kinh tế học Mác-xítkhông chỉ nêu rõ những tiền đề vật chất mà còn khẳng định vai trò quan trọng củamôi trường thể chế đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Những tiền đềvật chất được đề cập ở đây đó là có sự tách rời giữa thành thị và nông thôn; quy mô
và mật độ của dân số; mức năng suất lao động trong nông nghiệp.[6,157]
Về nguyên tắc, mức năng suất lao động nói trên phải có khả năng đáp ứngđược đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Còn môi trường thểchế đóng vai trò ''bà đỡ” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự pháttriển của cuộc cách mạng công nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường
Do đó, tiền đề đầu tiên của CDCCLĐ đó là tăng năng suất lao động trongnông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, có tích lũy trong nông nghiệp
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp, lao động nôngnghiệp chiếm 60% tổng lao động xã hội Thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp làm đổimới PTSX thúc đẩy sự phát triển của LLSX, tăng NSLĐ, nâng cao chất lượng, hiệuquả, sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường Đồng thời sẽ tất yếu dẫn đến cấu tạohữu cơ của tư bản cao lên, nông nghiệp sẽ phát triển thành nông nghiệp hiện đại, LĐtrong nông nghiệp theo đó mà giảm dần Chính vì vậy, khi NSLĐ trong nông nghiệptăng lên, hao phí LĐ trong nông nghiệp giảm thì cả số lượng LĐ và thời gian LĐthực tế giảm, dẫn đến LĐ trong khu vực nông nghiệp dư thừa Đây là tiền đề cơ bảnchuyển LĐ từ nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong sự phát triển của nước ta, chiếm tỉtrọng lớn trong GDP đặc biệt là việc cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu
ra nước ngoài Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sản xuất hơn 20 năm qua đã đápứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản trong cả nước
Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với các ngànhcông nghiệp dịch vụ và sự nghiệp CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân Như vậy, việc
Trang 24giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nâng cao hiệu quả xuấtkhẩu là nền tảng cho sự phát triển ổn định đất nước, thúc đẩy CDCCKT vàCDCCLĐ nông thôn
Thứ hai, là sự phát triển của các ngành công nghiệp dịch vụ đã thu hút lượng
LĐ dư thừa từ nông nghiệp giúp phân công hợp lí lao động trong xã hội, giải quyếtvấn nạn thất nghiệp cũng như các vấn đề xã hội
Trong học thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội, vấn đề chuyển dịch cơ cấu laođộng được các nhà kinh tế học mác-xít nghiên cứu thông qua quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế quốc dân
Do tốc độ phát triển khác nhau nên quy mô và trình độ sản xuất của cácngành sẽ dần thay đổi, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và chuyểndịch cơ cấu lao động Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch nói trên chỉ có thể xảy rakhi nền sản xuất xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định Trong đó nhữngtiền đề vật chất để đảm bảo cho quá trình chuyển dịch này như: Quy mô tích tụ
và tập trung vốn, mức năng suất lao động trong khu vực sản xuất tư liệu tiêudùng… phải đạt được ở mức độ cho phép
Ở giai đoạn hướng tới có việc làm đầy đủ: Lao động nông nghiệp bắt đầu có
sự chuyển dịch sang các ngành nghề khác, như: chế biến lương thực, thực phẩmhoặc các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp
Đây là tiền đề căn bản của sự phân công lao động xã hội Năng suất và thunhập trong nông nghiệp và dịch vụ là hai yếu tố quyết định cho quá trình CDCCLĐtheo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hóa lớn Do vậy, sự chênh lệch về thunhập giữa LĐ ở các khu công nghiệp, các nhà máy với thu nhập từ sản xuất nôngnghiệp là lí do cơ bản CDCCLĐ
Hiện nay ở Việt Nam , GDP khu vực nông nghiệp thấp nên tốc độ thu nhận
LĐ có xu hướng giảm dần Nguyên nhân là do NSLĐ trong khu vực này thấp hơnnhiều so với khu vực công nghiệp và dịch vụ, điều này chứng tỏ LĐ trong nôngnghiệp cũng hạn chế hơn Bên cạnh đó, mức tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp thấp
Trang 25hơn nhiều so với lĩnh vực phi nông nghiệp và khoảng cách chênh lệch đó ngày cànglớn Chính vì thế, người LĐ có xu hướng rời bỏ nông nghiệp ngày càng nhiều.
LLLĐ ở Việt Nam hàng năm tăng 1,2 triệu người, trong khi đó khu vực nôngnghiệp chỉ tăng thêm 250.000 việc làm mỗi năm Để giải quyết được lượng LĐ thừatrong nông nghiệp đó đòi hỏi phải phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiệnCDCCLĐ nông thôn
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hai vấn đề cómối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Cái này vừa là tiền đề cho cái kia,lại vừa là kết quả có được từ cái kia
Trước hết, cơ cấu lao động phải được chuyển dịch tuỳ theo sự chuyển dịch của
cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyển dịch của cơ cấu kinh tế Chuyểndịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò như đầu tàu, dẫn dắt chuyển dịch cơ cấu lao động.Các chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định ngành nàotăng về tỷ trọng đóng góp trong GDP và tỷ trọng ngành nào giảm Như một kết quảtất yếu, một ngành phát triển thì sẽ kéo theo nhu cầu về lao động của ngành đó sẽtăng lên Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một định hướng cho chuyển dịch cơcấu lao động
Mặt khác, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiệncho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi phải chuyển dịchnhanh cơ cấu kinh tế Lao động, hay cụ thể hơn là nguồn nhân lực, là yếu tố thenchốt, đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa Do đó,chuyển dịch cơ cấu lao động là điều kiện tiên quyết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tếthành công
Bởi thế nên khi xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của mộtvùng, một địa phương, nhất thiết phải đặt nó trong mối quan hệ với chuyển dịch cơcấu kinh tế, coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một trong những tiêu chí để đánhgiá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động
Trang 261.1.2.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu cung lao động và chuyển
dịch cơ cấu cầu lao động.
Các loại chuyển dịch lao động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau rấtchặt chẽ Nhìn chung thì muốn chuyển dịch cơ cấu cầu lao động đòi hỏi phải có sựchuyển biến về cơ cấu chất lượng lao động đến một mức độ cần thiết Ngược lạichuyển dịch thích hợp về cơ cấu lao động, tức là đạt tới sự phân công lao động hợp
lý là điều kiện để tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng này đến lượt nó lại đặt ranhững nhu cầu chuyển dịch mới về chất lượng lao động
Ngay trong bản thân sự chuyển dịch về cơ cấu chất lượng hay cơ cấu sửdụng lao động cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cơ cấu theo trình độ học vấn
là tiền đề không thể thiếu được để tạo nghề nghiệp, tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới.Thể lực của người lao động tạo điều kiện để phát triển trí lực, tức là có ảnh hưởngtới văn hoá, đào tạo nghề nghiệp
1.1.2.4 Tính tất yếu của CDCCLĐ đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ công nghiệp hoá từ rất sớm.Malaixia đẩy mạnh công nghiệp hoá từ năm 1981 Singapo thúc đẩy công nghiệptheo hướng xuất khẩu từ năm 1967 Hàn Quốc chuyển sang đẩy mạnh công nghiệphoá và công nghiệp nặng từ năm 1973 đến năm 1979 Đài loan công nghiệp hoáthay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công nghiềp từ năm 1973-1977
Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, để đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt phải chuyển hoá về chấtlượng lao động là quan trọng nhất
CDCCLĐ đúng hướng phù hợp với CDCCKT sẽ tạo ra tác động tích cực tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- CDCCLĐ thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Để đảm bảo các sản phẩmcủa nông, lâm, ngư nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước cũng như xuấtkhẩu thì phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm tăng năng suất, nâng cao
số lượng cũng như chất lượng sản phẩm trong các ngành này Bên cạnh đó, cácngành công nghiệp, dịch vụ như công nghiệp chế biến, thủ công nghiệp, công nghiệp
Trang 27nhẹ… sẽ hỗ trợ tạo cơ sở vật chất để phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa họccông nghệ, tăng sức mạnh cạnh tranh sản phẩm nội địa với sản phẩm nước ngoài.
- CDCCLĐ phù hợp sẽ giải quyết được các vấn đề xã hội như thu nhập củangười LĐ, thất nghiệp LĐ chuyển từ ngành nông nghiệp sang cách ngành côngnghiệp, dịch vụ sẽ có mức thu nhâp cao hơn, có điều kiện để cải thiện đời sống.Ngoài ra, CDCCLĐ tạo việc làm cho những LĐ thiếu việc làm trong xã hội
CDCCLĐ còn tác động đến đào tạo nghề, nâng cao chất lượng người LĐ,phân công LĐ hợp lí phù hợp với yêu cầu của xã hội trong quá trình CDCCKThướng tới thực hiện CNH, HĐH
Ở nước ta, theo nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII:
Xúc tiến công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu cấp bách nhằm đẩy lùi nguy cơ tụt hậu kinh tế, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách vững chắc, có hiệu quả [15] Vì thế phải có sự chuyển dịch tương ứng về cơ cấu lao động
và đổi mới cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, theo nghề, theo thành phần kinh
tế, cơ cấu chất lượng lao động một cách hợp lý là điều kiện để thúc đẩy công nghiệphoá đất nước
1.1.2.5 Ý nghĩa của CDCCLĐ trong nền kinh tế ở Việt Nam
- Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo ra điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế hợp lí, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Chuyển dịch cơ cấu lao động góp vào sự phân bố lại hợp lý giữa các vùng,các ngành nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề phù hợp,mang lại thu nhập cao hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm
- Chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm cung và cầu lao động xích lạigần nhau và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực
- Chuyển dịch cơ cấu lao động làm tăng tỷ trọng lao động có đào tạo, đây làđiều kiện tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, và là yếu tố quyết định cho sự hội nhập quốc tế thắng lợi
Ở nông thôn nước ta chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề để tăng dần
tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp là giải
Trang 28pháp duy nhất để hạn chế thiếu việc làm, thực hiện chính sách xoá đói giảmnghèo Đặc biệt, dịch chuyển cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng laođộng có đào tạo là điều kiện bảo đảm thực hiện thành công yêu cầu của côngnghiệp hoá - hiện đại hoá.
1.2.CDCCLĐ TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM
1.2.1.Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với lao động, việc làm
Việt Nam là một quốc gia đi lên từ nông nghiệp, nền kinh tế kém phát triển,
vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại về con người, khoa học và công nghệ ;thực hiện CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm mà Đảng ta đã xác định trong suốt thời
kì quá độ lên CNXH Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức văn minh củanhân loại vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa raquan niệm về CNH, HĐH như sau :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức LĐ với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao [15, 554]
Với định nghĩa trên đây ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản về nội dungcủa khái niệm công nghiệp hóa
Thứ nhất, công nghiệp hóa là một giai đoạn của quá trình phát triển, là một
sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp và thủ côngnghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Thứ hai, giai đoạn phát triển này được đánh dấu sự thay đổi cơ bản về tính
hiệu quả, tính công nghiệp, tính bền vững của sự phát triển
Thứ ba, công nghiệp hóa làm tăng qui mô thị trường, bên cạnh thị trường
hàng hóa xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ.Các dịch vụ tín dụng, ngân hàng và nhiều dịch vụ khác tăng mạnh
Do vậy, rõ ràng các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn các nướcđang phát triển một khi đã có đủ một số điều kiện nhất định thì dứt khoát phải nghĩ tới
Trang 29giai đoạn công nghiệp hóa Đó là nguyện vọng chính đáng của bất kỳ quốc gia nào.
Thực chất của CNH, HĐH đối với Việt Nam lúc này là sự tổng hợp của cácyêu cầu cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa, hiện đại hóa, khoa học hóa, đượcthực hiện thích hợp, đồng bộ trong mọi ngành sản xuất và trong mọi hoạt động xãhội, trong cả nước và ở từng địa phương, trong mỗi con người ở bất cứ vị trí nào
Mục tiêu chung nhất của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước côngnghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng , đời sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh
Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp Với mục tiêu đó, nhiệm vụ của CNH, HĐH là:
- Xác định một số cơ cấu kinh tế hợp lí với các ngành công nghiệp khá toàndiện, có tác dụng tích cực bảo đảm trang bị kĩ thuật cho sự phát triển về chất củabản thân ngành công nghiệp và các ngành khác, các ngành nông nghiệp và dịch vụphát triển với trình độ cao, chiếm tỉ trọng tương xứng trong tổng giá trị sản phẩmquốc dân
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tiên tiến đưa khoa học và côngnghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong mọi ngành; từng bước tăng cườngtrình độ tri thức trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động vànăng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và hoạt động,nâng cao điều kiện mức sống của mọi người dân
- Xây dựng ý thức kỷ luật lao động, nếp sống và sinh hoạt xã hội, cách tổchức quản lý các hoạt động trong cộng đồng theo phong cách công nghiệp
- Xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh mọi người đều nghiêmtúc chấp hành theo luật trong mọi hoạt động xã hôi
Như vậy, nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy nhanh côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta căn bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong chiến lược phát triển đó,Đảng và Nhà nước rất coi trọng nguồn nhân lực Coi phát triển nguồn nhân lực là
Trang 30chìa khoá, là khâu đột phá của sự thành công trong giai đoạn mới của cách mạng.Hơn thế phát triển nguồn nhân lực lại còn là yếu tố quan trọng của sự phát triểnnhanh và ổn định Để xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững, khôngthể dựa hoàn toàn vào vay, mượn hay bỏ tiền ra mua công nghệ của nước ngoài, dựavào tài nguyên thiên nhiên, vào số lượng các mỏ than, giếng dầu mà phải biết pháthuy yếu tố con người Đây là bài học rút ra từ thực tiễn của phần nhiều nước trên thếgiới có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo
Yếu tố dân số và lao động vừa là điều kiện vừa là mục tiêu tác động đến quátrình CNH, HĐH của đất nước Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng Vớidân số trẻ và có học vấn tương đối cao, để tiếp thu chuyển giao công nghệ, nhất là laođộng đã qua đào tạo, thực sự là nguồn lực to lớn của phát triển Lực lượng lao độngtrẻ và có học thức là vốn quí, nếu được phát huy tốt sẽ tạo ra động lực để phát triển.Nhưng cũng cần thấy rằng : nếu lực lượng lao động không được khuyến khích đủmức, trình độ tay nghề thấp, thậm chí thiếu việc làm, thì sự dồi dào của nguồn laođộng lại có thể trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới tốc độ của quátrình CNH, HĐH
Đến lượt nó CNH, HĐH lại có tác động đến vấn đề lao động việc làm, tùythuộc vào nhiều yếu tố mà có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực (trình độ công nghệứng dụng trong sản xuất, năng lực quản lí ) Tốc độ CNH, HĐH càng nhanh, trình
độ CNH, HĐH càng cao, thành tựu khoa học được ứng dụng trong sản xuất sẽ làmcho năng suất lao động tăng, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng Trên cơ
sở đó hình thành nên các cơ sở cản xuất mới, ngành nghề mới, từ đó thu hút nhiềulao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm Ngược lại nếu vận dụng thiết bị máymóc không gắn liền với giải quyết việc làm ( do năng suất lao động tăng lên, sốngười là việc dư ra) vô tình làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của người lao động
Với điều kiện thành phố Đà Nẵng nói chung cũng như ở địa bàn quận SơnTrà nói riêng, số lượng lao động ngày càng gia tăng, chất lượng lao động còn nhiều
Trang 31hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu về phát triển về thể lực và trí lực, thiếu vốn,trình độ công nghệ lạc hâu thì quá trình CNH, HĐH mang lại không ít những cơhội và thách thức Cần phải tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực là một trong những phương hướng để quá trình CNH, HĐH ở thành phố ĐàNẵng thật sự mang lại hiệu quả.
1.2.2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu lao động
CDCCLĐ là quá trình thay đổi số lượng và chất lượng lao động CDCCLĐgắn liền với sự CDCCKT, do đó chịu sự tác động trực tiếp của quy mô và sự phân
bố vốn đầu tư phát triển Cơ cấu lao động có thể thay đổi là do số lao động mới bổsung hoặc di chuyển lao động từ khu vực này đến khu vực khác
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều khẳng địnhđường lối CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược phát triển kinh tế nước
ta CNH, HĐH liên quan mật thiết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII tại khẳng
định: ‘Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.’ [15]
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, qua phân tích của các nhà khoa học và khảosát thực tế cho thấy CNH, HĐH gắn với CDCCKT, CDCCLĐ theo các hướng chủyếu sau:
- Một là, Cần đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn với các nộidung về đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, đổi mới cây trồng vậtnuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến
- Hai là, Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa
đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao
- Ba là, Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, vận tảibưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng
- Bốn là, Xây dựng đông bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
- Năm là, Phân bố hợp lí cơ sở sản xuất và lao động theo vùng nông thôn,thành thị, miền núi, đồng bằng, vùng biển và vùng kinh tế khác
Trang 32Với đặc thù về nguồn lao động đông đảo vẫn còn đang tăng và chất lượngchưa cao, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn kém phát triển, đang cải cách tích cựcthể chế để hòa nhập với khu vực và thế giới thì việc chủ động CDCCLĐ có ý nghĩaquan trọng, giảm bớt sức ép của lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực I) đối vớiphát triển thành thị, và cơ cấu nhóm ngành thuộc khu vực II và III, thu hút bớtkhoảng cách phân hóa giàu nghèo, từng bước hạn chế an sinh xã hội, hạn chế tệ nạn.
Ngoài các yêu cầu đảm bảo sự phù hợp với tốc độ và chất lượng CDCCKTcân nhắc đặc thù của qui mô tốc độ và chất lượng của nguồn lao động hiện nay củanước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng còn thấp, còn cần chú ý đến tính quá độcủa thời kỳ chuyển đổi cơ cấu kinh tế tập trung bao cấp sang thị trường định hướngXHCN, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và xã hội
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình CNH, HĐH
* Các nhân tố khách quan
Một là, sự phát triển của khoa học và công nghệ
Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đã được coi là một nhân tốtham gia tích cực vào quá trình sản xuất Đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, khoahọc công nghệ cũng có những tác động theo hướng sau:
Trước hết, sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ dẫn đến sự ra đời của cácngành mới Theo đó cầu về lao động trong những ngành này cũng xuất hiện và giatăng nhanh chóng
Mặt khác, sự phát triển khoa học công nghệ cũng tất yếu dẫn đến tăng nhu cầu
về lao động có trình độ và đào thải một số lượng người lao động không có trình độcao Với sự trợ giúp của máy móc hiện đại, các dây chuyền sản xuất hàng loạt,người ta có xu hướng tuyển các lao động có tay nghề kỹ thuật cao Đó là một yếu tốthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng gia tăng lao động kỹ thuật
Hai là, sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
Kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã xác địnhcon đường mà chúng ta hướng tới là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Trang 33xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những quan hệ kinh tế được điều tiết bởi quan hệ cung –cầu, và lao động cũng không phải là trường hợp ngoại lệ Thị trường lao động là nơidiễn ra các hoạt động mua bán sức lao động, là nơi giá hàng hóa sức lao động đượchình thành
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến những ngành còn phù hợp ,được thị trường chấp nhận sẽ tồn tại đồng thời các ngành nghề đã lỗi thời, lạc hậu sẽ bịđào thải Theo đó, lao động trong các ngành này cũng sẽ dịch chuyển sang các ngànhnghề khác
Ba là, xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới
Mở cửa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu hiện nay, cơ cấu kinh tế thay đổitích cực theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Tỷ lệ giá trị kim ngạchxuất khẩu so với GDP ngày càng tăng Điều đó có nghĩa hệ số mở cửa ngày càng lớn
Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương mại pháttriển Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và xác định được
vị thế trên thị trường thế giới, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh Chínhviệc tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường thế giới, phát huy được lợi thế so sánh
và nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã tạo thu nhập cho người laođộng, đồng thời có điều kiện đầu tư trở lại để hạ giá thành, duy trì và phát huy khảnăng cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế Việc phát triển các ngành, các sảnphẩm có lợi thế cạnh tranh thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động cảtham gia trực tiếp và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sảnphẩm toàn cầu, qua đó làm thay đổi cơ cấu lao động
* Các nhân tố chủ quan
Một là, các chính sách của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của tổngthể nền kinh tế nói chung và đối với sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng Córất nhiều chính sách của Nhà nước có liên quan và có ảnh hưởng đến việc chuyểndịch cơ cấu lao động như: chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tưtrực tiếp cho các ngành, chính sách đào tạo nguồn nhân lực và chính sách di dân…
Trang 34Ngoài ra, các chính sách, chủ trương của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấukinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chuyển dịch cơ cấu lao động.
Hai là, quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề.
Nhân tố này tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng của đội ngũ lao động thuộcmọi ngành nghề Các cơ sở đào tạo và dạy nghề là đầu mối quan trọng cung cấpnguồn cung lao động cho mọi ngành nghề Đây cũng là nơi mà cung và cầu laođộng có sự gặp gỡ ban đầu Một mặt, với sự yêu cầu, đòi hỏi của thị trường tất sẽdẫn đến lượng cầu đào tạo một ngành nghề nào đó tăng lên Mặt khác, lượng laođộng đã qua đào tạo quay trở lại là một nguồn cung mới cho thị trường lao động
Do đó, quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong sựtăng trưởng của lực lượng lao động thuộc mọi ngành nghề
Ba là, định hướng nghề nghiệp của người lao động.
Nhân tố này tác động đến lựa chọn nghề nghiệp của người lao động Nó chịu sựchi phối của hai nhân tố trên Xã hội với nòng cốt là gia đình đóng vai trò quan trọngtrong việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhàtrường, các em học sinh đã phần nào được định hướng nghề nghiệp tương lai, thông qua
sở thích, sự hướng dẫn, khuyên bảo của thầy cô và gia đình Đến khi bước vào cáctrường đào tạo và dạy nghề, các em mới được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cầnthiết, để có thể trở thành những người lao động chính phục vụ cho gia đình và đất nước.Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước về tiền lương, chế độ bảo hiểmthất nghiệp… cũng tác động không nhỏ tới mong muốn và nhu cầu làm việc củangười lao động
1.3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG CNH, HĐH TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.3.1 Tình hình và xu hướng CDCCLĐ ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH
* Tình hình CDCCLĐ ở Việt Nam trong thời gian qua
Số liệu được đưa ra trong Báo cáo “Xu hướng việc làm Việt Nam 2010” chothấy đang có sự chuyển đổi cơ cấu của thị trường lao động Việt Nam từ những việc
Trang 35làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao độngsang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tưcông nghệ và tài chính nhiều hơn.
Cũng theo báo cáo trên do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bốngày 24/1, ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Việt Nam là ngành nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản với gần 23 triệu lao động (năm 2008).[8]
Nhưng trong hầu hết các dự báo, việc làm trong ngành nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 21,1 triệu lao động vào năm
2020 Người lao động có trình độ và kỹ năng cao hơn sẽ là chất xúc tác cho quátrình chuyển đổi này, cũng như sự tăng trưởng thành công của Việt Nam trong vaitrò là quốc gia có thu nhập trung bình
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, thuộc loại trẻ, chất lượng dân trí vàtrình độ của người lao động ngày được nâng cao, dân số trong độ tuổi lao động làlực lượng chủ yếu cấu thành tổng cung lao động
CDCCLĐ của Việt Nam trong thời gian qua được biểu hiện như sau:
- Trình độ văn hóa của LLLĐ ngày được nâng cao
Sau 10 năm, tỷ lệ biết chữ của số người từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3%năm 1999 lên 94% năm 2009; gần 4 triệu người chưa từng đi học, chiếm 5% tổngdân số từ 5 tuổi trở lên
Số liệu của tổng điều tra 2009 cũng cho thấy sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữgiữa thành thị và nông thôn cũng rất thấp: 97,3% ở thành thị và 92,5% ở nông thôn
Có sự khác biệt đáng kể về trình độ học vấn giữa các vùng Hai vùng có mức độphát triển cao nhất về kinh tế - xã hội là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có
tỷ trọng dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên cao nhất, tương ứng 30,1% và27,2% Ngược lại, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng dân số chưa tốt nghiệptiểu học cao nhất (32,8%) tiếp đến là Tây Nguyên (25,7%)
- Số LĐ qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng
Cùng với việc tập trung xây dựng các trường có chất lượng quốc tế, khu vực,đạt chất lượng cao của quốc gia, cần xây dựng các trường đào tạo chủ yếu đáp ứngnguồn nhân lực cho vùng, miền, địa phương Mở thêm các trường ĐH, CĐ để tăng
Trang 36số lượng người học đạt 300 sinh viên trên một vạn dân vào năm 2015
Thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề ở mọi trình độ, trước hết nhằm đáp ứng nhucầu của các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục - đàotạo, thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư cho giáo dục - đào tạo tương tự nhưcho công nghệ cao
Dựa trên cơ sở các xu thế nhân khẩu học và tỷ lệ đến trường, số năm đếntrường bình quân của lực lượng lao động Việt Nam (trong độ tuổi từ 20-64) vàonăm 2010 là 7,6 năm học, đến năm 2020 tăng lên 7,8 Chính phủ Việt Nam đangđặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên 50% vàonăm 2020
-CDCCLĐ chưa đồng bộ giữa nông thôn và thành thị, tỉ lệ LĐ thất ngiệp vẫngia tăng
Theo kết quả tổng hợp về tình hình lao động việc làm 9 tháng năm 2010 củaTổng cục Thống kê Theo đó, hiện cả nước có nước có 77,3% người từ 15 tuổi trởlên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực nôngthôn 80,8%
Tính chung 9 tháng đầu năm 2011, tổng số lượt lao động được giải quyếtviệc làm ước đạt 1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu laođộng ước đạt 58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm
Như vậy, trong thời gian qua, CDCCLĐ dù theo chiều hướng tích cựcnhưng vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xãhội đất nước
* Xu hướng CDCCLĐ ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH
Trong các điều kiện và đặc điểm hiện nay, chuyển dịch cơ cấu ở nước ta cóthể diễn ra theo các xu hướng sau:
- Thứ nhất, CDCCLĐ gắn liền với CDCCKT ngành
Đây là xu hướng chyển dịch quan trọng nhất Chuyển dịch cơ cấu lao động sẽdiễn ra từ chỗ lấy việc tập trung lao động làm chính, chuyển sang chủ yếu lấy việc tập
Trang 37trung vốn làm yếu tố kích thích sản xuất, rồi sau đó tiếp tục chuyển sang một giaiđoạn mới cao hơn là lấy việc tập trung kỹ thuật làm nội dung cơ bản để chuyển dịchlao động.
Xu hướng này diễn ra theo hai giai đoạn Lúc đầu, LĐ chuyển từ giai đoạntập trung vào việc độc canh vào cây lúa, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mà mởrộng quy mô và sản xuất; tiến đến thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa các loại câytrồng vật nuôi Giai đoạn tiếp theo khi nông nghiệp có sự dư thừa thì các ngành phinông nghiệp sẽ được đầu tư và phát triển mạnh mẽ để thu hút LĐ tạo nên sự chuyểndịch LĐ theo hướng từ thuần nông sang CDCCLĐ nông – công nghiệp – dịch vụ
Do đặc điểm của nguồn lao động ở Việt Nam, nên chuyển dịch cơ cấu laođộng ở nước ta chủ yếu theo hướng chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn sanglao động công nghiệp, dịch vụ ở các thành thị và khu công nghiệp cũng như ở ngaytại khu vực nông thôn
- Thứ hai, CDCCLĐ gắn liền với sự thay đổi cơ cấu chuyên môn kĩ thuậtCDCCLĐ xảy ra theo khả năng tiếp nhận thành quả cách mạng khoa học kĩthuật thì nó diễn ra trước hết lấy khả năng giải quyết việc làm cho LĐ,sau đó lấyviệc nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng làm việc cho LĐ làm mục tiêu cơ bản
Xu hướng này thể hiện sự thay đổi về chất của nguồn LĐ trong quá trìnhCDCCLĐ Sự phát triển kinh tế gắn liền với sự áp dụng KH – KT ngày càng hiệnđại, điều này đòi hỏi mức độ phức tạp của công việc cũng như trình độ lành nghềcủa LĐ ngày càng cao Do đó, xu hướng CDCCLĐ cơ bản là tăng tỷ trọng LĐ cótrình độ công nhân kỹ thuật, nghệ nhân, LĐ có trình độ trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học, sau đại học và giảm tỷ trọng LĐ có trình độ sơ cấp
- Thứ ba, CDCCLĐ gắn liền với CDCCKT vùng lãnh thổ
Nếu căn cứ vào không gian di chuyển của lao động thì chuyển dịch cơ cấulao động có thể diễn ra theo hai phương thức:
Một là: chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ, đây là sự chuyển dịch của lao
động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn Đặcđiểm cơ bản của sự dịch chuyển này là không có sự di chuyển nơi sinh sống, nên
Trang 38không làm thay đổi cơ cấu, cũng như mật độ dân cư sinh sống ở nông thôn, nhưng
cơ cấu lao động ở đây lại có sự thay đổi rõ rệt
Hai là: chuyển dịch cơ cấu lao động kèm theo sự di cư, đây là sự chuyểndịch lao động về mặt không gian Hậu quả là tạo ra các dòng di chuyển dân cư vàlao động từ nông thôn ra thành thị, nông thôn - nông thôn, từ vùng này, nơi này quavùng khác, nơi khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác Đặc điểm của sự dịchchuyển này là sẽ làm giảm quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi ra đi,nhưng lại làm tăng quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi đến
Theo lý thuyết trên, một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lực hút đối với laođộng nơi ra đi chính là do mức thu nhập dự kiến ở khu vực họ sẽ chuyển đến Vìvậy, để giảm bớt áp lực về đời sống, việc làm do hậu quả của việc di dân và laođộng gây ra, cần phải có các giải pháp tích cực để xoá bỏ sự chênh lệch về thu nhập
và mức sống giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và trong nội bộ vùng; từngbước làm giảm và đi đến triệt tiêu được những lực hút và lực đẩy tiêu cực nói trênđối với lao động nông nghiệp, nông thôn
Ở nước ta, sự phân công lao động theo ngành trong xã hội kéo theo sự phâncông lao động theo lãnh thổ Tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, KT – XH, phong tụctập quán của mỗi vùng sẽ hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất, các cơ sởkinh doanh sản xuất, các khu công nghiệp để phát huy thế mạnh của vùng đó
- Thứ tư, CDCCLĐ gắn với hình thức tổ chức, phương pháp lao động vàcác thành phần kinh tế
Về hình thức tổ chức, LĐ chuyển từ hoạt động riêng lẻ, phân tán sang môhình lao động hiệp tác theo kiểu công xưởng, trang trại hoặc sang hình thức hợp tácvới quy mô sản xuất lớn và có tỷ suất hàng hóa cao
Về phương pháp LĐ, chuyển từ LĐ chân tay sang LĐ với máy móc là chính,cùng lối sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại
Ngoài ra CDCCLĐ còn gắn với các thành phần kinh tế Với điều kiện ở nước
ta hiện nay xu hướng CDCCLĐ cho biết tương quan tỷ lệ phân bố sức LĐ giữa cácthành phần kinh tế
1.3.2.Thách thức của CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội
Trang 39nhập của Việt Nam
CDCCLĐ ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa bên cạnh những thuận lợithì quá trình này cũng đứng trước những thách thức lớn đó là:
- Nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học - công nghệ - kỹ thuậttrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tri thức là yếu tố quyết định hàng đầu việcsản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển
* Những thuộc tính của nền kinh tế tri thức
+ Tri thức khoa học - công nghệ và kỹ năng lao động của con người trởthành lực lượng sản xuất thứ nhất, có vai trò quyết định triển vọng phát triển Trítuệ con người, được thể hiện trong tri thức khoa học và công nghệ cùng với kỹ nănglao động cao là lợi thế có ý nghĩa quyết định triển vọng phát triển của mọi quốc giahay cụ thể hơn, của mỗi người trong thời đại ngày nay
+ Tốc độ biến đổi cực nhanh: Đây là thuộc tính quan trọng thứ hai của nềnkinh tế tri thức là tốc độ biến đổi cực kỳ nhanh Trong nền kinh tế tri thức, tốc độsản sinh trí thức, tốc độ ứng dụng tri thức và hệ quả là tốc độ biến đổi của đời sốngtrên mọi phương diện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội ngày càng nâng cao
- Đan kết mạng lưới toàn cầu
Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự xâm nhập và can thiệp ngày càngsâu sắc của tri thức vào các lĩnh vực đời sống một mặt đem lại xu hướng hình thànhmột phương thức sản xuất mới dựa trên nền tảng tri thức, một mặt đem lại nhữngthay đổi căn bản trong các hệ thống quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng Đó là xuthế hình thành một hệ thống quan hệ thuộc mạng lưới toàn cầu trong cả ba cấp độ:kinh tế, văn hoá và quản lý
- Hội nhập với quốc tế và rủi ro
Những thành tựu lớn mà nhân loại đã đạt được thông qua quá trình toàn cầuhoá cùng với những tiến bộ và sự vận động như vũ bão của các xu thế này đã đặt rathực tế là việc hội nhập vào quá trình toàn cầu trở thành nhu cầu tất yếu đối vớitừng cá nhân, từng tổ chức và từng quốc gia Việc đặt mình ra ngoài vòng xoáy nàycũng đồng nghĩa với việc quay lưng lại với các cơ hội phát triển Tuy nhiên điều đó
Trang 40cũng không có nghĩa rằng tích cực hội nhập bao giờ cũng bảo đảm thành công chắcchắn Thực tế cho thấy nhiều quốc gia có kinh tế hội nhập cao lại phải luôn luônchịu các rủi ro do biến đổi bất thường của thị trường thế giới Toàn cầu hoá khôngphải chỉ đem lại rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô mà còn đem lại những rủi ro cho các
cá nhân Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động,cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp diễn ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế ViệtNam Tình trạng lạm phát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế dẫn đến sự mất giá đồngtiền, suy giảm sản xuất và tiêu dùng, nảy sinh các vấn đề xã hội trở thành thách thứclớn của nước ta hiện nay
Do vậy muốn tránh khỏi những rủi ro ta phải chuẩn bị những điều kiện cầnthiết và luôn luôn nắm thời cơ sẵn có để chủ động hội nhập Việc chuẩn bị quantrọng nhất để hội nhập thắng lợi là phải bắt đầu ngay từ ngày hôm nay việc chuyểndịch cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu hội nhập
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ CDCCLĐ
1.4.1.Kinh nghiệm thế giới
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế bắt đầu từ năm 1978với chiến lược công nghiệp hóa toàn diện Trong những thập kỷ 1980, 1900 (thế kỷ XX),Trung Quốc lựa chọn mô hình phát triển phi cân đối, đặt trọng tâm phát triển là khu vựccông nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đáp ứngnhu cầu trong nước với quy mô dân số lớn nhất thế giới, phục vụ xuất khẩu và giải quyếtviệc làm cho lực lượng lao động trong độ tuổi hàng năm tăng thêm hàng chục triệungười Tập trung phát triển công nghiệp và đô thị ở các vùng ven biển phía Đông để thuhút lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn ở các vùng trong nội địa
Những năm gần đây, để giảm bớt mức độ chênh lệch về phát triển giữa cácvùng trong nước, giữa khu vực nông thôn và đô thị, Trung Quốc đẩy mạnh pháttriển khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời đưa ra khẩu hiệu tiến về phía Tây,phát triển các vùng sâu trong nội địa để phân bố lại lực lượng sản xuất, kết hợp hàihòa phát triển giữa các vùng