Trong thời gian qua Trường Trung học GTVT Huế là đơn vị duy nhất đượcUBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ đào tạo lái xe ôtô các hạng với số lượngđào tao gần 4.000 học viên /năm.. Nhận
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm hài lòng khách hàng đã trở thành một tài sản quan trọng đối với cácdoanh nghiệp và tổ chức đơn vị trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, để từ đónâng cao năng lực cạnh trạnh của đơn vị Trong xu thế xã hội hoá các lĩnh vực thìvấn đề quan tâm đến nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng là vấn đề sống còn đểnâng cao uy tín và thương hiệu dịch vụ của tổ chức đơn vị
Trong thời gian qua Trường Trung học GTVT Huế là đơn vị duy nhất đượcUBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ đào tạo lái xe ôtô các hạng với số lượngđào tao gần 4.000 học viên /năm Để đáp ứng nhu cầu học lái xe ôtô trên địa bàntỉnh, năm 2009 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Cục Đường bộ Việt Nam đã cấpgiấy phép thành lập thêm một số cơ sở đào tạo lái xe ôtô Chính vì lẽ đó, đòi hỏiđơn vị đào tạo phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện đội ngũgiáo viên, đầu tư xây dựng và phát triển thiết bị dạy và học, đồng thời phải tiếp cậnđược tâm tư tình cảm của khách hàng, hay nói cách khác đó là cảm nhận của kháchhàng về hoạt động đào tạo như thế nào? Cụ thể là về cơ sở vật chất, thiết bị, thủ tục
hồ sơ giao dịch, phong cách và thái độ phục vụ, nội dung chương trình đào tạo cóđáp ứng được nhu cầu mong đợi và mức độ hài lòng của khách hàng hay không?
Đặc biệt với đối tượng khách hàng là học viên học lái xe ôtô không chuyênnghiệp (hạng B1) có những đặc điểm như đa dạng về độ tuổi, về trình độ và môitrường công tác, nghĩa là có cảm nhận khác nhau về sử dụng dịch vụ Việc đáp ứng
sự đa dạng đó để mang lại sự hài lòng cho khách hàng là vấn đề bức thiết đặt ratrong giai đoạn cạnh tranh hiện nay của đơn vị
Nhận thức được điều đó, trong thời gian gần đây, Trường Trung học GTVTHuế đã thực hiện thăm dò ý kiến của học viên học lái xe ôtô để nhìn nhận lại chấtlượng đào tạo của nhà trường và đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đápứng sự hài lòng của học viên Tuy nhiên vấn đề quan tâm đến khách hàng của nhàtrường là chưa đúng mức, chưa thu thập ý kiến của khách hàng một cách có khoa học
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành chọn đề tài:“Đánh giá sự hài lòng của học viên về dịch vụ đào tạo lái xe ôtô hạng B1 tại Trường Trung học GTVT Huế”
làm nội dung nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng đào tạo lái xe ôtô hạng B1 tại Trường Trung học GTVTHuế hiện nay như thế nào? Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo lái xe, đápứng yêu cầu chung của khách hàng, đưa ra giải pháp nâng cao sự hài lòng của kháchhàng về dịch vụ đào tạo lái xe ôtô tại trường
- Đưa ra những biện pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về công tácđào tạo lái xe ôtô hạng B1 nói riêng và các hạng ôtô nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung, đối tượng nghiên cứu là sự hài lòng của học viên về dịch
vụ đào tạo lái xe ôtô hạng B1
Phạm vi không gian: Khách hàng là học viên học lái xe ôtô hạng B1 tạiTrường Trung học GTVT Huế
Phạm vi thời gian: từ 2007 đến 2010, chú trọng các khoá đã và đang học năm2009-2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng.Trong đó: Phương pháp định tính sử dụng số liệu sơ cấp, điều tra, thu thập thông tin
từ học viên học lái xe ôtô hạng B1 tại Trường Trung học GTVT Huế; phương phápđịnh lượng sử dụng các số liệu thứ cấp từ các tài liệu đã công bố
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3- Phương pháp thu thập thông tin:
Thông tin và số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được tập hợp từ các báo cáo củanhà trường từ năm 2007 đến 2009 Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được tập hợp từ cácbáo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, các số liệu ở các tạp chí, website…
Bên cạnh số liệu thứ cấp thì nguồn số liệu sơ cấp đóng vai trò vô cùng quantrọng để có nhận định đúng đắn về những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng củahọc viên về dịch vụ đào tạo lái xe ôtô hạng B1 tại trường, đồng thời là cơ sở choviệc đề xuất các giải pháp
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin:
Để đánh giá mức độ hài lòng của học viên về dịch vụ đào tạo lái xe ôtô hạngB1 tại Trường Trung học GTVT Huế, chúng tôi chọn 3 lớp 107B1, 108B1 và109B1 là đối tượng để tiến hành điều tra Thời gian các khoá học này trong khoảng
từ ngày 14/10/2009 đến 03/3/2010, trong đó khoá học 107B1 khai giảng ngày14/10/2009 bế giảng ngày 08/01/2010; khoá 108B1 khai giảng ngày 02/11/2009 bếgiảng ngày 28/01/2010 và khoá 108B1 khai giảng ngày 27/11/2010 bế giảng ngày25/02/2010, sát hạch cấp giấy phép lái xe vào ngày 03/3/2010 Công cụ điều tra làphiếu thu thập thông tin dành cho học viên học lái xe ôtô hạng B1 (phụ lục 1)
Số phiếu phát ra là 200 phiếu, thu được 180 phiếu đạt chất lượng đưa vào xử lý
và tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0, tương ứng với tỷ lệ phản hồi 90%
Dựa vào cơ sở lý luận, kết hợp với phân tích tình hình thực tế tại TrườngTrung học GTVT Huế và tham khảo ý kiến chuyên gia, chúng tôi đã xây dựng nênphiếu thu thập thông tin, về cơ bản phiếu thu thập này gồm 3 phần chính: phần thứnhất gồm có 5 câu hỏi về nguồn thông tin biết về trường, các thành viên trong nhómhọc thực hành, nhu cầu mua xe ôtô trong tương lai; phần thứ hai gồm 39 câu đượcphân thành 7 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên về dịch vụ đàotạo lái xe ôtô tại trường, cụ thể là nhóm nhân tố: chương trình đào tạo; đội ngũ giáoviên; giáo trình tài liệu học tập; cơ sở vật chất thiết bị; quản lý và phục vụ đào tạo;học phí và lệ phí; công tác tổ chức thi và sát hạch Phương pháp đánh giá theo thangđiểm Likert để lượng hoá sự lựa chọn về sự kỳ vọng và mức độ hài lòng Trong đó:thang điểm 1 được xem là “hoàn toàn không hài lòng hoặc hoàn toàn không kỳ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4vọng”, thang điểm 2 được xem là “không hài lòng hoặc không kỳ vọng lắm”, thangđiểm 3 được xem là “bình thường”, thang điểm 4 được xem là “hài lòng hoặc hơi kỳvọng”, thang điểm 5 được xem là “rất hài lòng hoặc rất kỳ vọng” Phần thứ ba là 4câu hỏi về các vấn đề rất hài lòng, các vấn đề hoàn toàn không hài lòng và nhữngthông tin cá nhân học viên được điều tra như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình
độ văn hoá, thu nhập bình quân hàng năm
Để phiếu thu thập thông tin có chất lượng tốt, chúng tôi đã tiến hành điều trathí điểm 10 đối tượng đã học và được cấp giấy phép lái xe ôtô hạng B1 tại trườngnhằm phát hiện những phần hạn chế của phiếu thu thập thông tin, cũng như khungnghiên cứu Trên cơ sở kết quả điều tra thí điểm, chúng tôi đã tiến hành chỉnh sửa
để có được phiếu thu thập thông tin hoàn chỉnh và chính xác
Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS với mức độ thống kê mô tả, kiểmđịnh giả thiết
5 Kết cấu luận văn
Đề tài gồm 3 phần chính:
- PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trình bày sự cần thiết và lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu luận văn
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II: Kết quả nghiên cứu
Chương III: Giải pháp nâng cao sự hài lòng của học viên về dịch vụ đào tạo
lái xe ôtô hạng B1 tại Trường Trung học GTVT Huế
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp cho nội dungnghiên cứu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia
và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến chiếm đoạt một cái gì đó Việcthực hiện dịch vụ có thể có hoặc có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vậtchất của nó[15]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6Dịch vụ giao dịch với sự có mặt của khách hàng và nhân viên của doanhnghiệp dịch vụ gọi là dịch vụ giao dịch trực diện, còn dịch vụ giao dịch không baogồm sự có mặt của khách hàng và nhân viên dịch vụ gọi là dịch vụ giao dịch côngnghệ cao [13].
Trong một môi trường cạnh tranh đang ngày càng gay gắt, việc mang lại sựhài lòng của khách hàng là một thách thức khá lớn Đó không phải chỉ là vấn đề liênquan đến đặc điểm sản phẩm và giá cả bởi vì chất lượng, dịch vụ, sự thuận tiện,hình ảnh và trách nhiệm đã trở nên không kém phần quan trọng Để có thể làm thoảmãn khách hàng một cách hiệu quả thì cần thiết phải hiểu được nhu cầu và mongmuốn của họ Sự thoả mãn cao độ của khách hàng là những gì mà một doanh nghiệpcần phấn đấu đạt được Đó là cách tốt nhất để thu hút và giữ được khách hàng Sựtrung thành của khách hàng chỉ có thể có được với một sự thoả mãn cao, bởi vìchúng tạo ra sự ưa thích về mặt tình cảm, một điều còn đang thiếu trong sự thoảmãn thông thường chỉ tạo ra sự trung thành hạn chế, nghĩa là có thể có sự thay đổihàng hoá, dịch vụ và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đó Và một trong nhữngchìa khoá thành công trong quá trình đạt được sự hài lòng của khách hàng là vấn đềtiếp thị về mối quan hệ với khách hàng Điều này có nghĩa là xây dựng những mốiquan hệ chặt chẽ với tất cả những người có lợi ích nhằm mang lại những giá trị dàihạn cho khách hàng dẫn đến sự hài lòng về lâu dài của khách hàng
1.1.2 Chỉ số hài lòng của khách hàng
1.1.2.1 Nguồn gốc và việc sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng
Việc thoả mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đối với cácdoanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sựtrung thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năm 1989, chỉ số đomức độ hài lòng đầu tiên được ra đời tại Thụy Điển (Swedish Customer SatisfactionBarometer- SCSB) nhằm thiết lập chỉ số hài lòng của khách hàng đối với việc mua
và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nội địa Trong những năm sau đó, chỉ số này đượcphát triển và ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ- ACSI, Na Uy-NCSI [23][24]., Đan Mạch- DCSI và các quốc gia EU- ECSI (1998) [31] Chỉ số
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7này có thể thực hiện trên phương diện quốc gia (các doanh nghiệp, các ngành sẽthoả mãn như thế nào đối với khách hàng của họ) hoặc ở góc độ nội bộ ngành (sosánh sự thoả mãn của các doanh nghiệp trong phạm vi một ngành) và so sánh giữacác thời điểm khác nhau (để nhận thấy sự thay đổi) Từ đó, các doanh nghiệp có thểbiết được vị thế, sự đánh giá của khách hàng đối với doanh nghiệp để hoạch địnhcác mục tiêu và chiến lược kinh doanh [11] [29].
1.1.2.2 Mục tiêu của việc sử dụng chỉ số hài lòng khách hàng (CSI)
Nghiên cứu và ứng dụng CSI ở cấp doanh nghiệp là việc xác định các yếu tố(biến) có tác động đến nhận thức chất lượng hay sự hài lòng của khách hàng; lượnghóa trọng số hay mức độ quan trọng của mỗi yếu tố trong tương quan với các yếu tốkhác; xác định mức độ hài lòng tại thời điểm nghiên cứu của khách hàng, so sánhđánh giá của khách hàng trên từng tiêu chí với đối thủ cạnh tranh hay với chính mìnhtrong quá khứ (mục tiêu này thể hiện rõ hơn khi CSI được triển khai ở cấp độ toànngành và đa ngành), lượng hóa mối liên hệ giữa mức độ hài lòng với các đại lượngtiếp thị khác (lòng trung thành, phần của khách hàng); so sánh cấu trúc sự hài lòng,mức độ hài lòng và tác động của sự hài lòng giữa các nhóm khách hàng khác nhaucủa công ty Các doanh nghiệp cần xem CSI như một hình thức kiểm toán hàng nămvới tài sản vô hình là uy tín, thương hiệu, tình cảm mà khách hàng dành cho mình,các thông tin của CSI cần được liên tục cập nhật vào hệ thống thông tin của doanhnghiệp để làm cơ sở trong việc hoạch định các chiến lược trong tương lai [11] [29]
1.1.2.3 Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI model)
Chỉ số hài lòng của khách hàng bao gồm các nhân tố (biến), mỗi nhân tốđược cấu thành từ nhiều yếu tố cụ thể (indicators, items) đặc trưng của sản phẩmhoặc dịch vụ Sự hài lòng khách hàng (customer satisfaction) được định nghĩa như
là một sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch vụ hoặc hoạt động sau bán củadoanh nghiệp và đây chính là điểm cốt lõi của CSI Xung quanh biến số này là hệthống các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) xuất phát từ những biến số khởitạo như sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh doanh nghiệp và sảnphẩm, chất lượng cảm nhận và giá trị cảm nhận về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8đến các biến số kết quả của sự hài lòng như sự trung thành hay sự than phiền củakhách hàng Dưới đây là một số mô hình CSI của các nước [11].
Sơ đồ 1.1 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ
(Nguồn: Journal of Marketing, Fornell, C [29])
Trong mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI), giá trị cảm nhận chịu tácđộng bởi chất lượng cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng Khi đó, sự mongđợi của khách hàng có tác động trực tiếp đến chất lượng cảm nhận Trên thực tế, khimong đợi càng cao, có thể tiêu chuẩn chất lượng cảm nhận của khách hàng đối vớisản phẩm càng cao hoặc ngược lại Do vậy, yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch
vụ cung cấp cho khách hàng cần phải đảm bảo và được thoả mãn trên cơ sở sự hàilòng của họ Sự hài lòng của khách hàng được tạo thành trên cơ sở chất lượng cảmnhận, mong đợi và giá trị cảm nhận, nếu chất lượng và giá trị cảm nhận cao hơn sựmong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành với khách hàng, trường hợp ngược lại, đấy là
sự phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm, dịch vụ mà họ tiêu dùng
Mô hình chỉ số hài lòng châu Âu (ECSI) có một số khác biệt nhất định Sovới ACSI, hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu có tác động trực tiếp đến sự mongđợi của khách hàng Khi đó, sự hài lòng của khách hàng là tác động tổng hòa củabốn nhân tố hình ảnh, giá trị cảm nhận, lượng cảm nhận về cả sản phẩm hữu hình và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9vô hình Thông thường, chỉ số ACSI thường áp dụng trong lĩnh vực công, còn chỉ
số ECSI thường ứng dụng đo lường các sản phẩm, các ngành (Sơ đồ 1.2)
Sơ đồ 1.2 Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng các quốc gia EU
(Nguồn: Total Quality Management, Martensen A., Gronholdt, L and Kristensen [33])
Rõ ràng, điểm mạnh của cách tiếp cận này là làm dịch chuyển ngay tức khắckinh nghiệm tiêu dùng, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quảgiữa các yếu tố cấu thành sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng Do vậy,mục tiêu đầu tiên của việc tiếp cận theo cấu trúc CSI là việc giải thích sự trungthành của khách hàng đối với một sản phẩm nói riêng hay một doanh nghiệp, mộtquốc gia nói chung thông qua chỉ số hài lòng khách hàng khi chịu sự tác động trựctiếp hoặc gián tiếp bởi hình ảnh, sự mong đợi, chất lượng cảm nhận (về sản phẩmhoặc dịch vụ) và giá trị cảm nhận đối với sản phẩm và dịch vụ đó [11] [33]
Trang 101.1.2.4 Ứng dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược tại các doanh nghiệp [17]
Chỉ số hài lòng khách hàng (CSI) là một chỉ số chuẩn hóa, nó cho phép sosánh các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau trong cùng lĩnh vực kinh doanh, từ
đó các doanh nghiệp có thể xác định các vùng “trung thành”, vùng “không có sựkhác biệt” hay vùng “từ bỏ” của khách hàng đối với doanh nghiệp mình hay đối thủcạnh tranh
Thực tế kinh doanh cho thấy, một doanh nghiệp nếu gia tăng được 5% kháchhàng trung thành thì lợi nhuận sẽ tăng lên được khoảng 25-85%, hoặc cứ trung bìnhmột khách hàng không hài lòng họ sẽ kể sự khó chịu đó cho tận 9 người nghe vàmột khách hàng được thỏa mãn sẽ kể cho 5 người khác về những cảm nhận tốt đẹpđối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Vì vậy khi một doanh nghiệp khônglàm thoả mãn khách hàng thì không những doanh nghiệp đánh mất khách hàng đó
mà còn làm mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng Các doanh nghiệp luôn hiểurằng để đạt được thành công, muốn có sự tăng trưởng trong doanh nghiệp thì chỉ cóthể định hướng theo thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư kinh doanhdựa trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của khách hàng với mục tiêu thoả mãn tốt nhất nhucầu và mong muốn của họ
1.1.2.3 Sự thoả mãn
Theo Oliver (1999) [34], sự thoả mãn được định nghĩa là sự đáp ứng manglại cảm giác thích thú Một người tiêu dùng cảm thấy rằng việc sử dụng dịch vụ đápứng được một số nhu cầu, mong muốn, mục tiêu của họ và điều đó làm cho họcảm thấy thích thú, hài lòng Còn theo Stauss & Neuhaus (1997) [34], sự thoả mãn
là trạng thái của sự trải nghiệm, nó có thể biến đổi về cường độ nhưng không biếnđổi về chất lượng
Một định nghĩa khác về sự thoả mãn, sự thoả mãn của khách hàng được địnhnghĩa là cảm giác thích hay không thích giá trị của việc sử dụng dịch vụ trong mộttình huống cụ thể Cảm giác này có thể là một sự phản hồi đối với tình huống vừatrải qua hoặc là một sự phản hồi tổng thể đối với một chuỗi những trải nghiệm trước
đó (Woodruff, Gardial, 1996) [24]
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11Trong một nghiên cứu khác, (Methods for measuring customer satisfaction,John H.Reed & Nicholas P Hall) [10] khi nói về sự thoả mãn của khách hàng, hainhà nghiên cứu này cho rằng, vấn đề này dựa trên những mối liên hệ khách hàng vàsản phẩm hay dịch vụ mà họ hưởng thụ Đó cũng là mối liên hệ giữa khách hàng vànhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ Và đó còn là mối liên hệ giữa nhà cung cấp sảnphẩm, dịch vụ và sản phẩm, dịch vụ đó Từ đây, sự thoả mãn của khách hàng làmức độ cảm nhận của chính họ khi một công ty cung cấp một sản phẩm hay dịch vụđúng với nhu cầu của khách hàng trong điều kiện họ đã sử dụng hoặc nhận thứcđược sản phẩm dịch vụ đó Sự thoả mãn không phải cố hữu trong mỗi cá nhân haysản phẩm mà là sự phản hồi có tính chất xã hội đối với mối liên hệ giữa khách hàng,sản phẩm và nhà cung cấp Do đó nhà cung cấp có thể tác động vào mức độ hàilòng của khách hàng thông qua các khía cạnh của mối liên hệ đó [10].
Trong lý thuyết về sự thoả mãn, các nhà nghiên cứu thường hay đề cập đến
mô hình các cấp bậc mong đợi của Kano [10] Mô hình của Kano giúp các công tydịch vụ có chiến lược phù hợp để tăng mức độ hài lòng của khách hàng
Sơ đồ 1.3 Mô hình cấp bậc mong đợi của Kano
(Nguồn: Quản lý chất lượng, Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thuý Quỳnh Loan [10])
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Mô hình của Kano gồm 3 cấp độ: đặc tính phải có, đặc tính một chiều vàthích thú Các cấp bậc của mô hình đã được Kano lý giải như sau:
- Đặc tính phải có: là những đặc tính mà khách hàng mong đợi phải có Nếukhông khách hàng sẽ thất vọng ghê gớm, nhưng nếu tăng mức độ của nó kháchhàng sẽ xem như đương nhiên, sự thoả mãn của họ hầu như chẳng thay đổi
- Đặc tính một chiều: các đặc tính này thường được khách hàng đề cập đếnnhư một chức năng mà họ mong muốn Mức độ chất lượng của thuộc tính này càngcao thì khách hàng càng hài lòng
- Thích thú: Những đặc tính này nếu không có, khách hàng vẫn mặc nhiênchấp nhận dịch vụ được cung cấp Nhưng nếu chúng tồn tại thì khách hàng sẽ rấtthích thú vì bất ngờ và vì nhận thấy rất hữu ích khi có chúng
Mô hình của Kano giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt là nhà cungcấp dịch vụ du lịch hiểu được những mong đợi của du khách, biết được những đặctính của chất lượng dịch vụ được quan tâm ở cấp bậc nào để từ đó có thể tăng giảmnhững đặc tính cụ thể cho thích hợp
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ ĐÀO ĐẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
1.2.1 Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhâncách cho mỗi cá nhân, tạo năng lực cho họ vào đời hành nghề có năng suất và hiệuquả cao Thông thường sau khi đào tạo người lao động kỹ thuật được cấp văn bằng,chứng chỉ nghề [16]
Đào tạo nghề gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau (Sơ đồ 1.4)
- Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết vàthực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thựchành nhất định về nghề nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hànhcủa người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Sơ đồ 1.4 Quá trình đào tạo nghề
(Nguồn: Tổ chức và quản lý quá trình ĐTN – Nguyễn Minh Đường [5])
Đào tạo nghề là một quá trình sản xuất đặc biệt Học sinh trên thực tế là sảnphẩm của ngành công nghiệp dạy nghề Họ vào trường với tư cách là nguyên vậtliệu, trải qua quá trình xử lý (đào tạo) phức tạp của nhà trường để biến đổi trình độ,nhân cách và chính thức là thành phẩm sau khi tốt nghiệp Trong quá trình học tậphọc sinh phải thực hiện các bài tập, thuyết trình, nghiên cứu, kiểm tra, thi… dưới sựkiểm soát, đánh giá của giáo viên Như vậy, bản thân học sinh chính là chủ thể thamgia trực tiếp vào quá trình giáo dục, đồng thời là tiêu điểm của mọi chương trình,quá trình, biện pháp giáo dục góp phần nâng cấp đầu vào thành đầu ra có mức chấtlượng cao hơn Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trưng khác với giáo dục phổthông và giáo dục đại học Đó là quá trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả phổthông để đào tạo nghề nghiệp cho học sinh học nghề Việc đào tạo để hình thànhnăng lực nghề nghiệp giữ vai trò then chốt, chủ đạo Quá trình đào tạo chú trọng
Quá trình đào tạo Đầu vào Kết quả đào tạo trong Kết quả đào tạo ngoài
sở đào tạo)
Học sinhtốt nghiệpđào tạonghề
Côngnhân kỹthuật
Chất lượng bêntrong
Chất lượng bênngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14đến hệ thống các kỹ năng thông qua thực hành, luyện tập, đó chính là những yêucầu, vị trí công tác, hoạt động nghề nghiệp của người công nhân kỹ thuật.
Hàng năm, mỗi trường dạy nghề đều thực hiện nhiệm vụ do các cơ quan chủquản quy định Từ nhiệm vụ này, nhà trường xác định các mục tiêu và chiến lượcđào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội để đạt được “chất lượngbên ngoài”, đồng thời các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào mục tiêucủa nhà trường để đạt “chất lượng bên trong”
+Các cấp trình độ trong đào tạo nghề [9]
- Sơ cấp nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp trang bị cho người học nghề năng lựcthực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của mộtnghề Thời gian học từ 3 tháng đến dưới 1 năm Kết thúc chương trình người họcđược cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
- Trung cấp nghề: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người họckiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khảnăng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc Thời gianhọc từ 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông,3-4 năm tùy theo nghề đào tạo đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở Kết thúcchương trình người học được cấp bằng trung cấp nghề
- Cao đẳng nghề: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghềkiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khảnăng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo và ứngdụng kỹ thuật công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạptrong thực tế Thời gian từ 2-3 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệp trunghọc phổ thông, 1-2 năm tùy theo nghề đào tạo với người tốt nghiệp trung cấp nghềcùng nghề đào tạo Kết thúc chương trình người học được cấp bằng cao đẳng nghề
1.2.2 Phân hạng giấy phép lái xe và thời hạn của giấy phép lái xe [1]
Trang 15b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2 Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích
xy lanh từ 175 cm3trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
3 Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả
xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
4 Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tảiđến 1000 kg
5 Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xesau đây:
a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
6 Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:a) Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1
7 Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ
3500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2
8 Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
9 Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D
10 Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển cácloại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 1611 Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E đểđiều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg,
sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xehạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái
xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng
C có kéo rơ moóc, ôtô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xequy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng
D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xehạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng
E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại
xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD
1 Hạng A1, A2, A3: không thời hạn
2 Hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp
3 Hạng C, D, E và các hạng F: 03 năm kể từ ngày cấp
1.2.3 Nội dung, chương trình đào tạo lái xe hạng B1 [1]
1 Thời gian đào tạo: Hạng B1: 536 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 400);
2 Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa họcgồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thựchành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường
3 Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Bảng 1.1 Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo ôtô hạng B1
SỐ
TT CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN
ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG B1
CÁC MÔN HỌC
6
Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái
- Số giờ thực hành lái xe/học viên
- Số km thực hành lái xe/học viên
- Số học viên/1 xe tập lái
giờgiờkmhọc viên
400809605
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
(Nguồn: Thông tư số: 07/2009/TT-BGTVT, Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép
lái xe cơ giới đường bộ [1])
4 Nội dung và phân bổ dào tạo lái xe ôtô hạng B1 (Phụ lục 2)
1.2.4 Nội dung và quy trình sát hạch hạng B1 [1]
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ôtô phải được thực hiện tại các trungtâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩnngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVTngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:
Sát hạch lý thuyết đối với hạng B1: thực hiện trên máy vi tính;
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1: thực hiện tại trungtâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sáthạch; và Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng
1.2.5 Mức thu học phí [3] [21]
Học phí là khoản đóng góp của người học, tạo nguồn kinh phí để trang trảitoàn bộ chi phí cho các cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Ngoài khoản thu họcphí quy định tại Thông tư Số: 26 /2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 về hướng dẫn mứcthu học phí, quản lý và sử dụng học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Đồng thờiđiều chỉnh mức thu học phí căn cứ mức quy định về học phí đào tạo lái xe cơ giớiđường bộ tại Thông tư này và tuỳ theo đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địaphương; cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, các Bộ chủ quản và UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có thể quy định mức thu cụ thể đối với các trường,trung tâm đào tạo thuộc mình quản lý; nhưng không được tăng hoặc giảm quá 20%mức thu học phí quy định tại Thông tư này và phải bảo đảm đúng chương trình đàotạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định Mức thu học phíhạng B1 (ôtô khách đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải, đầu kéo có một rơ móc có trọng tảidưới 3500 kg không kinh doanh vận tải) là: 2.275.000 đồng, trong đó mức thu theotừng phần như sau:
- Học Luật giao thông đường bộ: 130.000 đồng
- Học các môn cơ sở: 110.000 đồng
- Học kỹ thuật lái xe và thực hành lái xe: 2.035.000 đồng
Theo Quyết định số 2841/2007/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tăng 20% một
số mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, nhà trường được thu thêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19455.000 đồng/học viên Do đó tổng thu trên mỗi học viên học lái xe ôtô hạng B1 là2.730.000 đồng.
Về phương thức thu học phí: Đối với các hình thức đào tạo để cấp Giấy phéplái xe hạng B1 người đi học nộp 50% học phí ngay khi vào học, 50% còn lại nộptiếp trong thời gian học theo quy định của cơ sở đào tạo [3]
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về dịch vụ đào tạo lái xe ôtô hạng B1
- Chương trình đào tạo;
- Đội ngũ giáo viên;
- Giáo trình tài liệu học tập;
Tháng 11/2008 Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được Quốc hội thông qua
và Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT quy định vềđào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
+ Về công tác quản lý đào tạo, giáo trình đào tạo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Nội dung, chương trình đào tạo được quy định tại Quyết định số56/2007/QĐ-BGTVT và Thông tư 07/2009/TT-BGTVT
+ Về phát triển các cơ sở đào tạo lái xe
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo, thu hút nguồnlực trong xã hội, trong hai năm qua cơ sở đào tạo lái xe đã phát triển mạnh cả về sốlượng và quy mô đào tạo của từng cơ sở đào tạo Đã có 49 cơ sở đào tạo lái xe ôtômới được tăng thêm ở 21 tỉnh, thành phố, nâng số cơ sở đào tạo lái xe ôtô cả nướclên 217 với tổng lưu lượng đào tạo là 100.000 học viên
Trong tổng số 217 cở sở đào tạo lái xe ôtô có 150 cơ sở công lập, 67 cơ sởngoài công lập do các Bộ, ngành, địa phương quản lý
Trong thời gian 2 năm qua, các cở sở đào tạo đã đầu tư nâng cấp: Đầu tư367.496 triệu đồng xây dựng phòng học; 265.777 triệu đồng mua sắm trang thiết bịdạy học; 495.654 triệu đồng xây dựng nâng cấp sân tập lái và 289.722 triệu đồngmua thêm xe tập lái Tổng số kinh phí đầu tư là 1.418.649 triệu đồng Có gần 5.100
xe tập lái được đầu tư mới, đạt tỷ lệ đổi mới trung bình 58%, tăng 20% sơ với năm
2007 Lực lượng giáo viên được tăng cường với tổng số 11.828 giáo viên dạy lái xe,trong đó có 9.430 giáo viên dạy thực hành và 2.398 giáo viên dạy lý thuyết
+ Công tác quản lý đào tạo
Công tác quản lý tuyển sinh đã được công khai kế hoạch tuyển sinh, kếhoạch đào tạo, mức thu học phí… Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như: tuyển sinhchưa đảm bảo các điều kiện sức khỏe, độ tuổi, gây khó khăn trong xét duyệt, sáthạch cấp giấy phép lái xe
Công tác giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo, hầu hết các cở sở đào tạo đều
bố trí đủ giáo viên dạy các môn học; giáo viên khi lên lớp có giáo án, giảng dạytheo đúng kế hoạch đào tạo các khoá học Các môn học được chú trọng tập trung,dạy đủ số tiết học là môn Luật Giao thông đường bộ và thực hành lái xe Nhiều cơ
sở đã linh hoạt bố trí thời gian vào cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngoài giờ hành chính
để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học Bên cạnh đó, còn một số cơ sở đào tạo
tự ý cắt xén chương trình, giảm thời gian đào tạo Một số khác còn thiếu quản lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21chặt chẽ về giáo vụ, để hồ sơ sổ sách không phản ánh trung thực quá trình đào tạo,soạn giáo án giảng dạy không đầy đủ, sổ sách quản lý học viên chưa theo mẫu hoặckhông ghi đầy đủ các yếu tố như trong sổ điểm, sổ đăng ký học viên, sổ lên lớp,giáo án, quản lý học sinh chưa chặt chẽ, để học sinh bỏ nhiều giờ mà vẫn cho kiểmtra và có điểm thi tốt nghiệp.
Công tác kiểm tra cấp chứng chỉ nghề, theo quy định học sinh phải thi tốtnghiệp để được cấp chứng chỉ nghề hoặc chứng nhận tốt nghiệp Báo cáo kết quả thiđược thể hiện trong báo cáo số 2, gửi về cơ quan quản lý sát hạch, để xét duyệt dựthi sát hạch, cấp giấy phép lái xe
+ Công tác quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Sát hạch là khâu hết sức quan trọng, quản lý tốt sát hạch lái xe sẽ có tác độngđến công tác đào tạo, bảo đảm được chất lượng, hạn chế các tiêu cực phát sinh.Hiện nay hiện có 54 Trung tâm sát hạch lái xe trong cả nước với 31 Trung tâm loại
1 và 23 Trung tâm loại 2; trong đó: 30 Trung tâm thuộc Nhà nước, 8 Trung tâmthuộc doanh nghiệp và 16 Trung tâm thuộc tư nhân quản lý được phân bố hợp lý,đáp ứng nhu cầu sát hạch lái xe và ôn luyện trong cả nước ngày càng thuận lợi hơn
Đã tổ chức giám sát các kỳ thi sát hạch lái xe ôtô Khi tổ chức sát hạch lái xeôtô tại các Trung tâm sát hạch lái xe có thiết bị chấm điểm tự động và có giám sát.Ban hành 405 câu hỏi sát hạch lái xe và xây dựng, tập huấn chuyển giao phần mềmhọc lý thuyết mới, có văn bản hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi sát hạch lái xe mới, cóquy trình để thi ở các trung tâm sát hạch lái xe có thiết bị chấm điểm tự động Tổng
số GPLX đã cấp trong toàn quốc đến nay là 2.139.471 GPLX ôtô
+ Công tác kiểm tra, thanh tra
Thông qua các hình thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra từng khoá học; tổ chứckiểm tra thi cấp phép, nâng lưu lượng đào tạo; kiểm tra rà soát hồ sơ khi xét duyệtđăng ký sát hạch; tổ chức giám sát các kỳ thi kiểm tra cấp chứng chỉ nghề, giám sátcác kỳ sát hạch lái xe, xem xét giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo phát sinh
+ Một số tồn tại, khiết điểm như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22Về văn bản quản lý: do học phí chưa được điều chỉnh phù hợp nên việc thựchiện nội dung, chương trình đào tạo của các cơ sở có khó khăn.
Về thực hiện nội dung, chương trình đào tạo: còn nhiều cơ sở thực hiện chưanghiêm túc, một số cơ sở còn đào tạo vượt lưu lượng, tổ chức đào tạo ở địa phương,khác với địa điểm ghi trong giấy phép; việc kiểm tra hết môn học và kiểm tra cấpchứng chỉ ở một số nơi còn mang tính hình thức
Vẫn còn tình trạng một số cơ sở tuyển sinh qua trung gian, thu tiền ngoàiquy định
Bảng 1.2 Số lượng học viên ôtô được đào tạo năm 2008 và
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ tháng
10/2007 đến nay và triển khai luật giao thông đường bộ năm 2008 [2])
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ về tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX[2]
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới; Nghị quyết củaĐảng đã xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp Thủ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ ViệtNam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, số lượng ôtô các loại của cả nướcđến năm 2020 sẽ là 2,8-3 triệu xe, do đó nhu cầu học lái xe ôtô của người dân tiếptục tăng.
+Mục tiêu chung của công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX là tiếp tục thựchiện chủ trương xã hội hoá, nâng cao năng lực và chất lượng công tác đào tạo, sáthạch, đáp ứng nhu cầu thi lấy GPLX của ngưòi dân theo hướng ngày càng vănminh, thuận lợi
+Nhiệm vụ: theo định hướng phát triển phương tiện, đến năm 2020 sẽ cókhoảng 6 triệu người có GPLX ôtô, cộng thêm nhu cầu phải bù đắp 4% số lượng ngườilái xe hết tuổi lao động, thì trong 11 năm tới cả nước cần đào tạo, sát hạch để cấp giấyphép lái xe cho khoảng 4,8 triệu người, trung bình mỗi năm là 430.000 người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC GTVT HUẾ
2.1.1 Khái quát về lịch sử phát triển của Trường Trung học GTVT Huế [20]
Trường Trung học GTVT Huế, nguyên trước đây là Trường đào tạo côngnhân lái xe, thành lập theo Quyết định 438/QĐ-UB ngày 19 tháng 04 năm 1990của UBND Thừa Thiên Huế, với nhiệm vụ đào tạo lái xe ôtô các loại Năm 1992,
Bộ Gao thông vận tải giao nhiệm vụ đào tạo sỹ quan tàu sông hạng ba và hạng tưtheo phân hạng tàu sông Việt Nam cho tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh trongkhu vực miền Trung Từ đó, trường đổi tên Trường Đào tạo lái xe và lái tàu sôngThừa Thiên Huế Đến tháng 01 năm 2000 đổi tên thành Trường Kỹ thuật Nghiệp
vụ GTVT Thừa Thiên Huế theo Quyết Định số 160/QĐ-UB của UBND tỉnhThừa Thiên Huế Trong xu thế phát triển về kinh tế - xã hội của cả nước nóichung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, nhu cầu đòi hỏi về lao động có trình độ
kỹ thuật và tay nghề cao là điều tất yếu Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 4 năm 2005với sự đầu tư vươn lên để phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũgiáo viên, Trường đã được nâng cấp thành Trường Trung học GTVT Huế theoquyết định số 1476/2005/QĐ-UB ngày 25 tháng 4 năm 2005 của UBND tỉnhThừa Thiên Huế Hiện nay, Trường đang đệ trình đề án nâng cấp lên thành TrườngCao đẳng GTVT Huế chậm nhất vào năm 2012
Do đặc điểm hình thành, xuất phát từ Trường Đào tạo công nhân kỹ thuật,đào tạo một số nghề thuộc hệ sơ cấp, sau khi đã được nâng lên thành trườngTCCN, ngoài các ngành nghề đào tạo ở hệ trung cấp, Trường vẫn duy trì đào tạocác nghề thuộc hệ sơ cấp đã có Vì vậy, chức năng, nhiệm vụ của Trường rất đadạng Vừa thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của một trường TCCN theo quyđịnh của Bộ GD-ĐT, vừa thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của một trường dạynghề theo quy định của Bộ LĐTBXH
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Chức năng: Trường Trung học GTVT Huế có chức năng đào tạo theo 2cấp trình độ (TCCN và sơ cấp nghề theo quy định); bồi dưỡng nâng cao trình độ
kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanhdich vụ và người lao động; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ, nâng caochất lượng, hiệu quả đào tạo, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy địnhcủa pháp luật
- Quản lý và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhânviên và học sinh, tạo điều kiện để họ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị củanhà trường;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường Tổ chức xây dựng nội dung,chương trình để đăng ký mở rộng ngành nghề đào tạo khi có đủ điều kiện về nhânlực và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đáp ứng được nhu cầu đòihỏi về nguồn lao động xã hội;
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động đào tạo vànghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật Chủ động mời giảng viên, cán bộkhoa học, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi khoa học theo quy địnhcủa Nhà nước Được cử cán bộ đi tham quan, học tập ở nước ngoài;
- Tự chủ và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nhân sự của Trường Tuyểndụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng quy trình và tiêu chuẩn quy định củaNhà nước Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và công tácđối ngoại, hợp tác theo đúng quy định hiện hành
Các hình thức khen thưởng nổi bật đã đạt được:
+ Cờ thi đua đơn vị xuất sắc năm 2006 của Bộ giao thông vận tải (QĐ số58/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2007)
+ Bằng khen của Ban chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh về thành tích xuấtsắc trong phong trào CNVC - LĐ và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm
2007 (QĐ số 05 ngày 03/01/2008)
+ Bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thành tích xuất sắc trongphong trào hiến máu tình nguyện năm 2007 (QĐ số 641QĐ UBND ngày17/03/2008)
+ Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2007 (QĐ số 538QĐ- UBNDngày 04/03/2008)
+ Giấy khen của công đoàn ngành GTVT Thừa Thiên Huế công nhận côngđoàn vững mạnh xuất sắc năm 2007 (QĐ số 02 ngày 03/01/2008)
+ Giấy khen của Thành uỷ Huế về thành tích xuất sắc trong việc thực hiênquy chế dân chủ cơ sở (QĐ số 240 ngày 11/01/2008)
+ Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Chính Phủ năm 2007
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 272.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Trường Trung học GTVT Huế
Đảng bộ
vấn
Phòng Đào tạo - CTHS Ban Giáo viên thực hành
Phòng Tài chính – Kế toán Khoa Cơ khí giao thông
Tổ Quản trị đời sống - KHCN Khoa Xây dựng
Trung tâm Sát hạchlái xe CGĐB
Trang 28- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và hai phó Hiệu trưởng;
- Các Hội đồng tư vấn và các Tổ chức đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Thanhniên): Hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm;
- Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo-CTHS, Phòng Tổ chức - Hành chính,Phòng Tài chính - Kế toán, Tổ quản trị đời sống & KHCN
- Các Khoa, Bộ môn giáo viên gồm: Khoa Cơ khí Giao thông, Khoa Xâydựng công trình, Khoa Kinh tế, Bộ môn Công nghệ tin học, Bộ môn Điện; Bộ môngiáo dục đại cương
- Ban Giáo viên thực hành;
- Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;
- Các xưởng thực hành: Xưởng thực hành xây dựng công trình, Xưởng thựchành Cơ khí, Xưởng thực hành Điện, Xưởng thực hành tàu sông;
- Phòng thực hành Công nghệ tin học;
- Xưởng sửa chữa ôtô và máy công trình;
Tính đến cuối tháng 12 năm 2009, toàn trường có 125 cán bộ, giáo viên, cụthể số lượng cán bộ, giáo viên tại các phòng, ban, khoa, trung tâm như sau:
- Phòng Đào tạo-CTHS: 21 người
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 10 người
- Phòng Tài chính - Kế toán: 5 người
- Tổ quản trị đời sống & KHCN: 3 ngươi
- Khoa Cơ khí Giao thông: 13 người
- Khoa Xây dựng: 10 người
- Khoa Kinh tế: 9 người
- Ban Giáo viên thực hành: 51 người
- Trung tâm Sát hạch lái xe cơ giới đường bộ: 15 người
- Xưởng sửa chữa ôtô và máy công trình: 5 người
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 292.1.3 Ngành nghề, trình độ đào tạo
- Hệ dạy nghề, gồm các nghề đào tạo sau: Lái xe ôtô, máy kéo các hạng; Côngnhân kỹ thuật cầu đường; Công nhân vận hành máy thi công cơ giới; Bồi dưỡng thinâng bậc thợ chuyên ngành; Lái xe môtô; Lái tàu sông các hạng; Tin học
- Hệ TCCN, gồm các ngành nghề sau: Xây dựng cầu đường bộ; Cơ khí sửachữa ôtô và máy xây dựng; Hạch toán - Kế toán
- Trong năm 2008, Trường đã được Sở LĐTBXH cho phép mở rộng đào tạothêm một số ngành nghề thuộc hệ trung cấp nghề và sẽ tổ chức tuyển sinh đào tạo bắtđầu từ năm học 2008-2009, bao gồm các nghề sau: Điện công nghiệp; Điện dân dụng;Xây dựng công nghiệp và dân dụng; Quản trị mạng máy tính; Kinh tế vận tải Và nămhọc 2010-2011 nhà trường được tuyển sinh đào tạo thêm một số ngành hệ TCCN như:Tài chính ngân hàng, Quản trị mạng máy tính, Xây dựng công nghiệp và dân dụng
Trong những năm gần đây, Trường không ngừng được mở rộng và pháttriển, đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội Tính từ năm 2005, mỗinăm Trường đào tạo được gần 4.000 học viên học nghề hệ sơ cấp (chưa tính số họchọc viên học nghề ngắn hạn dưới 1 tháng); hơn 600 học sinh hệ trung cấp
+ Thư viện với trên 1.000 đầu sách
+ 03 Phòng tin học với 70 máy, 08 máy tính xách tay, 3 máy photocopy,máy chiếu Projector, 02 Ca bin điện tử
+ Xưởng thực hành sửa chữa ôtô được trang bị đồng bộ mô hình cắt bổ,cụm tổng hành và chi tiết của Italia Xưởng cơ khí được trang bị máy tiện, máyphay, bào
+ Hai xưởng thí nghiệm về xây dựng cầu đường bộ
+ Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ loại I
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 302.1.5 Kết quả đào tạo
Bảng 2.1 Kết quả đào tạo qua 3 năm 2007-2009
TT Nghề đào tạo Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
(Nguồn: Phòng Đào tạo- CTHS)
2.1.6 Đội ngũ cán bộ giáo viên
Sự hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường Trung họcGTVT Huế được diễn ra theo lịch sử cùng với sự hình thành và phát triển chung củaTrường trong từng giai đoạn Xuất phát từ trường đào tạo công nhân lái xe, để đápứng yêu cầu đào tạo của Trường tại thời điểm đó, đội ngũ cán bộ giáo viên củaTrường cũng chỉ dừng lại ở những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của trườngdạy nghề sơ cấp Trình độ cán bộ quản lý và giáo viên của Trường lúc đó còn nhiềuhạn chế về năng lực sư phạm, chủ yếu đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghềnghiệp Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Ban giám hiệu cũng đã nhìn thấytrước được xu thế phát triển của Trường trong tương lai để có phương hướng thúc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31đẩy sự phát triển cả về cơ sở vật chất và đội ngũ Để thúc đẩy phát triển, nhà trường
đã thể hiện nhiều hình thức như: tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ đội ngũcán bộ giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nănglực sư phạm; có kế hoạch tuyển dụng cán bộ đúng lộ trình; tích cực, chủ động đầu
tư cơ sở vật chất
Bảng 2.2 Số lượng cán bộ, giáo viên qua 3 năm 2007-2009
Số lượng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Hiện có 16 giáo viên đang học cao học với các ngành: tin học, quản lý giáodục, công nghệ ôtô, điện kỹ thuật, cơ khí chế tạo, công nghệ đường ôtô và kinh tế.Riêng năm 2009 đã giải quyết cho 06 giáo viên đi học cao học và 08 giáo viên họcđại học Phấn đấu đến năm 2012 về chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ đạt chuẩntrường Cao đẳng chuyên nghiệp, tối thiểu là 30% sau đại học
Thành tích trong Hội thi giáo viên dạy giỏi năm 2009:
+ Giáo viên dạy nghề cấp tỉnh đạt một giải nhì và một giải khuyến khích.+ Giáo viên dạy giỏi hệ TCCN cấp tỉnh đạt một giải nhất và một giải ba.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32+ Giáo viên dạy giỏi hệ TCCN toàn quốc đạt một giải nhất.
2.1.7 Công tác thu chi hoạt động đào tạo và dịch vụ
- Thực hiện tốt pháp lệnh thống kê, kế toán
- Thu đúng, thu đủ
- Chi tiêu hợp lý, tiết kiệm
Bảng 2.3 Nguồn tài chính của trường qua 3 năm 2007-2009
*Tổng chi thường xuyên:
*Tiết kiệm chi:
(chênh lệch sau thuế)
12,5
10.32,28,54,0
15,1
12.52,610,94,2
21,0
17.43,613,87,2
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
2.1.8 Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
- Duy trì đào tạo các ngành nghề truyền thống như lái xe ôtô, môtô, côngnhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp các ngành xây dựng cầu đường bộ, cơ khísữa chữa ôtô, máy xây dựng, kế toán doanh nghiệp
- Mở thêm một số ngành nghề mới đối với trung cấp chuyên nghiệp và liênkết đào tạo hệ trung cấp với các trường tại Quảng Bình, Quảng Trị
- Sắp xếp công tác cơ cấu tổ chức, bộ máy đồng thời chú trọng đào tạo, đàotạo lại cán bộ, giáo viên đáp ứng và đảm bảo theo quy định của trường Cao đẳngchuyên nghiệp
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng với yêu cầu đào tạo
- Hoàn thiện dự án mở rộng trường tại 365 điện Biên Điên Phủ để sớm đưavào sử dụng đầu năm 2011
- Hoàn thiện dự án nâng cấp lên trường Cao đẳng năm 2012
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 332.2 THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO LÁI XE ÔTÔ HẠNG B1 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC GTVT HUẾ
2.2.1 Học viên
Đối tượng học lái xe ôtô hạng B1 hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốhọc viên học lái xe ôtô các hạng; cụ thể năm 2007, số khoá khai giảng và sát hạchcấp GPLX là 6 khóa từ khoá 81 đến khoá 86 với số lượng cấp GPLX là 580; năm
2008, số khoá khai giảng là 8 khoá từ khoá 89 đến khoá 96, số khoá thi, sát hạch vàcấp GPLX là từ khoá 87 đến khoá 94 với số lượng cấp GPLX ôtô hạng B1 trongnăm là 640 GPLX; năm 2009, số khoá khai giảng là 15 khoá từ khoá 97 đến khoá
111, số khoá thi, sát hạch và cấp GPLX là từ khoá 95 đến khoá 106 với số lượngcấp GPLX là 1239 GPLX
Bảng 2.4 Kết quả đào tạo ôtô hạng B1 qua 3 năm 2007-2009
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
HạngB1
Cáchạng
Tỷtrọng
HạngB1
Cáchạng
Tỷtrọng
(Nguồn: Phòng Đào tạo- CTHS)
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ kết quả đào tạo ôtô hạng B1 qua 3 năm 2007-2009
0 500 1000
(Nguồn: Phòng Đào tạo- CTHS)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Đặc thù của học viên học lái xe ôtô hạng B1 là đa dạng về trình độ, về nghềnghiệp, về độ tuổi … do đó, cách tiếp nhận và đánh giá sự hài lòng của mỗi đốitượng là khác nhau, cụ thể như:
Học viên trẻ tuổi thông thường nhanh hình thành kỹ năng lái xe, nhưng lạichủ quan trong học tập, đối với những học viên lớn tuổi đa phần đều nhận thực chínchắn, chăm chỉ học tập nhưng khó hình thành được kỹ năng thực hành, thiếu sự linhhoạt, cần phải tăng thời gian học tập
Trong khoá học có những học viên là người quản lý các đơn vị nhà nước,quản lý doanh nghiệp… đồng thời, cũng có học viên là những người không có côngviệc ổn định, chưa có việc làm, là sinh viên… do đó, rất khó khăn trong công tác tổchức lớp học, đảm bảo chất lượng đồng đều, giáo viên có lúc bố trí thời gian họckhông đều nhau giữa các đối tượng Bên cạnh phân nhóm học tập theo yêu cầu củahọc viên, những trường hợp còn lại bộ phận phụ trách lớp học phân theo ngẫunhiên; vì vậy, đôi lúc trong một nhóm học không thống nhất ý kiến với nhau
Học viên yêu cầu đăng ký giáo viên giảng dạy nhưng với số lượng học viênnhiều vượt quá số người phân bổ cho mỗi giáo viên nên dẫn đến chưa thể đáp ứngyêu cầu của học viên
Tồn tại:
- Khó đáp ứng như nhau về thời gian học tập giữa các học viên là đối tượngkhác nhau, dẫn đến chưa công bằng tuyệt đối trong công tác giảng dạy
2.2.2 Chương trình đào tạo
Nhà trường đang thực hiện nội dung, chương trình đào tạo được quy định tạiQuyết định số 56/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải ban hành chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và theo Thông tư số07/2009/TT-BGTVT ngày 19/06/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyđịnh về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Với thời gian từ khi khai giảng đến khi kết thúc khoá học nhà trường luônđảm bảo từ 86 ngày trở lên, điều này thực hiện đúng quy định nhưng học viên luôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35mong muốn khoá học với thời gian ngắn hơn Đa phần học viên học lái xe ôtô hạngB1 là những đối tượng có trình độ, những người có địa vị trong xã hội nên vấn đềhọc theo đúng chương trình quy định là không cần thiết như môn đạo đức người lái
xe, cấu tạo và sửa chữa thông thường ôtô, chỉ cần giới thiệu vài nét cơ bản, sau đócho học viên tự học, tự nghiên cứu một số phần của môn học tạo điều kiện thời giancho học viên
Theo chương trình này học viên phải học 136 giờ lý thuyết, 400 giờ thực hànhlái xe và số học viên trên một xe tập lái là 5 học viên; điều này làm ảnh hưởng lớnđến việc lập kế hoạch, vì như vậy không đảm bảo cân đối giữa nguồn thu học phí củahọc viên và các chi phí bỏ ra như chi lương giáo viên, chi nhiên liệu tập luyện, chi phíquản lý, chi phí khấu hao và các khoản chi khác Do đó, trên thực tế để đảm bảokhông bị lỗ, các cơ sở đào tạo buộc phải cắt xén bớt một phần của chương trìnhnhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng Về quy định, chưa có chương trình đào tạo linhhoạt cho những học viên đã có kỹ năng cơ bản về thực hành lái xe
Về kế hoạch học tập, nhà trường đã xây dựng theo hướng thuận lợi chongười học, tạo điều kiện cho học viên vừa làm vừa học nhưng vẫn đảm bảo chấtlượng học và thi sát hạch cấp GPLX Về các môn học lý thuyết, nhà trường đã bố tríhọc vào buổi tối trong tuần, thực hành lái xe phân nhóm học theo kế hoạch củatrường và kế hoạch của giáo viên dạy lái
Hiện nay, lưu lượng đào tạo của nhà trường đã tăng lên 850 học viên, nên sốlượng các khoá trong cùng một thời gian là khá lớn, ảnh hưởng đến việc phân bổthời gian học tập cũng như bố trí giáo viên; cụ thể trong cùng một khoảng thời gian,giáo viên dạy thực hành lái xe giảng dạy nhiều lớp, nhiều nhóm khác nhau Điều đó
đã ảnh hưởng đến quá trình nắm bắt sự hình thành kỹ năng của học viên, khôngtheo dõi được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học viên trong quá trình giảng dạy Từ
đó nảy sinh vấn đề, các đối tượng học viên có khả năng tiếp thu khác nhau nhưnggiáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy như nhau, làm cho một số học viênkhông hài lòng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Kế hoạch học thực hành lái xe chưa liên tục, khoảng cách học giữa các ngày
xa nhau, dẫn đến khó hình thành kỹ năng cho học viên; điều này là do điều kiệnchung của nhà trường và đây là vấn đề đòi hỏi cần phải có giải pháp phù hợp đểnâng cao chất lượng tạo sự hài lòng cho học viên
Theo kế hoạch, mỗi học viên chỉ được tham gia tập luyện bài thi có tín hiệu
ở Trung tâm sát hạch với thời gian là rất hạn chế, do đó, một số học viên chưa hoànthành tốt bài tập nên có nhu cầu thuê thêm thời gian để tập luyện Nhưng do sốlượng lớp học nhiều, nên phương tiên tập lái cho thuê tại Trung tâm sát hạch đểhoàn thiện kỹ năng thực hành không đáp ứng nhu cầu của học viên
Tồn tại:
- Quy định chương trình học lái xe chưa cân đối với nguồn thu học phí củahọc viên
- Chưa có chương trình linh hoạt phù hợp với những đối tượng học viên đã
có kỹ năng cơ bản về thực hành lái xe trước khi vào học
- Thường xuyên thay đổi giáo viên giảng dạy ảnh hưởng đến tâm lý của học viên
- Chưa giải quyết tuyệt đối nhu cầu học thêm giờ ở Trung tâm sát hạch lái
xe, cần phải có giải pháp tăng ca học vào buổi tối
2.2.3 Đội ngũ giáo viên
Hiện nay, số lượng cán bộ, giáo viên của nhà trường là 125 người; cơ cấugiới tính: nam 105; nữ 20 Giáo viên giảng dạy là 84 giáo viên Trong đó giáo viêndạy hệ sơ cấp chiếm hơn 70% Giáo viên có trình độ lý thuyết tốt, am hiểu thực tế,lâu năm trong nghề, kỹ năng thực hành giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn,khả năng sư phạm tốt, 100% giáo viên trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc I và 40 %giáo viên trình độ bậc II
Bộ phận giáo viên dạy nghề đã được xây dựng và tồn tại khá lâu năm (từnăm 1990 đến nay), có thay đổi và phát triển, nhưng không đáng kể Đa số giáoviên ở bộ phận này đã được tuyển chọn từ công nhân có tay nghề bậc cao và đãđược trau dồi nhiều năm trong nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn nghề tốt và có
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nghề Tuy nhiên, do được tuyển chọn từ ngườicông nhân lành nghề nên về nghiệp vụ sư phạm, phong thái người giáo viên còn cónhiều vấn đề cần quan tâm Mặc dù đã được nhà trường quan tâm tổ chức cho tậphuấn nghiệp vụ sư phạm, quán triệt về cách thức tổ chức quản lý lớp qua các buổihọp, giao ban định kỳ thông qua nhiều hình thức khác nhau và đã được cấp chứngchỉ nghiệp vụ sư phạm, nhưng trên thực tế thì khả năng ứng dụng và triển khainghiệp vụ vẫn còn nhiều hạn chế Việc đào tạo học viên nghề chỉ chú trọng vào việctruyền nghề là chủ yếu.
Đặc thù của nghề lái xe là nguy hiểm Do đó, trong các tình huống nguyhiểm người giáo viên không tránh khỏi những hành động thiếu tính sư phạm Thửnghỉ xem, một học viên chỉ học 1 đến 2 buổi số nguội, số nóng sau đó lên xe tập lái
ở các tuyến đường; nên có lúc có nơi trong cách phát ngôn, cũng như hoạt độnggiảng dạy chưa làm hài lòng học viên
Như đã nói ở phần chương trình đào tạo, các giáo viên không giảng dạy cốđịnh một lớp mà luôn được bố trí dạy nhiều lớp; điều này làm cho giáo viên khónắm bắt được khả năng học tập trước đó của học viên, đồng thời làm cho học viênkhó hình thành kỹ năng do mỗi giáo viên giảng dạy có cách trình bày, hướng dẫnkhác nhau
Đặc thù học viên học lái xe B1 là đa dạng về đối tượng nên thời gian học đôilúc còn chưa đúng với kế hoạch đề ra; cụ thể nhóm học 4 người, nhưng chỉ đến 2người buộc giáo viên phải chờ 2 người còn lại, điều này ảnh hưởng đến các học viênkhác, từ đó có ý kiến không công bằng trong học tập
Công tác quản lý, giáo dục lái xe luôn được nhà trường chú trọng, thườngxuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật định kỳ cho giáo viên dạy lái xe vàbảo đảm các điều kiện làm việc, khám, chăm sóc sức khoẻ, chế độ bảo hộ - bảohiểm cho lái xe theo quy định
Trang 38giáo viên trẻ, mới ra trường, tuổi đời và tuổi nghề còn ít vừa dạy vừa phải tiếp cậnvới giáo trình, thiếu kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tế nên chất lượnggiảng dạy có mặt còn hạn chế Do đặc thù của môn học thực hành lái xe, giáo viên
và học sinh thường xuyên tiếp xúc với các tình huống nguy hiểm tác động rất lớnđến tâm lý của giáo viên Vì vậy, một số giáo viên có lúc, có nơi chưa kiềm chếđược tâm lý, dẫn đến hiện tượng xử lý tình huống sư phạm chưa thực sự phù hợp,ảnh hưởng đến uy tín nhà trường Giáo viên chủ nhiệm lớp tuy có trách nhiệm,nhưng vai trò trong quản lý lớp học chưa cao, thiếu sâu sát nắm bắt tâm tư nguyệnvọng chính đáng của học viên Công tác kiểm tra, đôn đốc và dự giờ chưa thực sựđược duy trì đều đặn
- Một nhóm học có nhiều giáo viên giảng dạy
- Chưa thống nhất tuyệt đối về bài giảng giữa các giáo viên dẫn đến mỗi giáoviên có cách giảng dạy khác nhau
- Quản lý về thời gian chưa chặt chẽ
- Chưa có phụ cấp đặc biệt cho giáo viên dạy lái xe
- Giáo viên giảng dạy nhiều dẫn đến không có thời gian để nghiên cứuchuyên môn phục vụ công tác giảng dạy
- Đội ngũ giáo viên được nâng lên không những số lượng và chất lượngnhưng vẫn còn hạn chế
- Số lượng giáo viên trên học sinh trên xe vẫn chưa đảm bảo theo quy định
2.2.4 Giáo trình, tài liệu học tập
Giáo trình đào tạo của nhà trường đang thực hiện áp dụng theo bộ giáo trìnhcủa Cục Đường bộ Việt Nam ban hành Đối với học viên, chủ yếu là sử dụng tài liệu
405 câu hỏi; đồng thời, nhà trường phát đĩa CD cài đặt để luyện tập trả lời các câu hỏitrắc nghiệm trên máy tính Hiện nay, nhà trường đã và đang biên soạn giáo trình phục
vụ cho công tác đào tạo Trong thời gian đến cần phải hoàn thiện biên soạn giáo trình
để người học dễ dàng nắm được các vấn đề cơ bản về lái xe và hướng dẫn nhữngcách xử lý cần thiết khi gặp sự cố xảy ra trong lúc lái xe Từ đó, người học có thể trở
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39thành tài xế giỏi trong thời gian ngắn mà không cần phải vượt qua nhiều trở ngạitrong quá trình học tập Đồng thời lấy nền tảng từ việc dạy lái xe trong thực tế vàtrình bày một cách có hệ thống, không những giúp giáo viên có một phương phápgiảng dạy hợp lý mà còn giúp người học có thể dễ dàng lái xe thông thạo.
Hiện nay, nhà trường có một phòng thư viện chủ yếu phục vụ cho hệ trungcấp, còn đối với hệ sơ cấp có trang bị 10 máy tính ở thư viện để các học viên làmbài thi luật GTĐB trên máy
Tồn tại:
- Chưa có bộ giáo trình hoàn thiện do nhà trường biên soạn phục vụ cho họcviên trong quá trình học lái xe
2.2.5 Cơ sở vật chất thiết bị
Trường Trung học GTVT Huế thực hiện cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình
tự trang trải nguồn kinh phí, lấy thu bù chi là chủ yếu Vì vậy, trong 14 năm đầutính từ ngày thành lập, mọi cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quá trình đàotạo đều được Nhà trường tự tính toán, trang cấp Đến năm 2005, sau khi đã đượcnâng cấp thành Trường Trung học GTVT Huế, ngoài các khoản thu từ học phí đàotạo, hàng năm Nhà trường còn được cấp một khoản kinh phí thuộc ngân sách chohoạt động giáo dục Từ đó đến nay, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của trườngđược đầu tư khá đồng bộ, hiện đại, phù hợp với phương pháp giảng dạy mới
Diện tích đất tại cơ sở chính của trường (365 Điện Biên Phủ - Huế): 5010m2;
Để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng tăng, nhà trường đã đề nghị mở rộng khuônviên trường để phục vụ công tác đào tạo và đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huếcấp thêm 3000m2 đất ở khu vực phía sau trường để xây dựng hệ thống phòng học
Diện tích đất tại cơ sở 2 của trường (Xã Thuỷ Phương, Hương Thuỷ, Huế): 40.000 m2
TT-Một số hạng mục về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy hiện đang cóđược thể hiện trong bảng sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Bảng 2.5 Hệ thống phòng học tại thời điểm năm 2009
Stt Phòng học Số
lượng
Tổng diện tích ( m 2 )
Ghi chú
03 Phòng học Luật Giao thông Đường bộ 01 200
Hệ thống mạng máy tính: Hệ thống mạng máy tính kết nối toàn trường với
hệ thống wireless cho toàn bộ cơ sở, tổng số máy hiện có ở cơ sở 1 là: phòng thưviện 10 máy; phòng học luật GTĐB 30 máy; các phòng ban còn lại mỗi phòng từ 1đến 2 máy Kết nối Internet tốc độ cao cho hệ thống mạng trường Website đặt ở địa
chỉ www.gtvthue.edu.com phục vụ học tập, công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản
lý Tại trung tâm sát hạch, số máy tính hiện nay là 30 máy và có các trang thiết bịphục vụ công tác sát hạch
Tổng số phương tiện tập lái ôtô các loại: 63 xe, trong đó có 59 mới sản xuất từnăm 2000 đến 2009 Tình trạng chất lượng kỹ thuật: tốt; Tỉ lệ đổi mới: đạt 92,3%
Thiết bị dạy lái trên xe: có đầy đủ thiết bị theo Thông tư BGTVT của Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việcquy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
07/2009/TT-Số xe có Giấy chứng nhận kiểm định: 100% xe
Số xe có giấy phép tập lái: 100% xe
Duy trì tốt chế độ kiểm tra (3 kiểm) hàng ngày, bảo dưỡng các cấp và sửachữa thường xuyên, giữ gìn xe đẹp, xe tốt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ