1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng cosevco

102 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 538 KB

Nội dung

1.2.1 Các báo cáo tài chính Một trong những nguồn thông tin nội bộ quan trọng nhất để đánh giátình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp là báo cáo tài chính, chủ yếu baogồm các báo cáo nh

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hoạt động kinh doanh ngày nay được đặt trong những điều kiện mới,khác với nhiều so với trước đây Nó không chỉ là các điều kiện truyền thống ítbiến động, mà còn có điều kiện thị trường và sự cung cấp sản phẩm mới củacách mạng khoa học - kỷ thuật - công nghệ đầy sống động Sự hoạt động củadoanh nghiệp gắn với toàn cục của nền kinh tế với sự hòa nhập khu vực vàquốc tế bằng sự tìm kiếm và phát huy các lợi thế so sánh, trong môi trườngcạnh tranh hết sức gay gắt và dữ dội Sự phát triển ngắn hạn được đặt trongbối cảnh dài hạn với không ít cơ hội và nguy cơ phải nắm bắt và xử lý Kếtquả và hiệu quả - hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội gắn kết vớinhau, vì chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn

Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco đang phải cạnh tranhgay gắt với nhiều đối thủ có tiềm lực thị trường và uy tín thương hiệu rất quenthuộc với người tiêu dùng Hơn nữa tình trạng cung lớn hơn cầu, sản phẩmgạch men Trung Quốc nhập lậu tràn lan, các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch

từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Thái Lan v.v đã làm cho Công ty cổ phần gốm sứ

Trang 2

triển Để có thể nâng cao vị thế cạnh tranh không còn cách nào khác là Công

ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco phải sử dụng tốt các nguồn lực hiện

có cũng như tiềm tàng của mình nhất là sử dụng tốt nguồn lực tài chính

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựngCosevco cho thấy vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần quá nhỏ, cụ thể chỉchiếm dưới 5% còn nợ phải trả chiếm tỷ lệ quá cao luôn lớn hơn 95% Bêncạnh đó Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco có độ rủi ro rất cao cụthể luôn nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao Điều này đặt ra cho Công ty

cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco câu hỏi lớn: làm thế nào để nâng caonăng lực tài chính? Làm sao để sớm thoát ra khỏi vùng có nguy cơ phá sảncao?

Xuất phát từ thực tế đó Tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính t ại Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco” làm luận văn

tốt nghiệp của mình

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hoá những kiến thức, lý luận về tình hình tài chính, phươngpháp phân tích rủi ro tài chính trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

- Phân tích tình hình tài chính và rủi ro tài chính của Công ty nghiêncứu

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính và hạnchế rủi ro tài chính của Công ty nghiên cứu

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề, trong đề tài đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

Trang 3

* Phương pháp thu thập số liệu: phương pháp nghiên cứu tài liệu được

+ Chi tiết các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết các bộphận cấu thành nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xácđịnh nguyên nhân và trọng điểm trong công tác quản lý

+ Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động tài chính bao giờcũng là kết quả của một quá trình Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việcđánh giá kết quả hoạt động tài chính một cách chính xác theo những thời giankhác nhau

+ Chi tiết theo địa điểm: Chi tiết theo địa điểm phát sinh nhằmphát hiện việc hình chúng, có như vậy mới xác định được trọng điểm trongcông tác quản lý tài chính

Các chỉ tiêu có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy trong phân tích cóthể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác Cócác mối quan hệ phổ biến như:

+ Liên hệ cân đối: Có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu,huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng tài sản và tổng nguồnvốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinhdoanh v.v

Trang 4

+ Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác địnhgiữa các chỉ tiêu phân tích Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụthuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp vàliên hệ gián tiếp Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận và giábán, giá thành, tiền thuế v.v trong những trường hợp này các mối khôngthông qua một chỉ tiêu nào giá bán giảm (hoặc giá thành tăng) sẽ làm lợinhuận giảm, lợi nhuận tăng thì thuế thu nhập doanh nghiệp tăng v.v Liên hệgián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúngđược xác định bằng một hệ số riêng.

+ Liên hệ phi tuyến: là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đómức độ liên hệ không được xác định theo một tỉ lệ và chiều hướng liên hệluôn luôn biến đổi

- Phương pháp so sánh: Nếu có sự thống nhất về không gian thì các chỉtiêu so sánh qua nhiều mốc thời gian khác nhau để biết được xu thế phát triển

- Phương pháp chỉ số: Chỉ số là một loại chỉ tiêu tương đối biểu hiệnmối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế

Chỉ số là chỉ tiêu vừa có tính tổng hợp vừa có tính phân tích, thể hiện:

+ Chỉ số là chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp dùng để nghiên cứubiến động của một tổng thể kinh tế phức tạp bao nhiều phần tử và hiện tượngkhông thể trực tiếp cộng với nhau được Đặc điểm này thể hiện thông qua chỉ

Trang 5

Chỉ số là một phương pháp phân tích thống kê quan trọng có các tácdụng như: Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian và không gian,biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình hoàn thành kế hoạch về cácchỉ tiêu kinh tế, phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đốivới biến động của toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tình hình tài chính rủi rotài chính trong sản xuất kinh doanh gạch men Ceramic của Công ty cổ phầngốm sứ và xây dựng Cosevco

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về địa điểm: Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevcotrực thuộc Tổng công ty Miền trung Cosevco đóng tại xã Lộc Ninh - ĐồngHới - Quảng Bình Là đơn vị hạch toán độc lập.

+ Về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2007

+ Đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính

và hạn chế rủi ro tài chính của Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevcotrong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013

Trang 6

+ Làm tài liệu tham khảo cho Công ty cổ phần gốm sứ và xâydựng Cosevco trong công tác tài chính.

Trang 7

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

1.1 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp

Theo Từ điển tiếng Việt “năng lực” là khả năng đủ để làm một công việcnào đó hay “năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thựchiện một hoạt động nào đó [35,1021] “Tài chính” là sự quản lý thu chi tiềnbạc theo những mục đích nhất định [35,1364], sự vận động của vốn tiền tệdiễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệkinh tế phát sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lậphoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cácchủ thể trong xã hội

Tài chính là sự vận động của tiền tệ chỉ với hai chức năng là phương tiệnthanh toán và phương tiện cất trữ và với đặc tính riêng của tài chính trongphân phối là luôn gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định

“Năng lực tài chính” của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của

bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý,đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở qui mô vốn, chất lượng tài sản và khảnăng sinh lời v.v đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiếnhành bình thường

Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính

Năng lực tài chính được đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng và cácyếu tố định tính

Trang 8

Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: qui

mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời v.v

Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng cácnguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình

độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực v.v

1.1.2 Mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính giúp chúng ta đánh giá năng lực tài chính của doanhnghiệp Những người sử dụng báo cáo tài chính theo đuổi các mục tiêu khácnhau nên việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khácnhau Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính[34,15]

1.1.2.1 Nh ững người sử dụng báo cáo tài chính

Có nhiều người sử dụng báo cáo tài chính và những người sử dụng khácnhau sẽ đưa ra những quyết định theo các mục đích khác nhau như [34,15]:

- Các nhà quản trị dùng để đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp

- Các cổ đông hiện tại hoặc những người muốn trở thành cổ đông củadoanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính để đi đến quyết định mua hoặc bántín phiếu

- Những người tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp dùng đểđưa ra quyết định tiếp tục hay thôi tham gia hoạt động với doanh nghiệp

- Những người cho doanh nghiệp vay tiền: ngân hàng, các chế định tàichính, người mua tín phiếu của doanh nghiệp, công ty mẹ, các doanh nghiệpkhác v.v thông qua các báo cáo tài chính để có quyết định chấp nhận hoặc từchối tín dụng

Trang 9

- Nhà nước sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp để xem xét chodoanh nghiệp tiếp tục hoạt động hay sát nhập với Công ty khác hay giải thể.

- Cơ quan thuế sử dụng để xem doanh nghiệp có thực hiện đúng nghĩa

vụ hay chưa

- Các doanh nghiệp khác tham gia đầu tư nhằm đa dạng hóa rủi ro vàthực hiện xâm nhập, mua hoặc bán tín phiếu qua đấu thầu v.v quyết định muatoàn bộ hay từng phần doanh nghệp v.v

1.1.2.2 Phân tích tài chính đối với các nhà quản trị

Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi làphân tích tài chính nội bộ Khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhàphân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành Do có thông tin đầy đủ và hiểu rỏdoanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế

để có thể phân tích tài chính [34,15-16]

Phân tích tài chính doanh nghiệp có nhiều mục tiêu:

1.Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quákhứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả

nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp

2.Định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc cũng như củagiám đốc tài chính: các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phầnv.v

3.Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phân bổ ngânsách tiền mặt v.v

4.Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý

1.1.2.3 Phân tích tài chính v ới các nhà đầu tư

Trang 10

Các cổ đông - là cá nhân hoặc doanh nghiệp - quan tâm trực tiếp đếntính toán các giá trị của doanh nghiệp vì họ đã giao vốn cho doanh nghiệp và

có thể phải chịu rủi ro

Thu nhập của cổ đông là tiền chia lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêmcủa vốn đầu tư Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng củadoanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thường đánh giá khả năng sinhlợi của doanh nghiệp Câu hỏi trọng tâm là: lợi nhuận bình quân cổ phiếu củadoanh nghiệp là bao nhiêu? Thông thường họ không hài lòng với lợi nhuậntính toán theo sổ sách kế toán và cho rằng phần lợi nhuận này có quan hệ rất

xa với lợi nhuận thực sự

Các cổ đông cá nhân của doanh nghiệp nói chung phải dựa vào cácchuyên gia phân tích tài chính vì họ là những người chuyên nghiên cứu cácthông tin kinh tế - tài chính, có những cuộc tiếp xúc trực tiếp với Ban giámđốc tài chính của doanh nghiệp làm rỏ triển vọng phát triển doanh nghiệp vàđánh giá các cổ phiếu trên các thị trường tài chính [34,16-17]

1.1.2.4 Phân tích tài chính v ới người cho vay

Nếu phân tích tài chính được phát triển trong các ngân hàng khi ngânhàng đảm bảo về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, thì phân tích tài chínhcũng được các doanh nghiệp cho vay, ứng trước hoặc bán chịu sử dụng

Phân tích tài chính đối với những khoản nợ dài hạn khác với nhữngkhoản cho vay ngắn hạn Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người chovay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạntrả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khảnăng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn vàlãi sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh lời này [34,17]

Trang 11

1.1.2.5 Phân tích tài chính v ới những người hưởng lương trong doanh nghi ệp

Khoản tiền lương nhận được từ doanh nghiệp luôn là nguồn thu nhậpduy nhất của người hưởng lương Thêm vào đó, các doanh nghiệp ở nước tađang cổ phần hóa nên mỗi cá nhân hưởng lương được quyền góp vốn theomột số điều kiện bằng lợi nhuận như: quyền được lựa chọn mua cổ phiếu củangười hưởng lương, mua theo giá phát hành hoặc mua trên thị trường cổphiếu dành riêng cho cổ đông, phân phối đặc biệt các cổ phiếu dành chongười hưởng lương, các cổ đông có quyền quyết định nhận cổ tức hay để lạidoanh nghiệp nhằm tăng thêm vốn góp của họ [34,17-18]

1.1.2.6 Nh ững công dụng khác của phân tích tài chính

Phân tích tài chính nội bộ doanh nghiệp được thực hiện thuộc phạm viquản trị trong những trường hợp sau [34,18]:

- Quản lý hợp đồng tái nhận thầu, gia công dài hạn, xây dựng và trangthiết bị

- Quản lý hợp đồng mua những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện một

dự án đầu tư lớn

- Mua sắm từng phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác…Trong trường hợp này, phân tích tài chính sẽ đầy đủ nhờ: “sự đánh giá cẩnthận tài sản cố định nói chung cũng như tài sản cố định vô hình nói riêng”

Đối với các nghiệp vụ kể trên, phân tích tài chính là kỷ thuật hữu íchcần sử dụng để xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, mặt yếu của một doanhnghiệp để tránh những rủi ro tài chính dẫn đến phá sản doanh nghiệp

1.1.3 Thông tin cần thiết cho phân tích tài chính

Trang 12

Các yếu tố bên ngoài bao gồm sự tăng trưởng của nền kinh tế, tiến bộkhoa học kỷ thuật, chính sách tiền tệ, chính sách thuế Các yếu tố bên trongbao gồm cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, tính chất của sản phẩm, quy trìnhcông nghệ, khả năng tài trợ cho tăng trưởng, năng suất lao động.

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi

ro tài chính nên không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tàichính mà phải mở rộng sang các lĩnh vực Các thông tin cần cho phân tích tàichính bao gồm các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ, các thông tin vềngành kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, kinh tế đối vớidoanh nghiệp

1.1.3.1 Các thông tin chung

Những thông tin chung là những thông tin liên quan đến cơ hội kinhdoanh, nghĩa là tình hình chung về tình hình kinh tế tại một thời điểm chotrước Sự suy thoái hoặc tăng trưởng có tác động mạnh mẽ đến tình hình kinhdoanh Khi cơ hội thuận lợi, các hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng,lợi nhuận của doanh nghiệp biến động cùng chiều với các hoạt động

1.1.3.2 Các thông tin theo ngành kinh t ế

Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành là việc đặt sự phát triển củadoanh nghiệp trong mối liên hệ chung của ngành kinh doanh

Đặc điểm của ngành liên quan đến: tính chất của các sản phẩm, quytrình kỷ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất: công nghiệp nặng hay công nghiệpnhẹ, những cơ cấu sản xuất này có tác động tới khả năng sinh lời, vòng quayvốn dự trữ, phương tiện tài trợ, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế

1.1.3.3 Các thông tin liên q uan đến doanh nghiệp

Các nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng như: trình

Trang 13

độ quản lý, lao động, quy trình kỷ thuật công nghệ, thị phần của doanhnghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Các thông tin rất phong phú, chỉ còn lại vấn đề người sử dụng biết lựachọn, phân tích để hình thành các dự báo cần thiết cho việc ra quyết định

1.2 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai, vì thế

để có thể phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta phải xem xét tóm tắt cácbáo cáo tài chính của doanh nghiệp và sử dụng số liệu tài chính để phân tíchtoàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tạinhư thế nào

Các nhà phân tích tài chính tính toán một số chỉ số tài chính chủ yếu để

đo lường thành quả của doanh nghiệp Các chỉ số tài chính này có thể giúpchúng ta hiểu rỏ hơn năng lực tài chính của doanh nghiệp Hơn nữa, các chỉ

số tài chính còn có thể cảnh giác cho giám đốc về các lĩnh vực khó khăn tiềm

ẩn [26,119]

1.2.1 Các báo cáo tài chính

Một trong những nguồn thông tin nội bộ quan trọng nhất để đánh giátình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp là báo cáo tài chính, chủ yếu baogồm các báo cáo như: bảng cân đối kế toán (hay bảng tổng kết tài sản), báocáo thu nhập (còn gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) [34,119-121]

1.2.1.1 B ảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp là bức tranh tài chính phảnánh tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ và việc sử dụng nguồn ngân quỹ đó tạimột thời điểm nhất định Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán

Trang 14

TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

Định nghĩa chính thức về tài sản và nợ của các nhà kế toán là bất cứnhững khoản nào có thể chuyển hóa thành tiền trong vòng một năm là lưuđộng hay ngắn hạn và những tài sản khác còn lại được gọi là cố định hay dàihạn

Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo thứ tựtính thanh khoản giảm dần Đầu tiên là những tài sản hầu như có thể chuyểnthành tiền mặt trong một tương lai gần, bao gồm: tiền mặt, các chứng khoánthị trường, các khoản phải thu, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thànhphẩm và hàng tồn kho v.v Những tài sản này gọi là tài sản ngắn hạn Hàngtồn kho là tài sản ngắn hạn với lý do chúng sẽ được bán và tạo thành tiềntrong vòng một năm

Tài sản còn lại trên bảng cân đối kế toán bao gồm những tài sản dài hạnthường có tính thanh khoản thấp như văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết

bị v.v Bảng cân đối kế toán không cập nhật giá thị trường của các tài sản dàihạn này, thay vào đó, kế toán viên ghi giá trị ban đầu và khấu trừ dần hàngnăm một giá trị nhất định gọi là khấu hao Bảng cân đối kế toán không baogồm hết tất cả tài sản của doanh nghiệp Một vài tài sản có giá trị nhất là tàisản vô hình như bản quyền, uy tín thương hiệu, kỷ năng quản lý và lực lượnglao động lành nghề thường không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán

Phần còn lại của bảng cân đối kế toán cho thấy nguồn tiền nào dùng đểmua tài sản Trước tiên gồm những khoản nợ phải trả trong năm gọi là nợngắn hạn Khoản phải trả người bán là khoản nợ ngắn hạn do chúng phải đượcthanh toán trong vòng một năm Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắnhạn gọi là vốn luân chuyển ròng Tiếp theo là các khoản nợ dài hạn của doanhnghiệp do phát hành trái phiếu hay vay trực tiếp ngân hàng Phần còn lại là

Trang 15

vốn cổ phần.Vốn cổ phần của một doanh nghiệp đơn giản chỉ là tổng giá trịcủa vốn luân chuyển ròng và tài sản cố định trừ cho nợ dài hạn Một phần củavốn cổ phần có được do bán cổ phần cho các nhà đầu tư, phần còn lại là từ lợinhuận giữ lại nhân danh các cổ đông để tái đầu tư vào doanh nghiệp.

1.2.1.2 B ảng báo cáo thu nhập

Nếu bảng cân đối kế toán cho thấy bức tranh về tài sản doanh nghiệptại một thời điểm cụ thể thì báo cáo thu nhập giống như một cuộn video, nóchiếu lại trong năm vừa qua doanh nghiệp đã thu lợi như thế nào Mối quan

hệ cơ bản là:

DOANH THU – CHI PHÍ = LỢI NHUẬN 1.2.2 Những công cụ và phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính

Công cụ phân tích tài chính là một phương pháp hoặc một kỷ thuật để

đo lường hiệu quả về mặt tài chính của các hoạt động đã qua như: khả năngsinh lời của một doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng tỷ suất, đánh giá mức độhoàn hảo về tài chính, giúp cho việc ra quyết định thông qua việc tạo điềukiện đánh dấu tác động của các quyết định vào tương lai của doanh nghiệp,đánh giá tình hình tài chính

1.2.2.1 So sánh các báo cáo tài chính

So sánh báo cáo tài chính là công việc hiển nhiên, thực hiện so sánhqua nhiều năm ta thu được kết quả của quy luật số lớn

So sánh các báo cáo tài chính nhiều năm có thể thực hiện bằng cáchtính số phần trăm tăng thêm Bên cạnh tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm để phântích, ta không loại trừ việc phân tích bằng số tuyệt đối của các dòng khác

Trang 16

Phân tích tài chính cần được nhận thức rỏ ràng về những chênh lệchtrong thực hành kế toán mà chênh lệch này đã ảnh hưởng đến kết quả và tácđộng vào việc tăng giá trị trên báo cáo tài chính [34,24-25].

1.2.2.2 Phân tích các t ỉ số tài chính

Hầu hết các tỉ số tài chính đều có những cái tên mô tả cho người sửdụng nhận biết làm thế nào để tính toán các tỉ số ấy hoặc làm thế nào để hiểuđược lượng giá trị của nó [34,25]

Các loại tỉ số thường được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệpbao gồm:

1- Tỉ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp.2- Tỉ số hiệu quả đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản củadoanh nghiệp

3- Tỉ số đòn bẩy cho thấy việc sử dụng nợ của doanh nghiệp có ảnhhưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh

4- Tỉ số sinh lợi biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sởhữu

5- Tỉ số giá trị thị trường cho thấy doanh nghiệp được nhà đầu tư đánhgiá như thế nào

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp

Với quan điểm phân tích trên, trong nghiên cứu này sử dụng các nhómchỉ tiêu sau đây:

1- Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệgiữa tài sản và nguồn vốn

Trang 17

2 - Chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho cho hoạt độngkinh doanh.

3- Chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

4- Chỉ tiêu về mức độ sử dụng vốn kinh doanh

5- Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

6- Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính

7- Chỉ tiêu thu nhập mỗi cổ phần

Dưới đây trình bày cụ thể từng nhóm chỉ tiêu

1.2.3.1 Ch ỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và

m ối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn

*Chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi vềgiá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắtnguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinhdoanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiếnlược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không Ngoài ra,việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếmmột xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng

số tài sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phảithu ngắn hạn, hàng tồn kho, v.v.) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhàphân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trongtổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phânbổ

Trang 18

*Chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sựthay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ Sự thay đổi nàybắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuấtkinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tàichính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt độngsản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạchsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phân tích cơ cấu nguồnvốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xuhướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tượng tự nhưviệc phân tích cơ cấu tài sản Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng nhưtừng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còntính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số,

từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chínhcủa doanh nghiệp

*Chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Tỷ trọng củatừng bộ phận =tài sản

Giá trị của từng bộ phận tài sản

x 100Tổng số tài sản

Tỷ trọng của từng

bộ phận nguồn vốn =

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

x 100Tổng số nguồn vốn

Trang 19

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan vềgiá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhậnthức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụngcùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả haykhông.

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phântích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ H ệ số nợ so với tài sản

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tàisản là bao nhiêu Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đócác khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phásản Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họmuốn gia tăng lợi nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp

Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và cóthể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổnđịnh, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiệnkinh tế thuận lợi Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dể rơi vàtình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt độngcủa mình.Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảmthiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xétmức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận

Hệ số nợ so với tài sản =

Nợ phải trảTài sản

Trang 20

+ H ệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằngvốn chủ sở hữu Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản củadoanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độclập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại

1.2.3.2 Ch ỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huyđộng được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tàisản ngắn hạn và tài sản dài hạn Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếptục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn,vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích lũy dần về vốn chủ sở hữu Thực chấtcủa phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xemxét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản, nói cáchkhác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần cótài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Nguồn tài trợ tương ứngcho hai loại tài sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Nguồnvốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồnvốn dài hạn bao gồm các nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Nguồn vốn dài hạn

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =

Tài sảnVốn chủ sở hữu

Trang 21

trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn vàphần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Trong m ối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp

lý nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanhnghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lýtrong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn.Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu chothấy một phần nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu

tư vào tài sản dài hạn Khi đó chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳthanh toán nên dể dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưađến một hệ quả tài chính không tốt

Trong m ối quan hệ giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn, nếu tài sản dài

hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì làđiều hợp lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn vàvốn chủ sở hữu Tuy nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạnthì lại bất hợp lý vì nó làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắnhạn Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ nợ dài hạn đã đượcchuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn Điều này vừa làm lảng phí chi phí lãi vay

nợ dài hạn vừa thể hiện sai mục đích nợ dài hạn

Ngoài ra khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn,cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (vốn ngắn hạn thường xuyên) là

số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được

sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên ởdoanh nghiệp Vốn hoạt động thuần được tính theo công thức sau [12,479-782]:

Trang 22

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bìnhthường hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốnngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn Cân bằngtài chính trong trường hợp này được gọi là cân bằng tốt

Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắnhạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tàisản dài hạn và nếu tình hình này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chínhcủa doanh nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản Và tất nhiên cânbằng tài chính trong trường hợp này được gọi là cân bằng xấu

*Chỉ tiêu phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhàphân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyênTổng nguồn vốnTrong đó nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sửdụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn,trung hạn

Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tàitrợ thường xuyên chiếm mấy phần Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định

về tài chính càng cao và ngược lại

+ Hệ số tài trợ tạm thời:

Trang 23

Hệ số tài trợ tạm thời =

Nguồn tài trợ tạm thờiTổng nguồn vốnNguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh trong một thời gian ngắn Nguồn vốn này bao gồm cáckhoản vay nợ ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợppháp của người bán, người mua, người lao động (mua hàng mà không thanhtoán, bán hàng mà không giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương v.v.)

Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết

so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần.Trị số củachỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng thấp và ngượclại

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng nguồn tàitrợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu Trị số của chỉ tiêu nàycàng lớn tính ổn định tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càngcao và ngược lại

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Hệ số vốn chủ sở hữu so vớinguồn tài trợ thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyênTổng nguồn vốn

Hệ số nguồn tài trợ thườngxuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tài sản dài hạn

Trang 24

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốnthường xuyên Trị số này càng lớn thì tính ổn định và bền vững về mặt tàichính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

1.2.3.3 Ch ỉ tiêu tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộcchủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp Nếu hoạt động tốt doanhnghiệp sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn.Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu vớicác khoản nợ kéo dài Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hìnhthanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánhgiá được chất lượng và hiệu quả của hoạt động tài chính

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tíchtrước tiên cần xem xét sự biến động các khoản phải thu trên tổng số giữa kỳphân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình hình thanh toán của doanhnghiệp Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng số các khoản nợphải thu, phải trả

Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu

so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả Nó cho biết trong tổng số cáckhoản nợ phải thu, phải trả thì nợ phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm Nếu tỷ

lệ này lớn hơn 50% thì các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả cónghĩa doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn Ngược lại, doanh nghiệp đangchiếm dụng vốn của người khác Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong

(1) Tỉ lệ các khoản phải thu so với tổng

số các khoản nợ phải thu, phải trả

=

Nợ phải thu

x 100Tổng số các khoản nợ

phải thu, phải trả

Trang 25

hoạt động kinh doanh là điều bình thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý

để có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tíchcần so sánh các khoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợphải trả kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối Sau đótính ra tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả.(2) Tỉ lệ các khoản phải trả so với tổng

số các khoản nợ phải thu, phải trả

=

Nợ phải trả

x 100Tổng số các khoản nợ

phải thu, phải trảThực chất chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu: “tỉ lệ các khoản phảithu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng

số các khoản nợ phải thu, phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêuphần trăm

*Các tỉ số về khả năng thanh toán

Tỉ số thanh toán hiện hành: Một trong những thước đo khả năng

thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rải nhất là khả năngthanh toán hiện hành

Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản bằng tiền, đầu tư tài chính ngắnhạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắnhạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác

(3) Tỉ số thanh toán hiện hành Rc=

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trang 26

Tỉ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổithành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các nợ ngắn hạn Tỉ số này đo lườngkhả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Nếu tỉ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm

và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính có thể xẩy ra

Nếu tỉ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa doanh nghiệp luônsẳn sàng thanh toán các khoản nợ Tuy nhiên, nếu tỉ số thanh toán hiện hànhquá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiềuvào tài sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản ngắn hạn khônghiệu quả Một doanh nghiệp nếu dự trử nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỉ sốthanh toán hiện hành cao, mà hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền,nhất là hàng tồn kho ứ đọng kém phẩm chất Vì thế, trong nhiều trường hợp tỷ

số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán củadoanh nghiệp

Tỉ số thanh toán nhanh (R q ): Tỉ số này được tính toán dựa trên những

TSNH có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, đôi khi chúng được gọi là: “Tàisản có tính thanh khoản” bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho

1.2.3.4 Ch ỉ tiêu về mức độ sử dụng vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu về mức độ đo lường hoạt động kinh doanh của một doanhnghiệp Để nâng cao các chỉ tiêu này các nhà quản trị phải biết những tài sảnchưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cầnphải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi

(4) Tỉ số thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 27

*Số vòng quay các khoản phải thu: Các khoản phải thu là những hóa

đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu,các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán…

Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thậnviệc thanh toán các khoản phải thu v.v khi khách hàng thanh toán tất cả cáchóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu được một vòng

Số vòng quay các khoản phải thu được thể hiện ở dạng khác là tỉ số kỳthu tiền bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao haythấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp Nếu số vòng quaythấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều

*Số vòng quay hàng tồn kho: đây là một tiêu chuẩn để đánh giá doanh

nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào

(1) Số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuầnCác khoản phải thu

(2) Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thuDoanh thu bình quân ngày

(3) Số vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuầnHàng tồn kho

Trang 28

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc đặc điểmngành kinh doanh.

* Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Tỉ số này nói lên 1đồng tài sản

dài hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu suất sửdụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp

* Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Tỉ số này nói lên 1đồng tài sản

ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu suất sửdụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Đây là chỉ tiêu đo lường 1đồng tài

sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu

1.2.3.5 Ch ỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chỉ tiêu về hiệu quả đo lường thu nhập của doanh nghiệp với các nhân

tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần

(4) Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =

Doanh thu thuầnTài sản dài hạn

(5) Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn

(6) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuầnTổng tài sản

Trang 29

Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:

*Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu này còn gọi là suất sinh

lời của doanh thu, nói lên 100 đồng doanh thu thuần tạo được bao nhiêu đồnglợi nhuận

Lợi nhuận ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế

*Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ tiêu này đo lường khả năng

sinh lợi trên 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao thểhiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

* Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Đây là tiêu chuẩn phổ biến

nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính củacác nhà đầu tư và các nhà quản lý cấp cao là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(hay vốn cổ đông)

Không có gì là quá đáng khi nói rằng sự nghiệp của phần lớn các nhàquản trị cao cấp thăng trầm theo sự lên xuống của tỷ suất lợi nhuận trên vốn

(1) Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng

x 100Doanh thu thuần

(2) Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròng

x 100Tổng tài sản

(3)Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròng

x 100Vốn chủ sở hữu

Trang 30

gán cho tầm quan trọng như vậy là do nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốncủa các chủ sở hữu của doanh nghiệp Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồngtiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác, đó là phần trăm lợinhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình Nói tóm lại nó đolường tiền lời của mỗi đồng vốn bỏ ra.

1.2.3.6 Ch ỉ tiêu đòn bẩy tài chính

Trong vật lý, đòn bẩy là công cụ để gia tăng lực Trong kinh doanh đònbẩy tài chính là một công cụ để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Nóliên quan tới việc thay thế một cách khôn ngoan các khoản nợ vay có chi phílãi vay cố định cho vốn chủ sở hữu với hy vọng làm gia tăng suất sinh lời củavốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng có ảnh hưởng tíchcực đến vốn chủ sở hữu, nếu lợi nhuận hoạt động thấp hơn giá trị cần thiết thìđòn bẩy tài chính sẽ làm giảm chứ không phải làm tăng suất sinh lời của vốnchủ sở hữu Nếu chúng ta cho rằng sự gia tăng trong suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu chẳng qua là sự gia tăng rủi ro thì chúng ta có thể nói rằng đòn bẩy tàichính, chính là con dao hai lưởi: Nó làm gia tăng suất sinh lời kỳ vọng củavốn chủ sở hữu nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho vốn chủ sở hữu

Tỉ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợcho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay Khi một doanh nghiệp vaytiền, doanh nghiệp luôn phải thực hiện một chuổi thanh toán cố định.Vì các cổđông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi trả cho chủ nợ, nợ vay được xemnhư là tạo ra đòn bẩy Trong thời kỳ khó khăn, các doanh nghiệp có đòn bẩytài chính cao có khả năng không trả được nợ Vì vậy, khi doanh nghiệp muốnvay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có vay quá nhiều haykhông? Ngân hàng cũng xét xem doanh nghiệp có duy trì nợ vay của mìnhtrong hạn mức cho phép không?

Trang 31

Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỉ số đòn bẩy tài chính để ấn địnhmức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp (vì doanh nghiệp càng có nhiều nợvay, rủi ro tài chính càng lớn).

Đối với doanh nghiệp, tỉ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp cho nhà quản trịtài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp của mình Qua

tỉ số đòn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi ro về tài chính của doanhnghiệp từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình Các tỉ số đòn bẩy thôngthường là:

Tỉ số nợ trên vốn cổ phần

*Tỉ số nợ trên tổng tài sản

Khả năng thanh toán lãi vay: Lãi vay hàng năm là chi phí tài

chính cố định và cho chúng ta biết doanh nghiệp sẳn sàng chi trả lãi đến mứcnào Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốtđến mức nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vayhay không Tỉ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụngvốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào Nếu doanh nghiệp quá tốt

về mặt này, các chủ nợ đi đến kiện tụng và doanh nghiệp dẫn đến phá sản

(1) Tỉ số nợ trên vốn cổ phần =

Tổng nợ

x 100Vốn cổ phần

(2 Tỉ số nợ trên tổng tài sản =

Tổng nợ

x 100Tổng tài sản

(3) Khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi trước thuế và lãi vay

Trang 32

Trong công thức trên, phần tử số phản ánh số tiền mà doanh nghiệp cóthể được sử dụng để trả lãi vay trong năm Phần mẫu số là lãi vay bao gồmtiền trả lãi vay cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn kể cả lãi do phát hànhtrái phiếu.

Nếu khả năng thanh toán lãi vay nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏ hơnmẫu số, khi đó lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp kinh doanh bị

lỗ, lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay

Nếu khả năng thanh toán lãi vay bằng 1, trong trường hợp nàydoanh nghiệp chỉ trả được lãi vay nhưng không còn để nộp Ngân sách Nhànước và chia cho các thành viên

Cuối cùng, nếu khả năng thanh toán lãi vay lớn hơn 1, doanhnghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được không những bù đắp được lãivay mà còn để nộp Ngân sách Nhà nước và có thể dôi ra để tích lũy và chiacho các thành viên

*Ta có thể lấy chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu làm ví dụ:

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu

Trang 33

Có thể trình bày chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dướidạng sau:

Lúc này ta có thể phân tích tỉ suất lợi nhuận trên theo hai tỉ số: hiệusuất sử dụng vốn chủ sở hữu và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chi tiết hơn nữa ta có thể phân tích tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu theo ba tỉ số như sau:

Qua phân tích trên cho thấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu củamột doanh nghiệp có thể giải thích theo ba cách:

1-Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có

2-Gia tăng đòn bẩy tài chính

Tỉ suất lợi nhuận

trên vốn cổ phần =

Doanh thu thuần

x

Lợi nhuận ròngVốn chủ sở hữu Doanh thu thuần

Tổng tài sản Vốn chủ sở

hữu

Doanh thuthuần

= Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản x

Tỉ số tổng tàisản trên vốnchủ sở hữu

x

Tỉ suất lợinhuậntrên doanh thu

Trang 34

3-Tăng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.

* Ta có thể xét tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ hệ sốlợi nhuận ròng và hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Phương trình trên đượcviết lại như sau:

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròng

x

Doanh thuDoanh thu Tổng tài sản

lợi nhuận ròng x

hiệu suất sử dụngtổng tài sản

Tóm lại, qua cách phân tích trên cho phép chúng ta có thể triển khai

các quan hệ phức tạp hơn gồm nhiều tỉ số tác động lẫn nhau và cuối cùng làm

tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thay đổi như thế nào

Từ phân tích trên áp dụng một trong các phương pháp phân tích chỉ số

sẽ cho biết từng sự thay đổi của từng nhân tố ảnh hưởng đến đại lượng đangxét như thế nào Có 4 phương pháp phân tích chỉ số: Phương pháp thay thếliên hoàn, phương pháp chỉ số nhân tố, phương pháp Ponomarjewa và phươngpháp logarit Cụ thể phương pháp Ponomarjewa là [17]:

* Phương trình kinh tế: Y = x 1 x 2 … x n

*Sơ đồ phân tích:

- Hệ thống chỉ số: Iy = Ix1Ix2…Ixn

- Lượng tăng, giảm tuyệt đối:

Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Lợi nhuận ròngTổng tài sản

Trang 35

1.2.3.8 Ch ỉ tiêu thu nhập mỗi cổ phần

Đây là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì

nó đo lường mức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói một cáchkhác nó thể hiện hiệu quả mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần

Thu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy lãi ròng trừ

đi tiền lãi của cổ phần ưu đãi

1.2.3.9 M ột số vấn đề gặp phải khi phân tích các chỉ số tài chính

Mặc dù phân tích tài chính là con đường sáng giá để có được thông tin,nhưng không hẳn là không gặp những lỗi lầm tiềm ẩn

Thứ nhất, sự khác biệt giữa giá trị sổ sách kế toán và giá thị trường củacác loại tài sản và nguồn vốn nhất là trong điều kiện lạm phát cao Điều này

Thu nhập mỗi cổ phần =

Thu nhập ròng của cổ đông thườngTrung bình số lượng cổ phần thường

Trang 36

đã bóp méo các báo cáo tài chính và kéo theo tính không chính xác của các tỉ

số tài chính

Thứ hai, do nguyên tắc kế toán phổ biến được sử dụng đã làm cho việcxác định thu nhập của doanh nghiệp không đúng với giá trị thật của nó.Chẳnghạn như việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đã làm cho lợi nhuậnnhững năm đầu rất ít hoặc không có Điều này không hẳn là doanh nghiệp làm

ăn không có hiệu quả

Mặc dù vậy, không có nghĩa là việc phân tích bằng các chỉ số tài chínhkhông có ý nghĩa, các nhà quản trị tài chính, người đầu tư và người cung cấptín dụng đã có được thông tin đáng kể qua chỉ số tài chính này [32,133-134]

Tóm lại, khi được thiết lập một cách chính xác, khách quan các chỉ số

tài chính sẽ là những người dẫn đường cho các nhà quản trị và những ngườibên ngoài doanh nghiệp nhận định về khuynh hướng tương lai của doanhnghiệp

1.3 PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trang 37

Sự ghét rủi ro của các cá nhân và doanh nghiệp hình thành nên mô hình

về mối quan hệ giữa rủi ro và suất sinh lời, được biểu diễn ở hình 1.1 Đối vớicác nhà đầu tư có rủi ro thấp như mua trái phiếu của Chính phủ, hình vẽ chobiết suất sinh lời kỳ vọng là rất thấp nhưng khi rủi ro gia tăng thì suất sinh lời

dự kiến cũng tăng theo

Việc đánh giá giữa suất sinh lời và rủi ro là nền tảng cơ bản của lĩnhvực quản trị tài chính Thẩm định dự án đầu tư là nhiệm vụ hai chiều có liênquan tới sự cân bằng giữa rủi ro và suất sinh lời Câu hỏi thích hợp khi đánhgiá một cơ hội đầu tư là “Suất sinh lời của dự án bao nhiêu?” mà phải là “Liệusuất sinh lời của dự án có bù đắp được các rủi ro hay không?” Các dự án A

và B ở hình 1.1 chứng minh cho luận điểm này Dự án A có suất sinh lời kỳvọng lớn hơn dự án B; tuy nhiên dự án B lại là dự án tốt hơn Mặc dù tỉ suấtsinh lời nhỏ hơn, dự án B nằm trên đường thị trường, có nghĩa nó cho suấtsinh lời cao hơn so với các dự án đầu tư hiện hữu có cùng độ rủi ro, trong khi

đó dự án A lại nằm dưới đường thị trường, điều đó có nghĩa với cùng mộtmức độ rủi ro các dự án đầu tư hiện hữu cho suất sinh lời cao hơn dự án A[2,331-334]

Hình 1.1: Sự đánh đổi giữa suất sinh lời và đầu tư

Độ rủi ro đầu tư

Đường thị trường

Lãi suất trái phiếu chính phủ

Suất sinh lời

kỳ vọng

B

● A

Trang 38

1.3.2 Phân tích rủi ro

Phá sản được xem như dấu chấm hết đối với một doanh nghiệp Làmthế để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện phápkịp thời ứng cứu luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhànghiên cứu về tài chính doanh nghiệp Có nhiều công cụ đã được phát triển đểlàm việc này, trong đó chỉ số Z (Zscore) là công cụ được cả hai giới học thuật

và thực hành công nhận và sử dụng rộng rải nhất trên thế giới Chỉ số nàyđược phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc trường Đại học New York [36]

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số: X1, X2, X3, X4, X5

X1= Tỉ số Tài sản ngắn hạn trên Tổng tài sản

X2= Tỉ số Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản

X3= Tỉ số Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của Vốn Chủ sở hữu trên Giá trị sổ sách của

Tổng nợ

X5= Tỉ số Doanh thu trên Tổng tài sản

Từ một chỉ số Z ban đầu, đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụngtheo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

* Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất

Trang 39

Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao.

* Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất

Nếu Z’ < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao

* Đối với doanh nghiệp khác

Chỉ số Z” có thể dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanhnghiệp, vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5đã được đưa

ra Công thức tính chỉ số Z” được điều chỉnh như sau:

Nếu Z” < 1.2: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao

* Đối với doanh nghiệp đã cổ phần nhưng chưa niêm yết

Doanh nghiệp sản xuất nên chỉ số Z được tính theo công thức sau:

Z = 1.2 X 1 + 1.4 X 2 + 3.3 X 3 + 0.999 X 5

Nếu Z’ > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơphá sản

Trang 40

Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể cónguy cơ phá sản.

Nếu Z’ < 1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao

Ngày đăng: 08/11/2016, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w