NGUYỄN VĂN TOÀN Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược; về ngành du lịch; đánh giá, phân tích thực trạng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thứ
Trang 1Lời cam đoan
Tôi tên là Lê Văn Phúc, lớp Cao học Quản trị kinh doanh (K14E – Quảng Trị)niên khóa 2013-2015 của Trường Đại học kinh tế Huế - Đại Học Huế Tôi xin camđoan Luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sửdụng được công bố công khai Tôi xin chịu hòan tòan trách nhiệm trước nhà trường
về bản luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Văn Phúc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các giảng viên Trường Đại học Kinh tế Huế đãtận tình truyền đạt những kiến thức cơ sở chuyên ngành làm nền tảng lý luận vàbiện chứng thực tế cho luận văn này Đặc biệt là PGS TS Nguyễn Văn Toàn đãtận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thànhluận văn tốt nghiệp này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Vănhóa, thể thao và du lịch Quảng Trị, Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch vàđầu tư tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Trị, các chuyên gia,người quản lý trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị… đã giúp đỡ và cung cấpthông tin, đóng góp ý kiến liên quan đến luận văn này; xin chân thành cảm ơn lãnhđạo UBND thành phố Đông Hà đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp này
Do thời gian có hạn, kiến thức bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, lĩnh vựcnghiên cứu rộng, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mongnhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp đểtôi có thể hoàn thiện công trình nghiên cứu này
Đông Hà, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Văn Phúc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: LÊ VĂN PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05
Nhiên khóa: 2013-2015
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN
Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược; về
ngành du lịch; đánh giá, phân tích thực trạng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị ; đề xuất chiến lược phát triển
và một số giải pháp thực hiện chiến lược nhằm thúc đẩy ngành du lịch tỉnh QuảngTrị phát triển nhanh hơn
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận; thực trạng và
chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân
tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện; nhận định điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và sử dụng ma trận SWOT để đưa ra cácchiến lược, từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện
Các kết quả nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược và
về ngành du lịch; đánh giá, phân tích thực trạng phát triển, điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị; xây dựng 04 chiến lược và giảipháp phát triển ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2025: Chiến lược tập trung; Chiếnlược liên kết; Chiến lược thu hút đầu tư du lịch; Chiến lược quản lý du lịch
Kết luận: Với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, tỉnh
Quảng Trị đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn Vì vậy, để cho du lịchphát triển nhanh và bền vững, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cần thiết
là phải xây dựng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025
Đông Hà, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Văn Phúc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
15 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
16 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5Bảng 2.5 Khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ,
giai đoạn 2005-2013 (khách có lưu trú)Bảng 2.6 Khách du lịch nội địa đến Quảng Trị, giai đoạn 2005-2013
Bảng 2.7 Tổng thu từ khách du lịch đến Quảng Trị so với vùng Bắc Trung
Bộ, giai đoạn 2005-2013
Bảng 2.8 Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2005-2013Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị
Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế tới Quảng Trị (năm 2013)Bảng 2.11 Ma trận các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch Quảng Trị
Bảng 2.12 Ma trận các yếu tố bên trong của ngành du lịch Quảng Trị
Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch đến Quảng Trị thời kỳ 2015-2025
Bảng 3.2 Dự báo tổng thu nhập từ du lịch tỉnh Quảng Trị thời kỳ đến 2025Bảng 3.3 Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch đến 2025Bảng 3.4 Dự báo nhu cầu khách sạn tỉnh Quảng Trị đến 2025
Bảng 3.5 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị đến 2025
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình kim cương của M Porter, 1990
Hình 2.1 Biểu đồ tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 25 năm
Hình 2.5 Biểu đồ Khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc
Trung Bộ, giai đoạn 2005-2013 (khách có lưu trú)Hình 2.6 Biểu đồ khách du lịch nội địa đến Quảng Trị, giai đoạn 2005-2013
Hình 2.7 Biểu đồ tổng thu từ khách du lịch đến Quảng Trị so với vùng Bắc
Trung Bộ, giai đoạn 2005-2013Hình 2.8 Biểu đồ Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Trị
Hình 2.9 Biểu đồ Cơ cấu nguồn khách du lịch quốc tế tới Quảng Trị (năm
2013)Hình 3.1ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾMa trận SWOT
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ vi
MỤC LỤC vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC 4
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch 6
1.1.3 Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch 6
1.1.4 Tài nguyên du lịch 7
1.1.5 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế 8
1.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC 9
1.2.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược 9
1.2.2 Chiến lược phát triển ngành 13
1.2.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch 14
1.2.3.1 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 14
1.2.3.2 Chiến lược phát triển du lịch ở một số địa phương ở Việt Nam 16
1.2.4 Quy trình xây dựng chiến lược 16
1.2.4.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức 16
1.2.4.2 Nghiên cứu môi trường 16
1.2.4.3 Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược 18
1.2.5 Các công cụ để xây dựng và đánh giá các yếu tố 19
1.2.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IEF) 19
1.2.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EEF) 20
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 81.2.6 Công cụ xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa 20
Tóm tắt Chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN QUA 23
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH 23
2.1.1 Khái quát các yếu tố về môi trường tự nhiên, dân số tỉnh Quảng Trị 23
2.1.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.1.2 Khí hậu 24
2.1.1.3 Hiện trạng đất đai và tài nguyên biển đảo 24
2.1.1.4 Tài nguyên du lịch 26
2.1.1.5 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 27
2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị 28
2.1.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội 28
2.1.2.2 Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng 31
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ 31
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị 32
2.2.2 Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 32
2.2.2.1 Thống kê khách du lịch và thị trường khách du lịch 32
2.2.2.2 Tổng thu từ khách du lịch và GDP du lịch 39
2.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 41
2.2.2.4 Lao động ngành du lịch 44
2.2.3 Sản phẩm du lịch 46
2.2.4 Tổ chức không gian du lịch 47
2.2.5 Đầu tư phát triển du lịch 48
2.2.6 Quản lý nhà nước về du lịch 49
2.2.7 Xúc tiến quảng bá 50
2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ 52
2.3.1 Môi trường vĩ mô 52
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế 52
2.3.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật 54
2.3.1.3 Yếu tố văn hóa và xã hội 55
2.3.1.4 Yếu tố dân số 56
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 92.3.1.6 Yếu tố công nghệ, kỹ thuật 58
2.3.2 Môi trường vi mô 59
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh 59
2.3.2.2 Khách hàng 60
2.3.3 Một số yếu tố khác 61
2.3.3.1 Cơ sở vật chất 61
2.3.3.2 Hiệu quả kinh doanh 63
2.3.3.3 Yếu tố con người 63
2.3.3.4 Yếu tố quản lý 63
2.4 NHẬN ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ 64
2.4.1 Những cơ hội, thuận lợi 64
2.4.2 Những khó khăn, thách thức 65
2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 67
2.4.4 Nhận định cơ hội (O), thách thức (T) 69
2.4.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE 70
2.4.5 Nhận định điểm mạnh (S), điểm yếu (W) 71
Tóm tắt Chương 2 72
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 73
3.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 73
3.1.1 Mục tiêu 73
3.1.2 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch 73
3.1.2.1 Các căn cứ dự báo 73
3.1.2.2 Dự báo phương án phát triển 74
3.1.2.3 Dự báo các chỉ tiêu chủ yếu 75
3.2 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 79
3.2.1 Hình thành chiến lược qua phân tích ma trật SWOT 79
3.2.2 Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch Quảng Trị 82
3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐÃ LỰA CHỌN 83
3.3.1 Giải pháp cho chiến lược tập trung 83
3.3.2 Giải pháp cho chiến lược thu hút đầu tư du lịch 84
3.3.3 Giải pháp cho chiến lược liên kết kinh doanh 87
3.3.4 Giải pháp cho chiến lược về quản lý du lịch 88
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10Tóm tắt Chương 3 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 97
Phụ lục 2: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh 99
Phụ lục 3: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 100
Phụ lục 4: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Quảng Trị: 101
Phụ lục 5 : CÁC DỰ ÁN MỜI GỌI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 103
Phụ lục 6: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA VỀ DU LỊCH, NHÀ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ MỜI THAM VẤN 105
Phụ lục 7: PHIẾU KHẢO SÁT THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ 106
Phụ lục 8: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ DU LỊCH VÀ NHÀ QUẢN LÝ TẠI QUẢNG TRỊ 109
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinhdoanh toàn cầu, mang lại công ăn việc làm và nguồn thu nhập cao cho nhiều người,nhiều đất nước Vì thế không ít người cho rằng ngành du lịch là “con gà đẻ trứngvàng” khi đóng góp hơn 10% cho GDP toàn cầu Đặc biệt, trong xu thế toàn cầuhóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu hưởng thụ của người dân các nước phát triển trên thếgiới ngày càng cao đang mở ra ngành du lịch những cơ hội phát triển mới
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên du lịch đa dạng, phongphú, trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta đã có những bước phát triểnđáng kể và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần to lớn trong pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Đồng thời, góp phần để nước ta phát triển, mởrộng quan hệ ngoại giao, hội nhập kinh tế, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nướccon người Việt Nam đến với thế giới
Có vị trí địa lý rất thuận lợi, tỉnh Quảng Trị là một địa phương nằm trên trụcBắc Nam và hành lang kinh tế Đông Tây, có nguồn tài nguyên du lịch khá phongphú, đa dạng Đặc biệt là, hệ thống các tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng, di tíchchiến tranh với các địa danh nổi tiếng như Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, căn cứ LàngVây, nhà đày Lao Bảo; dốc Miếu, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, địa đạo VĩnhMốc, cửa Tùng; Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm đỏ lửa,
Với nguồn tài nguyên du lịch và vị trí địa lý thuận lợi, thời gian qua du lịchQuảng Trị đã có những bước phát triển và đạt được một số kết quả khá tích cực.Tuy nhiên, nếu xét trong bối cảnh chung của nền kinh tế và so với tiềm năng du lịchcủa Quảng Trị thì những kết quả đạt được của ngành du lịch Quảng Trị vẫn chưađược như mong muốn, khai thác cơ hội và tiềm năng chưa thực sự hiệu quả Pháttiển du lịch còn manh mún, chưa có tầm chiến lược, đặc biệt chưa khai thác tốt cáctiềm năng để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có của địa phương, cơ sở hạ tầng vàdịch vụ du lịch còn chậm phát triển
Để ngành du lịch Quảng Trị có những chiến lược phát triển nhằm phát huy cáctiềm năng và lợi thế của địa phương, trở thành ngành kinh tế chủ đạo, đáp ứng yêu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị, tôi chọn thực hiện đề tài“Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025” Việc nghiên cứu giúp tôi
vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng phát triểnngành du lịch của địa phương, nhận định các cơ hội, thách thức từ đó đề xuất chiếnlược và giải pháp thực hiện
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng của ngành
du lịch tỉnh Quảng Trị, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ
đó định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho ngành này, đề ra các giải pháp,kiến nghị để thực hiện chiến lược, cụ thể:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chiến lược; về ngành du lịch
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển, các yếu tố ảnh hưởng, điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất chiến lược phát triển và một số giải pháp thực hiện chiến lược nhằmthúc đẩy ngành du lịch tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh hơn
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận về chiến lược;thực trạng và xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
+ Hạn chế phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu hoạt động ngành du lịchtỉnh Quảng Trị do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị quản lý Không đisâu nghiên cứu chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quátphục vụ cho việc xây dựng hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnhQuảng Trị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 144 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh; sử dụng ma trậncác yếu tố bên trong, ma trận các yếu tố bên ngoài; nhận định điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức và sử dụng ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược, từ đó đềxuất các giải pháp để thực hiện
* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu:
Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập thống kê từ ý kiến đóng góp của 15 chuyêngia, nhà quản lý có kinh nghiệm trong ngành du lịch tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số liệu thứ cấp dược thu thập từ số liệu báo cáo hàng năm và các văn bản kháccủa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị và của Trung tâm xúc tiến dulịch tỉnh Quảng Trị; thu tập trên báo, internet, Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, các đềtài khoa học liên quan đến du lịch Quảng Trị, …
* Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu nhằm nhận dạng, tổnghợp và đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Trị
Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và những tácđộng của môi trường đến hoạt động của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, đồng thời sử dụng các công cụ ma trậnyếu tố bên trong IEF, yếu tố bên ngoài EEF, để phân tích, nhận định điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh Quảng Trị
Lập ma trận SWOT để lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnhQuảng Trị
5 KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ngoài phần Phần mở đầu và kết luận, Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và chiến lược
Chương 2: Phân tích môi trường phát triển ngành du lịch Quảng Trị
Chương 3: Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biếnkhông chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịchvẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khácnhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Đúng như một chuyên gia
du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêuđịnh nghĩa”
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi.Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại,
… Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là
đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, có thể hiểu du lịch được là việc đi chơinhằm tăng thêm kiến thức
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịchhàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các
cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ
Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằmphục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhânhoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồngthời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịchhọp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch làtổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cáccuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyêncủa họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải lànơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thưViệt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là mộtdạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mụcđích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình vănhoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanhtổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyềnthống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đốivới người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch làlĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩuhàng hoá và dịch vụ tại chỗ
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phầnthúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả cáccán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là mộtngành kinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh
tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên,mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nógóp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước,tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ,đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực vănhoá khác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Theo Pháp lệnh du lịch (Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định.
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch
Theo khoản 2, Điều 10 Pháp lệnh du lịch nước CHXHCN Việt Nam công bốngày 20/02/1999: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừtrường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Theo Điều 20 Pháp lệnh du lịch nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày20/02/1999: Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế;khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại ViệtNam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; khách du lịch quốc tế là ngườinước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và côngdân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
1.1.3 Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch
- Khái niệm: Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, tùy thuộc vào cách tiếpcận của tác giả Theo từ điển du lịch của nhà xuất bản Berlin 1984: “Sản phẩm dulịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác cáctiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinhnghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”
Trang 18+ Sản phẩm du lịch thường có tính thời vụ và chịu ảnh hưởng rất lớn từ cácyếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, điều kiện tự nhiên.
+ Trong thời gian ngắn thì lượng cung là cố định
+ Khách mua hàng thường ít trung thành với sản phẩm
- Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchnhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khíhậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mụcđích du lịch
+ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thểđược sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
1.1.5 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế
Hiện nay ngành này đóng góp rất lớn cho nền kinh tế mỗi nước cũng như toàncầu, theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm
2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới, du lịch là mộttrong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất Ngành du lịch khôngnhững mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn mà còn thu hút rất nhiều lao động, tạo ranhiều việc làm mới
Ở Việt Nam, du lịch góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy
sự đổi mới và cũng góp phần thúc đẩy các ngành khác Đặc biệt, tổng thu từ du lịchnhững năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷđồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm
2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đangtăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào
cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cònnhiều khó khăn Cũng thông qua du lịch mà việc mở rộng giao lưu văn hóa được dễdàng hơn, thông qua đó làm tăng sự đoàn kết hiểu biết giữa các vùng, các dân tộckhác nhau
Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu du lịch càng trở nên cầnthiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân
Ngành du lịch ngày càng được cải thiện, đa dạng hóa sản phẩm do nhu cầu đòihỏi khắt khe hơn của khách hàng Du lịch ngày nay không đơn thuần chỉ là đi nghỉdưỡng mà còn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá, học hỏi, giao lưu… Vì vậy, việc đầu
tư nghiên cứu ngành này là hết sức quan trọng và cấp thiết
Việt Nam được đánh giá là điểm đến lý tưởng, an toàn của du khách nướcngoài, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, mang lại nguồnthu ngoại tệ rất lớn cho đất nước Cũng thông qua ngành này hình ảnh đất nước
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20ngày càng được nhiều nước biết đến, chúng ta đang cho thế giới thấy rằng: ViệtNam đang trong thời kỳ đổi mới, năng động phát triển kinh tế và hội nhập sâu vớithế giới.
Đối với Quảng Trị du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng,năm 2013 đã đón trên 1,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế trên 184nghìn lượt, giá trị thu từ khách du lịch đạt trên 1.200 tỷ đồng Thông qua du lịch,hình ảnh của tỉnh Quảng Trị được quảng bá nhiều hơn, tạo điều kiện để thu hút đầu
tư, phát triển kinh tế tỉnh nhà
1.2 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có
sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung
và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng
Về mặt bản thể học, tùy theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng (positivism)hay theo xu hướng tạo dựng (constructivism) mà bản chất của chiến lược được xácđịnh theo quy luật tự nhiên hoặc có sự tác động có ý nghĩa của chủ thể Trên thực
tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng cácquá trình thực hành trong tổ chức
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau:
“Chiến lược là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổchức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp cácnguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầucủa thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp được hình thành để trảlời các câu hỏi sau:
o Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21o Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm vicác hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động).
o Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủcạnh tranh trên thị trường? (lợi thế)
o Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, nhân sự, công nghệ, thươnghiệu…) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh? (nguồn lực)
o Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp? (môi trường)
Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa cáchoạt động của một công ty Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiếnhành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựachọn cái chưa được làm”
Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm
và thực hiện cái chưa được làm (what not to do) Bản chất của chiến lược là xâydựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược chỉ tồn tại trongcác hoạt động duy nhất (unique activities) Chiến lược là xây dựng một vị trí duynhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt
Để có được chiến lược cũng như để tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có ba dạngđịnh vị cơ bản:
o Định vị dựa trên sự đa dạng các hoạt động (varieties based): Đó là sự lựachọn một hay một nhóm các hoạt động trong một ngành kinh doanh trên cơ sở việcphân đoạn các hoạt động kinh doanh
o Định vị dựa trên nhu cầu (needs based): Đó là việc lựa chọn nhóm kháchhàng có nhu cầu đồng nhất trên cơ sở việc phân đoạn thị trường
o Định vị dựa trên khả năng tiếp cận của khách hàng đối với một mặt hàng haylĩnh vực kinh doanh (access based): Đó là cách định vị dựa trên tiêu chí vị trí địa lýhoặc khả năng thanh toán của khách hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22Việc kết hợp hài hòa giữa các hoạt động cho phép tạo ra lợi thế cạnh tranh vàkhả năng bảo vệ lợi thế này trong dài hạn Có ba dạng liên kết cơ bản:
o Sự liên kết giản đơn giữa từng hoạt động đơn lẻ với tổng thể chiến lược
o Sự liên kết khi các hoạt động được củng cố và tăng cường
o Sự liên kết khi tối ưu hóa các nỗ lực
Vị trí chiến lược chỉ có thể được bảo vệ lâu dài khi có sự khác biệt được tạo ra:Chính sự khác biệt trong các hoạt động, trong việc đáp ứng nhu cầu hay trong cáchthức tiếp cận khách hàng cho phép doanh nghiệp luôn tìm được những định vị mới.Vai trò của chiến lược:
Chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một ngành, mộtđịa phương và của một quốc gia Có chiến lược đúng đắn với việc xác định các mụctiêu phù hợp sẽ tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có của tổ chức kết hợp các
cơ hội trên thị trường để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách tối ưu nhất Cácquốc gia trên thế giới từ lâu đã biết vận dụng chiến lược vào việc phát triển kinh tế
và đã có những bước nhảy thần kỳ Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
- Để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore đãthiết lập một chiến lược phát triển đúng đắn với nhiều mục tiêu: Chiến lược thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn những rào cản về đầu
tư và thương mại, áp dụng cơ chế một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, kết nốitrực tiếp với những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu tưnhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực hoá dầu, sửa chữatàu thuyền, chế tạo kim loại và điện tử; Chiến lược tập trung xây dựng các khu côngnghiệp chất lượng cao; Chiến lược áp dụng mức thuế quan thấp; Chiến lược chi phínhân công rẻ; Chiến lược gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư đã giúp chính phủ có quỹtiết kiệm khổng lồ đầu tư trở lại phát triển cơ sở hạ tầng đất nước như xây dựng cácđường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi, bệnh viện, trường đại học,
cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23- Nền kinh tế Thailand rơi vào tình trạng hết khó khăn sau khủng hoảng kinh tếkhu vực 1997, tuy nhiên với những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, Thailand
đã dần dần phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng hiện nay là 4,2%/năm Chính phủThailand đã có những chiến lược quan trọng nhằm cải tổ tình hình đất nước: Chútrọng phát triển nhân tố con người - nhân tố chủ lực quyết định sự phát triển đấtnước, cải tổ chính sách tài chính - tiền tệ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự, an toàn xã hội, lấy dịch vụ và xuấtkhẩu làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, tranh thủ lợi thế so sánh của từng nướcvới từng lĩnh vực kinh tế để phát triển hợp tác song phương…
- Nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng, Chính phủ Nhật Bản đã thôngqua Chiến lược mới về phát triển kinh tế, bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mônhằm đạt các mục tiêu trọng tâm như kiềm chế lạm phát và sự tăng giá của đồngyen, đưa tăng trưởng GDP lên mức 3%/năm từ nay đến năm tài chính 2020, và thúcđẩy các công nghệ thân thiện với môi trường Với chiến lược vĩ mô này, Chính phủNhật Bản hy vọng sẽ tạo ra được các thị trường mới với tổng giá trị 100.000 tỷ yentrong các lĩnh vực môi trường, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, du lịch cho phéptạo ra hơn 4,8 triệu việc làm
- Việt Nam trong những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu,kinh tế nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với chiến lược ổn định kinh tế vĩ
mô, kiềm chế làm phát, chúng ta đã vượt qua những khó khăn bước đầu và từngbước đạt được những thắng lợi nhất định Từ đó đến nay chúng ta cũng đã vạch ranhững chiến lược cụ thể như: Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, mởcửa nền kinh tế thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch quốc gia, đẩymạnh xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…hội nhập kinh tế với cácnước trong khu vực và trên thế giới
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt nhiều chiến lượcphát triển ngành như ngành công nghiệp, ngành dầu khí, ngành cao su, ngành điện, đặc biệt Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Các chiến lược phát triển ngành đã
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành, nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực.
1.2.2 Chiến lược phát triển ngành
Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó cũng baogồm các yếu tố chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển củamột đất nước, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành Chiến lược phát triểnngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấukinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải xem xét con người lànhân tố quan trọng mang tính quyết định Khi xây dựng chiến lược phải xét đến tính
đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược do nhiều yếu tố ảnh hưởng:
Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ở từng giai đoạn của đất nước gắn vớinhững yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó, như: Chiến lượcthời kỳ hậu chiến tranh, khôi phục kinh tế, giai đoạn tiền đề cho công nghiệp hóa…
Ở những nước phát triển, họ rất chú trọng đến những chiến lược ứng với những giaiđoạn cụ thể trong tiến trình phát triển
Dựa theo mục tiêu chính cần đạt đến của chiến lược, chúng ta có những chiếnlược như chiến lược xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chiến lược thựchiện nhiệm vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…
Gắn với nguồn lực, chúng ta có thể có các loại chiến lược ứng với những nộidung khác nhau: Chiến lược nội sinh (dựa vào nội lực), chiến lược ngoại sinh (dựavào ngoại lực) hoặc chiến lược hỗn hợp, chiến lược dựa vào cách mạng khoa họccông nghệ…
Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, chúng ta có thể xây dựng các chiến lược như: Chiếnlược ưu tiên phát triển một số ngành then chốt, chiến lược thay thế nhập khẩu, chiếnlược hướng về xuất khẩu, chiến lược hỗn hợp…
Căn cứ vào phương thức và cơ chế quản lý kinh tế (mô hình quản lý), ta có thể
có các chiến lược kế hoạch hóa tập trung, chiến lược theo cơ chế thị trường hoặcchiến lược phát triển theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết của nhà nước,định hướng xã hội chủ nghĩa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Con người là nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiệnchiến lược Mọi chiến lược được xây dựng là nhằm phát triển đất nước, đáp ứngnhu cầu của con người Phải phát huy được nhân tố con người như là một chủ thể,một động lực cơ bản của chiến lược.
1.2.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch
1.2.3.1 Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030" Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm,mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể
Quan điểm của ngành là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội; theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song dulịch nội địa và du lịch quốc tế, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa dân tộc, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung huy động mọi nguồn lực cảtrong và ngoài nước cho sự phát triển du lịch
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, cóthương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nướctrong khu vực và thế giới Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia cóngành du lịch phát triển
Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26tế và 36 - 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷUSD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với
30 - 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 laođộng trực tiếp du lịch
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịchquốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 -
19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với
35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 laođộng trực tiếp du lịch Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm2020
Để đạt được những mục tiêu đề ra ngành du lịch phải có những giải pháp kịpthời như: Phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thịtrường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triểnđồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoàn thiện thểchế, cơ chế, chính sách liên quan đến du lịch
Chương trình hành động cụ thể là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách vànâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch; hoạch định chiến lược phát triển dulịch trên các lĩnh vực như chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam,Chiến lược marketing, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch; thực hiện quyhoạch và đầu tư phát triển gắn liền với triển khai thực hiện các chương trình, đề ánphát triển du lịch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 271.2.3.2 Chiến lược phát triển du lịch ở một số địa phương ở Việt Nam
Hiện nay, các địa phương có ngành du lịch phát triển như thành phố Hồ ChíMinh; thành phố Hà Nội; thành phố Đà Nẵng; thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh; thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngoài việc xây dựng và phê duyệt Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch, đều đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch củađịa phương Trên cơ sở đánh giá thực trạng để hoạch định chiến lược phát triển,quan điểm, mục tiêu phát triển, các chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lượcphát triển cụ thể của từng giai đoạn; từ việc xây dựng được các chiến lược phát triểnđúng đắn nên tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của các địa phương nêu trên vừa cao
và bền vững; tạo được thương hiệu khác biệt giữa các địa phương
1.2.4 Quy trình xây dựng chiến lược
1.2.4.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức
Sứ mạng và mục tiêu cung cấp bối cảnh để xây dựng chiến lược với sự cầnthiết bảo vệ sự tồn tại, cách thức thực hiện của tổ chức trong một phạm vi trung vàdài hạn
1.2.4.2 Nghiên cứu môi trường
- Phân tích môi trường bên ngoài: Qua quá trình xem xét và đánh giá các yếu
tố môi trường bên ngoài của tổ chức để xác định các xu hướng tích cực (cơ hội) haytiêu cực (nguy cơ) có thể tác động đến kết quả của tổ chức Đó là:
+ Môi trường kinh tế: Xu hướng của tổng sản phẩm quốc dân (GDP hayGNP); mức độ lạm phát; hệ thống chính sách thuế và thuế suất; …
+ Môi trường chính trị và pháp luật: Quan điểm, chính sách của Chính phủ,pháp luật, các xu hướng chính trị ngoại giao, những diễn biến chính trị trong nước
và trên toàn thế giới
+ Môi trường văn hóa - xã hội: Những quan niệm về văn hóa, đạo đức, thẩm
mỹ, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức, học vấn chung
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28- Môi trường cạnh tranh
Mô hình “Kim cương” của M Porter nêu trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranhquốc gia” (1990) lý giải về các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia, mộtngành trong thương mại quốc tế Khả năng cạnh tranh ngày nay phụ thuộc vào khảnăng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó Nền tảng cạnh tranh sẽchuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang nhữnglợi thế cạnh tranh quốc gia, ngành được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài củacác doanh nghiệp trên thương trường quốc tế
Hình 1.1 Mô hình kim cương của M Porter, 1990
Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M.Porter phát triểntrong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành
và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của một ngành kinh tế - kỹ thuật nào đó Sự
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29ngành có khả năng cạnh tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh màcác doanh nghiệp có thể tiếp cận; chiến lược của các doanh nghiệp trong khai thác
và sử dụng các yếu tố nguồn lực; quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu,quản trị viên, các nhân viên trong doanh nghiệp… thúc đẩy các doanh nghiệp trongmột ngành phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mớinhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Vai trò của Nhà nước làthông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương”sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợicho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trườngquốc tế
+ Các hoạt động chính: Các hoạt động gắn trực tiếp với các sản phẩm hoặcdịch vụ của tổ chức bao gồm các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu
ra, marketing và dịch vụ
+ Các hoạt động hỗ trợ: Dạng chung nhất bao gồm các hoạt động quản trịnguồn nhân lực, phát triển công nghệ, mua sắm và cấu trúc hạ tầng của tổ chức (hệthống quản lý chung, tài chính, kế toán, hệ thống thông tin, những quan hệ luậtpháp và chính quyền…)
1.2.4.3 Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược
Sau khi thiết lập sứ mạng, mục tiêu của tổ chức, xác định các cơ hội và nguy
cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, đề racác mục tiêu dài hạn của tổ chức cần theo đuổi
- Tóm tắt các thông tin cần thiết: Giai đoạn này sử dụng những thông tin trong
ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá những yếu tố bêntrong (IFE) Đây là những thông tin cơ bản, cần thiết cho việc thiết lập các chiếnlược
- Thiết lập các chiến lược: Dựa trên những thông tin được hình thành kết hợpcác cơ hội và nguy cơ bên ngoài với những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Kếthợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài để hình thành các chiến lược khả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30thi có thể lựa chọn Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ ma trận SWOT đểthiết lập các chiến lược.
1.2.5 Các công cụ để xây dựng và đánh giá các yếu tố
1.2.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IEF)
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IFE) tóm tắt vàđánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chứcnăng cũng như của toàn bộ doanh nghiệp Ma trận IFE xây dựng theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục từ 10-20 yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quantrọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố Tầm quan trọng được ấn định chocác yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của cácdoanh nghiệp trong ngành kinh doanh Như thế, đối với các doanh nghiệp trongngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện Cho điểm yếu lớn nhấtbằng 1, điểm yếu nhỏ nhất bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất bằng 3 và điểm mạnh lớnnhất bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố củadoanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng củayếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trậnbằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứug của mỗi doanh nghiệp.Tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.Điểm 4 cho biết doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối cao Từ 2,50trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình Nếu
số điểm nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơnmức trung bình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 311.2.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EEF)
Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EEF) giúp ta tóm tắt vàlượng hóa những ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới doanh nghiệp Ma trận EFEđược phát triển theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnhhưởng lớn đến sự thành công của công ty trong ngành kinh doanh
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quantrọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố Tầm quan trọng được ấn định chocác yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của cácdoanh nghiệp trong ngành kinh doanh Tổng tầm quan trọng của các yếu tố được liệt
kê là bằng 1
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện Cho điểm yếu lớn nhấtbằng 1, điểm yếu nhỏ nhất bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất bằng 3 và điểm mạnh lớnnhất bằng 4 Như vậy, đây là điểm số phản ánh mức độ phản ứng của doanh nghiệpvới những cơ hội và nguy cơ từ môi trường
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng củayếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trậnbằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứug của mỗi doanh nghiệp.Điểm 4 cho biết doanh nghiệp có phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ từmôi trường Nếu số điểm từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có phản ứng trên mứctrung bình Nếu số điểm nhỏ hơn 2,50 thì phản ứng của doanh nghiệp thấp hơn mứctrung bình
1.2.6 Công cụ xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa
SWOT là phương pháp phân tích về môi trường chiến lược Nghiên cứu môitrường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là một phần quan trọng trong quá trìnhhoạch định chiến lược Các yếu tố, hoàn cảnh bên trong của một doanh nghiệpthường được coi là các điểm mạnh (S - Strengths) hay điểm yếu (W - Weaknesses)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được gọi là cơ hội (O - Opportunities) vàNguy cơ (T - Threats)
- Điểm mạnh (Strengths) của một doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực và khảnăng có thể sử dụng như cơ sở, nền tảng để phát triển lợi thế cạnh tranh như nhãnhiệu, uy tín doanh nghiệp, chi phí thấp, khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tàinguyên thiên nhiên, khả năng tiếp cận dễ dàng với khách hàng
- Điểm yếu (Weaknesses) có những đặc điểm như nhãn hiệu ít người biết đến,mất uy tín, chi phí cao, ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ítkhả năng tiếp cận với khách hàng
- Cơ hội (Opportunities) những khả năng để tạo ra lợi nhuận và phát triển nhưnhu cầu khách hàng cần đáp ứng đầy đủ, công nghệ mới, các quy định hỗ trợ, sựxóa bỏ các rào cản thương mại
- Nguy cơ (Threats) do những thay đổi của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài
có thể tạo ra nguy cơ như thị hiếu khách hàng chuyển từ sản phẩm của công ty sangsản phẩm khác, sự xuất hiện sản phẩm thay thế, các quy định luật pháp mới, hàngrào thương mại quốc tế chặt chẽ hơn
Đơn vị không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào
đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phùhợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến Trong một số trường hợp, đơn
vị có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn
Trong đó:
- Chiến lược S-O theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh
- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội
- Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểmmạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài
- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn khôngcho các điểm yếu bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi để có thể chọnlựa.
- Sử dụng hiệu quả nền tảng cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, vận dụngnghiên cứu vào đề tài phát triển ngành du lịch nhằm xây dựng và củng cố vai tròquan trọng của du lịch đối với sự phát triển xã hội trong giai đọan đến năm 2025
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
2.1.1 Khái quát các yếu tố về môi trường tự nhiên, dân số tỉnh Quảng Trị
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tọa độ địa lý từ 16018đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032 đến 107034 kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh ThừaThiên Huế; phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Savanakhet vàSalavan, nước CHDCND Lào Quảng Trị có diện tích 4.747 km2, với 10 đơn vịhành chính gồm thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 08 huyện: Vĩnh Linh, GioLinh, Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa và huyện đảo Cồn Cỏ.Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị tríquan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tếĐông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đếncác cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng Quađịa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường HồChí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á Cáchkhông xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế và sânbay quốc tế Đà Nẵng, giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đườngthuỷ, là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực,giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nướcquan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của QuảngTrị có những bước phát triển mới Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo phát
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp QuánNgang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo đượcđầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầnggiao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừngđược mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đàotạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạocho Quảng Trị một nền tảng cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp táckinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực vàquốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới
2.1.1.2 Khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế
độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào, tổng tích ôn cao là những thuận lợi cơ bản chophát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp Nhiệt độ trung bình năm từ 240-250C
ở vùng đồng bằng, 220-230C ở độ cao trên 500 m Đặc biệt Quảng Trị có Khe Sanhmang khí hậu đỉnh Trường Sơn với tính ôn hoà là tài nguyên quý mang lại sức hấpdẫn cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ, du lịch, tạo không gian mát mẻ chotham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là trong mùa hè nóng gay gắt của vùng Bắc Trung
Bộ Đây là điểm độc đáo của khí hậu Quảng Trị
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cơ bản, điều kiện khí hậu, thời tiết của QuảngTrị cũng như ở các tỉnh miền Trung nhìn chung khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự pháttriển chung của các ngành kinh tế nói chung, trong đó có ngành du lịch nói riêng
2.1.1.3 Hiện trạng đất đai và tài nguyên biển đảo
- Tài nguyên đất: Theo số liệu tại niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm
2013, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 474.699,11 ha Các loại đất chia theo mụcđích sử dụng:
+ Đất nông nghiệp 301.993,75 ha, chiếm 63,62% tổng diện tích đất tự nhiên.Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 79.556,86 ha, chiếm 16,76% Đất lâm nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36có rừng 219.638,85 ha, chiếm 72,73% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất rừngsản xuất 101.631,02 ha, rừng phòng hộ 62.664,45 ha, rừng đặc dụng 55.343,38 ha.+ Đất phi nông nghiệp 41.421,31 ha, chiếm 8,73% tổng diện tích đất tự nhiên,bao gồm: Đất ở 7.129,18 ha, chiếm 17,2% diện tích đất phi nông nghiệp Đấtchuyên dùng 14.836,01 ha, chiếm 35,82% diện tích đất phi nông nghiệp Đất tôngiáo, tín ngưỡng 368,37 ha Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.921,34 ha Đất sông suối
và mặt nước chuyên dùng 15.052,29 ha Đất phi nông nghiệp khác 114,12 ha
+ Đất chưa sử dụng 131.284,05 ha, chiếm 27,66% tổng diện tích đất tự nhiên,trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 12.725,25 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 117.782,15
ha Đây là tiềm năng lớn cho phép khai hoang mở rộng quy mô phát triển nông, lâmnghiệp và đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội Diện tích núi đákhông có rừng cây 776,65 ha
- Tài nguyên biển: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng
là Cửa Việt và Cửa Tùng Vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2,ngư trường đánh bắt rộng lớn, khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm,mực nang, cua, hải sâm, tảo và một số loài cá, san hô quý hiếm Trữ lượng hải sảnvùng biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 60.000 tấn Khả năng khai thác hàng nămkhoảng 17.000 tấn Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý là đảo Cồn Cỏ có vị trí quantrọng về kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cầnnghề cá Cồn Cỏ để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng Dọc
bờ biển Quảng Trị có nhiều bãi tắm, cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử cáchmạng có thể đưa vào khai thác du lịch như bãi tắm Cửa Việt, Cửa Tùng, Mỹ Thuỷ,Triệu Lăng, địa đạo Vịnh Mốc
Với tiềm năng tài nguyên biển, đảo đa dạng, Quảng Trị có điều kiện đẩy mạnhphát triển tổng hợp kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; dịch vụhậu cần nghề cá; cảng hàng hóa và vận tải biển; đặc biệt là du lịch sinh thái biển,đảo Trên cơ sở phát triển hài hòa các ngành kinh tế gắn kết chặt chẽ với địnhhướng phát triển chung của vùng và cả nước, gắn kết với phát triển hành lang kinh
tế Đông - Tây nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về biển, đảo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 372.1.1.4 Tài nguyên du lịch
Quảng Trị có 55% diện tích núi rừng và 75 km bờ biển, với nhiều bãi tắm đẹpnhư Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Vĩnh Kim, Vĩnh Thái Đặc biệt,Cửa Tùng được mệnh danh là “nữ hoàng của các bãi tắm”, là “hòn ngọc của biểnThừa Lương” và bãi tắm Cửa Việt đang hình thành khu du lịch - dịch vụ có quy mô
và chất lượng cao phục vụ du khách Cách bờ biển Cửa Tùng 28 km là Đảo Cồn Cỏanh hùng nay đang xây dựng thành đảo du lịch
Rừng Quảng Trị rất đẹp và có nhiều động, thực vật quý hiếm Các địa danhnhư Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, Khu danh thắng Đakrông, Rào Quán, Khe Sanh đanghình thành các khu du lịch sinh thái hấp dẫn
Quảng Trị có 516 di tích, trong đó có 378 di tích lịch sử cách mạng Hệ thống
di tích lịch sử chiến tranh có giá trị lớn đối với du lịch hồi tưởng, hoài niệm thu hútcác chính khách, nhà nghiên cứu lịch sử và du khách gần xa Đặc biệt, Cụm di tíchĐôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị, đường mòn Hồ Chí Minhhuyền thoại, Địa đạo Vịnh Mốc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cùngvới các di tích nổi tiếng khác như Đường 9 - Khe Sanh, Sân bay Tà Cơn, Hàng ràođiện tử Mc.Namara, Nhà đày Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ chính điều đó đã tạo nên tínhđặc thù, độc đáo và hấp dẫn của hệ thống di tích chiến tranh
Quảng Trị được ví như một bảo tàng sống, sinh động nhất về di tích chiếntranh cách mạng Hệ thống di tích độc đáo và quý báu đó là cơ sở để hình thànhchương trình du lịch hoài niệm, hồi tưởng nổi tiếng của Quảng Trị Cũng chính từlợi thế, tiềm năng này, Quảng Trị trở thành cầu nối quan trọng cho các chương trình
du lịch nổi tiếng như “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” vàcác chương trình du lịch tiêu biểu khác
Quảng Trị còn có nhiều di tích văn hóa tâm linh đặc sắc và các lễ hội dân gian,
lễ hội cách mạng tiêu biểu Trong đó, chùa Sắc Tứ - một trong những ngôi chùa cổnhất miền Trung và nhà thờ La Vang mang trong mình những huyền tích tôn giáo,thu hút đông đảo tín đồ và du khách bốn phương về hành lễ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Hành lang Kinh tế Đông - Tây ra đời có vai trò quan trọng trong chiến lượcliên kết các địa phương của 4 quốc gia hưởng lợi trực tiếp của tiểu vùng sôngMêkong Chính phủ các nước này chú trọng các hoạt động giao lưu kinh tế, vănhóa, coi phát triển thương mại, du lịch vừa là động lực, vừa là mục tiêu trong chiếnlược phát triển Cùng với việc hoàn thiện Hành lang Kinh tế Đông - Tây, du lịchtrên tuyến huyết mạch này đã trở thành thương hiệu du lịch mới hấp dẫn của cácnước ASEAN Với vị trí đầu cầu của tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, QuảngTrị có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, hợp tác kinh tế và giao lưuvăn hóa.
Những tiềm năng du lịch thiên nhiên và nhân văn nói trên, cùng với lợi thế về
vị trí địa lý là những điều kiện thuận lợi cho phép Quảng Trị đẩy mạnh phát triển 3chương trình du lịch hấp dẫn và đó cũng chính là 3 thương hiệu du lịch của mình
Đó là: Chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”; “Du lịchđường bộ qua tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây kết hợp sinh thái biển - đảo”;
“Du lịch văn hóa tâm linh và lễ hội”
2.1.1.5 Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực
- Dân số: Năm 2013 dân số trung bình của tỉnh là 613.655 người Dân sốthành thị có 177.9195 người, chiếm 29%; dân số nông thôn có 435.736 người,chiếm 71% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2010 và 1,12% năm2013; dân số cơ học tăng không đáng kể Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàntỉnh tăng thêm khoảng 5.500-6.500 người Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính,
nữ chiếm 50,6%, nam chiếm 49,4%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng88,5%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, là lực lượng lao động dự trữdồi dào của tỉnh Mật độ dân số toàn tỉnh là 129 người/km2, khá thấp so với cáctỉnh, thành khác trong cả nước Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ,như thành phố Đông Hà: 1.184 người/km2, thị xã Quảng Trị: 318 người/km2, trongkhi đó huyện Đakrông chỉ có 31 người/km2, Hướng Hoá 69 người/km2
- Nguồn nhân lực: Năm 2013 toàn tỉnh có 345.000 người trong độ tuổi laođộng, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3.200
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39- 3.800 người Đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh cònhạn chế Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 31%; laođộng không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 69% Phần lớn lao động trên địa bàntỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; lao động trong các lĩnh vựccông nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong
cơ cấu lao động xã hội
Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều
và Pa Cô Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số Mỗi dân tộc đều
có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là vănhóa dân gian Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu
ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị dồi dào Tuy nhiên,vấn đề dân cư và lao động của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Dân cưphân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ; trình độ dân trí còn thấp nhất là vùngsâu, vùng xa; trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế, thiếu đội ngũlao động có chất lượng cao, thiếu chuyên gia giỏi Do đó vấn đề nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực con người là nhiệm vụ cấp báchtrước mắt cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh nhằm đáp ứng kịp yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
2.1.2 Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
2.1.2.1 Phát triển kinh tế - xã hội
Sau 25 năm tái lập tỉnh (1989-2014) quy mô nền kinh tế tăng lên đáng kể và cóbước phát triển khá nhanh Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh(GDP) bình quân mỗi năm tăng 8,2% Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựngtăng l6%; khu vực dịch vụ tăng 9,2%; nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,8%.Trong 25 năm qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) tăng lên 6,6 lần; khu vựccông nghiệp - xây dựng tăng 35 lần; dịch vụ tăng 8,2 lần; nông, lâm nghiệp - thủysản tăng 2,4 lần Đó là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hộitrong giai đoạn sau
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Các khu vực, ngành kinh tế then chốt đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt
là khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ Nếu xét về mức độ đóng góp hiệuquả cho tăng trưởng GDP thì công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã có sự đóng gópngày càng lớn, chiếm vai trò chủ yếu đối với nền kinh tế Chỉ tính riêng những nămgần đây, khi nền kinh tế phát triển ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% thìkhu vực công nghiệp - xây dựng đã đóng góp cho sự tăng trưởng khoảng 7-8%, dịch
vụ 2-3%, trong khi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản không quá 2%
Kinh tế tăng trưởng khá cao, GDP bình quân đầu người đã được cải thiện đáng
kể Đến năm 2013 GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành là 26,8 triệuđồng/năm
Bảng 2.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 25 năm (1989-2014)
%
Tổng số
Trong đó Khu vực
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Khu vực Công nghiệp và xây dựng
Khu vực Dịch vụ
Tốc độ tăng bình quân mỗi
Nguồn: Báo cáo 25 năm tái lập tỉnh Quảng Trị 1989-2014
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ