1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

đề cương nghiên cứu khoa học

21 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 215,5 KB

Nội dung

Dự kiến nội dung của đề tài...11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC...11 1.1.. Thực t

Trang 1

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài: 4

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay 4

1.2 Do vai trò của việc xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp trong giai đoạn hiện nay .5

1.3 Do vai trò của phát triển năng lực người học trong quá trình lĩnh hội, khám phá các tri thức trong giai đoạn hiện nay 6

1.4 Do thực trạng việc xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học ở các trường THPT hiện nay 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

3.1 Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 7

3.2 Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 8

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

4.1 Khách thể nghiên cứu 9

4.2 Đối tượng nghiên cứu 10

5 Giả thuyết khoa học: 10

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 10

7.1 Giới hạn về nội dung 10

7.2 giới hạn về không gian 10

7.3 Giới hạn về thời gian 10

8 Dự kiến nội dung của đề tài 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC 11

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu tài liệu 11

1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 11

1.1.2 Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 11

1.2 Cơ sở lí luận của việc xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp để phát triển năng lực và năng lực khoa học cho học sinh 11

1.2.1 Chuyên đề dạy học tích hợp 11

1.2.2 Năng lực 12

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các chuyên đề dạy học để phát triển năng lực và năng lực khoa học cho học sinh 12

1.3.1 Thực trạng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Sinh học hiện nay 12

1.3.2 Thực trạng việc xây dựng và sử dụng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực và cho học sinh của giáo viên 12

1.3.3 Thực trạng việc chú trọng phát triển năng lực cho người học trong dạy học của giáo viên hiện nay 13

1.3.4 Kết luận 13

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ - THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO NGƯỜI HỌC .13

2.1 Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần “Sinh học cơ thể” – Sinh học 11- THPT (theo định hướng tiềm năng của nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học) 13

2.1.1.Mục tiêu 13

2.1.2 Cấu trúc và nội dung 13

2.1.3 Đặc điểm sách giáo khoa 13

2.2 Xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp phần “Sinh học cơ thể” theo định hướng phát triển năng lực cho người học 13

Trang 2

2.2.1 Quy trình xây dựng một chuyên đề dạy học tích hợp 13

2.2.2 Hệ thống các chuyên đề dạy học tích hợp xây dựng 13

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 14

3.1 Mục đích thực nghiệm 14

3.2 Nội dung thực nghiệm 14

3.3 Phương pháp thực nghiệm 14

3.3.1.Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/2017-10/2017 14

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm : 14

3.3.3 Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 14

3.3.4 Bố trí thực nghiệm: 14

3.4 Kết quả thực nghiệm và biện luận 14

3.4.1 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm qua các bài kiểm tra đánh giá sau chuyên đề 14

3.4.2 Phân tích định tính 14

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 14

9 Phương pháp nghiên cứu 14

9.1 Nghiên cứu lí thuyết 14

9.2 Phương pháp điều tra 15

9.3 Phương pháp quan sát khách quan 15

9.4 Phương pháp chuyên gia 15

9.5 Thực nghiệm sư phạm 15

9.5.1.Thời gian thực nghiệm: từ tháng 3/2017-10/2017 15

9.5.2 Đối tượng thực nghiệm : 15

9.5.3 Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 15

9.5.4 Bố trí thực nghiệm: 16

9.6 Phương pháp xử lí số liệu 16

9.6.1.Phân tích định lượng qua các tham số thống kê 16

9.6.2 Phân tích định tính 17

10 Những đóng góp mới của đề tài 17

12 Tài liệu tham khảo 18

12.1 Tiếng Việt 18

12.2 Tiếng anh 20

12.3 Webside 20

Trang 3

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TAO

ĐAI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM

-LÊ THỊ NGỌC TRÂM

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CAC CHUYÊN ĐỀ DAY HỌC TÍCH HỢP PHẦN

“SINH HỌC CƠ THỂ” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIỂN NĂNG LỰC

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơncông cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dụccon người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làmviệc hiệu quả Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiếntrong khu vực[22]

Hướng tới mục tiêu đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục,chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và côngtác quản lí giáo dục

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực,dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp "Bàn tay nặnbột" ; các kĩ thuật dạy học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, không còn xa lạ với đông đảo giáo viên hiện nay Tuy nhiên, việc nắm vững và vậndụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng Đại đa số giáoviên chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa,chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp vớicác phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Phần lớn giáo viên, những người cómong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ

bị "cháy giáo án" do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờhọc Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy họctích cực hiện hay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo[3]

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xâydựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cựcnhưng vấn đề làm thế nào để xây dựng được các chuyên đề dạy học trong khi

Trang 5

chương trình và SGK chưa thay đổi vẫn là một thách thức không nhỏ đối với giáoviên và học sinh.

1.2 Do vai trò của việc xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện từng bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từchỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo điều đó, nhất định phải đổi mới đồng bộphương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực người học

Theo Giáo sư Đinh Quang Báo, trước hết, do mọi sự vật, hiện tượng trong tựnhiên và xã hội đều ít nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng cónhững điểm tương đồng và cùng một nguồn cội Để nhận biết và giải quyết các sựvật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnhvực khác nhau Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện cácmôn khoa học “liên ngành”

Thứ nữa, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩnăng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lạirất cần chuẩn bị cho học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộcsống; do đó cần tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các mônhọc

Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhậpvào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặpkhông cần thiết về nội dung giữa các môn học[21]

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học – BộGD&ĐT, Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫnđối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thứctổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cáchmáy móc[25]

Việc xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lựccho người học giúp GV chủ động, sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với

Trang 6

các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Thay cho việc dạy học đang đượcthực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyênmôn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung đểxây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy họctích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường[3].

1.3 Do vai trò của phát triển năng lực người học trong quá trình lĩnh hội, khám phá các tri thức trong giai đoạn hiện nay

Bước sang thế kỉ 21, do tốc độ phát triển của xã hội hết sức nhanh chóng vớinhững biến đổi liên tục và sự tăng khối lượng tri thức một cách nhanh chóng, đặcbiệt trong các lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ vật liệu, điện/điện tử tựđộng hóa, phương pháp tiếp cận nội dung dần trở nên lạc hậu vì xã hội đòi hỏingười có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dướidạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếmlĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các

tư tưởng một cách có phê phán Nội dung học vấn phải góp phần quan trọng để pháttriển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc

tự học và tự giáo dục sau này

Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những thách thức của đờisống cần chú trọng việc phát triển năng lực người học trong quá trình lĩnh hội,khám phá các tri thức Việc phát triển năng lực người học giúp người học không chỉbiết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sửdụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra Nóicách khác phải gắn với thực tiễn đời sống

1.4 Do thực trạng việc xây dựng các chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học ở các trường THPT hiện nay

Năm 2014 bộ giáo dục đã tập huấn cho giáo viên về dạy học phát triển nănglực ở trường THPT Đối với giáo viên phổ thông, đây là vấn đề mới mẻ, chưa đượcnghiên cứu cụ thể và đầy đủ, nên việc áp dụng và công tác giảng dạy ở trườngTHPT còn hạn chế Nhiều giáo viên chưa xây dựng được các chuyên đề dạy học

mà chủ yếu dạy theo phân phối chương trình, một số có xây dựng các chuyên đềdạy học nhưng còn ít chú trọng tích hợp kiến thức của các khoa học khác và đặc

Trang 7

biệt còn hiểu mơ hồ về cách xây dựng một chuyên đề dạy học theo định hướng pháttriển năng lực cho học sinh.

Từ các lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp trong phần “Sinh học cơ thể” theo định hướng phát triển năng lực cho người học”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng và sử dụng các chuyên đề dạy học tích hợp trong phần “Sinh học

cơ thể” theo hướng phát triển năng lực cho người học phù hợp với chương trìnhgiáo dục hiện hành, góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu dạyhọc Sinh học trong giai đoạn hiện nay

3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.1 Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài

Để khắc phục những nhược điểm của chương trình định hướng nội dung, từcuối thế kỷ 20 có nhiều nghiên cứu mới về chương trình dạy học, trong đó có nhiều

quan niệm và mô hình mới về chương trình dạy học Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra ra (outcomes based curriculum - OBC) hay nói rộng hơn là

giáo dục định hướng kết quả đầu ra (Outcome-based Education – OBE), còn gọi làgiáo dục điều khiển đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 vàngày đang nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia[15]

J.Beane là một giáo sư tại Đại học Quốc gia-Louis ở Hoa Kỳ với công trình

giáo dục tích hợp và nguyên tắc của quá trình giảng dạy (1995)[17], hay tác phẩm Hướng tới một chương trình giảng dạy tích hợp của W.G Wraga (2009) [30]

Ralph Tyler, một nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng của Hoa Kỳ thế kỷ 20,

mô tả tích hợp các lĩnh vực chuyên môn như "các mối quan hệ mật thiết giữachương trình giảng dạy", và ông coi các kết nối như vậy là cần thiết cho tiếp thu trithức của người học Benjamin Bloom, một đồng nghiệp của Tyler đã phân tích cácmục tiêu giáo dục, khuyến khích đưa "chủ đề tích hợp" vào chương trình giảng dạy

để thúc đẩy sự kết nối qua các môn học[28]

Một đánh giá toàn diện về các nghiên cứu tích hợp được cung cấp trong

"Logic của nghiên cứu tích hợp," của Sandra Mathison và Melissa Freeman(1997) Các tác giả nhận thấy một số lợi ích cho người học, bao gồm cả việc rèn

Trang 8

luyện các kỹ năng sống như hợp tác và giải quyết vấn đề, tạo động lực học tập, thái

độ tốt hơn đối với việc học Hơn thế nữa, họ đã tìm thấy rằng những nghiên cứu tíchhợp cung cấp một cách hợp lý để tìm hiểu về một thế giới mở rộng nhanh chóng vàthay đổi thông tin[28]

Gần đây lí luận về dạy học tích hợp cũng không ngừng được nhiều nhànghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm tiêu biểu như:

Susan M Drake và Rebeua C Burn (2004) đã nghiên cứu các tiêu chuẩn củachương trình tích hợp[27]

Thomas erekson và Steven shumway (2006) đã nghiên cứu việc tích hợp cácthành tựu về công nghệ vào chương trình giảng dạy[29]

Edutopia (2008) nghiên cứu về lợi ích của dạy học tích hợp với bài viết Tạisao nhà trường cần dạy học tích hợp đã nêu rõ việc tích hợp cho phép người họcphát triển kiến thức một cách đa chiều, giúp người học nâng tầm hiểu biết[24]

Mac Math Shery(2012) nghiên cứu về giảng dạy và học tập một chươngtrình tích hợp trong đó nêu rõ các phương pháp, cách tổ chức một chuyên đề tíchhợp hay Angiew (2012) nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp[26]

Như vậy, có thể thấy rằng việc tích hợp trong dạy học đã và đang thu hút sựquan tâm của không ít nhà sư phạm trên thế giới

3.2 Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài

Từ năm 1960, vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của HS đã được đặt ra.Khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” đã đi vào các trường

sư phạm từ thời điểm đó Trong các tài liệu lý luận dạy học đã phê phán nhượcđiểm của phương pháp thuyết trình, giảng giải và đề cập đến các phương pháp tiến

bộ như: Hỏi đáp tìm tòi, dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu, nhưng cònnặng về nghiên cứu lý thuyết

Trong đề tài Dạy học tích hợp, tác giả Trần Bá Hoành (1993) đưa ra một sốkhái niệm nền tảng về sư phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu của sư phạmtích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo hướng tích hợp ở trườngphổ thông tại Việt Nam [4]

Trần Thị Mai Lan (2009), lại đề cập đến Tích hợp giáo dục hướng nghiệptrong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10) Việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp

Trang 9

trong các môn học ở trường phổ thông sẽ đạt được mục tiêu kép vừa nâng cao chấtlượng dạy học môn học, vừa góp phần giúp HS định hướng nghề nghiệp sau này.Các tác giả đã nghiên cứu nội dung của phần Vi Sinh Vật học lớp 10, từ đó đưa ramột số nguyên tắc và biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học Vi Sinh Vật [14].

Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), trong Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trongdạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông đã đưa ra các chủ đề tích hợp trongchương trình dạy học Sinh học[6]

Hà Thị Lan Hương (2014) với đề tài Dạy học tích hợp vì mục tiêu phát triểnnăng lực vận dụng kiến thức của học sinh[12]

Đinh Quang Báo (2015), đã khẳng định “ Tích hợp là phương thực duy nhất

để dạy học phát triển năng lực” trong một bài báo [21]

Ngô Quốc Đường (2015) với đề tài đổi mới phương pháp dạy học ở trườngtrung học theo định hướng phát triển năng lực người học đã nêu rõ định hướng quantrọng trong đổi mới PPHD là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triểnnăng lực hành động của người học[23]

Đỗ Hương Trà (CB), Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần TrungNinh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015)với tác phẩm Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh đã xây dựng một số chuyên đề dạy học tích hợp [17]

Như vậy, việc dạy học tích hợp đã và đang thu hút sự quan tâm của không ítnhững nhà sư phạm ở Việt Nam Những tác phẩm đó đã góp phần khẳng định dạyhọc theo quan điểm tích hợp là tất yếu và cần thiết trong nhà trường hiện nay

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về xây dựng các chuyên đềdạy học tích hợp phần “Sinh học cơ thể” theo định hướng phát triển năng lực chongười học phù hợp với mục tiêu chương trình giáo dục hiện hành

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy và học sinh học cơ thể- sinh học 11

Trang 10

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình xây dựng chuyên đề dạy tích hợp theo định hướng phát triển năng lựccho người học

5 Giả thuyết khoa học:

Nếu xây dựng tốt chuyên đề dạy học tích hợp trong phần “Sinh học cơ thể”theo định hướng phát triển năng lực cho người học sẽ giúp học sinh làm chủ đượckiến thức qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học ở trườngTHPT

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực cho HS THPT

6.2 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng các chuyên đề dạyhọc tích hợp theo hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

6.3 Xác định thực trạng về việc xây dựng và sử dụng các chuyên đề dạy học tíchhợp để phát triển năng lực cho HS hiện nay

6.4 Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh học cơ thể để xác định nộidung của các chuyên đề

6.5 Xây dựng câu hỏi, bài tập để đánh giá sau chuyên đề theo định hướng pháttriển năng lực cho HS

6.6 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các chuyên đề đã xâydựng

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng các chuyên đề dạy học trong chương I Chuyển hóa vật chất và năng lượng -phần Sinh học cơ thể -SH 11 theo hướng nângcao NL người học

-7.2 giới hạn về không gian

Đề tài dự kiến sẽ tiến hành thực nghiệm tại 3 trường THPT: THPT Hướng hóa,THPT Lao Bảo, THPT Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hóa- Quảng Trị

7.3 Giới hạn về thời gian

đề tài tiến hành từ 08/2016 - 11/ 2017

Ngày đăng: 08/11/2016, 08:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w