DANH MỤC HÌNHHình 1: Khung đề xuất lồng ghép ĐTĐDSH trong quy trình ĐTM 20Hình 2: Các vùng tác động của một dự án thủy điện lớn 35Hình 3: Hệ thống phân cấp giảm thiểu 65Hình 4: Vị trí bồ
Trang 1ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
ĐA DẠNG SINH HỌC LỒNG GHÉP TRONG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TA 7566-REG: Tăng cường hệ thống an toàn môi trường quốc gia
Lồng ghép cân nhắc đa dạng sinh học trong hệ thống an toàn môi trường của Việt Nam
Trang 3LờI NÓI ĐầU
Luật Bảo vệ môi trường (1993, 2005, 2014) của Việt Nam quy định đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là những công cụ quan trọng để phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong quá trình lập quy hoạch,
kế hoạch và triển khai các hoạt động đầu tư, phát triển Tuy nhiên trong thực tế, công tác ĐMC
và ĐTM vẫn còn tồn tại một số thiếu sót, đặc biệt là các yếu tố đa dạng sinh học (ĐDSH) chưa được cân nhắc đầy đủ, dẫn đến việc giảm thiểu, quản lý các tác động xấu kém hiệu quả và ĐDSH tiếp tục bị suy thoái Thực tiễn đã có nhiều bài học đáng ghi nhớ về việc đa dạng sinh học bị tổn thất lớn, thậm chí bị mất đi tại một số nơi do các hoạt động phát triển thủy điện, cơ
sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên sang trồng cây công nghiệp,
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém nêu trên như thiếu cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, năng lực thực hiện đánh giá tác động ĐDSH của các đội ngũ chuyên gia tư vấn về đa dạng sinh học, ĐTM chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản là do nhận thức và ý thức xã hội, đặc biệt là của chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định đầu tư về đánh giá tác động ĐDSH chưa cao Do vậy, cần có các hướng dẫn cụ thể về đánh giá tác động ĐDSH trong ĐTM, đồng thời pháp luật hóa các quy định này trong các văn bản quy phạm pháp luật Thêm vào đó, cần tăng cường sự tham gia mạnh mẽ của người dân, cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát tác động của các dự án phát triển đến đa dạng sinh học
Hướng dẫn đánh giá tác động ĐDSH trong ĐTM cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật trong mỗi bước của quy trình ĐTM với việc sử dụng các phương pháp thực tế nhằm thực sự lồng ghép ĐTĐDSH và tăng cường hiệu quả các hoạt động phát triển Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Hướng dẫn kỹ thuật này, Tổng cục Môi trường đã nhận được sự hỗ trợ quý báu về tài chính và kỹ thuật của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong khuôn khổ dự án “Áp dụng và cải thiện hệ thống an toàn môi trường quốc gia – Lồng ghép cân nhắc đa dạng sinh học trong
hệ thống an toàn môi trường của Việt Nam” Tổng cục Môi trường trân trọng cám ơn sự tham gia xây dựng của Nhóm chuyên gia tư vấn, cám ơn các tổ chức, cá nhân đã tích cực hỗ trợ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Hướng dẫn này Hy vọng rằng Hướng dẫn này sẽ góp phần tạo tiền đề ban đầu để thực hiện tốt hơn công tác đánh giá tác động ĐDSH trong ĐTM tại Việt Nam trong thời gian tới
TS Nguyễn Văn Tài
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường,
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 6THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 73
Phương pháp tham vấn cộng đồng 75Tham vấn cộng đồng trong các bước ĐTĐDSH 78
Mục đích thẩm định ĐTĐDSH 82Lựa chọn các chuyên gia thẩm định 83Tiêu chí thẩm định ĐTĐDSH lồng ghép 84
Phụ lục 1: Các yêu cầu về pháp lý đối với đánh giá tác động Đa dạng
Phụ lục 2: Công cụ và nguồn số liệu để xác định phạm vi và sàng lọc 98Phụ lục 3: Công cụ xác định phạm vi 121Phụ lục 4: Mô tả hiện trạng Đa dạng sinh học nền 133Phụ lục 5: Công cụ đánh giá tác động 150Phụ lục 6: Công cụ giảm thiểu và quản lý 176Phụ lục 7: Công cụ giám sát các tác động đa dạng sinh học 194Phụ lục 8: Tài liệu tham khảo và nguồn dữ liệu 197Phụ lục 9: Các cơ quan, Tổ chức có khả năng thực hiện đánh giá tác
động Đa dạng sinh học, xây dựng kế hoạch quản lý đa dạng
sinh học và giám sát 199
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung đề xuất lồng ghép ĐTĐDSH trong quy trình ĐTM 20Hình 2: Các vùng tác động của một dự án thủy điện lớn 35Hình 3: Hệ thống phân cấp giảm thiểu 65Hình 4: Vị trí bồi hoàn ĐDSH trong hệ thống phân cấp giảm thiểu 68Hình 5: Các vùng sinh thái của Việt Nam 99Hình 6: Phân bố các Khu bảo tồn ở Việt Nam 101Hình 7: Bản đồ các vùng đa dạng sinh học trọng yếu tại Việt Nam (KBAs) 109Hình 8: Dự án thủy điện Trung Sơn được đặt gần 3 khu dự trữ thiên nhiên 113Hình 9: Phân loại các loại rừng ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 114Hình 10: Sinh cảnh bảo tồn hổ và dự án thủy điện Trung Sơn 120Hình 11: Bản đồ thể hiện 3 khu vực đập thay thế, khu vực hồ chứa và các mỏ đá của đập Na Hang, Tuyên Quang 133Hình 12: Bản đồ môi trường sống trong Báo cáo đánh giá bồi hoàn đa dạng
sinh học cho tổ hợp nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn 134Hình 13: Bản điều ra về rừng cho chỉ số đa dạng sinh học và hệ thống 136Hình 14: Những thay đổi về độ che phủ đất tại huyện Kiên Lương 148Hình 15: Hồ sơ thực vật của đỉnh hẻm núi sông Năng, minh họa các mức nước
ở đỉnh và đáy của hẻm núi ngập bởi đập Na Hang 153Hình 16: Cập nhật Hệ thống phân phối buôn bán động vật hoang dã tại
Hình 17: Sự phân mảnh môi trường sống và khu bảo tồn bởi một dự án thủy
Hình 18: Phân bố các kết nối độc lập với sự xây dựng nhà máy thủy điện trong lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn 166Hình 19: Sự phá vỡ trong kết nối do dự án thủy điện được quy hoạch trong lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn tạo ra 166Hình 20: Sông nguyên vẹn được đề xuất cho lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn 189
Trang 8Hình 21: Sông nguyên vẹn được đề xuất cho hạ nguồn lưu vực sông Mã của
Thủy điện Trung Sơn 190 Hình 22: Vị trí các điểm quan trắc cá ở thượng lưu sông Mã và dưới thủy điện
Bảng 5: Phân loại mức độ tác động 57Bảng 6: Xác định và đánh giá các phương án thực hiện 59Bảng 7: Thang xếp hạng độ tin cậy của các dự báo tác động 61Bảng 8: Mức độ tin cậy trong dự báo 62Bảng 9: Tiêu chuẩn giảm thiểu và bồi hoàn đối với ba loại môi trường sống 64Bảng 10: Các phương pháp tham gia cộng đồng 76Bảng 11: Tiêu chí thẩm định việc lồng ghép vấn đề ĐDSH trong các bước ĐTM 85Bảng 12: Các loại rừng đặc dụng (SUF) 100Bảng 13: Danh sách các Vườn quốc gia của Việt Nam 102Bảng 14: Các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế theo
phân bố địa lý 105Bảng 15: Hệ thống các khu bảo tồn biển tại Việt Nam 106Bảng 16: Phạm vi các Khu bảo ồn thuộc KBAs tại Việt Nam 109Bảng 17: Danh sách các KBAs và AZE có phạm vi 1 phần (≤98%) hoặc bằng
không tại các KBT 110
Trang 9Bảng 18: Phân loại tình trạng đe dọa tuyệt chủng và số loài 117Bảng 19: Danh mục xác định phạm vi tác động lên đa dạng sinh học 121Bảng 20: Danh mục các tác động với môi trường của các dự án lớn 124Bảng 21: Ma trận các hoạt động tác động vào tiềm năng khi các thành phần đa dạng sinh học trong ĐTM đường bộ qua VQG Chư Yang Sin 130Bảng 22: Đặc tính sinh học của các loài cá quan trọng ở sông Mã bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Trung Sơn 139Bảng 23: Lợi ích của các khu bảo tồn trong phát triển dựa trên tài nguyên nước 141Bảng 24: Danh mục các dịch vụ hệ sinh thái có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án 143Bảng 25: Tổng giá trị kinh tế của các loài khỉ bị đe dọa có khả năng bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện Na Hang 149Bảng 26: So sánh các điểm thay thế cho đập Na Hang, Tuyên Quang, thể hiện
sự mất môi trường sống của khu vực ngập lụt 152Bảng 27: Sự nhạy cảm của các môi trường sống đối với tổ hợp hóa dầu Long Sơn 154Bảng 28: Các môi trường sống bị ảnh hưởng bởi Dự án tổ hợp lọc hóa dầu
được xem xét trước khi và sau khi biện pháp giảm thiểu đề xuất 161Bảng 35: Dự báo các tác động đối với các thành phần đa dạng sinh học khác
nhau của tổ hợp Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 162Bảng 36: Đặc tính của các khu bị ảnh hưởng của VQG CYS 163
Trang 10Bảng 37: So sánh tác động đa dạng sinh học của các đập Na Hang so với tiêu chuẩn về đập thân thiện với môi trường/đe dọa môi trường do Ủy ban Thế giới về Đập thủy điện 167Bảng 38: Tiêu chí đánh giá RIAM (Pastakia, 1995a) 171Bảng 39: Phạm vi RIAM đối với ES (Environmental Scores) 174Bảng 40: Ma trận đánh giá RIAM được áp dụng để đánh giá tác động đa dạng sinh học cho các con đường đề xuất qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 175Bảng 41: Các biện pháp Giảm nhẹ đề xuất cho giai đoạn xây đường qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 177Bảng 42: Các biện pháp Giảm nhẹ đề xuất cho giai vận hành đường qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 184Bảng 43: Một số lựa chọn để giải quyết các tác động sinh thái của đập Na Hang 186Bảng 44: Các biện pháp giảm thiểu các loại tác động chính đến đa dạng sinh
học từ đập thủy điện 187Bảng 45: Tính toán cần thiết cho bồi hoàn 193
Trang 12GIỚI THIỆU HƯỚNG DẪN ĐTĐDSH
A TầM QUAN TRỌNG CỦA ĐDSH VÀ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
Trên quy mô toàn cầu, nhận thức về tầm quan trọng sống còn của ĐDSH và vai trò của
nó trong việc duy trì sự phát triển bền vững của cuộc sống, sinh kế và nền kinh tế ngày càng gia tăng Từ đó, bảo tồn ĐDSH được quan tâm nhiều hơn, thể hiện trong Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) cùng với các chính sách và pháp luật của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam
Về bản chất, ĐDSH là nền tảng cho các quá trình và chức năng của hệ sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết cho cuộc sống của nhân loại (Báo cáo đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái, năm 2005) Các hệ sinh thái được định nghĩa là khu phức hợp năng động của thực vật, động vật và các cộng đồng vi sinh vật và cả môi trường
vô sinh đóng vai trò như các đơn vị chức năng Sự tương tác của các đơn vị chức năng tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái, được định nghĩa là những lợi ích mà hệ sinh thái cung cấp cho con người Các dịch vụ được cung cấp bởi các hệ sinh thái bao gồm từ hàng hóa cụ thể như gỗ, cá và nước đến các dịch vụ điều tiết như thụ phấn của cây, điều tiết dòng chảy cung cấp nước và kiểm soát lũ, cô lập carbon, duy trì ĐDSH và v.v Rõ ràng
là ở mức độ cao nhất, sự mất mát hoặc suy thoái của các dịch vụ hệ sinh thái sẽ đe dọa
sự sống còn của con người
Nói chung, suy giảm ĐDSH làm cho các hệ sinh thái giảm khả năng và tốc độ tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái Một số loài đóng vai trò đặc biệt trong việc tạo ra các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng trong việc tăng cường sự tồn tại và cuộc sống của con người Mất mát một số loài quan trọng có thể dẫn tới tổn thất các dịch vụ mà chúng cung cấp Suy giảm ĐDSH ở một số trường hợp cũng có thể làm cho hệ sinh thái kém bền vững và dễ
bị tổn thương hơn trong các điều kiện khắc nghiệt, các thảm họa như lũ lụt và hạn hán, đồng thời cũng có thể dẫn đến giảm năng suất của các hệ sinh thái
B DIỄN BIẾN ĐDSH Ở VIỆT NAM
Suy giảm môi trường sống
ĐDSH ở Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động Báo cáo lần thứ 5 của Việt Nam gửi cho ban thư ký Công ước về Đa dạng sinh học vào năm 2014 đánh giá rằng Chính phủ đang hướng tới mục tiêu tăng độ che phủ rừng của Việt Nam là 42%
Trang 13Hệ sinh thái sông đang ngày càng bị chia cắt để phát triển thủy điện và cơ sở hạ tầng Việc xây dựng một loạt đập thủy điện và các hồ chứa đã chia cắt một số dòng sông thành các mảnh sinh thái không kết nối với nhau Dự án thủy điện gây ra sự mất rừng ở các thung lũng và ven bờ sông, tạo thành các rào cản di cư giữa sông và biển đối với nhiều loài cá có giá trị kinh tế Ngoài ra, hoạt động của các hồ thủy điện đã tác động tiêu cực đến môi trường sống ở hạ lưu, đặc biệt các hệ sinh thái ở các cửa sông và ven biển Loài thủy sản, đặc biệt là các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, đang bị đe dọa bởi các áp lực khai thác, xây dựng cơ sở hạ tầng trên các sông, ví dụ: đập thủy điện, thủy lợi, cảng sông, khai thác khoáng sản trái phép Mỗi hoạt động đều dẫn đến
sự suy thoái các hệ sinh thái sông, và ảnh hưởng đến các bãi đẻ và môi trường sống của nhiều loài thủy sản
Biển, các vùng nước ven biển và các nguồn tài nguyên dồi dào là một nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cũng như cung cấp sinh kế cho khoảng 20 triệu người ở 125 huyện ven biển Việc tiêu thụ ngày càng tăng của các sản phẩm thủy sản đang đặt áp lực ngày càng tăng về đẩy mạnh việc khai thác tự nhiên và phát triển nuôi trồng thủy sản Nguồn tài nguyên sinh học, hệ sinh thái ven biển và các chức năng dịch vụ hệ sinh thái liên quan đang được báo động cho khai thác quá mức Chất lượng môi trường sống tự nhiên bao gồm các vùng triều, rạn san hô, thảm cỏ biển đang suy giảm liên tục Cùng với suy giảm độ che phủ của cỏ biển, vùng ven biển đang hướng tới “sa mạc hóa” trong tương lai
Viện Tài nguyên và Môi trường biển ước tính rằng trong năm 2010 tổng diện tích còn lại của các rạn san hô ở Việt Nam là 14.130 ha, và hầu hết các rạn san hô được khảo sát được coi là ở trong tình trạng nghèo Khảo sát thực hiện giai đoạn 2004-2007 trong bảy địa điểm rạn san hô ở Việt Nam xác định rằng chỉ có 2,9% các rạn san hô được đánh giá là trong tình trạng rất tốt, 11,6% ở tình trạng tốt, 44,9% của tình trạng nghèo và rất nghèo Tình trạng của các rạn san hô ven biển đang suy giảm nhanh chóng, thể hiện qua sự sụt giảm đáng kể khu vực có san hô sống Diện tích môi trường sống của cỏ biển được báo cáo là bị suy giảm do thiên tai, khai hoang nuôi trồng thủy sản và xây dựng cơ
sở hạ tầng ven biển Thống kê cho thấy độ bao phủ của cỏ biển trên khắp Việt Nam đã giảm từ 40-70% Sự suy giảm về chất lượng của các hệ sinh thái biển đã dẫn đến thiệt hại và mất sinh cảnh biển và hậu quả là mất ĐDSH Thiệt hại về môi trường sống và hệ sinh thái đã dẫn đến sự sụt giảm và suy thoái loài, và hiện nay một số loài được báo cáo
là gần như đã tuyệt chủng
Trang 14tự nhiên đã gần như hoàn toàn biến mất Suy thoái rừng ngập mặn được thể hiện rõ qua
sự suy giảm nhanh chóng trong cả diện tích và chất lượng rừng Năm 1943, cả nước
có hơn 408.500 ha rừng ngập mặn Năm 1990, diện tích rừng ngập mặn là khoảng 255.000 ha, giảm tiếp còn 209.741 ha vào năm 2006, và 140.000 ha vào năm 2010 Đến cuối năm 2012 chỉ còn lại 131.520 ha rừng
Suy giảm về loài
Diện tích môi trường sống tự nhiên dành cho động vật hoang dã tiếp tục giảm do thay đổi trong sử dụng đất Trên đất liền, các khu rừng sinh thái tự nhiên là nơi sing sống của một số lượng lớn các loài động vật hoang dã, có đóng góp quan trọng cho tính ĐDSH cao của Việt Nam Nếu nạn phá rừng vẫn tiếp tục thông qua việc thay đổi mô hình sử dụng đất với tốc độ như hiện tại để đáp ứng các nhu cầu thực tế thì diện tích sinh cảnh phù hợp cho động vật hoang dã sẽ tiếp tục thu lại
Sự cố voi rừng phá hủy nhà cửa, cây trồng và giết chết người dân địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, được xem như là một phản ứng của loài voi với các xung đột ngày càng tăng do mất môi trường sống Hầu hết các loài động vật hoang
dã lớn khác như hổ ngày nay chỉ tìm thấy trong và xung quanh vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Ước tính, Việt Nam hiện nay có thể chỉ có 30 con hổ còn lại trong
tự nhiên
Hiện đã ghi nhận sự suy giảm liên tục của các loài nguy cấp, quý hiếm Ấn bản đầu tiên của Danh sách Đỏ Việt Nam (1992 - 1996) đã xác định có 621 loài động vật và thực vật
bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng Trong năm 2007, Danh sách đỏ Việt Nam đã xác định
882 loài (418 loài động vật và 464 thực vật) bị đe dọa và nguy cơ tuyệt chủng - tăng 161 loài Còn giữa đánh giá lần đầu tiên và lần thứ hai đã có mười loài di chuyển từ phân loại
là “Nguy cấp - EN” thành “Tuyệt chủng trong tự nhiên-EW” Tổng số quần thể Voọc Mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) được ước tính là khoảng 190 cá thể tại các địa điểm bị
cô lập Trong những năm đầu thế kỷ 20, loài này phân bố ở vùng rừng núi ở bốn tỉnh:
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên Một ví dụ khác là Voọc Mông trắng (Trachypithecus delacouri) ngày nay chỉ được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
và Khu bảo tồn Vân Long (Ninh Bình) với khoảng 100 cá thể còn lại
Quần thể tê giác Javan (Rhinoceros sondaicus annamiticus) của Việt Nam là một trong hai quần thể tê giác Java còn lại trên toàn thế giới Khảo sát trong năm 2010 của chương trình nghiên cứu tê giác tại Vườn Quốc gia Cát Tiên được hỗ trợ bởi WWF đã xác nhận con
tê giác duy nhất đã chết dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác cuối cùng ở Việt Nam.Tình trạng của các loài thủy sản, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, cũng đang nhanh chóng suy giảm Số lượng cá thể của loài cá nước ngọt quý hiếm, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao và loài di cư cũng giảm
Trang 15Xu hướng diễn biến của nguồn gen
Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong các nước giàu nhất về tài nguyên thiên nhiên với
sự đa dạng của các hệ sinh thái, loài và sự phong phú về nguồn gen đặc hữu Tuy nhiên, ĐDSH của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi khai thác quá mức, thiên tai, nông nghiệp lạc hậu, tăng trưởng dân số và đô thị hóa Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tiếp tục tác động đến các nguồn tài nguyên di truyền Một số loài/phân loài đặc hữu, ví
dụ lợn Ba Xuyên và gà Hồ, còn lại với số lượng rất ít Mất mát các nguồn tài nguyên di truyền sẽ là thách thức ngày càng tăng, nếu không có các phương pháp thích hợp để bảo tồn nguồn gen
C PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CÂN NHẮC ĐTĐDSH TRONG ĐTM
Các bước cần thiết thực hiện trong ĐTĐDSH về cơ bản là các bước đánh giá tác động truyền thống được áp dụng dưới góc độ phân tích cảnh quan và phân tích nguyên nhân-hậu quả cụ thể đối với ĐDSH
Hiểu các yếu tố gây ra những thay đổi trong hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái là điều cần thiết để thiết kế các can thiệp nhằm tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến ĐDSH Những yếu tố này được gọi động lực của sự thay đổi, có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra Đánh giá tác động chủ yếu liên quan tới động lực thay đổi do con người gây ra Tuy nhiên động lực tự nhiên của thay đổi cũng rất quan trọng, bởi vì loại động lực này xác định xu hướng thay đổi nền hoặc chống lại những thay đổi mà con người gây ra, do đó cũng cần phải được đánh giá thấu đáo
Điều quan trọng là phải nhận thức rằng khó có thể xác định được những tác động tiềm năng đến ĐDSH khi không có một mô tả đầy đủ về ĐDSH Nếu một sự can thiệp dẫn tới những thay đổi về thành phần, cấu tạo và các quá trình chính trong hệ sinh thái, có
lý do chính đáng để dự báo rằng hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan sẽ bị ảnh hưởng Nghiên cứu sâu hơn có thể tập trung vào các khía cạnh của ĐDSH được dự báo sẽ bị ảnh hưởng và các tác động tiếp theo đến các dịch vụ hệ sinh thái Đặc biệt đối với các khu vực mà dữ liệu về ĐDSH có sẵn bị giới hạn, phương pháp này có lợi thế
là tập trung nỗ lực thu thập dữ liệu về các khía cạnh liên quan của ĐDSH (hệ sinh thái
và dịch vụ hệ sinh thái), mà không nhất thiết cần nghiên cứu mô tả dài dòng về tất cả các khía cạnh ĐDSH
D CÁC NGUYÊN TẮC ĐTĐDSH
Một cách lý tưởng, đánh giá tác động đến ĐDSH cần được dựa trên các chỉ thị điển hình tương tự như đánh giá tác động đến các thành phần môi trường khác (không khí, nước, đất) Tuy nhiên, khác với các thành phần khác, quy mô ĐDSH bị ảnh hưởng không có thể đánh giá thông qua giá trị giới hạn cho phép của các chỉ thị vì các giá trị này thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của địa điểm được đánh giá
Trang 16Một cách tổng quát, ĐTĐDSH cần được thực hiện phù hợp các nguyên tắc sau đây:
• Loại và điều kiện môi trường sống - các loại môi trường sống khác nhau là một
phần của ĐDSH, và tình trạng của môi trường sống là một chỉ số quan trọng để đánh giá các mối đe dọa và áp lực đến chúng Quản lý ĐDSH nhằm cải thiện điều kiện môi trường sống;
• Các loài quý, hiếm và nguy cấp - sự hiện diện của các loài bị đe dọa phải luôn luôn
là một mối quan tâm chính, và sự hiện diện của chúng sẽ nâng cao mức độ quan trọng của địa điểm có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án phát triển;
• Không làm mất giá trị thực - không làm mất giá trị thực được công nhận khi ĐDSH
không bị suy giảm do các tác động từ dự án bằng cách áp dụng tất cả các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tác động, thực hiện phục hồi tại chỗ và cuối cùng là bồi hoàn những thiệt hại còn lại, nếu có, trên một quy mô địa lý thích hợp;
• Nguyên tắc phòng ngừa - khi một hoạt động làm tăng các mối đe dọa nguy hại
cho môi trường và sức khỏe con người, biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện ngay cả khi một số mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả chưa được xác định đầy đủ
về mặt khoa học Trong trường hợp này, người đề xuất/chủ dự án, chứ không phải là công chúng, phải chịu trách nhiệm xác định chính xác nguyên nhân của các mối đe dọa đã nêu
• Kiến thức bản địa, địa phương và truyền thống - kiến thức địa phương về ĐDSH
và việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là quan trọng ngang với dữ liệu khoa học Thông thường kiến thức địa phương là các dữ liệu đặc thù đối với từng địa điểm, sử dụng kiến thức này là đặc biệt cần thiết khi không thể có các cuộc điều tra khoa học chi tiết, và phải được ghi nhận để sử dụng trong ĐTĐDSH; và
• Sự tham gia - sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các cộng đồng địa
phương, các tổ chức bảo tồn và các khu vực tư nhân có sử dụng tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết để hiểu được tầm quan trọng của ĐDSH và phương thức sử dụng chúng Sự tham gia của các bên liên quan cũng là một phần quan trọng của giảm thiểu tác động, quản lý và bồi hoàn ĐDSH
E CÁC YÊU CầU PHÁP LUẬT VỀ ĐTĐDSH
Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 xác định rằng ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên; Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền
Trang 17Điều 37 của Luật này quy định rằng các loài được xem xét đưa vào danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm: “a) các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; b) giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.”
Luật Đa dạng sinh học quy định các hệ sinh thái được bảo tồn và phát triển trong hệ thống khu bảo tồn, bao gồm: vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan
Các yêu cầu về lồng ghép ĐTĐDSH trong ĐTM ở Việt Nam đã luôn luôn được quy định trong các nghị định và thông tư về ĐTM trước đó, và được nhấn mạnh trong Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 cộng với các quy định pháp luật hướng dẫn thi hành Luật này Phụ lục 2.3 của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về ĐMC, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường quy định sự cần thiết phải:
• Cung cấp mô tả về dự án bao gồm vị trí địa lý của nó;
• Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực dự án Cung cấp mô tả chung về đặc điểm của các hệ sinh thái, ĐDSH trên đất và nước ở các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng Các đối tượng tự nhiên có thể bị tác động bởi dự
án (hệ thống sông, hồ và các nguồn nước khác, rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên thế giới );
• Mô tả các mục tiêu bảo tồn ĐDSH trong các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng;
• Mô tả xu hướng diễn biến của ĐDSH;
• Đánh giá và dự báo tác động đến môi trường, bao gồm tác động đến ĐDSH, trong các giai đoạn dự án;
• Cung cấp những nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của việc đánh giá và dự báo các kết quả của tác động đến ĐDSH;
• Kết quả tham vấn cộng đồng
Thông tin chi tiết về các yêu cầu pháp lý của việc lồng ghép ĐTĐDSH trong ĐTM được cung cấp trong Phụ lục 1
Trang 18F NỘI DUNG ĐTĐDSH TRONG BÁO CÁO ĐTM
ĐTĐDSH là một phần của toàn bộ quá trình ĐTM và báo cáo ĐTM cuối cùng cần đưa
ra rõ ràng tất cả các thông tin có liên quan để ra quyết định về môi trường Một cách
lý tưởng, báo cáo phải tuân theo các quy định pháp luật và được cấu trúc theo các yêu cầu quy định tại Thông tư 27/2015/TT-BTNMT (Phụ lục 2.3) Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi ĐTĐDSH chưa được xem xét đầy đủ trong báo cáo ĐTM chính, báo cáo ĐTM bổ sung phải được thực hiện để tập trung vào các yếu tố ĐDSH và kinh tế-xã hội liên quan, đặc biệt là sinh kế cộng đồng
Khi chuẩn bị các nội dung ĐDSH của một báo cáo ĐTM hoặc khi chuẩn bị báo cáo ĐTĐDSH độc lập để bổ sung cho báo cáo ĐTM, cần bao gồm các khía cạnh sau:
• Mô tả dự án, đặc biệt là tập trung vào những hoạt động trong quá trình xây dựng
và các hoạt động có thể có tác động đến đa dạng sinh học
• Mô tả hiện trạng của ĐDSH ở mức độ thích hợp - cảnh quan, hệ sinh thái, môi
trường sống, các loài Dịch vụ hệ sinh thái và phương thức sử dụng kinh tế-xã hội của ĐDSH; xu hướng biến động ĐDSH khi không có dự án cũng cần được xem xét
G ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU VÀ CẤU TRÚC CỦA HƯỚNG DẪN
Hệ thống ĐTM hiện nay ở Việt Nam đang đối mặt với một số khó khăn và khiếm khuyết trong quá trình thực hiện Qua khảo sát, các báo cáo ĐTM được thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy khoảng 80% chưa đạt yêu cầu Các báo cáo ĐTM không thực hiện theo đúng điều khoản tham chiếu về đánh giá cụ thể tác động trực tiếp, gián tiếp và tích lũy về ĐDSH và các hệ sinh thái; các kế hoạch quản lý môi trường được đánh giá là không đầy đủ để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ các dự án1 Ví dụ cho việc
1 TA 7566 - Review of biodiversity considerations in selected SEA and EIA reports in Vietnam, 12/2014
Trang 19mà không có phân tích cụ thể về tác động của dự án đến ĐDSH Thậm chí ngay cả khi
có thực hiện ĐTĐDSH, kế hoạch quản lý ĐDSH đã không được xây dựng, hoặc không được thực hiện Việc quan trắc ĐDSH, cũng như thực hiện các biện pháp quản lý và giảm nhẹ tác động đến ĐDSH ít khi được tuân thủ
Hướng dẫn này nhằm mục đích tăng cường cân nhắc ĐDSH trong các báo cáo ĐTM để phát triển hiệu quả và bền vững Hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực ĐTM bằng cách cung cấp các chỉ dẫn thực tế để thực hiện lồng ghép ĐTĐDSH Hướng dẫn kết hợp các yếu tố thực hành tốt nhất hiện nay trong đánh giá tác động sinh thái phù hợp với tình hình Việt Nam
Một số sáng kiến ở cấp độ toàn cầu đã được khởi xướng để xây dựng năng lực ĐTĐDSH Các hướng dẫn quốc tế đã được xây dựng để hỗ trợ những người tham gia trong thiết
kế và thực hiện các ĐTM và ĐMC (xem tài liệu tham khảo) Hướng dẫn ĐTĐDSH ở Việt Nam được soạn thảo chủ yếu dựa trên hướng dẫn của Ban thư ký CBD và một số hướng dẫn thực hành khác của quốc tế về ĐTĐDSH lồng ghép trong ĐTM với dữ liệu, công cụ
và các ví dụ phù hợp với Việt Nam
Hướng dẫn này đề xuất một cách tiếp cận có hệ thống và thực tế để lồng ghép cân nhắc ĐDSH trong mỗi bước của quá trình ĐTM hiện hành, như thể hiện trong Hình 1 dưới đây Hướng dẫn được thiết kế để mô tả các hành động cân nhắc ĐDSH ở từng giai đoạn trong quá trình ĐTM Mục đích của ĐTĐDSH là đảm bảo rằng để tuân thủ hiệu quả các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, các quá trình có liên quan phải cân nhắc các yếu tố ĐDSH trong các dự án phát triển thông qua một cách tiếp cận toàn diện và tối ưu hóa thời gian và nguồn lực thực hiện ĐTM
Hướng dẫn được thiết kế để bổ sung hướng dẫn ĐTM hiện hành và hỗ trợ tất cả những người tham gia trong quá trình ĐTM: Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức lập quy hoạch, các khu bảo tồn thiên nhiên, các nhà đầu tư và chủ dự án và các chuyên gia tư vấn môi trường và sinh thái có liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo ĐTM Hướng dẫn sẽ đặc biệt có ích đối với các chuyên gia tư vấn và các nhà sinh thái học khi lập kế hoạch và thực hiện các cân nhắc ĐDSH trong ĐTM, cũng như các chuyên gia tham gia vào quá trình thẩm định báo cáo ĐTM
Trang 20Hình 1: Khung đề xuất lồng ghép ĐTĐDSH trong quy trình ĐTM
Dựa theo Byron H - Biodiversity and Environmental Impact Assessment: A Good Practice Guide for Road Schemes, 2000
Các cân nhắc ĐDSH trong mỗi bước của quá trình ĐTM được mô tả, giải thích mục đích của từng bước, sau đó giới thiệu các phương pháp cụ thể và hướng dẫn thực hiện các bước phù hợp với điều kiện Việt Nam Phần hướng dẫn được bổ sung bởi các phụ lục minh họa nguồn dữ liệu, phương pháp thực hiện, và các ví dụ rút ra từ một số báo cáo ĐTM và báo cáo ĐTM chuyên đề ĐDSH đã được thực hiện ở Việt Nam
Cần thông tin nào về ĐDSH?
Dự báo và đánh giá quy mô vàmức độ tác động đến ĐDSH
Mô tả biện pháp phòng ngừa vàgiảm thiểu tác động đến ĐDSH
Trang 21TRONG TỪNG BƯỚC CỦA QUY TRÌNH ĐTM
Nguồn: Peter – John Meynell
Trang 22BƯỚC 1 – SÀNG LỌC
A MỤC ĐÍCH
Sàng lọc được sử dụng để xác định dự án đề xuất có phải thực hiện ĐTM không, để loại trừ dự án/các hoạt động của dự án có thể không có những tác động có hại đáng kể đến môi trường và xác định mức độ đánh giá cần thiết Các tiêu chí sàng lọc phải bao gồm các cân nhắc ĐDSH, hoặc chỉ ra nguy cơ tiềm năng tác động đáng kể đến ĐDSH
từ cách hoạt động của đề xuất Kết quả của quá trình sàng lọc là một quyết định về mức
độ thực hiện ĐTM, bao gồm mức độ thực hiện ĐTĐDSH
Thông thường, quyết định sàng lọc sẽ xác định mức độ thích hợp của việc đánh giá tác động, từ đó có thể đưa ra một trong các quyết định sau đây:
1 Dự án đề xuất được đánh giá là “cực kỳ nguy hiểm” vì không phù hợp với các công ước, chính sách hay luật pháp quốc gia và quốc tế Quyết định đưa ra là thuyết phục chủ dự án không nên theo đuổi dự án này Nếu chủ dự án vẫn muốn tiếp tục, ĐTM bắt buộc phải thực hiện;
2 Dự án phải thực hiện ĐTM (thuộc danh mục các dự án loại A);
3 Thực hiện nghiên cứu môi trường có mức độ vì tác động đến môi trường chỉ nằm trong giới hạn được dự kiến, quyết định sàng lọc dựa trên một tập hợp các tiêu chí với các mốc hoặc ngưỡng giá trị định lượng (thuộc danh mục các dự án loại B);
4 Chưa đủ chắc chắn về sự cần thiết thực hiện ĐTM và do đó cần thực hiện các nghiên cứu môi trường sơ bộ để cân nhắc liệu dự án có phải thực hiện ĐTM hay không ĐTM;
5 Dự án không đòi hỏi thực hiện ĐTM
Sàng lọc ĐDSH trong ĐTM bao gồm xác định xem ĐTM có cần bao gồm một đánh giá chi tiết về các tác động đến ĐDSH hay không Bước sàng lọc này đòi hỏi ba loại thông tin về dự án:
• Các loại dự án được xác định sẽ gây ra những tác động đến ĐDSH, tức là nằm trong ngưỡng giới hạn về quy mô vùng ảnh hưởng và/hoặc về cường độ, thời gian và tần
số của dự án Ngưỡng giới hạn này được liệt kê trong Hộp 1;
• Mức độ của sự thay đổi lý sinh gây ra bởi dự án;
• Các khu vực quan trọng đối với ĐDSH, thường được quy định trong các văn bản pháp luật, ví dụ như các KBT, hoặc các môi trường sống quan trọng đối với loài có nguy cơ tuyệt chủng Các khu vực này có thể được minh họa trên bản đồ
Trang 232, và nằm trong ngưỡng được quy định trong phần đầu của Bảng 2, đều phải có nội dung ĐTĐDSH trong tất cả các bước của quy trình ĐTM
Các yêu cầu về ĐTĐDSH trong các khu vực khác, như quy định trong phần thứ hai của Bảng 2, cần được cân nhắc tùy thuộc vào kích thước của khu vực bị ảnh hưởng.Đối với các dự án khác không nằm trong ngưỡng quy định trong Bảng 2, có thể không cần đòi hỏi phải thực hiện ĐTĐDSH
Hộp 1 Các loại dự án ở Việt Nam được coi là có ảnh hưởng
đáng kể đến ĐDSH
Danh mục các dự án yêu cầu phải thực hiện ĐTM được quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Không phải tất cả các dự án trong danh sách này sẽ đòi hỏi ĐTĐDSH chi tiết Tuy nhiên, bất kỳ dự án nào có liên quan đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên đều có khả năng tác động đến ĐDSH Các loại dự án gây ra những thiệt hại đáng kể về ĐDSH ở Việt Nam bao gồm:
Trang 24• Quy mô của dự án;
• Phạm vi và vị trí của dự án, ví dụ tất cả các dự án nằm trong vùng bán kinh 5km từ KBT;
• Thời điểm và thời gian của các hoạt động khác nhau ví dụ như hoạt động xây dựng;
• Khả năng khắc phục/ không thể khắc phục - những thiệt hại có thể được phục hồi hay không thể phục hồi sau khi kết thúc dự án, hoặc sau giai đoạn xây dựng;
• Hoạt động dự kiến có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sinh học
ở mức có thể dẫn tới tăng nguy cơ tuyệt chủng của các kiểu gen, giống cây trồng, quần thể của các loài, hoặc là nguyên nhân làm suy thoái môi trường sống và hệ sinh thái?
• Các hoạt động dự kiến có vượt quá giới hạn bền vững và khả năng chịu đựng của một hệ sinh thái/môi trường sống hoặc vượt quá mức độ thay đổi tối đa cho phép của nguồn gen, quần thể hoặc hệ sinh thái?
• Các hoạt động dự kiến có dẫn tới những thay đổi về quyền sử dụng và/hoặc khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên sinh học?
Trang 25Bảng 1: Các câu hỏi sàng lọc tác động đa dạng sinh học
Mức độ đa dạng Bảo tồn ĐDSH Sử dụng bền vững ĐDSH
Đa dạng hệ sinh thái Dự án dự kiến có
dẫn tới, trực tiếp hoặc gián tiếp, thiệt hại nghiêm trọng hay suy giảm của hệ sinh thái, hoặc phương thức sử dụng đất,
do đó dẫn đến mất giá trị khoa học/sinh thái/văn hóa của dịch vụ hệ sinh thái?
Liệu dự án dự kiến có ảnh hưởng đến việc khai thác bền vững hệ sinh thái hay phương thức sử dụng đất, vì thế sẽ trở nên không bền vững (tức là làm mất giá trị xã hội hoặc kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái)?
Đa dạng loài Dự án dự kiến có gây
ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến quần thể của loài?
Dự án dự kiến có ảnh hưởng đến sử dụng bền vững quần thể của loài?
Đa dạng gen Dự án dự kiến có
dẫn đến hậu quả tuyệt chủng của một loài đặc hữu bản địa
có giá trị khoa học, sinh học, hoặc giá trị văn hóa?
Dự án dự kiến có gây mất cục
bộ giống/cây trồng/ sự sinh sản của cây trồng và/hoặc vật nuôi
và gen có tầm giá trị khoa học, kinh tế và xã hội?
Nguồn: Dựa theo CBD - Voluntary Guidelines on Biodiversity-Inclusive Impact Assessment, 2006
Trang 26• Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Phụ lục 1 của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP.
Mức độ gen
Nội dung bảo tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp của KHHDĐDSH quốc gia (2007) nhằm hoàn thiện hệ thống bảo tồn quốc gia để bảo tồn hiệu quả giống vật nuôi bản địa quý hiếm, giống cây trồng và vi sinh vật nông nghiệp có giá trị kinh tế-xã hội cao Điều
đó sẽ xem xét sự đa dạng di truyền của cây trồng, vật nuôi và các loài được thu hoạch
từ cây, các động vật hoang dã, các loài có giá trị khác được bảo tồn và liên quan tới duy trì kiến thức bản địa
(Vui lòng xem thêm thông tin về sự đa dạng của các hệ sinh thái và các loài ở Việt Nam trong Phụ lục 2)
2 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) (2007) - Sách đỏ Việt Nam (2007)
Trang 27b Sàng lọc theo khu vực địa lý và dịch vụ hệ sinh thái
Các khía cạnh sàng lọc quan trọng nhất là các khu vực địa lý nơi dự án được thực hiện
và tầm quan trọng ĐDSH của khu vực đó Một khu vực sẽ được yêu cầu đánh giá tác động ở một mức độ chi tiết phù hợp nếu được xác định là có các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng sau đây Đối với tất cả các khu vực khác, có thể không có yêu cầu ĐTĐDSH, mặc dù một ĐTM vẫn có thể được yêu cầu vì các lý do khác
• Những khu vực có các dịch vụ điều tiết quan trọng để duy trì ĐDSH:
- Khu bảo tồn: Có nhiều loại khu bảo tồn ở Việt Nam3: 164 khu rừng đặc dụng,
16 khu bảo tồn biển và 45 khu bảo tồn nước nội địa Có các khu vực được công nhận trên toàn cầu bao gồm 6 khu Ramsar, 9 dự trữ sinh quyển UNESCO và 4 Vườn di sản ASEAN (Xem Phụ lục 2);
- Khu vực có các hệ sinh thái bị đe dọa nằm bên ngoài các khu bảo tồn chính thức, khi đó một số dự án thực hiện tại đó sẽ luôn luôn được yêu cầu đánh giá tác động;
- Khu vực được xác định là quan trọng đối với việc duy trì các quá trình sinh thái hoặc quá trình tiến hóa chủ yếu, khi đó một số dự án thực hiện tại đó sẽ luôn luôn được yêu cầu đánh giá tác động;
- Khu vực được biết là môi trường sống của các loài bị đe dọa, sẽ luôn luôn yêu cầu đánh giá tác động ở mức độ chi tiết thích hợp Lưu ý rằng nhiều khu vực ĐDSH quan trọng (KBAs) đã được xác định ở Việt Nam, trong đó có một số không nằm trong khu bảo tồn (xem Phụ lục 2);
- Khu vực có dịch vụ điều tiết quan trọng để duy trì các quá trình tự nhiên liên quan tới đất, nước hoặc không khí Ví dụ có thể là vùng đất ngập nước, vùng đất dễ
bị xói lở được bảo vệ bởi thảm thực vật (như các sườn dốc, các đụn cát), rừng, vùng đệm ven biển hoặc ngoài khơi, v.v.;
- Hành lang ĐDSH được công nhận - đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH ở cấp độ cảnh quan và thực hiện quy hoạch cảnh quan bền vững Hành lang kết nối các khu bảo tồn với nhau cho phép động vật và thực vật di chuyển và di cư, cung cấp cơ hội cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu và các thay đổi khác của môi trường sống Hành lang ĐDSH có thể nâng cao vai trò kết nối các hệ sinh thái thông qua việc bảo vệ và tăng cường các chuỗi thực phẩm
và các quá trình sinh thái (xem Phụ lục 2)
• Khu vực có các dịch vụ cung cấp quan trọng Ví dụ có thể là vùng hạn chế khai thác; vùng đất và vùng nước được các cộng đồng bản địa và địa phương sở hữu hoặc sử dụng lâu đời; bãi cá đẻ, v.v.;
3 Báo cáo quốc gia lần thứ 4 của Công ước về Đa dạng sinh học, 2014 Cục Bảo tồn ĐDSH, Bộ TNMT
Trang 28• Khu vực có dịch vụ văn hóa quan trọng Ví dụ có thể là danh lam thắng cảnh, di sản, tín ngưỡng thờ cúng linh thiêng v.v.;
• Khu vực có dịch vụ điều tiết và cung cấp khác (như vùng điều tiết lũ, vùng tích trữ nước ngầm, vùng sinh thủy, vùng có chất lượng cảnh quan có giá trị, v.v.)
Hộp 2 Tiêu chí xác định vùng sinh thái nhạy cảm
Khu vực sinh thái nhạy cảm là khu vực có một hoặc một vài yếu tố ĐDSH sau đây:
- Có loài đặc hữu, quý hiếm hoặc nằm trong Sách đỏ;
- Có loài đặc chủng/cần bảo vệ (ví dụ loài voi), hoặc nơi có phong cảnh/ địa hình độc đáo;
- Có loài phân bố hạn chế;
- Có dịch vụ môi trường/hệ sinh thái quan trọng, như dịch vụ bảo vệ nguồn nước hoặc duy trì chức năng tiến hóa;
- Có khu bảo tồn, phục hồi các loài đang bị đe dọa;
- Có khu vực có tính đa dạng loài đặc biệt cao;
- Có môi trường sống đặc biệt nhạy cảm, ví dụ hệ sinh thái núi và đất ngập nước;
- Có khu vực có dịch vụ cung cấp, điều tiết và văn hóa (ví dụ, đồng cỏ, rừng đầu nguồn);
• Từ 05 ha trở lên đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngăn sóng;
• Từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên;
Dựa trên quy định này, các ngưỡng sau đây được sử dụng để sàng lọc, có nghĩa là dự án liên quan đến thay đổi hệ sinh thái và ĐDSH như nêu trong Bảng 2 cần phải có ĐTĐDSH lồng ghép trong ĐTM
Trang 29Bảng 2: Ngưỡng quy định cho ĐTĐDSH
Loại A: ĐTĐDSH là bắt buộc Ngưỡng đề xuất
Dự án trong hành lang sinh thái được
xác định là quan trọng đối với quá
trình sinh thái hoặc tiến hóa;
Dự án thay đổi sử dụng đất và độ che phủ đất trên 5 ha
Dự án trong các khu vực cung cấp
các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng;
Dự án thay đổi sử dụng đất và độ che phủ đất trên 5 ha
Dự án trong các khu vực là môi
trường sống cho các loài bị đe dọa;
Dự án thay đổi sử dụng đất và độ che phủ đất trên 5 ha
Dự án khai khoáng hoặc các hoạt
Trang 30Loại B: Cần thực hiện hoặc thực
Trang 31BƯỚC 2 – XÁC ĐỊNH PHẠM VI
A MỤC ĐÍCH
Bước xác định phạm vi nhằm xác định các vấn đề quan trọng cần được thực hiện trong ĐTĐDSH Xác định phạm vi trong nội dung ĐTM cần thực hiện trên quan điểm bảo tồn ĐDSH, bao gồm xác định mức độ cân nhắc ĐDSH và giá trị dịch vụ hệ sinh thái.Xác định phạm vi được sử dụng để xác định trọng tâm của nghiên cứu đánh giá tác động và xác định các vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu chi tiết hơn Nó cũng được sử dụng để xây dựng điều khoản tham chiếu cho việc nghiên cứu ĐTM và lựa chọn các phương pháp thực hiện Xác định phạm vi ĐTĐDSH trong quy trình ĐTM cho phép các cơ quan có thẩm quyền (Bộ TNMT, Sở TNMT) và các chuyên gia:
- Hướng dẫn các nhóm nghiên cứu lựa chọn các vấn đề ĐDSH quan trọng và các phương án thực hiện cần được đánh giá; làm rõ phương pháp thực hiện (phương pháp dự báo và phân tích, mức độ phân tích) và xác định các tiêu chí phù hợp;
- Cung cấp cơ hội cho các bên có lợi ích liên quan đến ĐDSH được tham gia vào quá trình ĐTM;
- Đảm bảo các kết quả ĐTĐDSH hữu ích cho các nhà quản lý và dễ hiểu đối với công chúng
B CÁC NHIỆM VỤ VÀ KẾT LUẬN CỦA XÁC ĐỊNH PHẠM VI
Nhiệm vụ và kết luận của xác định phạm vi được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
a Mô tả loại hình dự án và xác định các hoạt động của dự án có khả năng ảnh hưởng đến ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái;
Trang 32a Mô tả loại hình dự án và xác định các hoạt động của dự án có khả năng ảnh hưởng đến ĐDSH và các dịch vụ hệ sinh thái
Sàng lọc được sử dụng để chỉ ra rằng liệu dự án có thể có những tác động bất lợi đối với ĐDSH hay không, còn xác định phạm vi thì bắt đầu bằng một quá trình lặp đi lặp lại các mô tả và định lượng các tác động Xác định phạm vi thường được sử dụng như một đánh giá sơ bộ các tác động, từ đó làm tham chiếu cho việc đánh giá tác động chi tiết được phát triển và sau đó việc xác định mức độ chi tiết có thể là cần thiết
Xác định phạm vi đòi hỏi một sự hiểu biết hợp lý các hoạt động liên quan đến dự án và các đối tượng sinh học/sinh thái bị ảnh hưởng nhằm xác định các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến ĐDSH hoặc đến chức năng và dịch vụ hệ sinh thái Các hoạt động này cần được cân nhắc trong tất cả các giai đoạn sau đây của dự án:
1 Mô tả loại hình dự án xác định bản chất, cường độ, vị trí, thời điểm, thời gian và
tần số của mỗi hoạt động dự án Phụ lục 3 cung cấp bảng liệt kê các tác động tiềm tàng của dự án phát triển đường bộ để tham khảo
2 Xác định các phương án thực hiện bao gồm cả phương án “không mất giá trị thực
của ĐDSH” hoặc phương án “có thể phục hồi ĐDSH” Các phương án được thực hiện bao gồm lựa chọn vị trí, lựa chọn quy mô, lựa chọn bố trí mặt bằng, và/hoặc lựa chọn công nghệ
3 Mô tả các thay đổi lý sinh được dự báo (trong đất, nước, không khí, hệ thực vật,
hệ động vật) gây ra bởi các hoạt động của dự án đề xuất hay bởi bất kỳ thay đổi kinh tế-xã hội nào liên quan tới các hoạt động này
4 Xác định quy mô không gian và thời gian ảnh hưởng của mỗi thay đổi lý sinh,
dựa trên xác định ảnh hưởng đến tính kết nối giữa các hệ sinh thái, và các tác động tích lũy tiềm năng Hình 2 biểu diễn các vùng bị ảnh hưởng của một dự án thủy điện lớn với các tác động khác nhau đến ĐDSH
Trang 335 Mô tả các hệ sinh thái và các loại hình sử dụng đất nằm trong phạm vi ảnh
7 Đối với các khu vực bị ảnh hưởng, thu thập thông tin về hiện trạng và các xu
hướng biến động ĐDSH có thể có trong trường hợp không có dự án.
8 Thông qua tham vấn với các bên liên quan, xác định các dịch vụ hệ sinh thái
hiện tại và tiềm năng được cung cấp bởi các hệ sinh thái bị ảnh hưởng, xác định giá trị các chức năng xã hội điển hình Nhấn mạnh những đối tượng hưởng lợi chính và những ảnh hưởng bất lợi từ góc độ dịch vụ hệ sinh thái, tập trung vào các bên liên quan dễ bị tổn thương
9 Xác định các dịch vụ hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi dự án đề xuất,
đưa ra mức độ tin cậy trong các dự báo và có tính đến các biện pháp giảm thiểu Nhấn mạnh bất kỳ tác động không thể khắc phục và bất kỳ sự mất mát không thể thay thế
10 Xác định các biện pháp có thể nhằm phòng tránh, giảm thiểu hoặc bồi thường
thiệt hại hoặc mất mát về ĐDSH và/hoặc các dịch vụ hệ sinh thái; xác định khả năng bảo tồn ĐDSH Cần tham chiếu tất cả các yêu cầu pháp lý liên quan
11 Đánh giá tính nghiêm trọng của tác động còn lại, tham khảo ý kiến với các bên
liên quan để xác định tính nghiêm trọng của tác động dự kiến từ các phương án thực hiện Để đánh giá tính nghiêm trọng của tác động dự kiến cần so sánh các trường hợp hiện tại, quá khứ và tương lai (trường hợp “không có dự án” hoặc “tự phát triển”), hoặc một trường hợp tương tự ở nơi khác Cần xem xét tầm quan trọng về địa lý của mỗi tác động còn lại (ví dụ như tác động có tính nghiêm trọng cấp địa phương/vùng/quốc gia/khu vực/toàn cầu) và chỉ ra khoảng thời gian tác động
Quá trình sàng lọc có thể dẫn đến việc chuẩn bị một báo cáo đánh giá môi trường ban đầu (Initial Environmental Examination-IEE) cùng với các điều khoản tham chiếu chi tiết cho báo cáo ĐTM có lồng ghép ĐTĐDDSH Nếu IEE chỉ ra rằng tác động đến ĐDSH có khả năng không nghiêm trọng thì có thể không cần thiết thực hiện các nghiên cứu chi tiết hơn về ĐDSH Tuy nhiên, nếu có những khoảng trống đáng kể về hiện trạng, ví dụ như không rõ các vấn đề ĐDSH nào thực sự tồn tại trong khu vực ảnh hưởng, thì các cuộc điều tra toàn diện hơn có thể được yêu cầu sau đó
Trang 34b Xác định các phương án thực hiện tiềm năng
Trong giai đoạn xác định phạm vi, các phương án thực hiện tiềm năng có thể được xác định để cân nhắc kỹ trong nghiên cứu ĐTM Một trong những nội dung thiết yếu của bước xác định phạm vi là đánh giá tất cả các phương án có thể và so sánh các tác động môi trường từ các phương án này (lớn hơn, ít hơn, hoặc khác nhau) Những phương án thực hiện có thể được cân nhắc là:
• Lựa chọn công nghệ; hoặc
• Thay đổi đặc điểm thiết kế; hoặc
• Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ (ví dụ các biện pháp tránh hoặc giảm thiểu các tác động đến ĐDSH và phục hồi hoặc đền bù cho sự mất mát ĐDSH không thể tránh khỏi)
Việc rà soát các phương án thực hiện tiềm năng cũng giúp kiểm soát phạm vi công việc Một dự án nằm trong một khu vực nhạy cảm sẽ có một phạm vi công việc lớn hơn
và trọng tâm hơn so với các dự án khác trong khu vực ít nhạy cảm hơn Nếu dự án có thể được chuyển sang địa điểm khác, thuộc khu vực ít nhạy cảm, thì các tác động đến ĐDSH sẽ ít hơn
c Xác định phạm vi không gian và thời gian
Các thông số thời gian và không gian cần được xác định trong giai đoạn xác định phạm
vi và nó là cực kỳ quan trọng đối với bảo tồn ĐDSH thông qua cân nhắc các quá trình
và các thành phần sinh thái, chẳng hạn như các tác động đến ĐDSH thông qua xem xét chế độ thuỷ văn và trầm tích trong một lưu vực sông hoặc mùa di trú hoặc làm tổ của các loài chim
Ranh giới thích hợp là rất quan trọng để cân nhắc ĐDSH trong ĐTM Điều quan trọng là xem xét dự án được đề xuất không chỉ đối với các tác động ở cấp địa phương mà còn đối với các tác động ở cấp độ hệ sinh thái lớn hơn như cấp độ vùng sinh thái Đánh giá
dự án đề xuất trong một bối cảnh sinh cảnh/vùng sinh thái lớn hơn đảm bảo rằng một loạt các mối quan tâm ĐDSH của địa phương và khu vực, bao gồm cả tác động tích lũy,
sẽ được đề cập Phân tích tác động cần bao gồm quy mô lớn nhất có liên quan (dựa trên các nguồn lực bị ảnh hưởng và các tác động dự kiến) cũng như quy mô địa phương.Khu vực nghiên cứu cần thể hiện tất cả hoạt động của dự án và các loại tác động liên quan và nếu cần thiết có thể chia các khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án theo các vùng tác động khác nhau Ví dụ một dự án thủy điện có thể có vùng ảnh hưởng i) xung quanh các khu vực xây dựng đập và nhà máy điện; ii) trong khu vực thu hồi làm hồ chứa; iii) hạ lưu đập; iv) trong lưu vực trên các hồ chứa; và v) dọc theo đường giao thông và đường dây truyền tải Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào ĐDSH ở các khu bảo tồn gần
đó, ví dụ: tăng khai thác gỗ và săn bắn, mặc dù dự án không xây dựng trực tiếp trong các khu bảo tồn (xem Hình 2)
Trang 35Hình 2: Các vùng tác động của một dự án thủy điện lớn
Nguồn: Meynell, Peter-John (2014)
Cách tiếp cận khác là thiết lập ranh giới thời gian và không gian thích hợp cho các yếu
tố ĐDSH quan trọng, ví dụ như môi trường sống nhạy cảm hoặc phạm vi sống của một loài được coi là bị đe dọa trong vùng bị ảnh hưởng của dự án Các ranh giới của khu vực nghiên cứu cũng cần phản ánh sự phân bố và các hình thức di chuyển của một/một vài loài quan trọng Ví dụ, các ranh giới của quần thể chim di cư có thể mở rộng ra ngoài khu vực nghiên cứu truyền thống về dự án vì suy giảm hoặc mất môi trường sinh sản trong vùng bị ảnh hưởng của dự án có thể ảnh hưởng đến độ lớn của quần thể và
sử dụng tài nguyên trong khu vực rộng lớn hơn (ví dụ ở cấp vùng, quốc gia và quốc tế).Một dự án đường bộ hoặc dự án phát triển hạ tầng tuyến tính không nên chỉ xem xét khu vực bị ảnh hưởng theo chiều rộng hành lang, mà có thể có một khu vực chịu tác động rộng lớn hơn nhiều (xem Hộp 3) Theo Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (1997) tốt nhất nên xây dựng một bản đồ xác định phạm vi, trong đó đưa ra một bức tranh tổng thể về vị trí dự án và các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi các loại tác động khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của dự án
Trang 36Hộp 3 Các mức độ không gian cần cân nhắc tác động ĐDSH đối với dự
án phát triển đường bộ
1 Mức độ sinh học của khu vực
• Các đặc tính bảo tồn thiên nhiên của khu vực sinh học cấp vùng và các khu bảo tồn đã được công nhận
2 Cảnh quan
• Các loại hình không gian của môi trường sống trong cảnh quan;
• Khả năng kết nối của môi trường sống bao gồm cả hành lang tiềm năng cho động vật hoang dã;
• Cơ hội phát triển/cải thiện môi trường sống
3 Mức độ quần xã/môi trường sống/hệ sinh thái
• Tất cả môi trường sống và quần xã trong khu vực, bao gồm môi trường sống và loài ưu tiên
Trang 37và trong bước xác định phạm vi, cần xác định thời gian then chốt trong năm, ví dụ thời gian sinh sản hoặc di cư của các loài quan trọng
Nếu cuộc khảo sát ĐDSH bổ sung là cần thiết để khắc phục những khoảng trống trong
dữ liệu đã được xác định trong bước xác định phạm vi, thì việc thiết kế một cuộc khảo sát như vậy cần xem xét lựa chọn thời điểm thích hợp nhất trong năm đối với các nhóm hoặc các loài đang nghiên cứu – ví dụ đầu mùa mưa, mùa khô vv Không có lý do để thực hiện các cuộc khảo sát vào các thời điểm khi các loài ở chu kỳ ngủ hoặc vắng mặt tại khu vực
Một số hoạt động của dự án có thể đặc biệt nguy hại đối với ĐDSH nếu diễn ra trong thời điểm nhạy cảm của năm, ví dụ trong mùa sinh sản, khi các xáo trộn từ hoạt động xây dựng hoặc hoạt động nổ mìn có thể ngăn cản quá trình sinh sản của các loài nguy cấp hoặc di cư, trong khi tại một thời điểm khác sẽ không bị ảnh hưởng hoặc chỉ bị ảnh hưởng với một mức độ thấp hơn rất nhiều
d Xác định các bên liên quan cần được tham vấn trong ĐTĐDSH
Đánh giá tác động có liên quan tới: (i) cung cấp thông tin, (ii) huy động tham gia, và (iii) tính minh bạch của quá trình ra quyết định Sự tham gia của công chúng là một điều kiện tiên quyết để đạt hiệu quả của ĐTM và ĐTĐDSH, và có thể thực hiện ở các cấp độ khác nhau:
• Thông báo (thông tin một chiều);
• Tham vấn (thông tin hai chiều); hoặc
• “Thực sự” tham gia (chia sẻ phân tích và đánh giá chung)
Cộng đồng cần được tham gia trong tất cả các giai đoạn của ĐTM, ít nhất tham vấn cộng đồng cần thiết được thực hiện trong bước xác định phạm vi và bước thẩm định
và tham vấn trong bước đánh giá tác động sẽ giúp nâng cao chất lượng của quá trình
Các bên liên quan trong quá trình ĐTĐDSH là:
• Đối tượng hưởng lợi của dự án – là nhóm thực hiện mục tiêu sử dụng dịch vụ hệ
sinh thái của dự án, hoặc nhận được giá trị gia tăng của dịch vụ hệ sinh thái do thực hiện dự án;
Trang 38• Đối tượng bị ảnh hưởng - là những người chịu hậu quả của việc thay đổi các dịch
Có một số nhóm các bên liên quan quan trọng cần được tư vấn về ĐTĐDSH trong bước xác định phạm vi vì những kiến thức của họ về ĐDSH Đó là:
• Người dân địa phương vừa sử dụng các nguồn tài nguyên ĐDSH và vừa có kiến
thức bản địa tinh thông, ví dụ về những thực vật và động vật tồn tại trong khu vực,
có thể được tìm thấy chúng ở đâu và khi nào, loại hình hành vi của chúng v.v.;
• Nhân viên ban quản lý và đội kiểm lâm của khu bảo tồn bị ảnh hưởng bởi dự án
đề xuất hoặc có liên quan; những người này có kiến thức chi tiết về ĐDSH cũng như các xu hướng và áp lực đến ĐDSH Họ cũng có thể đóng góp về các biện pháp giảm thiểu, kế hoạch hành động và bồi hoàn ĐDSH;
• Các trường/viện nghiên cứu đã thực hiện các nghiên cứu khoa học về các nhóm
hệ thực vật và động vật đặc thù trong khu vực;
• Các chuyên gia bảo tồn đang làm việc để bảo tồn ĐDSH của khu vực và do đó
có kiến thức chi tiết Thông thường họ có liên kết với các nhóm bảo tồn hoặc các tổ chức phi chính phủ (NGO);
• Các nhà điều hành du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan và ĐDSH của khu vực,
và có thông tin về giá trị sự nhạy cảm của ĐDSH
e Xác định các yêu cầu chuyên môn ĐDSH
Giai đoạn xác định phạm vi là cơ hội để xác định những lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho việc thực hiện ĐTM có lồng ghép ĐTĐDSH Nghiên cứu tác động ĐDSH có thể yêu cầu một phạm vi chuyên môn rất rộng, bao gồm chuyên ngành khác nhau về hệ thực vật và hệ động vật có thể bị ảnh hưởng bởi dự án
Ở giai đoạn xác định phạm vi, cần có chuyên gia sinh thái cảnh quan, chuyên gia bảo tồn ĐDSH hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm về ĐTĐDSH từ nhiều dự án Hộp 4 cung cấp yêu cầu về trình độ chuyên gia thực hiện ĐTĐDSH ở bước xác định phạm
vi Chuyên gia cần thực hiện tổng quan tài liệu về ĐDSH trong khu vực ảnh hưởng của
dự án, tham khảo ý kiến với các bên liên quan đã xác định ở trên và những hiểu biết
về các hoạt động khác nhau của dự án, thực hiện việc đánh giá sơ bộ xác định phạm
vi hoặc đánh giá môi trường ban đầu (IEE), và xây dựng điều khoản tham chiếu chi tiết đối với ĐTĐDSH
Trang 39sự nhạy cảm của các quần thể đối với các hoạt động khác nhau của dự án, đặc biệt là mất và xáo trộn môi trường sống – mà không cần các nghiên cứu học thuật chi tiết về đặc điểm sinh học của các loài
Hộp 4 Các yêu cầu tối thiểu về trình độ chuyên gia ĐDSH ở bước xác định phạm vi
• Tốt nghiệp Tiến sĩ hoặc tương đương về cảnh quan hệ sinh thái, bảo tồn ĐDSH, hoặc một lĩnh vực liên quan;
• Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong công tác bảo tồn ĐDSH và quản lý cảnh quan, với tối thiểu 5 năm làm việc tại Việt Nam;
• Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong bảo tồn cảnh quan/ĐDSH và phục hồi
hệ sinh thái ở Việt Nam, với các kỹ năng trong kỹ thuật điều tra định lượng và định tính;
Trang 40f Xây dựng điều khoản tham chiếu cho ĐTĐDSH
Các yêu cầu đối với mỗi ĐTĐDSH sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản chất của dự án, vị trí của dự án và độ nhạy cảm và tính ĐDSH của khu vực Vì vậy khó có thể hướng dẫn xây dựng điều khoản tham chiếu chi tiết Tuy nhiên, các nội dung sau đây cần được đưa vào trong điều khoản tham chiếu: