1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển công nghiệp

56 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Quy hoạch phát triển công nghiệp (QHPTCN) là tiền đề phát triển bền vững công nghiệp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường. QHPTCN dựa trên căn cứ khoa học đầy đủ sẽ tạo điều kiện để công nghiệp tăng trưởng bền vững, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần giảm chênh lệch giàu nghèo; đồng thời là điều kiện quan trọng bảo đảm bền vững môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Trang 1

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Hà Nội, 08/2010

Trang 2

Lời nói đầu

Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới luật như Nghị định 80/2006/NĐ-CPngày 09/08/2006 và Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 đã pháp lý hoáđánh giá môi trường chiến lược trong hệ thống công cụ quản lý môi trường các dự ánphát triển ở nước ta

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môitrường của dự án Chiến lược/Quy hoạch/Kế hoạch (CQK) phát triển trước khi phêduyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững Tuy nhiên, trong khi đánh giá tác động môitrường (ĐTM) đã được hình thành và phát triển trên thế giới đã hơn 30 năm và ở ViệtNam gần 15 năm, thì ĐMC vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển (mới hơn

10 năm trên phạm vi thế giới và hơn 5 năm kể từ những nghiên cứu đầu tiên trongnhiệm vụ khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường do Cục Môi trường (cũ) thựchiện) Chính vì vậy, cần thiết phải có những hướng dẫn kỹ thuật ĐMC cho từng lĩnhvực dự án CQK phát triển ở nước ta, nhằm trợ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước vàcác tổ chức tư vấn môi trường trong việc lập và thẩm định báo cáo ĐMC

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành bản Hướng dẫn kỹ thuật chung

về ĐMC cho các loại hình CQK trong tất cả các lĩnh vực Trên cơ sở bản hướng dẫnchung này, Tổng cục Môi trường tiếp tục soạn thảo Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối vớicác CQK chuyên ngành nhằm hướng dẫn cụ thể và có lưu ý đến những đặc thù củatừng ngành

Bản Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp được giớithiệu ở đây nằm trong bộ các Hướng dẫn kỹ thuật ĐMC đối với CQK chuyên ngànhnêu trên

Trong quá trình áp dụng bản Hướng dẫn này vào thực tế, nếu có khó khăn vướng mắcxin kịp thời phản ánh về Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường theo địa chỉ:CỤC THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

Số 83 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 5

1.1 Khái niệm về ĐMC 5

1.2 Khung pháp lý thực hiện ĐMC 5

1.3 Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện thành công ĐMC 6

1.4 Các đặc điểm cần lưu ý của quy hoạch phát triển công nghiệp 7

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐMC 9

2.1 Phương pháp ĐMC 9

2.3 Các bước thực hiện ĐMC 13

2.3.1 Xác định phạm vi và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC 14

2.3.2 Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môi trường 18

2.3.3 Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn 21

2.3.4 Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quy hoạch 24

2.3.5 Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong quy hoạch 28

2.3.6 Dự báo và đánh giá xu thế diễn biến môi trường trong tương lai do ảnh hưởng của các hoạt động đề xuất trong quy hoạch 34

2.3.7 Đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ và cải thiện môi trường và xây dựng chương trình giám sát môi trường 38

2.3.8 Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp thẩm định tại các cơ quan có thẩm quyền 47

CHƯƠNG 3 GẮN KẾT QUÁ TRÌNH ĐMC VỚI QUÁ TRÌNH LẬP QHPTCN 52

3.1 Các mối liên kết logic giữa việc xây dựng QHPTCN và ĐMC 52

3.1 Các phương pháp gắn kết quá trình ĐMC với quá trình lập QHPTCN 52

CHƯƠNG 4 THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐMC 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 4

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GIS Hệ thống thông tin địa lý

GTVT Giao thông vận tải

IAIA Hiệp hội quốc tế về Đánh giá tác động

LĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hội

NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

POP Chất hữu cơ khó phân huỷ

QHPTCN Quy hoạch phát triển công nghiệp

TĐ&ĐMT Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường

VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm

Trang 5

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1 Xác định phạm vi ĐMC và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC;

2 Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môitrường;

3 Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn;

4 Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện CQK;

5 Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong CQK;

6 Dự báo và đánh giá xu thế diễn biến môi trường trong tương lai do ảnh hưởng củacác hoạt động đề xuất trong CQK;

7 Đề xuất các giải pháp tổng thể bảo vệ và cải thiện môi trường và xây dựng chươngtrình giám sát môi trường;

8 Soạn thảo báo cáo ĐMC và trình nộp thẩm định tại các cơ quan có thẩm quyền.Các bước này sẽ được mô tả chi tiết tại Chương 2 của bản Hướng dẫn này

1.2 Khung pháp lý thực hiện ĐMC

Đến thời điểm này (12/2008), các văn bản pháp lý liên quan đến ĐMC còn có hiệu lựclà:

1 Luật Bảo vệ môi trường 2005

2 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

3 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Trang 6

4 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt vàquản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

5 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

6 Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việcbảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiệncác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

7 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường

8 Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưhướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006

9 Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ côngthương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệtquy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp

1.3 Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện thành công ĐMC

- Cần thiết cung cấp các thông tin của quá trình lập CQK một cách kịp thời vàhiệu quả;

- Cần thiết đánh giá sự bền vững môi trường của các phương án khả thi thực hiệnCQK;

- Cần dễ dàng thực hiện hiệu quả tham vấn các bên liên quan

Để đạt mục tiêu hỗ trợ quá trình lập quy hoạch, ĐMC cần được thực hiện chính bởi cơquan lập quy hoạch và thực hiện đồng thời với quá trình lập quy hoạch Có 2 phương

án thực hiện đồng thời là:

- Thực hiện song song với quá trình lập quy hoạch: quá trình này thường manglại nhiều thuận lợi về tổ chức và phát huy được tính độc lập sáng tạo của từngnhóm tư vấn, tuy nhiên dễ nảy sinh bất đồng khó giải quyết giữa nhóm tư vấnĐMC và nhóm tư vấn lập quy hoạch;

- Lồng ghép hoàn toàn quá trình ĐMC vào quá trình lập quy hoạch: đây làphương án tốt nhất, đảm bảo mọi quyết định sẽ được cân nhắc trên cơ sở đánhgiá toàn diện các vấn đề liên quan đến quy hoạch Tuy nhiên, thực hiện theophương án này có thể làm mờ nhạt vai trò của ĐMC

Hình 1.1 dưới đây mô tả mối quan hệ giữa các bước ĐMC với các bước lập CQK

Trang 7

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các bước ĐMC với các bước lập CQK

1.4 Các đặc điểm cần lưu ý của quy hoạch phát triển công nghiệp

Theo Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT, “Quy hoạch phát triển công nghiệp là hệ thốngcác mục tiêu, định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách về phát triển ngành côngnghiệp trong từng thời kỳ nhất định, nhằm phát triển, phân bố ngành công nghiệp hợp

lý trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên của đất nước” Có các loại quyhoạch phát triển công nghiệp sau đây:

1 Theo ngành, lĩnh vực công nghiệp (gọi chung là quy hoạch ngành):

a) Quy hoạch tổng thể phát triển các chuyên ngành công nghiệp;

b) Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp

2 Theo vùng lãnh thổ

a) Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng (bao gồm nhiều tỉnh);

b) Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế (theo Quyết định của Thủ tướngChính phủ);

c) Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đâygọi là quy hoạch công nghiệp tỉnh);

Trang 8

d) Quy hoạch phát triển công nghiệp theo tuyến (hành lang, vành đai);

đ) Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện

Tùy theo từng loại, giai đoạn quy hoạch phát triển công nghiệp được lập như sau:

- Quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ được lập cho mỗi giai

đoạn 10 năm, có xét triển vọng 5-10 năm tiếp theo;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương được lập cho 10 năm, có xét triểnvọng 5 năm tiếp theo;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp theo ngành được lập cho 10 năm có xét triểnvọng 5 - 10 năm tiếp theo

Theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường, các loại CQK phát triển côngnghiệp sau đây sẽ phải lập và trình thẩm định báo cáo ĐMC:

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên quy mô cả nước;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Quy hoạch phát triển công nghiệp (QHPTCN) là tiền đề phát triển bền vững côngnghiệp trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường QHPTCN dựa trên căn cứ khoahọc đầy đủ sẽ tạo điều kiện để công nghiệp tăng trưởng bền vững, tạo công ăn việclàm và thu nhập cho người lao động, góp phần giảm chênh lệch giàu nghèo; đồng thời

là điều kiện quan trọng bảo đảm bền vững môi trường sinh thái trong quá trình côngnghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước Trong nhiều năm qua, do nhận thức chưa đầy đủ vềtầm quan trọng của công tác quy hoạch nên sự phát triển của công nghiệp đã quá thiên

về mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chưa chú trọng đúng mức đến các vấn đề xã hội vàmôi trường Do đó, việc lồng ghép ĐMC vào QHPTCN đáp ứng yêu cầu phát triển bềnvững là hết sức cần thiết đối với nước ta hiện nay

Trang 9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐMC

Hộp 2.1 đưa ra một số phương pháp/công cụ thường được sử dụng trong ĐMC

Hộp 2.1 Các phương pháp/công cụ sử dụng trong ĐMC

• Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường

• Phân tích mạng lưới và tiếp cận hệ thống

• Chồng ghép bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

• Hệ thống mô hình hoá

• Phân tích đa tiêu chí

• Phân tích chi phí lợi ích

• Ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng

Nguồn: Partidário, IAIA 2001

Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng trong ĐMC, từ tổ hợp một số phương phápriêng biệt đến sử dụng tư vấn chuyên gia trong các nghiên cứu chi tiết, tham vấn cộngđồng, sử dụng GIS và mô hình máy tính, xây dựng các kịch bản… Các phương pháp

Trang 10

này được chọn lọc thực hiện phù hợp với yêu cầu của mỗi bước/nội dung ĐMC như

nêu trong Bảng 2.2.

Bảng 2.1 Một số phương pháp sử dụng trong ĐMC

Nghiên cứu cơ sở • Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường và các

tài liệu tương tự

• Liệt kê, lập khung logic các vấn đề môi trườngSàng lọc/xác định phạm vi,

quy mô và đặc điểm liên

quan đến môi trường

• Khảo sát, so sánh

• Xây dựng mạng lưới hệ quả

• Tham vấn chuyên gia và cộng đồngXác định các mục tiêu môi

trường

• Đối chiếu với các chính sách, chiến lược, tiêuchuẩn môi trường

• Hồi cứu các cam kết đã có

• Các quy hoạch vùng/địa phươngPhân tích tác động • Xây dựng kịch bản

• Xác định các chỉ thị và tiêu chí môi trường

• Phân tích đa tiêu chí

• Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổicác yếu tố môi trường

Nguồn: Sadler and Verheem, 1996

Trong nhiều hướng dẫn thực hiện ĐMC hiện nay ở Việt Nam, phương pháp phân tích

xu hướng là phương pháp được khuyến nghị sử dụng trước tiên

Phân tích xu hướng được hiểu là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi khôngthực hiện và thực hiện các CQK Phân tích xu hướng có thể trợ giúp mô tả xu thế diễnbiến trong quá khứ và trạng thái hiện tại bằng cách xây dựng các sơ đồ diễn biến trong

Trang 11

phạm vi lãnh thổ liên quan và trong khoảng thời gian liên quan đến ĐMC Phươngpháp này cũng trợ giúp việc dự báo xu thế diến biến cơ bản trong tương lai trongtrường hợp không thực hiện CQK bởi vì một vài xu thế có thể được ngoại suy trên cơ

sở các thông tin về động lực phát triển các xu hướng này trong tương lai Hơn nữa,phân tích xu hướng có thể hỗ trợ việc đánh giá các tác động tích luỹ của các hoạt độngphát triển trong CQK đến xu thế diễn biến cơ bản đã xác định

Phương pháp phân tích xu hướng có thể kết hợp nhiều công cụ khác nhau và có khảnăng phân tích mối quan hệ nhân-quả ngay cả trong những trường hợp không đầy đủ

số liệu Việc trình bày các xu hướng có thể khá đơn giản như:

- Các tình huống mô tả các xu thế chung, các động lực chủ yếu, phạm vi ảnhhưởng, những thách thức và cơ hội làm tăng các xu thế này;

- Các bản đồ biểu diễn mô hình phát triển không gian;

- Các biểu đồ từ đơn giản (sử dụng những bộ số liệu sẵn có để minh họa tiếntrình của các vấn đề chủ yếu và/hoặc động lực của chúng theo thời gian) tớiphức tạp (cung cấp bức tranh tổng thể về sự tương quan giữa tiến trình củađộng lực theo thời gian và sự thay đổi tương ứng – có thể ngược lại - trong cácnội dung đang được xem xét

Phương pháp phân tích đa tiêu chí cũng thường xuyên được khuyến nghị sử dụng do

có thể trợ giúp hiệu quả phương pháp phân tích xu hướng khi đánh giá xu thế diễnbiến các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội

Phân tích phân tích đa tiêu chí là việc đánh giá bằng các con số tất cả các phương ánlựa chọn dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ thành một đánh giátổng thể Phương pháp này đòi hỏi:

- Các tiêu chí phải được xác định một cách cẩn thận và phản ánh được các hậuquả môi trường chính của tất cả các phương án đề xuất;

- Có sự đánh giá về tầm quan trọng/trọng số tương đối của các tiêu chí này;

- Có sự đánh giá về việc thực hiện của mỗi phương án với tất cả các tiêu chí đặtra

Bảng 2.2 dưới đây đưa ra ví dụ đánh giá về độ tin cậy của một số phương pháp thườngđược áp dụng trong ĐMC đối với QHPTCN

Bảng 2.2 Đánh giá độ tin cậy của một số phương pháp sử dụng trong ĐMC quy

hoạch phát triển công nghiệp

Liệt kê - Nhận dạng và xác định mục tiêu - Bao quát được hết các mục tiêu môi

Trang 12

Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy

môi trường

- Nhận dạng và xác định các tácđộng trực tiếp, một số tác độnggián tiếp và tác động tích lũy

trường và các động có thể xảy ra

- Không đủ dữ liệu để so sánh tầmquan trọng của từng tác động

Phân tích mạng

lưới

- Xem xét các tác động gián tiếp vàtác động tương hỗ

- Trợ giúp việc hiểu rõ tác động

- Không xác định được quy mô haymối tương quan của tác động theothời gian và không gian

- Có thể làm phức tạp vấn đềPhân tích xu

So sánh tương tự - Dự báo xu thế diễn biến môi

- Đơn giản hoá và là cách để chia sẻ

sự hiểu biết của các hệ thống phứctạp

- Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật tương đốicao để thực hiện

Mô hình hóa - Đánh giá tác động

- Dự báo xu thế diễn biến môitrường

- Đóng góp vào việc xây dựng và

so sánh các giải pháp thay thếkhác

- Phù hợp với việc phân tích các tácđộng trực tiếp và các tác động tíchluỹ

- Chỉ ở mức độ định tính, độ tin cậykhông cao vì các nguồn phát tán lànguồn diện

- Độ chính xác phụ thuộc vào mức độchi tiết của cơ sở dữ liệu GIS

Trang 13

Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy

khácPhân tích đa tiêu

chí

- Đánh giá tác động

- Đóng góp vào việc xây dựng và

so sánh các giải pháp thay thếkhác

- Có thể được sử dụng để tổng hợp ýkiến của các bên liên quan vào mộtbản đánh giá

- Là một phương pháp đánh giá rõràng và minh bạch, dễ kiểm tra

- Việc cho điểm số đánh giá còn mangtính chủ quan, vì thế có thể khôngchính xác

- Cho phép so sánh các tác động thuộcloại khó so sánh

- Tính toán chi phí về môi trườngchưa đủ cơ sở khoa học và thực tếNhận định của

Trang 14

Hình 2.1 Các bước thực hiện ĐMC

Dưới đây sẽ cụ thể hoá các bước chung nêu trên thành các bước phù hợp với đặc thùthực hiện ĐMC đối với QHPTCN.

2.3.1 Xác định phạm vi và xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC

Yêu cầu: Xác định phạm vi ĐMC của một QHPTCN cụ thể là để tạo lập những các căn cứ xác đáng cho việc thu thập và biên soạn các thông tin cơ sở phù hợp và cần thiết cho công tác ĐMC Để có thể lồng ghép một cách có hiệu quả ĐMC vào quá trình xây dựng quy hoạch, bước này phải được tiến hành khi bối cảnh tổng thể của quy hoạch đang được xác định và khi các phương án phát triển chung nhất đang được lựa chọn.

Bước này bắt đầu từ việc sưu tập, biên soạn các thông tin cơ sở cần thiết cho mộtĐMC trong quá trình xây dựng quy hoạch và phải được tiến hành khi bối cảnh tổngthể của quy hoạch đang được xác định và khi các phương án lựa chọn tổng thể nhấtđang được xây dựng

Tổ chức nhóm tư vấn ĐMC

Theo quy định tại Điều 15, Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập

dự án quy hoạch phát triển công nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo ĐMC Cơ quan

Trang 15

này sẽ thành lập nhóm tư vấn ĐMC, bao gồm các chuyên gia quản lý và các nhà khoahọc có kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề môi trường liên quan đến quy hoạchphát triển công nghiệp.

Cơ quan lập quy hoạch cần thiết ra quyết định về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm củanhóm tư vấn ĐMC, trong đó nêu rõ các vấn đề liên quan sau đây:

- Cơ cấu tổ chức: Nhóm tư vấn ĐMC có thể là một bộ phận của nhóm tư vấn lậpquy hoạch hoặc cũng có thể độc lập về mặt tổ chức với nhóm tư vấn lập quyhoạch

- Vai trò và trách nhiệm:

 Thực hiện ĐMC và lập báo cáo ĐMC theo đúng quy định của Luật Bảo vệmôi trường

 Tham gia tất cả các cuộc thảo luận và các hoạt động có liên quan của nhóm

tư vấn lập quy hoạch

- Quyền hạn: được tạo mọi điều kiện để tiếp cận và khai thác các tài liệu, thôngtin liên quan tới quá trình lập quy hoạch

Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể, có thể lựa chọn một trong các hình thức hợp tác giữahai nhóm tư vấn ĐMC và quy hoạch sau đây:

- Các chuyên gia ĐMC tham gia vào nhóm quy hoạch và cùng thực hiện tất cảcác phân tích trong quá trình ĐMC Đây là phương thức lồng ghép hoàn toànĐMC vào quá trình lập quy hoạch;

- Các chuyên gia ĐMC làm việc riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ với nhómCQK: hai nhóm thường xuyên trao đổi để chia sẻ số liệu và thảo luận về kết quảcủa mình và cố gắng đạt được những kết luận chung;

- Các chuyên gia ĐMC làm việc hoàn toàn độc lập: họ chỉ liên hệ với nhóm CQKthông qua các cuộc họp chính thức

Xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC

Để xây dựng kế hoạch thực hiện ĐMC cần phải thu thập được các thông tin về :

- Cấu trúc và trình tự của quá trình xây dựng quy hoạch;

- Các vấn đề cốt lõi cần được xem xét;

- Chuyên môn hoặc kiến thức cần thiết của các chuyên gia tham gia vào nhóm tưvấn ĐMC;

- Tiến độ thời gian và việc tổ chức cho các bên liên quan tham gia vào quá trìnhxây dựng quy hoạch;

Trang 16

Bảng 2.3 Ví dụ về lập kế hoạch thực hiện ĐMC Các bước trong quá trình lập QHPTCN

(theo Quyết định 55/2008/QĐ-BCT)

Các nhiệm vụ ĐMC tương ứng

Chuyên môn của chuyên gia

Ngày công

dự kiến

- Tổng quan về tình hình phát triển kinh

tế - xã hội vùng và phương hướng phát

triển kinh tế - xã hội vùng

- Hiện trạng phát triển ngành công

nghiệp vùng và đánh giá tình hình thực

hiện QHPTCN giai đoạn trước

(tháng thứ nhất và thứ hai)

- Bước 1- Xác định phạmvi

- Bước 2- Xác định cácvấn đề môi trường chủyếu

- Bước 3- Xác định cácbên liên quan chủ yếu

- Bước 4- Phân tích xu thếdiễn biến môi trường khikhông thực hiện Quyhoạch

- Cán bộ của cácBộ/Sở CT,TNMT,KHĐT,NNPTNT, XD,GTVT,

LĐTBXH, YT

- Các chuyên gia(hóa học, sinhhọc, địa chất,môi trường, bácsỹ) từ các việnnghiên cứu vàcác trường đạihọc

- Thành viên cáchội nghề nghiệp

20 – 40

Dự báo xu hướng phát triển:

- Phân tích, đánh giá và dự báo việc huy

động các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã

hội phục vụ cho các mục tiêu phát

triển

- Phân tích và dự báo tác động của các

nhân tố nội tại đến các mục tiêu phát

triển

(tháng thứ 3 và thứ 4)

- Bước 6- Đánh giá xu thếdiến biến môi trườngtrong tương lai khi thựchiện các hoạt động đềxuất trong Quy hoạch

30 – 45

Xây dựng Quy hoạch phát triển và xác

định các Chương trình, dự án đầu tư chủ

yếu:

- Thiết lập và lựa chọn các phương án

thực hiện Quy hoạch

- Thiết lập các định hướng và các lựa

chọn phát triển phù hợp với Quy hoạch

- Thiết lập các định hướng và vị trí phát

triển của các ngành/lĩnh vực chủ chốt

(tháng thứ 5 đến tháng thứ 7)

- Bước 5- Đánh giá mụctiêu và phương án pháttriển được đề xuất

30 – 50

- Đề xuất các giải pháp và cơ chế chính

sách thực hiện Quy hoạch

- Đề xuất kế hoạch thực hiện và giám sát

- Biên soạn Quy hoạch

(tháng thứ 8)

- Bước 7- Đề xuất cácbiện pháp giảm nhẹ tácđộng và kế hoạch giámsát môi trường

- Bước 8- Soạn thảo báo

15 – 30

Trang 17

Các bước trong quá trình lập QHPTCN

(theo Quyết định 55/2008/QĐ-BCT)

Các nhiệm vụ ĐMC tương ứng

Chuyên môn của chuyên gia

Việc xác định phạm vi ĐMC đối với một QHPTCN cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt

trước tiên để đặt ra các yêu cầu thiết thực trong việc thu thập các thông tin cơ sở liên

quan Nếu được thực hiện tốt, việc xác định phạm vi ĐMC có thể nâng cao đáng kể

chất lượng công tác ĐMC, mặt khác làm tiết kiệm đáng kể thời gian và các nguồn lực

cần thiết để hoàn thành công tác ĐMC

Phạm vi ĐMC bao gồm quy mô không gian và phạm vi thời gian, có thể xác định trên

cơ sở bám sát mục tiêu, quy mô và lĩnh vực của QHPTCN

Khi xác định ranh giới không gian của ĐMC, cần lưu ý các tác động môi trường của

qu hoạch có thể lan rộng ra bên ngoài ranh giới địa lý của quy hoạch đang xét

Khi xác định ranh giới thời gian của ĐMC, cần xem xét các vấn đề môi trường đã từng

xảy ra trong quá khứ cũng như dự báo những vấn đề môi trường có thể xảy ra trong

tương lai, miễn là chúng liên quan đến quy hoạch đang xem xét Vì vậy nếu chỉ xem

xét trong khoảng thời gian của quy hoạch là không đủ Để xác định được khoảng ranh

giới thời gian cần xem xét, phải đặt quy hoạch vào bối cảnh chung của chiến lược phát

triển kinh tế- xã hội chung và dài hạn hơn của Quốc gia, địa phương

Xác định nguồn cung cấp số liệu

Việc xác định nguồn cung cấp và cách tiếp cận thông tin và dữ liệu liên quan đóng vai

trò quan trọng bậc nhất đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình ĐMC Bảng 2.4

dưới đây sẽ đưa ra ví dụ về các nguồn cung cấp số liệu cho quá trình ĐMC các CQK

nói chung

Bảng 2.4 Nguồn cung cấp số liệu cho quá trình ĐMC

1 Các văn bản pháp quy liên quan:

- Chiến lược/kế hoạch quốc gia về môi trường

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổliên quan

- Cơ sở dữ liệu Luật ViệtNam

- Website

2 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, địa phương Bộ TNMT, Sở TNMT

3 Báo cáo giám sát tình hình thực hiện các chính sách, Bộ, ngành, địa phương

Trang 18

TT Loại thông tin/số liệu/dữ liệu Nguồn cung cấp

chiến lược, kế hoạch, quy hoạch có liên quan liên quan

4 Các dự án, đề tài nhiệm vụ nghiên cứu liên quan Bộ, ngành, địa phương

Việc xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môitrường của QHPTCN là một điểm khởi đầu quan trọng có ảnh hưởng đến toàn bộ cácbước cơ bản trong quá trình ĐMC Mặc dù, như đã nêu ở mục 1.2, yêu cầu xem xétcác vấn đề môi trường khi lập QHPTCN đã được pháp lý hoá trong các văn bản phápluật về lập và thẩm định CQK nói chung ở nước ta, trên thực tế trong các QHPTCN,các đặc điểm có liên quan đến môi trường thường được đề cập không rõ ràng và đầy

đủ Vì vậy, cần thiết thu thập đủ thông tin về phạm vi (vị trí địa lý) và quy mô (khungthời gian) thực hiện quy hoạch; phân tích và đánh giá nội dung và các chỉ tiêuQHPTCN trong mối liên hệ với các điều kiện tự nhiên của toàn khu vực để từ đó xácđịnh các vấn đề môi trường liên quan

Khi xác định các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đến môitrường của QHPTCN cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

- Đảm bảo rằng các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan đếnmôi trường bao quát đầy đủ các vấn đề chính cần quan tâm, tuy nhiên khôngnên đề cập dàn trải đến tất cả các vấn đề môi trường Tốt nhất nên sắp xếp thứ

tự ưu tiên để các bước sau sẽ tập trung phân tích, đánh giá xu hướng diễn biếncủa các vấn đề môi trường sẽ có ảnh hưởng hoặc/và chịu ảnh hưởng nhiều nhất

từ các hoạt động thực hiện quy hoạch;

- Khi xác định các mục tiêu liên quan đến môi trường, cần xem xét QHPTCNtrong mối tương quan với những yêu cầu, mục tiêu pháp lý và pháp quy liênquan trực tiếp đến quy hoạch đang xét;

Trang 19

- Lựa chọn các chỉ số thích hợp hoặc các câu hỏi định hướng tương ứng với từngvấn đề môi trường cốt lõi để giúp mô tả các xu hướng biến đổi hiện tại và tươnglai khi không có hoặc có quy hoạch;

- Cố gắng đạt đến sự đồng thuận cao nhất về các vấn đề môi trường cốt lõi và cácmục tiêu có liên quan đến môi trường với các cơ quan có thẩm quyền về môitrường, nhóm tư vấn lập quy hoạch và có thể là cả các bên liên quan chínhkhác

Bảng 2.5 dưới đây đưa ra ví dụ về những mục tiêu và nội dung môi trường có liênquan đến QHPTCN

Bảng 2.5 Các ví dụ về các vấn đề môi trường cốt lõi và các mục tiêu có liên quan

đến môi trường trong QHPTCN Các vấn đề

môi trường

Các mục tiêu môi trường

- Đảm bảo diệntích vùng đệm và

tỷ lệ cây xanh

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- pH, SS, BOD, COD, dầu

mỡ, kim loại nặng, coliform

- Nhiễm mặn, nhiễm phèn

Môi trường dải

ven biển

- Bảo vệ tàinguyên biển

Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Chất lượng nước biển ven

bờ (kim loại nặng, POP, dầumỡ)

- Hiện tượng thuỷ triều đỏChất lượng đất - Hồi phục đất sau - Chiến lược quốc gia - Tính cơ lý: độ kết dính (xói

Trang 20

Các vấn đề

môi trường

Các mục tiêu môi trường

Các văn bản pháp lý

có liên quan Các chỉ số đánh giá

khai thác khoángsản, xây dựngcông nghiệp

về bảo vệ môi trường mòn, trượt lở), độ xốp

Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Số lượng các bãi chôn lấphợp vệ sinh

Đa dạng sinh

học

- Khôi phục thảmthực vật

- Đảm bảo tỷ lệcây xanh

Kế hoạch hành độngquốc gia về Đa dạngsinh học, về bảo tồn

và phát triển bềnvững các vùng đấtngập nước

- Mức độ phá huỷ thảm thựcvật

- Tỷ lệ cây xanh

- Diện tích đất ngập nước bịxâm phạm

Cảnh quan - Hồi phục và cải

tạo cảnh quanmôi trường

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Tỷ lệ cây xanh

Biến đổi khí

hậu

- Không sử dụngcác chất CFC

- Giảm phát thảikhí nhà kính

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Tỷ lệ tham gia CDM

Sức khỏe cộng

đồng

- Nâng cao sứckhỏe cộng đồng

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Định hướng chiếnlược phát triển bềnvững

- Chỉ số cơ cấu bệnh tật

- Tần xuất bùng phát dịchbệnh

Môi trường xã

hội

- Nâng cao mứcsống văn hóa,giáo dục

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Định hướng chiếnlược phát triển bềnvững

- Chỉ số phát triển giáo dục

- Chỉ số phát triển con người(nhà ở, sinh kế, chất lượngcuộc sống)

- Chỉ số rủi ro (an toàn vệsinh thực phẩm, an toàngiao thông, an ninh xã hội)Phát triển kinh

tế

- Phát triển kinh tếtoàn vùng lãnhthổ

- Chiến lược quốc gia

về bảo vệ môi trường

- Định hướng chiếnlược phát triển bềnvững

- Chỉ số GDP, chỉ số nghèođói

- Chỉ số thất nghiệp (an ninhviệc làm, sự đa dạng côngviệc)

Trang 21

2.3.3 Xác định các bên liên quan chủ yếu và chuẩn bị kế hoạch tham vấn

Yêu cầu: Xác định các cơ quan/tổ chức có liên quan đến QHPTCN đang xét để lựa chọn các cách tiếp cận hiệu quả cho họ đóng góp các ý kiến, nhận xét và gợi ý của mình cho quá trình ĐMC Kế hoạch tham vấn, trong đó nêu rõ các phương pháp thực hiện kế hoạch này, cần được chuẩn bị chi tiết với mục đích giúp nâng cao được chất lượng của việc đánh giá, cung cấp các thông tin đầu vào cho ĐMC, và có thể tạo thuận lợi cho việc thực hiện QHPTCN khi đã được phê duyệt.

Việc thực hiện tham vấn cộng đồng hoặc tham vấn các bên liên quan (các đối tác)được coi là một nội dung, đồng thời cũng là một phương pháp/công cụ quan trọngtrong quy trình thực hiện ĐTM và ĐMC Đối với ĐTM, tham vấn cộng đồng đượcthực hiện trong giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM, bao gồm lấy ý kiến chính quyền cơsở; cơ quan quản lý môi trường và chuyên ngành; các chuyên gia thuộc các lĩnh vực cóliên quan; và ý kiến của nhân dân sở tại Trong khi đó, ĐMC tập trung vào thảo luận

và lấy ý kiến đóng góp của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý và các tổ chứcphi chính phủ trong suốt tất cả các bước của quá trình ĐMC Do đó, bản chất vàphương pháp thực hiện tham vấn các bên liên quan trong ĐMC có thể khác biệt rấtnhiều tham vấn cộng đồng trong ĐTM

Xác định các bên liên quan

Mỗi quy hoạch phát triển cụ thể sẽ có các bên liên quan chủ yếu tương ứng, gồm cócác nhà ra quyết định và lập kế hoạch ở các cấp khác nhau, các tổ chức nghiên cứukhoa học (tự nhiên, xã hội - nhân văn) và công nghệ, và các tổ chức phi chính phủ đạidiện cho các đoàn thể có thể bị ảnh hưởng Việc xác định các bên liên quan/đối tác chủyếu này và mối quan hệ nội tại của họ sẽ hỗ trợ cho quá trình tham vấn

Một cách đơn giản để tổ chức xác định các bên liên quan là đưa ra một ma trận Matrận này tốt nhất là được xây dựng nhờ sự phối hợp giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm

tư vấn lập quy hoạch Bảng 2.6 và 2.7 đưa ra ví dụ về ma trận xác định các bên liênquan trong QHPTCN và xây dựng kế hoạch tham vấn

Bảng 2.6 Ví dụ về bảng liệt kê xác định các bên liên quan

trong QHPTCN Bên liên quan Các vấn đề quan tâm Phương pháp tham vấn

Bộ/Sở Công thương - Quy hoạch phát triển các ngành

công nghiệp

- Quy hoạch phát triển các KCN

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Bộ/Sở Tài nguyên và Môi

trường

- Quy hoạch/Quản lý môi trường

- Quy hoạch/Quản lý đất đai

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Trang 22

Bên liên quan Các vấn đề quan tâm Phương pháp tham vấn

- Quy hoạch/quản lý sử dụngnước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Quản lý đầu tư

- Thẩm định quy hoạch, dự án

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bảnBộ/Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

- Quy hoạch nông nghiệp và thuỷsản

- Sử dụng nước

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Bộ/Sở Xây dựng - Quy hoạch đô thị

- Quy hoạch bãi chôn lấp

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bảnBộ/Sở Giao thông vận tải - Quy hoạch hệ thống giao thông - Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bảnBộ/Sở Lao động - Thương

binh - Xã hội

- Xu hướng dân số, hình thái di

cư, vấn đề tái định cư

- Các chương trình giảm nghèo

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Bộ/Sở Y tế - Sức khoẻ cộng đồng

- Các bệnh liên quan đến môitrương

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Chính quyền địa phương

các cấp

- Các vấn đề đặc thù địa phương

- Các vấn đề về cộng đồng

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bảnCác Tổ chức phi chính phủ

(các hội nghề nghiệp, các tổ

chức chính trị xã hội)

- Các vấn đề đặc thù ngành

- Các vấn đề về cộng đồng

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Các Tổ chức nghiên cứu

khoa học (tự nhiên, xã hội

-nhân văn) và công nghệ

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan

- Đề xuất các giải pháp thực hiện

- Thảo luận trực tiếp

- Lấy ý kiến bằng văn bản

Trang 23

Bảng 2.7 Ví dụ về xây dựng kế hoạch tham vấn

trong QHPTCN Bước ĐMC cần

tham vấn

Vấn đề chủ yếu cần tham vấn

Các bên liên quan cần tham vấn

- Các Bô/Sở CT, TNMT,KHĐT, XD, NNPTNT,GTVT, LĐTBXH, YT

- UBND các cấp, tổ chứcchính trị xã hội

- Các Hội nghề nghiệp(doanh nghiệp, làng nghề,bảo vệ thiên nhiên và môitrường)

- Chuyên gia từ các trường vàviện nghiên cứu

- Phỏng vấn trựctiếp

- Hội thảo chuyênđề

- Nhóm tư vấn

- Tham vấn quainternet

- Phân phát tài liệu

- Trưng bày và triểnlãm

- Phiếu điều traBước 4- Phân tích

- Mục tiêu vàphương án pháttriển được đềxuất

- Các Bô/Sở CT, TNMT,KHĐT, XD, NNPTNT,GTVT, LĐTBXH, YT

- Các Hội nghề nghiệp(doanh nghiệp, làng nghề,bảo vệ thiên nhiên và môitrường)

- Chuyên gia từ các trường vàviện nghiên cứu

- Phỏng vấn trựctiếp

- Hội thảo chuyênđề

- Nhóm tư vấn

- Tham vấn quainternet

- Phân phát tài liệu

- Trưng bày và triểnlãm

- Phiếu điều traBước 6- Đánh giá

xu thế diến biến

môi trường trong

tương lai khi thực

- Danh mục cácbiện pháp giảmnhẹ được đề xuất

- Kế hoạch giámsát môi trường

- Các Bô/Sở CT, TNMT,KHĐT, XD, NNPTNT,GTVT, LĐTBXH, YT

- Các Hội nghề nghiệp(doanh nghiệp, làng nghề,bảo vệ thiên nhiên và môitrường)

- Chuyên gia từ các trường vàviện nghiên cứu

- UBND và các tổ chức chínhtrị xã hội cấp cơ sở nơi chịutác động

- Phỏng vấn trựctiếp

- Hội thảo chuyênđề

- Nhóm tư vấn

- Tham vấn quainternet

- Phân phát tài liệu

- Trưng bày và triểnlãm

- Phiếu điều tra

- Họp cộng đồng

Trang 24

2.3.4 Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quy hoạch

Yêu cầu: Đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng diễn biến có thể xảy ra đối với từng vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp QHPTCN không được triển khai Các đánh giá và dự báo này cần đảm bảo đầy đủ và chính xác để làm cơ sở xác định các tác động môi trường và dự đoán xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi khi thực hiện quy hoạch, và đề xuất giải pháp giải quyết các tác động này trong các bước tiếp theo.

Phân tích các xu thế diễn biến môi trường trong trường hợp không thực hiện quyhoạch cũng chính là mô tả xu hướng diễn biến của “phương án KHÔNG” – nghĩa là sựbiến đổi về tình trạng môi trường trong trường hợp quy hoạch không được thực hiện.Những phân tích này có thể mở ra những cách nhìn thấu đáo mới và có thể hữu íchkhông chỉ cho quá trình ĐMC mà còn cho quá trình xây dựng quy hoạch

Cần lưu ý rằng nhiều vấn đề môi trường có thể được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơntrong tương lai mà không liên quan gì đến quy hoạch (ví dụ: một số hệ sinh thái đằngnào cũng sẽ bị mất đi; một số nét đặc trưng môi trường sẽ trở nên quan trọng hơn).Ngoài ra, một số xu hướng môi trường trong tương lai có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sựbiến đổi khí hậu

Thu thập thông tin

Các thông tin, số liệu và dữ liệu thu thập được cần phải sử dụng để phân tích, đánh giá

và dự báo xu hướng diễn biến các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trườngvùng lãnh thổ thực hiện quy hoạch Việc mô tả xu hướng hiện tại và tương lai có thểdựa trên dữ liệu sẵn có từ hệ thống giám sát hiện thời hoặc thông qua những đánh giácủa chuyên gia (trong trường hợp thiếu dữ liệu)

Dữ liệu về xu hướng môi trường hiện tại và tương lai không những chỉ phục vụ choviệc cung cấp thông tin cho các bước ĐMC tiếp theo mà còn hỗ trợ các phân tích vềbối cảnh phát triển chung trong khi soạn thảo quy hoạch Trong trường hợp quá trìnhĐMC được thực hiện kết hợp với việc soạn thảo quy hoạch, các thông tin thu thậpđược hoặc phát hiện thêm trong bước này có thể được cung cấp cho nhóm tư vấn lậpquy hoạch để có thể bổ sung vào dự thảo quy hoạch

Lưu ý cần tập trung vào dự báo và đánh giá các xu hướng liên quan tới các vấn đề vàmục tiêu môi trường đã xác định trong Bước 2.3.3 trên đây, và không đánh giá quámức các thông tin không phù hợp

Đối với từng mục tiêu, nhóm chuyên gia tư vấn ĐMC cần tập hợp đủ thông tin để trảlời các câu hỏi sau:

Trang 25

- Tình trạng hiện tại tốt hay xấu như thế nào? Tình trạng hiện tại cách xa với cácngưỡng hoặc chỉ tiêu quy định bao nhiêu?

- Có hay không các yếu tố nhạy cảm hoặc quan trọng của môi trường tiếp nhận bịtác động, ví dụ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, các nguồn tài nguyên khôngtái tạo, các loài sinh vật bị đe dọa, các hệ sinh cảnh hiếm? Liệu có có xảy ranhững vấn đề có thể đảo ngược hay không thể đảo ngược, lâu dài hay tạm thời?

- Động lực của các xu hướng biến đổi là gì?

- Có các tác động cộng hưởng hay tích lũy liên quan đến QHPTCN không? Dựđoán tương lai tiếp diễn của các xu hướng môi trường như thế nào nếu chúng taxem xét các tác động của các dự án khác đã được phê duyệt hoặc các quy hoạchkhác và xem xét các tác động của sự biến đổi khí hậu?

Bảng 2.8 dưới đây đưa ra danh mục các thông tin cần thu thập để đánh giá hiện trạng

và dự báo xu thế diễn biến các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trongĐMC đối với QHPTCN

Bảng 2.8 Các thông tin về hiện trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi

trường cần thu thập và phân tích trong ĐMC đối với QHPTCN

1.1 Đặc điểm địa

hình, địa mạo

- Đặc điểm địa hình: núi, đồi, đồng bằng

- Đặc điểm cấu tạo đất, sụt lún, trượt lở, xóimòn

- Thông tin từ quyhoạch

- Kế thừa số liệu đãcó

1.2 Đặc điểm khí

hậu, khí tượng

- Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió

- Tần suất bão và các hiện tượng thời tiết bấtthường

- Thông tin từ quyhoạch

- Trạm khí tượngthuỷ văn

2.1 Dân cư – lao

Trang 26

TT Vấn đề Thông số Nguồn số liệu

- Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh - Khảo sát, phỏng vấn2.3 Hiện trạng xã

sử

- Các công trình văn hóa, lịch sử, du lịch có giátrị

- Phong tục tập quán của địa phương

- Thông tin từ quyhoạch

- Khảo sát, phỏng vấn

3.1 Tài nguyên đất - Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng

- Hiện trạng và quy hoach sử dụng đất

- Thông tin từ quyhoạch

- Khảo sát, phỏng vấn3.2 Tài nguyên

nước mặt

- Đặc điểm hệ thống thuỷ văn trong khu vực

- Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nước mặt

- Thông tin từ quyhoạch

- Khảo sát, phỏng vấn3.3 Tài nguyên

nước ngầm

- Đặc điểm tầng trữ nước, trữ lượng nướcngầm

- Hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng

- Thông tin từ quyhoạch

- Khảo sát, phỏng vấn3.4 Tài nguyên

dạng sinh học

- Thảm thực vật, hệ động vật, hệ thuỷ sinh(nước ngọt, ven biển)

- Rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

- Thông tin từ quyhoạch

- Khảo sát, phỏng vấn

4.1 Giao thông - Đặc điểm của hệ thống giao thông

- Tai nạn, sự cố giao thông

- Khả năng đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho

- Đặc điểm hệ thống thoát nước

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án

- Thông tin từ quyhoạch

5.1 Chất lượng - CO, SO2, NOx, bụi (TSP và PM10) - Thông tin từ quy

Trang 27

TT Vấn đề Thông số Nguồn số liệu

không khí - Hydrocarbon bay hơi (VOC)

Đánh giá và dự báo xu thế diễn biến

Dựa trên các thông tin và dữ liệu về hiện trạng môi trường thu thập được cần phântích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến môi trường của vùng lãnh thổ thựchiện quy hoạch Tính chính xác và đầy đủ của kết quả đánh giá và dự báo này là cơ sởquan trọng để đánh giá các tác động xảy ra khi thực hiện quy hoạch, vì vậy cần thiếtphải áp dụng đồng thời các phương pháp khác nhau như: phương pháp chuyên gia,phương pháp hồi cứu và ngoại suy, phương pháp so sánh tương tự

Bảng 2.9 dưới đây sẽ đưa ra ví dụ tóm tắt kết quả đánh giá hiện trạng và dự báo xu thếdiễn biến môi trường tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 trong trường hợp khôngthực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp miền Trung

Bảng 2.9 Đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến môi trường đến 2015 TP.Đà

Nẵng (trong trường hợp không thực hiện QHPTCN)

TT Hiện trạng môi trường theo thành phần

môi trường

Dự báo, trường hợp không thực

hiện quy hoạch

1 Chất lượng nước (nước mặt, nước ngầm)

Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm:

- Tài nguyên nước bị cạnh tranh

Tiếp tục tình trạng ô nhiễm như hiệnnay Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi

Trang 28

- Ô nhiễm nước đô thị, CN, làng nghề do

nước thải, rác, đặc biệt là diễn biến ô nhiễm

nhanh, nhất là ở khu vực hồ Bàu Tràm, khu

Âu Thuyền, Thuyền Quang do chế biến

thủy hải sản, công nghiệp, dịch vụ gia tăng,

đô thị hóa, rửa tàu thuyền, nước thải bệnh

viện và GT

trường nước bị hạn chế do không cónguồn lực tài chính

2 Môi trường dải ven biển

- Ô nhiễm vùng cửa biển gia tăng cho nước

thải đô thị, công nghiệp

Tiếp tục tình trạng ô nhiễm như hiệnnay Kinh phí đầu tư cho bảo vệ môitrường nước hạn chế do không cónguồn lực tài chính

3 Sinh thái và đa dạng sinh học

- Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước bị đe

doạ do phát triển công nghiệp, đô thị và du

lịch

Tiếp tục tình trạng suy giảm như hiệnnay

4 Tài nguyên đất và chất lượng đất

Thu hẹp quỹ đất dành cho phát triển rừng

và sản xuất nông nghiệp

Đất đai bị chuyển đổi cơ cấu theo xuthế như hiện nay, không kiểm soátđược do không có quy hoạch

5 Kinh tế - xã hội

- Áp lực lên xã hội gia tăng - Áp lực lên xã hội gia tăng

Nguồn: ĐMC thí điểm quy hoạch phát triển công nghiệp miền Trung, 2007

2.3.5 Đánh giá các mục tiêu và phương án phát triển đề xuất trong quy hoạch

Yêu cầu: Đánh giá tác động tổng thể của các phương án, các mục tiêu hay các ưu tiên phát triển được đề xuất đến các xu hướng môi trường có liên quan (như đã nêu trong bước ĐMC trước đó) và xem xét tính nhất quán của các mục tiêu phát triển kinh tế với những mục tiêu về môi trường và xã hội đã được xác định ở Việt Nam

Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của QHPTCN và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của QHPTCN với các quan điểm,mục tiêu về bảo vệ môi trường là cơ sở để đề xuất các nội dung cần điều chỉnh quyhoạch cũng như để đề xuất các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trườngtrong quá trình thực hiện quy hoạch

Ngày đăng: 13/01/2020, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Jiri Dusik và nnk. – SEMLA Programme - Hướng dẫn Kỹ thuật về Đánh giá Môi trường Chiến lược, Dự thảo cuối cùng, 5/2008 Khác
2. Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Nghiên cứu điển hình ĐMC Quy hoạch phát triển công nghiệp VKTTĐ miền Trung đến năm 2015, có xét đến năm 2020, 9/2007 Khác
3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng (chủ biên) và nnk. – Đánh giá môi trường chiến lược, Nhà xuất bản Xây dựng, 2006 Khác
4. OECD – Aplying Strategic Environmental Assessment. Good practice guidance for development co-operation, 2006 Khác
5. The World Bank Group - Strategic Environmental Assessment in WB operations, 2002 Khác
6. Partidario M.- Strategic Environmental Assessment (SEA), Training Manual, 2001 7. Council for Scientific and Industrial Research (CSIR) - Strategic Environmental Assessment in South Africa, 2/2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w